Phân loại báo cáo tài chính tại Việt Nam Theo Ủy ban xây dựng các chuẩn mực kế toán quốc tế IASC thì hệ thống báo cáo tài chính là sự thể hiện về tài chính có kết cấu củanhững sự kiện có
Trang 1CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn năm năm Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thếgiới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện
để hội nhập và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác ở trong vàngoài nước Việc tái cơ cấu, để tồn tại và phát triển trong điều kiệnmới là vấn đề rất khó khăn và đặt ra nhiều thách thức Do đó, hoànthiện bộ máy quản lý, và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tối
đa hóa lợi nhuận luôn là mục tiêu cơ bản và là yếu tố sống còn củamỗi doanh nghiệp
Với tư cách là công cụ quản lý, kế toán luôn đóng vai trò quantrọng để Nhà nước đưa ra các quyết định điều hành vĩ mô, đồng thờithông qua những con số “biết nói”, kế toán là một công cụ đắc lựcgiúp quản lý doanh nghiệp hiệu quả, cung cấp bức tranh toàn diện,
cụ thể và chính xác về tình hình hoạt động của đơn vị
Trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính, tùy theo điều kiện kinhdoanh của doanh nghiệp mình mà từng lãnh đạo doanh nghiệp, cácnhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ
đó có cách ứng xử riêng với hoạt động tài chính của doanh nghiệpcũng như lựa chọn phương pháp quản lý tài chính sao cho đạt hiệuquả nhất, đồng thời có những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăngcường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp
Trang 2Công ty Cổ phần Bia và Nước giải khát Việt Hà là một trongcác doanh nghiệp lớn sản xuất và kinh doanh bia rượu Thương hiệubia Việt Hà đã và đang trở thành thương hiệu bia cao cấp trongngành đồ uống Việt Nam Song từ quan sát thực tế tại công ty cổphần bia và nước giải khát Việt Hà trong những năm vừa qua, việcphân tích báo cáo tài chính của đơn vị vẫn còn chưa được quan tâmthỏa đáng để phát huy hết vai trò trong việc đánh giá khả năng tàichính, phân tích được hiệu quả việc sử dụng vốn đầu tư – vấn đề
mà được nhiều đối tượng quan tâm
Làm thế nào để hoàn thiện được công tác phân tích báo cáo tàichính để nó thực sự trở thành một trong những công cụ tài chínhhiệu quả để giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp cùng như nhà đầu tư
có được cái nhìn tổng quan, đúng đắn đưa ra được các quyết địnhquan trọng
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của phân tích báo cáo tàichính của các đơn vị, cùng với thực tế công tác kế toán tại đơn vị,
tôi lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty Cổ phần Bia và Nước giải khát Việt Hà” làm đề tài nghiên
cứu luận văn thạc sỹ của mình
1.2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan tới
đề tài
Trang 3Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu thực tiễn tác giả đã hệ thống hóamột số đề tài luận văn cũng đã nghiên cứu về hoàn thiện phântích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp.
Đề tài thứ nhất: “Hoàn thiện phân tích BCTC tại tổng công ty cơkhí xây dựng COMA” của tác giả Đặng Thị Thu Hiền doPGS.TS Nguyễn Văn Công hướng dẫn năm 2010
Trong đề tài này trên cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chínhtrong doanh nghiệp tác giả đã đánh giá thực trạng và nội dungcông tác phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty cơ khí xâydựng COMA từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiệnphân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty
Đề tài thứ hai: “Phân tích báo cáo tài chính của công ty CP sữa ViệtNam” của tác giả Đinh Ngân Hà do PGS.TS Nguyễn Thị Đônghướng dẫn
Trong đề tài này tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực trạng tìnhhình tài chính của công ty cổ phần sữa Việt Nam qua các báo cáo tàichính Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính vànghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty
Luận văn đã hệ thống hóa lý luận về nội dung phân tích báo cáotài chính qua đó đánh giá thực trạng tài chính của đơn vị kiếnnghị các phương án, giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty
Trang 41.3 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về phương phápphân tích báo cáo tài chính với việc đánh giá thực trạng tài chínhluận văn hướng tới những mục đích sau:
- Hệ thống hóa lý thuyết về vai trò, chức năng và các phươngpháp phân tích báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp
- Phân tích thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính củaCông ty cổ phần Bia và Nước giải khát Việt Hà trong vai trò đánhgiá thực trạng tình hình tài chính của đơn vị, từ đó đưa ra những
ưu, nhược điểm và nguyên nhân
- Từ đó luận văn sẽ đề xuất một số phương hướng và giảipháp hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính cho Công ty
cổ phần Bia và Nước giải khát Việt Hà
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài, những vấn đề nghiên cứu đặt ra như sau:
- Báo cáo tài chính là gì? Mục đích ý nghĩa của việc phân tích báocáo tài chính trong doanh nghiệp
- Công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Bia vàNước giải khát Việt Hà được thực hiện như thế nào?
