I.Đặt vấn đề:Nguyên tắc cơ bản của một ngành luật là những tư tưởng, quan điểm mang tính định hướng, chỉ đạo, chi phối toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật của ngành luật đó. Ngoài những nguyên tắc chung cho mọi ngành luật, luật đất đai có những nguyên tắc đặc trưng cơ bản của ngành luật mình. Trong đó, nguyên tắc: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu” là nguyên tắc quan trọng và nền tảng nhất.II.Giải quyết vấn đề 1. Các hình thức sở hữu đất đai qua các giai đoạn lịch sử:Đất đai là một loại tài sản đặc biệt, có liên hệ chặt chẽ với các yếu tố quan trọng khác liên quan đến lãnh thổ, an ninh quốc gia, lịch sử, chính trị, văn hoá, xã hội,…Vậy ,ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu của ai?Qua mỗi giai đoạn lịch sử, các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013 đã có những quy định khác nhau về vấn đề sở hữu đất đai, từ đó để xác lập chế độ quản lý và sử dụng đất. Nếu như Hiến pháp 1946 xác lập nhiều hình thức sở hữu về đất đai, sau đó đến Luật cải cách ruộng đất năm 1953 còn lại hai hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu Nhà nước và sở hữu của người nông dân thì Hiến pháp 1959 tuyên ngôn cho ba hình thức sở hữu về đất đai là: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân về đất đai. Đến Hiến pháp năm 1980, 1992 và gần nhất là Hiến pháp 2013 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.
Trang 1I. Đặt vấn đề:
Nguyên tắc cơ bản của một ngành luật là những tư tưởng, quan điểm mang tính định hướng, chỉ đạo, chi phối toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật của ngành luật đó Ngoài những nguyên tắc chung cho mọi ngành luật, luật đất đai có những nguyên tắc đặc trưng cơ bản của ngành luật mình Trong đó, nguyên tắc: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu” là nguyên tắc quan trọng và nền tảng nhất
II. Giải quyết vấn đề
1 Các hình thức sở hữu đất đai qua các giai đoạn lịch sử:
Đất đai là một loại tài sản đặc biệt, có liên hệ chặt chẽ với các yếu tố quan trọng khác liên quan đến lãnh thổ, an ninh quốc gia, lịch sử, chính trị, văn hoá, xã hội,…Vậy ,ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu của ai?
Qua mỗi giai đoạn lịch sử, các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013 đã
có những quy định khác nhau về vấn đề sở hữu đất đai, từ đó để xác lập chế độ quản lý
và sử dụng đất Nếu như Hiến pháp 1946 xác lập nhiều hình thức sở hữu về đất đai, sau
đó đến Luật cải cách ruộng đất năm 1953 còn lại hai hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu Nhà nước và sở hữu của người nông dân thì Hiến pháp 1959 tuyên ngôn cho ba hình thức sở hữu về đất đai là: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân về đất đai Đến Hiến pháp năm 1980, 1992 và gần nhất là Hiến pháp 2013 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước làm đại diện chủ sở hữu
2 Cơ sở pháp lý:
Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu được quy
định tại Điều 53, Hiến pháp 2013: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý” và tại Điều 4 luật đất đai 2013 quy định: “Đất đai thuộc
Trang 2sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”
Điều này có nghĩa là toàn bộ đất đai trên phạm vi cả nước đều thuộc quyền sỡ hữu toàn dân , do nhà nước đại diện thực hiện các quyền của chủ sở hữu chứ không thuộc quyền sở hữu của bất cứ tổ chức hay bất cứ cá nhân nào khác
3 Đất đai thuộc sở hữu toàn dân
Vậy tại sao pháp luật lại quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân?
