Giả định nghiên cứu: Luận án này dựa trên hai giả định: Thứ nhất, trong bối cảnh hiện nay, khi mà CNH, HĐH ngày càng mạnh, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày
Trang 1Thu nhập của người lao động nói chung, của nông dân nói riêng là một trong những phạm trù mà khoa học kinh tế chính trị luôn quan tâm Bởi lẽ việc nâng cao thu nhập cho người lao động không những phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất mà còn đảm bảo hoàn thiện quan hệ phân phối, một khâu của quan hệ sản xuất
xã hội
Là phạm trù kinh tế, thu nhập mang tính lịch sử, nó luôn biến đổi theo sự phát triển của lịch sử phát triển kinh tế xã hội Trong điều kiện hiện nay, khi mà sự phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trở thành xu hướng tất yếu của các nước đang phát triển như Việt Nam, thu nhập của người lao động nói chung, của nông dân nói riêng cũng có
sự biến đổi Các lý thuyết thu nhập đã chỉ ra cơ cấu thu nhập của nông dân đa dạng hơn, các nguồn hình thành thu nhập của nông dân cũng có sự biến đổi theo hướng tăng thu nhập từ lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp, giảm tỷ lệ thu nhập từ nông nghiệp; đồng thời thu nhập của nông hộ từ nguồn chuyển khoản do người thân tham gia vào thị trường lao động trong nước và quốc tế gửi về cũng như từ sự trợ giúp của chính phủ cũng tăng lên Chính sự biến đổi cơ cấu nguồn thu nhập này đã tác động đến sự thay đổi thu nhập của nông dân rất mạnh mẽ
Sự biến đổi thu nhập của nông dân như trên cũng đúng với thực tiễn nước ta, trong đó có nông dân Hải Phòng Trong những năm vừa qua, Hải Phòng có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của dân được cải thiện rõ rệt Tuy nhiên, trong khi khu vực công nghiệp, dịch vụ phát triển nhanh thì khu vực nông nghiệp, nông thôn
và nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn Mặc dù là một thành phố phát triển khá sớm, có lợi thế cảng biển, nhưng việc làm, thu nhập và đời sống của người nông dân Hải Phòng vẫn nằm trong tình trạng khó khăn chung của người nông dân cả nước Năm 2010, mức thu nhập bình quân của người dân Hải Phòng là 1,694 ngàn đồng /người/tháng Nông dân Hải Phòng chủ yếu ở nhóm 20% thu nhập thấp nhất với số
Trang 2tiền là 510 ngàn đồng/người tháng [7] Đó là mức thu nhập khá thấp so với một thành phố có lợi thế cảng biển và có ngành công nghiệp phát triển sớm như Hải Phòng Điều này là bất cập để thực hiện quyết tâm của Thành phố đưa Hải Phòng trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020
Mặc dù những năm qua, thành phố Hải Phòng đã có nhiều biện pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhằm cải thiện thu nhập và đời sống nông dân, song những thành tựu mạng lại còn rất chậm Nông dân vẫn còn trong tình trạng khó khăn do tình trạng thiếu vốn sản xuất, do tiến bộ kỹ thuật chưa được áp dụng rộng rãi, việc đa dạng hóa sinh kế, đa dạng hóa phát triển ngành nghề trong thôn thôn còn chưa mạnh, các chính sách khuyến nông phát huy chưa mạnh, công tác tổ chức và quản lý sản xuất nông nghiệp, phối hợp thực hiện của các ban ngành còn nhiều hạn chế, chưa hỗ trợ tốt cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của nông dân
Về phía nông dân, tình trạng tiếp cận giáo dục, đào tạo thấp, nguồn vật lực, tài lực còn nhiều khó khăn Tất cả những điều đó hạn chế đến tốc độ tăng thu nhập cũng
như đa dạng hóa nguồn thu của nông dân Chính vì thế việc nghiên cứu Nâng cao
thu nhập của nông dân Hải Phòng hiện nay là có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận
và thực tiễn
2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Làm rõ nội hàm của phạm trù thu nhập của nông dân, những nhân tố tác động đến thu nhập của nông dân; những tiêu chí được sử dụng để đánh giá thu nhập của nông dân
- Khái quát kinh nghiệm một số nước trên thế giới và một số tỉnh thành phố nước ta trong việc nâng cao thu nhập của nông dân, rút ra những khuyến nghị cho thành phố Hải Phòng
- Phân tích, đánh giá tình hình thu nhập của nông dân thành phố Hải Phòng, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế về thu nhập của nông dân hiện nay
- Khuyến nghị phương hướng và các giải pháp nâng cao thu nhập đối với nông dân trên địa bàn Hải Phòng những năm tới
Trang 33 Giả định nghiên cứu:
Luận án này dựa trên hai giả định:
Thứ nhất, trong bối cảnh hiện nay, khi mà CNH, HĐH ngày càng mạnh,
phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng thì thu nhập của nông dân ngày càng được đa dạng với các bộ phận cấu thành như i) thu
nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp; ii) thu nhập phi sản xuất nông nghiệp
trong nông thôn; iii) thu nhập từ phục vụ các khu công nghiệp và xuất khẩu lao động; iv) các khoản thu nhập từ trợ giúp của chính phủ và cộng đồng; v) các khoản thu nhập khác; quy mô thu nhập sẽ tăng lên, tỷ trọng thu nhập sẽ biến đổi theo hướng thu từ sản xuất nông nghiệp giảm xuống, thu nhập từ phi sản xuất nông nghiệp, phục vụ các khu công nghiệp và xuất khẩu lao động tăng lên
Thứ hai, trong bối cảnh đó, việc nâng cao thu nhập của hộ nông dân sẽ thực
hiện được khi nông dân biết đa dạng hóa việc làm, đa dang hóa sinh kế gắn với
sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ; tăng cường năng lực các yếu tố sản xuất của nông dân, trong một môi trường luật pháp, cơ chế chính sách, tổ chức quản
lý của nhà nước ngày càng hoàn thiện
Toàn bộ nghiên cứu của các chương của luận án kể từ nghiên cứu lý thuyết, đến phân tích thực trạng và khuyến nghị quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao thu nhập đối với các hộ nông dân đều dựa trên hai giả định này
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Là thu nhập của nông dân trong bối cảnh hiện nay dưới tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan đến thu nhập
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về hệ thống lý luận cũng
như thực tiễn về vấn đề thu nhập đối với hộ nông dân Cụ thể như: Khái niệm, đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trong bối cảnh hiện nay; Tiêu chí đánh giá về thu nhập của nông dân trong bối cảnh hiện nay; Thực trạng thu nhập và những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân ở Hải Phòng hiện nay; Những giải pháp chủ yếu tăng thu nhập đối với nông dân ở Hải Phòng trong những năm tới
Trang 4Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về thu
nhập của nông dân trong bối cảnh hiện nay và lấy số liệu minh chứng từ khảo sát tại thành phố Hải Phòng
Phạm vi về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu của đề tài là các số liệu sơ cấp và
thứ cấp liên quan thu nhập của người nông dân Hải Phòng giai đoạn 2006-2013
5 Kết cấu luận án
Luận án gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo các bảng phụ lục và 4 chương
Trang 5CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về thu nhập của nông dân
1.1.1 Những nghiên cứu về bản chất phạm trù thu nhập của người lao động trong lý thuyết cổ điển và C Mác
Trong lịch sử tư tưởng kinh tế, các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển, các nhà kinh tế chính trị tiểu tư sản, xã hội chủ nghĩa không tưởng và C.Mác đã đặt nền móng và từng bước tiến sâu vào vạch rõ nguồn gốc và bản chất của các khoản thu nhập Ở đây chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu lý thuyết thu nhập của người lao động làm thuê
1.1.1.1.Tư tưởng thu nhập của người lao động của các nhà kinh tế học cổ điển Các nhà kinh tế học Cổ điển mà đại biểu như: Adam Smith (1723-1790), David Ricardo (1772-1823), Jean Charles Leonard Simonde de Sismondi (1773 – 1842) có chung một quan điểm là trong điều kiện của xã hội tư bản, người lao động
là người làm thuê, họ nhận được một số tiền từ phía chủ sau khi đã làm việc cho chủ với một thời gian nhất định Số tiền đó được gọi là tiền lương Họ xác định cơ sở của lượng tiền lương là giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân làm thuê và giáo dục, nuôi dưỡng con cái anh ta để có thể đưa ra thay thế trên thị trường lao động
Nhìn chung, tư tưởng về tiền lương (thu nhập) của người công nhân là tiền công của lao động, hay nói cách khác, thu nhập của công nhân có nguồn gốc là từ việc làm Đó là tiền công của người lao động làm việc cho chủ.[ 9]
1.1.1.2 Tư tưởng tiền lương của Các Mác (1818 - 1883)
Trong tác phẩm Tư bản C.Mác chỉ rõ, công nhân làm việc cho các nhà tư bản trong một thời gian nào đó, sản xuất ra một lượng hàng hoá nào đó, thì nhận được một số tiền trả công nhất định Tiền công đó chính là tiền lương Tiền lương không phải là giá trị hay là giá cả của lao động Vì lao động không phải là hàng hoá và
Trang 6không phải là đối tượng mua bán Cái mà công nhân bán cho nhà tư bản chính là sức lao động Do đó tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động Từ việc giải thích đó C.Mác khẳng định bản chất của tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản là giá trị hay giá cả sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bên ngoài thành giá trị hay giá cả lao động
Mác cũng chỉ rõ giá trị sức lao động là giá trị những tư liệu sinh hoạt nuôi sống người công nhân và gia đình anh ta Nó bao gồm cả những yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần lịch sử Vì vậy khi xác định tiền lương phải xác định các yếu tố sau: giá trị tư liệu sinh hoạt nuôi sống người công nhân và gia đình anh ta; nhu cầu về tinh thần, lịch sử, dân tộc; chi phí học tập, nâng cao trình độ; chi phí nuôi sống người công nhân khi về hưu
1.1.2 Các lý thuyết hiện đại về thu nhập
1.1.2.1 Những vấn đề bản chất của thu nhập và phân phối thu nhập trong các
lý thuyết kinh tế học hiện đại
