1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận quy hoạch giao thông

9 710 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT LẬP DỰ ÁN ĐÀU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG CAO TỐC BIÊN HÒA – VŨNG TÀU THEO Ý KIẾN CÁ NHÂN 2 1. Tổng quan về dự án tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu 2 2. Phân tích, đánh giá sự cần thiết lập dự án đầu tư xây dưng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu 3 2.1. Tác động của dự án cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu đến phát triển kinh tế xã hội 3 2.2. Tác động của dự án cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu đến phát triển giao thông vận tải 3 2.3. Tác động của dự án cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu đến quy hoạch sử dụng đất 6 2.4. Tác động của dự án cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu đến môi trường 6 2.5. Tác động của dự án cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu đến an toàn giao thông 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7 a) Kết luận: 7 b) Kiến nghị 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO 8

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT LẬP DỰ ÁN ĐÀU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG CAO TỐC BIÊN HÒA – VŨNG TÀU THEO Ý KIẾN CÁ NHÂN 2

1 Tổng quan về dự án tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu 2

2 Phân tích, đánh giá sự cần thiết lập dự án đầu tư xây dưng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu 3

2.1 Tác động của dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến phát triển kinh tế xã hội 3

2.2 Tác động của dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến phát triển giao thông vận tải 3

2.3 Tác động của dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến quy hoạch sử dụng đất 6

2.4 Tác động của dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến môi trường 6

2.5 Tác động của dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến an toàn giao thông 7

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7

a) Kết luận: 7

b) Kiến nghị 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO 8

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

Vùng Đông Nam Bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với quốc gia, là trung tâm kinh tế hàng đầu; nơi hội tụ các điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, dịch vụ; là động lực thúc đẩy các vùng khác phát triển; là đầu mối giao thông vận tải khu vực phía Nam và cả nước, trong đó đường bộ cùng với đường biển,đường hàng không đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nối giữa các vùng trong khu vực và giữa Việt Nam với quốc tế

Vùng Đông Nam Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố: Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang với diện tích khoảng hơn 23.605,1 km2, dân số khoảng 14,9 triệu người; giai đoạn 2009-2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao khoảng 23,5% (giá thực tế) ; tỷ trọng GDP (giá thực tế) chiếm khoảng 33,5% cả nước; tỷ lệ đô thị hóa cao Có thể nói đây là Vùng kinh tế năng động, phát triển mạnh mẽ, vững chắc nhất cả nước

Tuy nhiên, hiện nay hệ thống hạ tầng giao thông của Vùng phát triển còn chậm so với tốc độ phát triển chung của khu vực, thiếu đồng bộ, việc liên kết giữa các tuyến đường liên vùng, đường vành đai, các tuyến nối cảng biển, cảng hàng không quốc tế…chưa hoàn chỉnh; Đặc biệt khu vực phía Nam gồm TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu là khu vực tập trung các đầu mối giao thông quan trọng (hệ thống bến bãi, cảng biển, cảng hàng không), lưu lượng phương tiện đông, khối lượng vận chuyển hàng hóa rất lớn…dẫn đến nhu cầu giao thông gia tăng và năng lực kết cấu hạ tầng hiện có chưa đáp ứng được (chỉ có duy nhất tuyến QL.51 là tuyến huyết mạch kết nối) khiến mạng lưới đường bộ xuống cấp nhanh, an toàn giao thông ngày càng kém, ùn tắc giao thông gia tăng

Do đó, việc đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là rất cần thiết,

giảm bớt áp lực lưu thông trên Quốc lộ 51, kết nối với mạng lưới các đường trong khu vực như: QL.1A, cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành- Dầu Giây, cao tốc Bến Lức – Long Thành (đang xây dựng)…tạo thành một mạng lưới đường bộ liên hoàn, kết nối tốt với các tỉnh thành Việc phát triển mạng lưới đường cao tốc trong vùng còn nhằm mục đích tách luồng phương tiện đường dài, liên tỉnh khỏi luồng giao thông địa phương, tạo điều kiện cung cấp dịch vụ vận tải có tính cạnh tranh, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn, đóng vai trò chiến lược trong hỗ trợ phát triển vùng và các hành lang vận tải nòng cốt

Tuy nhiên việc giải quyết, kết hợp hài hòa giữa các mối quan hệ trong dự án giao thông với phát triển kinh tế xã hội không phải là vấn đề đơn giản Trong phạm vi bài tiểu luận

này đưa ra những “Phân tích, đánh giá sự cần thiết lập dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu” theo ý kiến cá nhân.

Kết cấu bài tiểu luận gồm 3 phần:

Phần mở đầu

Phân tích, đánh giá sự cần thiết lập dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu theo ý kiến cá nhân

Trang 3

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT LẬP DỰ ÁN ĐÀU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG CAO TỐC BIÊN HÒA – VŨNG TÀU THEO Ý KIẾN CÁ NHÂN

1 Tổng quan về dự án tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Đường cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu: nằm trên trục hành lang vận tải Tp.Hồ Chí Minh

- Bà Rịa - Vũng Tàu, dài 77,6 km, điểm đầu nối với QL.1A đoạn tránh TP Biên Hòa, vị trí cách ngã ba Vũng Tàu 6,5 km, điểm cuối tuyến giao QL.51B (TP Vũng Tàu), xây dựng với quy mô 6 làn xe, tốc độ thiết kế 120 km/h, tổng kinh phí khoảng 14.430 tỷ đồng Theo Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải Vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020:

+ Giai đoạn I (từ 2015 đến 2020): xây dựng đoạn Biên Hòa – Phú Mỹ dài 38 km (cao tốc) và phần tuyến kết nối Phú Mỹ - Quốc lộ 51 (vào cảng Cái Mép-Thị Vải) theo quy mô đường cấp II khoảng 8,8 km, kinh phí khoảng 8.313 tỷ đồng

+ Giai đoạn II (sau năm 2020): xây dựng đoạn Phú Mỹ - đường ven biển TP Vũng Tàu (cao tốc) dài 28 km và phần đường đô thị khoảng 2,8 km, kinh phí khoảng 6.117 tỷ đồng

Hình 1: Bản đồ Quy hoạch tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

“Nguồn: Báo cáo Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng Vùng Đông Nam Bộ đến năm 2015

và tầm nhìn đến năm 2020”

Cao tốc Biên Hòa–Vũng Tàu

Trang 4

2 Phân tích, đánh giá sự cần thiết lập dự án đầu tư xây dưng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

2.1 Tác động của dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến phát triển kinh tế xã hội

Vùng Đông Nam bộ là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, là vùng phát triển kinh tế động lực của cả nước Do đó, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại

là rất cấp thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của cả khu vực này

Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thì các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu sẽ là các khu đô thị vệ tinh phát triển công nghiệp, dịch

vụ (đặc biệt là dịch vụ logistic), du lịch và có các khu công nghiệp trải dài từ Biên Hòa đến

Bà Rịa Vũng Tàu theo QL.51 hiện hữu, do đó việc xây dựng tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu nhằm kết nối nhanh chóng, thuận tiện từ các khu đô thị vệ tinh về khu đô thị trung tâm Tp.Hồ Chí Minh và liên kết các khu công nghiệp trong vùng với nhau

Về mặt kinh tế, việc xây mới tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu mang hiệu quả kinh tế cao hơn, ít gặp khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng như khi tiến hành nâng cấp, mở rộng quốc lộ 51 Theo tính toán sơ bộ:

+ Phương án xây dựng đường cao tốc: Khi xây dụng mới 46,8km đường cao tốc và đường nối Quốc lộ 51 vào cảng Cái Mép-Thị Vải (giai đoạn 1), kinh phí khoảng 8.313 tỷ đồng

+ Phương án mở rộng quốc lộ 51 thêm mỗi bên 2 làn xe: diện tích giải phóng mặt bằng mỗi bên khoảng 25m, phần lớn là đất đô thị, đất thổ cư (mặt tiền) có giá trị đền bù cao, lấy trung bình 6 triệu đồng/m2 (Theo Quyết định số 75/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai ngày 20/12/2014 về việc ban hành Quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2014), ta có chi phí giải phóng mặt bằng cho 46,8km đường như sau:

Chi phí (GPMB) = 46,8*25*2*6= 14.040 (tỷ đồng)

Về mặt thời gian, việc xây mới tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Biên Hòa, Tp.Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu Theo tính toán sơ bộ:

+ Phương án xây dựng đường cao tốc: đoạn từ Biên Hòa đến Bà Rịa Vũng Tàu dài 66km, tốc độ trung bình của phương tiện đạt 70-80km, ước tính thời gian đi lại trung bình khoảng 50-60 phút

+ Phương án mở rộng quốc lộ 51 thêm mỗi bên 2 làn xe: đoạn từ Biên Hòa đến Bà Rịa Vũng Tàu dài 76km, tốc độ trung bình của phương tiện đạt 50-60km, ước tính thời gian đi lại trung bình khoảng 80 phút

Vì vậy, việc xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng và Vùng Đông Nam Bộ nói chung

2.2 Tác động của dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến phát triển giao thông vận tải

Trang 5

Phát triển mạng lưới đường cao tốc trong vùng nhằm tách luồng phương tiện đường dài, liên tỉnh khỏi luồng giao thông địa phương, tạo điều kiện cung cấp dịch vụ vận tải có tính cạnh tranh, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn, đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ phát triển toànvùng và các hành lang vận tải chính

Về hạ tầng giao thông, dự báo đến năm 2020 trên quốc lộ 51 sẽ có nguy cơ ùn tắc và hạn chế tốc độ lưu thông tại một số vị trí cục bộ, xuất hiện tình trạng giảm khả năng lưu thông của xe, lưu lượng năm 2020 đạt 34.776 PCU/ngày đêm, lưu lượng năm 2030 đạt 62.279 PCU/ngày đêm Do đó, Tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu hình thành sẽ chia sẽ phần lớn lưu lượng phương tiện, sản lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển trên quốc lộ 51, đảm bảo tốc độ lưu thông, khả năng thông qua của tuyến đường

Bảng 1- Dự báo lưu lượng phương tiện trên quốc lộ 51 khi không xây dựng đường cao tốc Biên Hòa Long Thành

Đơn vị: PCU/ ngày đêm

QL.1A Dầu Giây- Tp Hồ Chí Minh 210.760 256.915

TP Hồ Chí Minh - Tân An 87.472 156.649 QL.13 TP Hồ chí Minh - Thủ Dầu Một 39.485 70.712

Thủ Đầu Một - Chơn Thành 19.643 35.178

Nguồn : Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2030(theo quyết định số1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009

Về vận tải, dự báo đến năm 2020 nhu cầu vận chuyển hành khách, hành hóa trên trục hành lang vận tải Bà Rịa Vũng Tàu – Biên Hòa – TP.Hồ Chí Minh là rất lớn, tăng nhanh qua từng năm, trong đó đường bộ vẫn là phương thức vận tải chính của Vùng Nếu không có phương án xây dựng các tuyến đường song hành để giảm tải cho quốc lộ 51 (hiện là tuyến đường bộ duy nhất kết nối Vũng Tàu – Biên Hòa – TP.Hồ Chí Minh) thì sẽ xảy ra hiện tượng ách tắc hàng hóa tại các bến, cảng, các đầu mối giao thông vì phần lớn hàng hóa tập trung ở các bến cảng trước khi được vận chuyển bằng đường bộ đến các vùng sản xuất (các khu, cụm công nhiệp) và nơi tiêu thụ, ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, phát triển kinh tế khu vực