- Việc thực hiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty Cổ phần bia
và Nước giải khát Việt Hà như vậy còn những bất cập hạn chế gìcần khắc phục?
- Từ những hạn chế trong công tác phân tích cần phải hoàn thiệntrên những khía cạnh nào?
Trang 5Từng bước luận văn sẽ tiến hành trả lời các câu hỏi trên.
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu hệ thống báo cáo và công tác phân tích
báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Bia và Nước giải khát ViệtHà
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu trong phạm vi các tài liệu về tình hình tài chính,báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Bia và Nước giải khát Việt
Hà chủ yếu các số liệu thu thập từ năm 2010-2011
1.6 Phương pháp nghiên cứu
- Mô hình khung lý thuyết: Luận văn sử dụng lý thuyết vềphân tích báo cáo tài chính trong các đơn vị sản xuất kinh doanh đểphân tích thực trạng của Công ty cổ phần bia và Nước giải khátViệt Hà Tác giả phân tích thực trạng của đơn vị thông qua phươngpháp nghiên cứu định lượng
- Nguồn dữ liệu: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thuthập từ các tài liệu, thông tin nội bộ và một số nguồn dữ liệu thuthập từ bên ngoài (các webside qua mạng internet và các tạp chíliên quan)
1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Về mặt lý luận:
Trang 6- Luận văn góp phần hệ thống hoá và làm rõ các vấn đề lý luận
cơ bản về phân tích báo cáo tài chính đối với các đơn vị sản xuất
Về mặt thực tiễn:
- Tác giả đã luận giải về công tác phân tích báo cáo tài chínhcủa Công ty cổ phần Bia và Nước giải khát Việt Hà và từ đó đưa racác ưu điểm, nhược điểm, chỉ ra các nguyên nhân chủ yếu từ đóđưa ra một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện phân tích báocáo tài chính của đơn vị Công việc này góp phần quan trọng đánhgiá đúng thực trạng tình hình tài chính của đơn vị đem lại nhiều lợiích cho những người quan tâm như các nhà quản lý, các cổ đông,các tổ chức tài chính, ngân hàng
1.8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Kết cấu của luận văn được chia thành bốn chương
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Lý luận chung về hệ thống báo cáo tài chính vàphân tích báo cáo tài chính
Chương 3: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại công ty
cổ phần Bia và Nước giải khát Việt Hà
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện phân tích báocáo tài chính tại công ty Cổ phần Bia và Nước giải khát Việt Hà
Trang 7CHƯƠNG 2 :LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.1 Khái quát chung về báo cáo tài chính
2.1.1 Khái niệm về báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của kế toán tài chính,cung cấp những thông tin hữu ích cho mọi đối tượng trong nền kinh
tế thị trường Báo cáo tài chính là một bức tranh toàn cảnh chứađựng những thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốnchủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinhdoanh trong kỳ của một doanh nghiệp
BCTC là “sản phẩm” của quá trình kế toán Nó được phản ánh theomột cấu trúc chặt chẽ về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh vàluồng tiền của một doanh nghiệp BCTC là cơ sở quan trọng cho
Trang 8người sử dụng BCTC đưa ra quyết định kinh tế có liên quan đếnđơn vị đã lập ra BCTC đó.
