1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số KINH NGHIỆM CUNG cấp CHO VIỆC GIẢNG dạy đoạn TRÍCH TRUYỆN KIỀU NGỮ văn 10

24 386 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Phát hiện và sửa lỗi về cách dùng ngôn ngữ chát và những lời nói cố định của học sinh THPT ………..4 a.. Với nhan đề của chuyên đề PHÁT HIỆN VÀ SỬA LỖI VỀ CÁCH DÙNG “NGÔN NGỮ CHÁT”1 VÀ NHỮN

Trang 1

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CÁ NHÂN

2 Ngày tháng năm sinh : ngày 10 tháng 08 năm 1982

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Văn Học

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 2 năm gần đây: 01

“MỘT SỐ KINH NGHIỆM CUNG CẤP CHO VIỆC GIẢNG DẠY

ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN KIỀU NGỮ VĂN 10”

Trang 2

Mục lục

Trang

A LỜI GIỚI THIỆU ……… 3

B NỘI DUNG ……… 3

I PHÁT HIỆN VÀ SỬA LỖI VỀ CÁCH DÙNG “NGÔN NGỮ CHÁT”(1) VÀ NHỮNG “LỜI NÓI CỐ ĐỊNH”(2) CỦA HỌC SINH THPT ……3

1 Tiếng Việt là tài sản vô giá của chúng ta ………3

2 Phát hiện và sửa lỗi về cách dùng ngôn ngữ chát và những lời nói cố định của học sinh THPT ……… 4

a Một số kí tự học sinh thường dùng phổ biến qua nhắn tin, chát 4

b Một số “Lời nói cố định” giới học sinh THPT hay sử dụng … 11 II NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC DÙNG “NGÔN NGỮ CHÁT” VÀ NHỮNG “LỜI NÓI CỐ ĐỊNH” CỦA HỌC SINH THPT ……… 12

III BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC ……… 13

C LỜI KÊT ……… 14

D TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 15

Chú thích:

(1) “Ngôn ngữ chát”: ngôn ngữ học sinh bị ảnh hưởng bởi mạng internet, trong việc tán gẫu hoặc dùng điện thoại di động

(2) “Lời nói cố định”: trong bài viết được dùng theo nghĩa là những lời nói bị ảnh hưởng bởi những câu nói quen thuộc do lứa tuổi học sinh tự tạo ra

Trang 3

A LỜI GIỚI THIỆU

Xin mượn ra hai trích dẫn về tiếng Việt của nhà văn Đặng Thai Mai và cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng để thấy được giá trị của Tiếng Việt

Nhà văn Đặng Thai Mai đã viết: "Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.”

Khẳng định của Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, "Tiếng Việt của chúng ta rất giàu Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó

là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình

độ rất cao về nghệ thuật."

Vâng, lịch sử đã chứng minh rằng, Tiếng Việt đã trở thành vũ khí của dân tộc Việt Nam, thoát khỏi mọi vòng xiềng xích nô lệ để trở thành một quốc gia độc lập như ngày hôm nay Không những thế, nó còn làm nên bản sắc Việt Nam, mà chúng ta hay nói đến một cách tự hào với cụm từ “niềm kiêu hãnh dân tộc” Nhưng tiếng Việt đang bị bóp méo và xâm phạm đến đáng sợ Dẫu biết rằng Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội nên nó luôn luôn phát triển cùng xã hội Với nhan đề của chuyên đề PHÁT HIỆN VÀ SỬA LỖI VỀ CÁCH DÙNG “NGÔN NGỮ CHÁT”(1) VÀ NHỮNG “LỜI NÓI CỐ ĐỊNH”(2) CỦA HỌC SINH THPT, tôi xin đưa ra một vài phát hiện mà chúng ta những giáo viên đang đứng lớp nói chung và giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn nói riêng sẽ có những việc làm dù có thể nhỏ nhưng vẫn làm cho tiếng Việt trong sáng

