1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực TRONG TỔNG CÔNG TY xây DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 8

145 371 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 624,5 KB

Nội dung

Số lượng NNL đó vai trò quan trọng đối với sự phát triểnkinh tế KT - Xã hội XH, nếu số lượng không tương xứng với sự phát triển thửa hoặc thiếu thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến quátrình CN

Trang 1

Trong nền kinh tế hiện đại, nguồn nhân lực được nhìn nhận

ở phạm vi rộng lớn hơn, nó bao gồm các nội dung như: giáo dục,đào tạo, nâng cao chất lượng cuộc sống, phân bổ, sử dụng và quản

lý Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng phải đòi hỏi chấtlượng nguồn nhân lực là nền tảng, động lực cho các tầm cao của

sự phát triển kinh tế - xã hội

1.1 Nguồn nhân lực xã hội và nguồn nhân lực trong doanhnghiệp

1.1.1 Nguồn nhân lực xã hội

Có nhiều cách hiểu về nguồn nhân lực có người cho rằng(NNL) xã hội là dân số trong độ tuổi lao động có khả năng laođộng: [7; Tr 107]

- Theo quy định của Tổng cục Thống kê, khi tính toánnguồn nhân lực xã hội còn bao gồm những người ngoài tuổi lao

Trang 2

động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, [7 Tr107].

- Có một số quốc gia quan niệm nguồn nhân lực quốc gia làtoàn bộ những người từ độ tuổi bước vào tuổi lao động trở lên, cókhả năng lao động Như vậy, là không có giới hạn trên [7; Tr108]

Từ những sự khác nhau đó, dẫn đến một số sự khác nhautrong tính toán quy mô nguồn nhân lực Vấn đề là ở chỗ nhữngchênh lệch đó không đáng kể vì số người trong độ tuổi có khảnăng lao động chiếm đa số tuyệt đối trong nguồn nhân lực

Cũng có những khái niệm liên quan đến nguồn nhân lực xãhội như:

- Lực lượng lao động và nhân khẩu hoạt động kinh tế

Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) và quanniệm của các nước thành viên thì lực lượng lao động là dân sốtrong độ tuổi lao động lao động thực tế có việc làm và nhữngngười thất nghiệp [7; 213]

Giữa các quốc gia có sự khác nhau về quy mô độ tuổi laođộng Gần đây, nhiều nước lấy độ tuổi tối thiểu là 15 tuổi, còn tối

đa vẫn có nhiều sự khác nhau Có nước quy định là 60, có nước là

65, thậm chí có nước là 70, 75 tuổi, tuỳ thuộc vào tình hình pháttriển kinh tế - xã hội của mỗi nước Đặc biệt, ở Úc không có quyđịnh tuổi về hưu và do đó không có giới hạn tuổi tối đa

Trang 3

Còn ở Việt Nam theo quy định của luật lao động tuổi laođộng của nam từ 15 đến 60 tuổi, của nữ từ 15 đến 55 tuổi.

Cũng có những nhà khoa học và giới thực tiễn cho rằng, lựclượng lao động gồm tất cả những người có việc làm và nhữngngười thất nghiệp Theo quan điểm này thì lực lượng lao độngbao gồm cả những người trước hoặc trên độ tuổi lao động thực tếđang làm việc

Vì vậy, ta có thể hiểu lực lượng lao động bằng công thức:

Lực lượng lao động = số người có việc làm + số người thất nghiệp.

Trong nhân khẩu học và kinh tế lao động, người ta còn xácđịnh nhân khẩu hoạt động kinh tế và nhân khẩu không hoạt độngkinh tế Theo cách hiểu của Tổ chức khu vực châu Á - Thái bìnhDương (APR) và Tổng cục Thống kê Việt Nam thì nhân khẩuhoạt động kinh tế chính thức là lực lượng lao động xã hội, baogồm những người có việc làm và những người thất nghiệp Tuynhiên, cũng có sự khác nhau trong tính toán Theo quan điểm củaAPR thì khi xác định nhân khẩu hoạt động kinh doanh kinh tếkhông tính cận dưới của tuổi tham gia lao động, trong khi đó,Tổng cục Thống kê (Theo quy định của Ban chỉ đạo tổng điều tradân số trung ương ngày 01/4/1989) lại quy định cận dưới của

Trang 4

nhân khẩu hoạt động kinh tế là 15 tuổi và không bao gồm sốngười thất nghiệp dưới 1 tháng.

Một số khái niệm khác về nguồn nhân lực

Theo Begg, Fischer và Dombusch: NNL là toàn bộ trình độchuyên môn mà con người tích luỹ được, nó được đánh giá cao vìtiềm năng đem lại thu nhập cao trong tương lai Cũng giống nhưnguồn nhân lực vật chất, NNL là kết quả đầu tư trong quá khứ vớimục đích tạo ra thu nhập trong tương lai Cách hiểu này còn hạnhẹp, chỉ giới hạn trong trình độ chuyên môn của con người vàchưa đặt ra giới hạn trong trình độ chuyên môn của con người vàcũng chưa đặt ra giới hạn về mặt phạm vi không gian của NNL.[5; 183]

- Theo Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc cho rằng: Xét trênbình diện quốc gia hay địa phương NNL được xác định là "Tổngthể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương, tức

là lao động được chuẩn bị (Ở các mức độ khác nhau) sẵn sàngtham gia một công việc lao động nào đó, tức là những người laođộng có kỹ năng (hay khả năng nói chung) bằng con đường đápứng được yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển đổi cơcấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Theo cách hiểu này, NNL lànguồn lao động sẵn sàng tham gia lao động trong phạm vi quốcgia, vùng hay địa phương Một cách chung nhất, có thể hiểu NNL

là bộ phận dân số trong độ tuổi nhất định theo quy định của phápluật có khả năng tham gia lao động NNL là tổng hợp những năng

Trang 5

lực cả về thể lực và trí lực của nhóm người, một tổ chức, một địaphương hay một quốc gia [5; 184].

- Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Viện trưởng nguyên Viện khoahọc Lao động và các vấn đề xã hội, xem xét NNL dưới hai góc

độ, năng lực xã hội và tính năng động xã hội NNL là nguồn cungcấp sức lao động cho xã hội, là bộ phận quan trọng nhất của dân

số, có khả năng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội.Xem xét NNL dưới dạng tiềm năng giúp định hướng cho pháttriển NNL để đảm bảo không ngừng nâng cao năng lực xã hội củaNNL thông qua giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ Tuy nhiên,nếu chỉ dừng lại xem xét NNL dưới dạng tiềm năng thì chưa đủ.Muốn phát huy tiềm năng đó, phải chuyển NNL sang trạng tháiđộng, thành vốn nhân lực, tức là nâng cao tính năng động xã hộicủa con người thông qua các chính sách, thể chế và giải pháp giảiphóng triệt để tiềm năng con người Con người với tiềm năng vôtận, nếu được tự do phát triển, tự do sáng tạo và cống hiến, đượctrả đúng giá trị lao động thì tiềm năng vô tận đó được khai thác,phát huy trở thành nguồn vốn vô cùng to lớn Vì vậy, NNL đượchiểu là "tổng hoà trong thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội củacon người (Thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hộicủa con người Tính thống nhất đó được thể hiện ở quá trình biếnnguồn nhân lực con người thành vốn con người", [13, 151]

- Theo quan niệm của các nhà khoa học Việt Nam thể hiệntrong chương trình cấp nhà nước KX - 07, NNL được hiểu là "số

Trang 6

dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần,sức khoẻ và trí tuệ, năng lực phẩm chất, thái độ, phong cách làmviệc" [22, Wesib]

Như vậy, NNL được biểu hiện trên hai mặt số lượng và chấtlượng:

Về số lượng: NNL phụ thuộc vào thời gian làm việc có thể

có được của cá nhân và quy định độ tuổi lao động của mỗi quốcgia Số lượng NNL đó vai trò quan trọng đối với sự phát triểnkinh tế (KT) - Xã hội (XH), nếu số lượng không tương xứng với

sự phát triển (thửa hoặc thiếu) thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến quátrình CNH, HĐH và phát triển kinh tế đất nước [20, 143]

Về chất lượng: NNL được biểu hiện ở thể lực, trí lực, tinhthần thái độ, động cơ, ý thức lao động, văn hoá lao động côngnghiệp, phẩm chất tốt đẹp của người công nhân đó là yêu nước,yêu chủ nghĩa xã hội (CNXH) Trong ba mặt: thể lực, trí lực, tinhthần thì thể lực là nền tảng, cơ sở để phát triển trí lực, là phươngthức để chuyển tải khoa học kỹ thuật vào thực tiễn Ý thức tinhthần đạo đức tác phong là yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầucủa NNL bởi có con người mới có thể nghiên cứu sáng tạo và ứngdụng tiến bộ khoa học vào quá trình hoạt động sản xuất và cảibiến xã hội Mác và ăngghen đã nói "Tất cả cái gì thúc đẩy conngười hành động đều tất nhiên phải thông qua đầu óc của họ"

- Từ những quan niệm của các tác giả nước ngoài và các tácgiả trong nước, có thể hiểu NNL là tổng hợp những con người cụ

Trang 7

thể có khả năng tham gia vào quá trình lao động của một tổ chức,một địa phương, một quốc gia trong thể thống nhất hữu cơ nănglực xã hội (thể lực; trí lực; nhân cách) và tính năng động xã hộicủa con người, nhóm người, tổ chức, địa phương, vùng, quốc gia.Tính thống nhất đó thể hiện ở quá trình biến nguồn nhân lực conngười thành vốn con người đáp ứng yêu cầu phát triển.

Nói cách khác, NNL bao gồm những người trong độ tuổi laođộng có khả năng tham gia vào nền sản xuất xã hội theo luật laođộng quy định

NNL có nội hàm rộng bao gồm các yếu tố cấu thành về sốlượng, tri thức, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tínhnăng động xã hội, sức sáng tạo, truyền thống lịch sử và cả nênvăn hoá Do vậy, có thể cụ thể hoá các yếu tố cấu thành NNL theocác nhóm sau đây:

+ Quy mô dân số, lao động và sức trẻ;

+ Trình độ dân trí và chuyên môn kỹ thuật của NNL liênquan và phụ thuộc vào sự phát triển nền giáo dục - đào tạo và dạynghề một quốc gia;

+ Tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người, yếu

tố liên quan đến chính sách giải phóng lao động, tạo động lựcphát triển, phát huy tài năng;

+ Truyền thống lịch sử và nền văn hoá hun đúc nên bản lĩnh,

ý chí, tác phong của con người trong lao động

Trang 8

Là nguồn lực con người, yếu tố quan trọng, năng động nhấtcủa tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội nguồn nhân lực cóthể xác định cho một quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương (tỉnh,thành phố…) và nó khác với các nguồn lực khác (Tài chính, đấtđai, công nghệ…) ở chỗ nguồn lực con người với hoạt động sángtạo, tác động vào thế giới tự nhiên biến đổi giới tự nhiên và trongquá trình lao động nảy sinh các mối quan hệ lao động và quan hệ

xã hội Cụ thể hơn, nguồn nhân lực xã hội biểu hiện ở các khíacạnh sau:

Trước hết với tư cách là nguồn cung cấp lao động cho xãhội, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng laođộng, không phân biệt người đó đang được phân bổ vào ngànhnghề, lĩnh vực, khu vực nào và có thể coi đây là nguồn nhân lực

xã hội

- Với tư cách là khả năng đảm đương lao động chính của xãhội thì nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồmnhóm: dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động (dopháp luật quy định) Hiện nay, trong lĩnh vực lao động còn cókhái niệm "nguồn lao động" là toàn bộ dân số trong độ tuổi laođộng có khả năng lao động Do đó, với khái niệm này thì nguồnnhân lực tương đương với khái niệm nguồn lao động [20; 251]

- Nguồn nhân lực thể hiện toàn bộ những con người cụ thểtham gia vào quá trình lao động, với cách hiểu này nguồn nhânlực bao gồm những người từ giới hạn dưới của độ tuổi lao động

Trang 9

lao động trở lên và có khả năng lao động (ở nước ta hiện nay lànhững người đủ tuổi 15 tuổi trở lên có khả năng lao động).

Như vậy, mặc dù có các biểu hiện khác nhau nhưng nguồnnhân lực một quốc gia phản ánh các đặc điểm quan trọng nhất sauđây:

+ Nguồn nhân lực là bộ phận của dân số, gắn với cung laođộng

+ Nguồn nhân lực phản ánh khả năng lao động của một xãhội

1.1.2 Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp được hiểu là nguồnlực con người, là một bộ phận của các nguồn lực có khả năng huyđộng tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh như nguồn lựcvật chất, nguồn lực tài chính Như vậy nguồn lực là tài sản đầutiên cùng với vốn, tài sản để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.Nguồn nhân lực là tài nguyên quý báu nhất và là một lợi thế cạnhtranh mang tính chất của doanh nghiệp [7, 215]

Hay nguồn nhân lực là tổng hợp cá nhân những con người

cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố vềchất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động Thể lựccủa con người thể hiện qua tình trạng sức khoẻ của thân thể, sứcvóc, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ là việc nghỉngơi, chế độ y tế Thể lực của con người còn tuỳ thuộc vào tuổitác, thời gian làm việc và giới tính… Trí lực của con người thể

Trang 10

hiện qua khả năng suy nghĩ, sự hiểu biết, năng khiếu tài năng,quan điểm, lòng tin, nhân cách, khả năng đúc kết kinh nghiệm vàphát triển kiến thức [7, 218].

Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cũng được xem trêngiác độ số lượng và chất lượng Số lượng được biểu hiện thôngqua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực.Các chỉ tiêu về số lượng này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu quy

mô và tăng trưởng của doanh nghiệp Quy mô của doanh nghiệpcàng lớn, tốc độ tăng trưởng càng cao cũng sẽ dẫn đến quy mô vàtốc độ tăng trưởng càng cao cũng sẽ dẫn đến quy mô và tốc độtăng trưởng càng cao cũng sẽ dẫn đến quy mô và tốc độ tăngnguồn nhân lực càng lớn và ngược lại Về chất lượng, nguồn nhânlực được xem xét trên các mặt: Tình trạng sức khoẻ, trình độ vănhoá, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất

Vì nguồn nhân lực cũng như các nguồn lực khác của doanhnghiệp như vốn và tài sản biến động theo thời gian, do vậy nguồnnhân lực của doanh nghiệp cũng được xem xét trong những khoảnthời gian nhất định Với sức lao động là khả năng lao động đượcbiểu hiện ở thể lực và trí lực của người lao động Do vậy, nguồnlực của doanh nghiệp phải được biểu hiện trên hai phương diện;

Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực

Hay nguồn nhân lực doanh nghiệp là lực lượng lao động củatừng doanh nghiệp, là số người có trong danh sách của doanhnghiệp, do doanh nghiệp trả lượng

Trang 11

Theo cơ cấu chức năng, nguồn nhân lực doanh nghiệp chialàm hai loại: viên chức quản lý và công nhân.