Hệ thống BCTC giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong phân tíchhoạt động tài chính của doanh nghiệp Thông qua việc phân tíchBCTC, các thông tin từ kết quả phân tích là cơ sở khoa học để đưa
ra được các quyết định tối ưu cho các đối tượng sử dụng trong từngtình huống cụ thể của doanh nghiệp
2.1.2 Phân loại báo cáo tài chính tại Việt Nam
Theo Ủy ban xây dựng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) thì
hệ thống báo cáo tài chính là sự thể hiện về tài chính có kết cấu củanhững sự kiện có tác động tới một doanh nghiệp về những nghiệp
vụ giao dịch của doanh nghiệp đó, bất kể đối với một doanh nghiệpriêng lẻ hay đối với cả tập đoàn sát nhập nhiều doanh nghiệp Mụcđích chung của việc lập báo cáo tài chính là để cung cấp thông tin
về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và sự lưu chuyển tiền tệcủa một doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người sử dụng báo cáo tàichính đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp
Theo quy định của luật kế toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kếtoán hiện hành thì hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp baogồm:
+ Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu số B02-DN)
Trang 9+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ( Mẫu B03-DN)
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09-DN)
Việc lập báo cáo tài chính theo quy định của luật kế toán và quyếtđịnh số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ tàichính
Nội dung của các báo cáo trong hệ thống BCTC doanh nghiệp
*) Bảng cân đối kế toán ( Mẫu B01-DN)
Bảng này được lập theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006
và thông tư số 23/2005/TT-BTC, thông tư số 20/2006/TT/BTC vàthông tư số 21/2006/TT-BTC
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổngquát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành nên tài sản đó củadoanh nghiệp tại thời điểm báo cáo
Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng cân đối số dư các tàikhoản kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý.Bảng cân đối kế toán được chia thành 2 phần : Phần tài sản và phầnnguồn vốn
Thông qua bảng CĐKT có thể đánh giá khái quát tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp và phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huyđộng nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 10Cơ sở số liệu và nguyên tắc lập bảng CĐKT
+ Bảng CĐKT cuối niên độ trước
+ Số dư các tài khoản loại 1,2,3,4 và loại 0 trên các sổ kế toántổng hợp và sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiếttrong kỳ lập báo cáo
*) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu B02-DN)
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánhtổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán củadoanh nghiệp
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm 3 loại chỉ tiêu chủyếu là doanh thu, chi phí và lợi nhuận nhằm giúp cho người sử dụngbáo cáo có thể hiểu rõ toàn cảnh bức tranh về quá trình họa động vàkết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Để lập được báo cáo kết quả kinh doanh cần dựa trên :
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước
Số liệu trên các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳhiện tại của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9
*) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu B03-DN)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của hệ thốngbáo cáo tài chính, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh
Trang 11giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năngchuyển đổi thành tiền của tài sản, khả năng thanh toán và khả năngtạo tiền của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần : Lưu chuyển tiền từ hoạtđộng kinh doanh, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư, lưu chuyểntiền từ hoạt động tài chính
*) Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu B09-DN)
Bản thuyết minh BCTC là một báo cáo tổng hợp phản ánh cácthuyết minh, giải trình về các thông tin đã phản ánh tổng hợp trongbảng CĐKT, báo cáo kết quả HĐKD, và báo cáo LCTT, đồng thờicũng bổ sung những thông tin quan trọng khác có liên quan đến tìnhhình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp
2.2 Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp sản xuất
2.2.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính được hình thành dựa trên cơ sở tổng hợpnhững số liệu từ các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết của doanh nghiệp.Mục đích của BCTC là cung cấp thông tin theo một cấu trúc chặtchẽ về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp,đáp ứng nhu cầu của những người sử dụng thông tin từ BCTC đểđưa ra các quyết định kinh tế
Trang 12Phân tích BCTC thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệthống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệthống báo cáo nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp,cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu theo những mụctiêu khác nhau.
