Những thành tích, hạn chế và nguyên nhân của công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long...73 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 4
1.1 Các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận văn 4 1.2 Những vấn đề còn tồn tại cần nghiên cứu 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TỔ CHỨC 7
2.1 Đánh giá thực hiện công việc của người lao động trong tổ chức 7
2.1.1 Khái niệm đánh giá thực hiện công việc 7
2.1.2 Mục đích của đánh giá thực hiện công việc 10
2.1.3 Mối quan hệ của đánh giá thực hiện công việc với các hoạt động quản trị nhân lực khác 11
2.2 Nội dung công tác đánh giá thực hiện công việc của người lao động trong tổ chức 14
2.2.1 Xác định các tiêu chuẩn thực hiện công việc 14
2.2.1.1 Khái niệm tiêu chuẩn thực hiện công việc 14
2.2.1.2 Cơ sở của tiêu chuẩn thực hiện công việc 15
2.2.1.3 Yêu cầu của tiêu chuẩn thực hiện công việc 16
2.2.2 Lựa chọn và đào tạo những người làm công tác đánh giá 16
2.2.3 Lựa chọn phương pháp đánh giá 19
2.2.3.1 Phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng (hay còn gọi là phương pháp lưu giữ) 19
Trang 22.2.3.4 Phương pháp bảng điểm 24
2.2.3.5 Phương pháp phân tích định lượng 25
2.2.3.6 Một số phương pháp khác 27
2.2.4 Lựa chọn chu kỳ đánh giá 28
2.2.5 Phỏng vấn đánh giá 28
2.3 Công tác đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên 29
2.3.1 Giảng viên đại học và đặc thù công việc giảng dạy của giảng viên 29
2.3.1.1 Khái niệm giảng viên đại học 29
2.3.1.2 Phân loại giảng viên 30
2.3.1.3 Đặc điểm lao động của giảng viên đại học 31
2.3.2 Sự cần thiết hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc đối với giảng viên 33
2.3.3 Một số điều cần lưu ý khi đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên 35
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG 43
3.1 Giới thiệu tổng quan về trường Đại học Thăng Long 43
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 43
3.1.2 Tầm nhìn, sứ mạng và phương châm hoạt động của Trường 43
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ giảng viên 44
3.1.4 Mục tiêu, quy mô và chương trình đào tạo 50
Trang 33.2 Phân tích thực trạng công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long 55
3.2.1 Các tiêu chuẩn thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long 57 3.2.2 Bộ phận phụ trách công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long 60 3.2.3 Các phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long 62
3.2.3.1 Phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng: 623.2.3.2 Công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên 66
3.2.4 Chu kỳ đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long 70 3.2.5 Thông tin phản hồi sau đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long72 3.2.6 Những thành tích, hạn chế và nguyên nhân của công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long 73
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG 77 4.1 Xác định tiêu chuẩn thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên phù hợp với trường Đại học Thăng Long 77
Trang 44.3 Sử dụng thêm phương pháp Phản hồi 360 độ để đánh giá kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long 82 4.4 Hoàn thiện quy trình lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long 93 4.5 Tổ chức các buổi phỏng vấn đánh giá sau mỗi đợt đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên 97 4.6 Sử dụng có hiệu quả hơn kết quả đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long 99
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC
Trang 5CTCT-SV Công tác chính trị - Sinh viênBGD-ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trang 6Hình 2.1: Hệ thống đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên 8Hình 2.2: Mối quan hệ giữa 3 yếu tố của hệ thống đánh giá và các mục tiêu của đánh giá thực hiện công việc 9Hình 2.3: Quá trình quản trị theo mục tiêu 23Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường Đại học Thăng Long45
Bảng 2.1: Đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên theo phương pháp bảng điểm 24Bảng 3.1: Số lượng và cơ cấu giảng viên trường Đại học Thăng longtheo chức danh, trình độ trong các năm từ 2008 đến 2011 47Bảng 3.2: Số lượng và cơ cấu giảng viên chia theo các khoa năm học 2010-2011 48Bảng 3.3: Số lượng và cơ cấu giảng viên trường Đại học Thăng longtheo độ tuổi năm học 2010 - 2011 49Bảng 3.4: Quy mô đào tạo của Trường ĐH Thăng Long giai đoạn 2006-2011 51Bảng 3.5: Số lượng sinh viên các nhóm ngành đào tạo năm học 2010- 2011 51Bảng 3.6: Thống kê cơ cấu mẫu của quá trình điều tra 56
Trang 7Bảng 3.8: Báo cáo về tình hình thực hiện quy định Nhà trường theo tháng 64Bảng 4.1: Phiếu Nhận xét về giảng viên trong bộ môn do các giảng viên khác đánh giá 87Bảng 4.2: Bản Báo cáo kết quả giảng dạy của giảng viên 89Bảng 4.3: Báo cáo đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảngviên trong bộ môn 90
Trang 8TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong lý luận và thực tiễn, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp pháttriển giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việcnâng cao chất lượng giáo dục Đánh giá thực hiện công việc giảngdạy của giảng viên là một trong những chủ đề được nhiều ngườiquan tâm, bàn luận trong thời gian gần đây Mặc dù được tiến hànhthường xuyên ở các trường đại học Việt Nam nhưng trong thực tếviệc đánh giá giảng viên hiện nay của chúng ta được cho là hìnhthức, thiếu khách quan và đôi khi chưa chính xác Do vậy, trongmột chừng mực nào đó đánh giá giảng viên đã không mang lạinhiều tác dụng mà đôi khi nó còn kìm hãm sự phấn đấu vươn lêncủa đội ngũ giảng viên
Đại học Thăng Long là một trường đại học dân lập, tự thu tựchi, không được sự hỗ trợ của Nhà nước về kinh phí, do đó về cơbản cũng giống một doanh nghiệp tư nhân, muốn tồn tại và pháttriển cần phải hoạt động một cách hiệu quả, phải không ngừng nângcao chất lượng dạy và học Nhận thấy vấn đề này, Ban Giám hiệu đãgiao cho Trung tâm Trắc nghiệm và Khảo thí – một đơn vị trựcthuộc Trường định kì tổ chức các đợt lấy ý kiến của sinh viên vềtừng môn học và về chất lượng giảng dạy của giảng viên Tuy nhiênnếu chỉ dựa vào ý kiến của sinh viên để đánh giá thì kết quả thuđược còn nhiều hạn chế và thiếu khách quan, cần phải có một quytrình đánh giá thống nhất, khoa học và phải thu thập thông tin từ
Trang 9nhiều nguồn thì mới đánh giá một cách chính xác, khách quan và cóhiệu quả được
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện
công tác đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long” làm đề tài luận văn thạc sỹ của
mình Hi vọng rằng qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thựctrạng, tác giả sẽ đưa ra được một số giải pháp hữu ích nhằm hoànthiện công tác đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảngviên trường Đại học Thăng Long
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về quản trị nguồnnhân lực nói chung và về công tác đánh giá thực hiện công việc nóiriêng, luận văn hướng đến những mục đích cụ thể như sau:
- Làm rõ bản chất và vai trò của đánh giá thực hiện công việctrong hoạt động quản trị nguồn nhân lực của một tổ chức nói chung
và những đặc thù của đánh giá thực hiện công việc giảng dạy củagiảng viên đại học nói riêng
- Phân tích thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việcgiảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long để tìm ra
ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân
Trang 10- Từ đó luận văn sẽ đề xuất một số phương hướng và giải phápnhằm hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc giảng dạycủa giảng viên tại trường Đại học Thăng Long.