Khác với các nhà kinh tế học cổ điển và C Mác, các nhà kinh tế học hiện đại không đi vào giải thích bản chất của thu nhập mà họ quan tâm đến chính sách thu nhập Họ coi chính sách thu nhập như là một công cụ chủ yếu của kinh tế vĩ mô, nhà nước điều tiết thu nhập và giải quyết vấn đề công bằng xã hội, một trong những mục tiêu mà bất cứ một nền kinh tế nào cũng phải đạt tới Chính vì thế, nội dung cốt lõi của chính sách thu nhập là vấn đề phân phối thu nhập Các vấn đề xung quanh việc phân phối thu nhập thuộc loại gây nhiều tranh cãi nhất trong tất cả các loại hình kinh tế học Có ý kiến cho rằng thu nhập cao là kết quả của sức mạnh độc quyền của các doanh nghiệp lớn Một số khác cho rằng tiền công và lợi nhuận chỉ là kết quả hoạt động của thị trường có tính cạnh tranh Hoặc dù thế nào đi chăng nữa, chính phủ nên sử dụng quyền lực của mình để phân phối lại thu nhập từ người giàu sang người nghèo bằng công cụ thuế và chuyển khoản Những tư tưởng này có thể tìm thấy ở trong các tác phẩm của John Bates Clark, Alfred Monshall, Pigou, P.A.Samuelson [ 9]
Trang 71.1.2.2 Những nghiên cứu về xu thế đa dạng hóa việc làm của nông dân trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, nghiên cứu ngoài nước về xu thế đa dạng hóa việc làm của nông dân
Thực tiễn cho thấy tác phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã làm biến đổi cơ cấu lao động và cơ cấu ngành nghề trong nền kinh tế nói chung, đối với khu vực nông thôn và đối tượng nông dân nói riêng Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra xu hướng này dưới các cách tiếp cận khác nhau
Trong “Lý thuyết tăng trưởng kinh tế ở các nước Châu Á gió mùa”, Harry T Oshima chỉ ra rằng khu vực nông nghiệp làm việc theo mùa vụ, thời gian nông nhàn lớn Trong điều kiện đó, con đường tăng trưởng kinh tế, do đó cũng để tăng thu nhập cho nông dân ở các nước này là cần tạo thêm việc làm cho khu vực nông thôn Việc tạo ra việc làm tại chỗ là phù hợp với nhu cầu lao động nông nghiệp biến đổi theo mùa vụ, vừa tăng thêm thu nhập cho nông dân là con đường tăng trưởng bền vững của các nước Châu Á gió mùa [23]
Lewis W.A (1955) lại tiếp cận theo hướng khác Trong “Lý thuyết tăng
trưởng kinh tế” ông đã nghiên cứu tình trạng lao động, việc làm và thu nhập ở các nước đang phát triển Ông chỉ ra rằng lao động khu vực nông nghiệp có thu nhập nhấp, ở khu vực công nghiệp có thu nhập cao hơn Do đó với một mức tiền lương cao hơn thì dễ thu hút sự dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang làm việc Từ đó, chuyển việc làm từ nông nghiệp sang việc làm trong khu vực công nghiệp, theo ông là một xu hướng biến đổi tấy yếu đối với khu vực nông thôn dưới tác động của phát triển công nghiệp [91]
Torado M.P đã phân tích lý do người lao động thực hiện di cư tìm việc làm với thu nhập cao hơn trong quá trình phát triển kinh tế Nói cách khác, theo phân tích của Torado M.P trong quá trình phát triển kinh tế, nhiều người sẽ rời bỏ việc làm nông nghiệp với thu nhập thấp trước đây để chuyển sang làm ở những ngành nghề có thu nhập cao hơn nơi đô thị [114]
Trang 8Thứ hai, những nghiên cứu trong nước về xu thế đa dạng hóa việc làm của nông dân
Nghiên cứu về đa dạng hóa việc làm trong khu vực nông thôn do tác động của CNH, HĐH, sự phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế cũng được nhiều tác giả trong nước chú ý
Triệu Đức Hạnh trong phần thực hiện lý do nghiên cứu của đề tài luận án khẳng định, khu vực nông thôn tập trung đại bộ phận lao động của đất nước, tuy nhiên lao động ở khu vực này lại đang ở trong tình trạng thiếu việc làm bởi những năm 2004-2006 khi mà tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp là 5,4% nhưng hệ số co giãn việc làm so với 1% tăng trưởng kinh tế của nông thôn chỉ là 0,43, nghĩa là mỗi năm khu vực nông nghiệp chỉ tạo thêm được số việc làm mới bằng 2,3% lực lượng lao động Nói cách khác, theo nhận định của Triệu Đức Hạnh thì mỗi năm trong khu vực nông thôn có gần 1 triệu lao động tăng thêm không tìm được việc làm từ ngành nông nghiệp Dó đó vấn đề tạo thêm việc làm cho nông dân
là một yêu cầu bức xúc [22]
Nguyễn Văn Đại nhấn mạnh trong nghiên cứu của mình là khu vực nông thôn Việt Nam có nguồn lao động dồi dào về số lượng nhưng kém về chất lượng, tính đến năm 2012 Đảng và Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này Trong giai đoạn tới, để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực nông thôn thì các biện pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho lao động ở khu vực này là điều có ý nghĩa cấp thiết [15]
Phạm Lan Hương đã chỉ ra trong quá trình CNH, HĐH cơ cấu kinh tế nông thôn đang dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng các ngành sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ Trong nội bộ ngành nông nghiệp, cơ cấu sản xuất cũng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng các ngành sản xuất trồng trọt, tăng giá trị sản xuất các ngành chăn nuôi và thủy sản, chuyển dịch từ phương thức sản xuất phân tán sang sản xuất tập trung và sản xuất hàng hóa Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tất yếu ảnh hưởng đến cơ cấu ngành
Trang 9nghề của lao động Nhiều lao động làm nông nghiệp trước đây phải thực hiện chuyển đổi nghề, hoặc phải làm nhiều nghề để đảm bảo thu nhập là điều tất yếu [29] Nghiên cứu này có nhiều điểm tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Đình Phan và các cộng sự khi đề cập đến xu hướng tất yếu của chuyển đổi ngành nghề trong khu vực nông thôn Việt Nam [37]
Bạch Thị Lan Anh [1] và Nguyễn Thị Thu Hường [30] đã chỉ ra phát triển các làng nghề sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại cũng như thực hiện mục tiêu ly nông bất ly hương ở nông thôn Làng nghề ở Việt Nam trong đó một bộ phận quan trọng là làng nghề thủ công truyền thống với sản phẩm đặc trưng là hàng thủ công
mỹ nghệ tinh xảo Các sản phẩm này vừa mang giá trị kinh tế vừa hàm chứa nghệ thuật văn hóa dân tộc Phát triển làng nghề nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng không những có vai trò quan trọng trong đa dạng hóa việc làm và thu nhập,
mà còn mang ý nghĩa là giữ gìn, quảng bá bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Mai Ngọc Cường, Lê Quốc Hội, Mai Ngọc Anh đã chỉ ra nguyên nhân của việc lao động nông thôn di cư ra 4 thành phố lớn (Hà Nội, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) để tìm việc làm với mức thu nhập cao hơn Đó là việc lao động
di cư ra thành phố tìm việc làm không chỉ góp phần cải thiện thu nhập và đời sống của gia đình có lao động di cư làm việc nơi đô thị mà còn tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam [10]
Việc di cư tìm việc làm cũng rất đa dạng đối với lao động trước đây làm nông nghiệp ở khu vực nông thôn, Lưu Bích Ngọc trong nghiên cứu của mình đã cho thấy xu hướng ngày càng gia tăng của nhóm lao động di cư làm việc trong khu vực phi chính thức ở hai thành phố lớn của Việt Nam Bùi Sỹ Tuấn chỉ ra rằng, mặc dù
có sự gia tăng về tỷ lệ xuất khẩu lao động trong thời gian qua [47] Tuy nhiên, theo Lưu Bích Ngọc, phần lớn lực lượng lao động đi xuất khẩu lao động của Việt Nam xuất thân từ nông dân – những lao động "3 không” (không nghề, không ngoại ngữ, không tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động), nên dẫn đến tình trạng vi phạm
Trang 10kỷ luật và phải về nước trước thời hạn tương đối cao của lao động xuất khẩu người Việt Nam [35]
1.1.2.3.Nghiên cứu về nguồn hình thành thu nhập của nông dân trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, những nghiên cứu ngoài nước về nguồn hình thành thu nhập của nông hộ
Do đa dạng hóa việc làm đối với khu vực nông thôn nên thu nhập của nông dân cũng được hình thành từ nhiều nguồn Trong thập niên 70 của thế kỷ 20, Saul
H Harold và T Shapiro đã chỉ ra tiền công lao động, tiền lương, trợ cấp từ chính phủ hình thành nên tổng thu nhập của người dân Hoa Kỳ [108] Pantazis cho rằng ngoài những khoản tiền có được từ sự tham gia vào thị trường lao động, những khoản tiền từ cho thuê tài sản, chuyển khoản (trợ giúp) của chính phủ, thu nhập của người dân còn bao gồm các khoản hỗ trợ từ gia đình, người thân… Nói cách khác, theo quan điểm của Pantazis, thu nhập của hộ gia đình được xác định bởi các khoản thu từ lương, từ việc làm tự tạo, từ cho thuê tài sản, đến các khoản chuyển khoản
mà họ là đối tượng thụ hưởng [100]
Theo Davis-Brown, K và Salamon, trước sức ép từ sự biến đổi xã hội trong điều kiện CNH, HĐH đất nước, để có thêm thu nhập, nông dân không chỉ thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn tiến hành các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp [66] Thực tế chứng minh các hoạt động phi nông nghiệp đóng góp từ 20-70% thu nhập của nông hộ đối với các gia đình nông dân ở các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi [54], [59], [67], [68], [116], [119] Nói cách khác, để có được thu nhập đảm bảo chi tiêu cho đời sống thì nông dân ngoài thời gian làm nông nghiệp, còn tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, và dịch vụ khác[60];[90] Một cách tổng quát, các nghiên cứu đã chỉ ra thu nhập của nông dân được hình thành từ các nguồn chủ yếu sau:
1) Thu từ hoạt động nông nghiệp: Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp của
nông dân phụ thuộc vào khả năng tham gia làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp của
Trang 11họ Việc tham gia các hoạt động nông nghiệp của nông dân phụ thuộc vào điều kiện
tự nhiên, thời tiết [64], vào tình trạng sức khỏe [77], vào trình độ công nghệ mà nông dân sử dụng trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế [76], các chính sách mà chính quyền trung ương, chính quyền địa phương thực hiện để giúp người dân tiếp cận tốt hơn tới thị trường lao động [89] Khi những điều kiện này thuận lợi, thu nhập của nông dân sẽ cao Còn nếu một trong những yếu tố này chịu tác động xấu thì thu nhập của nông dân sẽ bị tác động tiêu cực