Theo thời gian làm việc, nguồn nhân lực được phân ra thànhlao động hợp đồng dài hạn, lao động hợp đồng ngắn hạn và hợpđồng thời vụ

Trong viên chức quản lý và công nhân, người ta còn chiathành các loại khác nhau nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý vàphân tích nguồn lực Ví dụ, trong viên chức quản lý có thể có viênchức lãnh đạo các cấp trong doanh nghiệp có viên chức thừahành

1.1.3 Vai trò nguồn lực trong doanh nghiệp

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, những thành tựu lớn laocủa khoa học kỹ thuật làm người ta hy vọng lực lượng sản xuất sẽphát triển mạnh mẽ, tổ chức sản xuất sẽ mau chóng hoàn thiện,kinh tế sẽ phồn vinh Các nước công nghiệp đưa ra triết lý: "Côngnghiệp là trung tâm, tự động hoá là chìa khoá của sự phồn vinh"Hàng loạt nước lao vào đổi mới trang thiết bị công nghệ trong khivẫn giữ nguyên cách tổ chức lao động truyền thống Nhân côngđược coi như yếu tố hao phí sản xuất Nhưng mô hình của chiếnlược này đã thất bại, từ thực tế sản xuất cho thấy, con người sángtạo ra công nghệ mới, nhưng vì thiếu đội ngũ lao động có trình

độ, kỹ năng tương ứng, không kịp đổi mới cơ chế quản lý, điềuhành dẫn đến không phát huy hiệu quả sản xuất, cho dù đượctrang thiết bị hiện đại tiên tiến Từ bài học này, các nước đã thay

Trang 12

đổi căn bản các chiến lược phát triển của mình, trong đó điểmquan trọng là kiếm mô hình mới nhằm phát huy và sử dụng cóhiệu quả nguồn nhân lực Triết lý kinh doanh chuyển từ coi côngnghệ là trung tâm sang coi con người là trung tâm với những ưutiên tri thức, trình độ chuyên môn kỹ thuật Như vậy, sự tiến bộcủa khoa học công nghệ đã không làm giảm đi vai trò của nguồnnhân lực có chất lượng cao về trí tuệ và kỹ năng mà còn trở thànhlợi thế cạnh tranh mang tính chất quyết định cho mọi doanhnghiệp.

Trong nền kinh tế hiện đại với xu thế toàn cầu hoá, hội nhậpkinh tế quốc dựa chủ yếu vào tri thức Chúng ta ngày càng nhậnthức rõ hơn về vai trò quyết định cảu nguồn nhân lực chất lượngcao Bởi vai trò đó bắt nguồn từ vai trò của yếu tố con người

- Con người là động lực của sự phát triển

Bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lựcthúc đẩy Phát triển doanh nghiệp được dựa trên nhiều nguồn lực:Nhân lực, Vật lực, Tài lực, song chỉ có nguồn lực con người mớitạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muốnphát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người.Ngay cả trong điều kiện đạt được tiến bộ khoa học đạt được tiến

bộ khoa học kỹ thuật hiện đại như hiện nay thì cũng không thểtách rời nguồn lực con người bởi vì chính con người đã tạo ranhững máy móc thiết bị hiện đại đó Điều đó thể hiện mức độhiểu biết và chế ngự thiên nhiên của con người Ngay cả đối với

Trang 13

máy móc thiết bị hiện đại, nếu thiếu sự điều khiển, kiểm tra củacon người thì chúgn chỉ là vật chất Chỉ có tác động của conngười mới làm chúng hoạt động [7, 219].

Người được coi là nội lực cơ bản nhất cần khai thác và pháthuy để tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Quanđiểm này được thể hiện trong nghị quyết IX của Đảng: "Phát triểngiáo dục và đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện để phát huynguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăngtrưởng kinh tế nhanh và bền vững"

Qua đó, có thể thấy rằng nguồn nhân lực đóng vai trò rấtquan trọng, không chỉ tăng trưởng kinh tế mà còn phát triển bềnvững, đây là yếu tố cần thiết cho một doanh nghiệp

1.2 Chất lượng nguồn nhân lực

1.2.1 Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội, sự tiến bộ khoa họccông nghệ cho phép chất lượng nguồn nhân lực cho phép nângcao năng suất lao động, khối lượng sản phẩm sản xuất ra ngàycàng nhiều, các hoạt động cung cấp dịch vụ ngày càng thuận tiện.Nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng thấp sẽ dẫn đến năngsuất lao động thấp, do đó hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu vậtchất và tinh thần của xã hội ngày càng cao

Trang 14

Chất lượng nguồn nhân lực được định nghĩa: "Chất lượngnguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực": [7,216].

Đối với doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực trước hếtđược hiểu đó chính là chất lượng đội ngũ lao động trong doanhnghiệp Chất lượng đội ngũ lao động là cơ sở phản ánh trình độphát triển của doanh nghiệp và chất lượng này phụ thuộc vào chấtlượng của từng thành viên trong đội ngũ đó và được thể hiện ởtrình độ chuyên môn kỹ thuật, văn hoá, sức khoẻ, phẩm chất, đạođức…

Là tố chất, bản chất bên trong của nguồn nhân lực, nó luônvận động và phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng nhưmức sống, dân trí của dân cư Trong bối cảnh những thành tựu đạtđược không ngừng của khoa học công nghệ và toàn cầu hoá diễn

ra mạnh mẽ có tác động thúc đẩy phát triển nhanh quá trình kinh

tế - xã hội thì chất lượng nguồn nhân lực luôn có sự vận động,phát triển đi lên theo hướng tích cực và cũng có sự vận động, pháttriển đi lên theo hướng phát triển và cũng có nhiều thách thức đặt

ra đối với nguồn nhân lực Sự vận động tích cực của nguồn nhânlực ở trình độ ngày càng cao hơn mang tính quy luật, là cơ sở đểcải biến xã hội và không ngừng nâng cao đời sống vật chất - tinhthần và hoàn thiện con người lao động [7, 217]

Trang 15

Cũng có thể hiểu chất lượng nguồn nhân lực là khái niệmtổng hợp về những con người thuộc nguồn nhân lực được thể hiệncủa các mặt sau đây:

- Sức khoẻ;

- Trình độ văn hoá;

- Trình độ chuyên môn - kỹ thuật (trình độ được đào tạo);

- Năng lực thực tế về tri thức, kỹ năng nghề nghiệp (khảnăng thực tế về chuyên môn - kỹ thuật)

- Tính năng động xã hội (khả năng sáng tạo, thích ứng, linhhoạt, nhanh nhạy với công việc và xã hội, mức độ sẵnsàng tham gia lao động….);

- Phẩm chất đạo đức, tác phong, thái độ đối với công việc

và môi trường làm việc

- Hiệu quả hoạt động lao động của nguồn lực;

- Thu nhập, mức sống và mức độ thoả mãn nhu cầu cánhân (nhu cầu vật chất và tinh thần) của người lao động.Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực chủ yếu biểu hiện ở bayếu tố: Trí lực; thể lực và phẩm chất đạo đức của người lao động

* Trí lực của người lao động được thể hiện thông qua mộtloạt các tiêu thức phản ánh các mặt nhận thức của con người như:Trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật

+ Trình độ văn hoá : là khả năng về tri thức và kỹ thuật để

có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản về chuyên môn kỹ thuật,nâng cao phẩm chất đạo đức Vì vậy đây là tiêu thức quan trọng

Trang 16

để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Về thực chất, trình độ vănhoá đạt được thông qua nhiều hình thức: học tập qua trường lớp,

tự học, thông qua thực tế… Nhưng phần lớn tiếp thu qua trườnglớp Vì vậy đáng giá trình độ văn hoá thông qua bằng cấp củangười lao động đạt được ở trường phổ thông, Cao đẳng, đại học

Nó phản ánh khá chính xác trình độ văn hoá của người lao động.Song trên thực tế có một số người có năng lực nhưng không cóđiều kiện học tập qua các trường lớp để thi cử lấy bằng, cũng cómột số người tuy đã có bằng cấp nhưng trên thực tế khả năng rấthạn chế

+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật là những kiến thức và kỹnăng kỹ xảo trong công việc Đánh giá trình độ chuyên môn kỹthuật cũng thông qua bằng cấp chuyên môn của người lao động đãđạt được Công nhân kỹ thuật, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đạihọc, thạc sỹ, tiến sỹ Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện khảnăng ứng dụng lý thuyết với thực hành để tạo ra sản phẩm, dịch

vụ cho doanh nghiệp, ngoài ra còn thể hiện tay nghề của ngườilao động [7, 219]

* Thể lực của người lao động: thể hiện qua sức khoẻ, độtuổi Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng nguồn nhân lực về mặtthể lực của người lao động:

- Có sức chịu đựng dẻo dai đáp ứng những quá trình sảnxuất liên tục kéo dài:

Trang 17

- Luôn luôn có sự tỉnh táo, sảng khoái tinh thần, những điềunày lại phụ thuộc chủ yếu vào trạng thái sức khoẻ của người laođộng Kỹ thuật và công nghệ ngày càng tinh vi, đòi hỏi sự chínhxác và an toàn cao độ; mặt khác, giá trị của nhiều loại sản phẩmrất lớn Chỉ một sơ xuất nhỏ có thể sẽ gây tổn thất to lớn.