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những lý luận liên quan và thực tiễn côngtác đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trườngĐại học Thăng Long
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích công tác đánh giáthực hiện công việc tại trường Đại học Thăng Long từ năm 2008 trởlại đây Luận văn không nghiên cứu công tác đánh giá thực hiện côngviệc của toàn bộ cán bộ, giảng viên toàn Trường Đại học ThăngLong, cũng không nghiên cứu công tác đánh giá thực hiện tất cả côngviệc của giảng viên mà chỉ đi sâu nghiên cứu công tác đánh giá thựchiện công việc giảng dạy của giảng viên tại Trường
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở sử dụng các phương phápnghiên cứu truyền thống, quan sát, phân tích và tổng hợp các số liệuthứ cấp theo cách tiếp cận hệ thống, đồng thời sử dụng phương phápbảng hỏi để tập hợp các thông tin sơ cấp và kiểm định các kết quảnghiên cứu, các nhận định, đánh giá của tác giả
Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu, thông tinnội bộ của trường Đại học Thăng Long và các nguồn dữ liệu bênngoài thu thập từ sách, bài viết trên mạng Internet… được trích dẫn
Trang 11một cách rõ ràng, đầy đủ trong các ghi chú và mục tài liệu thamkhảo.
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, phụ lục,danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 4 phần:
Chương 1 : Tổng quan các công trình đã nghiên cứu có liên
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Qua quá trình tìm hiểu tại trường Đại học Thăng Long, tại thưviện trường đại học Kinh tế quốc dân, tại các website trên Internet
và một số nguồn thông tin khác cho thấy trong thời gian gần đây ởViệt Nam cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về đánh giá thực hiệncông việc Tuy nhiên đối tượng và phạm vi nghiên cứu của mỗi đềtài đó khác nhau Theo tìm hiểu của tác giả, đa phần các đề tài nàynghiên cứu về đánh giá thực hiện công việc tại các doanh nghiệp,các ngân hàng và một số trường đại học công lập, chưa có công
Trang 12trình nào nghiên cứu về công tác đánh giá thực hiện công việc giảngdạy của giảng viên các trường đại học dân lập ở Việt Nam Đến thờiđiểm hiện tại, tác giả cam kết chưa có đề tài nào nghiên cứu về côngtác đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trườngĐại học Thăng Long.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TỔ CHỨC
Nội dung chương II gồm ba phần đó là:
1 Đánh giá thực hiện công việc của người lao động trong tổ chức
Phần này nhằm làm rõ được khái niệm đánh giá thực hiện côngviệc, mục đích của đánh giá thực hiện công việc và mối quan hệ củađánh giá thực hiện công việc với các hoạt động quản trị nhân lựckhác như: phân tích công việc, công tác kế hoạch hoá nguồn nhânlực, tuyển mộ và tuyển chọn, quá trình tạo động lực cho người laođộng, hoạt động đào tạo và phát triển, công tác trả thù lao lao động
2 Nội dung công tác đánh giá thực hiện công việc của người lao động trong tổ chức
Công tác đánh giá thực hiện công việc của người lao động trong
tổ chức thường gồm các nội dung sau:
- Xác định các tiêu chuẩn thực hiện công việc
- Lựa chọn và đào tạo những người làm công tác đánh giá
Trang 13- Lựa chọn phương pháp đánh giá
- Lựa chọn chu kỳ đánh giá
- Phỏng vấn đánh giá
Trong phần lựa chọn các phương pháp đánh giá, tác giả nêu một
số phương pháp đánh giá thực hiện công việc phổ biến thường được
sử dụng trong các tổ chức, doanh nghiệp đó là: Phương pháp ghichép các sự kiện quan trọng (hay còn gọi là phương pháp lưu giữ),Phương pháp Phản hồi 360 độ, Phương pháp quản trị theo mục tiêu,Phương pháp bảng điểm và Phương pháp phân tích định lượng
3 Công tác đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên
Giảng viên đại học và đặc thù công việc giảng dạy của giảng viênPhần này bao gồm các nội dung sau:
- Khái niệm giảng viên đại học
- Phân loại giảng viên
- Đặc điểm lao động của giảng viên đại học
Sự cần thiết hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc đốivới giảng viên đại học
Một số điều cần lưu ý khi đánh giá thực hiện công việc giảng dạycủa giảng viên
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
1 Giới thiệu tổng quan về trường Đại học Thăng Long
Trang 14Nội dung của phần này bao gồm:
- Quá trình hình thành và phát triển
- Tầm nhìn, sứ mạng và phương châm hoạt động của Trường
- Cơ cấu tổ chức và đội ngũ giảng viên
- Mục tiêu, quy mô và chương trình đào tạo
- Định hướng phát triển của trường Đại học Thăng Long đếnnăm 2020
2 Phân tích thực trạng công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long
2.1 Các tiêu chuẩn thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên
tại trường Đại học Thăng Long
Các tiêu chuẩn trong đánh giá kết quả thực hiện công việc giảngdạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long hiện nay cũngđược xây dựng căn cứ vào tiêu chuẩn nhiệm vụ và quyền hạn củagiảng viên được nêu trong Luật giáo dục (2005); căn cứ vào Quyđịnh Chế độ làm việc đối với giảng viên (Ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); và căn cứ vào Công văn số2754/BGDĐT-NGCBQLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 20tháng 5 năm 2010 về Hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ người học
về hoạt động giảng dạy của giảng viên
Một thực trạng là ngoài hợp đồng lao động đối với giảng viên,Trường Đại học Thăng Long chưa có văn bản nào quy định rõ về
Trang 15tiêu chuẩn thực hiện công việc nói chung và tiêu chuẩn, yêu cầu cụthể đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên nói riêng
2.2 Bộ phận phụ trách công tác đánh giá kết quả thực hiện công