Trang 4

B NỘI DUNG

I PHÁT HIỆN VÀ SỬA LỖI VỀ CÁCH DÙNG “NGÔN NGỮ CHÁT” VÀ NHỮNG “LỜI NÓI CỐ ĐỊNH” CỦA HỌC SINH THPT

1 Tiếng Việt là tài sản vô giá của chúng ta

Bác Hồ từng căn dặn chúng ta: “Ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng lâu đời và

vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó làm cho nó phát triển ngày càng rộng khắp” Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tiếng Việt

đã vươn lên làm trọn chức năng giao tiếp xã hội của một quốc gia độc lập và ngày càng vượt qua mọi thử thách để phát triển như ngày nay Thời gian gần đây tiếng Việt đang được sử dụng một cách bừa bãi, khiến cho sự phát triển của nó đang nghiêng theo chiều hướng tiêu cực Sự trong sáng của tiếng Việt đang bị giảm sút nghiêm trọng Sự xuống cấp của ngôn ngữ được biểu biện ở những yếu tố khác nhau như: dùng từ ngoại lai, dùng sai cấu trúc, dùng từ vay mượn, từ sáng tạo…Góp phần vào việc mất đi sự trong sáng của tiếng Việt trong đó phải kể đến

thành phần học sinh trung học phổ thông (tạm gọi là giới tuổi teen) Những người

đã và đang được học văn hóa, được tiếp thu những thành tựu khoa học, thế nhưng chúng ta lại thấy vô tình các em đã làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt ngay trong cuộc sống hằng ngày Giáo viên đã cho thảo luận nhóm ở hai lớp học tại trường Trung học Phổ Thông Kiệm Tân là lớp 11c1 và 12s5 (năm học 2010-2011)

về “Việc dùng ngôn ngữ điện thoại, ngôn ngữ chát của học sinh phổ thông hiện nay” Các em tỏ ra rất phấn khởi với đề tài này, và kết quả tôi đã thu được gần 200

từ ngữ đang được sử dụng rộng rãi trong thế giới ngôn ngữ của các em Điều đáng ngạc nhiên là ở cả hai khối lớp 11 và 12 chúng tôi đều thu được những đáp án tương tự giống nhau Điều này chứng tỏ rằng các em đang sử dụng một loại kí tự ngôn ngữ chung do các em tạo ra và ngay cả các giới nghiên cứu cũng không thể tìm cho thứ ngôn ngữ đó một thuật ngữ mà gọi chung là NGÔN NGỮ CHÁT hay NGÔN NGỮ @ (ngôn ngữ a còng, ngôn ngữ tuổi teen)

2 Phát hiện và sửa lỗi về cách dùng “ngôn ngữ chát” và những “lời nói cố định” của học sinh THPT

a Một số kí tự học sinh thường dùng phổ biến qua nhắn tin, qua chát

Theo số liệu thống kê được từ hai lớp học tại trường THPT Kiệm Tân, từ ngôn ngữ gốc đã sáng tạo ra những ngôn ngữ mà học sinh thường xuyên sử dụng và có sử dụng trong bài viết kiểm tra như sau:

Trang 5

Ăn cơm ăn kum

Trang 6

chào bye bye

Trang 9

quen Wen

Trang 10

Khi được hỏi về nguyên nhân sử dụng những ngôn ngữ trên thì các bạn trả lời là do nhanh Nếu ta xét các ngôn ngữ đó trong trường hợp viết cho nhanh thì ta

chỉ chấp nhận được một số chữ ví dụ: tình cảm/ tc; tin nhắn/ tn; điện thoại/ đt; anh/ a Thế nhưng những chữ như nhờ/ nhok; mẹ / mama, mọe; ế/ ếk thì không thể

xem là viết cho nhanh được Ta thấy giới tuổi teen thường chuyển đổi chữ i, thành chữ j, chữ v thành z, ch thành tr và ngược lại, c thành k, qu thành w….sự chuyển đổi này không nhằm mục đích nào ngoài việc thể hiện cái mới, cái hay, thể hiện đẳng cấp VIP (Very Important Person) nếu như không dùng những ngôn ngữ như

thế này thì bị cho là quê mùa, lúa, hay còn gọi là “cùi bắp” (ý kiến của chính các học sinh trong buổi thảo luận)

