1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu họach bồi dưỡng thường xuyên gdtx modul 14

24 836 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 260 KB

Nội dung

Tìm hiểu các bước lập kế hoạch dạy học một bài học cụ thể theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học...5 CHƯƠNG II.. Mục tiêu bồi dưỡng - Nêu được khái niệm chung về lập kế

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do lựa chọn nội dung bồi dưỡng 1

2 Mục tiêu bồi dưỡng 1

3 Phương pháp bồi dưỡng 1

4 Cấu trúc của nội dung bồi dưỡng 1

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC 3

1 1 Khái niệm chung về lập kế hoạch dạy học theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học 3

1.2 Tìm hiểu cấu trúc của kế hoạch dạy học một bài học 4

1.3 Tìm hiểu các bước lập kế hoạch dạy học một bài học cụ thể theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học 5

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VẬN DỤNG KINH NGHIỆM LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC MÔN ĐỊA LÝ Ở GDTX HIỆN NAY 8

2.1.Khái quát phạm vi nghiên cứu 8

2.2 Thực trạng nghiên cứu 8

2.3 Nguyên nhân thực trạng 8

CHƯƠNG III CÁC BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TRONG VẬN DỤNG KINH NGHIỆM THIẾT KẾ BÀI DẠY ĐỊA LÝ Ở GDTX 10

3.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp 10

3.2 Các giải pháp chủ yếu 10

3.2.1 Tích cực vận dụng kinh nghiệm lập kế hoạch dạy học theo hướng dạy học tích cực môn Địa lý trong GDTX 10

3.2.2 Vận dụng các kinh nghiệm trong lập kế hoạch dạy học theo hướng dạy học tích cực môn Địa lý ở GDTX phải đi liền với việc tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội tri thức đạt hiệu quả cao nhất 17

3.2.3 Vận dụng kinh nghiệm lập kế hoạch dạy học theo hướng dạy học tích cực môn địa lý phải kết hợp thiết kế giữa kênh chữ với kênh hình phù hợp, khoa học để phục vụ giảng dạy học tập đạt kết quả 18

3.3 Triển khai tổ chức thực hiện 19

3.3.1 Tổ chức 19

3.3.2 Triển khai thực hiện 20

3.3.3 Kết quả đạt được 20

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 21

1 Kết luận 21

2 Khuyến nghị 21

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do lựa chọn nội dung bồi dưỡng

Nội dung chương trình giáo dục được thể hiện cụ thể và đầy đủ nhất trong cácbài học và hoạt động giáo dục, do vậy để giảng dạy tốt nội dung giáo dục, giáo viênphải chuẩn bị kĩ kế hoạch dạy học hay còn gọi là thiết kế giáo án

Kế hoach dạy học là phần thiết kế sư phạm cho một bài học, trong đó thể hiệnnội dung và phương pháp dạy học, mục tiêu, ý đồ sư phạm của giáo viên

Kế hoạch dạy học là sản phẩm sư phạm độc đáo của giáo viên, qua kế hoạchdạy học cỏ thể nhận biết được trình độ khoa học, kinh nghiệm sư phạm và ý thúcnghề nghiệp của giáo viên

Kế hoạch dạy học là công cụ để giáo viên lên lớp Sự thành bại của giờ dạyphụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị kế hoach dạy học của giáo viên, cho nên" có kếhoạch day học tốt là thành công của một nửa giờ dạy"

Tuy nhiên, thực trạng lập kế hoạch dạy học của đội ngũ giáo viên giảng dạy ởcác trung tâm GDTX, đội ngũ giáo viên hướng dẫn viên giảng dạy các chuyên đề ởtrung tâm học tập cộng đồng hiện nay còn nhiều hạn chế Việc lập kế hoạch dạy họctheo hướng dạy học tích cực vẫn chưa được một số giáo viên chú trọng Một số giáoviên chưa biết cách xác định mục tiêu bài dạy, mục tiêu bài dạy là kết quả mà họcviên phải đạt được sau khi học xong bài dạy chứ không phải là mục tiêu viết cho giáoviên Một số giáo viên khi xác định mục tiêu bài dạy chưa bám sát vào chuẩn kiếnthức, kĩ năng trong chương trình nên có mục tiêu quá nặng so với trình độ của họcviên Một số giáo viên chưa biết cách xác định nội dung và cấu trúc bài dạy, chưabiết cách xác định nguồn gốc thông tin phục vụ cho hoạt động dạy học Một số giáoviên chưa biết cách lựa chọn phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực

Vì vậy, tôi lựa chọn Module 14, Lập kế hoạch dạy học theo hướng dạy học tích cực là nội dung BDTX trong năm học 2014 – 2015 của mình.