việc giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng LongTrường Đại học Thăng Long hiện chưa có đơn vị thống nhấtđảm nhiệm công tác đánh giá thực hiện công việc giảng dạy củagiảng viên Căn cứ trên nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban, cóthể nhận thấy có 2 đơn vị hiện đang tiến hành rời rạc các hoạt độngliên quan đến công tác này đó là: Phòng Công tác chính trị - Sinhviên và Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Khảo thí Những thôngtin trong các báo cáo này sẽ không phát huy được triệt để giá trị của
nó, sẽ chỉ là những thông tin mang tính ngắn hạn Ban Giám hiệu và
Bộ môn trực tiếp nhận được hai nguồn thông tin rời rạc nhau, nhưvậy sẽ khó nhận thấy được những đánh giá tổng quan chính xác 2.3 Các phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng
dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long
Căn cứ vào phần cơ sở lý thuyết ở chương II và vào công tácđánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên hiện nay củatrường Đại học Thăng Long, có thể nhận thấy Trường đang sử dụnghai phương pháp sau:
- Phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng
- Phương pháp lấy ý kiến sinh viên để đánh giá kết quả thựchiện công việc giảng dạy của giảng viên
Trang 16Lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên làcần thiết, tuy nhiên, theo phương pháp Phản hồi 360 độ thì đây mới
là một nguồn thông tin, còn rất nhiều nguồn thông tin hữu ích khác
để đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên một cáchchính xác và hiệu quả Hiện nay, trường Đại học Thăng Long về cơbản mới chỉ thu thập thông tin về hoạt động giảng dạy của giảngviên qua sinh viên và sử dụng phương pháp Ghi chép các sự kiệnquan trọng trong công tác đánh giá thực hiện công việc giảng dạycủa giảng viên mà chưa áp dụng phương pháp Phản hồi 360 độ.Theo nhận định chủ quan của tác giả, đây là một phương pháp kháphù hợp với môi trường giáo dục đại học nói chung và phù hợp vớitrường Đại học Thăng Long nói riêng
2.4 Chu kỳ đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của
giảng viên tại trường Đại học Thăng Long
Hàng ngày, phòng Công tác chính trị - Sinh viên thường xuyêntiến hành thanh tra, giám sát các lớp học, theo dõi việc chấp hànhquy định, và việc đảm bảo giờ giảng của toàn bộ giảng viên Cuốimỗi tuần và cuối mỗi tháng, Phòng sẽ tổng hợp lại, lập báo cáo vềtình hình chấp hành quy định của giảng viên toàn trường và trìnhlên Ban Giám hiệu, đồng thời gửi tới từng bộ môn
Theo tham khảo của tác giả, chu kì hợp lý của việc lấy ý kiếnphản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên cũngnhư việc đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảngviên trường Đại học Thăng Long là mỗi năm một lần, vào cuối năm
Trang 17học hoặc giữa năm học, chu kì này cũng phù hợp với chu kì màTrường đang thực hiện.
2.5 Thông tin phản hồi sau đánh giá kết quả thực hiện công việc
giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long
Phòng Công tác chính trị - Sinh viên và Trung tâm Đảm bảochất lượng – Khảo thí thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, lậpbáo cáo và định kỳ gửi trực tiếp lên Ban Giám hiệu và gửi tới từng
bộ môn Hai hoạt động này có thể nói là gần như tách biệt, độc lậpvới nhau Ban Giám hiệu và Bộ môn trực tiếp nhận được hai nguồnthông tin rời rạc nhau, như vậy sẽ khó nhận thấy được những đánhgiá tổng quan chính xác Như vậy, những thông tin trong các báocáo này sẽ không phát huy được triệt để được giá trị của nó, sẽ chỉ
là những thông tin mang tính ngắn hạn, chi tiết, không tổng quát vàchưa giúp ích được nhiều trong các công tác chung của Trường.Việc đánh giá thực hiện công việc của giảng viên hiện tại chủ yếuchỉ với mục đích phát hiện những sai phạm, những vấn đề chưa thực
sự tốt để có phương án điều chỉnh, khắc phục Một mục đích rấtquan trọng của việc đánh giá thực hiện công việc là để đề ra những
kế hoạch hoạt động, dự báo nhu cầu nhân lực, đào tạo, bồi dưỡngnguồn nhân lực, thi đua, khen thưởng Tuy nhiên, kết quả của cácđợt đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên Nhàtrường lại chưa được sử dụng cho các công tác này một cách triệt để
và hiệu quả
Trang 18Ngoài ra, sau các đợt lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảngdạy của giảng viên, Trường Đại học Thăng Long chưa tổ chức cácbuổi thảo luận, trao đổi giữa Ban Giám hiệu Nhà trường với giảngviên toàn trường hoặc đại diện của giảng viên ở các bộ môn về kếtquả khảo sát Các buổi thảo luận ở đây trong hệ thống đánh giá thựchiện công việc được gọi là phỏng vấn đánh giá Do đó, giảng viên sẽkhông có cơ hội để bày tỏ quan điểm của mình về kết quả đánh giá,những sai lệch của thông tin đánh giá, hay những khó khăn màgiảng viên gặp phải
2.6 Những thành tích, hạn chế và nguyên nhân của công tác đánh
giá kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại trường Đạihọc Thăng Long
Căn cứ vào phần thực trạng bên trên, tác giả đúc rút ra nhữngthành tích, hạn chế và nguyên nhân của công tác đánh giá kết quảthực hiện công việc của giảng viên hiện nay tại trường Đại họcThăng Long Đây sẽ là những căn cứ để đưa ra các giải pháp nhằmhoàn thiện hơn công tác này
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
1 Xác định tiêu chuẩn thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên phù hợp với trường Đại học Thăng Long
Trong giải pháp này, tác giả xin đề xuất một số các tiêu chuẩnđánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên trường Đại
Trang 19học Thăng Long Các nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên cùng địnhmức giờ chuẩn đối với giảng viên cơ hữu của Trường, ngoài việcghi trong hợp đồng lao động của giảng viên, cần phải được trườngĐại học Thăng Long quy định rõ trong văn bản lưu tại phòng Hànhchính tổng hợp và gửi lên từng Bộ môn để giảng viên nắm rõ vàthực hiện Đồng thời, các yêu cầu về hoạt động giảng dạy của giảngviên cần được công khai, phổ biến cho sinh viên biết để có nhữngđánh giá chính xác, khách quan hơn trong các đợt lấy ý kiến sinhviên về hoạt động giảng dạy của giảng viên.