- Và khi những ngôn ngữ kia được chuyển thành văn bản với từng bước phát triển và sáng tạo thì chúng sẽ có hình dạng như sau, hãy xem một tin nhắn của giới tuổi teen

1 The la cau hem bit roai, hihi

Trang 11

Khi tiếng Việt có hai dạng viết hoa và viết thường câu trên được chuyển đổi thành

2 ThÊ lÀ kẬu hEm pYt r0Àj nhA, hYhY

Khi chữ a biến thành số 4, và chữ e biến thành số 3, i thành j và g đổi thành 9…

Hoặc một dạng tin nhắn khác có hình dạng như sau:

4nh ỏ dây giu*ã d0‘ng -do*j‘ lạc l0ng~ ng0n’g ch0*‘ aj -dã ba0 lân‘ fụ bạc Hân ngu*o*i‘ Kja Nhu*ng Sa0 L0n‘g H0k thể Ân Tjn‘h Naj‘ Thôy Hen Nhau Kiep’ Kha’c M0^ng Hem Tha‘nh th0^y -Danh‘ Quên –Dj

(Tạm dịch là: Anh ở đây giữa dòng đời lạc lõng, ngóng chờ ai đã bao lần phụ bạc, hận người kia nhưng sao lòng không thể, ân tình này thôi hẹn nhau kiếp khác, mộng không thành thôi đành quên đi)

Ngoì pun` hok bjk lem` jề, vô tinh` nghj~ den' anh, hok bjk jò naỳ anh dang lam` j` tả

(Tạm dịch là: Ngồi buồn không biết làm gì, vô tình nghĩ đến anh, không biết giờ này anh đang làm gì tả)

b Một số “lời nói cố định” giới học sinh THPT hay sử dụng

Gần đây trên thông tin đại chúng xuất hiện quyển sách mang tên “SÁT THỦ ĐẦU MƯNG MỦ” với dòng chữ phụ đề “Thành ngữ sành điệu bằng tranh” Bỏ qua phản ứng của xã hội trước nội dung của quyển sách trên, chúng tôi muốn nói đến những câu giới tuổi teen hay sử dụng trong quyển sách đó:

Chảnh như con chó cảnh Chán như con gián Chuyện nhỏ như con thỏ

Trang 12

Dở hơi tập bơi Không phải chủ dốt - chỉ vì mẹ chủ quên cho Iốt vào canh Không mày đố thầy dạy ai

Một con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ Một điều nhịn là chín điều nhục

Ngu như con bò thích hát hò Xấu như con gấu

Xấu nhưng biết phấn đấu…

Để giải thích cho hiện tượng giới tuổi teen thích dùng cách nói trên GS Trần

Trí Dõi phát biểu ý kiến “Tôi nghĩ rằng “ngôn ngữ chat” và những “lời nói cố định” như thế xuất hiện là do những cách nói đã có chưa thỏa mãn hết yêu cầu giao tiếp của một bộ phận những người thích chát, những người ưa có một cái gì

đó khác đi về hình thức trong giao tiếp hàng ngày” Nó là sự thể hiện rõ nhất thói

quen ăn nói, sử dụng ngôn từ của người Việt từ xưa đến nay như “nói vần dựa vào

đồng âm hay gần âm”, “đối âm hay/ đối nghĩa” v.v vốn thông dụng trong thành

ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Việt Nếu xét về nội dung ta thấy có một số câu phù hợp

với cách lí giải của tuổi teen là nói cho vui, Xấu như con gấu; Đói như con sói; Chuyện nhỏ như con thỏ; Chán như con gián; Chảnh như con chó cảnh Nhưng ta

còn nhận thấy bên cạnh những câu nói có thể chấp nhận được còn là những câu nói dựa vào thành ngữ gốc mà biến đổi, làm mất hết ý nghĩa của thành ngữ và nó mang lại một thông tin sai lệch hoàn toàn với thành ngữ ban đầu mà người Việt sử dụng