2) Thu từ việc làm phi nông nghiệp: hoạt động kinh tế phi nông nghiệp giữ
một vai trò quan trọng trong đảm bảo thu nhập cho các gia đình sống ở khu vực nông thôn ở các nước đang phát triển, đặc biệt là với những nông hộ ít đất hoặc mất đất do quá trình công nghiệp hóa [82], [111] Việc làm phi nông nghiệp trong nông thôn rất đa dạng và khác nhau giữa các vùng, các quốc gia Ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn liên quan đến các hoạt động kinh tế phi mùa vụ thông qua các hoạt động sản xuất ngành nghề thủ công truyền thống, hoạt động sản xuất dịch
vụ, vận tải, thương mại, Steven và Peter chỉ ra rằng những lao động thực hiện các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp với vốn đầu tư lớn thường có thu nhập cao hơn hơn so với những lao động thực hiện các hoạt động phi nông nghiệp với vốn đầu tư nhỏ hơn [110]
3) Thu từ các khoản trợ giúp của người thân: Các khoản tiền trợ giúp của
người thân có thể được hình thành từ việc thành viên trong gia đình thực hiện di cư gửi tiền về cho người thân ở quê nhà Mathias và Hein đã sử dụng lý thuyết kinh tế mới của lao động di cư (NELM) để nghiên cứu về lý do di cư tìm việc làm của người lao động Nghiên cứu này khẳng định những người lao động có trình độ tay nghề tốt nhưng đang làm việc ở những nơi có mức thu nhập thấp có xu hướng di cư đến những nơi mà họ có thể có được mức nhu nhập cao hơn Những cá nhân hoặc
hộ gia đình thực hiện di cư không chỉ có được thêm thu nhập mà còn kích thích tăng thu nhập cho những hộ gia đình khác [93] Priya cho rằng di cư trong nước cần được thúc đẩy để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, góp phần tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển bởi so với di cư quốc tế, di cư trong nước
Trang 12không đòi hỏi cao về kỹ năng lao động, mọi lao động đều có thể di cư tìm việc làm với thu nhập tốt hơn, và dành dụm một khoản tiền để gửi về tạo điều kiện nâng cao thu nhập của gia đình [102] Dean Yang và Hwajung Choi, Thomas, Richard, Adams and Page đều cho rằng, di cư quốc tế và nguồn tiền gửi về nước xuất cư ngày càng gia tăng vào cuối thể kỷ 20 đầu thế kỷ 21 [70], [113], [105] Ioana và Nikolaus khẳng định lao động di cư có trình độ càng cao thì khoản tiền gửi về gia đình càng nhiều [83]
4) Thu từ các khoản trợ giúp từ chính phủ và các tổ chức: Armando và các
cộng sự khẳng định trợ giúp xã hội là những khoản tiền chuyển cho đối tượng thụ hưởng mà không dựa trên sự đóng góp của họ nhằm thực hiện mục tiêu cải thiện thu nhập cho những đối tượng yếu thế này [58] Các khoản trợ giúp này có thể tồn tại dưới hình thức trợ giúp có điều kiện hoặc trợ giúp không điều kiện [107] Khoản tiền trợ giúp này góp phần ổn định thu nhập của người dân trước những cú sốc kinh
tế, nâng cao tình trạng sức khỏe, học vấn tạo điều kiện nâng cao năng suất và thu nhập cho nhóm đối tượng này
Thứ hai, những nghiên cứu trong nước về các nguồn hình thành thu nhập nông dân
Dưới sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, các nguồn hình thành thu nhập của nông hộ trở nên đa dạng hơn và tổng thu nhập của gia đình nông dân do
đó cũng cao lên [11]
Dựa trên quan điểm quốc tế khi xác định các nguồn hình thành thu nhập, các học giả trong nước khi xác định thu nhập của nông dân cũng dựa trên hai nguồn hình thành cơ bản: (i) nội sinh và (ii) ngoại sinh [4], [27], [44], [48] Những nghiên cứu này thể hiện sự đồng thuận về quan điểm, đó là trong tổng thu nhập của nông
hộ thì nguồn ngoại sinh chiếm tỷ trọng thấp, nguồn nội sinh chiếm tỷ trọng cao Khi so sánh đóng góp từ các nguồn vào tổng thu nhập của nông hộ, Bạch Thị Lan Anh và Mai Ngọc Anh đều chung nhận định hoạt động kinh tế phi nông nghiệp
có đóng góp cao hơn so với hoạt động kinh tế nông nghiệp vào tổng thu nhập của nông hộ Các khoản trợ giúp của người thân trong tổng thu nhập của nông hộ chủ yếu đến từ việc thành viên trong gia đình di cư tìm việc làm gửi về [1], [4]
Trang 13Những trợ giúp còn đến từ các nguồn còn lại khác mang ý nghĩa tinh thần nhiều hơn [2], [4], 49] Các tác giả đều nhất trí, rằng việc mở rộng mạng lưới bao phủ của trợ giúp xã hội cũng như nâng cao chất lượng các khoản trợ giúp là điều cần được Đảng và Chính phủ Việt Nam ưu tiên thực hiện trong giai đoạn tới để đảm bảo mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho những đối tượng yếu thế Nhận định này một lần nữa được khẳng định trong nghiên cứu của Phan Thị Kim Oanh và cộng sự [36] Nghiên cứu này chỉ ra trong giai đoạn 2007-2009 khi thực hiện nghị định 67/2007/NĐ-CP, mức chuẩn mà đối tượng của trợ giúp thường xuyên nhận được hàng tháng là 120.000 đồng/người/tháng Mức hỗ trợ này mới bằng 17,14% thu nhập bình quân chung cả nước, 84,21% thu nhập bình quân của 20% hộ có thu nhập ở mức thấp nhất và tương đương với 70,6% chi tiêu của nhóm hộ có thu nhập thấp nhất Từ năm 2010 việc sử dụng nghị định 13/2010/NĐ-CP để chi trả mức trợ giúp hàng tháng cho đối tượng của trợ giúp thường xuyên Theo nghị định này mức chuẩn hàng tháng mà mỗi đối tượng thuộc diện này được hưởng là 180.000 đồng/người/tháng Nếu mang so sánh với các chỉ số trên thì mặc dù có cải thiện nhưng trên thực tế, các đối tượng của chương trình chưa đạt được mức sống tối thiểu với nguồn tiền mà họ nhận được [36]
1.1.2.4 Nghiên cứu về sự biến đổi thu nhập của nông dân trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Đã có nhiều nghiên cứu về quá trình CNH, HĐH và tác động của nó đến biến đổi thu nhập của nông dân Purma C Samanta nghiên cứu về công nghiệp hóa và chỉ ra rằng đây là một thuật ngữ liên quan đến quá trình phát triển của các quốc gia
ở Tây Âu và Bắc Mỹ trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 [103] Nói đến công nghiệp hóa là nói đến sự chuyển đổi từ một nền kinh tế nông nghiệp hoạt động theo hình thức tự cung tự cấp sang một nền kinh tế sản xuất dựa trên máy móc công nghệ [84] Công nghiệp hóa theo quan điểm của Mumo Nzau liên quan đến sự tham gia của các nhà máy công nghiệp trong các hoạt động sản xuất tư liệu sản xuất cũng như chế biến nguyên liệu thô thành thành phẩm [98] Weiss J cho rằng đây là một quá trình mà các hoạt động sản xuất sử dụng công nghệ trong tổng số hoạt động
Trang 14kinh tế tăng lên [117] Theo Goode công nghiệp hóa phải gắn liền với những cải tiến của công nghệ trong công nghiệp [79]
Anand Venkatesh và Chandan Jain chỉ ra quá trình công nghiệp hóa nông thôn thúc đẩy: (i) sự phát triển của các ngành công nghiệp trong khu vực nông thôn và (ii) sự liên kết của các ngành công nghiệp với các làng nghề Tác động của quá trình công nghiệp hóa nông thôn làm tăng thu nhập bình quân đầu người và giảm nghèo ở khu vực nông thôn [57] Theo Raphael Barel công nghiệp hóa nông thôn là một công cụ cho việc tạo ra công ăn việc làm mới cho lực lượng lao động thất nghiệp và cho người lao động thiếu việc làm trong ngành nông nghiệp [104]
Ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến biến đổi việc làm nông thôn có tác động trực tiếp đến các nguồn hình thành thu nhập của nông dân được lý giải ở nhiều khía cạnh khác nhau:
(i) Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp trong tổng thu nhập của nông hộ sẽ gia tăng dưới tác động của công nghiệp hóa, bởi quá trình này tạo điều kiện để nông
dân áp dụng những thành tựu từ công nghệ sinh học và máy móc hiện đại vào sản xuất, làm tăng sản lượng và thu nhập [115], [72]
(ii) Thu nhập từ hoạt động kinh tế phi nông nghiệp của nông dân trở nên đa dạng hơn, bởi mối quan hệ tương hỗ giữa hai hình thức nghề nghiệp này trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn Steven và Peter cho rằng khi nông nghiệp phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao sẽ thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các nhà máy sản xuất chế biến hàng nông sản Ngược lại, sự phát triển của các cơ sở sản xuất công nghiệp không chỉ khuyến khích sự phát triển của ngành nông nghiệp mà còn tạo điều kiện phát triển các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn Các hình thức sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống trong nông thôn phát triển mạnh dưới tác động của CNH, HĐH cũng tạo cơ hội mạnh mẽ cho tăng thu nhập của nông dân [110]
(iii) Sự phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN) làm giảm quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp, tác động đến việc chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp Cùng với quá trình chuyển đổi nghề thì tình trạng di cư tìm việc
Trang 15làm cũng gia tăng, theo quan điểm của Ioana Schiopu và Nikolaus Siegfried, việc di
cư tìm việc làm tạo điều kiện nâng cao thu nhập của gia đình ở quê nhà thông qua
các khoản tiền gửi từ nhóm đối tượng di cư tìm việc làm [83]
(iv) Cùng với những rủi ro do tự nhiên, thời tiết, biến đổi khí hậu, sự phát triển công nghiệp, của kinh tế thị trường gắn với tình trạng khủng hoảng, thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo cũng ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân Điều đó đòi hỏi sự trợ giúp từ Ngân sách nhà nước (NSNN) cũng tăng lên Những khoản trợ giúp này ở nhiều nước, như các nước trong khối liên minh Châu Âu hiện nay trở thành công cụ chính bảo trợ cho sự phát triển nông nghiệp và tài trợ cho nông dân
Vì vậy, thu nhập từ các khoản trợ giúp trực tiếp bằng tiền mà nông dân nhận được
do đó cũng tăng lên trong cơ cấu thu nhập của nông hộ [74]
1.1.2.5 Những cong trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, những nghiên cứu ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ:
1) Nghiên cứu về môi trường luật pháp và cơ chế chính sách: Các học giả quốc