2 Thống nhất phòng ban tổ chức công tác đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên
Ban Giám hiệu trường Đại học Thăng Long cần nghiên cứu vàthống nhất một đơn vị tổ chức thực hiện công tác đánh giá kết quảthực hiện công việc giảng dạy của giảng viên Tác giả đề xuấtphương án như sau: Lựa chọn Trung tâm Đảm bảo chất lượng vàKhảo thí là đơn vị duy nhất và chính thức tổ chức thực hiện công tácđánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên.Theo đó, ngoài việc định kỳ lấy ý kiến phản hồi của sinh viên,Trung tâm còn rất nhiều việc khác nữa Phòng Công tác chính trị -Sinh viên sẽ vẫn thực hiện công tác thanh tra, giám sát các lớp học,theo dõi việc chấp hành quy định, và việc đảm bảo giờ giảng củatoàn bộ giảng viên, bởi đây là một phần của nhiệm vụ, chức năngcủa Phòng Hàng tuần và hàng tháng, ngoài việc báo cáo tình hìnhlên Ban Giám hiệu và gửi về các bộ môn, Phòng Công tác chính trị -
Trang 20Sinh viên cần gửi một bản báo cáo tới Trung tâm Đảm bảo chấtlượng và Khảo thí để Trung tâm tổng hợp thông tin.
Sau khi đã thống nhất một đơn vị phụ trách công tác đánh giáthực hiện công việc giảng dạy của giảng viên và có kế hoạch cụ thể,Nhà trường cần có những hoạt động đào tạo những người trực tiếptiến hành đánh giá để công tác này được tiến hành một cách khoahọc, chuyên nghiệp nhằm đem lại những thông tin đánh giá chínhxác và khách quan
3 Sử dụng thêm phương pháp Phản hồi 360 độ để đánh giá kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long
Muốn đánh giá giảng viên một cách công bằng và khoa họcphải sử dụng đầy đủ các nguồn thông tin đánh giá, tức phải sử dụngphương pháp Phản hồi 360 độ Theo đó, để đánh giá kết quả thựchiện công việc của một giảng viên cần phải thu thập thông tin, ýkiến từ các nguồn khác nhau có liên quan đến hoạt động giảng dạycủa giảng viên như: trưởng bộ môn, các giảng viên cùng bộ môn,giảng viên tự đánh giá, sinh viên đang học tại trường và cựu sinhviên Cụ thể:
Từng giảng viên cần xây dựng chương trình chi tiết môn học,cuối mỗi kì và cuối mỗi năm sẽ lập bảng báo cáo về tình hình dạy
và học môn học đó để báo cáo cho trưởng bộ môn của mình Trongbáo cáo, giảng viên cần nêu rõ mức độ hoàn thành công việc giảngdạy của mình trong kỳ và những khó khăn, hạn chế Trên cơ sở đó,
Trang 21trưởng các bộ môn sẽ tổng hợp lại và kết hợp với những ghi chép,nhận định của cá nhân để đưa ra đánh giá của mình về từng giảngviên trong bộ môn và về tình hình thực hiện công việc chung củatoàn bộ môn, sau đó gửi tới Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Khảothí để Trung tâm xử lý và phân tích thông tin cùng các nguồn thôngtin khác Đồng thời, từng giảng viên trong bộ môn sẽ tiến hành đánhgiá hoạt động giảng dạy và chuyên môn của các giảng viên kháctrong cùng bộ môn theo một mẫu phiếu đánh giá nhất định do trungtâm Đảm bảo chất lượng và Khảo thí phát Để thu thập thông tin từsinh viên và cựu sinh viên, Trường đã định kì tổ chức các đợt lấy ýkiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường cầnđịnh kì tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp để lắng nghe ý kiến, tâm
tư, nguyện vọng của sinh viên và cựu sinh viên của Trường Đồngthời, Ban Giám hiệu nên giao cho Trung tâm Đảm bảo chất lượng
và Khảo thí thường xuyên, liên tục cập nhật, tổng hợp ý kiến phảnhồi của sinh viên trên trang web của Trường và trên diễn đàn củasinh viên Thăng Long
Ngoài ra, Trường vẫn cần phải duy trì phương pháp Ghi chépcác sự kiện quan trọng như hiện nay, đó chính là phương pháp theodõi việc chấp hành nội quy, quy định của Nhà trường của đội ngũgiảng viên do phòng Công tác chính trị - Sinh viên tiến hành hàngngày Công tác này sẽ là một nguồn cung cấp thông tin về việc chấphành giờ giấc giảng dạy của giảng viên một cách chính xác, thườngxuyên và khách quan
Trang 224 Hoàn thiện quy trình lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long
Trong phần này, tác giả xin đề xuất một số ý kiến nhằm hoànthiện hơn Phiếu Nhận xét môn học Cụ thể, nên kết cấu lại Phiếuthành hai phần: phần nhận xét về môn học và phần nhận xét về hoạtđộng giảng dạy của giảng viên Phần nhận xét về môn học có thểcho thêm một số câu hỏi để tăng độ tin cậy của ý kiến sinh viênnhư: “Em có thích môn học đó không?”, “Số lượng sinh viên đếnlớp ở môn học đó có đông không?”, “Môn học này có hay điểmdanh không?” Phần nhận xét về hoạt động giảng dạy của giảngviên, ngoài chín câu hỏi có trong Phiếu Nhận xét môn học hiện tại,tác giả xin đề xuất thêm câu hỏi: “Giảng viên nhiệt tình giúp đỡ sinhviên các vấn đề liên quan đến công tác dạy và học trong cũng nhưngoài giờ học” Đây cũng là một trong các yêu cầu đối với giảngviên tại trường Đại học Thăng Long
Một điều cần lưu ý là người được giao nhiệm vụ đi phát phiếukhảo sát cho sinh viên phải giải thích rõ ràng các câu hỏi trongphiếu để sinh viên hiểu rõ nội dung Hơn nữa, Nhà trường cần tăng
độ tin cậy của kết quả xử lý thống kê và phân tích thông tin từ phiếuđánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên Saukhi thu hồi phiếu, việc xử lý và phân tích số liệu nên giao cho người
có đủ chuyên môn và chuyên sâu Muốn vậy, Nhà trường cần cónhững hoạt động lựa chọn và đào tạo người thực hiện công tác đánhgiá kết quả thực hiện công việc của giảng viên