Bảng 2- Tổng hợp nhu cầu hàng hóa qua cảng biển Nhóm 5 theo cụm cảng

TT Cảng, loại hàng Đơn vị Phương án thấp Phương án cao

2015 2020 2030 2015 2020 2030 Tổng lượng hàng qua

cảng 10 3 Tấn 168,76 3 234,68 7 393,387 199,643 316,769 680,618

“Nguồn: Báo cáo Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng Vùng Đông Nam Bộ đến năm 2015

và tầm nhìn đến năm 2020”

Trang 6

Hình 2 - Phân bổ luồng hàng, luồng khách liên tỉnh đi đến TP Hồ Chí Minh

“Nguồn: Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2030 (theo quyết định số1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009)”

Hình 3 – Các hành lang vận tải Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Luồng vận tải Vũng Tàu – Biên Hòa

Trang 7

Ngoài ra, việc xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có ý nghĩa rất lớn trong việc kết nối vận chuyển hành khách từ sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) đến các trung tâm kinh tế lớn như Bà Rịa Vũng Tàu, Biên Hòa một cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn hơn nhiều so với đi theo quốc lộ 51 hiện nay

Ngoài tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Chính phủ còn có ý định xây dựng tuyến đường sắt chạy song song với quốc lộ 51 để vận chuyển hàng hóa và hành khách Nhìn chung việc xây dựng tuyến đường sắt kết nối đến các cụm cảng biển Nhóm 5 là phù hợp với định hướng phát triển giao thông vận tải toàn vùng, nhưng xét theo nhu cầu hiện nay và định hướng đến năm 2020 việc xây dựng tuyến đường sắt này chưa thật sự cần thiết vì:

+ Vận tải đường sắt mang đặc thù vận tải riêng biệt đòi hỏi cơ sở hạ tầng phải được đầu tư đồng bộ, tốn chi phí rất cao, khó thu hút được các doanh nghiệp tư nhân đầu tư

+ Vận tải đường sắt hoạt động hiệu quả đối với những tuyến vận tải đường dài, khối lượng lớn, trong khi đó tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu có chiều dài ngắn khoảng 80km và có nhiều nhánh kết nối đến từng cảng nên hiệu quả đầu tư không cao, tính cơ động trong xếp dở, vận chuyển hàng hóa thấp

+ Phương tiện đường bộ (chủ yếu xe container, xe tải) đang được các doanh nghiệp đầu tư phát triển để vận chuyển hàng hóa trực tiếp từ cảng bến đến các khu công nghiệp, khu sản xuất nên việc chuyển sang vận tải hàng hóa, hàng khách bằng đường sắt sẽ không hiệu quả

Vì vậy, việc xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là rất cần thiết, đảm bảo phát triển giao thông vận tải bền vững, đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa toàn Vùng

2.3 Tác động của dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến quy hoạch sử dụng đất

Phát triển mạng lưới đường giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến các quy hoạch sử dụng đất trong vùng Vì vậy, xây dựng mới tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ phải chuyển đổi một phần đất nông nghiệp thành đất giao thông và đô thị hóa cục bộ một số khu vực dọc theo đường nối cao tốc (đường nối vào cảng Cái Mép) Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa dọc theo tuyến đường cao tốc ít xảy ra so với việc mở mới một tuyến đường thông thường vì quy định

về việc đấu nối vào đường cao tốc rất khắt khe và có hành lang bảo vệ suốt tuyến, tuyến thường xây dựng ngoài khu dân cư, diện tích hai bên đường cao tốc thường là đất nông nghiệp (Ví dụ: như đường cao tốc Tp.Hồ Chí Minh-Trung Lương, cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây hai bên là đất nông nghiệp)