2.2.2 Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính
Phân tích BCTC là một trong những nội dung cơ bản của phân tíchkinh doanh của doanh nghiệp Để đánh giá tình hình tài chính, phântích cơ cấu, lựa chọn và quản lý nguồn vốn để đưa ra các quyết địnhtài chính nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của mọi đốitượng trên các khía cạnh khác nhau về tình hình tài chính của doanhnghiệp Phân tích BCTC giúp cho nhà quản trị thấy được trình độ tổchức sử dụng các yếu tố sản xuất, các nguồn lực tài chính trong hiệntại để đưa ra các quyết định trong tương lai của doanh nghiệp
Có nhiều đối tượng sử dụng thông tin từ hệ thống chỉ tiêu phân tíchtài chính theo những mục tiêu khác nhau Cụ thể:
Đối với nhà quản trị nhằm các mục tiêu tạo thành các chu kỳ đánhgiá đều đặn về các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
ở quá khứ và hiện tại như khả năng sinh lời, khả năng thanh toán,trả nợ, rủi ro tài chính Để từ đó định hướng cho các quyết định củanhà quản trị như : Quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức, cổphần
Trang 13Đối với các người cho vay, đơn vị tổ chức tín dụng thì việc phântích BCTC giúp họ đánh giá được hiệu quả quá trình sản xuất kinhdoanh, khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn, khả năng sinh lời củavốn, đánh giá được triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai Từ
đó sẽ đưa ra các quyết định cho vay phù hợp cho từng đối tượng cụthể, hạn chế rủi ro cho các chủ cho vay
Đối vơi các chủ sử hữu, thường quan tâm tới lợi nhuận và khả năngtrả nợ, sự an toàn của đồng vốn bỏ ra Thông qua việc phân tíchBCTC giúp họ dánh giá được hiệu quả của quá trình sản xuất kinhdoanh, khả năng điều hành của nhà quản trị, quyết định việc phânphối kết quả kinh doanh
Đối với cơ quan chức năng như cơ quan thuế, thông qua BCTC xácđịnh các khoản nghĩa vụ phải nộp đối với ngân sách nhà nước
Từ những ý nghĩa trên, ta thấy được phân tích BCTC có vai trò vôcùng quan trọng đối với nhà quản trị trong nền kinh tế Đây là công
cụ hữu ích giúp đánh giá điểm mạnh, điểm yếu tài chính của doanhnghiệp Phân tích BCTC là công cụ đắc lực cho các nhà quản trịkinh doanh đạt kết quả và hiệu quả cao nhất
2.2.3 Sự cần thiết phải phân tích báo cáo tài chính
Phân tích BCTC là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh
số liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với kỳ trước Thông qua việcphân tích BCTC sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể
Trang 14đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi rotiềm tàng về tài chính trong tương lai của doanh nghiệp Phân tíchBCTC không chỉ nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho nhà quảntrị doanh nghiệp mà còn cung cấp thông tinkinh tế - tài chính chủyếu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.
2.2.4 Nhiệm vụ phân tích báo cáo tài chính
Phân tích BCTC là nhằm cung cấp các thông tin cần thiết, giúp chocác đối tượng sử dụng thông tin đánh giá một cách khách quan vềsức mạnh tài chính của doanh nghiệp Mặt khác nó còn giúp chonhà quản trị nhận thấy được những thiếu sót, phát huy mặt tích cựccủa doanh nghiệp và dự đoán được tình hình trong tương lai Đểthực hiện được mục tiêu này thì phân tích BCTC của doanh nghiệpthể hiện các nhiệm vụ sau:
- Phân tích BCTC phải cung cấp đầy đủ thông tin hữu íchcho mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng như nhà đầu tư, cácnhà cho vay, các nhà cung cấp, chủ nợ, các cổ đông nhằmgiúp họ có những định hướng tốt trong việc ra quyết địnhđầu tư, cho vay
- Phân tích BCTC phải cung cấp đầy đủ thông tin để cho nhàquản trị doanh nghiệp thấy được thực trạng của doanhnghiệp, tình hình sử dụng tài sản, khả năng thanh toán củadoanh nghiệp
Trang 15- Phân tích BCTC phải cung cấp những thông tin về nguồnvốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả kinh doanh và cáctình huống ảnh hưởng tới sự biến động của nguồn vốn vàcác khoản nợ của doanh nghiệp
2.3 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
“ Phân tích BCTC thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên
hệ thống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ
hệ thống báo cáo nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanhnghiệp, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu theonhững mục tiêu khác nhau.”
Để phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, người ta có thể sửdụng hệ thống phương pháp nghiên cứu khác nhau để nghiên cứucác mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp Những phương phápthường được sử dụng phổ biến là :
Trang 16Phân tích tài chính có thể sử dụng một hoặc tổng hợp các phươngpháp khác nhau phù hợp với mục tiêu phân tích Sau đây ta tìm hiểu
cụ thể về các phương pháp phân tích tài chính
2.3.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tíchbằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở ( chỉ tiêugốc) Đây là phương pháp sử dụng phổ biến và quan trọng trongphân tích kinh doanh nói chung và phân tích BCTC nói riêng đểđánh giá kết quả, xác định xu hướng biến động của chỉ tiêu phântích Khi sử dụng phương pháp so sánh phải chú ý những vấn đềsau:
Thứ nhất: Điều kiện so sánh:
- Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng ( 2 chỉ tiêu)
- Các đại lượng phải đảm bảo tính chất so sánh được Đó là
sự thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thờigian và đơn vị đo lường
Thứ hai: Xác định gốc để so sánh:
Gốc so sánh được tùy thuộc vào mục đích phân tích Gốc so sánh cóthể xác định tại từng thời điểm, cũng có thể xác định trong từng kỳ
Cụ thể:
Trang 17- Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêuphân tích thì gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêuphân tích ở một thời điểm trước, một kỳ trước Lúc này sẽ
so sánh chỉ tiêu ở thời điểm này với thời điểm trước, giữa
kỳ này với kỳ trước
- Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt rathì gốc so sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích Khi
đó, tiến hành so sánh giữa thực tế với kế hoạch của chỉ tiêu
- Khi xác định vị trí của doanh nghiệp thì gốc so sánh đượcxác định là giá trị trung bình của ngành hay chỉ tiêu phântích của đối thủ cạnh tranh
Trang 18của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi cả về số tương đối và số tuyệtđối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng chỉ tiêu trongtổng thể
Nội dung so sánh bao gồm:
So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy đượcmức độ hoàn thành kế hoạch đề ra của doanh nghiệp
So sánh giữa số thực hiện của kỳ này với số thực hiệncủa kỳ trước để xem xét sự biến động của tình hình tàichính của doanh nghiệp, để thấy được quy mô, tốc độtăng trưởng của doanh nghiệp
So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số trung bìnhcủa ngành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tìnhhình tài chính của doanh nghiệp mình là tốt hay xấu,được hay chưa được
Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp được
sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kỳ một hoạt động phântích nào của doanh nghiệp Phương pháp này có ưu điểm là đơngiản, ít tính toán khi phân tích
Trang 192.3.2 Phýõng pháp loại trừ
Theo phương pháp này, để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tốnào đó, nhà phân tích phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố cònlại Phương pháp loại trừ thường bao gồm hai dạng: Phương phápthay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch
*) Phương pháp thay thế liên hoàn:
Là phương pháp thay thế lần lượt từng nhân tố từ giá trị gốc sang
kỳ phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉtiêu nghiên cứu Các nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên kỳgốc Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu nghiên cứu vừa tính được vớitrị số của chỉ tiêu nghiên cứu trước khi thay thế nhân tố Mức chênhlệch về trị số của chỉ tiêu nghiên cứu sau và trước khi thay thế nhân
tố chính là ảnh hưởng của nhân tố đó đến sự biến động của chỉ tiêu
Để áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần đảm bảo điềukiện và trình tự sau:
- Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu;
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đốitượng nghiên cứu Các nhân tố này phải có quan hệ chặt chẽ với chỉtiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu dưới dạng tích số hoặc thươngsố
Trang 20- Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đốitượng nghiên cứu vào một công thức toán học theo thứ tự từ nhân tố
- Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động củachỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc
Có thể khái quát mô hình chung của phương pháp này nhưsau:
Giả sử đối tượng nghiên cứu (đối tượng phân tích) là Q chịuảnh hưởng của các nhân tố: a, b, c, d
Q = a.b.c.d
Chỉ tiêu nghiên cứu kỳ gốc: Qo = ao.bo.c0.d0
Ta có chỉ tiêu nghiên cứu kỳ phân tích: Q1 = a1.b1.c1.d1
∆Q là số chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích giữa kỳphân tích và kỳ gốc Gọi ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c, d đến sự
Trang 21biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc lần lượt là ∆Qa , ∆Qb,
tố đứng trước ở kỳ thực tế, nhân tố đứng sau ở kỳ gốc trên cơ sởtuân thủ trình tự sắp xếp các nhân tố
Ví dụ cũng chỉ tiêu phân tích Q ở trên dùng phương pháp số chênhlệch xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như sau:
∆Qa = (a1 – ao).bo.c0.d0
Trang 22Phương pháp này được sử dụng trong cả ba loại hình phântích: Phân tích trước, phân tích tác nghiệp, phân tích sau.
2.3.3 Phýõng pháp liên hệ cân đối
Các chỉ tiêu tài chính thường có mối liên hệ mật thiết với nhau, đểlượng hóa các mối liên hệ đó ta thường nghiên cứu trong mối quan
hệ tác động qua lại nhau của các chỉ tiêu
Cơ sở của phương pháp liên hệ cân đối là sự cân bằng về lượng giữahai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh Trong quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh có rất nhiều mối quan hệ cân đối như vậynhư cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, cân đối thu và chi Phươngpháp này thường được sử dụng trong loại hình phân tích sau nhằmkiểm tra các kết quả thu được Từ mối liên hệ đó ta xác định được
Trang 23ảnh hưởng của các nhân tố, biết được tính quy luật liên hệ giữa cácnhân tố
2.3.4 Phýõng pháp ðồ thị
Là phương pháp dùng đồ thị để minh họa các kết quả tài chínhtrong quá trình phân tích Phương pháp này cho ta cái nhìn trựcquan, thể hiện rõ ràng, mạch lạc diễn biến của các đối tượng nghiêncứu qua từng thời kỳ và nhanh chóng phân tích định hướng các chỉtiêu tài chính để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi các chỉ tiêu từ
đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuấtkinh doanh
2.3.5 Phýõng pháp mô hình tài chính Dupont
Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont
để phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu tàichính cần phân tích Chính nhờ sự phân tích mối liên hệ giữa cácnhân tố mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởngtới chỉ tiêu phân tích theo một trình tự chặt chẽ
Chi phí đầu vào của doanh nghiệp có thể là tổng tài sản, tổngchi phí sản xuất kinh doanh chi ra trong kỳ, vốn ngắn hạn, dài hạn ,vốn chủ sở hữu
Nhân tố kết quả đầu ra của doanh nghiệp có thể là doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp từbán hàng và cung cấp dịch vụ
Mô hình Dupont thường vận dụng trong phân tích chỉ tiêu tỷsuất sinh lời của tài sản (ROA)
Trang 24X
Số vòng quay củatài sản (SOA)
Từ mô hình phân tích trên cho ta thấy, để nâng cao khả năng sinh
lời của một đồng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng, quản trị
doanh nghiệp phải nghiên cứu, xem xét có những giải pháp nào cho
việc không ngừng nâng cao khả năng sinh lời doanh thu và sự vận
động của tài sản
Tỷ suất sinh lời của TS
Tỷ suất sinh lời của DT
Vòng quay của tài sản
Lợi nhuận thuần
Doanh thu thuần
Tổng tài sản Doanh thu
Trang 25Sơ đồ2.1 : Sơ đồ mô hình tài chính Dupont
Từ mô hình phân tích tài chính Dupont ở trên cho ta thấy, số vòngquay của tài sản càng cao, điều đó chứng tỏ rằng sức sản xuất tàisản của doanh nghiệp càng lớn Do vậy, để làm cho tỷ suất sinh lờicủa tài sản càng lớn thì cần phải nâng cao số vòng quay của tài sản,một mặt phải tăng quy mô về doanh thu thuần, mặt khác phải sửdụng tiết kiệm và hợp lý cơ cấu của tổng tài sản
Phân tích báo cáo tài chính dựa vào mô hình Dupont có ý nghĩa rấtlớn đối với quản trị doanh nghiệp Điều đó không chỉ được biếuhiện ở chỗ: Có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc
và toàn diện Đồng thời, đánh giá đầy đủ và khách quan đến nhữngnhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Từ
đó, đề ra được hệ thống các biện pháp tỉ mỉ và xác thực nhằm tăngcường công tác cải tiến tổ chức quản lý doanh nghiệp, góp phầnkhông ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ở các
kỳ tiếp theo
Chi phí ngoài
sản xuất
Chi phí sản xuất
Vốn bằng tiền, phải thu
+
Trang 26
2.4 Tổ chức phân tích báo cáo tài chính
Để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh tình hình sử dụng, bảo toànvốn của doanh nghiệp, hàng năm hoặc định kỳ các doanh nghiệpnên có kế hoạch tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh trong đó
có phân tích tài chính Để phân tích tài chính trong công ty thực sựphát huy tác dụng trong quá trình ra quyết định, phân tích phải được
tổ chức khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp, cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý kinh tế tài chính
và phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng Việc phântích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp thường được tiến hànhqua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn lập kế hoạch phân tích: đây là giai đoạn đầu tiên,
là một khâu quan trọng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng,thời gian và nội dung của công việc phân tích Lập kếhoạch phân tích bao gồm việc xác định mục tiêu, xây dựng
hệ thống chỉ tiêu phân tích
- Giai đoạn tiến hành phân tích: Đây là giai đoạn triển khai,thực hiện các công việc đã ghi trong kế hoạch Bao gồm cáccông việc cụ thể:
+ Thu thập và kiểm tra số liệu
+ Xây dựng các chỉ tiêu phân tích
Trang 27+ Xác định nguyên nhân và tính toán cụ thể mức độ ảnhhưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu phân tích.