Trang 235 Tổ chức các buổi phỏng vấn đánh giá sau mỗi đợt đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên
Tổ chức các buổi phỏng vấn đánh giá sau mỗi đợt đánh giá sẽcho phép thảo luận với giảng viên về kết quả đánh giá thực hiệncông việc và Nhà trường sẽ thu nhận thông tin phản hồi từ phíagiảng viên Đây là cơ hội tạo điều kiện để Nhà trường, các khoa, bộmôn và từng giảng viên xác định những lĩnh vực cần cải thiện và lập
kế hoạch cho tương lai Đánh giá kết quả thực hiện công việc giảngdạy một cách hợp lý, khách quan sẽ đảm bảo cho các giảng viên biếtđược những kết quả công việc đã làm của họ được ghi nhận và đánhgiá một cách chính xác, từ đó giúp tăng động lực làm việc cho độingũ giảng viên Những cỗ vũ và hỗ trợ kịp thời của ban giám hiệu,trưởng khoa, bộ môn sẽ giúp các giảng viên làm việc tích cực và đạthiệu quả hơn
6 Sử dụng có hiệu quả hơn kết quả đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long
Nhà trường có thể căn cứ trên kết quả đánh giá thực hiện côngviệc giảng dạy của giảng viên để tổ chức bình chọn thi đua cuốinăm, lựa chọn ra người đạt các danh hiệu như: giảng viên được sinhviên yêu thích nhất, giảng viên đạt danh hiệu giảng viên xuất sắc,giỏi, khá của từng bộ môn và của toàn trường Theo đó, Nhà trường
sẽ có những phần thưởng cho những giảng viên ưu tú và tổ chức cácbuổi công bố kết quả và trao giải nhằm tuyên dương họ trước toàn
Trang 24trường Những hoạt động này sẽ góp phần khích lệ đội ngũ giảngviên của Trường rất nhiều Bên cạnh đó, Nhà trường cũng sẽ tìm ranhững giảng viên bị đánh giá không tốt từ nhiều nguồn thông tinkhác nhau, những người chưa hoàn thành tốt công việc giảng dạycủa mình để kịp thời nhắc nhở, có phương án giúp đỡ giảng viênkhắc phục, hoặc có những quyết định về nhân sự nếu cần.
Sau mỗi đợt đánh giá, trong các buổi phỏng vấn đánh giá, Nhàtrường cần thảo luận với giảng viên để đưa ra những phương ánnhằm hướng dẫn, giúp đỡ giảng viên khắc phục, cải thiện nhữngđiều còn chưa tốt trong hoạt động giảng dạy, cũng như lên kế hoạchcho việc đào tạo, phát triển, bồi dưỡng cho giảng viên Các bộ môn
có thể sử dụng kết quả đánh giá này để lên kế hoạch giảng dạy, điềuchỉnh các chương trình đào tạo phù hợp hơn, để phân công giảngdạy…
KẾT LUẬN
Với mục tiêu phấn đấu trở thành một trường đại học xứng tầmtrong khu vực và thế giới, đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượngcho đất nước, trường Đại học Thăng Long luôn chú trọng phát triển
và đào tạo đội ngũ giảng viên có thể đáp ứng được các yêu cầu của
sự phát triển, từ đó không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo Đây
là nhiệm vụ cơ bản của công tác quản trị nhân lực và muốn thựchiện tốt nhiệm vụ này trước hết cần xây dựng một hệ thống đánh giáthực hiện công việc hợp lý
Qua phân tích ở trên, thực trạng công tác đánh giá kết quả thực
Trang 25hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học ThăngLong còn nhiều hạn chế, chưa hoàn thiện, chưa phát huy được hếtvai trò của nó, chưa thật sự là hoạt động quan trọng góp phần nângcao hiệu quả trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo
Luận văn thạc sĩ với đề tài: ““Hoàn thiện công tác đánh giá
thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long” đã làm rõ các cơ sở lý luận của công tác đánh giá
thực hiện công việc, đưa ra những căn cứ để tiến hành xây dựnghoàn thiện hệ thống đánh giá Phân tích thực trạng công tác đánh giákết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên Đại học ThăngLong, rút ra những thành tích cũng như những hạn chế của công tácnày và nguyên nhân của nó Từ đó đề xuất các giải pháp để hoànthiện hơn công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạycủa giảng viên tại trường Đại học Thăng Long
Tác giả hy vọng đề tài này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả củacông tác đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảngviên nói riêng và công tác quản trị nhân lực của trường Đại họcThăng Long nói chung Đây là một trong yêu cầu cần thiết để nângcao chất lượng đào tạo và nâng cao hiệu quả hoạt động của trườngĐại học Thăng Long
Trang 26LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Nền kinh tế nước ta đang tiến hành hội nhập với nền kinh tếkhu vực và quốc tế và với mục tiêu đưa nước ta trở thành nước côngnghiệp vào năm 2020, vấn đề phát triển nguồn nhân lực là yếu tố cơbản cho sự phát triển nhanh và bền vững, trong đó giáo dục và đàotạo là con đường quan trọng nhất trong việc phát huy nguồn lực conngười
Trong lý luận và thực tiễn, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp pháttriển giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việcnâng cao chất lượng giáo dục Đánh giá thực hiện công việc giảngdạy của giảng viên là một trong những chủ đề được nhiều ngườiquan tâm, bàn luận trong thời gian gần đây Mặc dù được tiến hànhthường xuyên ở các trường đại học Việt Nam nhưng trong thực tếviệc đánh giá giảng viên hiện nay của chúng ta được cho là hìnhthức, thiếu khách quan và đôi khi chưa chính xác Do vậy, trongmột chừng mực nào đó đánh giá giảng viên đã không mang lạinhiều tác dụng mà đôi khi nó còn kìm hãm sự phấn đấu vươn lêncủa đội ngũ giảng viên