2.4 Tác động của dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến môi trường

Hầu hết các dự án giao thông điều có tác động xấu đến môi trường (môi trường xã hội

và môi trường tự nhiên), nhưng tùy vào mỗi dự án mà mức độ ảnh hưởng, ô nhiễm môi trường khác nhau

Đối với môi trường tự nhiên: việc xây dựng đường nói chung có ảnh hưởng lớn đến ô nhiễm môi trường, chủ yếu trong quá trình thi công như vận chuyển vật liệu, huy động máy móc, thiết bị để thi công các cầu, công tác xây dựng, sự tập trung công nhân…sẽ làm suy giảm chất lượng môi trường về không khí, chất lượng nước mặt, nước ngầm, đất…

Đối với môi trường xã hội: việc xây dựng đường cao tốc ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của người dân, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi để làm đường, trong quá trình khai thác ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi từ phương tiện giao thông ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân

Trang 8

Tuy nhiên, xét về ô nhiễm môi trường xã hội trong một dự án đường cao tốc có tác động ít hơn nhiều so với một tuyến đường cấp cao (cấp I, II) đi qua khu vực đông dân cư, khu

đô thị do tuyến đường cao tốc thường nằm xa khu dân cư và có hàng rào che chắn để giảm tiếng ồn do phương tiện gây ra Ngoài ra, mở rộng đường hiện hữu đi qua các khu dân cư ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người dân, đòi hỏi có cơ chế đền bù và tái định cư thỏa đáng cho người dân

2.5 Tác động của dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến an toàn giao thông

Theo đánh giá chủ quan, việc xây dựng tuyến cao tốc có ảnh hưởng tích cực đến tình hình tai nạn giao thông bởi vì nguyên nhân chính gây ra những vụ tai nạn giao thông là do ý thức người tham gia phương tiện (đặc biệt người đi xe máy) và chất lượng tuyến đường

Đường cao tốc cấm phương tiện thô sơ hoạt động (xe máy), chất lượng đường tốt, rất

ít các vị trí đấu nối (đặc biệt không đấu nối với các đường giao thông địa phương) nên số lần

va chạm, tai nạn giao thông thấp hơn rất nhiều so với các tuyến đường đi qua đô thị với vô số các điểm đấu nối tùy tiện, không đảm bảo an toàn giao thông Tuy nhiên, các vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc thường nặng hơn các tuyến đường cấp thấp do tốc độ lưu thông nhanh, lực

va chạm mạnh…

Nhìn chung việc xây dựng đường cao tốc sẽ giảm số lượng va chạm, tai nạn giao thông

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ a) Kết luận:

Việc đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là rất cần thiết, có tác dụng kết nối hệ thống giao thông vận tải của Vùng Đông Nam Bộ tạo thành một mạng lưới giao thông đường bộ liên hoàn

Tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hình thành tạo thành một hàng lang vận tải kết nối khu cụm cảng Nhóm 5 với các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Tp.Hồ Chí Minh Đảm nhận vai trò vận tải chính, chia sẽ áp lực lưu thông phương tiện trên quốc lộ 51

b) Kiến nghị

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu triển khai thống nhất các phương án thực hiện đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 1) hoàn thành trước năm 2020

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu bằng các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân với các phương thức BOT, BTO, BT, PPP, liên doanh… theo quy định của pháp luật

Trang 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Viện chiến lươc và phát triển giao thông vận tải (2013), Báo cáo chính “Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng Vùng Đông Nam Bộ đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”, Hà Nội [2] Bộ Giao thông Vận tải (2009), “Quyết định số1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2030”, Hà Nội

[3] UBND tỉnh Đồng Nai (2014), “Quyết định số 75/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai ngày 20/12/2014 về việc ban hành Quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2014”, Đồng Nai

[4] Báo Lao động (2014), tiêu đề “Cần 8.313 tỉ đồng xây đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu”, Hà Nội

Ngày đăng: 09/05/2016, 11:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w