2 Mục tiêu bồi dưỡng

- Nêu được khái niệm chung về lập kế hoạch dạy học theo hướng dạy học phát huytính tích cực của người học

- Nêu được cấu trúc của kế hoạch dạy học một bài học

- Trình bày được các bước lập kế hoạch dạy học một bài học cụ thể theo hướng dạyhọc phát huy tính tích cực của người học

- Thiết kế được kế hoạch dạy học một bài học cụ thể theo hướng dạy học phát huytính tích cực của người học

3 Phương pháp bồi dưỡng

Sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực nghiệm qua giảng dạy ở các lớp mônĐịa lý ở TTGDTX Phù Cừ

4 Cấu trúc của nội dung bồi dưỡng

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung bồi dưỡng bao gồm:

Trang 3

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC

1.1 Khái niệm chung về lập kế hoạch dạy học theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học

1.2.Tìm hiểu cấu trúc của kế hoạch dạy học một bài học

1.3 Tìm hiểu các bước lập kế hoạch dạy học một bài học cụ thể theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VẬN DỤNG KINH NGHIỆM LẬP KẾHOẠCH DẠY HỌC THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC MÔN ĐỊA LÝ ỞGDTX HIỆN NAY

2.1 Khái quát phạm vi nghiên cứu

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH

THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC

1 1 Khái niệm chung về lập kế hoạch dạy học theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học

Bất kì một bài học nào cũng cần thời gian chuẩn bị, ngay cả khi sách giáo khoahay tài liệu của bài học ngày hòm đó đã có sẵn thì thời gian lập kế hoạch dạy họccũng vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ứng dụng những nguồn tài liệu

ấy vào bài giảng một cách khoa học Lập kế hoạch dạy học có một vai trò đặc biệtquan trọng bời nó giúp giáo viên quản lí thời gian dành cho mỗi đơn vị bài học đượctốt hơn Quan trọng hơn, lập kế hoạch dạy học có tác dụng vạch ra rõ ràng đơn vị bàihọc cần được chú trọng- phần trọng tâm mà học viên bất buộc phải biết- từ đó giáoviên sẽ dễ dàng hơn trong việc điểu chỉnh khung thời gian, làm giảm nội dung giảngdạy đề phòng các trường hợp thiếu, thừa thời gian…

Một kế hoạch dạy học tốt cung cấp cho giáo viên một hướng đi rõ ràng Nónhư một thời khóa biểu và bản đồ dẫn đường cho hướng đi của một tiết học vậy

Kế hoạch dạy học cung cấp cho giáo viên nguồn tham khảo Kế hoạch dạy họcchỉ ra nội dung của bài học và giúp đảm bảo trật tự khoa học của thông tin, đưa ra kĩnăng học tập được sử dụng trong giữ và các phương tiện hỗ trợ cần thiết theo yêucầu Việc cung cấp thông tin theo một trật tự khoa học sẽ giúp học viên hiểu và nhớnhững thông tin đó một cách khoa học

Lập kế hoạch dạy học theo hướng dạy học tích cực giúp cho giờ học phát huyđược tính tích cực, tự giác, chú động, sáng tạo của cả giáo viên và học viên nhằmnâng cao tri thức, bồi dương năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thựctiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đemlai hứng thu học tập cho người học

Dạy và học tích cực đòi hỏi vai trò của người giáo viên là người thiết kế, tổchức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học viên tự lực chiếmlĩnh nội dung học tập, chú động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêucầu của chương trình Trước kia, theo mô hình dạy học thụ động thì giáo viên thôngbáo, giảng giải kiến thức, truyền thụ một chiều, sử dụng phương pháp dạy học thuyếttrình là chính, giáo viên độc thoại còn học viên thụ động tiếp thu bằng cách ghi nhớmáy móc, học thuộc lòng Đổi mới phuơng pháp dạy học theo hướng tích cực hoáhoạt động nhận thức của học viên đòi hỏi học viên phải tự tìm kiếm, khám phá kiếnthức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên thông qua việc phối hợp các phuơngpháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng cácphuơng tiện dạy học hiện đại có ứng dụng công nghệ thông tin chính vì vậy, cách lập

kế hoạch dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng có nhiều đổi mới:

Trang 5

Nội dung Phương pháp truyền thống Đổi mới theo hướng tích cực

- Mục tiêu phân hoá

- Mục tiêu khả thi để đánh giá

2 Soạn

nội dung

-Tập trung vào hoạt động GV

- Hoạt động dạy-Hoạt độnghọc

- Thông tin từ giáo viên-họcviên

- Tập trung vào hoat động học viên

- Hoạt động học-Hoạt động dạy

- Giáo viên học viên-Kiến thức

tố cơ bản của bài học

Tóm lại, lập kế hoạch dạy học là xây dựng kế hoạch dạy học cho một bàihọc cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học viên, giữa họcviên với học viên nhằm giúp học viên đạt được những mục tiêu của bài học

Yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng dạy học tích cực:

-Thể hiện được mục tiêu của chương trình

-Chú ý đến sụ phát huy tính tích cực của học viên

-Thể hiện được đề cương của nội dung bài giảng.

-Thể hiện được việc tổ chúc hoạt động của học viên trong giờ học

-Phải sử dụng dế dàng khi lên lớp

-Phải mang tính chất mở

1.2 Tìm hiểu cấu trúc của kế hoạch dạy học một bài học

Cấu trúc của kế hoạch dạy học một bài học là sự phân chia tiết học về mặt líluận dạy học thành các giai đoạn, các bước nối tiếp nhau, gắn bó với nhau thành mộtchỉnh thể

Trong thực tế, kế hoạch dạy học một bài học được chia thành nhiều bước, mỗibước thực hiện một mục tiêu nhận thức nhất định của quá trình dạy học Tất cả cácbước đó được sắp xếp theo một trình tự logic nhất định nhằm thực hiện mục tiêu đặt

ra của tiết học

Vì vậy, cấu trúc của kế hoạch dạy học một bài học là mối liên hệ có quy luật,

sự tương quan và trình tự hợp lí của các bước cấu thành

Trang 6

Cấu trúc bên trong của kế hoạch dạy học một bài học thể hiện bằng những giaiđoạn hoạt động nhận thức của học viên nhằm đạt được các mục tiêu của bài học.

Cấu trúc bên ngoài và bên trong của sự nhận thúc được liên hệ mật thiết vớinhau và thống nhất trong một hệ thống toàn vẹn của kế hoạch dạy học một bài học

Trong kế hoạch dạy học một bài học, các phần cấu trúc của nó liên quan chặtchẽ và thống nhất với nhau thể hiện mối liên hệ mục tiêu, nội dung, phương pháp vàhình thức dạy học Nội dung bài học bao gồm nội dung chủ đạo, nội dung hỗ trợ.Giáo viên căn cứ vào sách giáo khoa, sách hướng dẫn dạy học mà lập kế hoạch dạyhọc một bài học, trong đó cần chốt lại những kiến thức cơ bản và logic trình bày trênlớp Căn cứ vào mục tiêu, nội dung dạy học mà giáo viên lựa chọn phương pháp vàphương tiện dạy học thích hợp

Từ thực tiễn dạy học, có thể có các bước trong cấu trúc của kế hoạch dạy họcmột bài học như sau:

- Tổ chức lớp học

- Kiểm tra bài làm ờ nhà

- Nêu vấn đề nghiên cứu và chuẩn bị tiếp thu kiến thức, kĩ năng mới

- Lĩnh hội kiến thức, kĩ năng

- Kiểm tra sơ bộ việc nắm vững kiến thức, kĩ năng mới

- Khái quát hóa, hệ thống hoá kiến thức

- Vận dụng kiến thức mới, có sự kiểm tra, tự kiểm tra mức độ vận dụng kiến thức

- Tổng kết bài học

- Hướng dẫn học ở nhà

Từ các bước trên, có thể chia cấu trúc của kế hoạch dạy học một bài học thành 4giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Giới thiệu để ôn tập, củng cổ kiến thức cũ và giới thiệu nội dung mới

