Bên cạnh đó,việc đi vào khai thác tuyến hành lang kinh tế Đông Tây dài 1.450 km nối liền 04nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho các nước trêntuyến tăng cường hơn
Trang 1Sau một thời gian nghiên cứu tích cực, bài tập lớn này của em đã được hoàn
thành Để có được kết quả như ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản thân,em đãnhận được sự ủng hộ và giúp đỡ rất nhiều từ những người xung quanh Nhân đây, trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình đến thầy giáo Đinh Công Xưởng-giảng viên giảng dạy bộ môn luật vận tải biển lớp KTB49-ĐH2, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để có thể hoàn thành bài tập này.Cùng các thầy giáo,cô giáo đã dìu dắt và truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong thời gia qua Cuối cùng, để được thành quả như ngày hôm nay,em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn
bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp phương tiện học tập, nghiên cứu, kiến thức và kinh nghiệm cũng như động viên,giúp đỡ em trong suốt thời gian vừaqua
Một lần nữa,em xin trân trọng cám ơn!
Em tên là Trần Anh Dũng, tác giả bài tập lớn môn luật vận tait biển
với đề tài “Phân định các thành phần cảng biển theo quy định của Luật hàng hải” xin cam đoan: Nội dung của bài làm hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của cá nhân dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo Đinh Công Xưởng.Tất cả các dữ liệu, tài liệu tham khảo và được sử dụng trong bài tập này đều đã được trích dẫn đầy đủ nguồn tài liệu tại danh mục tài liệu tham khảo Nếu có điều gì sai sót em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Người cam đoan
Trang 2Trần Anh Dũng
Phần “Mở đầu” của bài tập này sẽ giới thiệu và trình bày các vấn
đề liên quan đến nội dung của đề tài, như lý do và vấn đề mục tiêu nghiên cứu, phương pháp, giới hạn phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài.
(Đây chỉ là phần giới thiệu khái quát của đề bài, chi tiết về nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ lần lượt được trình bày trong các phần tiếp theo của “Luật vận tải biển” này.
1 Lý do và vấn đề nghiên cứu
Toàn cầu hoá đang là một trong xu thế phát triển tất yếu của các nước trênthế giới,việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mạithế giới (WTO) đã tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho đất nước Bên cạnh đó,việc đi vào khai thác tuyến hành lang kinh tế Đông Tây dài 1.450 km nối liền 04nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho các nước trêntuyến tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu thươngmại, du lịch, đầu tư và phát triển giữa các nước, giảm chi phí lưu thông hàng hóa,hành khách trong khu vực hành lang, thu hút đầu tư từ các nước trong khu vực vàtrên thế giới.Chính vì vậy vấn đề hiểu rõ các thành phần của cảng biển,đặc biệt ởđây là cảng biển Đà Nẵng là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng trong quátrình khai thác,hoạt động và phục vụ dịch vụ hàng hải
2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Sinh viên là những người chủ thực sự của đất nước trong thời buổi kinh tếthị trường hiện nay, là người có khả năng làm thay đổi cục diện của đất nước Dođó,trong quá trình học,những bài tập nghiên cứu sẽ luôn là 1 công cụ hứu ích giúp
Trang 3cho sinh viên nhận biết và có ý thức hơn tới sự phát triển kinh tế đất nước.Nó cũng
là cầu nối giữa lý thuyết và thực tại , giữa sự phát triển kinh tế với nhiệm vụ củasinh viên ,qua đó giúp họ hiểu sâu sắc hơn về nền kinh tế đất nước,nâng cao nănglực và trách nhiệm của bản thân mình
3 Mục tiêu và giới hạn phạm vi nghiên cứu
Là 1 sinh viên hiện đang học tại khoa kinh tế - trường ĐHHH,với mục đíchtrau dồi kiến thức đã học và góp phần nghiên cứu,tìm hiểu thêm về Luật vận tải biển,sau đây em xin trình bày đôi nét về “các thành phần của cảng biển theo quy định của Luật hàng hải”
Do thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu vềviệc thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam được giới hạn về phạm vi nghiên cứu
cụ thể như sau : “Bài làm này sẽ mô tả sơ bộ về thành phần các vùng nước,luồng vào cảng và các thành phần khác liên quan đến cảng Đà Nẵng trên cơ sở đó rút ra một vài nhận xét và kết luận ”
4 Nội dung nghiên cứu
Nội dung của bài tập này được chia thành 4 phần trong đó ngoài 2 phần phụ
là mở đầu & kết luận thì bài tập còn bao gồm 2 chương chính với :
Phần mở đầu của bài tập giới thiệu về đề tài nghiên cứu bao gồm các nộidung như lý do,vấn đề,mục tiêu nghiên cứu…
“Chương 1”: Vai trò của pháp luật trong lĩnh vực hàng hải
“Chương 2”: Là trọng tâm của bài làm với nội dung chính là phân định các thành phần (các vùng nước,luồng vào cảng và các thành phần khác liên quan)của cảng biển Đà Nẵng theo quy định của Luật hàng hải
Phần kết luận tổng kết lại những vấn đề đã đặt ra và 1số phụ lục cần thiếtliên quan đến bài làm
Trang 4Chương I :Vai trò của pháp luật trong lĩnh vực hàng hải
Thời đại ngày nay là thời đại của toàn cầu hóa Mọi nền kinh tế thế giớiphát triển trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau.Việt Nam không nằm ngoài xuhướng như vậy Đất nước chuyển mình mạnh mẽ đổi mới và hội nhập ngày càngsâu rộng vào nền kinh tế thế giới Và để hoạt động kinh tế thống nhất, có trật tự thìcác bộ luật đã ra đời, trong đó có luật hàng hải Đó chính là cây gậy pháp lý chocác doanh nghiệp hoạt động
Pháp luật là công cụ quản lý hữu hiệu của mỗi quốc gia Nhờ có luật pháp
mà các hoạt động trở nên có hệ thống và việc giải quyết các mâu thuẫn cũng trởnên dễ dàng hơn Pháp luật có ở mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh của cuộc sống
Sự hình thành của hệ thống luật hàng hải quốc tế gắn liền với lịch sử pháttriển của ngành hàng hải thế giới Từ việc ra đời ban đầu với nguồn chính lànhững tập quán và thông lệ, đến nay hoạt động của ngành hàng hải quốc tế đượcđiều chỉnh bởi một hệ thống luật quốc tế gồm nhiều công ước và các lĩnh vực khácnhau do Liên hợp quốc, Tổ chức hàng hải Quốc tế và các tổ chức, hiệp hội quốc tếliên quan khác thông qua
Ngành hàng hải nước ta là một mắt khâu trong hoạt động của ngành hànghải thế giới nên ngoài việc chấp hành phát luật trong nước, chúng ta còn phải tuânthủ các công ước hàng hải quốc tế đất nước đã ký kết , gia nhập cũng như nghiêncứu vận dụng các công ước khác Điều này đặc biệt có ý nghĩa với ngành hàng hảiViệt Nam trước tiến trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước
Luật biển ra đời nhằm điều chỉnh mối quan hệ phát sinh liên quan đến cáchoạt động trên biển Luật biển bao gồm cả các công ước quốc tế liên quan đến cáchoạt động của tàu thuyền trên biển và quyền lợi của các nước trên thế giới nhất làcác nước có bờ biển sát nhau Luật biển còn bao gồm luật hàng hải của các quốcgia để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực hàng hải của mỗi quốcgia
Từ khi ra đời luật biển đã đóng góp một vai trò quan trọng trong hoạtđộng hàng hải Luật biển ra đời nhằm phân chia lãnh thổ lãnh hải của các quốc
Trang 5gia,vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các quốc gia, đưa ra các điều kiệnbuộc các chủ tàu phải tuân theo để giảm thiểu các tai nạn trên biển, nó còn đưa racác luật lệ buộc các chủ thể liên quan đến các quyền lợi bị tổn thất xảy ra trên biểnkhi có các tai nạn hàng hải xảy ra phảithực hiện các trách nhiệm của mình
Luật biển là bộ luật thường xuyên đổi mới để phù hợp với từng thời kỳ.Bởi vì các hoạt động trên biển thì thường bất ngờ ,có thể xảy ra những tình huốngbất ngờ mà con ngừơi không lường trước được nhứng tình huống đó sẽ được cáccông ước mới bổ sung điều chỉnh
Các công ước quốc tế cùng với các hiệp định trên biển giữa các nước vàluật hàng hải của mỗi quốc gia đã tạo nên các quy định hoàn chỉnh về hoạt độnghàng hải bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền bộ, cảng biển luồng hànghải,vận tải biển, an toàn hàng hải an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môitrường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đíchkinh tế, văn hoá xã hội thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học
Như vậy luật hàng hải của Việt Nam nói riêng và luật biển của các nướctrên thế giới nói chung đóng vai trò vô cùng quan trọng không thẻ thiếu đượctrong hoạt động hàng hải thế giới và của Việt Nam
Bộ Luật hàng hải việt Nam quy định việc mở, đăng cảng biển, hoạt động hàng hải, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tạicảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam, nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, vệ sinh, trật tự và phòng ngừa ô nhiễm môi trường ở những khu vực đã, được áp dụngđối với mọi tổ chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoạt động tại cảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam áp dụng pháp luật:
1 Khi hoạt động tại cảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam, mọi tổ chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài, các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Nghị định này, pháp luậtViệt Nam, các Điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập
2 Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó
3 Trong trường hợp có sự khác nhau về cùng một nội dung điều chỉnh giữaquy định của Nghị định này với quy định hiện hành của các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng hoặc Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ ban hành, thì áp dụng theo quy định của Nghị định này
Cảng biển và các thành phần của cảng biển theo quy định của pháp luật
1 Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc
dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác Vùng đất cảng là
Trang 6vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiếtlập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khutránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
2 Kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm kết cấu hạ tầng bến cảng và kết cấu hạtầng công cộng cảng biển.Kết cấu hạ tầng bến cảng bao gồm cầu cảng, vùng nước trước cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng nhánh cảng biển và các công trình phụ trợ khác được xây dựng, lắp đặt cố định tại vùng đất cảng và vùng nước trước cầu cảng.Kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển bao gồm luồng cảng biển, hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác
3 Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện thuỷ khác ra, vào cảng biển an toàn
Luồng nhánh cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ luồng cảng biển vào bến cảng, được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ, để bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện thuỷ khác ra, vào bến cảng an toàn
4 Cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thuỷ nội địa nằm trong vùng nước cảng biển chịu sự quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của Bộ luật này
* * *Theo đó, trích trong quyết định của bộ trưởng bộ giao thông vận tải về vùng nước các cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Đà Nẵng có nêu:
2 Vùng nước của tuyến luồng hàng hải, vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu,chuyển tải và tránh bão thuộc các cảng biển quy định tại khoản 1 của Điều này;
Trang 73 Vùng nước trước cầu cảng và khu vực neo đậu, chuyển tải, tránh bão khác sẽđược công bố theo quy định của pháp luật.
Điều 2.
Phạm vi vùng nước các cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng và tỉnhQuảng Nam tính theo mực nước thuỷ triều lớn nhất, được quy định cụ thể như sau:
1 Phạm vi vùng nước các cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng:
a Khu vực Đà Nẵng gồm cầu cảng Đà Nẵng, Liên Chiểu, Nại Hiên, K4D6,Nguyễn Văn Trỗi, cầu cảng chuyên dùng của Nhà máy Xi măng Hải Vân, cầucảng chuyên dùng của Công ty PETEC, cầu cảng khu B thuộc Xí nghiệp sửa chữaHải Sơn:
Ranh giới về phía biển: được giới hạn bởi đoạn thẳng nối hai điểm ĐN1, ĐN2, cótọa độ sau đây:
ĐN1 16012' 36'' N; 108012' 06'' E (mép bờ phía Nam hòn Sơn Chà)
ĐN2 16009' 36'' N; 108014' 42'' E ( mép bờ phía Tây Bắc bán đảo Sơn Chà);Ranh giới về phía đất liền: toàn bộ vùng nước của vịnh Đà Nẵng, được giới hạn cụthể từ điểm ĐN2 chạy dọc theo đường bờ biển của vịnh Đà Nẵng về phía Tây bánđảo Sơn Chà, qua cửa sông Hàn, tiếp tục chạy theo đường bờ biển về phía Tâyvịnh Đà Nẵng qua mũi Nam ô lên phía Bắc vịnh Đà Nẵng tới điểm ĐN3 có toạ độ:16o12’38" N; 108o11’25" E (mép bờ phía Đông đèo Hải Vân) Sau đó từ điểmĐN3 nối với điểm ĐN4 có toạ độ: 16o12’40" N; 108o11’44" E (mép bờ phía TâyNam hòn Sơn Chà) và chạy dọc theo đường bờ biển phía Tây Nam hòn Sơn Chàtới điểm ĐN1
Ranh giới trên sông Hàn: từ hai điểm mút của cửa sông Hàn (giáp với vùng nướcvịnh Đà Nẵng) chạy theo hai bờ sông về phía thượng lưu, dọc theo bên trái đậpBắc - Nam đến đường biên hành lang an toàn hạ lưu cầu Nguyễn Văn Trỗi
b Khu vực bến phao Mỹ Khê:
Ranh giới về phía biển: được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm MK1,MK2 và MK3 có tọa độ sau đây:
Trang 8Ranh giới về phía biển: được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm KH1, KH2,KH3 và KH4 có tọa độ sau đây:
Ranh giới trên sông Trường Giang: từ hai điểm mút của cửa sông Trường Giang(cửa Lô), chạy dọc theo hai bờ sông về phía thượng lưu, qua cửa lạch Đầu Doi(Sâm Riêng) tới đường thẳng cắt ngang sông nối hai điểm TG1 và TG2 có toạ độsau đây:
1 Khu vực Đà Nẵng:
a Vùng đón trả hoa tiêu và kiểm dịch: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn
có bán kính 01 hải lý, với tâm tại toạ độ:
16010' 00'' N; 108011' 00'' E
b Vùng neo đậu, chuyển tải, tránh bão và dịch vụ hàng hải khác cho tàu thuyềntrong vùng nước được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 2 của Quyết định này
2 Khu vực bến phao Mỹ Khê:
a Vùng đón trả hoa tiêu và kiểm dịch: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn
có bán kính 01 hải lý, với tâm tại tọa độ:
16004' 00'' N; 108017' 00'' E
b Vùng neo đậu, chuyển tải, tránh bão và dịch vụ hàng hải khác cho tàu thuyềntrong vùng nước được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 2 của Quyết định này
3 Khu vực cảng Kỳ Hà:
Trang 9a Vùng đón trả hoa tiêu và kiểm dịch: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn
có bán kính 0,5 hải lý, với tâm tại toạ độ:
15029' 30'' N; 108041' 42'' E
b Vùng neo đậu, chuyển tải, tránh bão và dịch vụ hàng hải khác cho tàu thuyềntrong vùng nước cảng Kỳ Hà được quy định tại khoản 2, Điều 2 của Quyết địnhnày
Chương II:Các thành phần của cảng biển Đà Nẵng
Nói đến khu vực Miền Trung, chúng ta không thể không nhắc đến Cảng Đà Nẵng - một cảng có lưu lượng hàng hoá và tàu bè thông qua bình quân đứng trong tốp ba của cả nước Được thiên nhiên ưu đãi một vị trí thương mại Hàng Hải thuậnlợi, vùng cảng biển nước sâu, là điểm tập kết hàng hoá từ các tỉnh miền Trung Tâynguyên và là trạm trung chuyển hàng hoá giữa các tỉnh Nam -Bắc, đồng thời là cửa ngõ giao thương quan trọng giữa nước bạn Lào và miền Trung Việt nam với
Trang 10các nước Đông Bắc - Đông Nam Á
Cảng Đà Nẵng được đánh giá là một trong những cảng có tốc độ phát triển thuận lợi nhất trong cả nước Trong những năm vừa qua với các dự án đầu tư mở rộng cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đặc biệt là kế hoạch mở rộng và xây mới cầu cảng các khu Cảng Biển Tiên Sa và Sông Hàn, Cảng Đà Nẵng chắc chắn sẽ tạo những bước đột phá mới để trở thành một cảng Biển phát triển tầm cỡ nhất trong khu vực miền Trung Cảng nằm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, một thành phố năng động đóng vai trò trung tâm về kinh tế - xã hội của miền Trung - Việt Nam Vị trí địa lý tự nhiên nằm trong Vịnh Đà Nẵng, ở vị trí 16o17'33' vĩ độ bắc,
108o20'30' độ kinh đông, được bao bọc bởi núi Hải Vân và bán đảo Sơn Trà, kín gió cùng với đê chắn sóng dài 450m thuận lợi cho các tàu neo đậu và làm hàng