* Phẩm chất đạo đức, tinh thần của người lao động: thể hiệnqua các hoạt động như chấp hành ý thức tổ chức, ý thức kỷ luậtlao động, đạo đức nghề nghiệp, mối quan hệ với mọi người trongcông việc… Đây là tiêu thức không thể thiếu khi xem xét đếnchất lượng nguồn nhân lực

Một người lao động có tri thức nhưng không đủ sức khoẻ để

sử dụng tri thức đó vào sản xuất kinh doanh thì những tri thức đó

dù cao cũng chỉ là tiềm năng Ngược lại, người lao động có sứckhoẻ nhưng không có kiến thức và tay nghề cũng không có khảnăng để làm ra sản phẩm có chất lượng với giá trị cao Phẩm chấtđạo đức cũng tác động đến mặt trí lực, thể lực của người laođộng

Tóm lại, chất lượng nguồn nhân lực là tổng hoá của ba yếutố: trí lực, thể lực và phẩm chất đạo đức của con người lao động

Ba yếu tố này có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau.Cái này là tiền đề, điều kiện cho cái kia phát triển Vì vậy, muốnnâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải chú ý nâng cao cả bamặt này

Trang 18

* Chỉ số phát triển con người (HDI) (Human developmentIndex)

HDI là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các mặt kinh tế, xãhội, chính trị, môi trường cũng như sự công bằng trong thụ hưởngcác phúc lợi xã hội Chỉ số HDI được tính căn cứ vào 3 chỉ tiêu:Thu nhập bình quân trên đầu người (GDP/người), trình độ dân trí,tuổi thọ bình quân Chỉ số HDI nói lên chất lượng cuộc sống,song chưa nói lên trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốcgia [7,221]

Bảng 1.1 Chỉ số HDI của Việt Nam qua các năm (so với

Nguồn: Báo điện tử 2008

Qua chỉ số HDI nêu trên có thể thấy, chất lượng nguồn nhânlực Việt Nam tuy có sự tiến bộ song vẫn chỉ ở mức trung bình sovới các nước phát triển khác Vì vậy, nâng cao chất lượng NNL ởViệt Nam được coi là yêu cầu cấp thiết của sự phát triển kinh tếtạo điều kiện hội nhập kinh tế thế giới

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn lực

Việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồnnhân lực là một trong những công việc cần thiết đối với doanhnghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực

Trang 19

bao gồm hai nhóm nhân tố Các nhân tố khách quan và các nhân

tố chủ quan

* Các nhân tố khách quan: (Bên ngoài doanh nghiệp)

+ Các nhân tố kinh tế: Có ảnh hưởng lớn tới chất lượngnguồn nhân lực Bởi vì, các nhân tố kinh tế vừa là điều kiện cho

sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp, vừa ảnh hưởng đến thunhập của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến đầu tư cho học tập

và chất lượng cuộc sống của người lao động Tốc độ tăng trưởngkinh tế là mục tiêu không thể thiếu ở nhiều doanh nghiệp, vì sựtăng trưởng đó, đòi hỏi doanh nghiệp thay đổi áp dụng khoa họccông nghệ nên tác động đến lao động cần kỹ thuật cao, thúc đẩynguồn lực phát triển

+ Các nhân tố khoa học - Công nghệ: Công cuộc cách mạngkhoa học - công nghệ hiện nay đã đặt ra những yêu cầu rất cao vềtrí tuệ của nguồn nhân lực Khoảng cách từ khoa học đến côngnghệ và sản xuất ngày càng rút ngắn, điều này làm cho sản xuấtkinh doanh luôn thay đổi, nhiều ngành nghề mới ra đời làmchuyển dịch cơ cấu kinh tế cảu doanh nghiệp, thu hút nhiều laođộng nhưng đòi hỏi người lao động phải được giáo dục đào tạo,phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, sức khoẻ năng lực đạođức tốt

+ Các yếu tố về văn hoá nền văn hoá nước ta rất đa dạngphong phú do ảnh hưởng sâu nặng của các trào lưu văn hoá thếgiới, nho giáo của Trung Quốc, phật giáo của Ấn độ, học thuyết

Trang 20

Mác - Lênin Trong hoạt động của mỗi con người đều chịu ảnhhưởng bởi yếu tố văn hoá trong sự hiếu học, ý chí tiến thủ củanho giáo, nhân ái vị tha của phật giáo, sự tiến bộ, bình đẳng bác áicủa học thuyết Mác Lênin Qua đó, có thể thấy đây là một yếu tốảnh hưởng không nhỏ đến năng lực, hiệu quả hoạt động sản xuấtcủa người lao động trong doanh nghiệp.

+ Các yếu tố về giáo dục - Đào tạo: Nền tảng trithức chuyênmôn kỹ thuật cao hay thấp tuỳ thuộc vào kết quả giáo dục, đàotạo Nguồn nhân lực lớn về số lượng nhưng ít được đào tạo sẽ ảnhhưởng mạnh mẽ tới chất lượng nguồn nhân lực Cũng vì thếnguồn lao động này không những không trở thành nguồn lực chotăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội mà ngược lại trở thànhgánh nặng trong giải quyết việc làm, thất nghiệp….cản trở sự pháttriển nói chung Tuy nhiên yếu tố giáo dục - đào tạo ảnh hưởngđến chất lượng nguồn nhân lực không chỉ trực tiếp trước mắt màcòn tác động trong lâu dài

+ Các yếu tố xã hội và điều kiện tự nhiên: Đó là phong tụctập quán, thể chế chính trị, trình độ dân trí, thời tiết khí hậu.Phong tục tập quán ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực ởmức độ đầu tư cho học tập và hình thành nên ý thức trong laođộng sản xuất, chấp hành pháp luật, nội quy doanh nghiệp Thểchế chính trị tác động tới chất lượng nguồn nhân lực chủ yếu ởthể hiện ưu tiên đầu tư của nhà nước trong việc nâng cao trình độ,đào tạo nhân tài Thể chế chính trị còn tác động vào sự phát triển

Trang 21

kinh tế của doanh nghiệp, thông qua đó nâng cao chất lượng cuộcsống của người lao động, tức nâng cao chất lượng nguồn nhânlực Về điều kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết, nguồn nước cũngảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động, làm cho chất lượngnguồn nhân lực được đảm bảo và có điều kiện nâng lên Ngượclại, các điều kiện tự nhiên bất lợi sẽ ảnh hưởng đến thể lực, sứckhỏe của con người và chất lượng nguồn nhân lực.[7,225]

* Các nhân tố chủ quan: (Bên trong doanh nghiệp)

Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đề ra mục tiêu, chiếnlược tổng thể trong phát triển của mình Từ đó xây dựng các mụctiêu, chiến lược chức năng như các mục tiêu, chiến lược về nguồnnhân lực, tài chính, marketing… về phương diện nguồn nhân lực,các mục tiêu, chiến lược sẽ chú trọng đến toàn bộ quá trình: thuhút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trả công và kích thíchlao động

+ Thu hút tuyển chọn nhân lực:

Thu hút tuyển chọn nhân lực là khâu quan trọng quyết địnhtới chất lượng nguồn nhân lực, nếu công tác tuyển chọn được thựchiện tốt sẽ tuyển được những người có năng lực, phẩm chất bổsung cho lực lượng lao động của doanh nghiệp, ngược lại nếutuyển chọn không được quan tâm đúng mức sẽ không lựa chọnnhững người đủ năng lực và phẩm chất, ảnh hưởng đến năng suất

và chất lượng nguồn nhân lực Khi tuyển chọn người lao độngcho doanh nghiệp phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Trang 22

Một là: tuyển chọn lao động phải đáp ứng được yêu cầu của

công việc, có đủ khả năng và phù hợp với từng loại công việc

Hai là: tuyển chọn phải tuân thủ theo những quy định của

doanh nghiệp, đảm bảo tính vô tư, khách quan và chính xác, lựachọn người đủ tiêu chuẩn, năng lực phẩm chất

Ba là: tuyển chọn lao động phải được thực hiện trên các cơ

sở khoa học: Dựa trên cơ sở xác định nhu cầu về nhân lực, cơ sởphân tích công việc, các tiêu chuẩn chức danh để tiến hành tuyểnchọn theo đúng quy trình đã được xác định

+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Đánh giá tầm quan trọng của đào tạo và phát triển nguồnnhân lực cho mỗi quốc gia, Simon S Kuznét người được giảiNobel kinh tế lập luận rằng: nguyên liệu sẵn sàng được dùng củamột nước tiên tiến về kinh tế không phải là của cải vật chất của

nó, mà là con người với những kiến thức được thu nhập từ nhữngtìm kiếm đã được kiểm nghiệm, những tìm tòi của khoa học thựctiễn và khả năng cũng như đào tạo của người dân nước đó sửdụng những kiến thức này một cách có hiệu quả

Để hiểu rõ về khái niệm về đào tạo, phát triển TheoCherington: Giáo dục mang tính chất chung, cung cấp cho họcviên các kiến thức chung có thể sử dụng vào trong các lĩnh vựckhác nhau, đào tạo liên quan đến việc tiếp thu các kiến thức, kỹnăng đặc biệt nhằm thực hiện những công việc cụ thể, còn phát

Trang 23

triển liên quan đến nâng cao khả năng trí tuệ và cảm xúc cần thiết

để thực hiện các công việc tốt hơn

Trước đây chương trình đào tạo và phát triển trong cácdoanh nghiệp chủ yếu theo hình thức "đào tạo theo quá trình sảnxuất" tức là chú trọng cung cấp các kỹ năng kỹ thuật cần thiết đểthực hiện theo yêu cầu công nghệ, kỹ thuật của công việc Từnhững năm 1980 trở lại đây, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hìnhthức đào tạo theo quá trình sản xuất sang hình thức đào tạo đểnâng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp với mục tiêu: Nâng caochất lượng, đổi mới công nghệ, kỹ thuật và phục vụ khách hàng

Việc xác định đúng đắn nhu cầu đào tạo, đối tượng đượcđào tạo, chương trình và hình thức đào tạo cho phù hợp với yêucầu công việc dựa trên phân tích và đánh giá thực hiện công việcnên việc xác định nhu cầu, đối tượng, chương trình và hình thứcđào tạo gặp khó khăn

+ Trả công và kích thích nguồn nhân lực:

Trong thực tế, khái niệm và cơ cấu tiền lương rất đa dạng ởcác nước trên thế giới Tiền lương có thể có nhiều tên gọi khácnhau như thù lao lao động, thu nhập, trả công… Theo ILO "Tiềnlương là sự trả công… hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cáchtính như thế nào, mà có biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằngthỏa thuận giữa người sử dụng lao động phải trả cho người laođộng theo một hợp đồng lao động được viết ra hay bằng miệng,cho một công việc đã được thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc

Trang 24

cho những dịch vụ đã làm hay sẽ làm" nhận được sự đền bù tươngxứng, họ sẽ không cố gắng làm việc nữa dần dần có thể hìnhthành tính ỳ, thụ động trong tất các các nhân viên của doanhnghiệp.

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

* Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực

Sức khỏe của nguồn nhân lực phụ thuộc vào sức khỏe củadân cư, có sức khỏe người lao động mới phát huy được trí tuệ,khả năng của mình trong lao động xã hội Sức khỏe là sự pháttriển hài hòa của cong người cả về thể chất và tinh thần Sức khỏethể chất là sự cường tràng, năng lực lao động chân tay Sức khỏetinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, khả năng vậnđộng của trí tuệ, khả năng biến tư duy thành hành động thực tiễn;khả năng thích ứng, đối phó với các biến động của môi trường xãhội Hiến chương của Tổ chức y tế thế giới đã nêu: "Sức khỏe làmột trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần chứkhông chỉ không có bệnh tật hay thương tật"

Tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực được phản ánh quacác chỉ tiêu cơ bản sau đây:

+ Tuổi thọ bình quân của dân số:

Chỉ tiêu này tính toán trên cơ sở số năm sống bình quân củadân số và phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố như trình độ phát triểnkinh tế - xã hội, thành tựu y học, mức sông, dân trí của dân cư, sựquan tâm của Nhà nước và mức độ chết của dân cư… Nếu tỷ suất

Trang 25

chết, đặc biệt là tỷ suất chết của trẻ em càng thấp thì tuổi thọtrung bình càng cao và ngược lại [20,315]

+ Chiều cao và cân nặng trung bình của người lao động:

Đây là chỉ tiêu phản ánh tình trạng phát triển thể lực của dân

số và nguồn lực Hiện nay, so với nhiều nước trên thế giới và khuvực Đông Nam Á thì các chỉ tiêu này của dân số và nguồn nhânlực nước ta còn thấp Ví dụ, đối với thanh niên 18 tuổi nêu ở biểusau:

Bảng 1.2: Thể lực của thanh niên 18 tuổi của một số nước năm

(cm)

Nam

Nữ

162,9151,7

170,4157,4

162,3151,7

165,9155,1

161,5151,9

Nguồn: Viện nghiên cứu Thanh niên

Trên thực tế người ta dùng chỉ số BMI và tỷ lệ ngườibéo/gầy là chỉ số liên quan tới sức khỏe và bệnh tật đang đượcnhiều người quan tâm hiện nay

Chỉ số này được tính cho người lớn (18 tuổi trở lên) theo côngthức sau:

BMI (Body Mass Index) = Cân nặng (Kg) / [Chiều cao (m)] 2

Dựa vào chỉ số cơ thể BIM, người ta dùng các ngưỡng sauđây để xác định một người béo hay gầy:

Trang 26

- Chỉ tiêu phân loại sức khỏe:

Trong thống kê y tế lao động, người ta thường phân ra cácnhóm sức khỏe sau đây:

+ Sức khỏe tốt: Là những người đảm bảo các chỉ tiêu vềchiều cao, cân nặng và các chi tiêu về nhân trắc học khác, đồngthời không mắc các bệnh mãn tính và bệnh nghề nghiệp

+ Sức khỏe khá: Là những người đảm bảo các chỉ tiêu vềnhân trắc học ở mức thấp hơn so với loại sức khỏe tốt, đồng thờikhông mắc các bệnh nghề nghiệp

+ Sức khỏe trung bình: Là những người có đủ sức khỏe, khảnăng làm được những công việc nhất định và có hạn chế nhấtđịnh về nhân trắc học và có thể mắc một số hoặc một số bệnh tât

+ Sức khỏe kém: Là những người gặp khó khăn về thể lực,tinh thần khi phải đảm nhận thực hiện một số công việc, cácthông số về nhân trắc học hạn chế và mắc một số bệnh tật [7,234]

Chỉ tiêu biểu hiện trí lực của người lao động.