- Giai đoạn 2: Giải thích và giới thiệu cho bài hiện tại

- Giai đoạn 3: Học viên tham gia góp ý kiến thông qua các hoạt động

- Giai đoạn 4: Giai đoạn tổng kết

1.3 Tìm hiểu các bước lập kế hoạch dạy học một bài học cụ thể theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học

Các bước lập kế hoạch dạy học một bài học cụ thể theo hướng dạy học pháthuy tính tích cực của người học

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học:

- Mục tiêu của bài học là đích đặt ra cho học viên cần đạt được sau khi xong bài đó

- Mục tiêu của bài học chỉ đạo toàn bộ nội dung, phuơng pháp dạy - học, nội dung vàphuơng pháp đánh giá (hệ thống câu hỏi và bài tập)

- Mục tiêu của bài học gồm 3 thành tố: Kiến thức, kĩ năng và thái độ

- Khi xác định được mục tiêu, cần chú ý tới những kiến thức và đặc biệt là các kĩnăng, thái độ ẩn chứa trong nội dung của bài

- Mục tiêu được thể hiện bằng các động từ có thể lượng hoá được

Trang 7

- Trong mục tiêu nêu rõ sau khi học phần đó học viên biết cách tiến hành các hoạtđộng để có được kiến thức mới nào? Kĩ năng mới nào? cỏ thái độ tích cực gì?

- Các bài soạn thuộc mỗi dạng có thể có những mục tiêu chung giống nhau, chỉ khácnhau ở đối tượng cụ thể

Bước 2: Chuẩn bị tiết dạy:

Chuẩn bị thiết bị dạy học cần thiết như: đồ dừng dạy học; đồ dùng dạy học;các bảng phụ, phiếu học tập có ghi các bài tập, các câu hỏi hoặc các nhiệm vụ yêucầu học viên thực hiện để tìm tòi, phát hiện kiến thức mới

Cần ghi rõ số lượng các đồ dùng học tập cần có và thứ tự sử dụng hoặc thựchiện nó

Cần chỉ rõ nhiệm vụ của giáo viên, nhiệm vụ của từng cá nhân hoặc từngnhóm học viên trong việc chuẩn bị này

Bưóc 3: Xác định phương pháp dạy học cần chú ý:

- Định hướng phương pháp dạy học chính được áp dụng trong bài dạy

- Ngoài phương pháp chính thì đổi với từng hoạt động cụ thể của bài học giáo viên

có thể đua ra các phương pháp khác cho phù hợp với đặc thù

- Nhằm xác định đúng phương pháp dạy học để áp dụng thì giáo viên cần căn cứ vào:+ Chọn phương pháp cỏ khả năng cao nhất với việc thực hiện mục tiêu dạy học.+ Tương thích với nội dung

+ Dựa vào hứng thú, thói quen, kinh nghiệm của học viên

+ Phù hợp với năng lực, điều kiện, thế mạnh của giáo viên

+ Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: lớp học, phòng máy, thiết bị dạy học.+ Phù hợp với quỹ thời gian thực tế

Bước 4: Thiết kế các hoạt động của giáo viên và học viên trên lớp:

Có thể chia ra một số hoạt động nối tiếp nhau Mọi hoạt động nhằm thục hiện

một mục tiêu cụ thể của bài học Trong mọi hoạt động có thể gồm các hoạt động cơ bản khác nhau để thực hiện mục tiêu đặt ra.

Các hoạt động này được sắp xếp theo thứ tự và logic hợp lí, dự kiến thời gian

chuyện có liên quan đến nội dung bài mới

- Tiếp sau hoạt động khởi động là các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của bài học

về kiến thức, kĩ năng bao gồm:

+ Hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức mới

+ Hoạt động củng cố

+ Hoạt động đánh giá

Việc thiết kế các hoạt động của giáo viên và học viên có thể được trình bày

Trang 8

theo một số hình thức:

- Một cột: Hệ thống các hoạt động được trình bày theo thứ tự tuyến tính từ trênxuống dưới

- Hai cột: Một cột ghi hoạt động của giáo viên, một cột ghi hoạt động của học viên

- Ba cột: Một cột ghi hoạt động của giáo viên, một cột ghi hoạt động của học viên,một cột ghi nội dung viết lên bảng v.v

Bước 5: Câu hỏi và bài tập để học viên củng cố và vận dụng kiến thức:

Câu hỏi và bài tập để học viên tự đánh giá và vận dụng kiến thức sau mỗi tiếthọc cần đảm bảo được một số yêu cầu sau:

- Bám sát mục tiêu đặt ra

- Đảm bảo kiểm tra, đánh giá được những kiến thức và kĩ năng cơ bản của tiết học

- Kiểm tra được nhiều học viên

- Đảm bảo thời gian

Bưóc 6: Ra bài tập và dặn dò chuẩn bị cho bài sau

Giáo viên ra bài tập về nhà cho học viên làm và dặn dò học viên cần chuẩn bịnhững gì cho bài sau

Căn cứ vào mục đích lí luận dạy học, bài học có thể chia thành bốn dạng:

-Bài học nghiên cứu tài liệu mới

-Bài học hoàn thiện và vận dụng kiến thức

- Bài học khái quát và hệ thống hoá kiến thức

- Bài học kiểm tra đánh giá kiến thức

c Khi lập kế hoạch dạy học một bài học cụ thể, giáo viên căn cứ vào:

-Phân phối chương chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo viên và tài liệutham khảo

-Điều kiện cơ sở vật chất: lớp học, phòng máy, trang thiết bị dạy học

-Đặc điểm nội dung bài học, tiết học

-Trình độ tiếp thu của học viên

Để xây dựng kế hoạch dạy học, yêu cầu giáo viên cần phải:

- Đọc chương trình môn học, thấy được vị trí của bài học trong toàn bộ chương trìnhmôn học và dựa vào đó để xây dung kế hoạch dạy học theo quy định

-Nghiên cứu sách giáo khoa, sách hướng dẫn dạy học, hiểu rõ ý đồ sư phạm của cáctác giả biên soạn sách giáo khoa, sách hướng dẫn dạy học đề có thể bổ sung chiếnthuật riêng cho mình

-Đọc các sách tham khảo, sách hướng dẫn dạy học để mờ rộng, đào sâu kiến thức,đọc sách bài tập để lựa chọn các bài tập vào giờ dạy

-Sưu tầm, lựa chọn tài liệu, sổ liệu, sự kiện thực tế, các ví dụ cụ thể để minh họa chobài giảng

-Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, đồ dùng dạy học, tranh ảnh để minh họa, để trình diễnthí nghiệm hay hướng dẫn thực hành

Trang 9

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VẬN DỤNG KINH NGHIỆM LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC MÔN

ĐỊA LÝ Ở GDTX HIỆN NAY 2.1.Khái quát phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu đề tài chủ yếu ở các lớp thuộc Trung tâm GDTX Phù Cừ,nơi tôi trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn Địa lý

2.2 Thực trạng nghiên cứu

Vận dụng kinh nghiệm lập kế hoạch dạy học theo hướng dạy học tích cực

môn Địa lý ở GDTX trong quá trình công tác và giảng dạy, tôi thấy được thực tiễnsau:

Giáo viên và học sinh chưa chú trọng, chưa đặt đúng yêu cầu lập kế hoạch dạyhọc Địa lý trong giảng dạy và học tập bộ môn Địa lý

Giáo viên ngại khó, ngại tốn nhiều thời gian và công sức trí tuệ trong tư duy ýtưởng để lập kế hoạch dạy học, ngại học sinh tiếp thu ghi chép bài giảng khó, khôngkịp, học sinh thiếu tích cực làm việc độc lập nếu không tự giác chuẩn bị kỹ bài họcmới ở nhà Chính vì vậy để khỏi tốn thời gian công sức trong đầu tư kế hoạch dạyhọc, thường thường giáo viên chọn hình thức soạn giáo án theo kiểu là một bài soạn

cụ thể, được trình bày những đề mục, câu chữ ngắn gọn, rõ ràng theo một trình tự hợp

lý, trung thành như nội dung sách giáo khoa đã biên soạn nhưng chỉ khác đã đượctóm lược ngắn gọn hơn Về hình thức tổ chức dạy học, để đảm bảo thời gian học tậpcủa học sinh trên lớp, giáo viên thường chọn hình thức tổ chức dạy học nhẹ nhàng làtrình bày lý thuyết theo phương pháp truyền thống, thuyết giảng là chính, có đặt vấn