Đại học Thăng Long là một trường đại học dân lập, tự thu tựchi, không được sự hỗ trợ của Nhà nước về kinh phí, do đó về cơbản cũng giống một doanh nghiệp tư nhân, muốn tồn tại và pháttriển cần phải hoạt động một cách hiệu quả, phải không ngừng nâng
Trang 27cao chất lượng dạy và học Nhận thấy vấn đề này, Ban Giám hiệu đãgiao cho Trung tâm Trắc nghiệm và Khảo thí – một đơn vị trựcthuộc Trường định kì tổ chức các đợt lấy ý kiến của sinh viên vềtừng môn học và về chất lượng giảng dạy của giảng viên Tuy nhiênnếu chỉ dựa vào ý kiến của sinh viên để đánh giá thì kết quả thuđược còn nhiều hạn chế và thiếu khách quan, cần phải có một quytrình đánh giá thống nhất, khoa học và phải thu thập thông tin từnhiều nguồn thì mới đánh giá một cách chính xác, khách quan và cóhiệu quả được
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện
công tác đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long” làm đề tài luận văn thạc sỹ của
mình Hi vọng rằng qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thựctrạng, tác giả sẽ đưa ra được một số giải pháp hữu ích nhằm hoànthiện công tác đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảngviên trường Đại học Thăng Long
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về quản trị nguồnnhân lực nói chung và về công tác đánh giá thực hiện công việc nóiriêng, luận văn hướng đến những mục đích cụ thể như sau:
- Làm rõ bản chất và vai trò của đánh giá thực hiện công việctrong hoạt động quản trị nguồn nhân lực của một tổ chức nói chung
và những đặc thù của đánh giá thực hiện công việc giảng dạy củagiảng viên đại học nói riêng
Trang 28- Phân tích thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việcgiảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long để tìm ra
ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân
- Từ đó luận văn sẽ đề xuất một số phương hướng và giải phápnhằm hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc giảng dạycủa giảng viên tại trường Đại học Thăng Long
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những lý luận liên quan và thực tiễn côngtác đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trườngĐại học Thăng Long
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đại học Thăng Long đã được thành lập 23 năm nhưng luận vănchỉ tập trung nghiên cứu, phân tích công tác đánh giá thực hiện côngviệc tại trường Đại học Thăng Long từ năm 2008 trở lại đây Trước
đó quy mô cũng như hoạt động quản trị nguồn nhân lực của Trườngcòn nhỏ gọn, sơ sài, do đó công tác đánh giá thực hiện công việc củacán bộ, giảng viên còn chưa rõ nét, đa phần dựa trên cảm tính
Luận văn không nghiên cứu công tác đánh giá thực hiện côngviệc của toàn bộ cán bộ, giảng viên toàn Trường Đại học ThăngLong, cũng không nghiên cứu công tác đánh giá thực hiện tất cả côngviệc của giảng viên mà chỉ đi sâu nghiên cứu công tác đánh giá thựchiện công việc giảng dạy của giảng viên tại Trường
Trang 294 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở sử dụng các phương phápnghiên cứu truyền thống, quan sát, phân tích và tổng hợp các số liệuthứ cấp theo cách tiếp cận hệ thống, đồng thời sử dụng phương phápbảng hỏi để tập hợp các thông tin sơ cấp và kiểm định các kết quảnghiên cứu, các nhận định, đánh giá của tác giả
Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu, thông tinnội bộ của trường Đại học Thăng Long và các nguồn dữ liệu bênngoài thu thập từ sách, bài viết trên mạng Internet… được trích dẫnmột cách rõ ràng, đầy đủ trong các ghi chú và mục tài liệu thamkhảo
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, phụ lục,danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 4 phần:Chương 1 : Tổng quan các công trình đã nghiên cứu có liênquan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về đánh giá thực hiện công việc củangười lao động trong tổ chức
Chương 3: Thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việcgiảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá thực hiệncông việc giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long
Trang 30CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
1.1 Các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận văn
Qua quá trình tìm hiểu tại trường Đại học Thăng Long, tại thưviện trường đại học Kinh tế quốc dân, tại các website trên Internet
và một số nguồn thông tin khác cho thấy trong thời gian gần đây ởViệt Nam cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về đánh giá thực hiệncông việc như:
a) Hà Thị Ngọc Anh (2008): Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với lao động quản lý tại Công ty Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế (Luận văn thạc sỹ) Trường Đại học
Kinh tế quốc dân Hà Nội
b) Hồ Thị Diệu Ánh (2006): Hoàn thiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường Đại học Vinh (Luận
văn thạc sỹ) Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
c) Trần Hồng Vân (2005): Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc trong khối cán bộ giảng dạy của trường Đại
Trang 31học Văn hoá Hà Nội (Luận văn cử nhân) Trường Đại học
Kinh tế quốc dân Hà Nội
d) Vũ Thanh Hiếu (2004): Hoàn thiện công tác phân tích công việc và chương trình đánh giá thực hiện công việc tại Cty Quan hệ QT&ĐT sản xuất thuộc TCT XDCTGT 8 (Cienco 8)
(Luận văn thạc sỹ) Trường Đại học Kinh tế quốc dân HàNội
e) Hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội.
h) Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công
ty Truyền tải điện 1 - Tập đoàn Điện Lực Việt Nam.
http://thuvienluanvan.com
i) Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc đối với cán bộ quản lý trong Công ty cổ phần Tài chính Dầu khí.
http://thuvienluanvan.com
Trang 32j) Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Hồng
Hà http://thuvienluanvan.com
k) Hệ thống đánh giá thực hiện công việc của Trung tâm đồ chơi thiết bị mầm non trực thuộc Công ty Cổ phần thiết bị giáo dục I http://thuvienluanvan.com
l) Đánh giá thực hiện công việc bằng phương pháp thang đo đánh giá đồ hoạ, áp dụng cho tổng Công ty viễn thông VNPT http://thuvienluanvan.com
m)Một số giải pháp hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc của người lao động tại khách sạn Dân Chủ.
- Từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoànthiện công tác (hoặc hệ thống) đánh giá thực hiện công việc tại tổchức đó
Trang 33Tuy nhiên đối tượng và phạm vi nghiên cứu của mỗi đề tàiđược liệt kê trên là khác nhau Các đề tài nghiên cứu ở các doanhnghiệp và ngân hàng, sẽ có những điểm khác biệt cơ bản với phạm
vi nghiên cứu là ở trường đại học Hơn nữa, đối tượng nghiên cứu là
hệ thống đánh giá thực hiện công việc sẽ khác với đối tượng nghiêncứu là công tác đánh giá thực hiện công việc, và cũng sẽ khác vớiđối tượng nghiên cứu là phương pháp đánh giá thực hiện công việc
1.2 Những vấn đề còn tồn tại cần nghiên cứu
Qua tìm hiểu tổng quan các công trình có liên quan đến đề tài,tác giả nhận thấy đa phần các đề tài này nghiên cứu về đánh giáthực hiện công việc tại các doanh nghiệp và các ngân hàng
Chỉ có 4 đề tài nghiên cứu về đánh giá thực hiện công việc tại
trường đại học Tuy nhiên, đề tài “Hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường Đại học Lao động -
Xã hội” và đề tài “Hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân” chỉ
nghiên cứu về phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng
viên; đề tài “Hoàn thiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường Đại học Vinh” lại nghiên cứu về hệ thống đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên; còn đề tài “Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc trong khối cán bộ giảng dạy của trường Đại học Văn hoá Hà Nội” thì nghiên cứu công tác đánh giá
thực hiện công việc cho khối cán bộ giảng dạy Hơn nữa, các trường
Trang 34đại học được đề cập trong các công trình nghiên cứu trên đều là cáctrường công lập, sẽ có những điểm khác biệt nhất định so với cáctrường dân lập.
Như vậy, theo tìm hiểu của tác giả, chưa có công trình nàonghiên cứu về công tác đánh giá thực hiện công việc giảng dạy củagiảng viên các trường đại học dân lập ở Việt Nam Đến thời điểmhiện tại, tác giả cam kết chưa có đề tài nào nghiên cứu về công tácđánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trườngĐại học Thăng Long
Trang 35CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TỔ CHỨC
chức
2.1.1 Khái niệm đánh giá thực hiện công việc
Đánh giá thực hiện công việc là một trong những nội dung quantrọng của hoạt động quản trị nhân lực Nó là cơ sở cho các hoạtđộng quản trị nhân lực khác như tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo vàphát triển, thù lao…Công tác quản trị nhân lực thành công haykhông là do phần lớn tổ chức biết đánh giá đúng hiệu quả làm việccủa nhân viên Có rất nhiều cách gọi khác nhau về hoạt động đánhgiá thực hiện công việc như đánh giá thành tích, đánh giá nhân viên.Tuy nhiên, khái niệm đánh giá thực hiện công việc thường đượchiểu như sau: “Đánh giá thực hiện công việc (ĐGTHCV) là sựđánh giá có hệ thống chính thức tình hình thực hiện công việccủa người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đãđược xây dựng và thảo luận sự đánh giá đó với người lao động”.1
Đánh giá thực hiện công việc là một quá trình liên tục và kếtquả là một tài liệu xác nhận quá trình thực hiện công việc chínhthức của nhân viên trong kỳ đánh giá Tài liệu này xác định mức
độ thực hiện công việc của nhân viên trên cơ sở các tiêu chuẩn đã
1 Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004): Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Lao động – xã hội, Hà Nội
Trang 36thiết lập trước Đánh giá thực hiện công việc là một bước trongchiến lược chung nhằm nâng cao khả năng và hiệu quả hoạt độngcủa cả Công ty Quá trình này được gọi là quản trị thực hiện côngviệc.2
Khái niệm đánh giá thực hiện công việc có hai thuộc tính cơbản đó là: tính hệ thống và tính chính thức Tính hệ thống thểhiện đánh giá theo những khoảng thời gian được quy định theochu kỳ và thực hiện liên tục không bị gián đoạn Quá trình đánhgiá thực hiện theo tiến trình có tổ chức, bộ máy đánh giá, sửdụng phương pháp đánh giá khoa học có lựa chọn sao cho phùhợp với mục đích đánh giá Tính chính thức thể hiện hoạt độngđánh giá thực hiện công việc là công khai, cụ thể hoá bằng vănbản và được sự chấp nhận ủng hộ của tập thể người lao động Hệthống đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên đượcthể hiện trong sơ đồ dưới đây:
Hình 2.1: Hệ thống đánh giá năng lực thực hiện công việc của
2 Công ty Tư vấn Macconsult: Tài liệu tập huấn và hướng dẫn, website www.macconsult.vn , 2011.
Trang 37nhân viên
(Nguồn: Trần Kim Dung (2006): Quản trị nguồn nhân lực Nhà
xuất bản Thống kê Hà Nội Trang 238).