Thứ nhất, về cơ sở thực tiễn: xuất phát từ một số luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin
về tính tất yếu khách quan của việc quốc hữu hóa đất đai, C.Mác viết : “Mỗi một bước tiến của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là một bước đẩy nhanh quá trình kiệt quệ hóa đất đai” Đất đai không do bất cứ ai tạo ra,nó có trước con người và do thiên nhiên ban tặng cho con người, mọi người đều có quyền sử dụng, không ai có quyền biến đất đai thành tài sản của riêng mình Quốc hữu hóa đất đai do giai cấp vô sản thực hiện phải gắn liền với vấn đề giành chính quyền và thiết lập chuyên chính vô sản Trên phương diện kinh tế, việc tích tụ, tập trung đất đai đem lại năng suất lao động và hiệu quả kinh
tế cao hơn so với việc sản xuất nông nghiệp trong điều kiện duy trì hình thức sở hữu tư nhân về đất đai Nếu đất đai thuộc sở hữu tư nhân sẽ dễ dẫn đến kết quả là đất đai tập trung trong tay một số người có nhiều tiền, có người sở hữu quá nhiều đất, có người lại không có một tấc đất Do đó đất đai phải thuộc sở hữu toàn dân
Thứ hai, xuất phát từ bản chất nhà nước: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (khoản 2, điều 2, Hiến pháp năm 2013) Dưới góc độ lịch sử, đất đai gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của cả dân tộc ta, là bao nhiêu công sức, xương máu để gìn giữ từng tấc đất của quốc gia Do đó nhân dân ta phải là chủ sở hữu về đất đai Bên cạnh đó, sở
Trang 3hữu toàn dân tạo điều điền kiện cho người lao động tiếp cận đất đai tự do không bị ràng buộc, cơ chế này giúp cho người lao động có quyền hưởng lợi ích từ đất đai một cách công bằng và bình đẳng hơn Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nếu cho phép sở hữu tư nhân về đất đai và cho phép người nước ngoài thỏa thuận mua bán đất với tư nhân thì nguy cơ mất nước ngày càng cao
Với những luận cứ đã nêu trên thì chế độ sở hữu toàn dân là yếu tố quan trọng trong hoạt động quản lí và sử dụng đất đai hiện nay, củng cố niềm tin của nhân dân đối với nhà nước
4 Đất đai do nhà nước đại diện chủ sở hữu
Đất đai là một tài sản đặc biệt chính vì vậy việc quản lí tài sản này khác với việc quản lí các tài sản thông thường khác Do dó, cần phải có một thế lực đại diện cho nhân dân
để đảm bảo được tính thống nhất, quản lý đất đai Theo khoản 1, điều 2, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân , do Nhân dân, vì Nhân dân” Nhà nước với
những đặc trưng vốn có của mình, là thiết chế trung tâm của hệ thống chính trị, là công cụ để nhân dân thực hiện quyền lực nhân dân dưới hình thức dân chủ đại diện
Do đó Nhà nước có đầy đủ quyền năng để trở thành người đại diện chủ sở hữu đất đai cho nhân dân
Với tư cách là chủ sở hữu đại diện, Nhà nước có đủ các quyền của chủ sở hữu: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đất đai
a) Quyền định đoạt đối với đất đai:
Là khả năng của nhà nước quyết định số phận pháp lý của đất đai đây là quyền năng duy nhất do nhà nước thực hiện các tổ chức, hộ gia đình, cánhân được nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp nhưng không có quyền định đoạt đất đai Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đấy đai thông qua nhiều hình thức khác nhau:
Trang 4- Quyết định mục đích sử dụng đất (thông qua việc quyết định, xét duyệt quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất); Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất; Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Định giá đất
- Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai, như: thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại
b) Quyền sử dụng đất đai: là quyền khai thác các thuộc tính của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nhà nước không trực tiếp sử dụng toàn bộ đất đai mà thực hiện thông qua giao đất, cho thuê đất…cụ thể: Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất và quy định quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất Các cá nhân, tổ chức không có quyền sở hữu đất
mà chỉ có quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất của các chủ thể này được xác lập
do được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng Người
có quyền sử dụng đất, tuy không có quyền sở hữu đối với đất nhưng trong những trường hợp nhất định cũng có các quyền năng như: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất
c) Quyền chiếm hữu đất đai: là quyền của Nhà nước nắm giữ vốn đất đai trong phạm
vi cả nước Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu đất đai trên cơ sở là đại diện chủ
sở hữu đối với đất đai một cách gián tiếp thông qua các hoạt động vừa mang tính
kĩ thuật, nghiệp vụ, vừa mang tính pháp lý như đo đạc, khảo sát, đánh giá và phân hạng đất để nắm được hiện trạng, sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước và từng địa phương; hệ thống hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính và các tài liệu về địa chính