tế, trong những nghiên cứu của mình dù không trực tiếp cũng gián tiếp khẳng định môi trường luật pháp và cơ chế chính sách đều tác động đến biến đổi thu nhập của nông dân Nhiều nghiên cứu thể hiện ý tưởng NSNN là cần thiết để hỗ trợ những đối tượng yếu thế gia tăng thu nhập cũng như đạt được một cuộc sống tốt hơn UNIDO chỉ ra chính sách phát triển nông nghiệp là cần thiết để nâng cao thu nhập cho nông dân nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho nhóm đối tượng này [115]
2) Nghiên cứu về mức độ dồi dào của các yếu tố sản xuất: Alfonso Peter và
các cộng sự, Jean-Jacques và Alexandra đã chỉ ra rằng các yếu tố đầu vào của sản xuất như quy mô quỹ đất, vốn và công nghệ được sử dụng có mối quan hệ tích cực với thu nhập mà nông dân có được [56], [82] Alain và các cộng sự cho rằng thu nhập còn chịu tác động bởi trình độ, kỹ năng của người lao động [55]
Trang 163) Quy mô hộ: Nghiên cứu Mohsin và các cộng sự đã chỉ ra mối quan hệ
ngược chiều giữa hộ có đông nhân khẩu ăn theo với khả năng tích lũy [96]
Thứ hai, những nghiên cứu trong nước về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ:
Nguyễn Thị Nhung đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, thu nhập thấp của người dân ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam thành hai nhóm (i) Nhóm nguyên nhân chủ quan, đó là sự yếu kém về trình độ dân trí, hạn chế về kinh nghiệm làm
ăn, không biết cách sản xuất, đông con, thiếu khả năng lao động, thiếu vốn và hạn chế về công nghệ liên quan đến bản thân người nghèo Ngoài ra, trình độ và năng lực hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý cũng là những yếu tố chủ quan tác động đến
sự biến đổi thu nhập của người dân ở khu vực này (ii) Nhóm nguyên nhân khách quan, liên quan đến điều kiện khí hậu thời tiết, sự hạn chế về hạ tầng kỹ thuật phục
vụ sản xuất nông nghiệp, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm đã tác động đến tình trạng nghèo đói của người dân [31] Những nghiên cứu này có nhiều điểm tương đồng như nghiên cứu của Mai Ngọc Anh mặc dù cách phân chia yếu tố tác động đến thu nhập của nông hộ là khác nhau giữa hai tác giả này [4] Trong quyển sách Tách biệt xã hội về kinh tế đối với nông dân Việt Nam, Mai Ngọc Anh đã đã chỉ ra các yếu tố tác động đến thu nhập của nông dân ở nước ta, đó là (i) năng lực nội tại của lao động nông dân, (ii) sự hỗ trợ của các tổ chức, hiệp hội, (iii) chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho nông dân và (iv) từ
sự hỗ trợ của chính phủ, các tổ chức NGOs, NPOs, (v) từ sự trợ giúp của bạn bè, người thân [4] Quan điểm về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ của Nguyễn Thị Nhung và Mai Ngọc Anh do đó có vẻ đầy đủ hơn quan điểm của Trần Quốc Nghi và các cộng sự bởi nghiên cứu của Trần Quốc Nghi chỉ xét những yếu tố
có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ như: (i) Số nhân khẩu, (ii) Kinh nghiệm của chủ
hộ, (iii) Trình độ học vấn của chủ hộ, (iv) Các hoạt động kinh tế tạo ra thu nhập của
hộ và (v) Độ tuổi trung bình của các lao động trong hộ [4], [31], [33]
Nguyễn Thị Lệ Thúy và các cộng sự (2013) khi đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao thu nhập của nông hộ đã nhấn mạnh đến việc nhà nước cần tiếp tục các
Trang 17chính sách nhằm hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề đối với những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hoàn thiện hỗ trợ tiếp cận vốn đầu tư; hỗ trợ công nghệ; chính sách đất đai [44] Đây cũng là những khuyến nghị có nhiều điểm tương đồng với Đồng Văn Tuấn, Đỗ Thị Hải Hà [48], [19]
Trần Thọ Đạt đã chỉ ra các khó khăn trong đảm bảo việc làm của người dân vùng ven biển trước những rủi ro của tự nhiên từ biến đổi khí hậu Từ đó tác giả đưa
ra các giải pháp về hỗ trợ sinh kế để thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong những năm tiếp theo Trong công bố này, tác giả chú trọng đến nhóm các giải pháp mà chính quyền trung ương, địa phương cần thực thiện nhằm hỗ trợ (i) cải thiện nguồn lực sinh kế như nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính và nguồn lực con người, (ii) tạo dựng môi trường thuận lợi về thể chế, chính sách để tạo điều kiện phát triển [17]
1.1.3 Những vấn đề chưa được nghiên cứu hay khoảng trống của chủ đề
1.1.3.1 Về các nguồn hình thành thu nhập
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về thu nhập của nông hộ trên thế giới
và trong nước thời gian qua đã phân tích các khía cạnh của thu nhập cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tương đối đầy đủ Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện các nguồn hình thành thu nhập của nông hộ, bởi trong nghiên cứu công bố gần đây nhất của Mai Ngọc Cường, Mai Ngọc Anh [63] thì cũng mới chỉ chỉ ra thu nhập của nông hộ được hình thành từ (i) hoạt động nông nghiệp, (ii) hoạt động dịch vụ trong thời gian nông nhàn, (iii) thu từ sản xuất và thương mại trong lúc nông nhàn, (iv) tiền gửi từ lao động di cư, và (v) trợ giúp từ chính phủ Cách phân chia này, nhìn một cách tổng thể thì đã xác định đầy đủ các nguồn hình thành nên thu nhập của nông hộ, tuy nhiên, khi so sánh với phần tổng quan ta dễ nhận thấy rằng, chưa có sự thống nhất giữa các nghiên cứu và chưa có một nghiên cứu toàn diện và đẩy đủ về các nguồn hình thành thu nhập của nông hộ, cũng như nghiên tác động của CNH, HĐH, sự phát triển kinh tế thị trường
và hội nhập kinh tế quốc tế đến biến đổi thu nhập của nông dân Cụ thể là:
Trang 18Thứ nhất, thu từ hoạt động nông nghiệp Trong những nghiên cứu trước đây
về thu nhập của nông hộ, có những công trình tách ra thu từ nông nghiệp của nông
hộ bao gồm hai khoản là trồng trọt và chăn nuôi [4], nhưng cũng có những nghiên cứu lại gộp hai khoản này vào thành một [11], cũng có những nhà khoa học lại tính thu từ nông nghiệp của nông hộ bao gồm tất cả các khoản thu từ nông-lâm-ngư nghiệp mà nông hộ thực hiện
Thứ hai, thu từ hoạt động phi nông nghiệp Trong khi thu nhập từ hoạt động
phi nông nghiệp của nông dân rất đa dạng, những nghiên cứu về nguồn hình thành này lúc thì đi quá chung vào nguồn thu nhập này khi chỉ xác định tổng nguồn thu từ hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, hay chỉ ra thu nhập phi nông nghiệp của nông hộ được hình thành từ hai hợp phần, (i) từ hoạt động ngành nghề, dịch vụ và (ii) từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Thứ ba, thu từ hỗ trợ của người thân Thành viên trong gia đình thực hiện
di cư tìm việc làm với thu nhập cao hơn và gửi tiền về cho gia đình là một hợp phần không thể thiếu được khi xét đến hỗ trợ từ người thân Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây mới chỉ nghiên cứu một cách khái quát tỷ lệ đóng góp của loại lao động này vào thu nhập mà chưa phân tích được trrong điều kiện CNH, HĐH, sự phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, thì những lao động có trình độ văn hóa, được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ hoặc người lao động di cư có đóng góp như thế nào vào thu nhập của nông hộ?
Thứ tư, thu từ trợ giúp của nhà nước Tất cả các khoản tiền mà nông hộ
nhận được từ các hoạt động trợ giúp có điều kiện hoặc trợ giúp không có điều kiện đều phải tính vào nguồn thu của nông hộ từ trợ giúp của nhà nước Tuy nhiên, các nghiên cứu về hợp phần này trong thời gian qua chưa tình toán được đầy đủ những hợp phần này mà chỉ hướng nghiên cứu vào các khoản trợ giúp
mà người dân nhận được từ nghị định 13/2010/NĐ-CP (điều chỉnh của nghị định 67/2007) Có thể kể đến các công trình như Mai Ngọc Anh; Nguyễn Ngọc Toàn [2], [4], [49]
Trang 191.1.3.2 Về sự biến đổi cơ cấu thu nhập của hộ nông dân
Nhìn chung, các nghiên cứu đã đề cập được xu hướng tất yếu của chuyển đổi việc làm, chuyển đổi ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển đổi cơ cấu thu nhập cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân trong bối cảnh hiện nay Tuy vậy các nghiên cứu chưa đánh giá được một cách thấu đáo, có sức thuyết phục những vẫn đề sau:
Thứ nhất, tác động của việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất làm tăng
năng suất lao động và hiệu quả sản xuất sản phẩm nông nghiệp của nông dân hiện nay như thế nào? Vì sao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất của nông dân đến nay vẫn còn thấp ?
Thứ hai, tác động của sự phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
(KCN, CCN) đến việc chuyển đổi việc làm, ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp
và thu nhập của nông hộ (như lao động chuyển sang làm việc tại các KCN, CCN, hoạt động thương mại dịch vụ phục vụ công nghiệp và dân cư, di cư ra thành phố,
ra nước ngoài làm việc ) hiện nay như thế nào? Tỷ phần đóng góp và xu hướng biến đổi của các nguồn thu nhập này ra sao ?
Thứ ba, vai trò chính phủ trong việc tăng thu nhập của nông dân nên đặt ra như
thế nào đối với nước ta hiện nay? Sự đóng góp của nguồn thu nhập từ NSNN đến thu nhập của nông dân là bao nhiêu? Quan điểm về nguồn thu nhập này như thế nào ?
1.1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, trong bối cảnh hiện nay thu nhập của nông dân bao gồm những
nguồn nào? Xu hướng biến đổi của các nguồn thu nhập này như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân? Nhà nước có vai trò như thế nào đến việc nâng cao thu nhập của nông dân ?
Thứ hai, thực trạng thu nhập và biến đổi thu nhập của nông dân Hải Phòng
hiện nay như thế nào? Cơ chế chính sách, các yếu tố lao động, đất đai, vốn, khoa học công nghệ, sự phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, sự phát triển thị trường lao động, sự phát triển các KCN, CCN, công tác quản lý nhà nước có ảnh hưởng như thế nào (tăng, giảm) đến thu nhập của nông dân ?
Thứ ba, làm thế nào để nâng cao thu nhập của nông dân Hải Phòng những năm tới ?