Đối tượng đánh giá của quá trình đánh giá thực hiện côngviệc không phải là năng lực, phẩm chất đạo đức, trình độ giáodục và đào tạo, kỹ năng của người lao động mà đó chính là sựthực hiện công việc của người lao động Xác định đối tượng đánhgiá đúng đắn sẽ dễ dàng cho việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá,
so sánh với tiêu chuẩn đặt ra, và quá trình thảo luận kết quả đánhgiá
Hệ thống đánh giá thực hiện công việc thường được thiết lậpbởi 3 yếu tố cơ bản sau:
- Các tiêu chuẩn thực hiện công việc
- Đo lường sự thực hiện công việc
- Thông tin phản hồi kết quả đánh giá
Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với cácmục tiêu của đánh giá thực hiện công việc Mối quan hệ nàyđược thể hiện trong sơ đồ dưới đây:
Thực tế thực
hiện công việc
Đánh giá thực hiện công việc
Thông tin phản hồi
Đo lường sự thực hiện công việc
Tiêu chuẩn thực hiện công việc
Trang 38Hình 2.2: Mối quan hệ giữa 3 yếu tố của hệ thống đánh giá và
các mục tiêu của đánh giá thực hiện công việc
(Nguồn: Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004) Giáo trình Quản trị nhân lực Nhà xuất bản lao động – xã hội Hà Nội.
Trang144).
Trong đó, tiêu chuẩn thực hiện công việc là hệ thống các chỉtiêu về mặt số lượng, chất lượng, là các mức chuẩn cho việc đolường, nhằm xác định các yêu cầu cần thiết để hoàn thành côngviệc Tiêu chuẩn cần xây dựng khách quan hợp lý sao cho có thể
đo lường và đánh giá được mức độ thực hiện công việc của ngườilao động Đo lường sự thực hiện công việc trước hết chính làviệc xác định cái gì cần được đo lường trong sự thực hiện côngviệc của ngươi lao động, sau đó xem xét sử dụng tiêu thức nào để
đo lường Từ đó xây dựng được một công cụ đo lường thông quacác phương pháp đánh giá thực hiện công việc sao cho phù hợp
Trang 39với bản chất công việc và mục đích đánh giá Kết quả đo lườngthực hiện công việc được thể hiện thông qua một con số hoặcmột thứ hạng nhằm đánh giá mức độ thực hiện công việc củangười lao động Thông tin phản hồi kết quả đánh giá là yếu tốthứ ba trong hệ thống đánh giá, nó thường được thực hiện vàocuối chu kỳ đánh giá Việc thu thập, cung cấp thông tin phản hồiđược thực hiện thông qua buổi nói chuyện, cuộc thảo luận giữangười đánh giá và người được đánh giá Nội dung cuộc thảo luậnthông báo cho người được đánh giá về tình hình thực hiện côngviệc của họ trong chu kỳ đánh giá, tiềm năng phát triển trongtương lai và các biện pháp hoàn thiện sự thực hiện công việc Kếtquả thông tin thu thập trong quá trình đánh giá được so sánh vớicác tiêu chuẩn cơ bản đã được xây dựng từ trước Cơ sở của cáctiêu chuẩn này là bản tiêu chuẩn thực hiện công việc của hoạtđộng phân tích công việc Kết quả đánh giá thực hiện công việc
sẽ được thảo luận bởi người lao động và người đánh giá cung cấpthông tin cho người lao động biết về mức độ thực hiện công việccủa mình nhằm mục đích thu thập thông tin phản hồi giúp chochương trình đánh giá đảm bảo sự công bằng, chính xác, đồngthời giúp người lao động nắm bắt được cách thức thực hiện côngviệc của mình một cách tốt hơn
2.1.2 Mục đích của đánh giá thực hiện công việc
Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quan trọng trongcông tác quản trị nhân lực, nó góp phần giúp cho việc ra các quyết
Trang 40định quản lý về nhân sự một cách chính xác và công bằng, đồngthời thúc đẩy nhân viên cải thiện kết quả thực hiện công việc của
họ Đánh giá thực hiện công việc cung cấp cho nhân viên nhữngthông tin phản hồi về những điểm mạnh, điểm yếu của họ và hướngdẫn họ phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu.Mục đích của đánh giá thực hiện công việc nhằm đánh giá sự thựchiện công việc của nhân viên trong quá khứ nhằm nâng cao hiệu quảlàm việc của họ trong tương lai, xác định nhu cầu phát triển và đàotạo nhân viên, đánh giá năng lực tiềm tàng và khả năng thăng tiếntrong tương lai của nhân viên, là cơ sở giúp cho doanh nghiệp tuyển
mộ, tuyển chọn, phát triển nguồn nhân lực hiện tại của tổ chức,đồng thời giúp cho việc xây dựng các chế độ thù lao hợp lý và tạođộng lực cho người lao động thông qua việc công nhận đúng mứcthành tích của họ, khiến họ gắn bó với tổ chức Ngoài ra, các cuộcđánh giá này còn cho nhà quản lý cơ hội để truyền đạt mục tiêu chonhững người báo cáo trực tiếp và bảo vệ tổ chức thoát khỏi những
vụ kiện tụng của các nhân viên bị thôi việc, hạ cấp hay từ chối tănglương thưởng.3
Kết quả của đánh giá thực hiện công việc thường được sử dụngcho các công việc của quản trị nhân lực sau:
- Ra quyết định khen thưởng, thiết lập và điều chỉnh hệ thốngtrả lương
- Điều động nhân sự hoặc điều chỉnh cơ cấu tổ chức
- Chỉ ra nhu cầu huấn luyện và đào tạo nhân viên
3Cẩm nang kinh doanh Harvard (2010): Các kỹ năng quản ký hiệu quả Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.