Không mày đố thầy dạy ai; Một con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ; Một điều nhịn là chín điều nhục; Ăn trông nồi ngồi trông xó Và khi những câu nói quen

thuộc này được giới tuổi teen sử dụng để giao tiếp với người lớn Giáo viên chúng

Trang 13

ta cũng từng là nạn nhân của những câu nói trên khi đôi lần hỏi bài học sinh trả lời

trống không “biết chết liền” đây là những tình huống nằm ngoài ý muốn của người

đứng lớp Trước một hiện tượng về ngôn ngữ như trên chúng ta những người đang đứng lớp cần phải làm gì? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên từ đâu?

NHỮNG HÌNH ẢNH VÀ NHỮNG “LỜI NÓI CỐ ĐỊNH” ĐƯỢC SỬ DỤNG RỘNG RÃI

Trang 20

II NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC DÙNG “NGÔN NGỮ CHÁT”, NHỮNG “LỜI NÓI CỐ ĐỊNH” TUỔI TEEN MỘT CÁCH PHỔ BIỀN

Bàn đến nguyên nhân của hiện tượng giới tuổi teen sử dụng ngôn ngữ chát, những lời nói cố định của tuổi teen một cách phổ biến, giáo sư Trần Trí Dõi cho rằng Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội nên nó luôn luôn phát triển cùng xã hội, hiện

tượng “ngôn ngữ chát” và những “lời nói cố định” trong quyển “Sát thủ đầu mưng mủ” đúng là thể hiện sự phát triển không ngừng của ngôn ngữ trong quần chúng,

trong đó có bộ phận là những người trẻ tuổi Nhìn lại quá khứ, chúng ta trao đổi thông tin với bạn bè ở xa bằng những lá thư, nên chúng ta chú ý cách trình bày, chữ viết, ngay khi diễn đạt một nội dung chúng ta cũng phải lựa, tìm ý cho phù hợp…Với giới trẻ hiện nay thì chúng lại dùng thông tin liên lạc hiện đại là điện thoại, internet Sự phát triển của xã hội đã tạo ra những nguyên nhân khách quan

1 Nguyên nhân khách quan

- Ngôn ngữ chát là hiện tượng mới do giới tuổi teen hiện nay thường dùng Ngôn ngữ này xuất hiện từ khi có sự bùng nổ của Internet đồng thời với sự thay đổi của xã hội, từ một xã hội khá bảo thủ sang một xã hội cởi mở Đây là một hiện tượng bình thường của ngôn ngữ - xã hội, nó như là một quy luật tự nhiên Xã hội cởi mở, dòng thông tin, lối sống phong cách phương Tây, phương Đông ồ ạt tràn vào Việt Nam Giới trẻ là những người thích thú nhất Họ học tập, sáng tạo, áp dụng và làm ra cái mới của riêng họ, để thể hiện mình PGS-TS Đặng Ngọc Lệ, Phó Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học VN, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học TPHCM, cho rằng giới trẻ hiện nay thích sử dụng ngôn ngữ chát trong giao tiếp và hành văn là

do tâm lý muốn mình phải khác người Sử dụng ngôn ngữ cũng là một cách thể hiện mình như việc ăn mặc, đi đứng Tuy nhiên, vì còn trẻ nên họ chưa khẳng định được việc thể hiện mình như vậy là đúng hay sai, các em muốn thay đổi nhưng chưa biết cách thay đổi như thế nào cho phù hợp

- Chính bản chất ngôn ngữ của tiếng Việt cho phép tạo ra những “lời nói cố định” như trong cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” với cách nói so sánh ví von, có vần

có vè

2 Nguyên nhân chủ quan

- Nhiều học trò biện minh cho cách nói và viết như trên Theo các em, miễn

là các em hiểu, và viết, nói cho nhanh, để cho vui, ngộ nghĩnh, tiện lợi và hài hước