đề, có sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ…cũng chỉ dừng ở mức độ minh họa chophần giảng lý thuyết, chưa thật sự đi sâu yêu cầu học sinh tìm hiểu cá nhân, cặp đôihoặc trao đổi theo nhóm để phân tích đào sâu suy nghĩ nội dung bài học yêu cầunhằm chiếm lĩnh tri thức một cách chắc chắn

2.3 Nguyên nhân thực trạng

Về nguyên nhân, có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan:

-Về phía học sinh: Học sinh học nhiều môn, khối lượng kiến thức nhiều, thời lượng

dành cho học các môn chính còn các môn khác thì ít, chưa tích cực đầu tư thời gian

và công sức nghiên cứu bài mới ở nhà Nghiên cứu bài mới trước ở nhà ngoài hiểuphần lý thuyết cần yêu cầu phải phân tích được lược đồ, bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ

có liên quan đến bài học; thêm vào đó học sinh cũng cần tập dượt trả lời các câu hỏingắn ở mỗi đề mục của bài nêu ra Tất cả những yêu cầu trên tương đối khó thực hiệnđối với những học sinh sức học vào mức trung bình, nếu không tích cực tự giác tronghọc tập, nếu không có sự hướng dẫn chu đáo của thầy cô giáo ở tiết học trước đó Khihọc sinh học tập thiếu tích cực dễ làm thầy cô nản lòng, hạn chế nhiệt tình tronggiảng dạy

- Về phía giáo viên: Giáo viên nhận thức chưa thật đúng mức tầm quan trọng của

việc vận dụng kinh nghiệm lập kế hoạch dạy học theo hướng dạy học tích cực môn

Trang 10

Địa lý Cách thiết kế bài dạy học phải nhằm thể hiện nhiệt huyết của thầy cô trongphát huy tính tích cực học tập, độc lập suy nghĩ cho học sinh chưa được nhiều thầy côquan tâm chú trọng thực hiện, hạn chế đến lòng ham muốn thích thú học tập bộ mônĐịa lý của học sinh, kết quả giảng dạy và học tập bộ môn không được cao so với các

bộ môn học khác trong nhà trường

Trang 11

CHƯƠNG III CÁC BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TRONG VẬN DỤNG KINH NGHIỆM THIẾT KẾ BÀI DẠY ĐỊA LÝ Ở GDTX

3.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp

- Về cơ sở lý luận: Như đã trình bày ở chương II

- Về cơ sở thực tiễn: Qua quá trình giảng dạy vận dụng những kiến thức lập kế hoạch dạy học theo hướng dạy học tích cực môn Địa lý, tôi mạnh dạn đề xuất các

giải pháp chủ yếu trong quá trình vận dụng đề tài để thực hiện các hoạt động giảngdạy và học tập bộ môn Địa lý ở GDTX như sau:

Khi vận dụng kinh nghiệm lập kế hoạch dạy học theo hướng dạy học tích cực

để giảng dạy trên, giáo viên phải chú trọng đến hướng tích cực hóa hoạt động học tậpcủa học sinh, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện hoàn cảnh cơ sở vật chấtcủa nhà trường

a Về “xác định mục tiêu bài học”: phải đảm bảo các nguyên tắc

+ Mục tiêu bài học phải phản ánh được mục đích giáo dục của nhà trường Việt Nam

và mục đích của chương trình Địa lý ở cấp học, lớp học

+ Mục tiêu phải phù hợp với lý luận dạy học hiện đại, cụ thể hóa vào bài dạy nguyên

lý, quan điểm, nguyên tắc, tư tưởng về phương pháp dạy học và giáo dục

+ Mục tiêu phải định rõ các công việc và mức độ hoàn thành của học sinh, tránh viếtchung chung, không cụ thể

Thông thường mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài, học sinh đạt được cái gì

Ví dụ 1: Sau khi học xong bài: Ấn Độ, tiết 1 (lớp 11) học sinh phải nắm được:

+ Nhận biết được các dạng địa hình khác nhau ở Ấn Độ và đánh giá được vai trò củagió mùa đối với sản xuất và sinh hoạt

+ Chỉ ra được đặc điểm cơ bản về dân cư, xã hội và tiềm năng kinh tế Ấn Độ

Ví dụ 2: Bài những vấn đề phát triển công nghiệp ở mục 2 Sự phân hóa lãnh thổ

công nghiệp (Địa lý 12) Học xong bài, học sinh phải hiểu được những khu vực tậptrung công nghiệp nước ta, giải thích tại sao tập trung ở đó và phân tích được nhữngthay đổi về phân hóa lãnh thổ công nghiệp