Trang 201.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án này tác giả tiếp cận thu nhập của hộ theo nhóm hộ chuyên ngành tức là hộ thuần nông và hộ hỗn hợp; đồng thời phối hợp với các cách tiếp cận khác để tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân yếu của các nhóm hộ này
để có những kiến nghị giải pháp cho phù hợp với từng loại hộ
Tiếp cận thực nghiệm: Để nghiên cứu thu nhập của nông dân Hải Phòng, đề tài
tiến hành nghiên cứu lý thuyết về những nguồn cơ bản trong việc hình thành thu nhập của người nông dân, các yếu tố tác động và tiêu chí đánh giá Trên cơ sở đó, đề tài phân tích thực trạng thu nhập của nông dân một số nước trên thế giới và một số tỉnh, thành phố nước ta cũng như của Hải phòng để phân tích đánh giá thực trạng thu nhập của người nông dân, sự biến động trong cơ cấu thu nhập của nông dân, những nhân tố tác động đến biến đổi thu nhập và kiến nghị các chính sách hỗ trợ của chính quyền trung ương, địa phương trong việc tăng thu nhập của nông dân trên địa bàn
Tiếp cận hệ thống: Theo cách tiếp cận này, đề tài trước tiên sẽ làm rõ môi
trường kinh tế xã hội của đối tượng nông dân ở Hải Phòng; xác định yếu tố tác động đến việc đảm bảo việc làm, tăng thu nhập của người nông dân Hải Phòng; các giải pháp tăng thu nhập đối với người nông dân Hải Phòng; các hành vi, động lực của các bên tham gia cũng như cơ chế hoạt động, phối hợp để thực hiện những mục tiêu đảm bảo nâng cao thu nhập đối với người nông dân ở Hải Phòng là những yếu tố phân tích không thể thiếu trong cách tiếp cận hệ thống
Trang 21Tiếp cận liên ngành: trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường, đẩy mạnh
CNH, HĐH, cơ cấu thu nhập của nông dân không chỉ được hình thành từ sản xuất nông nghiệp mà còn từ các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ Mục tiêu nâng cao thu nhập đối với nông dân không chỉ phụ thuộc vào trách nhiệm và năng lực của Sở chủ quản, trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà còn là trách nhiệm của Sở Công thương, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, cũng như các quận huyện…và các đơn vị chức năng trực thuộc sự quản lý của các phòng ban ở các Sở này Xuất phát từ đó, việc nghiên cứu thu nhập của nông dân phải được tiếp cận theo hướng liên ngành, phân tích sự phối kết hợp trong tổ chức triển khai hoạt động của các cơ quan quản lý của chính quyền địa phương trên địa bàn nghiên cứu Cách tiếp cận này do đó giúp đề tài có cái nhìn tổng quát đối với vấn đề đảm bảo nâng cao thu nhập đối với nông dân ở Hải Phòng hiện nay
1.2.2 Khung nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
1.2.2.1 Khung phân tích của luận án
Thứ nhất, các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ được nhìn nhận
như là các yếu tố đầu vào của thu nhập Các nhân tố này bao gồm môi trường luật pháp, cơ chế chính sách, mức độ dồi dào của các yếu tố sản xuất, sự phát triển của nền kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng và thị trường và tổ chức quản lý của nhà nước
Thứ hai, kết quả thu nhập với tư cách là kết quả đầu ra, được thể hiện trên
phương diện số lượng như quy mô thu nhập, tốc độ tăng thu nhập và cơ cấu thu nhập của nông hộ và trên phương diện chất lượng thu nhập như tỷ lệ tích lũy trong thu nhập, chất lượng cuộc sống, giảm đói nghèo, khả năng thanh toán các dịch vụ xã hội
Thứ ba, các giải pháp tăng thu nhập của nông dân liên quan đến hoàn thiện môi trường chính sách, tổ chức quản lý, nâng cao mức độ dồi dào của các yếu tố sản xuất và phát triển công nghiệp, phát triển thị trường, phát triển các ngành nghề, các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn
Trang 22Khung phân tích được thể hiện ở sơ đồ 1.1
Đối với nông hộ, để đơn giản và không gây nhiễu cho quá trình điều tra,
nghiên cứu này thiết kế bộ phiếu điều tra thu thập dữ liệu về tổng thu nhập của nông
hộ dựa trên 8 nguồn hình thành: (1) Từ trồng trọt chăn nuôi, (2) Từ nuôi trồng thủy sản, (3)Từ sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp, (4) Từ làm công làm thuê, (5) Từ bán hàng, vận chuyển hàng hóa cho các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, (6) Từ người thân gửi về, (7) Từ trợ giúp trợ cấp chuyển giao của chính phủ và cộng đồng, (8) Từ các khoản thu khác
Để đảm bảo tính chính xác cho quá trình điều tra, ngoài việc để đối tượng phỏng vấn tự điền số thực vào từng hợp phần hình thành thu nhập, nghiên cứu sử dụng thang đo danh nghĩa (còn gọi là thang đo định danh hoặc thang đo phân loại) nhằm thực hiện kiểm tra chéo giữa tổng thu nhập thực tế của từng hộ với ví trí mà chủ hộ xác định theo 5 nhóm phân vị
độ tăng thu nhập
- Các chỉ tiêu về chất như tỷ lệ tích lũy, bất bình đẳng, chất lượng cuộc sống, khả năng thanh toán các dịch vụ
xã hội
Chỉ tiêu nghiên cứu
- Các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu ra
- Các chỉ tiêu phân tích nguồn lực đầu vào
Giải pháp tăng thu nhập
Trang 23Đối tượng được điều tra các gia đình nông dân sống ở các huyện An Lão (Xã
An Thắng, Tân Viên, An Tiến), huyện Vĩnh Bảo (Xã Cộng Hiền, An Hòa, Trung Lập), Huyện Kiến An (phường Tràng Minh, Nam Sơn, Văn Đầu)
Vì thu nhập của nông hộ được tính toán dựa trên hàm sản xuất, chính vì thế,
đề tài tiến hành thiết kế những câu hỏi để lấy được những thông tin về liên quan đến lao động, đất đai, vốn và công nghệ Ngoài ra, để nghiên cứu thu nhập trong điều kiện tác động của CNH, HĐH, các câu hỏi còn chú ý đến tình trạng các hộ
có và không có người di cư ra thành phố làm việc, có và không có hoạt động dịch vụ các KCN
Cụ thể như sau, để có được thông tin: (i) về lao động, đề tài thiết kế các câu hỏi để biết về tình hình nhân khẩu của gia đình, gia đình có bao nhiêu lao động và bao nhiêu đối tượng ăn theo cũng như có bao nhiêu lao động đang cùng làm việc với gia đình ở quê nhà và bao nhiêu lao động rời gia đình đến nơi khác làm việc; (ii)
về đất đai, việc trả lời câu hỏi điều tra sẽ cho biết diện tích các loại đất dùng cho sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp của hộ; (iii) về vốn, các câu hỏi phỏng vấn sẽ giúp tác giả có được tổng giá trị tài sản tính ra tiền thông qua tư liệu sản xuất mà nông hộ sở hữu, vốn lưu động của hộ, số tiền mà nông hộ có khả năng huy động thông qua người thân, hoặc ngân hàng để phục vụ sản xuất; (iv) về trình độ công nghệ, các câu hỏi phỏng vấn hướng đến trình độ văn hóa của chủ hộ, đến việc chủ
hộ đã được tham gia các lớp đào tạo hay chưa và ngành nghề hiện tại mà nông hộ đang theo đuổi là gì? Đây là những tiêu chí đơn giản và hiệu quả để đánh giá trình
độ công nghệ của nông dân bởi có được học vấn tốt (từ trung học phổ thông trở lên)
sẽ giúp cho người dân dễ dàng tiếp thu và ứng dụng thành quả khoa học kỹ thuật vào sản xuất; việc tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cũng giúp ích rất lớn trong việc nâng cao phương thức sản xuất của gia đình, từ đó gia tăng thu nhập;
và các ngành nghề ít đòi hỏi kỹ năng với những ngành nghề đòi hỏi kỹ năng cũng ảnh hưởng khác nhau đến thu nhập của nông hộ; (v) Sự tác động của CNH, HĐH đến thu nhập của nông hộ có được từ việc phân tích các loại thu nhập từ thứ 3 đến thứ 6 trong 8 loại thu nhập như đã trình bày trên đây
Trang 24Để đánh giá tác động của việc biến đổi thu nhập, các câu hỏi được thiết kế trong bảng hỏi không chỉ giúp tác giả có được các nguồn hình thành và tổng thu nhập trong ba năm liên tiếp từ 2010-2012 mà những câu hỏi còn giúp tác giả thu thập được các chi tiêu của nông hộ trong 3 năm từ 2010 đến 2012 Các hợp phần của chi tiêu được cụ thể hóa thông qua 5 khoản chi lớn đó là: (i) Chi lương thực thực phẩm, quần áo, đồ uống; (ii) Chi học tập cho gia đình; (iii) Chi y tế, chăm sóc sức khỏe; (iv) Chi sửa chữa, mua sắm đồ dùng phục vụ sinh hoạt và (v) chi khác Thông qua các khoản chi này, tác giả tiến hành phần tích các gia đình nông hộ khác nhau sẽ ưu tiên cho các mức chi tiêu ra sao? Cũng chính từ mức độ chi tiêu của các nông hộ tác giả sẽ biết được mức sống và chất lượng cuộc sống thông qua thống kê
về tài sản và nhà ở mà nông hộ sở hữu ở năm 2012
Thu nhập của nông hộ được hình thành từ sự tham gia của người dân vào thị trường lao động và các nguồn trợ giúp từ phía chính quyền trung ương và địa phương Bộ phiếu điều tra do đó đưa ra các câu hỏi để xem xét nhận định của người dân về môi trường luật pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ người dân gia tăng thu nhập thông qua các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy thị trường lao động trong khu vực nông thôn ở Hải Phòng thời gian qua như thế nào? Đâu là những khó khăn, hạn chế mà người dân đang phải đối mặt trong vấn đề gia tăng thu nhập của nông hộ
Đối với bộ phiếu dành cho cán bộ địa phương, đề tài hướng đến nhóm đối
tượng đang đảm nhiệm các chức vụ quản lý tại các phường, xã, những cán bộ làm tại các phòng ban chức năng (thống kê, lao động, nông nghiệp, ) ở một số địa bàn
có nông dân tham được điều tra Các bảng hỏi này nhằm thu thập được đánh giá cảm nhận của các đối tượng có liên quan về môi trường luật pháp, cơ chế chính sách của nhà nước, về tổ chức quản lý, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý các cấp và khả năng của nông dân trong việc nâng cao thu nhập nhằm giúp đề tài có cái nhìn
đa chiều đối với những vấn đề về tình trạng thu nhập và biến đổi về đời sống của người dân trên địa bàn các huyện, xã của Hải Phòng mà đề tài tiến hành điều tra, phỏng vấn nông dân
Để thực hiện đánh giá mức độ cảm nhận, luận án sử dụng thang đo Likert 5 điểm Việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình (Mean) đánh giá đối với từng yếu
tố tác giả quy ước:
Trang 25- Mean < 2,50: Mức thấp
- Mean = 2,50 – 3.24: Mức trung bình
