1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

các dụng cụ và vật liệu dùng trong gãy xương

15 1,7K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 655 KB

Nội dung

CÁC DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU HIỆN SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG Ở VIỆT NAM

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHÒNG QUẢN LÝ SAU ĐẠI HỌC

BÀI THI Môn: BỆNH NGOẠI KHOA GIA SÚC Hình thức thi: VIẾT TIỂU LUẬN

Chủ đề:

“ CÁC DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU HIỆN SỬ DỤNG TRONG

ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG Ở VIỆT NAM ”

Giảng viên: TS Phan Thị Hồng Phúc Học viên: Lương Anh Đức

Lớp: Cao học Thú y K22

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2015

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Gãy xương là tổn thương thường gặp trong ngoại khoa Nguyên nhân chủ yếu

là do chấn thương Gãy xương gặp ở mọi lứa tuổi:

- Trong nhân y: Người già gãy xương chủ yếu do tai nạn trong sinh hoạt(xương dòn, dễ gãy), người trẻ gãy xương chủ yếu do tai nạn(tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thi đấu thể thao ).

Gãy xương trong thi đấu bóng đá Gãy xương do loãng xương

Trong thú y: Gia súc gãy xương chủ yếu do bị tác động cơ giới(đánh, ngã ), gãy xương do chăm sóc nuôi dưỡng(thiếu ca, photpho)

Điều trị gãy xương là hồi phục hình thái của xương bị gãy cho được hoàn hảo, nhờ đó hồi phục chức năng của xương bị gãy

Điều trị gãy xương có hai trường phái: Y học cổ truyền và y học hiện đại, mỗi trường phái đều có đặc điểm, lý luận, ưu và nhược điểm riêng Tuy nhiên theo trường phái nào cũng cần phải có các dụng cụ và vật liệu trợ giúp đắc lực trong điều trị gãy xương

Trang 3

Điều trị gãy xương theo phương pháp

YHCT

Điều trị gãy xương thep phương

pháp YHHĐ

Từ vấn đề nêu trên, em tiến hành nghiên cứu chuyên đề: Các dụng cụ và vật

liệu hiện sử dụng trong điều trị gãy xương ở Việt Nam.

II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 Các dụng cụ và vật liệu trong điều trị gãy xương ở Việt Nam theo phương pháp y học cổ truyền

Phương pháp điều trị gãy xương bằng y học cổ truyền là phương pháp có từ lâu đời của người dân Trung Quốc, Việt Nam Phương pháp này được truyền từ đời trước cho đời sau theo kiểu gia truyền Các thày thuốc nam nổi tiếng chữa gãy xương thường là đồng bào dân tộc thiểu số như: Tày, Nùng, Dao Phương pháp y học cổ truyền chủ yếu dùng nẹp tre và các loại thuốc lá cây trong rừng, gạo nếp, gà con có tác dụng cố định xương, giảm đau, giảm sưng phù nề và nhanh liền xương Những vật liệu thường dùng là nẹp, bao vải bọc nẹp, mành, đệm, dây buộc, bông, băng keo, dụng cụ kéo, bản kim loại, quang cao su Trong đó có các loại dụng cụ chính như sau:

1.1 Nẹp

Nẹp là một dụng cụ quan trọng dùng cố định xương gãy theo phương pháp YHCT

* Nguyên liệu: Nẹp có thể làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như gỗ, vỏ cây,

bìa cứng, mo cau và thông dụng nhất là làm bằng tre hoặc cây họ tre

* Tiêu chuẩn kỹ thuật:

Trang 4

- Nẹp phải có đủ độ rắn làm giá đỡ cho xương gãy, lại cần có độ dẻo và độ đàn hồi nhất định, thích hợp cho áp lực nội bộ vùng bó khi co cơ tập luyện sinh ra

- Hình dáng thích hợp nơi vùng bó

- Kích thước dài, rộng tương ứng theo yêu cầu cố định, sao cho sau khi bó khe giữa các nẹp khoảng 1cm

- Được bọc hoặc đệm êm tránh thương tổn do chèn ép lên da

* Phương pháp chế tạo: Tuỳ loại nguyên vật liệu khác nhau mà có phương

pháp chế tạo khác nhau Ở Việt Nam, nẹp chủ yếu được chế từ nẹp tre. 