Khi tham gia vào quá trình sản xuất, con người không chỉ sửdụng chân tay mà còn sử dụng cả trí óc Bên cạnh sức khỏe, trí

Trang 27

lực là một yếu tố không thể thiếu của nguồn lực Sự phát triểnnhư vũ bão của khoa học công nghệ yêu cầu người lao động phải

có trình độ được đào cơ bản, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹnăng lao động tốt để có khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệmới Làm việc chủ động, linh hoạt và sáng tạo, sử dụng được cáccông cụ, phương tiện lao động hiện đại, tiên tiến

Nhân tố trí lực của nguồn lực thường được xem xét đánh giátrên hai góc độ: trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹnăng lao động thực hành của người lao động Việc đánh giá haiyếu tố này thường được dựa trên một số tiêu chí cơ bản sau:

Trình độ được đào tạo

Trình độ văn hóa là khả năng về tri thức và kỹ năng để cóthể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những công việcđơn giản để duy trì cuộc sống Trình độ văn hóa được cung cấpqua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trìnhhọc tập suốt đời của mỗi cá nhân và được đánh giá qua hệ thốngchỉ tiêu:

- Tỷ lệ dân số biết chữ là số % những người 10 tuổi trở lên

có thể đọc, viết và hiểu được câu đơn giản của tiếng Việt, tiếngdân tộc hoặc tiếng nước ngoài so với tổng dân số 10 tuổi trở lên

Phương pháp tính:

= x100

Trang 28

Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá trình độ văn hóa ởmức tối thiểu của một quốc gia Các thống kê giáo dục trong nước

và thế giới hiện nay đều sử dụng chỉ tiêu này

- Số năm đi học trung bình của dân số tính từ 25 tuổi trở lên:

là số năm trung bình một người được học

Đây là một trong những chỉ tiêu được Liên hợp quốc sửdụng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của các quốc gia:

Phương pháp tính:

Trong đó:

A: số năm đi học trung bình

ai: các hệ số được chọn theo hệ thống Giáo dục của mỗivùng hoặc mỗi nước

xi: % trình độ văn hóa theo hệ thống Giáo dục tương đương.Trình độ văn hóa của người lao động là sự hiểu biết củangười lao động đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và

xã hội Trình độ văn hóa được biểu hiện như sau:

+ Trình độ phổ thông cơ sở

+ Trình độ phổ thông trung học

+ Trình độ đại học và trên đại học

Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực là một chỉ tiêu hết sứcquan trọng, phản ánh chất lượng nguồn nhân lực và có tác độngmạnh mẽ tới quá trình phát triển của doanh nghiệp Nguồn nhânlực có trình độ văn hóa cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một

A = aixi

Trang 29

cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn.Còn nguồn nhân lực mà có trình độ văn hóa thấp thì sẽ khó khăntrong việc tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật hơn [7,2.34]

Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành vềchuyên môn nào đó, nó biểu hiện trình độ được đào tạo ở cáctrường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học,

có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc chuyên mônnhất định Do đó trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực có thểphân chia thành những chuyên môn như: quản trị kinh doanh, kỹthuật, kế toán, ngoại ngữ, tin học… thậm chí trong từng chuyênmôn lại chia thành những chuyên môn nhỏ hơn nữa

Trình độ kỹ thuật của người; lao động thường dùng để chỉtrình độ của người được đào tạo ở trường kỹ thuật, được trang bịkiến thức nhất định, những kỹ năng thực hành về công việc nhấtđịnh Trình độ kỹ thuật được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu:

+ Người lao động được đào tạo hay không

+ Có bằng kỹ thuật hay không

+ Trình độ tay nghề theo bậc thợ

Trình độ chuyên môn và kỹ thuật thường kết hợp chặt chẽvới nhau, thông qua chỉ tiêu số lao động được đào tạo và khôngđược đào tạo trong từng tập thể nguồn nhân lực

Với nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, lành nghềthành thạo trong công việc và thường xuyên được đào tạo sẽ dễ

Trang 30

dàng hoàn thành công việc được giao với thời gian nhanh hơn vàchất lượng tốt hơn so với nguồn nhân lực không có trình độchuyên môn cao, chưa lành nghề và ít được đào tạo [7,235]

* Chỉ tiêu về phẩm chất và tinh thần của người lao động.

Phẩm chất và tinh thần của người lao động cũng là một chỉtiêu quan trọng Chỉ tiêu này phản ánh mặt định tính mà khó cóthể định lượng được Chỉ tiêu này được xem xét thông qua cácmặt như sau:

- Lối sống, tốt xấu, vui buồn yêu ghét

Nhìn chung chỉ tiêu này nhấn mạnh đến ý chí, năng lực tinhthần của người lao động

Người lao động có một phẩm chất tốt, tinh thần luôn vui vẻ,thoải mái, yêu thích công việc sẽ là một nhân tố, động lực giúpcho họ luôn phấn đấu và cố gắng thực hiện tốt mọi công việcđược giao Còn những người lao động có phẩm chất không tốt sẽluôn ỷ lại hoặc trốn tránh công việc, những người có tinh thần lúcnào cũng buồn chán, mệt mỏi, không yêu thích công việc mìnhđang làm thì chắc chắn sẽ không thể hoàn thành tốt được các côngviệc

Quá trình lao động đòi hỏi người lao động hàng loạt phẩmchất như tính kỷ luật, tự giác, có tinh thần hợp tác và tác phonglao động công nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao… Nhữngphẩm chất này gắn liền với truyền thống văn hóa dân tộc NgườiViệt Nam cần cù, sáng tạo và thông minh, nhưng về kỷ luật lao

Trang 31

động và tinh thần hợp tác lao động còn nhiều nhược điểm, đanggây trở ngại lớn cho tiến trình hội nhập nước ta.

Ngoài những chỉ tiêu trên, chỉ tiêu về thu nhập được phảnánh bởi thu nhập bình quân đầu người trong một năm Chỉ tiêunày phản ánh đến sự phát triển của người lao động về mặt kinh tế

và chất lượng cuộc sống của người lao động Thu nhập của ngườilao động bao gồm những khoản chính như: Lương hàng tháng,phụ cấp hàng tháng, thưởng các ngày lễ, thưởng tết, thưởng dohoàn thành công việc, thưởng do đạt chỉ tiêu đặt ra, thưởng dođóng góp nhiều và có công lớn cho doanh nghiệp

Khi người lao động có mức thu nhập cao làm việc tốt và cóhiệu quả sẽ là động lực cho người lao động luôn phấn đấu làmviệc tốt và hiệu quả hơn để duy trì và ngày càng nâng cao chấtlượng cuộc sống của họ

1.3 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp và các nước trên thế giới và tại Việt Nam.