- Mean = 3.25 – 3.49: Mức trung bình khá
- Mean = 3.50 – 3.99: Mức khá
- Mean = 4.00 trở lên: Mức cao
Qua bộ điều tra đối với nhóm đối tượng là cán bộ quản lý, đề tài hướng tới việc
có được đánh giá từ đối tượng quản lý về mức độ hợp lý của các (i) chính sách hiện hành liên quan đến việc phát triển thị trường lao động trong khu vực nông thôn; (ii) thực trạng việc làm của nông dân trên địa bàn điều tra; (iii) các yếu tố từ môi trường pháp lý của địa phương có tác động như thế nào đến tình trạng việc làm và thu nhập của nông dân Hải Phòng Từ đó tiến hành so sánh mức độ chênh lệch giữa nhận xét, đánh giá của nhóm đối tượng thụ hưởng và nhóm đối tượng thực thi những chính sách này Đây là cơ sở khoa học nhằm giúp đề tài đề xuất những chính sách nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn giai đoạn tới
Ảnh hưởng của thực thi chính sách hiện hành của chính quyền địa phương đến thu nhập của hộ nông dân được đánh giá dựa trên nhận định của những đối tượng này
về việc tác động của việc thực thi các chính sách hiện hành Theo phiếu được thiết kế, nếu đánh giá bình quân của những đối tượng nông dân được phỏng vấn ở gần 5, điều đó có nghĩa là việc thực thi các chính sách tác động lên thị trường lao động của chính quyền trung ương và địa phương có ảnh hưởng tích cực đến nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuốc sống của họ; ngược lại khi đánh giá bình quân từ những đối tượng nông dân được phỏng vấn ở gần 1 thì các tác động từ chính sách của chính quyền trung ương và địa phương lên thị trường lao động ít có ảnh hưởng đến nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của những đối tượng này 1.2.2.3 Kỹ thuật thiết kế bảng hỏi
- Căn cứ vào giáo trình Điều tra xã hội học của Trần Thị Kim Thu (2012) khi
thiết kế bảng hỏi này tác giả xây dựng trình tự câu hỏi đi theo từng nhóm câu hỏi:
Nhóm thứ nhất: câu hỏi lọc nhằm giúp tác giả xác định được nhóm đối tượng điều tra theo quy mô nhân khẩu (lao động), vốn (giá trị tài sản chi sản xuất) và trình độ công nghệ (khả năng áp dụng kiến thức vào các ngành nghề mà nông hộ tham gia)
Trang 26Nhóm thứ hai: câu hỏi sự kiện, nhóm câu hỏi này nhằm giúp tác giả thu nhận những thông tin cụ thể, nội dung cụ thể như diện tích đất cho sản xuất của gia đình, các khoản hình thành thu nhập, các khoản chi tiêu của nông hộ ở những năm 2010,
2011, 2012
Nhóm câu hỏi thứ ba: câu hỏi đóng, các câu hỏi này giúp cho tác giả có được các nhận định cụ thể nhóm đối tượng được điều tra đối với các yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi thu nhập của các loại nông hộ
Nhóm câu hỏi thứ tư: Câu hỏi mở, các câu hỏi này đễ xem xét thái độ, phản ứng của đối tượng được trả lời đối với các yếu tố ảnh hưởng đến việc biến đổi thu nhập của nông hộ
- Về cấu trúc bảng hỏi Đối với phiếu điều tra nông hộ, bảng hỏi được chia
thành 3 phần chính: (i) Các thông tin chung về tình trạng nông hộ Ở phần này, các câu hỏi tập trung thu thập những thông tin cơ bản như tên chủ hộ, trình độ văn hóa của chủ hộ, sự tham gia của chủ hộ vào các khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao thu nhập, tình hình nhân khẩu của hộ, (ii) Các thông tin liên quan việc làm, thu nhập và đời sống của nông hộ Trong phần này, bảng hỏi sẽ tập trung làm
rõ thực trạng về nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thông qua các số liệu về diện tích đất phục vụ sản xuất, giá trị tài sản phục vụ sản xuất, vốn tài chính cho hoạt động của sản xuất của gia đình , các thông tin liên quan đến các nguồn hình thành thu nhập và các khoản chi tiêu của nông hộ cũng được thiết kế
để giúp tác giả có được đánh giá chuẩn xác về tình hình biến đổi thu nhập của nông
hộ do những khác biệt về vốn, lao động và công nghệ Sự khác biệt về thu nhập, chi tiêu của các nông hộ tất yếu ảnh hưởng đến tình hình sở hữu tài sản Chính vì vậy, việc sở hữu các tài sản có giá trị khác nhau của những nông hộ được điều tra là bằng chứng có sức thuyết phục để đánh giá chất lượng cuộc sống của các nông hộ do sự khác nhau về vốn, lao động và công nghệ; (iii) Nhóm câu hỏi thứ ba, dành cho đối tượng nông hộ tham gia trả lời phỏng vấn bảng hỏi được thiết kế để thu thập những thông tin về nhận định của người dân về những khó khăn mà họ đang phải đối mặt trong việc nâng cao thu nhập, cũng như những định hướng của đối tượng nông dân trong việc nâng cao thu nhập của gia đình họ trong giai đoạn sắp tới
Trang 27Đối với phiếu điều tra cán bộ quản lý, thì bảng hỏi được thiết kế với hai hợp phần chính: (i) Thu thập những thông tin cơ bản của đối tượng cán bộ quản lý trả lời phỏng vấn như: họ tên, giới tính, đơn vị công tác (ii) Những thông tin liên quan đến đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý đối với tình trạng biến đổi kinh tế,
xã hội ở khu vực nông thôn, những đánh giá của đội ngũ này về các biện pháp chính sách nhằm hỗ trợ người lao động tiếp cận tốt hơn tới thị trường lao động cũng như quan điểm của họ đối với phương thức hỗ trợ nông hộ gia tăng thu nhập trong những năm tới
1.2.2.4 Chọn mẫu điều tra
Thứ nhất về chọn đối tượng điều tra
- Về khảo sát hộ nông dân, tác giả sẽ tiến hành khảo sát trên địa bàn 2 huyện,
và một quận Trong mỗi quận, huyện quận tiến hành điều tra 3 phường, xã Tổng số phiếu cho 1 phường/xã là 24 hộ nông dân, trong đó có 12 Hộ thuần nông và 12 Hộ sản xuất kinh doanh hỗn hợp Như thế, tổng số phiếu khảo sát Hộ nông dân mỗi huyện là 72 phiếu, toàn thành phố là 216 phiếu; trong đó, 108 phiếu cho Hộ thuần nông và 108 phiếu cho Hộ sản xuất kinh doanh hỗn hợp
- Về phỏng vấn, tác giả đã phỏng vấn 168 phiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp
sở, huyện và xã, trong đó có 22 cán bộ lãnh đạo và 146 chuyên viên
Thứ hai, tình hình trả lời phiếu điều tra
1) Tình hình hộ nông dân trả lời phiếu điều tra Với 203 phiếu thu về phỏng
vấn đối tượng nông dân ở các huyện An Lão (Xã An Thắng, Tân Viên, An Tiến), huyện Vĩnh Bảo (Xã Cộng Hiền, An Hòa, Trung Lập), Huyện Kiến An (phường Tràng Minh, Nam Sơn, Văn Đầu) đề tài thu về được 203 phiếu Mặc dù số lượng và
tỷ lệ giữa nông hộ thuần nông và nông hộ làm các ngành nghề hỗn hợp là tương đối ngang bằng trong bộ điều tra này, tuy nhiên khi xét về các tiêu chí học vấn, trình độ, nhân khẩu, số lượng lao động, giá trị tài sản phục vụ sản xuất… lại có sự khác biệt đáng kể giữa các hộ được điều tra
2) Tình hình cán bộ quản lý các cấp trả lời phiếu điều tra Luận án này đã thu
về 168 phiếu để điều tra cán bộ quản lý ở 3 quận, 9 xã và các chuyên viên ở các Sở Nông nghiệp, Sở Lao động và Chi cục Thống kê của thành phố Theo kết quả trả lời
Trang 28phỏng vấn, cán bộ lãnh đạo trả lời phỏng vấn là 22 người, tuy nhiên đối với nhóm đối tượng làm việc ở cấp thành phố, phiếu điều tra chỉ tập trung vào đội ngũ chuyên viên, còn lại ở các quận và huyện thì bộ phiếu điều tra bao gồm cả đánh giá của lãnh đạo và chuyên viên Cũng theo kết quả điều tra, tổng số cán bộ cấp quận, huyện phường xã tham gia trả lời phỏng vấn chiếm đến hơn 80%; số còn lại thuộc về cán
bộ làm ở các Sở
1.2.2.5 Phương pháp xử lý dữ liệu
Đề tài sử dụng công cụ exell và phương pháp thống kê mô tả để so sánh, phân tích tình hình biến đổi thu nhập qua các năm, tình trạng tích lũy, sở hữu tài sản của nông hộ, đồng thời tiến hành đánh giá các nhận định của nông dân và đối tượng quản lý về việc thực thi các chính sách hiện hành có tác động đến việc làm, thu nhập của những hộ gia đình nông dân trên địa bàn thành phố Hải Phòng
1.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu và tính toán trong luận án
1.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu ra
1.3.1.1.Các chỉ tiêu đánh giá thu nhập về lượng
Thứ nhất, Quy mô thu nhập
Theo quan điểm của Pantazis, thu nhập của người dân được xác định là các khoản thu từ việc làm tự tạo, từ cho thuê tài sản, đến các khoản chuyển khoản mà họ
là đối tượng thụ hưởng [100] Từ quan điểm của Pantazis chúng tôi cho rằng thu nhập của người dân nói chung, nông dân nói riêng được hình thành từ việc các thành viên trong gia đình trực tiếp tham gia vào thị trường lao động, các khoản thu từ trợ giúp trực tiếp bằng tiền của chính phủ và các khoản hỗ trợ từ người thân gửi về
Các khoản thu từ vay ngân hàng, bạn bè hay thậm chí từ việc bán tài sản … đều không được tính vào thu nhập của hộ nông dân bởi những khoản thu này được huy động từ vay mượn và gia đình sẽ phải tích góp để trả nợ, hoặc từ bán tài sản, cái
mà gia đình đã tích góp được Nghiên cứu này không cho rằng thu từ bảo hiểm là một trong những nguồn hình thành thu nhập của nông hộ bởi muốn nhận được khoản tiền này thì đối tượng thụ hưởng phải tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm
xã hội tối thiểu 20 - 25 năm Tuy nhiên, sự tham gia đóng góp của nông dân Việt
Trang 29Nam hiện nay vào hệ thống bảo hiểm còn rất hạn chế, số người khả năng nhận thu nhập từ bảo hiểm do đó không nhiều Thu nhập của hộ nông dân do đó được tính toán trong nghiên cứu này như sau:
Yse = ∑(Iagr , Ip-agr , Is-agr , Bgov, Sf), trong đó
Yse : Thu nhập thực tế của hộ gia đình
Iagr : Thu từ hoạt động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động nông nghiệp khác) sau khi trừ các chi phí sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, chi phí nông nghiệp khác)
Is-agr : Thu từ hoạt động dịch vụ sau khi trừ các chi phí sản xuất phi đầu vào dịch vụ của nông dân lúc nông nhàn
Ip-agr : Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi trừ các chi phí sản xuất phi kinh doanh của nông dân lúc nông nhàn
Bgov: Hỗ trợ trực tiếp của chính phủ cho các gia đình nông dân thuộc diện nghèo và cận nghèo (hỗ trợ tiền điện hàng tháng, hỗ trợ bảo hiểm y tế, hỗ trợ học phí cho con em hộ nghèo đi học, hỗ trợ gạo….)