Trang 5khác để nắm được sự phân bổ đất đai, kết cấu sử dụng đất ở các địa phương; hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai…để nắm được biến động đất đai qua các thời kỳ
5 Những vấn đề bất cập trong sở hữu về đất đai
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, quy định Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, thực tế trong nhiều trường hợp, không biết ai là “Nhà nước” thực sự, chính quyền trung ương hay chính quyền địa phương, do đó dẫn đến lạm quyền trong việc thu hồi đất, xâm hại quyền lợi của người dân nhưng lại để đất đai rơi vào tay các nhóm lợi ích, khiến cho quyền lợi của người dân lẫn lợi ích quốc gia không được bảo đảm Hậu quả là trong một số trường hợp đất đai sẽ được chuyển từ người dân nghèo sang tay “các đại gia” với giá rất thấp Đồng thời, bằng động tác đầu tư trở lại, “các đại gia” này lại bán đất ra với giá cao cho người dân có nhu cầu Không ít trường hợp đất đai bị thu hồi để rồi bỏ hoang bởi những dự án “treo” không có điểm dừng, trong khi người dân không có đất
để ở, canh tác Điều 62, Luật đất đai 2013 quy định về “thu hồi đất để phát triển kinh
tế xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tạo kẽ hở cho chính quyền một số địa phương lấy lý do vì mục tiêu phát triển kinh tế, hoặc thực hiện một số mục tiêu xã hội để thu hồi đất của các chủ sử dụng là cá nhân,
hộ gia đình rồi giao cho một chủ tư nhân sử dụng, trong nhiều trường hợp không vì lợi ích chung mà vì lợi ích của một cá nhân hoặc một nhóm người Rõ ràng, khi có sự “bắt tay” của một số cán bộ có chức quyền ở địa phương với các nhà đầu tư tư nhân thì quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân sẽ bị biến dạng gây không ít thiệt hại cho
họ Mặt khác, giá đền bù khi thu hồi đất trong nhiều trường hợp thường thấp hơn giá thị trường, có khi đến vài chục lần
Nếu như khẳng định rằng đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước chỉ là đại diện chủ sở hữu thì có nghĩa rằng nhà nước chỉ đại diện nhân dân để quản lý việc sử dụng đất và khi nhà nước muốn sử dụng đất vào mục đích gì hay muốn thu hồi đất để làm
Trang 6việc gì thì phải hỏi ý kiến của nhân dân – người sử dụng đất xem có đồng ý với “kế hoạch” của mình hay không Khi nhà nước tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị nhà nước đều tiến hành lấy ý kiến của nhân dân Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là cách làm của chúng ta hiện nay là chưa có bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định rằng nếu trên năm mươi phần trăm người dân được lấy ý kiến không đồng thuận với “kế hoạch” do nhà nước đề ra thì “kế hoạch” đó phải điều chỉnh hoặc hủy bỏ hoặc người dân có quyền đưa ra “kế hoạch” của mình Đơn cử như vấn đề lấy ý kiến trong Luật Quy hoạch đô thị thì Luật không quy định tỷ lệ % ý kiến đồng ý để làm cơ sở quyết định phê duyệt mà cấp có thẩm quyền phê duyệt Chính cách làm này thể hiện một điểm chưa hợp lý và chưa đồng nhất với nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước chỉ đại diện chủ sở hữu và thực hiện chức năng quản lý về đất đai Nói cách khác, hiện tại quy trình làm việc của chúng ta đang nghiêng về cách hiểu đồng nhất chế định sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước về đất đai và dẫn đến hệ quả là khi nhà nước muốn quy hoạch, muốn sử dụng đất vào mục đích gì thì người có quyền quyết định sau cùng lại là nhà nước, người quản lý, chứ không phải là người đang sử dụng, người chủ sở hữu
Chẳng hạn như vụ lấn sông ở Đồng Nai, việc thực hiện dự án không dựa trên ý chí nhân dân Dự án “Cải tạo và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” là một dự án trọng điểm của công ty CP Đầu tư – Xây dựng Toàn Thịnh Phát giai đoạn 2013 – 2017 Thế nhưng, các cơ quan liên quan và người dân đều không hề nhận được thông tin tham vấn về dự án từ chính quyền tỉnh Đồng Nai Như vậy, chính quyền tỉnh Đồng Nai đã không lấy ý kiến của người dân như đúng quy định của pháp luật Sông Đồng Nai là con sông lớn, có vai trò huyết mạch của vùng Đông Nam Bộ Việc lấp sông Đồng Nai đã gây
ra những hậu quả lớn đối với môi trường nước, dòng chảy, đời sống của người dân và
sẽ gây ra những thiệt hại lâu dài Sự việc đã bị dư luận lên án và kiến nghị chính phủ dừng ngay việc thực hiện dự án đồng thời khắc phục những hậu quả, khôi phục lại
Trang 7nguyên trạng Một trong những mất mát lớn nhất sau vụ việc trên là sự mất niềm tin của người dân, mất uy tín của chính quyền trong quản lý đất đai Vấn đề cần làm minh bạch ở đây là: vậy ai mới thật sự là chủ sở hữu đất đai? Vai trò của nhân dân như thế nào trong việc nhà nước quản lý tài sản của toàn dân? Nếu như chính quyền địa
phương nào cũng cấp phép lấp sông cho doanh nghiệp thì liệu sông có còn? Ai sẽ là người chịu thiệt hại?