- Chọn tre: Tre tốt là loại tre bánh tẻ (tre không già quá, cũng không non quá), tuổi tre khoảng 1,5 - 2 năm, ngoài vỏ còn màu xanh, các cành ngang (thường gọi là tay tre) phần gần gốc đã trưởng thành, không còn tay tre nào dưới dạng măng, vỏ thân cây có bọc lớp phấn ngà, các đốt tre dài đủ chiều dài của nẹp định làm

- Khi tre quá già, lá vàng úa, thân tre chuyển vàng, ngoài phủ phấn như bùn đất là loại tre cứng, chắc, nhưng khó định hình sau uốn

Chú ý: Không dùng tre cụt ngọn (tre bị gió bão làm gãy ngọn khi đang còn là

cây măng) Loại tre này chất mềm, giòn, uốn dễ gãy và tính đàn hồi kém

Cách làm: Chẻ tre thành phiến mỏng độ 4 - 5mm, bản rộng 3-5cm

Cho tre vào đun sôi trong nước muối loãng 10 - 15 phút để trừ mối mọt rồi đưa ra hơ nóng, nước trong nẹp sôi xèo xèo rồi hết sôi, phiến tre trở nên tương đối dẻo là có thể cho vào khuôn hoặc uốn thủ công theo hình dáng yêu cầu Sau khi uốn xong, nhúng phần đã uốn vào cồn 70 - 90% hoặc dung môi hữu cơ (có thể dùng dấm) để định hình

1.2 Mành

Được làm từ các nan tre, nứa Nan có bề rộng từ 5- 10mm, dày khoảng 1mm được liên kết với nhau bằng lạt giang Đến sau này được cải tiến cho vào túi vải quấn vào nơi cần cố định

1.3 Đệm

Đệm cố định cũng là một thành phần quan trọng cùng với nẹp trong cố định xương gãy Mục đích chính của đệm là phòng di lệch thứ phát và phần nào đó giúp cho sự chỉnh phục thêm hoàn thiện

Trang 5

* Nguyên liệu: Đệm thường được làm bằng giấy bản gấp xếp nhiều lần.

* Tiêu chuẩn kỹ thuật:

- Êm, hút ẩm và không kích thích da

- Hình dáng kích thước phù hợp nơi vùng đệm: Đệm cố định to, nhỏ, dày, mỏng, hình dáng… đều nhằm tác dụng lực nơi vùng đệm Đệm quá bé hoặc quá nhỏ đều ảnh hưởng không tốt cho việc ổn định các đoạn xương gãy Có thể phân làm nhiều loại đệm và ứng dụng khác nhau

* Các loại đệm:

- Đệm phẳng: Hình vuông hoặc hình chữ nhật là loại đệm hay sử dụng nhất,

(độ rộng nhỏ hơn nẹp và phụ thuộc nơi tiếp xúc; độ dài, căn cứ độ dài của chi gãy

và nơi đệm, đệm có thể dài khoảng 5 - 15cm; độ dày căn cứ vào độ dày và mạnh yếu của tổ chức phần mềm nơi đệm mà định, thông thường đệm dày khoảng 1,5 -4cm) Tổ chức phần mềm mỏng, nhão thì dùng đệm tương đối mỏng; tổ chức phần mềm dày thì dùng đệm có kích thước dày

+ Ứng dụng: Căn cứ vào hình dáng xương gãy, tình hình di lệch, nguyên lý

cơ lực học để đặt đệm cho phù hợp Thường dùng phương pháp: Dùng 2 đệm, 3 đệm và 4 đệm

+ Dùng 2 đệm: Thích dụng cho xương gãy có di lệch bên Sau khi nắn chỉnh, mỗi đệm được đặt phía đối lập của mỗi đoạn gãy

+ Dùng 3 đệm: Thích dụng trong trường hợp xương gãy di lệch gấp góc Sau khi nắn chỉnh, 1 đệm đặt vào nơi đỉnh góc; 2 đệm còn lại đặt hai đầu xương gãy, đối diện với đệm thứ nhất Ba đệm hình thành đối lực phòng xương gãy tái di

+ Dùng 4 đệm: Thích dụng trong trường hợp xương gãy vừa có di lệch gấp góc, vừa có di lệch bên - bên Sau khi xương gãy được nắn chỉnh, tuỳ tình hình di lệch của xương gãy mà sử dụng kết hợp phương pháp dùng hai đệm, ba đệm

- Đệm tách xương: Thường dùng trong trường hợp gãy hai xương cẳng tay, gãy xương bàn tay hoặc bàn chân Sau khi nắn chỉnh, dùng bông hay giấy bản quấn tròn thành đệm hình đũa đường kính 1 - 1,5cm, dài 610 cm làm đệm tách hai xương

đề phòng giữa các xương (ví dụ xương quay và xương trụ) không có khoảng cách

Trang 6

thích hợp làm ảnh hưởng đến cơ năng của nơi gãy Khi đặt đệm cần đề phòng sự chèn ép làm tổn thương nơi bị gãy

- Đệm hợp cốt: Thích dụng trong trường hợp gãy mỏm khuỷu và gãy lồi cầu trong xương cánh tay Sau khi nắn chỉnh, dùng đệm phẳng, cắt khuyết hình bán nguyệt đặt lên mảnh gãy phòng di lệch thứ phát

- Đệm trống tâm: Dùng trong gãy lồi cầu trong, ngoài hoặc vỡ mâm chày, mắt

cá chân Sau khi xương gãy được nắn chỉnh, phần trống tâm đệm sẽ được đặt lên phần lồi của lối cầu hay mắt cá chân đề phòng sự chèn ép cục bộ trên phần lồi lên của xương gãy

- Đệm nghiêng hay đệm bậc thang: Dùng đệm gần khớp, nơi phình to của đoạn hành xương Đệm hình nghiêng giúp cho đệm phù hợp khuôn chi nơi cần đệm

- Đệm hình lồi: Ứng dụng đệm các đầu nẹp Căn cứ đầu nẹp và cục bộ nơi tiếp

xúc mà dùng đệm hình lồi một cách phù hợp

- Đệm đầu lớn: Ứng dụng trong trường hợp gãy lồi cầu ngoài mà mảnh gãy tách ra Đệm đầu lớn được đặt trùm lên lồi cầu, còn bên đối diện đặt hai đệm bậc thang

- Băng keo: Làm bằng vải phết nhựa duối hoặc ngày nay dùng băng dính Đối với gãy xương có cơ lớn như xương đùi, băng keo dính da được kéo liên tục kết hợp với bó nẹp. 

- Vòng dây: Được sử dụng khi gãy vỡ xương bánh chè, vòng dây được đặt ôm lấy xương bánh chè và dùng dây nịt cố định ra sau

- Băng vải: Được dùng làm băng quấn cố định hoặc làm dây buộc

Trang 7

Một số loại đệm, 2, 3, 4

Các loại đệm thường dùng

Trang 8

1.4 Các loại nẹp thường dùng

1.4.1 Nẹp tre

Được dùng phổ biến và thuận tiện ở tuyến địa phương Có 4 bộ nẹp tre cho chi trên, chi dưới theo quy cách sau:

+ Bộ nẹp cho cẳng tay: Gồm có 2 nẹp, rộng 5 cm, dày 0,5 - 0,7 cm, nẹp trước dài 30 cm, nẹp sau dài 35 cm

+ Bộ nẹp cho cánh tay: Gồm có  2 nẹp:

- Nẹp trong: Dài 20 cm, rộng 5 cm, dày 0,5 - 0,7 cm

- Nẹp ngoài: Dài 35 cm, rộng 5 cm, dày 0,5 - 0,7 cm

+ Bộ nẹp cho cẳng chân: Gồm 2 nẹp hoặc 3 nẹp, mỗi nẹp dài 60 cm, rộng 5 - 6

cm, dày 0,8 - 1 cm

+ Bộ nẹp cho đùi: 

Gồm 3 nẹp:

- Nẹp sau: Đi từ trên mào chậu đến quá gót chân dài 100 cm, rộng 7 cm - 8

cm, dày 0,8 cm - 1 cm

Trang 9

- Nẹp ngoài: Đi từ hố nách đến quá bờ ngoài bàn chân, dài 120 cm, rộng 7 cm

- 8 cm, dày 0,8 cm - 1 cm

- Nẹp trong: Đi từ bẹn đến quá bờ trong bàn chân dài 80cm, rộng 7 cm - 8cm, dày 0,8 cm - 1cm

Các kích thước trên chỉ là trung bình, khi sử dụng, nếu cần phải cắt bớt cho phù hợp với từng chi thể của người bị thương

Các nẹp được bọc trước bằng bông mỡ hoặc giấy xốp cuốn băng xô, trên toàn

bộ chiều dài, bịt kín 2 đầu

Nẹp tre

4.2 Nẹp Crame

Là loại nẹp làm bằng

sợi kẽm, bẻ uốn được, hình

bậc thang có nhiều kích thước

thích hợp cho từng đoạn chi

Nẹp Crame

Sử dụng nẹp Crame cũng cần có đủ các kích thước và cũng cần bọc lót bông gạc như với nẹp tre

Trong tình huống khẩn cấp mà không có nẹp đã chuẩn bị sẵn, có thể sử dụng các phương tiện tùy ứng như cành cây, gậy gỗ, … cũng có thể cố định chi trên vào thân hoặc buộc chi dưới gãy vào chi lành

Trên thế giới còn có nhiều loại nẹp như: Nẹp lưới, nẹp Tô - mát, nẹp Diteric, nẹp chất dẻo bơm hơi, rất thuận tiện nhưng ít phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, khí hậu và điều kiện ở nước ta

Trang 10

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG BẰNG NẸP TRE VÀ NẸP

CRAME

Trang 11

2 Các dụng cụ và vật liệu trong điều trị gãy xương ở Việt Nam theo phương pháp y học hiện đại

Trong y học hiện đại các phương pháp chữa gãy xương chủ yếu là nắn xếp lại các tổ chức xương Sau đó đóng đinh cố định hoặc bó bột cố định

Các dụng cụ thường dùng được chế tạo hiện đại, khoa học phục vụ cho công việc điều trị

2.1 Đinh và nẹp vít điều trị gãy xương đùi trong điều trị gãy xương bằng phương pháp đóng đinh kín

- Dùng để nẹp giữ xương cho chắc chắn, sau khi xương hồi phục sẽ mổ lấy nẹp ra

Phương pháp mới này đã bắt đầu được áp dụng tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) Thay vì mổ hở như trước đây, các bác sĩ chỉ mở một lỗ nhỏ khoảng 5-7 cm ở phía sau cánh tay rồi đưa đinh vào để cố định vết gãy Việc nắn chỉnh xương và đóng đinh được thực hiện dưới màn hình tăng sáng. 

- Do không phải mở ổ gãy nên tránh được các biến chứng như nhiễm khuẩn, tổn thương thần kinh quay trong mổ do phẫu thuật. 

- Không phải lấy khối máu tụ ở ổ gãy và không động đến màng xương nên xương liền nhanh hơn và ít tạo thành khớp giả

Trang 12

- Thời gian mổ và nằm viện ngắn Vết mổ nhỏ nên chăm sóc hậu phẫu đơn giản, bệnh nhân ít đau, thuận lợi cho việc tập vận động phục hồi chức năng sau mổ

 - Phương pháp này còn ưu việt ở chỗ hạn chế tối đa phương tiện dụng cụ đặt trong vùng ổ gãy hở, không cản trở và làm tổn thương phần mềm vùng lân cận quanh vết thương, tạo điều kiên thuận lợi khi cần làm các thủ thuật bổ trợ để che phủ khuyết hổng phần mềm, che phủ xương

- Khi cần tháo bỏ phương tiện thì đơn giản và nhẹ nhàng Hạn chế của phương pháp là ở chỗ cần phải có màn tăng sáng, bàn chỉnh hình và đòi hỏi kinh nghiệm của kíp phẫu thuật Nhưng với sự phát triển kinh tế và trình độ y học ngày càng tiến

bộ chắc chắn sẽ khắc phục được những hạn chế trên ở các cơ sở chấn thương chỉnh hình trên cả nước

Xương sau khi liền tốt (khoảng 2-3 tháng) thì mọi thứ sẽ dần dần trở về bình thường Nếu bạn chịu khó tập vật lý trị liệu tăng cường sức cơ thì tay sẽ bình thường

  Về vấn đề ăn uống thì không có kiêng cữ gì cả (đối với tây y) Không nên kiêng

cữ quá mức gây thiếu chất sẽ làm khó lành xương Một số người khuyên nên ăn các chất có chứa nhiều canxi như rau xanh, phô mai…theo chúng tôi thì điều này cũng tốt thôi mặc dù chẳng có công trình khoa học nào chứng minh tính ưu việt của các thực phẩm chứa nhiều can xi cho sự lành xương Hãy ăn như cách bạn đã ăn trước khi bị gãy xương ngoại trừ không nên hút thuốc lá (làm chậm lành xương), hạn chế bia rượu

Sau khi xương lành thì xem như kết thúc điều trị Bạn có thể tham gia các môn chơi thể thao để tăng cường sức khỏe cho hệ cơ xương khớp Chơi môn nào cũng tốt, vấn đề là chọn môn nào cho phù hợp sở thích, tuổi tác, điều kiện cuộc sống của bạn

Trang 13

MỘT SỐ DỤNG CỤ TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG ĐINH RÚT TỦY

2.2 Điều trị gãy xương bằng phương pháp bó bột

Bó bột nói chung hay các biện pháp bất động khác là một trong những phương pháp điều trị gãy xương bên cạnh điều trị phẫu thuật Đối với gãy xương, điều trị phẫu thuật có những thuận lợi là giúp bệnh nhân vận động các khớp sớm, sự phiền toái ít, tuy nhiên điều trị phẫu thuật có những nguy cơ nhất định nên trong một số trường hợp có thể, việc điều trị gãy xương bằng bó bột đem lại những hiệu quả và

ưu điểm vượt trội Tuy nhiên, một trong những phiền toái của bó bột là ảnh hưởng đến vận động của các khớp và làm yếu sức cơ, do đó phục hồi vận động sau bó bột

là một trong những nội dung điều trị cần được quan tâm và thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ Nếu bó bột lâu, sẽ đảm bảo được sự liền xương nhưng sẽ làm tăng nguy

cơ cứng khớp và việc tập luyện sẽ khó khăn Nếu tháo bột sớm, tập vận động sớm thì sẽ giảm nguy cơ cứng khớp nhưng nếu đánh giá không tốt, có thể có nguy cơ di lệch ổ gãy thứ phát nếu ổ gãy liền chưa tốt Do đó, việc tập phục hồi chức năng sau

bó bột đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân, bác sỹ phục hồi chức năng và bác sỹ chấn thương chỉnh hình mới có thể đạt được kết quả tốt nhất được

Trang 14

Jack Evill, vừa tốt nghiệp Đại học Victoria tại New Zealand, chia sẻ với Wired rằng phương thức chữa trị gãy xương tay chân bằng bó bột hiện tại khá "cổ xưa" Anh muốn hiện đại hóa quá trình này với công nghệ hiện đại: in 3D

Khung bó bột cotex

Theo Mashable, Evill đã chế tạo ra khung bó bột Cortex, một bộ xương ngoài

thoáng khí, trọng lượng nhẹ, có thể tái chế và dễ vệ sinh mô phỏng theo các thớ cơ của

cơ thể, một cấu trúc tương tự tổ ong mà tạo nên cấu trúc xương bên trong của bạn Khung bó bột này giúp không khí lưu thông tiếp xúc với da thịt nhiều hơn, tránh ngột ngạt dẫn tới cảm giác ngứa

Trang 15

III KẾT LUẬN

Gãy xương là một bệnh ngoại khoa xảy ra ở cả nhân y và thú y Để điều trị gãy xương cần có các dụng cụ, vật liệu hỗ trợ quan trọng Trong y học cổ truyền và

y học hiện đại đều sử dụng những dụng cụ, vật liệu riêng, và có những ưu nhược điểm riêng

Ví dụ:

- Dụng cụ dùng trong y học cổ truyền dễ tìm kiếm, dễ làm, giá thành rẻ, có thể điều trị ở những nơi không có điều kiện đầy đủ Tuy nhiên thường chỉ dùng một lần điều trị

- Dụng cụ dùng trong y học hiện đại phải đặt mua sắm, giá thành khá cao Đồng thời chỉ dùng điều trị tại các bệnh viện, trạm xá Tuy nhiên dùng được điều trị trong thời gian dài, dùng nhiều lần

Trên thực tế ứng dụng trong thú y cần dựa vào điều kiện sẵn có cũng như đối tượng vật nuôi để lựa chọn phương pháp điều trị cũng như dụng cụ, vật liệu hỗ trợ cho hợp lý

VI TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bùi Tiến Hưng (2015), Đánh giá tác dụng của kem"LX1" trên bệnh nhân

sau mổ gãy kín thân xương cẳng chân, Luận án tiến sĩ y khoa, Trường đại học y Hà

Nội

2 Lê Quang Trí (2014), Điều trị gẫy liên mấu chuyển xương đùi người già

bằng khung cố định ngoài, Luận án tiến sĩ y khoa, Trường đại học y dược TP Hồ

Chí Minh

3 Http://www.thuocbietduoc.com.vn/hoi-dap-7-0-2378/dieu-tri-gay-xuong-bang-phau-thuat-dong-dinh-kin.aspx

4 Http://yduochoc.vn/Ngoai-khoa-dong-y/Thuoc-dong-y-dieu-tri-gay-xuong-trong-ngoai-khoa-y-hoc-co-truyen.htm

Ngày đăng: 10/05/2016, 14:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w