Sf: Số tiền mà đi xa gửi về hỗ trợ người thân đang sống ở quê nhà
Từ đó, luận án cụ thể hóa công thức xác định cơ cấu thu nhập như sau:
Y= ∑ N + P + C + T + K
Trong đó
N: Thu nhập từ nông nghiệp
P: Thu nhập phi sản xuất nông nghiệp
C: Các khoản thu nhập chuyển giao của Nhà nước
T: Thu nhập phục vụ các khu công nghiệp và chuyển giao từ người thân K: Các khoản thu nhập khác
Vì các nông hộ có thu nhập khác nhau, tình trạng nhân khẩu của các nông hộ cũng không giống nhau, chính vì vậy cần xác định thu nhập bình quân nhân khẩu Công thức tình toán thu nhập bình quân nhân khẩu được xác định như sau:
∑
∑
=
L Y Ii
Trang 30Trong đó:
Y: Tổng thu nhập của nông hộ
L: Tổng nhân khẩu của nông hộ
Ii: Thu nhập bình quân nhân khẩu
Thứ hai, cơ cấu (tỷ trọng) của thu nhập:
Do thu nhập của nông hộ được hình thành từ nhiều hợp phần khác nhau, chính vì thế việc xác định mức độ đóng góp của từng hợp phần vào tổng thu nhập của nông hộ
là điều cần thiết Tỷ lệ đóng góp khác nhau cho biết những ưu thế của từng nhóm nông
hộ trong việc huy động nguồn thu của gia đình Công thức xác định tỷ phần đóng góp của từng nguồn thu vào tổng thu nhập của gia đình được xác định như sau:
Y
Y y
1
Trong đó, Yi: Nguồn thu nhập từ hợp phần Yi
yi: Tỷ phần đóng góp của hợp phần Yi trong tổng thu nhập của nông hộ
: Tổng thu nhập của nông hộ
Thứ ba, tốc độ tăng thu nhập của nông hộ:
Tốc độ tăng thu nhập của nông hộ là tỷ lệ phần trăm giữa hiệu số thu nhập của năm i trừ thu nhập năm i-1 chia cho thu nhập của năm i-1 Nếu ký hiệu tốc độ tăng thu nhập của năm i là ti thì:
1
) 1 (
t i
1.3.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh thu nhập của nông hộ về mặt chất
Thứ nhất, chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tích lũy Chỉ tiêu này được đo bằng tỷ số của
số chênh lệch thu nhập sau chi phí trừ số chi tiêu của hộ so với thu nhập sau khi trừ
chi tiêu của hộ gia đình
Thứ hai, chỉ tiêu phản ánh khoảng cách thu nhập hay bình đẳng thu nhập
Có hai phương pháp đo lường sự bất bình đẳng
Một là, đo lường bất bình đẳng ở trạng thái tĩnh dựa trên đường cong Lorenz
về phân phối tần suất Từ đó chỉ ra một số độ đo tĩnh của sự bất bình đẳng thường
Trang 31gặp trong các tài liệu sách báo kinh tế học như: Hệ số α của Parebo, phương sai của Log của thu nhập, hệ số gini, các chỉ số bất bình đẳng của Elteto- Frigyes, độ đo thông tin của Theil Hai là, đo lường bất bình đẳng ở trạng thái động
Ở đây chúng tôi tiếp cận phân tích bất bình đẳng trong thu nhập bằng đường cong Lorenz Đường cong Lorenz trong phân phối thu nhập chỉ rõ mối quan hệ giữa
% cộng dồn của tổng thu nhập và % cộng dồn của dân số Theo định nghĩa đường cong này gặp đường 450 ở góc bên trái tại điểm 0 nghĩa là 0% của người nhận được 0% thu nhập, và ở góc bên phải tại điểm nghĩa là 100% của người nhận được 100% của thu nhập
0
Hình 1.1 Đường cong Lorenz
Trường hợp đặc biệt khi chỉ có một người có thu nhập còn tất cả những người khác không có thu nhập thì nó sẽ đi theo đường bên phải dưới và bên phải của hình
vẽ Trường hợp chung, đường cong Lorenz nằm phía dưới đường 450 Sự bất bình đẳng càng lớn thì đường cong nằm càng xa đường 450
Thứ ba, chỉ tiêu phản ánh mức độ đói nghèo trong nông thôn: dựa trên cơ sở công bố của tổng cục thống kê hàng năm
% Cộng dồn trong dân số
% Cộng dồn
trong thu nhập
Trang 32Thứ tư, chỉ tiêu phản ánh mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân như tỷ lệ người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế, tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT của nông dân, tỷ lệ trẻ em đi học các trường phổ thông
1.3.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu về yếu tố đầu vào
1.3.2.1 Tác động của sự phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng
và thị trường lao động Có nhiều cách tiếp cận cách tính tác động của công
nghiệp hóa và thị trường lao động Ở đây chỉ đề cập trên hai khía cạnh
+ Sự biến đổi của ngành nghề của hộ: các ngành nghề khác nhau đem lại thu
nhập khác nhau cho từng hộ gia đình Với những gia đình chỉ làm nông nghiệp thuần túy tất yếu thu nhập sẽ thấp hơn so với những hộ gia đình mà các thành viên tham gia làm nhiều ngành nghề Nói cách khác những hộ hỗn hợp thường có thu nhập tốt hơn so với hộ thuần nông
+ Chuyển dịch lao động theo hướng di cư ra thành phố làm việc và dịch vụ phát triển KCN, tham gia vào thị trường lao động quốc tế Trong lý thuyết kinh tế mới của
di cư lao động Stark và Bloom (1985) cho rằng quyết định thực hiên di cư tìm việc làm không chỉ nên được giải thích ở mức độ cá nhân người lao động, mà sự giải thích này cần được mở rộng thêm đến các thực thể xã hội Một trong các thực thể xã hội
mà họ đưa vào giải thích là các hộ gia đình Các hộ gia đình có xu hướng tránh được rủi ro khi thu nhập của hộ gia đình tăng lên bởi tiền gửi về của những thành viên di
cư tìm việc làm Đồng thời sự phát triển các KCN làm xuất hiện nhu cầu cung ứng các dịch vụ hàng hóa cho người lao động cũng như phục vụ quá trình di chuyển,… 1.3.2.2 Mức độ dồi dào của các yếu tố sản xuất
- Quy mô hộ về nhân khẩu và lao động: Được đo bằng số thành viên, nhân
khẩu hoặc số lao động đang sống cùng gia đình trong khu vực nông thôn, bao gồm (i) những người trong độ tuổi lao động và đang tham gia vào thị trường lao động; (ii) những người ngoài độ tuổi lao động và (iii) những người đang theo học Quy mô
hộ của gia đình mà nhiều lao động tham gia vào thị trường lao động thường có thu nhập cao hơn so với những hộ ít lao động tham gia vào thị trường lao động
Trang 33- Đất đai: Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất hàng đầu của
nông hộ Do bối cảnh đất hẹp, người đông, diện tích đất đai cho sản xuất bị sụt giảm, đề tài tính đất đai bằng m2
- Vốn phục vụ sản xuất: Thông thường, khi muốn mở rộng sản xuất, nhà đầu tư
không chỉ sử dụng nguồn vốn tích lũy của bản thân mà còn huy động nguồn tiền từ ngoài xã hội Đối với bản thân người nông dân, khi mà thu nhập hạn chế, khả năng tích lũy không cao, khi quyết định mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất, người nông dân phải tiến hành huy động vốn từ bên ngoài Cũng giống như những đối tượng khác, nguồn bên ngoài mà người nông dân có thể tiếp cận để vay vốn là từ các ngân hàng hoặc thông qua người quen, họ hàng Vốn được tính bằng 1000 đồng
- Trình độ khoa học công nghệ Trình độ khoa học công nghệ thể hiện ở chỗ
ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và trình độ kỹ năng của người lao động Do việc điều tra xác định việc ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất là khó khăn, nên chúng tôi đề cập đến hai yếu tố:
+Trình độ học vấn của chủ hộ: học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng đến nhận thức về việc làm của chủ hộ Các chủ hộ có trình độ học vấn (văn hóa) cao thường
dễ dàng tiếp thu những kiến thức khoa học công nghệ để đưa vào áp dụng trong sản xuất hơn so với những chủ hộ có trình độ học vấn ở mức thấp hơn Điều này tác động không nhỏ đến sự biến đổi thu nhập của các nông hộ
+ Trình độ chuyên môn được đào tạo: Các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp
vụ ngắn hoặc dài ngày đều giúp cho đối tượng lao động có thêm những kiến thức mới về sản xuất kinh doanh, nhìn nhận được những cơ hội kiếm thêm thu nhập 1.3.2.3 Luật pháp và cơ chế, chính sách về thu nhập và tổ chức quản lý như chính sách đất đai, chính sách thuế, phí và lệ phí
Chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở phân tích định tính như sự đồng bộ, tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính công bằng của môi trường luật pháp và cơ chế chính sách; công tác quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển NN,NT, phát triển các vùng chuyên canh, thâm canh, phát triển Khu kinh tế, Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, Khu chế xuất, phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, sự hoạt động của tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, sự hỗ trợ và phối hợp của các tổ chức kinh tế xã hội khác trên địa bàn
Trang 34TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận án đã làm rõ những vấn đề sau đây:
1) Đã tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến xu thế đa dạng hóa việc làm và thu nhập của nông dân trong bối cảnh hiện nay Trên cơ sở đó chỉ ra những khoảng trống để lựa chọn cho mục tiêu nghiên cứu của luận án Theo tác giả luận án, nhìn chung, các nghiên cứu đã đề cập được xu hướng tất yếu của chuyển đổi việc làm, chuyển đổi ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển đổi cơ cấu thu nhập cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân trong bối cảnh hiện nay Tuy vậy các nghiên cứu chưa đánh giá được một cách thấu đáo, có sức thuyết phục nhiều vấn đề như tác động của việc ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất làm tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất sản phẩm nông nghiệp của nông dân hiện nay như thế nào? Vì sao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất của nông dân đến nay vẫn còn thấp ? tác động của sự phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN) đến việc chuyển đổi việc làm, ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp và thu nhập của nông hộ (như lao động chuyển sang làm việc tại các KCN, CCN, hoạt động thương mại dịch vụ phục vụ công nghiệp và dân cư, di cư ra thành phố, ra nước ngoài làm việc ) hiện nay như thế nào? Tỷ phần đóng góp và xu hướng biến đổi của các nguồn thu nhập này ra sao
? Chính phủ có vai trò như thế nào trong việc tăng thu nhập của nông dân nên đặt ra như thế nào đối với nước ta hiện nay? Sự đóng góp của nguồn thu nhập từ NSNN đến thu nhập của nông dân là bao nhiêu? Quan điểm về nguồn thu nhập này như thế nào ? 2) Đã đề xuất mô hình nghiên cứu, khung phân tích và phương pháp nghiên cứu của luận án
Trang 35CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
2.1 Khái quát lịch sử tư tưởng về thu nhập của người lao động
2.1.1 Những nghiên cứu về thu nhập của người lao động từ A.Smith đến C.Mác [9]
Trong lịch sử tư tưởng kinh tế, các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển, các nhà kinh tế chính trị tiểu tư sản, xã hội chủ nghĩa không tưởng và C.Mác đã đặt nền móng
và từng bước tiến sâu vào vạch rõ nguồn gốc và bản chất của các khoản thu nhập Ở đây chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu lý thuyết thu nhập của người lao động làm thuê 2.1.1.1 Lý thuyết thu nhập của người lao động của Adam Smith và David Ricardo Adam Smith là một nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở nước Anh và trên thế giới Ông là một trong những bậc tiền bối lớn của C.Mác Trong những tác phẩm của mình, A.Smith đã trình bày một cách khá hệ thống các lý thuyết kinh tế, trong đó có lý thuyết về tiền lương và thu nhập của người lao động đã làm cho ông nổi tiếng
Theo ông trong xã hội "nguyên thuỷ" trước chủ nghĩa tư bản, thì toàn bộ sản phẩm thuộc về người lao động Điều đó có nghĩa là A.Smith đã khẳng định rằng một khi người lao động làm việc bằng chính những tư liệu sản xuất và ruộng đất của mình, thì lẽ công bằng là người sản xuất đó phải nhận được sản phẩm toàn vẹn của lao động của họ
