1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu văn bia tỉnh Bắc Giang

186 576 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 186
Dung lượng 2,96 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bắc Giang là miền đất thuộc lộ Bắc Giang thời Lý - Trần, thời Lê - Mạc là miền thượng của trấn/xứ Kinh Bắc ngàn năm văn hiến. Trong lịch sử, Bắc Giang có vị trí chiến lược trọng yếu, được xem như miền đất “phên giậu” ở phía bắc kinh thành Thăng Long. Đây là miền đất cổ được khai phá từ lâu đời và có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa. Trên mỗi làng quê Bắc Giang vẫn còn in đậm bóng dáng nhiều ngôi đình, ngôi chùa, ngôi đền, ngôi miếu, văn chỉ, từ chỉ hay các từ đường cổ kính của các dòng họ. Các di tích xưa kia được cư dân làng xã đứng ra hưng công xây dựng có sự đóng góp công sức, tiền của từ các tổ chức làng xã, phường hội, dòng họ hay những cá nhân có tiềm lực kinh tế nên được dân làng xã tri ân bằng việc khắc bia ghi lưu niệm, biểu dương, lưu truyền cho muôn đời con cháu noi gương. Đó cũng là lý do ở các làng quê Bắc Giang có nhiều văn bia do tiền nhân để lại. Văn bia là di sản tư liệu mang tính đặc thù và có vai trò, ý nghĩa đặc biệt đối với việc tìm hiểu, nghiên cứu đời sống xã hội của mỗi vùng quê đương đại. Vấn đề tìm hiểu nội dung khối tư liệu văn bia lưu lại là mối quan tâm của toàn xã hội, nhất là giới nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Văn bia Bắc Giang (VBBG) nằm trong tổng thể di sản văn bia Việt Nam nên vấn đề nghiên cứu VBBG là công việc hữu ích, thiết thực và cấp bách góp phần quan trọng vào việc khai thác, bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp, quý báu của di sản văn hóa Việt Nam. Kết quả nghiên cứu VBBG cũng góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển. Kho tàng VBBG là di sản văn hóa được các thế hệ cha ông tinh tạo, trao truyền cho thế hệ hôm nay và mai sau. Hiện tại, nhà nước chưa trực tiếp quản lý, văn bia/bia đá (sau đây gọi là văn bia) vẫn do nhân dân các làng xã sở hữu và bảo quản. Sự tồn tại hay không tồn tại của văn bia phụ thuộc nhiều vào ý thức của người dân mỗi địa phương. Nơi nào ý thức cộng đồng được nâng cao thì văn bia/bia đá được trân trọng giữ gìn. Ngược lại, có nơi văn bia vẫn bị lãng quên, tồn tại cùng sự thờ ơ vô tình của người dân sở tại. Ở một số làng xã t. Bắc Giang vẫn còn tình trạng bia đá nằm vạ vật bên đường, bên cầu ao, mương máng... Sự vô tình của con người cùng khí hậu khắc nghiệt sẽ hủy hoại văn bia. Cho nên, vấn đề bảo tồn, nghiên cứu, khai thác phát huy giá trị của văn bia đã trở nên cấp thiết. Với những nguồn thông tin tư liệu hiện có, chúng ta biết t. Bắc Giang có 1452 đơn vị văn bia, trong đó có 1296 văn bia hiện vật còn lưu tại các làng xã trong tỉnh, 1278 đơn vị thác bản lưu tại VNCHN, 174 văn bia chưa làm thác bản. Khung niên đại VBBG được xác định trong thời gian 560 năm (1387 - 1947), đa dạng về loại hình, bao hàm nội dung rất rộng, đề cập đến nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, nên từ lâu đã trở thành đề tài được nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, chuyên ngành Hán Nôm nói riêng quan tâm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có tác giả nào đi sâu khai thác nghiên cứu VBBG thành một đề tài chuyên biệt, trong khi văn bia lại là nguồn tư liệu chân thực, phong phú có thể bổ khuyết thông tin liên quan tới vùng đất, các làng xã hay các danh nhân lịch sử Bắc Giang. Là người con của quê hương Bắc Giang, được đào tạo chuyên ngành Hán Nôm, có nhiều năm công tác tại địa phương và luôn để tâm sưu tầm, tìm hiểu đến mảng tư liệu này nên NCS đã lựa chọn đề tài Nghiên cứu văn bia tỉnh Bắc Giang để thực hiện luận án tiến sĩ tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1 Cơ sở lý thuyết Luận án đã vận dụng đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc sưu tầm, bảo tồn, nghiên cứu, khai thác và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Luận án cũng vận dụng những tri thức khoa học về phương pháp nghiên cứu Ngữ văn Hán Nôm trên cơ sở các phương pháp chuyên sâu như Văn bản học, Bi ký học, Tị húy học và các phương pháp nghiên cứu liên ngành để sử lý đề tài trong từng chương của luận án. Tác giả luận án cũng tiếp thu, kế thừa tri thức và thành tựu nghiên cứu về văn bia của nhiều tác giả đi trước đã được công bố, xuất bản có liên quan đến đề tài luận án để sử dụng, so sánh, phân tích, đánh giá về trữ lượng, đặc điểm, nội dung phản ánh của VBBG.

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN PHONG

NGHIÊN CỨU VĂN BIA TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: Hán Nôm

Mã số: 62.22.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS Nguyễn Tá Nhí

2 PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất ký công trình nào khác

Tôi xin cam đoan luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong luận án

Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2016

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Phong

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Tá Nhí và PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh là hai thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo cho tôi nhiều kiến thức vô cùng quý báu

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Học viện khoa học xã hội, các thầy cô khoa Hán Nôm, phòng Quản lý đào tạo và các đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án

Cám ơn lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Bảo tàng tỉnh Bắc Giang

đã tạo những điều kiện tốt nhất để tôi tham gia chương trình nghiên cứu sinh tại học viện Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam)

Cảm ơn gia đình và bè bạn đã động viên khích lệ tạo điều kiện và động lực

để tôi hoàn thành luận án này

Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2016

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Phong

Trang 4

MỤC LỤC

1 Tính cấp thiết của đề tài……….…… 1

2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu……… 2

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi sử dụng tài liệu……… ……… 3

4 Những đóng góp mới của luận án……….…… 4

5 Bố cục luận án……… 5

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VĂN BIA VÀ TÌNH HÌNH SƯU TẦM, NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Khái quát về văn bia và văn bia Việt Nam……….……… 6

1.2 Tình hình nghiên cứu văn bia Việt Nam ……… 12

1.2.1 Các công trình nghiên cứu, xuất bản về văn bia Việt Nam……… 12

1.2.2 Các đề tài luận án, luận văn nghiên cứu về văn bia Việt Nam….…… ….…… 15

1.3 Tình hình sưu tầm nghiên cứu, bảo tồn VBBG……….… 17

1.3.1 VBBG trên thực địa và thác bản trong kho lưu trữ ……… … 17

1.3.2 Tình hình sưu tầm, bảo tồn di sản VBBG……… … ……….… 24

1.3.3 Tình tình nghiên cứu VBBG……….……….……… 26

* Tiểu kết chương 1……… … 31

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM VĂN BIA TỈNH BẮC GIANG 2.1 Địa lý hành chính và truyền thống văn hóa……….……… …… 33

2.1.1 Địa lý hành chính ……….……….… 33

2.1.2 Truyền thống văn hóa……… …….….… 35

2.2 Đặc điểm hình thể, chất liệu, tác giả soạn khắc văn bia ……… ….… 37

2.2.1 Hình thể, chất liệu tạo bia……… … 37

2.2.2 Tác giả soạn, khắc, viết chữ văn bia……….…… …… 41

2.3 Nghệ thuật trang trí văn bia ……….…… …… ……… 50

2.3.1 Nghệ thuật trang trí văn bia thời Trần……… …… …… 50

2.3.2 Nghệ thuật trang trí văn bia thời Lê sơ……….………… …… 50

2.3.3 Nghệ thuật trang trí văn bia thời Mạc… ……….………… …… 51

Trang 5

2.3.4 Nghệ thuật trang trí văn bia thời Lê Trung hưng………….……… …… 51

2.3.5 Nghệ thuật trang trí văn bia Tây Sơn, Nguyễn……….…… ……… … 59

2.4 Văn bản và văn tự trên bia ……… ……….…… ….… …… 59

2.4.1 Văn bản văn bia ……… ……… 59

2.4.2 Văn tự trong văn bia ……… … 62

* Tiểu kết chương 2……… 66

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA VĂN BIA TỈNH BẮC GIANG 3.1 Văn bia góp phần tìm hiểu “quốc danh Việt Nam” và xác định một số địa danh hành chính trong lịch sử 68 3.1.1 Danh xưng Việt Nam trong thư tịch, bi ký thời trung đại……… ……… 68

3.2.2 VBBG góp phần xác định một số địa danh hành chính trong lịch sử…… …… 71

3.2 Phản ánh về văn thần, võ tướng ……….…… 73

3.2.1 Văn thần, võ tướng Bắc Giang trong lịch sử 73 3.2.2 Về di tích tôn thờ văn thần võ tướng ở Bắc Giang……… ……… 76

3.2.3 VBBG góp phần tìm hiểu công tích các văn thần, võ tướng ……… 79

3.3 Văn bia phản ánh hoạn quan, Thái giám với làng xã……… 94

* Tiểu kết chương 3……….… 105

CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA VĂN BIA TỈNH BẮC GIANG 4.1 Văn bia góp phần tìm hiểu văn hóa Nho giáo……….… 107

4.1.1 Phản ánh các thiết chế Nho học………… ……….…… 107

4.1.2 Ghi danh các vị Nho học đỗ đạt….… ……… 110

4.2 Văn bia phản ánh về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trên đất Bắc Giang 114 4.2.1 Phật giáo Bắc Giang thời kỳ mới du nhập……….……… 114

4.2.2 Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trên đất Bắc Giang……… … 116

4.3 Văn bia phản ánh phong tục tập quán làng xã……… ……… 124

4.3.1 Phản ánh tín ngưỡng thờ Thành hoàng……….…….……… 124

4.3.2 Phản ánh tục lệ “xướng ca”ở đình làng xã……… 132

4.3.3 Phản ánh nghi lễ, lệ làng……….……… 135

4.4 Văn bia phản ánh văn hóa thương mại cổ truyền 141

Tiểu kết chương 4 ……… 146

Trang 6

KẾT LUẬN 148

Danh mục bài viết của tác giả liên quan đến đề tài luận án……… 151

Danh mục tài liệu tham khảo……… ………… 153

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách các nhà khoa bảng soạn, nhuận sắc VBBG

Phụ lục 2: Bảng thống kê số lượng văn bia hiện có trên địa bàn t Bắc Giang

Phụ lục 3: Bảng thống kê số lượng thác bản văn bia t Bắc Giang tại VNCHN

Phụ lục 4: Danh mục các danh thần, võ tướng trên văn bia Bắc Giang

Phụ lục 5: Tuyển dịch một số văn bia t Bắc Giang

Trang 7

DANH MỤC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN ÁN

Số

TT

1 Bảng 1: Tổng hợp văn bia hiện vật và thác bản văn bia lưu trữ tại

VNCHN

18

9 Bảng 9: Tổng hợp văn bia phản ánh về văn thần, võ tướng theo DT

Trang 8

DANH MỤC ẢNH MINH HỌA TRONG LUẬN ÁN

Số

TT

1 Ảnh 1: Hương án chùa Khám Lạng, x Khám Lạng, h Lục Nam, tạo tác

năm Thuận Thiên thứ 5 (1432)