Ví dụ 3: Bài Dân cư và nguồn lao động (Địa lý 12) Sau khi học xong bài, học sinh

phải phân tích được các đặc điểm và ảnh hưởng của dân cư, lao động tới phát triểnkinh tế - xã hội đất nước

Trang 12

Ví dụ 4: Bài “Lớp vỏ địa lý Qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý” (địa

lý 10, Ban KHTN) Sau khi học xong bài, học sinh nắm được:

+ Trình bày được khái niệm lớp vỏ địa lý Phân biệt vỏ trái đất với vỏ cảnh quan.+ Phân tích được khái niệm và sự biểu hiện, ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất

và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý

Ví dụ 5: Bài Nhật Bản, tiết 1 (Địa lý lớp 11, Ban KHXH-NV) Sau khi học xong bài,

học sinh phân tích được những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý và điều kiện tựnhiên, đặc điểm nổi bật và tác động của dân cư Nhật Bản đối với phát triển kinh tế Chú ý: Mỗi một mục tiêu cụ thể nên diễn đạt bằng một động từ để xác định rõ mức

độ học sinh phải đạt bằng hành động Để viết mục tiêu chung giáo viên dùng các từnhư “biết được”, “hiểu được” Để viết mục tiêu cụ thể, giáo viên nên dùng các độngtừ: phân tích, so sánh, liên hệ, tổng hợp, chứng minh, đo đạc, tính toán, quan sát, lậpđược, vẽ được, thu thập, áp dụng được…

+ Về mục tiêu kiến thức: Theo Bloem (1956), trong lĩnh vực nhận thức, có 6 mức độ(Biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá)

+ Về mục tiêu kỹ năng: đề cập tới mức độ thành thạo của các kỹ năng thực hiện hànhđộng, gồm các mức sau: Bắt chước, thao tác, hành động chuẩn xác, hành động phốihợp, hành động tự nhiên

+ Về mục tiêu thái độ: đề cập tới các cảm giác, thái độ, giá trị Theo B.Bloem vàMasior (1964) có 4 mức độ: Tiếp nhận, Đáp ứng, Định giá, Tổ chức

Cách xác định mục tiêu: Đọc kỹ sách giáo khoa, kết hợp với tài liệu tham khảo

để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và các đích cần đạt tới của mỗi mục.Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kỹ năng, thái độ

b Về “ lựa chọn kiến thức cơ bản, cấu trúc kiến thức cơ bản theo định hướng thích hợp”.

- Trong thiết kế bài dạy học Địa lý và truyền thụ kiến thức cho học sinh, nhiều giáoviên Địa lý đã rơi vào hai cực của việc dạy học Cực thứ nhất: tham lam, ôm đồmkiến thức, làm cho tiết học nặng nề đối với học sinh; cực thứ hai: rơi vào quá tómlược “sách giáo khoa, không đảm bảo truyền thụ đầy đủ cho học sinh các kiến thứccần thiết N.N.Baranxki đã nói rằng:” Biết lựa chọn cái chính, cái căn bản là kỹ năngđầu tiên cần phải có ở mọi người phổ biến các kiến thức địa lý, trong số đó có cảngười giáo viên Địa lý ở nhà trường” (phương pháp giảng dạy địa lý kinh tế, tập II,tài liệu dịch, NXB Giáo dục,1970)

Vậy, kiến thức cơ bản là những kiến thức vạch ra được bản chất của sự vậthiện tượng Trong địa lý phổ thông, đó là những khái niệm, hệ thống khái niệm, cácquy luật địa lý, các sự vật hiện tượng địa lý tiêu biểu - kiến thức cơ bản địa lý phổthông có các đặc điểm cơ bản như sau:

+ Luôn luôn gắn liền với lãnh thổ: mỗi sự vật, hiện tượng địa lý tự nhiên, địa lý dân

cư, địa lý kinh tế - xã hội … đều có một vị trí xác định trong lớp vỏ địa lý, đều gắnvới một không gian cụ thể Điều đó được phản ánh rõ nét ở trên các bản đồ, lược đồ

Ngày đăng: 12/05/2016, 06:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w