Ông khẳng định trong điều kiện của xã hội tư bản, tức là khi sở hữu tư bản chủ nghĩa xuất hiện, người lao động bây giờ mất hết tư liệu sản xuất buộc phải trở thành người làm thuê cho chủ tư bản Trong điều kiện như vậy, người làm thuê chỉ nhận được một số tiền từ phía chủ sau khi đã làm việc cho chủ với một thời gian nhất định Số tiền đó được gọi là tiền lương Vậy lúc này tiền lương của những người công nhân làm thuê không phải là toàn bộ giá trị sản phẩm lao động của họ, thực ra
nó chỉ là một bộ phận giá trị đó
Trang 36Adam Smith xác định cơ sở của lượng tiền lương là giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân làm thuê và giáo dục, nuôi dưỡng con cái anh ta để có thể đưa ra thay thế trên thị trường lao động
Ông chỉ ra mức bình thường của tiền lương và cho rằng tiền lương phải đạt được ở mức (giới hạn) tối thiểu Theo A.Smith, tiền lương không được hạ thấp quá giới hạn đó, vì người ta bao giờ cũng có khả năng sống bằng lao động của mình và nếu như thấp hơn giới hạn tối thiểu này sẽ là thảm hoạ cho sự tồn tại của các dân tộc
Adam Smith đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương và khẳng định trước hết là mức tiền lương phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước Bằng những cứ liệu khoa học ông chỉ ra rằng mức lương thấp hơn giới hạn tối thiểu chỉ có ở những nước đang diễn ra sự thoái hoá về kinh tế Chẳng hạn,
ở Ân Độ đang bị các công ty Đông Ấn của Anh thống trị và ở Trung Quốc thì tiền lương chỉ cao hơn mức tối thiểu không đáng kể vì ở đây nền kinh tế đang bị trì trệ Còn ở những nước đang có nền kinh tế phát triển mạnh, trong tiền lương, ngoài mức tối thiểu ra thì còn có một phần khác cao hơn Phần này do định mức tiêu dùng truyền thống, mức sống văn hoá quyết định Ví dụ tiền lương ở Mỹ cao hơn tiền lương ở Anh vì ở Mỹ trình độ phát triển kinh tế cao hơn (tăng trưởng và phát triển nhanh hơn) Thứ đến, A.Smith còn chỉ ra những nhân tố khác ảnh hưởng đến tiền lương như: điều kiện sản xuất khác nhau trả công khác nhau, những công việc mang tính chất thời vụ được trả công khác với các công việc khác, tiền lương cao khi sử dụng những đối tượng lao động đắt tiền, quy mô tiền lương phải gắn với trình
độ tay nghề, với việc học tập và đào tạo
Đối lập với quan điểm của các nhà kinh tế học đương thời ủng hộ trả lương theo mức tối thiểu, A.Smith ủng hộ mức tiền lương cao (dễ chịu), vì ông cho rằng tiền lương cao sẽ tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế Cụ thể là tiền lương cao, người lao động phấn khởi tìm mọi cách tăng năng suất lao động, tăng thu nhập quốc dân nói chung Đến lượt mình tăng thu nhập quốc dân dẫn đến khả năng tích luỹ tư bản
và do đó tăng cầu về lao động và suy đến cùng thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh
Trang 37Từ đó ông khẳng định rằng Nhà nước tư sản cũng như các chủ tư bản không
sợ khi trả lương cao cho những người lao động vì cơ chế tự phát thị trường lao động
sẽ tự điều tiết chi phí tiền lương Mặc dù có những tư tưởng hợp lý, khá thiên tài như trên, nhưng A.Smith không thể tránh khỏi hạn chế khi lẫn lộn lao động với sức lao động và coi tiền lương là giá cả của lao động
Tiếp tục sự nghiệp của A.Smith về vấn đề tiền lương, D.Ricardo cho rằng giá trị được tạo ra gồm hai phần: tiền lương và lợi nhuận Và ông đã khẳng định về sự đối kháng giữa tiền lương và lợi nhuận Ông nhận thấy quy luật của tư bản là: năng suất lao động tăng lên, tiền lương giảm và lợi nhuận tăng Ông có ý đồ giải quyết việc xác định tiền lương theo quy luật giá trị nhưng không thành công vì giống như A.Smith, ông vẫn chưa phân biệt được lao động và sức lao động Tuy nhiên, D.Ricardo vẫn xác định đúng tiền công của công nhân phải ngang với giá trị những
tư liệu sinh hoạt tối thiểu cần thiết cho công nhân và gia đình anh ta
Một trong những công lao to lớn của D.Ricardo là phân tích tiền công thực tế
và xác định nó như là một phạm trù kinh tế Ông nhấn mạnh lượng hàng hoá mà người công nhân mua được bằng tiền công chưa quyết định địa vị xã hội của người
đó Sự quyết định tình cảm của công nhân phụ thuộc vào mối tương quan giữa tiền lương và lợi nhuận
Do ảnh hưởng của quy luật nhân khẩu của Thomas Robert Malthus D.Ricardo
đã cho rằng tiền lương cao sẽ làm cho nhân khẩu tăng nhanh, dẫn đến cung về lao động lớn hơn cầu về lao động, và do đó lại làm cho tiền lương hạ xuống, đời sống của công nhân xấu đi là kết quả tất yếu của việc tăng dân số Điều tiến bộ khác trong lý luận tiền lương của ông là ông đã xem xét những người lao động làm thuê
và tiền lương của họ trong mối quan hệ với giai cấp tư sản
Từ việc nghiên cứu khái quát lý luận tiền lương của A.Smith và D.Ricardo cho phép ta rút ra các nhận xét: i) Thành tựu lớn nhất là họ đã đứng vững trên lý luận giá trị lao động để giải thích vấn đề tiền lương; ii) Họ đã đưa ra mức tối thiểu của tiền lương và xác định các nhân tố ảnh hưởng tiền lương làm cơ sở cho việc tính toán, xác định tiền lương trong thực tế; iii) Họ xem xét vấn đề tiền lương trong mối
Trang 38quan hệ giữa các giai cấp cơ bản trong xã hội đó Từ đó đã gián tiếp chỉ ra đâu là khoản thu nhập không lao động, đâu là phần lao động không được trả công sòng phẳng; iv) Cả A.Smith và D.Ricardo đều coi tiền lương là giá cả của lao động, tức
là người lao động đã được trả công một cách sòng phẳng ngang với lao động mà mình đã bỏ ra Đây là điều phi lý dưới chủ nghĩa tư bản
2.1.1.2 Lý luận về thu nhập của S Sismondi
Là một nhà kinh tế học cổ điển có xu hướng bảo vệ sản xuất nhỏ, S Sismondi coi công nhân là người sáng tạo ra của cải vật chất Ông chỉ rõ sự khác nhau giữa thu nhập có lao động của công nhân với thu nhập không lao động của nhà tư bản Theo ông, tiền lương phải ngang bằng toàn bộ giá trị sản phẩm của công nhân
2.1.1.3 Lý luận của C.Mác về tiền lương
Các nhà kinh tế học cổ điển trước C.Mác đã đạt được một số thành tựu nhất định trong việc giải quyết các vấn đề lý luận về tiền lương, lợi nhuận, địa tô Bên cạnh đó họ không thể tránh khỏi những hạn chế, nhầm lẫn quanh co trong việc giải quyết các vấn đề này C.Mác trên cơ sở tiếp thu có phê phán, chọn lọc đã trình bày một cách có hệ thống và khá hoàn chỉnh các vấn đề lý luận nói trên
C.Mác chỉ rõ, công nhân làm việc cho các nhà tư bản trong một thời gian nào
đó, sản xuất ra một lượng hàng hoá nào đó, thì nhận được một số tiền trả công nhất định Tiền công đó chính là tiền lương Tiền lương không phải là giá trị hay
là giá cả của lao động Vì lao động không phải là hàng hoá và không phải là đối tượng mua bán Cái mà công nhân bán cho nhà tư bản chính là sức lao động Do
đó tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động Từ việc giải thích đó C.Mác khẳng định bản chất của tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản là giá trị hay giá cả sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bên ngoài thành giá trị hay giá cả lao động
Mác đã chỉ rõ giá trị sức lao động là giá trị những tư liệu sinh hoạt nuôi sống người công nhân và gia đình anh ta Nó bao gồm cả những yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần lịch sử Vì vậy khi xác định tiền lương phải xác định các yếu tố sau: giá trị
tư liệu sinh hoạt nuôi sống người công nhân và gia đình anh ta; nhu cầu về tinh
Trang 39thần, lịch sử, dân tộc; chi phí học tập, nâng cao trình độ; chi phí nuôi sống người công nhân khi về hưu
C.Mác chỉ ra hai hình thức cơ bản của tiền lương: tiền lương tính theo thời gian và tiền lương tính theo sản phẩm
Tiền lương tính theo thời gian là hình thức tiền lương mà số lượng của nó phụ thuộc vào thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tuần lễ, tháng) Việc nghiên cứu cặn kẽ hình thức trả lương theo thời gian đã giúp chúng ta hiểu rõ những mánh khoé tăng cường bóc lột giá trị thặng dư dưới CNTB
Tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức tiền lương mà số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra, hoặc tuỳ theo khối lượng công việc đã hoàn thành C.Mác chỉ
rõ chế độ trả lương theo sản phẩm dưới CNTB làm cho cường độ lao động tăng lên không ngừng Người lao động làm thuê buộc phải lao động khẩn trương hơn để sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn nhằm hy vọng nhận được số tiền đủ mua những tư liệu sinh hoạt cần thiết Nhưng bằng cách điều chỉnh đơn giá sản phẩm, nhà tư bản cũng
sẽ thu được nhiều giá trị thặng dư hơn
C.Mác cũng chỉ ra sự khác nhau giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực
tế và khẳng định nếu khoảng cách giữa chúng càng lớn thì đó là nguy cơ đối với cuộc sống của người làm công ăn lương Sự biến đổi của tiền lương phụ thuộc nhiều nhân tố: năng suất lao động, trình độ thành thạo của người lao động
2.1.1.4 Nhận xét chung về lý thuyết thu nhập của các nhà kinh tế học cổ điển
và của C.Mác
Nét chung trong lý thuyết phân phối thu nhập của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển và C.Mác là các lý thuyết này đều được xây dựng trên cơ sở lý thuyết giá trị- lao động, thu nhập là bộ phận giá trị mới do lao động của người sản xuất tạo ra trong quá trình sản xuất (V+M) sau khi đã trừ đi những chi phí vật chất (C) Phần giá trị mới đó bao gồm: V là phần trả công cho người sản xuất, gọi là tiền lương Như vậy bản chất của tiền lương là thu nhập của người công nhân, thu nhập có lao động Người lao động làm việc cho chủ, sẽ tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân mình
Trang 402.1.2 Các lý thuyết hiện đại về thu nhập
2.1.2.1 Những vấn đề bản chất của thu nhập và phân phối thu nhập [9]
Thừa kế các quan niệm về thu nhập của các nhà kinh tế học cổ điển và C Mác các nhà kinh tế học hiện đại quan tâm đến thu nhập như là một chính sách, một công cụ chủ yếu của kinh tế vĩ mô, nhằm để giải quyết vấn đề công bằng, một trong những mục tiêu mà bất cứ một nền kinh tế hiện đại nào cũng phải tính tới Chính vì thế, nội dung cốt lõi của chính sách thu nhập là vấn đề phân phối thu nhập Các vấn
đề xung quanh việc phân phối thu nhập thuộc loại gây nhiều tranh cãi nhất trong tất
cả các loại hình kinh tế học Một số người cho rằng thu nhập cao là kết quả của sức mạnh độc quyền của các doanh nghiệp lớn Một số khác cho rằng tiền công và lợi nhuận chỉ là kết quả hoạt động của thị trường có tính cạnh tranh Nhiều ý kiến lại cho rằng, dù thế nào đi chăng nữa, chính phủ nên sử dụng quyền lực của mình để phân phối lại thu nhập từ người giàu sang người nghèo bằng công cụ thuế và chuyển khoản
Có hai phương thức phân phối thu nhập thường được nhắc đến trong các lý thuyết kinh tế hiện đại là: phân phối thu nhập theo chức năng và phân phối thu nhập theo mức độ
Phân phối thu nhập theo chức năng cho ta biết tổng thu nhập của một nền kinh
tế được phân chia giữa các yếu tố sản xuất khác nhau như thế nào Phương thức phân phối này có liên quan đến sự phân chia giữa các yếu tố sản xuất theo truyền thống là đất đai, tư bản và lao động
Phân phối theo mức độ cho ta biết thu nhập quốc dân được phân chia cho các
cá nhân, và các hộ gia đình khác nhau như thế nào, không phân biệt các dịch vụ về các yếu tố sản xuất đem lại thu nhập cho họ Kiểu phân phối theo mức độ thường hay được dùng như là thước đo trực tiếp của phúc lợi
Phân phối thu nhập theo nhiều lý thuyết, được xác định chủ yếu theo quyền sở hữu về các yếu tố sản xuất và vai trò của từng yếu tố trong quá trình sản xuất Sự phân phối thu nhập theo chức năng quan trọng như nó là nguyên nhân của mức độ phúc lợi