Câu 1 : Phân tích phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại
Theo Điều 1 LTM 2005, phạm vi điều chỉnh :
1. Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCNVN
Hoạt động TM là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán HH, cung ứng DV, trung gian TM, xúc tiến TM & các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Mua bán HH là hoạt động TM, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu HH cho bên mua & nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng & quyền sở hữu HH theo thỏa thuận.
Cung ứng DV là hoạt động TM, theo đó 1 bên (sau đây gọi là bên cung ứng DV) có nghĩa vụ thực hiện DV cho 1 bên khai thác & nhận thanh toán; bên sử dụng DV (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng DV & sử dụng DV theo thỏa thuận.
Trung gian TM là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch TM cho 1 hoặc 1 số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động : đại diện cho thương nhân, môi giới TM, ủy thác mua bán HH & đại lý TM.
Xúc tiến TM là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán HH & cung ứng DV, bao gồm hoạt động : khuyến mại, quảng cáo TM, trưng bày giới thiệu HH DV & hội chợ triển lãm TM.
Các hoạt động TM khác gồm : đấu giá HH, đấu thầu HH DV, DV giám định, DV logistics.
2. Hoạt động TM thực hiện ngoài lãnh thổ nước CHXHCNVN trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng luật này or luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên có quy định áp dụng luật này.
3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của 1 bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCNVN trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng luật này.
Câu 2 : Phân tích các điều kiện để trở thành thương nhân và phân loại thương nhân
- Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động TM một cách độc lập, thường xuyên & có đăng ký kinh doanh.
- Điều kiện trở thành thương nhân:
1. Các chủ thể phải tồn tại dưới các hình thức đó là các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân
* Chủ thể là cá nhân : Công dân VN, người nước ngoài đủ 18t trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự & không nằm trong các trường hợp sau:
+ Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự or bị mất năng lực hành vi dân sự.
+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị tòa án cấm hành nghề KD. + Cán bộ công nhân viên chức nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân dùng tài sản of nhà nước để thành lập DN thu lợi riêng cho cơ quan đơn vị mình.
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp.
+ Cán bộ lãnh đạo DN 100% vốn nhà nước trừ khi người đó được cử đi làm đại diện theo ủy quyền để quản lý.
+ Những trường hợp khác theo quy định of luật phá sản.
* Chủ thể là tổ chức kinh tế : DN được thành lập hợp pháp là DN được cấp giấy phép hoạt động & thỏa mãn các điều kiện :
+ Ngành nghề ĐKKD không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh.
+ Nộp đủ lệ phí ĐKKD.
2. Các chủ thể phải tham gia các hoạt động được gọi là hoạt động TM. Hoạt động TM là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm :
- mua bán HH - cung ứng DV - trung gian TM - xúc tiến TM
- các hoạt động TM khác
3. Các hoạt động TM phải được các chủ thể thực hiện độc lập, thường xuyên, mang danh nghĩa chính mình & vì lợi ích của bản thân mình.
- độc lập : tự mình đưa ra các quyết định KD, tự chịu trách nhiệm đối với DN của mình.
- thường xuyên : hoạt động có kế hoạch dài hạn, lặp đi lặp lại liên tục, mang tính chất như 1 nghề nghiệp. Nếu không hoạt động thường xuyên, cơ quan nhà nước sẽ xem xét chấm dứt tư cách pháp nhân (giải thể, thu hồi GPKD)
4. Đăng ký kinh doanh
Thể hiện sự quản lý of nhà nước đối với hoạt động of thương nhân, là sự kiện thiết lập tư cách pháp nhân.
- Các loại thương nhân :
+ thương nhân là cá nhân : không có tư cách pháp nhân + thương nhân là tổ chức : có tư cách pháp nhân
Câu 3 : Phân tích sự giống và khác nhau giữa hợp đồng mua bán hàng hóa với hợp đồng mua bán tài sản
a. Sự giống nhau :
- đều là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền & nghĩa vụ trong quan hệ mua bán.
- đều được giao kết theo nguyên tắc : tự do giao kết nhưng không trái pháp luật & đạo đức xã hội, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực, ngay thẳng.
- hình thức : được thể hiện bằng lời nói, văn bản, hành vi cụ thể. Đối với loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải lập thành văn bản thì phải tuân theo quy định đó.
b. Sự khác nhau :
HĐMB HH HĐMB TS
Sự điều chỉnh
của luật Luật TM, luật dân sự 05 Luật dân sự
Chủ thể Thương nhân Mọi cá nhân, tổ chức
Đối tượng Hàng hóa Tài sản
Mục đích
Thu lợi nhuận, chỉ phần nào đó phục vụ mục đích tiêu dùng & các mục đích khác
Nhiều mục đích khác nhau : tiêu dùng, tặng, cho, hoặc vì sở thích
Nội dung
- các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền & nghĩa vụ of các bên trong hợp đồng.
- giá không phải là nội dung bắt buộc.
- việc thỏa thuận về giá mang ý nghĩa rất lớn.
Câu 4 : Phân tích hoạt động thương mại : đại diện cho thương nhân
a. K/n
Đại diện cho thương nhân là việc 1 thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) of 1 thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động TM với danh nghĩa & theo sự chỉ dẫn of thương nhân đó & được hưởng thù lao về việc đại diện.
- Chủ thể trong quan hệ đại diện : bên giao đại diện & bên đại diện, 2 bên đều phải là thương nhân. Trong quan hệ với bên thứ 3, bên đại diện sẽ nhân danh bên giao đại diện mà không nhân danh chính mình.
Bên t3
- Nội dung đại diện : do các bên tham gia thỏa thuận, thực hiện 1 phần or toàn bộ các hoạt động TM thuộc phạm vi hoạt động of bên giao đại diện. Cùng 1 lúc, bên đại diện có thể tiến hàn hoạt động này cho nhiều thương nhân trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Quan hệ đại diện phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng, gọi là hợp đồng đại diện cho thương nhân.
- Hình thức of hợp đồng : phải được lập thành văn bản or các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
- Nội dung of HĐ đại diện cho TN
+ tên & đại chỉ các bên, phạm vi đại diện
+ thời hạn đại diện, mức thù lao trả cho bên đại diện
+ thời điểm phát sinh quyền được hưởng thù lao, thời gian & phương thức thanh toán tiền thù lao cho việc đại diện
+ quyền & nghĩa vụ of các bên
+ trách nhiệm do vi phạm HĐ (các chế tài trong TM : buộc thực hiện đúng HĐ, phạt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện HĐ, đình chỉ thực hiện HĐ, hủy bỏ HĐ)
+ hình thức giải quyết tranh chấp
c. Quyền & nghĩa vụ of bên đại diện cho thương nhân
*NV :1. Thực hiện hoạt động TM với danh nghĩa & vì lợi ích of BGĐD (nghĩa vụ này thường xuất hiện trong các trường hợp có sự xung đột vè quyền lợi giữa BGĐD & BĐD).
2. Tuân thủ chặt chẽ những chỉ dẫn of BGĐD nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định of pháp luật, đòi hỏi trong phạm vi được ủy quyền BĐD phải tuân theo mọi chỉ dẫn of BGĐD.
3. Không được thực hiện các hoạt động TM với danh nghĩa of mình hoặc of người t3 trong phạm vi đại diện.
4. Bảo quản tài liệu, tài sản được giao để thực hiện hoạt động đại diện.
5. Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động TM of BGĐD trong thời gian làm đại diện & trong thời hạn 2n kể từ khi hợp đồng đại diện chấm dứt.
*Quyền
1.Hưởng thù lao : mức thù lao & thời điểm phát sinh quyền được hưởng thù lao do các bên thỏa thuận trong hợp đồng đại diện.
2. Yêu cầu thanh toán chi phí : các bên có quyền thỏa thuận về nghĩa vụ thanh toán các chi phí liên quan đến việc thực hiện hoạt động đại diện.
3. Được cầm giữ tài sản, tài liệu được giao.
Câu 5 : Phân tích hoạt động thương mại : môi giới thương mại
a. K/n
Là hoạt động TM theo đó 1 thương nhân làm trung gian (bên môi giới) cho các bên mua bán HH, cung ứng DV (bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết HĐMB HH, DV & được hưởng thù lao theo HĐ môi giới.
b. Đặc điểm
- Chủ thể gồm : bên môi giới & bên được môi giới. Bên môi giới phải là thương nhân.
BMG BĐMG
giao kết MBHH cung ứng DV
BĐMG
- Nội dung hoạt động MG rất rộng, mục đích là các BĐMG giao kết HĐ với nhau. - Phạm vi of môi giới TM bao gồm tất cả các hoạt động MG có mục đích kiếm lợi, quan hệ MG được thực hiện trên cơ sở hợp đồng : HĐ MGTM
- Nội dung HĐ
+ tên, địa chỉ các bên, thời hạn, mức thù lao…
+ điều khoản : trách nhiệm do vi phạm HĐ (buộc thực hiện đúng HĐ, phạt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện HĐ, đình chỉ thực hiện HĐ, hủy bỏ HĐ)
c. Quyền & nghĩa vụ of BMG
*NV
1. Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích of BĐMG.
2. Bảo quản mẫu HH, tài liệu được giao để thực hiện việc MG & phải hoàn trả cho BĐMG khi kết thúc việc MG.
3. Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý of các BĐMG nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán of họ.
4. Không được tham gia thực hiện HĐ giữa các BĐMG, trừ trường hợp có ủy quyền of BĐMG.
5. Trung thực.
Câu 6 : Phân tích hoạt động thương mại : ủy thác mua bán hàng hóa
a. K/n
Là hành vi TM theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc MBHH với danh nghĩa of mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác & được nhận phí ủy thác.
b. Đặc điểm
- Chủ thể : bên ủy thác & bên nhận ủy thác, bên nhận ủy thác phải là thương nhân BUT BNUT
T3
- Nội dung of hoạt động ủy thác : bao gồm việc giao kết, thực hiện HĐ ủy thác giữa BUT & BNUT, thực hiện HĐ MBHH giữa BNUT với bên t3 theo yêu cầu of BUT.
- Quan hệ ủy thác mang tính chất vụ việc.
- Việc ủy thác phải được thực hiện bằng HĐ, lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương.
- Nội dung of HĐ
+ tên, địa chỉ các bên
+ HH được ủy thác mua bán
+ số lượng, chất lượng, quy cách, giá cả & các điều kiện cụ thể khác + phí ủy thác
+ thời hạn hiệu lực of HĐ ủy thác
c. Quyền & nghĩa vụ of bên nhận ủy thác
*NV
2. Thông báo cho bên ủy thác các vấn đề liên quan đến việc thực hiện HĐ ủy thác.
3. Thực hiện các chỉ dẫn of bên ủy thác phù hợp với thỏa thuận.
4. Bảo quản những tài sản, tài liệu mà BUT giao cho BNUT để thực hiện công việc ủy thác, phải chịu trách nhiệm trước BUT về sự mất mát, hư hỏng tài liệu mà BUT giao, trừ trường hợp chứng minh được không do lỗi of mình.
5. Thanh toán tiền hàng (nếu được ủy thác bán hàng), giao hàng mua được (nếu được ủy thác mua hàng) cho BUT theo đúng thỏa thuận trong HĐ.
6. Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện HĐ ủy thác. 7. Liên đới trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật of BUT nếu nguyên nhân 1 phần do lỗi of mình gây ra.
*Quyền
1. Yêu cầu BUT cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện HĐ ủy thác
2. Nhận thù lao ủy thác & các chi phí hợp lý khác
3. Không chịu trách nhiệm về HH đã bàn giao đúng thỏa thuận cho BUT.
Câu 7 : Phân tích hoạt động thương mại : đại lý thương mại
a. K/n
Là hoạt động TM theo đó bên giao đại lý & bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh mình mua, bán HH cho bên giao đại lý hoặc cung ứng DV of bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
b. Đặc điểm
BGĐL BĐL
T3
- Nội dung of hoạt động đại lý gồm : việc giao kết, thực hiện HĐ đại lý giữa BGĐL & BĐL; việc giao kết, thực hiện HĐ MBHH, cung ứng DV giữa BĐL & bên t3 theo yêu cầu of BGĐL.
- Quan hệ đại lý mang tính chất thường xuyên lâu dài.
- Quan hệ đại lý TM được xác lập bằng HĐ, lập thành văn bản or các hình thức khác có giá trị tương đương.
- ND of HĐ gồm các điều khoản sau : HH hoặc DV đại lý, hình thức đại lý, thù lao đại lý, thời hạn HĐ đại lý, quyền & nghĩa vụ of các bên.
c. Quyền & nghĩa vụ of BĐL
*NV
1. MBHH, cung ứng DV cho khách hàng theo giá do BGĐL ấn định. Đối với hình thức đại lý mà BGĐL đã ấn định giá MBHH, cung ứng DV, BĐL phải MBHH, cung ứng DV cho bên t3 theo đúng giá mà BGĐL ấn định.
2. Giao & nhận hàng, tiền cho BGĐL theo thỏa thuận trong HĐ đại lý. 3. Bảo quản HH, chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, quy cách, phẩm chất HH sau khi nhận (đối với đại lý bán) hoặc trước khi giao (đối với đại lý mua), liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng HH of đại lý trong trường hợp có lỗi do mình gây ra.
4. Thực hiện chế độ báo cáo tình hình hoạt động đại lý với BGĐL & chịu sự kiểm tra giám sát of BGĐL.
5. Đối với 1 loại HH DV nhất định mà pháp luật quy định BĐL chỉ được giao kết HĐ với 1 BGĐL thì phải tuân thủ quy định of pháp luật đó.
1. Giao kết HĐ đại lý với 1 hoặc nhiều BGĐL, trừ trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc BĐL chỉ được giao kết HĐ đại lý với 1 BGĐL đối với 1 loại HH nhất định.
2. Yêu cầu BGĐL giao hàng hoặc tiền theo HĐ đại lý, nhận lại tài sản dùng để đảm bảo (nếu có) khi kết thúc HĐ đại lý.
3. Yêu cầu BGĐL hướng dẫn, cung cấp thông tin & các điều kiện khác có liên quan để thực hiện HĐ đại lý.
4. Hưởng thù lao & những lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại. Theo Đ 171 LTM, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì thù lao đại lý được trả theo 2 hình thức sau :
+ Trường hợp BGĐL ấn định giá MBHH, cung ứng DV cho khách hàng : BĐL được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ % trên giá MBHH, cung ứng DV
+ Trường hợp BGĐL không ấn định giá MBHH, cung ứng DV cho khách hàng : BĐL được hưởng mức chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng DV cho khách hàng với giá do BGĐL ấn