+ xác định và dự đoán những nhân tố xã hội tác động đếntình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp
+ Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, kết luân về tình hìnhtài chính của doanh nghiệp
- Giai đoạn kết thúc: Đây là giai đoạn cuối cùng của việcphân tích Trong giai đoạn này tiến hành các công việc cụthể như sau:
+ Viết báo cáo phân tích, báo cáo phân tích phải khái quáttoàn bộ thông tin từ các chỉ tiêu phân tích
+ Hoàn chỉnh hồ sơ phân tích
2.5 Nội dung phân tích báo cáo tài chính
Tùy theo vị trí và mục đích sử dụng thông tin của người phân tích
mà nội dung phân tích BCTC có thể khác nhau Sự khác nhau vềmục đích phân tích cộng với sự khác nhau về cách tiếp cận nguồntại liệu dùng để phân tích khiến họ tiến hành phân tích báo cáo tàichính dưới các góc độ khác nhau Nhìn chung, phân tích báo cáo tàichính thường bao gồm các nội dung phân tích sau Thường có haicách tiếp cận phân tích Báo cáo tài chính:
Trang 28- Phân tích báo cáo tài chính theo chiều dọc tức là phân tích báo cáotài chính theo từng báo cáo cụ thể.
- Phân tích báo cáo tài chính theo chiều ngang tức là phân tích báocáo tài chính theo nhóm nội dung kinh tế
Sau đây sẽ tìm hiểu cụ thể của từng phương pháp
2.5.1 Phân tích báo cáo tài chính theo chiều dọc
2.5.1.1 Phân tích bảng cân ðối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánhtổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có, các nguồn hình thành tàisản đó theo chỉ tiêu nguồn vốn và sử dụng vốn tại thời điểm lập báocáo Bảng cân đối kế toán là một bức tranh tổng thể về tình hình tàichính của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo
Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng đối với việc nghiêncứu, đánh giá khái quát tình hình tài chính, quy mô cũng như trình
độ quản lý và sử dụng vốn Đồng thời cũng thấy được triển vọngkinh tế, tài chính của doanh nghiệp trong việc định hướng cho việcnghiên cứu các vấn đề tiếp theo
Khi phân tích bảng cân đối kế toán gồm các nội dung phântích như sau:
Thứ nhất: Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản
Để tăng lượng vốn huy động vào kinh doanh doanh nghiệp cần
Trang 29tổ chức, huy động vốn, hơn nữa cần phải sử dụng số vốn đã huyđộng một cách hợp lý, có hiệu quả Sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quảkhông những giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí huyđộng vốn mà quan trọng hơn còn giúp cho các doanh nghiệp tiếtkiệm được số vốn đã huy động Với cùng một lượng vốn đã huyđộng, nếu biết sử dụng hợp lý, doanh nghiệp sẽ có điều kiện đầu tư
cả về chiều rộng và chiều sâu cho kinh doanh Sử dụng hợp lý, cóhiệu quả số vốn đã huy động được thể hiện trước hết số vốn đã huyđộng được đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh hay bộ phận tài sản thíchhợp Vì thế, phân tích tình hình sử dụng vốn bao giờ cũng được thựchiện trước hết bằng cách phân tích cơ cấu tài sản Qua phân tích cơcấu tài sản, các nhà quản lý sẽ nắm được tình hình đầu tư (sử dụng)
số vốn đã huy động, biết được việc sử dụng số vốn đã huy động đãphù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mụcđích kinh doanh của doanh nghiệp không
Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằngcách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳgốc hoặc giữa các kỳ với nhau về tỷ trọng của từng bộ phận tài sảnchiếm trong tổng số tài sản Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếmtrong tổng số tài sản được xác định như sau:
Trang 30Qua tính toán tỷ trọng của từng tài sản chiếm trong tổng số tàisản để thấy được sự phù hợp của cơ cấu tài với ngành nghề kinhdoanh Thông thường các doanh nghiệp sản xuất có cơ cấu tài sảndài hạn cao hơn tài sản ngắn hạn, cơ cấu tài sản cố định cao hơnhàng tồn kho Doanh nghiệp thương mại thường có cơ cấu tài sảnngắn hạn cao hơn tài sản dài hạn cơ cấu hàng tồn kho cao hơn cáctài sản ngắn hạn khác
Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phậntài sản chiếm trong tổng số tài sản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốchoặc giữa các kỳ với nhau cho phép các nhà quản lý đánh giá đượckhái quát tình hình phân bổ (sử dụng) vốn nhưng lại không cho biếtcác nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu tài sản của doanhnghiệp Vì vậy, để biết được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnhhưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu tài sản, các nhàphân tích kết hợp việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến độnggiữa kỳ phân tích với kỳ gốc thông qua số tuyệt đối và số tương đốitheo các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán
Để phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản ta thườngdùng bảng 2.1 sau:
Trang 32Bảng 2.1: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản
Chỉ tiêu
Sốtiền
Tỷtrọng
Sốtiền
Tỷtrọng
Sốtiền
Tỷtrọng
Sốtiền
Tỷtrọng
Sốtiền
Tỷlệ
Tỷtrọng
Sốtiền
Tỷlệ
Tỷtrọng
Sốtiền
Tỷlệ
Tỷtrọng
Trang 36Thứ hai: Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn
Doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu đầu tư, tiến hành tạolập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn để tiến hành hoạt động kinhdoanh Doanh nghiệp có thể huy động vốn cho nhu cầu kinh doanh
từ nhiều nguồn khác nhau; trong đó, có thể qui về hai nguồn chính
là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
Doanh nghiệp có trách nhiệm xác định số vốn cần huy động,nguồn huy động, thời gian huy động, chi phí huy động sao cho bảođảm đáp ứng nhu cầu về vốn cho kinh doanh, tiết kiệm chi phí huyđộng, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn và bảo đảm an ninh tài chính chodoanh nghiệp Vì thế, qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, các nhà quản
lý nắm được cơ cấu vốn huy động, biết được trách nhiệm của doanhnghiệp đối với các nhà cho vay, nhà cung cấp, người lao động, ngânsách về số tài sản tài trợ bằng nguồn vốn của họ Cũng qua phântích cơ cấu nguồn vốn, các nhà quản lý cũng nắm được mức độ độclập về tài chính cũng như xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốnhuy động
Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tương tự nhưphân tích cơ cấu tài sản Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếmtrong tổng số nguồn vốn được xác định như sau:
Trang 37Nhằm thuận tiện cho việc đánh giá cơ cấu nguồn vốn, khiphân tích, có thể lập bảng phân tích cơ cấu và sự biến động nguồnvốn (Bảng 2.2) Bằng việc xem xét bảng trên các nhà quản lý sẽthấy được những đặc trưng trong cơ cấu huy động vốn của doanhnghiệp, xác định được tính hợp lý và an toàn của việc huy động vốn.Qua việc xem xét cơ cấu nguồn vốn và sự biến động về cơ cấunguồn vốn của nhiều kỳ kinh doanh, gắn với điều kiện kinh doanh
cụ thể, các nhà quản lý sẽ có quyết định huy động những nguồn vốnvới mức độ hợp lý, bảo đảm hiệu quả kinh doanh cao nhất
Bảng phân tích trên cũng cho phép các nhà quản lý đánh giáđược năng lực tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của
Trang 38doanh nghiệp Nguồn vốn hình thành nên tài sản của doanh nghiệpđược chia thành nguồn nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu; trong
đó, doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm thanh toán số nợ phải trả, còn
số vốn chủ sở hữu doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán.Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồnvốn, doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính vàmức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ (ngân hàng,nhà cung cấp ) cao Ngược lại, nếu nợ phải trả chiếm chủ yếu trongtổng số nguồn vốn (cả về số tuyệt đối và tương đối), khả năng bảođảm về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp, an ninh tài chínhthiếu bền vững
Trang 39Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn
Sốtiền
Tỷtrọng
Sốtiền
Tỷtrọng
Sốtiền
Tỷtrọng
Sốtiền
Tỷlệ
Tỷtrọng
Sốtiền
Tỷlệ
Tỷtrọng
Sốtiền
Tỷlệ
Tỷtrọng