- Khi được hỏi về việc sử dụng như trên học sinh trả lời để phụ huynh không can thiệp vào đời tư của con, và nếu có đọc được những dòng tin nhắn thì cũng không thể hiểu

III BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Việc sử dụng ngôn ngữ chát, lời nói cố định của tuổi teen là một hiện tượng của ngôn ngữ phát triển cùng xã hội Hiện tượng này phổ biến và lan rộng tới giới trẻ trong cả nước Phải làm gì khi chính bản thân người sử dụng nó cũng không nhận thấy rằng mình làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt

Trước hiện tượng trên chúng ta những người đang dạy môn Văn nói riêng và các môn học khác nói chung cần phải giảng, phân tích cho học sinh thấy những

Trang 21

điều hạn chế khi sử dụng những lỗi sai về cách dùng từ Phát hiện lỗi sử dụng trong giao tiếp, trong bài kiểm tra của học sinh, khoanh tròn sửa lỗi đặc biệt những lỗi sai do cố tình sử dụng sai cách dùng từ như hiện nay Trừ điểm thành phần bài kiểm tra đối với trường hợp sai nhiều lần Giáo viên Văn nên có bảng thống kê bài kiểm tra các lỗi sai kể cả sai chính tả để xem mức độ thay đổi ví dụ:

Nhà trường và Đoàn thanh niên cần có những buổi sinh hoạt ngoại khóa về những vấn đề nóng bỏng có tính thời sự, ví dụ Bạo lực học đường, ví dụ việc sử dụng tiếng Việt không đúng chuẩn, chắc chắn học sinh sẽ hứng thú với những vấn

đề nóng bỏng và để học sinh thảo luận tự tìm ra những hạn chế của vấn đề

Xin đưa ra một số kinh nghiệm chia sẻ của những người làm trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ

- TS Tùng Lâm chia sẻ kinh nghiệm: “Trước tiên, chúng ta phải giáo dục để các em hiểu rõ đâu là chuẩn mực ngôn ngữ, chứ không nên lầm lẫn khi biến phương tiện làm việc thành phương tiện giao tiếp Lời nói lệch chuẩn có thể dẫn đến tư duy, hành vi lệch lạc Vì thế, việc làm méo mó ngôn ngữ tiếng Việt cần phải được lên án”

- Trong 3 yếu tố tác động đến ngôn ngữ tuổi teen, yếu tố gia đình vẫn là quan trọng nhất Bản thân gia đình cũng phải có ý thức rèn con cái từ lời nói đến hành vi Bố mẹ cũng phải nêu gương cho con cái Bên cạnh đó, nhà trường phải chú ý rèn học sinh về ngôn ngữ, nói đúng, viết đúng chuẩn tiếng Việt, trong đó có viết đúng chính tả

- TS Mai Xuân Huy nêu: “Biện pháp để ngăn chặn loại ngôn ngữ này xâm nhập vào tiếng Việt là chúng ta cần khoanh vùng và quy định khu vực sử dụng của

nó Chẳng hạn, có thể cấm dùng ngôn ngữ “chát” trong phạm vi công cộng, trong các bài viết ở trường, trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, đài, báo

Nó chỉ có thể được sử dụng trong giao tiếp giữa những người “chát” trong các chatroom trên internet Theo tôi, muốn khắc phục được tình trạng này, gia đình và nhà trường phải kết hợp giáo dục, kiểm soát, nhưng quyết định hơn cả thì phải có một đạo luật cụ thể về tiếng Việt nằm trong Chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà

nước Ở nhiều nước phát triển họ có hẳn một đạo luật về ngôn ngữ”

- Chúng ta phải sửa bằng tư duy, sửa bằng ý thức công dân Chúng ta cũng cần đưa ra các phân tích kèm theo các lời khuyên để học sinh hiểu và không nên lạm dụng nó

Ngày đăng: 07/05/2016, 01:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w