1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trên thế giới có rất nhiều quốc gia đạt được thành côngtrong tăng trưởng và phát triển kinh tế nhờ chú trọng nâng caochất lượng NNL, phát triển cong người

Ví dụ như trường hợp của Nhật Bản kết thúc chiến tranh thếgiới lần thứ hai, nền kinh tế lúc đó rơi vào tình cảnh thiếu thốn,

Trang 32

tụt hậu về kỹ thuật so với các nước phương tây Một trong nhữngchiến lược phục hồi của Nhật Bản là cải cách hệ thống giáo dục

để đào tạo lực lượng lao động không chỉ có năng lực tiếp thuthành tựu khoa học - kỹ thuật thế giới mà còn có khả năng pháttriển, ứng dụng sáng tạo và thực tế Theo giáo dục năm 1947 củaNhật Bản Nền giáo dục được thể chế hóa theo hướng dân chủhơn nhằm phục vụ một xã hội phát triển, thái bình, dân chủ.Chương trình học được các trường soạn thảo riêng trên cơ sở cácmôn do Bộ Giáo dục quy định Nội dung chủ yếu hướng vào mụctiêu thực dụng là đào tạo nhân công lao động có kiến thức phổthông, tiếp thu và sử dụng các công nghệ nhập khẩu cũng như rấtchú ý giáo dục nhân cách, kỷ luật Hệ thống giáo dục này luôn đặtcao địa vị người thầy, người có được đào tạo

Giống như Nhật Bản, các nước Đông Á khác cũng nhậnthức rằng muốn tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống chỉ cómột con đường là biến đất nước mình thành một xã hội học tậpcao Do vậy họ đều đã ưu tiên đầu tư để phổ cập giáo dục THCS,THPT và có tỷ lệ học sinh ở độ tuổi 20-24 vào đại học cao Ngânsách đầu tư cho giáo dục rất lớn, thậm chí còn cao hơn cả ngânsách quốc phòng như Singapore là trường hợp ví dụ Ngay saungày độc lập, Ông Lý Quang Diệu đã đề ra mục tiêu: "BiếnSingapore thành một xã hội học vấn cao, giáo dục chính là chìakhóa để nâng cao đời sống và là động lực thúc đẩy xã hội pháttriển" Quan điểm này được Chính phủ ủng hộ trên mọi phương

Trang 33

diện: ngân sách được ưu tiên, đào tạo toàn diện kết hợp khoa học

kỹ thuật và văn hóa truyền thống, trường học mở rộng với tất cả

ai có điều kiện học tập Do vậy hệ thống trường đại học cao đẳng,viện nghiên cứu có mật độ cao trong một quốc gia nhỏ bé, trong

đó một số trường trở nên nổi tiếng trong khu vực

Nhật Bản, Singapore và nhiều nước Châu Á khác họ cónhiều chiến lược phát triển nguồn nhân lực rất rõ ràng Thời kỳchuẩn bị công nghiệp hóa các nước này chú ý mở rộng diện giáodục, đào tạo trong mọi tầng lớp dân chúng Họ chú ý đến trình độgiáo dục trung học chuyên nghiệp, dạy nghề để phát triển và tạothành đội ngũ công nhân lành nghề giỏi tiếp thu công nghệphương Tây và triển khai ứng dụng đó Các nước này xem việcgửi và khuyến khích học nước ngoài là một trong những giải phápquan trọng để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Sinh viênChâu Á du học tại Mỹ và phương Tây tăng vọt Sau khi tốt nghiệpphần đông họ trở về nước trở thành lực lượng lao động quí củamỗi quốc gia Nhờ đội ngũ trí thức lớn, chất lượng tốt có khảnăng tiếp thu vốn tri thức mới và công nghệ tiên tiếng, các nướcChâu Á có khả năng rút ngắn thời gian công nghiệp hóa Trongthực tế nhiều nước chỉ cần 50 năm đạt được nền công nghiệp màChâu Âu phải mất cả trăm năm Ví dụ như trường hợp của HànQuốc, thời gian đầu công nghiệp hóa tập trung phát triển tiểu học

và trung học để hình thành đội ngũ công nhân lành nghề Thập kỷ

80, Hàn Quốc dành cho giáo dục trung học khoảng 80% ngân

Trang 34

sách giáo dục đào tạo, nhờ đó tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề.Cho đến đầu thập kỷ 90, giáo dục đại học mới được tập trung đầu

tư kinh phí Hiện nay Hàn Quốc rất coi trọng giáo dục năng khiếu

và lựa chọn tài năng, cũng như đặc biệt coi trọng tuyển chọn sinihviên vào các lĩnh vực công nghệ, đưa sinh viên giỏi ra nước ngoàihọc tập Toàn bộ hoạt động giáo dục của nước này được thể chếhóa thành pháp luật, phân cấp rõ ràng trong tổ chức và quản lý

Về kinh nghiệm giáo dục dạy nghề thì các nước châu Âu màđiển hình là Đức là ví dụ rất đáng học tập Tại Đức, số học sinhkhông học lên đại học, ở lứa tuổi 15-17 được học tại các trườngdạy nghề kết hợp học văn hoá Sau 3 năm nếu học sinh vượt quađược kỳ kiểm tra tay nghề sẽ được học thêm một số môn trongvài năm về quản trị kinh doanh, luật, kỹ thuật….để có thể tự lậpdoanh nghiệp riêng Đây chính là điểm quan trọng đưa nền kinh tếĐức đến thành công

Việc lựa chọn thời kỳ để mở rộng quy mô giáo dục đại họccũng thể hiện rất rõ trong chính sách giáo dục của nhiều nướcphát triển Nước Mỹ chỉ mở rộng quy mô giáo dục đại học mạnh

mẽ sau khi đã phổ cập giáo dục cơ bản, phát triển giáo dục trunghọc và dạy nghề

Tuy nhiên, trên thế giới không phải quốc gia nào cung thànhcông trong việc đào tạo văn hoá mới cho nguồn nhân lực nóichung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng

Trang 35

Xem xét kinh nghiệm các nước Đông Á và Đông Nam Áthấy rằng hầu hết các nước đã hình thành đồng bộ chính sách phổcập giáo dục kéo dài từ 6 đến 9 năm, cụ thể là.

Tỷ lệ trẻ em đến trường và hoàn thành chương trình giáodục tiểu học ở các nước là: Hồng Kông 98%, Hàn Quốc 100%,Philippin 95%, Singapo 100%, Thái Lan 92%

Kinh phí dành cho giáo dục tiểu học do chính phủ đảm nhận100%

Nội dung giáo dục văn hoá lao động và làm việc đối vớingười lao động tập trung vào gìn giữ những giá trị dân tộc và sựnghiêm túc làm việc Ví dụ ở Nhật Bản và Hàn Quốc trong cáctrường đại học văn hoá truyền thống "tôn sư trọng đạo" của ngườidân Hàn Quốc được truyền nối cho các thế hệ trẻ rất tốt

1.3.2 Kinh nghiệm của một số công ty nước ngoài

- Công ty AT&T: là một công ty kinh doanh trong lĩnh vựctruyền thông, những năm 90 của thế kỷ 20, công ty này bắt đầuphải cạnh tranh do thị trường trong nước được mở cửa Trong tìnhhình đó công ty đã có một chiến lược nguồn nhân lực điển hình về

sự nhất trí giữa trọng điểm nguồn nhân lực và trọng điểm chiếnlược nguồn nhân lực và trọng điểm chiến lược doanh nghiệp.CEO (Chief Executive Officer) của công ty cho rằng: Công typhải biết cạnh tranh trên thị trường thế giới đầy biến động, phảidám nghĩ dám làm, phải biết thích nghi, biến hoá và quan trọngnhất là phải biết thay đổi thật nhanh

Trang 36

Vì vậy, quy hoạch nguồn nhân lực của doanh nghiệp phải ptxoay quanh những thay đổi đó Những quy hoạch chiến lược naynói rõ, muốn nâng cao sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp thìchiến lược toàn bộ công ty cũng phải điều chỉnh về mặt nguồnnhân lực Những vấn đề đó là:

+ Triển khai nhanh công việc chỉ đạo của lãnh đạo, chútrọng vào nghiệp vụ và những hoạt động luôn thay đổi của côngty

+ Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng mới của công ty, tìm

cơ hội mới để cải tiến chất lượng sản phẩm

Kinh nghiệm về đào tạo chuyên môn, chuyển giao kiến thức

về nghề nghiệp kỹ năng làm việc cho nguồn nhân lực chất lượngcao theo nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế

Chuyển giao kiến thức, đào tạo nghề, kỹ năng chuyên môncho người lao động để tạo ra năng lực làm việc có năng suất laođộng cao là công việc chung của cả Nhà nước vào các doanhnghiệp và tổ chức kinh tế xã hội

Kinh nghiệm các nước về vấn đề này rất rõ ràng Chính phủ

là nhà đầu tư lớn nhất và toàn diện nhất vào xây dựng các cơ sởđào tạo nghề, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cho người lao động.Các doanh nghiệp và cơ sở kinh tế có trách nhiệm trong việc đưa

ra nhu cầu, kế hoạch về sử dụng lao động và tham gia cùng chínhphủ các nước phải chủ động xây dựng và công bố các định hướngphát triển kinh tế trong dài hạn và ngắn hạn trên quy mô cả nước

Trang 37

và đối với từng vùng, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế đangtrong quá trình chuyển đổi cơ cáu ngành, lĩnh vực để thực hiệncông nghiệp hoá Trong quá trình này chính phủ phải thườngxuyên theo dõi sự biến chuyển của cơ cấu nền kinh tế điều chỉnhkịp thời công tác đào tạo nguồn nhân lực mới cho các ngành đang

và sẽ hình thành và đào tạo lại người lao động ở những ngành bịmất đi để giúp cho họ có đủ năng lực chuyển sang hoạt động khác

ở các ngành kinh tế mới

Vì vậy, kinh nghiệm chung từ các nước cho thấy, Chính phủphải chủ động đầu tư vào sự nghiệp giáo dục đào tạo nguồn nhânlực cho quốc gia cho những nghề mới, bao gồm các hoạt độngdạy nghề cơ bản để tạo ra những người lao động có trình độchuyên môn về lý thuyết và có tay nghề thực tiễn, đủ khả năngđáp ứng tốt nhất yêu cầu của nền kinh tế

Nhà nước luôn giữ vai trò đầu tư vào xây dựng và nâng caochất lượng hệ thống trường và các chương trình đào tạo nghề theođúng yêu cầu của nền kinh tế để chuyển lực lượng lao động từkhông có kỹ năng hoặc có kỹ năng thấp sang lực lượng lao động

có kỹ năng cao và làm việc hết sức căn bản của Chính phủ mỗiquốc gia Thức tế cho thấy, những lao động có trình độ tay nghềcao luôn được xã hội trọng dụng trong khi lao động không có taynghề, hoặc có tay nghề thấp thì khó kiếm được việc làm vàthường phải sống nhờ vào các chính sách xã hội [25]

Trang 38

Từ những kinh nghiệm của một số nước và một vài công ty

về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có thể rút ra những bàihọc kinh nghiệm cho Việt nam cụ thể là:

Thứ nhất: lựa chọn phát triển NNL là trọng tâm của quátrình CNH và thực hiện có hiệu quả chiến lược này Nội dungquan trọng trong chiến lược này là đầu tư, cải cách hệ thống giáodục nhờ đó tạo nên nguồn lao động có chất lượng cao, đủ sức tiếnhành công nghiệp hoá

Thứ hai, Nhà nước giữ vai trò điều phối giữa sự thay đổi kếtcấu kinh tế và điều chỉnh mục tiêu giáo dục theo từng giai đoạn:(i) trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá chú trọng phát triển mạnhgiáo dục phổ thông, nâng cao kiến thức văn hoá chung cho mọingười, chú trọng giáo dục dạy nghề, tỷ lệ học sinh học nghề vàchuyên nghiệp cao trong tổng số học sinh; (ii) khi GDP/ngườităng lên thì đầu tư vào kỹ thuật công nghệ cao qua đầu tư chogiáo dục đại học và nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao kiếnthức chuyên sâu cho nguồn nhân lực

Thứ ba, tăng nhanh việc làm, giảm thất nghiệp thông qua ưutiên phát triển các ngành công nghiệp dùng nhiều lao động trongthời kỳ đầu công nghiệp hoá với các chính sách khuyến khíchphát triển mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các ngànhcông nghiệp quy mô vừa và nhỏ phát triển và đặc biệt ưu tiên pháttriển CNH, HĐH nông thôn Sau năm 1945, Nhật Bản chiến lượctận dụng tối đa nguồn nhân lực, phát triển kinh tế theo hướng đòi

Trang 39

hỏi sử dụng nhiều lao động, kỹ thuật không cao hướng các xínghiệp lớn vào xuất khẩu, phát triển các xí nghiệp vừa và nhỏ cần

ít vốn, sử dụng nhiều lao động Qua công bố của Nhật Bản giaiđoạn sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, 99% xí nghiệp ở NhậtBản có quy mô vừa và nhỏ, nó sử dụng 80% lực lượng lao độngsản xuất gia công cho các xí nghiệp lớn Từ đó, với mức lươngthấp, sản xuất ra sản phẩm nhiều và rễ tạo được khả năng cạnhtranh áp đảo các quốc gia công nghiệp trên thị trường

Thứ tư Coi trọng giáo dục phổ thông: Theo hướng chuẩn bịcác kiến thức cơ sở để học sinh có thể bước vào học một nghềnhất định khi không có đủ trình độ, điều kiện hoặc không muôốhọc hết đại học Chú trọng giáo dục đồng bộ "đức, trí, thể, mỹ" đểhọc sinh có thể trở thành người lao động có kiến thức, kỹ năng, cósức khoẻ và đạo đức nghề nghiệp tốt trong tương lai Có chínhsách phân luồng học sinh ngay từ khi học sinh tốt nghiệp trunghọc cơ sở

Thứ năm, Chú trọng đào tạo nghề, mở rộng quy mô, cơ cấu,loại hình đào tạo và nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo,dạy nghề theo hướng đầu tư chiều sâu, liên kết giữa các cấp đàotạo từ trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, caođẳng nghề , đại học, sau đại học

Thứ sáu, Nâng cao chất lượng giáo dục đại học: Để có thểcung cấp cho đất nước những cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộquản lý kt và quản lý kinh doanh thực sự có trình độ và kỹ năng

Trang 40

tương xứng với bằng cấp Từ kinh nghiệm nêu trên cho thấy, vấn

đề mấu chốt để có thể tiếp thu được khoa học , công nghệ hiện đại

và các phương pháp, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và để có đượcnhững chuyên gia giỏi, đầu ngành đối với nước ta hiện nay lànâng cao chất lượng chứ không phải mở rộng quy mô đào tạo

Thứ bảy Huy động mọi nguồn lực của tổ chức và cá nhânđóng góp cho sự phát triển giáo dục đào tạo Tuy nhiên, cần có sựcan thiệp mạnh mẽ của nhà nước vào lĩnh vực đào tạo và pháttriển công tác nghiên cứu khoa học, cũng như dựa vào sự hợp tácquốc tế rộng rãi trong khuôn khổ viện trợ đa phương song phươngnhư kinh nghiệm của Thái Lan và Malaysia

Thứ tám Đối với đồng bằng nên chú trọng phát triển mạnh

mô hình truyền nghề, tuyển dụng lao động và đào tạo tại doanhnghiệp, chú trọng dạy nghề cho nông dân, thanh niên Thực hiệntốt chính sách nghề, Xây dựng cơ chế ưu đãi đối với từng vùng,tập trung đào tạo cán bộ cơ sở để sử dụng tại chỗ lâu dài, từngbước thực hiện tốt nhiệm vụ được phát triển kinh tế - Xã hội

Thứ chín, Đối với miền núi và dân tộc cần có chính sách ưuđãi riêng trong đào tạo với người học và người dạy nghề Chútrọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là người tiểu số để tựhọc là người trực tiếp quản lý, điều hành và tổ chức sản xuất rasản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địabàn

Ngày đăng: 06/05/2016, 20:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w