21

2 Ảnh 2: Đồ án trang trí hình rồng trên hương án chùa Khám Lạng………… 51

3 Ảnh 3: Trang trí trên diểm bia Lập nhạc phụ miếu bi ……… 54

4 Ảnh 4: Bia Thân công bi - Bản tổng các xã tính danh ……… 55

5 Ảnh 5: Trang trí trên diềm bia nghè Nếnh, h Việt Yên……… 55

6 Ảnh 6: Trang trí trên diểm bia Lập nhạc phụ miếu bi ……… 56

7 Ảnh 7: Trang trí trên diềm bia Phụng sự bi ký (1700) ở từ chỉ Quán Quận công, th Quang Biểu, x Quang Châu, h.Việt Yên 57 8 Ảnh 8: Thư pháp trên trán bia Phụng sự bi ký (1700) ở từ chỉ Quán Quận công Nguyễn Thế Nho ………

58 9 Ảnh 9: Văn bia khắc trên hương án đá lăng Dinh Hương (h Hiệp Hòa)… 91

10 Ảnh 10: Văn bia khắc trên hương án đá lăng Dinh Hương (h Hiệp Hòa) 91

Trang 9

NCCHVNQCTĐ Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại

NPHMVKCH Những phát hiện mới về khảo cổ học

N0 Số thác bản văn bia lưu tại Viện nghiên cứu Hán Nôm

Xã Thôn Thị trấn

[] Ký hiệu bia được trích dẫn ở Tài liệu tham khảo

[-] Ký hiệu sách và trang được trích dẫn ở Tài liệu tham khảo

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bắc Giang là miền đất thuộc lộ Bắc Giang thời Lý - Trần, thời Lê - Mạc là miền thượng của trấn/xứ Kinh Bắc ngàn năm văn hiến Trong lịch sử, Bắc Giang có

vị trí chiến lược trọng yếu, được xem như miền đất “phên giậu” ở phía bắc kinh thành Thăng Long Đây là miền đất cổ được khai phá từ lâu đời và có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa Trên mỗi làng quê Bắc Giang vẫn còn in đậm bóng dáng nhiều ngôi đình, ngôi chùa, ngôi đền, ngôi miếu, văn chỉ, từ chỉ hay các từ đường cổ kính của các dòng họ Các di tích xưa kia được cư dân làng xã đứng ra hưng công xây dựng có sự đóng góp công sức, tiền của từ các tổ chức làng xã, phường hội, dòng họ hay những cá nhân có tiềm lực kinh tế nên được dân làng xã tri ân bằng việc khắc bia ghi lưu niệm, biểu dương, lưu truyền cho muôn đời con cháu noi gương Đó cũng là lý do ở các làng quê Bắc Giang có nhiều văn bia do tiền nhân để lại

Văn bia là di sản tư liệu mang tính đặc thù và có vai trò, ý nghĩa đặc biệt đối với việc tìm hiểu, nghiên cứu đời sống xã hội của mỗi vùng quê đương đại Vấn đề tìm hiểu nội dung khối tư liệu văn bia lưu lại là mối quan tâm của toàn xã hội, nhất

là giới nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn Văn bia Bắc Giang (VBBG) nằm trong tổng thể di sản văn bia Việt Nam nên vấn đề nghiên cứu VBBG là công việc hữu ích, thiết thực và cấp bách góp phần quan trọng vào việc khai thác, bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp, quý báu của di sản văn hóa Việt Nam Kết quả nghiên cứu VBBG cũng góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển

Kho tàng VBBG là di sản văn hóa được các thế hệ cha ông tinh tạo, trao truyền cho thế hệ hôm nay và mai sau Hiện tại, nhà nước chưa trực tiếp quản lý, văn bia/bia đá (sau đây gọi là văn bia) vẫn do nhân dân các làng xã sở hữu và bảo quản Sự tồn tại hay không tồn tại của văn bia phụ thuộc nhiều vào ý thức của người dân mỗi địa phương Nơi nào ý thức cộng đồng được nâng cao thì văn bia/bia đá được trân trọng giữ gìn Ngược lại, có nơi văn bia vẫn bị lãng quên, tồn tại cùng sự thờ ơ vô tình của người dân sở tại Ở một số làng xã t Bắc Giang vẫn còn tình trạng bia đá nằm vạ vật bên đường, bên cầu ao, mương máng Sự vô tình của con người

Trang 11

cùng khí hậu khắc nghiệt sẽ hủy hoại văn bia Cho nên, vấn đề bảo tồn, nghiên cứu, khai thác phát huy giá trị của văn bia đã trở nên cấp thiết

Với những nguồn thông tin tư liệu hiện có, chúng ta biết t Bắc Giang có 1452 đơn vị văn bia, trong đó có 1296 văn bia hiện vật còn lưu tại các làng xã trong tỉnh,

1278 đơn vị thác bản lưu tại VNCHN, 174 văn bia chưa làm thác bản Khung niên đại VBBG được xác định trong thời gian 560 năm (1387 - 1947), đa dạng về loại hình, bao hàm nội dung rất rộng, đề cập đến nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, nên từ lâu đã trở thành đề tài được nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, chuyên ngành Hán Nôm nói riêng quan tâm Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có tác giả nào đi sâu khai thác nghiên cứu VBBG thành một đề tài chuyên biệt, trong khi văn bia lại là nguồn tư liệu chân thực, phong phú có thể bổ khuyết thông tin liên quan tới vùng đất, các làng xã hay các danh nhân lịch sử Bắc Giang Là người con của quê hương Bắc Giang, được đào tạo chuyên ngành Hán Nôm, có nhiều năm công tác tại địa phương và luôn để tâm sưu tầm, tìm hiểu đến

mảng tư liệu này nên NCS đã lựa chọn đề tài Nghiên cứu văn bia tỉnh Bắc Giang

để thực hiện luận án tiến sĩ tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam

2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

2.1 Cơ sở lý thuyết

Luận án đã vận dụng đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc sưu tầm, bảo tồn, nghiên cứu, khai thác và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Luận án cũng vận dụng những tri thức khoa học về phương pháp nghiên cứu Ngữ văn Hán Nôm trên cơ sở các phương pháp chuyên sâu như Văn bản học, Bi ký học, Tị húy học và các phương pháp nghiên cứu liên ngành để sử lý đề tài trong từng chương của luận án

Tác giả luận án cũng tiếp thu, kế thừa tri thức và thành tựu nghiên cứu về văn bia của nhiều tác giả đi trước đã được công bố, xuất bản có liên quan đến đề tài luận

án để sử dụng, so sánh, phân tích, đánh giá về trữ lượng, đặc điểm, nội dung phản ánh của VBBG

Trang 12

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi đã tiến hành sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp văn bản học, phương pháp được sử dụng chính yếu trong việc

mô tả, xác định niên đại, làm cơ sở để đánh giá những đặc điểm về hình thức, nội dung văn bia Bắc Giang;

- Phương pháp thống kê, được sử dụng để tiến hành định lượng, phân loại, xác

định tình hình phân bố văn bia và lập các bảng biểu, lấy đó làm cơ sở để so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp, rút ra những đặc điểm chính về hình thức, nội dung VBBG;

- Phương pháp khảo sát điền dã, sẽ giúp chúng tôi sưu tầm văn bia ở thực địa

hoặc đối chiếu văn bản gốc với các loại văn bản khác (thác bản, bản sao…) khi có nghi ngờ về mặt văn bản

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành, như: Khảo cổ học lịch sử, ngôn ngữ

học, nghệ thuật học, dân tộc học… được sử dụng khi nghiên cứu, so sánh, để có thể đánh giá giá trị hình thức, nội dung VBBG một cách toàn diện nhất

3 Đối tượng và phạm vi sử dụng tư liệu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Là 1.452 văn bia VBBG, trong đó 1278 thác bản hiện lưu trữ ở Kho thư tịch VNCHN và 174 văn bia hiện vật còn lưu giữ trên các di tích LSVH ở tỉnh Bắc Giang chưa làm thác bản Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo, sử dụng một số văn bia ở Văn miếu Hà Nội, Văn miếu Bắc Ninh và các địa phương khác có nội dung liên quan đến lịch sử văn hóa Bắc Giang Đó là 3 nguồn tư liệu chính để chúng tôi khai thác trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài luận án

3.2 Phạm vi sử dụng tư liệu:

Địa danh Bắc Giang ở đây được xác định là địa danh hành chính cấp tỉnh (t Bắc Giang ngày nay) gồm có 01 thành phố và 9 huyện, đó là: TP Bắc Giang, h Hiệp Hòa, h Lạng Giang, h Lục Nam, h Lục Ngạn, h Sơn Động, h Tân Yên, h Việt Yên,

h Yên Dũng và h Yên Thế Vì vậy, phạm vi của luận án là nghiên cứu tổng thể thác bản văn bia t Bắc Giang tại VNCHN, đồng thời sử dụng, tham khảo văn bia hiện vật trên địa bàn t Bắc Giang khi văn bia đó thiếu vắng trong kho lưu trữ Trong quá trình

Trang 13

nghiên cứu, chúng tôi sử dụng tư liệu từ 1452 VBBG, tuy nhiên, vì có một số văn bia chưa làm thác bản, chưa khảo sát đầy đủ thông tin về văn bia, cho nên trong quá trình tổng hợp các bảng biểu chúng tôi chủ yếu căn cứ vào 1278 văn bia đã đưa vào thư mục tại VNCHN

4 Những đóng góp mới của luận án

- Lần đầu tiên di sản tư liệu văn bia Hán Nôm tỉnh Bắc Giang được tập hợp, thống kê, định lượng đầy đủ trên cơ sở hai nguồn tài liệu là văn bia hiện vật trên thực địa và văn bia lưu trữ ở dạng thác bản tại VNCHN Cung cấp một nguồn thông tin, tư liệu phong phú, hữu ích để các ngành liên quan hoạch định phương án, kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản VBBG trong thời gian tới

- Toàn bộ nguồn thác bản VBBG lưu trữ tại VNCHN đã được NCS phân tích, đánh giá tổng hợp, phân loại theo các tiêu chí khoa học chuyên ngành Ngữ văn Hán Nôm trên ba tuyến: Thời gian (triều đại), không gian (cấp huyện, thành phố) và loại hình di tích Đối với văn bia hiện vật trên thực địa được thống kê, định lượng phân loại chi tiết đến đơn vị cấp xã (phường, thị trấn)

- Luận án đi sâu tìm hiểu về hình thức, văn bản VBBG, qua đó rút ra những giá trị văn hóa, đặc điểm chung và riêng về hình thức cũng như các vấn đề liên quan tới quá trình tạo tác bia đá/văn bia trên địa bàn t Bắc Giang

- Luận án cũng quan tâm nghiên cứu về quốc danh Việt Nam xuất hiện trên VBBG thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII, XVIII), về công tích của các văn thần, võ tướng với các làng xã Bắc Giang thời trung đại, trong đó, những văn bia phản ánh những đóng góp của các Hoạn quan (quan Thái giám) thời Lê Trung hưng được xem như những di sản tư liệu độc đáo trong kho tàng di sản Hán Nôm xứ Bắc

- Trên cơ sở khai thác các giá trị nội dung, luận án đã đi sâu tìm hiểu một số hình thức sinh hoạt tôn giáo (Nho giáo, Phật giáo), tín ngưỡng, văn hóa truyền thống (tín ngưỡng thờ Thành hoàng, lệ xướng ca ở chốn đình trung, hệ thống nghi lễ - lệ làng ), đó là những di sản văn hóa đặc sắc của miền đất Bắc Giang xưa và nay

- Luận án cũng đã đề cập và cung cấp thêm tư liệu về lịch sử Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được phản ánh qua văn bia trên các di tích lịch sử văn hóa ở sườn Tây Yên Tử thuộc địa phận t Bắc Giang

Trang 14

- NCS đã tuyển chọn 30 VBBG đại diện cho các nhóm văn bia để phiên âm,

dịch nghĩa, chú giải đưa vào phần Phụ lục để giới thiệu với độc giả Hầu hết những

văn bia này lần đầu tiên được công bố, nên cũng có thể xem là một đóng góp mới có

ý nghĩa của luận án

Chương 2 Đặc điểm văn bia tỉnh Bắc Giang

Chương 3: Nghiên cứu giá trị lịch sử của văn bia tỉnh Bắc Giang

Chương 4 Nghiên cứu giá trị văn hóa của bia tỉnh Bắc Giang

Trang 15

1.1 Khái quát về văn bia và văn bia Việt Nam

Văn bia (bi văn 碑文) là lời văn khắc trên vật liệu đá, gỗ hoặc kim loại nhất định, nhưng phần lớn số lượng văn bia được khắc trên chất liệu đá, cho nên khi nói đến văn bia, người ta thường liên tưởng đến bài văn khắc trên bia đá Sở dĩ người ta khắc văn bia là để lưu giữ, truyền tải thông tin cho người đọc, cho nên hầu hết nội dung văn bia được soạn/khắc rồi truyền bá sao cho được rộng rãi, lâu bền như ý nguyện của người viết mong muốn Nhưng, trong thực tế có một số trường hợp người ta tạo bia rồi yểm xuống lòng mộ, tháp để lưu giữ thông tin mà không nhằm mục đích truyền bá1

Có thể nói văn bia là hiện tượng văn hóa được nảy sinh từ đời sống xã hội như

là nét đặc thù ở các nước phương Đông Văn bia xuất hiện khá sớm, truyền thống sáng tạo văn bia bắt đầu từ Trung Quốc, sau đó ảnh hưởng lan truyền sang các nước khác ở phương Đông như: Triều Tiên, Việt Nam và Nhật Bản, tức là những nước sử dụng chữ khối vuông (văn tự Hán) do sự ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa [85- 16][92-25]

Trang 16

Sách Chính trung hình âm nghĩa tổng hợp đại tự điển 正中形音義綜合大字

典 của Cao Thụ Phiên 高樹藩, do Chính Trung thư cục 正中書局 ấn hành năm

2012 tại Đài Loan giải thích về nguồn gốc việc dựng bia và soạn khắc văn bia như sau: “Bia 碑 (Chữ hình thanh, hội ý) Giáp cốt văn, Kim văn không có chữ bi Chữ Tiểu triện viết chữ ti (卑) bên chữ thạch (石), đọc là bi, nghĩa gốc là “dựng đá”, giải

thích rằng (thấy Thuyết văn ghi: Thời xưa, trong cung dựng bia để đo ánh sáng mặt

trời, nơi tông miếu dựng bia để trói buộc vật tế, nơi mộ táng dựng bia (đúng ra là làm bằng thanh gỗ lớn, để buộc dây ròng rọc, hình dạng giống như bia cho nên có

tên gọi như vậy) để hạ quan tài, dựng đá để làm, cho nên có bộ thạch (石) Lại dùng

ti (卑) để thể hiện sự khiêm nhường, bia ban đầu được dựng bằng khối đá thấp để

tiện việc thờ cúng, cho nên có bộ thạch và âm ti Chỉ có Lưu Hy cho rằng: bi (bia)

nghĩa là bì (埤) vậy, vua thời thượng cổ ghi việc tế trời đất thì dựng đá ở núi thấp khắc hiệu Phong thiền, cho nên gọi là bi vậy, (chữ ) bi ấy có chữ bì 埤, viết lược để

ghi âm Giải thích như vậy cũng có thể thông, dẫn cả ra để tham chứng…” Bi -

(Hình thanh, Hội ý) Giáp văn, Kim văn bi tự khuyết Tiểu triện: Bi tòng thạch, ti

thanh, bản nghĩa tác “thụ thạch”, giải (kiến Thuyết văn Hứa trứ) cổ thời, cung trung lập bi dĩ thức nhật cảnh, tông miếu lập bi dĩ kế tế tính, mộ sở lập bi (thực vi đại mộc bản, thí lộc lô bị thằng sách giả, dĩ kỳ hình như bi, cố xưng) dĩ hạ quan, Đại đô thụ thạch vi chi, cố tòng thạch Hựu dĩ ti hữu đê hạ chi ý, tối sơ chi bi, vi thụ

đê thạch dĩ tiện sự giả, cố tòng bi thanh Duy Lưu Hy dĩ vi (bi giả, bì dã, thượng cổ

Đế hoàng, kỷ hiệu Phong Thiền thụ thạch bì nhạc, cố viết bi dã) thị bi tòng bị tỉnh thanh, thuyết diệc khả thông, tịnh dẫn tham chứng2[310-1155]

古 時,宮中立 碑 以 識 日景, 宗 廟 立碑 (實為大木板 施 轆 轤 被 繩 索者, 以 其 形 如 碑 ,

Trang 17

Về nghĩa của chữ bi (碑), sách giải thích, chú dẫn khá kỹ với chức năng là

danh từ và động từ: “Danh từ: 1 Dựng ở trong cung để đo bóng mặt trời, khối đá

không có chữ gọi là bi Ví dụ: Mặt hướng phía đông, phần trên hướng phía bắc, phía trên được gọi là bi Trịnh chú: “Trong cung tất có bi, vì dùng để đo bóng mặt trời,

dẫn khí âm dương vậy” (Nghi lễ - Sính lễ); 2 Dựng ở miếu đình (sân miếu) để buộc

ngựa, khối đá không khắc chữ gọi là bi Ví dụ: “Người dắt vật tế đã vào cửa miếu, buộc ở bi” Giải thích: “Dắt - buộc, bảo rằng vật tế vào trong miếu, rõ ràng dắt buộc

vào bi trong sân vậy” (Lễ ký - Tế nghĩa); 3 Dựng để hạ quan tài, dùng khối gỗ lớn

đại khái giống như bia đá gọi là bi Ví dụ: “Nơi chôn cất quan lại thấy nhiều bi”

Giải thích: Phong bi - chặt đẽo cây gỗ lớn làm bi, giống như bia đá, ở hai bên phía

trước sau và 4 góc quách đều dựng bi, khoảng giữa có lỗ thủng làm con lăn (ròng rọc) buộc dây để hạ quan tài Bậc thiên tử dùng 6 dây 4 bi, trước sau đều có con lăn (ròng rọc) vậy Chư hầu 4 dây 2 bi; Bậc đại phu 2 dây 2 bi; Quan lại 2 dây không có

bi (Lễ ký - Đàn cung); 4 Dựng đá khắc văn tự để ca tụng công đức nên gọi là bi; Trước thời Tần đa số gọi là khắc thạch, thời Hán mới quen gọi là bi Ví dụ: 1 “Bi Nghiêu, kiệt Vũ thời xa xưa không rõ” (Phục Thao - Thuật công đức minh); 2

“Nước Ngụy vâng dựng bia thiền, gồm: Văn hay nổi tiếng có Vương Lãng, viết chữ đẹp nổi tiếng có Lương Hộc, khắc chữ nổi tiếng có Chung Diêu, cho rằng đó là tam

tuyệt” (Tập cổ lục); 5 Dựng đá khắc văn tự để tỏ bày nỗi niềm của người chết khi

sinh thời mà thể hiện việc nghĩa nên gọi là bia; ghi danh, giải thích điển nghệ

chính là bia vậy, gốc gác của việc này có từ thời Vương Mãng đặt ra vậy… Ví dụ,

1 “Thái tự Lâm Tông cất quân có đạo nhưng không có người hưởng ứng, năm Kiến

Ninh thứ 2 mất, bè bạn cùng khắc thạch dựng bia, Sái Ung làm văn” (Hậu Hán thư - Quách Thái truyện); 2 “Hỗ mất, trăm họ thành Tương Dương ở trên núi dựng bia, nước mắt chảy thành dòng” (Tấn thư - Dương Hỗ truyện);… 6 Khắc văn tự để ghi

danh, thuật sự cùng làm tiêu thức mà dựng thạch, gọi là bia Ví dụ: “Bia cắm mốc, bia lý trình, bia đảng nhân” Lại thấy: 1 “ Chu Mục ghi dấu trên đá ở Yểm Sơn lại

劉 熙 以 為 [碑 者 埤 也,上 古 帝 皇 , 紀 號 封 禪 豎 石 埤 岳, 故 曰 碑 也]

Trang 18

gọi là bia cổ là có ý vậy” (Văn tâm điêu long - Lụy bi); 2 “Nhà Ngụy, niên hiệu Thái Bình năm thứ 3 (258) khắc đá dựng nên bia, khắc lời ban bố sự việc” (Thủy kinh - Hà thủy chú); 7 Đặt ra việc chạm khắc văn tự để truyền lại đời sau trên đá

phẳng gọi là bia Ví dụ: “Sái Ung lấy kinh sách đã xa lâu, văn tự nhiều sai nhầm, hủ nho không căn cứ, nghi ngờ hậu học tâu xin chính định văn tự lục kinh, Linh Đế

đồng ý, Ung liền tự viết chữ đỏ lên bia rồi sai thợ chạm khắc” (Hậu Hán thư - Sái Ung truyện); 8 Tên một thể văn, bài văn đó khắc trên bia gọi là bi Ví dụ: 1

“Những trước tác thi, phú, bi, lỗi, minh, tán gồm trăm bốn mươi thiên truyền ở

đời” (Hậu Hán thư - Sái Ung truyện); 2 “Vương Cân làm bia chùa Đầu Đà, văn

từ chau chuốt vì thế muôn đời quý trọng” (Tính thị anh hiền lục); 3 “ Bùi Độ làm

Hoài Tây Tuyên úy thỉnh dụ làm Hành quân Tư mã, Hoài Tây yên ổn, theo đó Độ trở về triều, được ban chiếu soạn bia Bình Hoài Tây, lời văn phần nhiều tường bày

việc của Bùi Độ (Đường thư - Hàn Dũ truyện); 9 Bia kiệt: Gọi tên chung cho việc khắc bia; Sách Hậu Hán thư - Đậu Hiến truyện chú rằng: “Vuông gọi là bia, tròn gọi là kiệt”, người đời sau phần nhiều dùng lẫn lộn; Sách Phong thị văn thả lục

chép rằng: “Dựngbi kiệt trước mộ, chưa rõ có từ bao giờ; Kiệt cũng cùng loại với bia vậy; Họ Tùy chế: 5 thứ dùng trên bia Đầu ly đế rùa, đế không cao quá 4 thước Ví dụ: 1 “Khi ấy có người nước Ngô là Phạm Hoài Ước thường viết chữ lệ

và học viết chữ ấy Bi kiệt của Kinh Sở đều viết chữ ấy (Nam sử - Nhan Hiệp truyện); 2 “Từ thời Hậu Hán trở về sau, bi kiệt ngày càng phát triển (Văn tâm điêu long - Lụy bi) […] Vuông gọi là bia, tròn gọi là kiệt Phô bày công việc mà ghi khắc

trên kim thạch gọi là bi, yết thị giữ theo hàng lối mà dựng ở hầm mộ gọi là kiệt [310- 1155]

Học giả cuối đời nhà Thanh (Trung Quốc) là Hiệp Xương Thức 叶昌識 khi

nghiên cứu thể bi ký đã phân chia văn bia khá chi tiết, kỹ lưỡng thành 42 loại Dương Điện Tuần 楊殿珣 (Trung Quốc) phân chia văn bia thành 7 nhóm chính, dưới các nhóm được chia nhỏ thành nhiều tiểu loại [66]

Trong Kim thạch học 金石學, học giả Chu Kiếm Tâm 朱劍心 (Trung Quốc)

đã phân chia văn bia khắc trên đá thành 11 loại (10 loại chính và 01 tạp loại), gồm

Trang 19

có: Khắc thạch 刻石, bi kiệt 碑碣3, mộ chí 墓誌, tháp minh 塔銘, phù đồ 浮图,

kinh chàng 經幢, tạo tượng 造像, thạch khuyết 石闕, ma nhai 摩崖, địa biệt 地別

và tạp loại 雜類 (gồm văn tự khắc trên lư hương 香爐, thần vị 神位, trụ cầu 橋柱,

thành giếng 井闌 ) và đưa ra nhận xét “tất cả nội dung khắc trên bia đá đều gọi là văn bia bắt đầu từ đời Hán về sau”, “từ Hậu Hán về sau mới có văn bia, tìm văn bia trong bia thời Tiền Hán chưa thể thấy được” [90- 19] [92-10]

Đó là những vấn đề liên quan đến nguồn gốc của sự hình thành, phát triển và những quy định thuở ban đầu về nguyên tắc tạo/soạn văn bia ở Trung Quốc, còn đối với Việt Nam, văn bia ra đời muộn hơn nên ít ảnh hưởng về những nguyên tắc đó

Trong Một số vấn đề về văn bia Việt Nam và Bi ký học và văn bản bi ký Hán Nôm Việt Nam PGS TS Trịnh Khắc Mạnh đã chỉ ra vấn đề này rất hợp lý và đặc biệt phù

hợp khi nghiên cứu về văn bia Việt Nam: “ Những nguyên tắc lập bia và những quy định về nội dung khi soạn bài văn, để khắc vào đá như nêu ở trên được Chu Kiếm Tâm nêu ra, theo chúng tôi chỉ có thể đúng với thời kì hình thành khai sáng ra thể loại văn bia mà thôi Còn trên thực tế, trong quá trình phát triển, việc lập bia và soạn văn để khắc vào đá đã diễn ra hết sức phong phú, đa dạng Có loại còn giữ được đến ngày nay, nhưng cũng có loại không được lưu truyền, điều này diễn ra không chỉ ở chính nơi có truyền thống sáng tạo ra văn bia, mà ở cả các nước chịu ảnh hưởng của truyền thống này” [90-22] [92-10]

Văn bia xét về mặt thể loại đã được nền văn học truyền thống phương Đông xác định như là thể văn thời cổ - trung đại Phê đô rin A.L, nhà nghiên cứu văn học

sử người Nga cũng có nhận xét về thể văn bia là “những bài văn bia đã đánh dấu bước đi ban đầu của văn học thành văn” [81] Văn bia Việt Nam ra đời trong mối quan hệ văn hóa vùng, là sự ảnh hưởng tiếp nhận của truyền thống sáng tạo văn bia

3 碣: Mã chữ này có hai âm đọc (kiệt và kệ) Hán việt từ điển (Thiều Chửu) cũng phiên âm là kiệt nhưng chua thêm “Ta quen đọc là chữ kệ” Đa số các từ điển tiếng Hán hay Hán Việt khác đều phiên âm là kiệt Chính trung hình âm nghĩa tổng hợp đại tự điển/ 正 中 形 音 義 綜 合大字典 giải thích về âm đọc chữ 碣 như sau: 極孽切,音傑 - cực nghiệt thiết, âm kiệt (tr.1160 -1161)

Chúng tôi xin theo cách đọc thông dụng làkiệt

Trang 20

ở Trung Quốc, và tất nhiên văn bia - bia đá Việt Nam có những đặc trưng riêng về hình thể và nội dung mang bản sắc của truyền thống văn hóa dân tộc

Truyền thống khắc dựng bia đá ở Việt Nam xuất hiện muộn hơn Trung Quốc nhưng cũng có “ít nhất” hơn 1.700 năm lịch sử Đại đa số văn bia được sử dụng bằng chữ Hán, một số ít chữ Nôm, ngoài ra còn được khắc bằng các ngôn ngữ văn

tự khác như: Phạn, Khơme, Chăm, Pháp, Việt…Ngày nay, văn bia đã trở thành một loại hình di sản văn hóa đặc thù trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc Bản thân mỗi tấm bia đá vừa có giá trị là một hiện vật bảo tàng, đồng thời bài văn bia lại có vai trò, giá trị là một văn bản, nguồn tư liệu cổ, một thông điệp hàm chứa nội dung

đa lĩnh vực giúp thế hệ hôm nay và mai sau khai thác, tìm hiểu quá khứ lịch sử của dân tộc thời cổ, trung và cận đại

Trước năm 2012, giới nghiên cứu Hán Nôm trong và ngoài nước đều tạm chấp

nhận sự ra đời của tấm bia Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn 大

隨九真郡寶安道場之碑文 khắc ghi niên hiệu Đại Nghiệp thứ 14/大業四年(618) được phát hiện ở th Trường Xuân, x Đông Minh, h Đông Sơn, t Thanh Hóa là văn bia có niên đại sớm nhất ở nước ta Nhưng tháng 8 năm 2012, Lê Viết Nga -

Nguyễn Phạm Bằng (Bảo tàng t Bắc Ninh) đã công bố tấm bia Xá lị tháp minh 舍

利塔銘 có niên đại Đại Tùy Nhân Thọ nguyên niên 大隨仁壽元年[Năm Nhân Thọ thứ nhất (601) đời nhà Tùy] do người dân địa phương phát hiện khi đào đất đóng

gạch ở bãi đất cạnh chùa Huệ Trạch 惠澤寺 thuộc x Trí Quả, h Thuận Thành, t

Bắc Ninh [142]

Tháng 10 năm 2013, Nguyễn Phạm Bằng (Bảo tàng t Bắc Ninh) công bố phát hiện mới về tấm bia được phát hiện ở nghè thờ Đào Hoàng, th Thanh Hoài, x Thanh Khương, h Thuận Thành, t Bắc Ninh có niên đại sớm hơn gần ba trăm năm Bia hai mặt khắc hai bài văn có hai niên đại và kiểu văn tự khác nhau Bài văn ở

mặt trước khắc văn tự theo kiểu lệ thư và mang niên hiệu Kiến Hưng nhị niên 建興

貳年(314) là niên hiệu của Tấn Mẫn Đế (313 - 316); Mặt sau khắc văn tự theo lối

Trang 21

khải thư và mang niên đại Tống Nguyên Gia (424 - 453) [Duy Tống Nguyên Gia trấp thất niên, Thái tuế Canh Dần, thập nhị nguyệt Bính Thìn 惟宋元嘉廿七年太

歲庚寅拾貳月丙辰- Ngày Bính Thìn, tháng 12, năm Canh Dần niên hiệu Nguyên

Gia năm thứ 27 (450), đời Tống] Khác với văn bia Xá lị tháp minh 舍利塔銘 được

soạn khắc rồi yểm xuống lòng tháp chùa Thiền Chúng xưa, văn bia đền Thanh Hoài được soạn khắc, rồi dựng lên để biểu dương công đức của nhân vật Đào Hoàng Như vậy, tính đến năm 2015, tấm bia nghè thờ Đào Hoàng đã có 1701 tuổi và được coi là tấm bia có niên đại sớm nhất ở nước ta [16]

Đến thế kỷ X, thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939 - 1009) chúng ta mới phát hiện

được các cột đá khắc kinh Phật đỉnh tôn thắng gia cú linh nghiệm Đà la ni 佛頂尊

勝加句靈驗陀羅尼 ở cố đô Hoa Lư, t Ninh Bình và đến nay chưa có phát hiện mới [124-786]

Như vậy, từ thế kỷ X về trước, văn bia Việt Nam xuất hiện rất ít, sang thế kỷ

XI (thời Lý) về sau, văn bia mới có dấu hiệu phát triển cả về hình thức và nội dung

Theo số liệu trong Văn khắc Hán Nôm Việt Nam trên địa bàn cả nước văn bia mang

niên hiệu thời Lý (1010 - 1225) có 18 bia, thời Trần (1225 - 1400) có 44 bia [162] Tuy nhiên, đến nay số lượng văn bia thời Lý - Trần đã có sự thay đổi, tăng nhập do

có những phát hiện mới trong những năm gần đây

Thế kỷ XV về sau (đến giữa thế kỷ XX), tương ứng với các triều đại Hồ, Lê

sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn do nhà nước và các làng xã mở mang xây dựng nhiều công trình phục vụ sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng nên văn bia có cơ hội phát triển và còn lưu truyền đến ngày nay số lượng rất lớn Đây là nguồn tư liệu phong phú, đa dạng cả về hình thức cũng như nội dung đang được giới chuyên môn quan tâm sưu tầm, nghiên cứu, khai thác để phục vụ đời sống xã hội

1.2 Tình hình nghiên cứu văn bia Việt Nam

1.2.1 Các công trình nghiên cứu, xuất bản về văn bia Việt Nam

Năm 1977, 1978, 1989 nhóm các nhà khoa học công tác tại Viện Văn học đã

sưu tầm, dịch thuật, xuất bản bộ sách Thơ văn Lý - Trần [28] gồm 3 tập, trong đó có

Trang 22

tuyển chọn công bố 18 văn bia có xuất xứ thời Lý - Trần Sau đó, để tiếp tục giới thiệu di sản văn bia với độc giả, nhiều công trình biên dịch, nghiên cứu về văn bia lần lượt được công bố dưới hình thức tuyển tập và các công trình khảo cứu về văn

bia Có thể kể đến một số công trình có giá trị sau: Tuyển tập văn bia Hà Nội tập I

(1978) [12] sưu tầm, dịch và giới thiệu 63 văn bia có giá trị tiêu biểu trên đất Thủ

đô; Tuyển tập Văn bia Hà Tây (1993) [110] sưu tầm, dịch chú, giới thiệu 44 văn bia

có giá trị tiêu biểu của xứ Đoài; Văn bia xứ Lạng (1993) [41] sưu tầm, tuyển dịch chú, giới thiệu 40 bài văn bia xứ Lạng; Văn bia thời Mạc (1996) [133] giới thiệu,

khảo cứu, dịch chú 148 văn bia thời Mạc Năm 2010, tác giả sưu tầm, dịch chú bổ

sung 14 bài văn bia, nâng tổng số văn bia được giới thiệu là 162 văn bia [137]; Văn bia Văn miếu Bắc Ninh (2000) giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành, phát triển

di tích Văn miếu Kinh Bắc/Bắc Ninh, đồng thời biên dịch 14 văn bia, trong đó có

11 văn bia Kim bảng lưu phương 金榜流芳(Danh thơm lưu lại bảng vàng) đề danh

tiến sĩ Kinh Bắc/Bắc Ninh (nay thuộc Bắc Giang, Bắc Ninh, một phần Hải Dương,

Hưng Yên, Hà Nội) [68]; Văn khắc Hán Nôm Việt Nam (tập I) Từ Bắc thuộc đến thời Lý (2002)giới thiệu 27 văn bản gốc có niên đại từ thời Bắc thuộc đến thời Lý

[160]; Tổng tập thác bản văn khắc Việt Nam (2010) [161]; Văn bia Quốc Tử giám

Hà Nội (2002), tuyển dịch 82 bia TS ở Văn miếu Thăng Long/Hà Nội [103]; Văn khắc Hán Nôm Việt Nam (Trần triều 1226 - 1400) giới thiệu, dịch thuật 44 văn khắc Việt Nam có niên hiệu thời Trần [162]; Văn miếu Quốc Tử giám và 82 bia Tiến sĩ

(2002) khảo sát, nghiên cứu về di tích Văn miếu Thăng Long/Hà Nội và dịch, chú

82 tấm bia Tiến sĩ ở đây [101]; Tư liệu Hán Nôm huyện Yên Phong (2005), giới

thiệu tổng thể di sản văn bia và thư tịch Hán Nôm huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, trong đó sưu tầm, biên dịch, giới thiệu 144 bài văn bia trong tổng só 350 tấm bia

của huyện Yên Phong [163]; Văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam (2006) tuyển dịch,

chú, giới thiệu 137 văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam ở Văn miếu Hà Nội, Văn miếu

Huế và các địa phương [89]; Di sản Hán Nôm Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Sơn

(2006) giới thiệu tổng thể di sản Hán Nôm có liên quan đến quần thể thắng tích Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Sơn, trong đó sưu tầm, biên dịch giới thiệu 25 bài văn bia,

trong đó di tích Côn Sơn (16 bia), Kiếp Bạc (7 bia), Phượng Sơn (02 bia)[42]; Văn

Trang 23

bia thời Lý (2010) khảo cứu, dịch thuật, giới thiệu 18 bia thời Lý [128]; Văn bia

chùa Phật thời Lý (2010), khảo cứu, dịch thuật, giới thiệu 18 bia thời Lý [138] Tư liệu văn hiến Thăng long - Hà Nội (2010) tuyển tập văn khắc Hán Nôm đã tuyển dịch 127 văn bia tiêu biểu của Hà Nội [157]; Văn khắc Hán Nôm Thăng Long - Hà Nội (2010) giới thiệu đặc điểm văn khắc Hán Nôm Thăng Long - Hà Nội và tuyển

dịch 123 văn bia [49]; Nghiên cứu văn bia Vĩnh Phúc (2013) đã đi sâu tìm hiểu sự

phân bố, đặc điểm hình thức, nội dung, thống kê, phân loại theo nhóm chủ đề toàn

bộ danh mục của 973 văn bia tỉnh Vĩnh Phúc [97]

Nghiên cứu, giới thuyết về văn bia và liên quan đến văn bia có một số công trình đã được xuất bản như:

- Một số vấn đề về văn bản học Hán Nôm (1983) của nhiều tác giả bàn đến

những vấn đề căn cốt về phương pháp xử lý, nghiên cứu văn bản học Hán Nôm nói

chung, văn bia nói riêng Trong tập sách, đáng chú ý có chuyên luận Bước đầu tìm hiểu về văn bản văn bia [84]được xem như chuyên luận khai mở cho những vấn đề

nghiên cứu văn bia sau này

- Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại (1997) [131] của Ngô Đức

Thọ đã khảo sát nhiều văn bản thư tịch, văn khắc Hán Nôm để tìm hiểu về thể lệ, nguyên tắc kỵ húy qua các triều đại phong kiến Việt Nam, trong đó tư liệu văn bia

là đối tượng khảo sát quan trọng, xác thực nhất

- Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia (2001) [134] của Đinh Khắc Thuân

đã tập hợp tư liệu từ thư tịch, bia ký với số lượng phong phú liên quan đến nhiều lĩnh vực liên quan đến triều Mạc Qua nguồn tư liệu đồ sộ, tác giả đã có những kiến giải mới mẻ, tích cực khi đánh giá về vai trò của vương triều Mạc với lịch sử dân tộc trên các lính vực: Tổ chức chính quyền, hoạt động kinh tế, tôn giáo - tín ngưỡng

ở các làng xã đương thời

- Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã (2003) [155]

đã được tác giả Phạm Thị Thùy Vinh khảo sát, nghiên cứu 1063 văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và có những phân tích, kiến giải tương đối toàn diện về hình thức, đặc điểm nội dung văn bia Kinh Bắc gắn với sinh hoạt làng xã trong một giai đoạn lịch

sử kéo dài gần ba trăm năm (thế kỷ XV - XVIII)

Trang 24

- Khảo sát giám định niên đại thác bản văn bia (2007) của Nguyễn Văn

Nguyên đã “đi sâu điều tra khảo sát một cách thận trọng, qua đó phân tích, chứng minh làm sáng tỏ những nghi vấn xung quanh vấn đề niên đại của thác bản… để các nhà nghiên cứu yên tâm khai thác nguồn tư liệu thác bản” nói chung, thác bản văn

bia nói riêng hiện lưu trữ tại VNCHN [107]

- Một số vấn đề về Văn bia Việt Nam (2008) là tập chuyên luận nghiên cứu về

quá trình hình thành, phát triển, đặc điểm văn bản, giá trị nội dung và đặc trưng thể loại bi ký Việt Nam trong mối quan hệ với các nước sử dụng chữ Hán Tác giả Trịnh Khắc Mạnh cũng phân tích đánh giá giá trị, sự ảnh hưởng của văn bia trong đời sống xã hội Việt Nam suốt nghìn năm lịch sử kể từ kỷ nguyên độc lập [84]

- Các thể văn chữ Hán Việt Nam (2010) của Trần Thị Kim Anh - Hoàng Hồng

Cẩm đề cập tới các thể loại văn học chữ Hán Việt Nam thời trung đại, trong đó có văn bia và tuyển dịch 30 văn bia đại diện cho các loại văn bia như: văn bia công đức, văn bia ghi việc, văn bia lăng mộ, văn bia đề danh…[5]

- Bi ký học và văn bản bi ký Hán Nôm Việt Nam (2013) của Trịnh Khắc Mạnh

là cuốn giáo trình dùng để giảng dạy, học tập cho sinh viên, học viên, NCS những tri thức cơ bản khi tiếp cận, nghiên cứu, công bố văn bia Hán Nôm [92]

Ngoài những công trình cơ bản kể trên, tại Tạp chí nghiên cứu Hán Nôm kể từ

số đầu tiên phát hành năm 1984 đến nay (tháng 1/2015) đăng tải hơn một trăm bốn

mươi bài nghiên cứu về văn bia và liên quan đến văn bia; Kỷ yếu hội nghị Thông báo Hán Nôm học cũng đã đăng, giới thiệu trên dưới hai trăm bài viết thông báo

phát hiện mới và những vấn đề mới liên quan đến việc sưu tầm, nghiên cứu văn bia

Việt Nam; Kỷ yếu hội nghị Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Tạp chí Khảo cổ học suốt 50 năm qua (1965 - 2015) đã đăng tải rất nhiều bài giới thiệu về văn bia dưới góc nhìn của ngành khảo cổ học lịch sử Các tạp chí địa phương như Tạp chí Sông Thương, Tạp chí Xương Giang cũng đăng tải nhiều bài viết về VBBG mà do

sự hạn chế về dung lượng của luận án, chúng tôi chưa có điều kiện thống kê tại đây

1.2.2 Các đề tài luận án, luận văn nghiên cứu văn bia Việt Nam

Văn bia Việt Nam là di sản tư liệu có số lượng khá đồ sộ, nội dung phong phú, đa lĩnh vực; Hơn nữa, văn bia có lịch sử lâu đời, đó là vật thiêng mang ý nghĩa biểu dương công trạng tiền nhân ở mỗi di tích, cho nên được tạo tác hết sức công phu, cầu kỳ, tinh

Trang 25

tế, phản ánh tư duy nghệ thuật, trình độ thẩm mỹ, kỹ thuật chế tác của các nghệ nhân đương đại, cho nên được giới nghiên cứu khoa học xã hội trong và ngoài nước quan tâm Có thể kể đến một số luận án TS, luận văn Th.s liên quan đến nghiên cứu văn bia Việt Nam đã bảo vệ thành công, được đánh cao về giá trị học thuật

Luận án TS đầu tiên nghiên cứu về văn bia ở góc nhìn thể loại là Sự hình thành và phát triển của văn bia Việt Nam và vị trí văn bia trong nền văn học cổ điển Việt Nam của Trịnh Khắc Mạnh, bảo vệ tại Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô -

Matxcơva (1990) Luận án đi sâu phân tích những giá trị đặc sắc của văn bia và coi văn bia là một thể loại văn học cổ điển Việt Nam thời trung đại [88]; Tiếp đó là

Luận án TS: Văn bia Việt Nam nguồn sử liệu thời kỳ trung và cận đại của Phêđôrin A.L, người Nga bảo vệ thành công năm 1991 [81]; Văn bia Kinh Bắc thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã (1996) Luận án đã khai thác tư liệu văn

bia Việt Nam để hệ thống hóa một số vấn đề lịch sử Việt Nam thời trung và cận đại

[154] Luận án TS Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã

của Phạm Thị Thùy Vinh là công trình xuất hiện đầu tiên khảo cứu, giới thiệu văn bia xứ Kinh Bắc trên nhiều phương diện: phân theo các tuyến không gian, thời gian,

di tích và các vấn đề liên quan đến văn bia Tác giả luận án là người đầu tiên đưa ra

hướng tiếp cận tổng thể cho nhiều công trình nghiên cứu về văn bia sau này; Văn bia thời Mạc và đóng góp của nó trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI,

Luận án TS của Đinh Khắc Thuân (1996) đã đi sâu phân tích những đặc điểm chung

về xã hội Việt Nam dưới thời Mạc (TK XVI) và phân tích, đánh giá văn bia thời Mạc được xem như nguồn sử liệu chân xác cho việc nghiên cứu lịch sử nước nhà ở

thế kỷ XVI [133b]; Nghiên cứu văn bia khuyến học Việt Nam, Luận án TS của

Nguyễn Hữu Mùi (2006) đã cung cấp nguồn thông tin, sử liệu phong phú về tình hình giáo dục, khoa cử từ trung ương đến địa phương thông qua hệ thống văn bia dựng ở các văn miếu, văn từ, văn chỉ,võ miếu, thục xá trên địa bàn cả nước [96];

Nghiên cứu văn bia Hải Phòng, Luận án TS của Nguyễn Thị Kim Hoa (2012) đi sâu

nghiên cứu về tình hình phân bố, đặc điểm hình thức, giá trị nội dung của văn bia

TP Hải Phòng [53]; Nghiên cứu văn bia chữ Nôm, Luận án TS của Đỗ Thị Bích

Tuyển (2013) đã đưa ra một hệ thống mã chữ Nôm ở các triều đại: Lý - Trần, Lê sơ

- Mạc, Lê Trung hưng - Tây Sơn và Nguyễn Phần đóng góp có giá trị đặc biệt của

Trang 26

luận án là tìm hiểu giá trị của hệ thống chữ Nôm trên văn bia, qua đó đi sâu tìm hiểu

về lịch sử hình thành và phát triển chữ Nôm thời trung và cận đại [143]; Nghiên cứu văn bia tỉnh Ninh Bình, Luận án TS của Nguyễn Kim Măng (2014) tiếp cận nghiên

cứu văn bia trên nhiều phương diện và phân tích, đánh giá giá trị tổng thể di sản văn bia tỉnh Ninh Bình Đặc biệt, luận án đã đưa ra một số tự dạng khác của chữ Nôm thời Trần chưa được công bố [95]; Gần đây, năm 2015, có một số luận án nghiên

cứu về văn bia được các NCS bảo vệ thành công như: Nghiên cứu văn bia Hán Nôm tỉnh Quảng Nam, Luận án TS của Nguyễn Hoàng Thân Tháng 7 năm 2015, NCS Trần Thị Thu Hường bảo vệ thành công Luận án TS với đề tài Nghiên cứu bia hậu Thần Việt Nam [64] Tháng 9 năm 2015, NCS Đoàn Trung Hữu bảo vệ thành công Luận án TS đề tài Nghiên cứu văn bia Thừa Thiên Huế [66]…

Ngoài ra, đã có một số luận văn Th.s đã bảo vệ trong những năm gần đây,

như: Văn bia đình làng Bắc bộ thế kỷ XVII của Trần Thị Thu Hường (2003) [63]; Nghiên cứu văn bia chợ của Đỗ Thị Bích Tuyển (2003) [142]; Nghiên cứu văn bia chữ Nôm của Nguyễn Thị Hường (2005) [49]; Tìm hiểu bia hậu thời Tây Sơn của

Lê Văn Cường (2009) [32]…

Các công trình nghiên cứu về văn bia được thực hiện những năm cuối thế kỷ

XX, đầu thế kỷ XXI hầu hết là những đề tài mang tính tổng quát, quy mô, phạm vi, đối tượng nghiên cứu tổng thể văn bia ở hầu khắp các địa phương trong cả nước Các công trình đều đưa ra những vấn đề mang tính lý luận với những kiến giải, nhận định sâu sắc làm rõ những đặc điểm của văn bia, những vấn đề về văn bản học, giá trị đặc sắc của nội dung văn bia trên nhiều lĩnh vực: Lịch sử văn hóa, kinh

tế, chính trị, ngôn ngữ, tôn giáo tín ngưỡng và hình thức nghệ thuật của văn bia Việt Nam Những năm gần đây, các công trình nghiên cứu về văn bia có xu hướng đi sâu khai thác văn bia theo tuyến chủ đề (văn bia chữ Nôm, văn bia hậu, văn bia chợ, văn bia khuyến học…), tuyến thời gian hay không gian vùng miền (văn bia các địa phương) cụ thể và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng cho chuyên ngành Hán Nôm cũng như hỗ trợ cho sự phát triển của nhiều ngành khoa học liên quan khác

1.3 Tình hình sưu tầm, bảo tồn nghiên cứu VBBG

1.3.1 VBBG trên thực địa và thác bản trong kho lưu trữ

Trang 27

VBBG có những đặc điểm chung về thể loại, thể hình so với cả nước, nhưng

nó cũng mang những nét đặc thù của văn bia xứ Bắc nói chung, Bắc Giang nói riêng Với số lượng phong phú, nội dung đề cập nhiều phương diện của sinh hoạt làng xã Bắc Giang thời phong kiến, nên văn bia là thông điệp, nguồn tư liệu quý giá, chân xác, đáng tin cậy nhất góp phần nghiên cứu xã hội Việt Nam thời trung và cận đại

Đến nay, qua hai lần khảo sát, điều tra điền dã, số lượng VBBG đã được định lượng tương đối toàn diện Năm 2001- 2002, Bảo tàng t Bắc Giang tiến hành khảo sát, điều tra trên địa bàn toàn tỉnh và thống kê văn bia theo đơn vị cấp huyện, xã nhằm mục đích định lượng tổng thể văn bia, qua đó đánh giá mật độ phân bố theo không gian, thời gian (niên đại, triều đại), loại hình di tích, đồng thời tìm hiểu về tình hình bảo tồn văn bia ở các địa phương Kết quả điều tra, thống kê trên địa bàn t Bắc Giang có 1072 văn bia, trong đó hầu hết là văn bia chữ Hán, có 03 văn bia chữ Nôm và nhiều văn bia có xen chữ Nôm khi ghi tên người, tên đất, đồ dùng, lễ vật

Từ năm 2005 đến nay, số lượng văn bia luôn được bổ sung qua các đợt khảo sát điền dã ở các địa phương Có hai lý do dẫn tới sự tăng nhập: Thứ nhất là qua khảo sát đã phát hiện những văn bia ở các di tích nhưng chưa được thống kê ở đợt điều tra năm 2001- 2002; Thứ hai, những văn bia ở các làng xã mới được phát hiện qua việc trùng tu, tôn tạo di tích hay phát hiện ngẫu nhiên, tình cờ ở nhiều trường hợp khác nhau

Đến đầu năm 2015, số lượng văn bia thống kê được trên hai nguồn: văn bia hiện vật tại địa phương và thác bản VBBG lưu trữ tại VNCHN được tổng hợp cụ thể như sau:

Bảng 1: Tổng hợp số lượng văn bia hiện trạng và thác bản VBBG tại VNCHN

Số

TT

Văn bia hiện có

tại địa phương chưa làm thác

bản

Thác bản văn bia lưu tại Viện nghiên cứu Hán Nôm

Tổng số

VBBG

Huyện/TP Số lượng Tổng số EFEO sưu tầm Viện NCHN sưu

tầm

Trang 28

Thống kê VBBG theo đơn vị xã, thấy rằng: Trong tổng số 229 xã (phường, thị trấn) của tỉnh thì 155 xã hiện có văn bia (chiếm 67,7%) và 74 xã không có văn bia (chiếm gần 32,3%)

Đa số những xã có văn bia thuộc vùng đồng bằng, vùng trung du hoặc núi thấp Những xã không có bia cơ bản là các xã miền núi cao thuộc h Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế Một số xã có nhiều văn bia nhất như: x Vân Hà (h.Việt Yên) 140 bia, x Mai Đình (Hiệp Hòa ) 51 bia, x Vân Trung (Việt Yên) 51 bia, xã Đan Hội (Lục Nam) 35 bia, x Nham Sơn (Yên Dũng) 29 bia, x Tiền Phong (Yên Dũng) 25 bia…Tính theo đơn vị di tích, cá biệt có di tích chùa Diên Phúc

(Diên Phúc tự 筵福寺) x Vân Hà, h Việt Yên có 109 bia (chưa kể chuông đồng,

biển gỗ)

Trang 29

Qua sự phân bố văn bia theo đơn vị huyện, xã vừa trình bày thấy rằng, số văn bia tập trung nhiều ở h Việt Yên, h Hiệp Hòa, h Lục Nam, h Yên Dũng, TP Bắc Giang Đây là những miền đất có lịch sử văn hóa lâu đời, kết cấu tổ chức làng xã bền vững, hệ thống các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng và các công trình phúc lợi hoàn thiện, đặc biệt hơn đó là những miền đất giàu truyền thống hiếu học lại có tiềm năng về kinh tế… là cơ sở khiến cho văn bia có số lượng vượt xa các huyện khác Còn các huyện như: Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế vốn là miền núi cao, vùng định cư của đồng bào dân tộc thiểu số (Nùng, Tày, Sán Dìu, Sán Chí, Cao Lan, Dao, Hoa) và ít cư dân Việt/Kinh sinh sống nên văn bia xuất hiện ít hơn Trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, các dân tộc thiểu số vốn không có tín ngưỡng thờ Thành hoàng, dựng chùa thờ Phật hay các di tích văn từ, văn chỉ, từ đường và văn hóa khắc dựng bia đá như người Việt, nhưng trong quá trình giao lưu văn hóa, một số

ít làng bản người Nùng, Cao Lan, Sán Chí đã tiếp nhận sự ảnh hưởng văn hóa tín ngưỡng của người Kinh nên một số bản làng dân tộc thiểu số xuất hiện đình thờ Thành hoàng Việc dựng đình, thờ cúng theo tiết lệ và hiện tượng bầu Hậu rồi khắc bia lưu truyền từ thế kỷ XIX Bản Duồng, x Biên Sơn, h Lục Ngạn hầu hết cư dân là người Nùng nhưng có đình thờ Thành hoàng được xây dựng từ thế kỷ XIX và đến

nay vẫn duy trì tiết lệ thờ cúng Ở đây còn lưu văn bia Lập hậu bi ký 立後碑記 được

khắc dựng từ năm Minh Mệnh thứ 9 (1828) [247] Bản Diễn ở x Tam Tiến, h Yên Thế là nơi sinh cư của người Cao Lan cũng có đình thờ Thành hoàng được xây dựng

từ thế kỷ XIX, nay còn lưu giữa tấm bia Hậu thần bi ký 後神碑記 ký bằng đá xanh

ghi công đức cho việc trùng tu sửa chữa ngôi đình của bản vào đầu thế kỷ XX [248] Một số làng xã vùng núi cao cũng có cư dân Việt nhưng vì họ đến khai phá miền rừng núi vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nên kết cấu tổ chức làng xã mới ở dạng định hình, thiết chế văn hóa làng xã chưa hoàn thiện và bền vững nên không có nhiều sự kiện tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của văn bia

Về tuyến thời gian triều đại Do chưa có điều kiện khảo sát đầy đủ niên đại

174 văn bia chưa làm thác bản nên chúng tôi mới khảo sát 1278 văn bia đã được đưa vào thư mục tại VNCHN và thấy rằng: đa số VBBG được tạo tác thời Lê Trung hưng và thời Nguyễn (thế kỷ XVII - XX) Văn bia thời Mạc có số lượng không

Trang 30

nhiều Văn bia thời Lê Trung hưng có số lượng nhiều nhất (539/1278 = 42,7%) Tiếp đến văn bia thời Nguyễn có số lượng 488/1278 (38%) Văn bia thời Tây Sơn

có 32/1278 (2,5%) Những văn bia không ghi niên đại là 184/1278 (14,4%) Văn bia

có lạc khoản chỉ ghi năm theo lịch can chi có 31/1278 (2,4%)

Bảng 2: Thống kê số lượng VBBG theo triều đại

khắc năm Đinh Mão, niên hiệu Xương Phù (1387) ở Nham Nguyệt tự 巖月寺, th

Liễu Nham, x Tân Liễu, h Yên Dũng; Bia bài vị trên tháp chùa Sơn Tháp (山塔寺)

thuộc th Giáp Sơn, x Cẩm Lý, h Lục Nam; Bia bài vị trên tháp Liên Hoa (Liên Hoa

bảo tháp 蓮花寶塔) chùa Am Vãi (Âm Ni tự 陰妮寺) th Biềng, x Nam Dương, h

Lục Ngạn Ngoài ra, cần kể thêm 01 văn bia chùa Thiệu Phúc, thôn Bái (Bắc Giang

Bái thôn Thiệu Phúc tự bi ký 北江沛村紹福寺碑記) do Lê Quát soạn được ĐVSKTT

ghi lại, nhưng hiện chưa xác định được địa điểm cụ thể chùa Thiệu Phúc

Thời Lê sơ, Bắc Giang có 02 văn bia ở chùa Khám Lạng, x Khám Lạng, h

Lục Nam 01 văn bia khắc trên hương án đá đặt ở tòa Tam bảo có niên đại Thuận

Trang 31

Thiên ngũ niên 順天五年 (1432) [232]; 01 văn bia khắc trên bệ tượng Phật Tam tôn

có niên đại Hồng Đức 25 洪德二十五(1494) mới được bổ sung trong sưu tập thác bản văn bia của VNCHN [233]

先考太保甲府君 墓誌 [177] phát hiện năm 1998 đã được VNCHN in rập bổ sung

thư mục vào kho thác bản của viện, 02 văn bia còn lại đó là: Tân tạo Phật mộc tượng Diễn Khánh tự thạch bi 新 造 佛 木 像 演 慶 寺石 碑 được tạo vào năm

Sùng Khang thứ 9 (1574) phát hiện năm 2001 tại chùa Diễn Khánh 演慶寺(t An

Thịnh, x Tiền Phong, h Yên Dũng) và Chúc thánh Vĩnh Nghiêm tự bi 祝聖永嚴寺

碑[178] ở chùa Vĩnh Nghiêm (x Trí Yên, h Yên Dũng) tạo năm Hưng Trị thứ 8 nhà Mạc (1595) Bia không ghi niên đại nhưng trong văn bia ghi địa danh h Phượng Sơn4 và ghi công đức Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn 陀國公莫玉璉 và Phúc Thành Thái trưởng công chúa 福誠太長公主 nhà Mạc Sự kiện Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn công đức trùng tu chùa Vĩnh Nghiêm còn được ghi/khắc rõ hơn

trong văn bia Đức La xã Vĩnh Nghiêm tự sáng tạo lịch đại tu tác công đức bi 德羅

4 H.Phượng Sơn: Đơn vị hành chính h Phượng Sơn có từ thời Mạc về trước, sau đổi thành Phượng Nhãn

Trang 32

社永嚴寺創造歷代修作功德碑: “Vào khoảng Lê Trung hưng Thế Tông Gia Thái, Quang Hưng (Mạc Mậu Hợp, Hưng Trị thứ 8 -1595), … Thái Bảo Đà Quốc công và

bà Trưởng công chúa Phúc Thành đứng ra làm Hội chủ hưng công (thấy ghi rõ ở bia

cũ) [Lê Trung hưng Thế Tông Gia Thái, Quang Hưng niên gian (Mạc Mậu Hợp Hưng Trị bát niên) … Hội chủ Thái Bảo Đà Quốc công cập trưởng Phúc Thành công chúa (tường tại nguyên bi)].5

So sánh số lượng VBBG với một số tỉnh, TP như: Hải Phòng, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế… là các địa phương đại diện các khu vực châu thổ sông Hồng (Hải Phòng), miền Trung (Thừa Thiên Huế) và tỉnh có điều kiện tự nhiên - xã hội tương đồng với tỉnh Bắc Giang (Ninh Bình) mà chúng tôi có điều kiện tiếp cận nguồn thông tin, số liệu và thấy rằng: Bắc Giang có số lượng văn bia nhiều hơn cả nhưng xét về mật độ văn bia trung bình trên diện tích toàn tỉnh thì thấp hơn VBBG chủ yếu được sáng tạo dưới triều Lê Trung hưng và thời Nguyễn giống với đặc điểm của văn bia Hải Phòng, trong khi văn bia Ninh Bình, Thừa Thiên Huế chiếm ưu thế là văn bia thời Nguyễn VBBG được hình thành phát triển trong chiều dài hơn 600 trăm năm lịch sử và vắng bóng văn bia thời Đinh, Tiền Lê, Lý, trong khi văn bia Ninh Bình xuất hiện ở tất cả các triều đại từ thời Đinh cho đến những văn bia được tạo tác sau Cách mạng tháng Tám - 1945 Thừa Thiên Huế chỉ xuất hiện văn bia thời Lê Trung hưng về sau, nhưng không có văn bia nào thời Tây Sơn và số lượng chiếm ưu thế là văn bia thời Nguyễn (1802 - 1945) Lý do Thừa Thiện Huế vắng bóng văn bia thời Tây Sơn được các nhà nghiên cứu cho rằng bị chính quyền nhà Nguyễn loại bỏ để trả thù nhà Tây Sơn khi nhà Nguyễn trị vì Số lượng văn bia thời

Lê Trung hưng của Hải Phòng chiếm trên 56% (686/1213) văn bia toàn TP Văn bia thời Mạc ở Hải Phòng chiếm 19% (30/160) so với văn bia thời Mạc của cả nước nhưng vắng bóng văn bia từ thế kỷ XV về trước [53] [66] [95]

Bảng 3: Tổng hợp số lượng văn bia một số tỉnh, TP theo triều đại Triều đại Các tỉnh

Trang 33

số văn bia đình, chùa thì bia hậu Thần, hậu Phật, gửi giỗ chiếm ưu thế; bia thực lục, lịch sử, sự tích… có số lượng rất khiêm tốn

Bảng 4 : Thống kê VBBG theo loại hình di tích

Loại hình di tích

Chùa Đình Đền,

miếu, phủ, điện

Chợ, cầu, quán

Các loại khác

Trang 34

Ở t Bắc Giang, di sản Hán Nôm rất phong phú, đa dạng, trong đó văn bia là

một bộ phận quan trọng và có khối lượng lớn nhất Theo kết quả điều tra của chúng tôi tại thời điểm 2001 - 2003, trên địa bàn Bắc Giang có 1072 văn bia Từ đó đến nay số lượng văn bia đã tăng lên vì trong quá trình trùng tu tôn tạo di tích hoặc xây dựng các công trình phúc lợi ở các làng xã đã phát hiện thêm được hơn 200 văn bia nữa Đến đầu năm 2015, số lượng VBBG được xác định có 1296 văn bia Số lượng văn bia có thể vẫn tiếp tục tăng thêm do bị vùi lấp dưới lòng đất mà tình cờ hay hữu

ý người dân phát hiện được

Vị trí Bắc Giang nằm sát Hà Nội nên từ những năm đầu thế kỷ XX, khi E.F.E.O tiến hành sưu tầm in rập thác bản để bảo tồn thì Bắc Giang là địa phương được thực hiện trong đợt đầu tiên Hiện VNCHN còn lưu giữ 567 thác bản VBBG

do E.F.E.O sưu tầm, in rập [31] Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà E.F.E.O đã bỏ sót không in rập khá nhiều văn bia ở các làng xã thuộc h Yên Thế (h Tân Yên, h Yên Thế ngày nay), h Lục Ngạn (h Lục Nam, h Lục Ngạn ngày nay) và h Sơn Động [155-223]

Những năm 90 của thế kỷ XX, VNCHN tổ chức sưu tầm ở các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, sau đó triển khai đến các tỉnh khác ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam Đợt này, VNCHN sưu tầm cả những bia E.F.E.O đã thực hiện và

bổ sung thêm 711 VBBG (tính cả văn chuông, khánh, biển gỗ) [44] Những thác bản này hiện vẫn lưu trữ trong sưu tập thác bản văn bia lưu tại VNCHN

Ở t Bắc Giang, văn bia chưa được quan tâm sưu tầm, in rập thác bản trên quy

mô toàn tỉnh Công việc chỉ được Bảo tàng Hà Bắc/Bắc Giang tiến hành đơn lẻ từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX nhằm mục đích bổ sung tư liệu cho các

bộ hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH) trên địa bàn Thêm nữa, trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan, Bảo tàng Bắc Giang đã sưu tầm, in rập một số văn bia để phục vụ công tác nghiên cứu và được lưu trữ tại kho tư liệu của đơn vị trong suốt thời gian hơn hai mươi năm qua Từ năm 1988 đến 2009, Bảo tàng Hà Bắc/Bắc Giang đã sưu tầm được gần 300 đơn vị thác bản văn bia

Từ năm 2010 đến nay, thực hiện Đề án Bảo tồn di sản văn bia t Bắc Giang,

Ban Quản lý di tích t Bắc Giang đã thực hiện công sác sưu tầm, in rập văn bia trên

Trang 35

địa bàn toàn tỉnh, nhưng đến 2014 mới sưu tầm được một số văn bia trên các lăng

đá thời Lê ở h Việt Yên, h Hiệp Hòa, h Yên Dũng và sưu tập văn bia ở x Vân Trung, h Việt Yên với tổng số hơn 300 đơn vị thác bản Số thác bản này có nhiều văn bia trùng với thác bản văn bia do Bảo tàng Bắc Giang đã sưu tầm trước đó Thác bản được sưu tầm lưu trữ tại địa phương cơ bản đã được dịch thuật để phục

vụ các đối tượng (cán bộ, học sinh, sinh viên, các Ban quản lý di tích ở các địa phương) khai thác, nghiên cứu

Trong số thác bản do E.F.E.O, VNCHN và các cơ quan chuyên môn của tỉnh sưu tầm đến nay vẫn thiếu vắng một số văn bia quý được phát hiện gần đây như: Văn bia chùa Nham Nguyệt soạn khắc năm Xương Phù, đời Trần Phế Đế (1387);

Văn bia Tân tạo Phật mộc tượng Diễn Khánh tự bi 新造佛木像演慶寺碑 [249]

(h Yên Dũng) phát hiện năm 2000, niên hiệu Sùng Khang năm thứ 9 (1584), triều

Mạc; Bia Linh An tân đình - Hậu thần bi ký 靈安新亭- 後神碑記 ghi việc làm mới

đình Linh An ở x Hồng Giang, h Lục Ngạn, bia được soạn khắc năm Chính Hòa thứ 9 (1698) [250] vv…

Để bảo tồn văn bia, hàng năm, t Bắc Giang cấp kinh phí thường xuyên cho Ban Quản lý di tích tỉnh thực hiện việc sưu tầm, in rập thác bản văn bia ở các địa phương về bảo quản và phục vụ công tác nghiên cứu Bảo tàng Bắc Giang cũng luôn quan tâm đến việc sưu tầm, phục chế bia đá cổ như một loại hình hiện vật đặc biệt để bảo quản và phục vụ công tác trưng bày, giới thiệu với khách tham quan Hiện đã sưu tầm được 18 tấm bia đá bị lãng quên ở các làng xã về bài trí, trưng bày

ở không gian ngoài trời Nhà bảo tàng, đồng thời phục chế trưng bày 08 bia đá/văn bia có giá trị đặc biệt về nội dung và hình thức nghệ thuật phục vụ khách tham quan Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang cũng đã cấp kinh phí hỗ trợ cho một số địa phương tìm kiếm bia đá bị thất lạc và xây dựng nhà bia để bảo quản tốt

hơn những tấm bia quý có nguy cơ bị xâm hại Bia Thân công bi - Bản tổng các xã tính danh 申公碑 - 本總各社姓名 ở phế tích nghè Nếnh (h Việt Yên) khắc ghi về Hán Quận công Thân Công Tài [213] và bia Hiển Khánh am bi 顯慶庵碑 ở phế

tích lăng Chúa Đôi (h Hiệp Hòa) khắc ghi về Đĩnh Quận công Ngô Công Mỹ [192]

Trang 36

là hai tấm bia lớn được soạn khắc giữa thế kỷ XVII, chạm khắc đồ án trang trí cầu

kỳ, di tích bị tàn phá, bia đá nằm trơ trọi nơi hoang vắng có nguy cơ tiếp tục bị xâm hại nhưng đã được cấp kinh phí hỗ trợ dựng đặt, xây dựng nhà bia nên đã được bảo quản an toàn

Ngoài ra, một số địa phương khác cũng nhận được hỗ trợ kinh phí của ngành

để bảo tồn di sản văn bia Một vài làng xã trong tỉnh còn trích quỹ tới ba bốn mươi triệu đồng để thưởng cho người tìm được văn bia của làng bị vùi lấp thời chiến tranh6 Tuy nhiên, trên địa bàn t Bắc Giang vẫn còn những địa phương, những chủ

di tích chưa ý thức được vấn đề bảo tồn văn bia nên đâu đó vẫn bắt gặp những tấm bia đá không được quan tâm bảo vệ Ở đình th Triệu (x Đan Hội, h Lục Nam) xưa

có tổng số hơn 40 bia đá dựng ở vườn bia bên đình nhưng thời kỳ HTX nông nghiệp đã đem gần hết bia đá đi làm cầu, kè mương máng, bàn đập lúa… nay vẫn còn nằm rải rác trên các cánh đồng làng Làng Vân (x Thổ Hà, h Việt Yên) khi lập

hồ sơ xếp hạng di tích chùa làng nhân dân đã quy tụ về đây được 109 bia đá còn lành lặn rồi phân loại, dựng thành hàng lối theo thứ tự thời gian tạo tác ở sân chùa, nhưng năm 2001 nhà sư trụ trì đã chuyển 100 tấm bia đi kè lấp ao làng Khi cơ quan chuyên môn phát hiện, yêu cầu phục hồi nguyên trạng thì một số bia đá đã bị

vỡ hoặc chìm sâu dưới đáy ao không tìm lại được Có thể nói rằng, đến nay đa số nhân dân ở các địa phương có ý thức trong việc bảo tồn di sản hóa dân tộc, trong đó văn bia được xem như hiện vật linh thiêng nên càng được trân trọng, nhưng đây đó vẫn còn hiện tượng đáng tiếc xảy ra mà hai địa phương trên là ví dụ khá điển hình

1.3.3 Tình tình nghiên cứu VBBG

Ngoài các bộ Thư mục lưu tại VNCHN, di sản VBBG đã được lược thuật giới

thiệu tương đối toàn diện trong sách Địa chí Bắc Giang, tập 3 “Di sản Hán Nôm”

(2003), phần văn khắc có thống kê, lược thuật 1298 đơn vị văn bia (cả văn chuông, văn khắc trên biển gỗ, bia gỗ) t Bắc Giang được khai thác qua kho thác bản VNCHN (riêng văn bia h Lục Ngạn do Nguyễn Văn Phong khảo sát, lược thuật), trong đó có 17 văn bia ở các địa phương khác có liên quan đến miền đất, con người

t Bắc Giang [44]

6 Tiêu biểu là làng Phúc Long, Phúc Tằng (x Tăng Tiến, h Việt Yên) đặt mức thưởng 40 triều đồng cho người tìm được bia đá đình chùa làng bị vùi lấp thời chiến tranh

Trang 37

VBBG cũng được giới thiệu ít nhiều trong một số công trình của các tác giả

sau: Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nguyễn Quang Hồng chủ biên, (1992) Sách

miêu tả, lược thuật 1919 đơn vị văn bia (gồm văn khắc trên chuông, biển gỗ, bia đá)

trong cả nước, trong đó lược thuật giới thiệu 52 văn bia Bắc Giang [56] Văn bia thời Mạc của Đinh Khắc Thuân (1996) là công trình chuyên khảo cứu văn bia thời

Mạc và sưu tầm, dịch thuật giới thiệu 148 văn bia thời Mạc của cả nước; Năm 2010 tác giả tái bản có dịch, giới thiệu bổ sung nâng tổng số văn bia Mạc là 162 văn bia

Trong cả hai lần xuất bản, tác giả đã biên dịch giới thiệu 01 văn bia: Tu phục Mỗi Nhu kiều bi ký 修復每猱橋碑記 [196], hiện bia được dựng tại đình Ba Tổng, ttr Neo, h Yên Dũng) [133] [137] Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã (2003) của Phạm Thị Thùy Vinh Tác giả khảo sát, nghiên cứu 1063

văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc, trong đó văn bia Bắc Giang (thời Lê Trung hưng)

cũng được chọn làm đối tượng khảo sát, nghiên cứu [155] Chốn tổ Vĩnh Nghiêm,

Nguyễn Xuân Cần chủ biên (2003) nội dung khảo cứu về lịch sử hình thành, phát triển của Thiền viện/chốn tổ Vĩnh Nghiêm gồm: các công trình kiến trúc, di sản Hán Nôm (trong đó có văn bia) và lễ hội dân gian Phần di sản Hán Nôm có biên dịch, giới thiệu nội dung 08 bài văn bia (cả văn bia, văn chuông), 4 bia bài vị trên mộ

tháp có trong di tích [21] Văn hóa truyền thống h Yên Dũng (2004) của Trần Quốc

Thịnh đã khảo cứu tương đối tổng thể văn hóa truyền thống h Yên Dũng, trong đó tác giả lược thuật nhiều văn bia h Yên Dũng và giới thiệu bản dịch 08 văn bia do

Nguyễn Văn Phong dịch, chú giải Di sản văn hóa Bắc Giang (tập Khảo cổ học từ tiền sử đến lịch sử), Hà Văn Phùng chủ biên (2008) có in chuyên luận Khảo cổ học

về văn bia trước thế kỷ XVIII ở Bắc Giang (từ năm 1705 trở về trước) của Nguyễn

Văn Phong [117] Trong chuyên luận, tác giả đã trình bày khái quát về lịch sử hình thành, phân tích làm rõ đặc điểm hình thức, nội dung VBBG trước thế kỷ XVIII

Trạng nguyên Giáp Hải (2009) của Lâm Giang, sách chuyên khảo về thân thế, cuộc

đời, sự nghiệp của Trạng nguyên Giáp Hải (1507 - 1586) Nội dung có phần khảo cứu, phân tích sâu sắc, kỹ lưỡng về tấm bia hộp ở ngôi mộ thân phụ Trạng nguyên

Giáp Hải phát hiện năm 1998 ở x Dĩnh Trì, h Lạng Giang [45] Thượng tướng quân Việp công Hoàng Ngũ Phúc (2011) Trịnh Khắc Mạnh chủ trì Sách giới thiệu

và biên dịch những tư liệu Hán Nôm trong sử sách, bi ký về Hoàng Ngũ Phúc cùng

Trang 38

sáng tác của ông và tuyển chọn một số bài nghiên cứu về thân thế sự nghiệp Hoàng

Ngũ Phúc, trong đó có dịch, giới thiệu bài văn bia Tân kiến Đại tư đồ Hoàng thai công sinh từ bi ký7[91] Chốn tổ Vĩnh Nghiêm với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

(2012), do Trần Văn Lạng - Nguyễn Văn Phong - Nguyễn Thị Nga biên soạn có phần nội dung khảo sát văn bản học văn bia chùa Vĩnh Nghiêm, h Yên Dũng của Nguyễn Văn Phong

Trong Đại Việt sử ký toàn thư8[80] , Văn thơ Lý - Trần (tập 2) [28] giới thiệu một phần nội dung bài văn bia Bắc Giang Bái thôn Thiệu Phúc tự bi ký 北江沛村紹

福寺碑記 (Bài ký bia chùa Thiệu Phúc th Bái, Bắc Giang) của Lê Quát Hiện chưa tìm được bia hiện vật nên các nhà khoa học chưa xác định được địa điểm chùa Thiệu Phúc có nằm trên đất Bắc Giang (ngày nay) hay không Vì thời Trần (thế kỷ XIII - XIV) lộ Bắc Giang bao gồm cả miền đất phía bắc Thăng Long/tả ngạn sông Hồng đến giáp Lạng Sơn Nếu chùa Thiệu Phúc thuộc đất Bắc Giang ngày nay thì văn bia này có niên đại sớm nhất mà chúng ta được biết ở t Bắc Giang

VBBG cũng được một số tác giả đề cập, giới thiệu trên TCHN, Thông báo Hán Nôm, Thông báo Những phát hiện mới về Khảo cổ học Có thể kể một số bài

nghiên cứu của các tác giả, như: Về các ông Nghè soạn văn bia Kinh Bắc thời Lê (TBHNH 1995), Văn bia thời Lê xứ Kinh bắc phản ánh sinh hoạt làng xã (TCHN

số 5/2002), Bia về các Thái giám triều Lê xứ Kinh Bắc của Phạm Thị Thùy Vinh (TBHNH ); Một tấm bia quí nêu việc một sứ thần Việt Nam đi sứ Trung Quốc không may qua đời, mới phát hiện ở x Phúc Tăng, h Việt Yên, Hà Bắc của Nguyễn Ngọc Cách (TBHNH 1997); Tư liệu Hán Nôm mới sưu tầm ở h Tân Yên, t Bắc Giang (TBHNH 1997), Về tấm bia hộp phát hiện tại núi Cốc, x Dĩnh Trì, h Lạng Giang, t Bắc Giang (TCHN số 1/2001), Đôi nét về văn khắc Hán Nôm ở h Việt Yên, t Bắc Giang (TCHN số 3/2001) của Lâm Giang; Văn bia đề danh tiến sĩ cấp huyện ở nước ta của Nguyễn Hữu Mùi (TCHN số 5/2002); Hai bài thơ Nôm khắc trên lăng Miên Quận công của Nguyễn Quốc Khánh (TBHNH 2003); Giá trị của minh văn khắc trên bia đá Bắc Giang thế kỷ XVII - XVIII (TBHNH 2006), Về tấm

7 新 建 大 司 徒 黃 台 公 生 祠 碑 記

8 大 越 史 記 全 書

Trang 39

bia cổ ở chùa Diên Quang (TBHN 2008), Cây hương đá thời Lê tại chùa Chể Phượng Sơn - Lục Ngạn của Phùng Thị Mai Anh (TBHN 2008); Những tư liệu quý qua gia phả họ Ngô ở h Hiệp Hòa t Bắc Giang của Hoàng Thị Thu Hường

võ lược tỉnh Bắc Ninh, năm 2013);

Khảo sát văn bản văn bia Tiên khảo Thái bảo Giáp phủ quân mộ chí

(TCHN số 3/2015) vv…

Ngoài các công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan như đã trình bày, VBBG còn được đề cập đến trong các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án TS, luận văn Th.s Đến nay, chưa có tác giả nào chọn VBBG làm đối tượng chuyên biệt để nghiên cứu, nhưng có một số luận án, luận văn của một số tác giả có liên quan ít

nhiều đến VBBG Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã

của TS Phạm Thị Thùy Vinh Đối tượng khảo sát nghiên cứu của luận án là văn bia Kinh Bắc dưới thời Lê (1428 - 1787), trong đó đề cập tới một số văn bia phân bố ở

Trang 40

các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng tỉnh Bắc Giang [154]; Nghiên cứu văn bia khuyến học của TS Nguyễn Hữu Mùi Luận án đề cập đến 874 văn bia khuyến

học của 23 tỉnh thành trên phạm vi toàn quốc, trong đó có văn bia ở các văn từ, văn chỉ t Bắc Giang Luận án cũng đã phân tích làm rõ về hệ thống văn miếu, văn từ, văn chỉ, võ chỉ ở Việt Nam, đồng thời tập trung lí giải về sự ra đời của Hội tư văn, Tư võ

cũng như vai trò của Hội, từ đó hiểu sâu hơn về nền văn hóa dân tộc [96]; Nghiên cứu bia hậu Thần Việt Nam của TS Trần Thu Hường (2015) có sử dụng nhiều văn

bia hậu Thần ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ làm đối tượng nghiên cứu, trong đó văn bia hậu Thần ở các di tích đình, đền Bắc Giang được tác giả khai thác,

sử dụng trích dẫn khá nhiều [64]

Ngoài ra, có một số luận văn Th.s nghiên cứu theo hướng chuyên sâu về nội

dung phản ánh của văn bia như: Nghiên cứu văn bia chợ của Đỗ Thị Bích Tuyển

(2003) qua khảo sát kho thác bản VNCHN của 16 tỉnh từ Nghệ An trở ra có 88 bia chợ, trong đó Bắc Giang có 05 bia9[142]; Văn bia đình làng Bắc bộ thế kỷ XVII, của Trần Thu Hường (2003)[63]; Nghiên cứu văn bia chữ Nôm của Nguyễn Thị Hường (năm 2005); Tìm hiểu bia hậu thời Tây Sơn của Lê Văn Cường

(2009)[32]…Tác giả các luận văn trên đã lựa chọn văn bia ở các tỉnh, trong đó có một số VBBG có liên quan đến đề tài làm đối tượng khảo sát nghiên cứu

Nhằm mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn bia vào cuộc sống, năm 2001- 2002, NCS được giao chủ trì (Chủ nhiệm đề tài) thực hiện đề tài nghiên cứu

khoa học cấp tỉnh “Điều tra, nghiên cứu văn bia Hán Nôm t Bắc Giang trước thế

kỷ XVII” Đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát tổng thể định lượng văn bia trên địa

bàn tỉnh và tuyển chọn 117 văn bia được soạn khắc từ niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705) trở về trước làm đối tượng nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài đề cập tới một số nội dung như: Điều tra, khảo sát, định lượng, đánh giá về thực trạng,

số lượng văn bia, tình hình phân bố văn bia trong tỉnh, phân loại văn bia (theo niên đại, theo hình thể, theo nội dung phản ánh, chất liệu), tác giả soạn văn, khắc bia, viết chữ, nghệ thuật trang trí bia đá/văn bia; Lịch sử khắc dựng VBBG, các hình thức tồn tại và đặc điểm văn bản văn bia; Nghiên cứu về giá trị ngữ văn, đặc điểm nội dung nghệ thuật phản ánh qua văn bia; Kiến nghị, đề xuất giải pháp vấn đề bảo

9 Nội dung Luận văn thông tin có 06 văn bia chợ, bảng thống kê có 05 văn bia

Ngày đăng: 13/05/2016, 17:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w