6 Hướng đề xuất:
Để chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được thực thi có hiệu quả cần phải có cơ chế phù hợp Đất đai và tài sản gắn liền với nó có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố quan trọng khác liên quan đến lãnh thổ, an ninh quốc gia, lịch sử, văn hóa, kinh tế của quốc gia Nên việc hướng dẫn, quy định cách sử dụng các quyền ấy sao cho phù hợp giữa lợi ích của xã hội với lợi ích tập thể và lợi ích của các nhân là điều cần phải thực hiện Thực thi chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, trước hết cần phân định rõ trên cơ
sở pháp luật vai trò của Nhà nước là đại diện cho chủ sở hữu toàn dân, với quyền sử dụng đất của người dân, đồng thời phải phân định rõ các quyền của người sử dụng đất Thừa nhận đất đai là một loại hàng hóa đặc biệt, đòi hỏi việc xử lý vấn đề liên quan đến đất đai phải bảo đảm mối quan hệ hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu
tư với người dân
Cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai để sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại hiện nay, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phân bổ hợp lý nguồn lực, sử dụng đất đai đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, bảo đảm lợi ích trước mắt cũng như lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái Luật Đất đai nên quy định rõ giá đền bù đất theo cơ chế giá thị trường, đồng thời phù hợp so với khả năng sinh lợi từ hoạt động đầu tư, sản xuất trên đất, tạo điều kiện để người dân khi có giải tỏa đất không bị thiệt thòi, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống Luật Đất đai cần xác định vai trò, vị trí và sự tham gia của cơ quan phối hợp liên
Trang 8vùng, liên ngành nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân tán, chia cắt quy hoạch, góp phần bảo đảm sự thống nhất trong quy hoạch đất đai ở từng địa phương và trên
cả nước
Cần công khai minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tránh tình trạng đầu cơ, trục lợi của một số cá nhân như trong thời gian qua Tạo điều kiện cho người dân ở các vùng quy hoạch được tham gia quá trình quy hoạch, giải tỏa, đền bù, tái định cư theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Phải có quy định xử lý dứt điểm quy hoạch “treo”, bổ sung các chế tài xử phạt hành vi vi phạm công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để bảo đảm quy hoạch sử dụng đất được thực hiện nghiêm Thực hiện việc giao đất, giao rừng cho người dân sử dụng lâu dài gắn liền với lợi ích của họ, điều này sẽ cho phép khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả, đồng thời bảo vệ và phát triển đất đai
Thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai phải bảo đảm cho người sử dụng đất yên tâm bỏ công sức, trí tuệ, vốn liếng vào khai thác, sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao nhất Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, nguồn sống của người dân, tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước Khẳng định đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, đồng thời phải có cơ chế quy định rõ ràng, cụ thể, thực thi đầy đủ, đúng đắn các quyền của đại diện chủ sở hữu và quyền thống nhất quản lý của Nhà nước, phù hợp với lợi ích của người dân
Chính quyền các cấp cần thay đổi lối suy nghĩ “thu hồi” và “cưỡng chế” đất, bằng tư duy “trao đổi bình đẳng”, “đồng thuận” và “cùng có lợi”, thì mới bảo đảm cho quá trình chuyển đổi quyền sử dụng đất được diễn ra thuận lợi, hiệu quả, bảo đảm sự phát triển bền vững cả về kinh tế, chính trị và xã hội Mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền
sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, để tạo điều kiện
Trang 9thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất, từng bước hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp
Trang 10IV.Kết luận
Nguyên tắc “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước đại diện chủ sở hữu” là nguyên tắc quan trọng và cơ bản nhất trong các nguyên tắc cơ bản của ngành luật đất đai Trước những đòi hỏi của quy luật khách quan, chúng ta phải không ngừng củng cố và hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai Đó là yếu tố quyết định quan trọng và đặc thù trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa