1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tham vấn điều trị nghiện ma tuý

252 1,4K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 252
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Không còn đơn thuần là sự khuyên nhủ của những người thân, người có kinh nghiệm tham vấn đã được xem như quá trình tương tác tâm lý với sự can thiệp của người có chuyên môn được đào tạo

Trang 1

Giáo trình

THAM VẤN

ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

Trang 3

Giáo trình

THAM VẤN

ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

Trang 4

nhóm tác giả tham gia biên tập:

TS Bùi Thị Xuân Mai (Chủ biên)

TS BS Nguyễn Tố Như (Đồng chủ biên), Phó giám đốc Can thiệp trong nhóm nghiện chích ma túy và dự phòng HIV, FHI 360

Ths Tiêu Thị Minh Hường

“Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy” được thực hiện bởi Trường Đại học Lao động Xã hội với sự hỗ trợ

kỹ thuật của FHI 360 trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực trong lĩnh vực tư vấn điều trị nghiện và dự phòng tái nghiện” do tổ chức CDC tài trợ giai đoạn 2009 – 2013 Nội dung tài liệu do Trường Đại học Lao động

Xã hội hoàn toàn chịu trách nhiệm và không nhất thiết phản ánh quan điểm của FHI 360 hay tổ chức CDC Việc tái bản bộ giáo trình lần này đã được sự đồng ý của Trường Đại học Lao động Xã hội, chủ biên và FHI 360 vì mục đích đào tạo nâng cao chuyên môn cho cán bộ làm công tác điều trị nghiện tự nguyện tại cộng đồng và phi lợi nhuận.

Trang 5

thuộc ma túy đã và đang là nguyên nhân chính dẫn đến việc lây nhiễm HIV, tình trạng chết trẻ và mất chức năng xã hội, tình trạng vi phạm pháp luật và là gánh nặng lớn cho bản thân người sử dụng ma tuý, gia đình họ và cộng đồng Trước năm 2008, chỉ

có hình thức cai nghiện tập trung tại các trung tâm Giáo dục, Chữa bệnh, Lao động xã hội (trung tâm 06) là giải pháp chính cho những người nghiện Biện pháp này chủ yếu tập trung vào cắt cơn giải độc, giáo dục và tham gia các hoạt động “lao động trị liệu”

từ 1 đến 2 năm Có rất ít hoặc thậm chí không có hoạt động tham vấn tại các trung tâm này Tỷ lệ tái nghiện sau khi trở về cộng đồng là rất cao

Tham vấn điều trị nghiện ma tuý mới được đưa vào Việt Nam bắt đầu từ năm 2006 thông qua triển khai thí điểm chương trình hồi gia để giúp những người từ các trung tâm 06 trở về tái hòa nhập tại cộng đồng và dự phòng tái nghiện tại thành phố Hồ Chí Minh Từ năm 2008, tham vấn điều trị nghiện được triển khai và mở rộng trong chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone Tham vấn điều trị nghiện đã cải thiện chất lượng điều trị nhờ sự chuyển đổi về chất đối với phương pháp tiếp cận; thay vì “khuyên bảo, chỉ bảo” bằng phương pháp thực hành dựa vào bằng chứng – liệu pháp thay đổi nhận thức hành vi (Cognitive Behavioural Therapy - CBT) tập trung vào nâng cao năng lực của thân chủ để phục hồi, dự phòng tái nghiện, tiếp cận các dịch vụ y tế, xã hội và dự phòng lây nhiễm HIV Mặc dù ở Việt Nam, điều trị nghiện trong những năm qua đã có một bước phát triển đáng kể với sự lồng ghép đa dạng các mô hình điều trị nghiện được áp dụng dựa trên các bằng chứng và thực hành hiệu quả trên thế giới, tuy nhiên, vẫn còn một số lượng lớn những người có nhu cầu điều trị vẫn chưa được tiếp cận các dịch vụ tham vấn điều trị nghiện Để đáp ứng với nhu cầu đào tạo tham vấn điều trị nghiện hiện nay cho các cơ sở điều trị Methadone, cơ sở cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng, đào tạo các khoá ngắn hạn tại chỗ mang tính chất khẩn cấp nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt đã được thực hiện Tuy vậy, một trong những trở ngại của việc mở rộng công tác điều trị nghiện tại cộng đồng là do thiếu đội ngũ tham vấn viên chuyên nghiệp,

có kinh nghiệm và kỹ năng Do vậy, việc phát triển và đào tạo về tham vấn điều trị nghiện một cách khoa học, bài bản được đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng của điều trị nghiện nói chung và của lĩnh vực công tác xã hội nói riêng ở Việt Nam trong thời gian tới

Trang 6

TM nhóm biên soạn

TS Bùi Thị Xuân Mai

là nhiệm vụ quan trọng của các trường đại học đào tạo chuyên ngành công tác xã hội Với sự giúp đỡ của cơ quan dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ CDC, tổ chức FHI 360, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trên cơ

sở thông tin tài liệu tập huấn “Tư vấn điều trị nghiện ma tuý, 2010” của FHI 360 và một

số tài liệu khác, Khoa Công tác xã hội đã tiến hành biên tập cuốn giáo trình “Tham vấn điều trị nghiện ma túy” nhằm phục vụ cho việc giảng dạy nhằm hướng tới áp dụng đào tạo ở các trường đại học có chuyên ngành công tác xã hội ở Việt Nam nói chung Đây là giáo trình chuyên sâu về nghiệp vụ tham vấn cho người sử dụng và lệ thuộc

ma tuý nên sinh viên cần được học các kiến thức cơ bản trong cuốn giáo trình “Chất gây nghiện và xã hội” để có nền tảng hiểu biết tổng quan về ma tuý và lệ thuộc vào

ma tuý trước khi được đào tạo giáo trình này

Cuốn giáo trình “Tham vấn điều trị nghiện ma túy” được biên soạn bởi tập thể tác giả

và TS Bùi Thị Xuân Mai, TS Nguyễn Tố Như đồng chủ biên, cụ thể:

Chương I, II và IV do TS Bùi Thị Xuân Mai biên soạnChương III do TS Bùi Thị Xuân Mai, ThS Lê Thị Dung biên soạnChương V VI do ThS Tiêu Thị Minh Hường biên soạn

Chương VII do ThS Lê Thị Dung biên soạnChương VIII do TS Nguyễn Tố Như biên soạnTrường Đại học Lao động – Xã hội xin chân thành cám ơn sự tham gia biên soạn, đóng góp ý kiến của các chuyên gia, đồng nghiệp từ các tổ chức, các trường đại học trong và ngoài nước, đặc biệt là các chuyên gia của tổ chức FHI 360, tổ chức CDC, Cục Phòng chống tệ nạn Xã hội – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Các chuyên gia quốc tế và trong nước như GS Robert Ali, GS.TS David Powel, ThS Hoàng Nam Thái, Nghiên cứu sinh Vương Thị Hương Thu, bà Đỗ Thị Ninh Xuân, ông Lê Văn Khánh, Nguyễn Ngọc Hà, Nguyễn Ly Lai, Bùi Xuân Quỳnh, Ths Trần Thị Lan Phương, Bùi Nữ Ngọc Bích

Giáo trình được biên tập lần đầu, rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các độc giả để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn

Trang 7

chưƠnG 1: tỔnG QUAn VỀ thAM VẤn điỀU trỊ nGhiỆn MA tÚY 12

i Khái niệm tham vấn, tham vấn điều trị nghiện ma túy 12

2 Khái niệm tham vấn điều trị nghiện ma túy 15

ii Mục đích của tham vấn điều trị nghiện ma túy 17 iii các yêu cầu chuyên môn đối với tham vấn viên trong tham vấn điều trị nghiện

chưƠnG 2: các KỸ nĂnG thAM VẤn điỀU trỊ nGhiỆn MA tÚY 28

i Kỹ năng Giao tiếp cơ bản trong tham vấn 28

ii Kỹ năng Lắng nghe (bao gồm cả quan sát và chú ý) 29

iX Kỹ năng Xây dựng sự tự tin cho thân chủ 40

Trang 8

XiV Kỹ năng Giúp thân chủ trực diện với vấn đề 44

chưƠnG 3: các KỸ thUật thAM VẤn điỀU trỊ nGhiỆn MA tÚY 49

i các kỹ thuật cơ bản trong tham vấn điều trị nghiện ma túy 49

1.2 Gắn kết phỏng vấn tạo động lực trong các giai đoạn thay đổi hành vi của

chưƠnG 4: QUY trình thAM VẤn điỀU trỊ nGhiỆn MA tÚY 118

i tạo lập mối quan hệ và giới thiệu ban đầu 118

iii Xác định vấn đề cần giải quyết, giải pháp tối ưu và xây dựng mục tiêu 130

iV Lập kế hoạch hành động và triển khai kế hoạch 140

V Kết thúc buổi tham vấn hay ca tham vấn 144

Vi Một số lưu ý trong quá trình tham vấn 146

Trang 9

chưƠnG 5: thAM VẤn điỀU trỊ nGhiỆn cho nhÓM bỆnh nhÂn đẶc biỆt 151

i tham vấn điều trị nghiện cho nhóm bệnh nhân đặc biệt 151

1 Làm việc với thân chủ phê (say) ma tuý/chất gây nghiện 151 1.1 Khái niệm phê (say) và các biểu hiện thường gặp 151 1.2 Kỹ năng làm việc với thân chủ đang phê (say) 151

2.3 Kỹ năng làm việc với thân chủ có hành vi hung hăng 154

3.1 Các vấn đề thường gặp trong tham vấn điều trị nghiện cho phụ nữ 158 3.2 Một số chú ý khi tham vấn điều trị nghiện cho phụ nữ 160

4 Làm việc với thanh thiếu niên nghiện ma tuý 162 4.1 Đặc điểm sinh- tâm lý xã hội của lứa tuổi thanh, thiếu niên 162 4.2 Những vấn đề cần chú ý khi tham vấn điều trị nghiện ma tuý cho thanh,

ii Một số chú ý những vấn đề đặc biệt trong tham vấn điều trị nghiện ma tuý 167

3 Vấn đề liên quan đến các bệnh lây truyền (HIV/ AIDS; Lao; Viêm gan siêu vi A,

B,C; các bệnh lây truyền qua đường tình dục…) 168

chưƠnG 6: LÀM ViỆc VỚi GiA đình để tĂnG cưỜnG sỰ hỖ trợ điỀU trỊ

i Khái niệm chung và vai trò của gia đình trong tham vấn điều trị nghiện 172

4 Vai trò của gia đình trong quá trình điều trị nghiện ma tuý 175

ii Làm việc với gia đình để tăng cường sự hỗ trợ trong điều trị nghiện ma tuý 176

1 Tiến trình của một cuộc họp/gặp gỡ với gia đình nhằm tăng cường sự hỗ trợ của

2 Các nguyên tắc khi họp/làm việc với gia đình 180

3 Một số lưu ý khác khi làm việc với gia đình 181

Trang 10

chưƠnG 7: GiáM sát hỖ trợ chUYên MÔn tronG điỀU trỊ nGhiỆn MA tÚY 185

i tổng quan về giám sát hỗ trợ chuyên môn 185

2 Lợi ích của giám sát hỗ trợ chuyên môn 185

3 Vai trò của giám sát hỗ trợ chuyên môn 186

4 Nhiệm vụ cơ bản của giám sát hỗ trợ chuyên môn 188

5 Các yêu cầu của giám sát hỗ trợ chuyên môn 189

6.1 Mô hình giám sát hỗ trợ chuyên môn dựa trên năng lực 190 6.2 Mô hình giám sát hỗ trợ chuyên môn dựa trên loại dịch vụ điều trị nghiện

6.3 Mô hình giám sát hỗ trợ chuyên môn theo cấp độ phát triển nghề nghiệp 190 6.4 Mô hình giám sát hỗ trợ chuyên môn kết hợp 191

ii những điểm cần lưu ý và các vấn đề pháp lý, đạo đức nghề nghiệp trong giám

iV Dự phòng suy kiệt và quản lý tình trạng suy kiệt 200

2.1 Các nguyên nhân nảy sinh trong quá trình làm việc 202 2.2 Các nguyên nhân liên quan tới lối sống 202

4 Các biện pháp dự phòng suy kiệt và phục hồi suy kiệt 203

Trang 11

chưƠnG 8: LỒnG GhÉp thAM VẤn điỀU trỊ nGhiỆn tronG các MÔ

hình điỀU trỊ nGhiỆn VÀ GiỚi thiỆU VỀ các DỊch VỤ cho nGưỜi sỬ

DỤnG MA tUÝ

207

i.Lồng ghép tham vấn trong các mô hình điều trị nghiện 207

1 Lồng ghép tham vấn trong điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng

1.1 Khái niệm về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc

1.2 Tham vấn điều trị nghiện trong chương trình điều trị nghiện các chất dạng

2 Lồng ghép tham vấn trong điều trị nghiện ma tuý tổng hợp – mô hình điều trị

2.1 Khái niệm về điều trị theo mô hình Matrix 214 2.2 Lồng ghép tham vấn điều trị nghiện trong chương trình điều trị nghiện ma tuý tổng hợp Methamphetamine theo mô hình Matrix 215

ii.Giới thiệu về các dịch vụ cho người sử dụng ma tuý 221

1.3 Chương trình bơm kim tiêm, bao cao su 226 1.4 Chương trình giáo dục đồng đẳng và tiếp cận cộng đồng 228 1.5 Dự phòng và xử trí sốc thuốc quá liều 230

3.1 Nhóm tự lực – nhóm hỗ trợ xã hội, chương trình 12 bước 244

3.3 Chương trình đào tạo nghề và giới thiệu việc làm 246

Trang 12

I Khái niệm tham vấn, tham vấn điều trị nghiện ma túy

1 Khái niệm tham vấn

từ bên ngoài Ban đầu sự trợ giúp đó mang tính tự phát, sau này trở nên khoa học hơn với tên gọi là tham vấn/ tham vấn tâm lý (tiếng Anh là Counseling) Không còn đơn thuần là sự khuyên nhủ của những người thân, người có kinh nghiệm tham vấn đã được xem như quá trình tương tác tâm lý với sự can thiệp của người có chuyên môn được đào tạo như các nhà tâm lý học hay các tham vấn viên/ nhà tham vấn, nhà trị liệu tâm lý Trong tài liệu này thuật ngữ tham vấn viên là người tham vấn có chuyên môn và thuật ngữ thân chủ là người được tham vấn (trong một số tài liệu người được tham vấn được gọi là khách hàng hay thân chủ)

Carl Rogers (1952) mô tả tham vấn như là quá trình tham vấn viên sử dụng mối quan

hệ tích cực để tạo nên môi trường an toàn giúp người được tham vấn (chia sẻ, chấp nhận và hướng tới thay đổi) Hoạt động tham vấn không chỉ dừng lại ở việc giúp thân chủ có lối thoát mà còn hướng tới mục tiêu nâng cao khả năng tự nhận thức và tự giải quyết vấn đề

Tác giả C Patterson (1954) cho rằng, tham vấn là sự tương tác giữa một bên là người tham vấn với một hoặc một số thân chủ, ở đây người tham vấn sử dụng kiến thức hiểu biết về nhân cách, phương pháp tâm lý để giúp người kia giải quyết vấn đề và cải thiện sức khỏe tâm thần

Một khái niệm khác về tham vấn được đưa ra trong tài liệu của FHI360 như sau: “Tham vấn là quá trình trao đổi tương tác giữa tham vấn viên và thân chủ nhằm giúp thân chủ tự tìm hiểu những khó khăn của họ một cách bảo mật và nâng cao năng lực cho thân chủ để họ có thể tự giải quyết những khó khăn đó”

Trang 13

Trong khái niệm này Tham vấn là một hoạt động có mục đích rõ ràng nhằm đưa ra những hướng dẫn có tính chuyên môn cho người được tham vấn (mà còn được gọi

là thân chủ hay khách hàng)

Như vậy, tham vấn có thể hiểu là hoạt động mà nhà tham vấn sử dụng các kiến thức, kỹ năng và thái độ chuyên môn giúp thân chủ nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề, tự đưa ra quyết định đúng đắn cho vấn đề của mình và thực hiện có hiệu quả

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của tham vấn nhằm giúp thân chủ tìm hiểu

và đưa ra các phương án giải quyết từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để thực hiện và giải quyết vấn đề Vì vậy tham vấn viên cần giúp thân chủ tự tin để tự giải quyết những vấn đề của chính họ

Từ những khái niệm trên cho thấy tham vấn có những đặc điểm như sau:

• Tham vấn là một quá trình

• Hoạt động tham vấn nhằm giúp con người tự giải quyết vấn đề của chính họ

• Thông qua tham vấn, thân chủ có khả năng nâng cao khả năng thích nghi và cải thiện cuộc sống

• Tham vấn viên cần được đào tạo và trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp tham vấn

• Tham vấn có các hình thức như tham vấn cá nhân, tham vấn gia đình và tham vấn nhóm

1.2 Một số khái niệm liên quan

tư vấn

Tư vấn - trong tiếng Anh là Consultation - được xem như quá trình tham khảo về lời khuyên hay sự trao đổi quan điểm về vấn đề nào đó để đi đến một quyết định M Fall định nghĩa: “Tư vấn là việc tôi và anh cùng nói về người đó, điều đó nhằm mục đích để thay đổi” (1995; tr.151) Người tư vấn đóng vai trò như người chịu trách nhiệm tìm ra giải pháp (R Schein, 1969), hay thu thập thông tin, chẩn đoán vấn đề và đề xuất giải pháp (D J Kurpius, 1976) hoặc là người định hướng, điều phối tiến trình giải quyết vấn đề (R R Blake & J S Mouton, 1976)

Hoạt động tư vấn như vậy phần nhiều diễn ra dưới dạng Hỏi và Đáp Nếu theo như định nghĩa này của Tư vấn, thì Tư vấn sẽ không phải là Tham vấn và nó chỉ đúng với các loại hình tư vấn pháp luật, tư vấn đầu tư, tư vấn kinh tế v.v

Trang 14

Tuy nhiên trong nhiều văn bản của Nhà nước có sử dụng nhiều thuật ngữ tư vấn khi

đề cập tới điều trị nghiện ma túy hay tư vấn HIV

Trong tài liệu này chúng tôi sử dụng thuật ngữ tham vấn với nghĩa rộng hơn và trong

đó bao hàm cả tư vấn

trị liệu tâm lý

Một khái niệm rất gần gũi với tham vấn đó là trị liệu tâm lý Trị liệu tâm lý được định nghĩa như sự can thiệp của những người đã qua đào tạo bằng phương pháp tâm lý nhằm xoá bỏ, điều chỉnh hay giảm bớt những cảm xúc, hành vi không phù hợp, từ đó thúc đẩy sự phát triển nhân cách Trị liệu tâm lý còn được hiểu là quá trình can thiệp những rối loạn cảm xúc bằng phương pháp tâm lý như tham vấn, ở đó đối tượng trao đổi về vấn đề liên quan tới sức khoẻ tâm thần của cá nhân với nhà trị liệu, nhà tâm

lý, các cán bộ xã hội hay nhà tham vấn Trong các khái niệm này, tham vấn được xem như một hình thức của trị liệu tâm lý và được các nhà chuyên môn khác nhau sử dụng

cá nhân ở cả hai mức độ vô thức và ý thức Trị liệu tâm lý chú trọng tới xóa bỏ những yếu tố mang tính bệnh lý nhiều hơn Tham vấn lại nhấn mạnh việc trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề thích nghi, giải quyết những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày,

ví dụ như trong học tập, trong giao tiếp… (Tyler, 19958; Vance và Volvosky 1962)

Trong tài liệu này này xin tiếp cận tham vấn như quan điểm thứ hai khi phân biệt tham vấn và trị liệu

Giáo dục

Đối tượng tác động trong giáo dục là cộng đồng, nhóm lớn những người có nhu cầu nâng cao trình độ hiểu biết về tự nhiên, xã hội Đối tượng của tham vấn là cá nhân, các thành viên trong gia đình, một nhóm nhỏ, thông tin trong buổi tham vấn thường dùng để khuyến khích thay đổi thái độ và hành vi

Trang 15

Nội dung của tham vấn thường rõ ràng, cụ thể, có định hướng, mục tiêu và tập trung vào vấn đề cần giải quyết còn giáo dục thì nội dung bao quát, tổng quan và toàn diện Nội dung tham vấn cần thiết được bảo mật còn giáo dục thì thông tin phổ quát Trong tham vấn, tham vấn viên và thân chủ có những mối quan hệ thân thiết, gần gũi, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, để thân chủ có thể dễ dàng chia sẻ và trao đổi các vấn đề của mình, tham vấn viên cần thiết phải xây dựng được mối quan hệ với thân chủ, tham vấn viên dành phần lớn thời gian để chú ý lắng nghe và phản hồi với thân chủ.Trong giáo dục, mối quan hệ giữa nhà giáo dục và người nghe chỉ ở mức bình thường và không cần phải tạo mối quan hệ thân thiết, thời gian nhà giáo dục chia sẻ và trao đổi và cung cấp kiến thức sẽ chiếm nhiều hơn.

Tham vấn rất khác với hoạt động giáo dục Hoạt động giáo dục bao gồm: hoạt động lên lớp, dạy bảo, người giáo dục có vai trò như nhà cố vấn, nhà chuyên gia, còn người được dạy là người không biết hoặc ít có chuyên môn Không ít người hiểu lầm tham vấn với hoạt động giáo dục, khi mà họ xem tham vấn như quá trình giáo dục dạy dỗ của một người có trình độ cao hơn đối với người có trình độ thấp hơn, hay một quá trình dạy bảo về mặt đạo đức Tuy nhiên cần lưu ý trong khi tham vấn, tham vấn viên

có thể vừa là tham vấn viên, vừa là nhà giáo dục (hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe), song tham vấn viên cần hiểu rõ ràng mình đang đóng vai trò của hai nhà chuyên môn này và cần nhận thức rõ mình đang thực hiện nhiệm vụ nào Trong một buổi tham vấn người tham vấn viên có thể vừa tham vấn, vừa cung cấp thông tin về giáo dục sức khỏe cho thân chủ Ví dụ, trong một buổi nói về an toàn tình dục, giáo dục sức khỏe là hướng dẫn sử dụng bao cao su đúng cách, còn khi tham vấn viên thảo luận về lo ngại của thân chủ rằng dương vật khó cương cứng khi đeo bao cao su thì

đó lại thuộc về phạm trù tham vấn

Như vậy tham vấn không phải là giáo dục, tham vấn không phải là dạy dỗ họ hay đưa

ra lời khuyên áp đặt giữa một người chuyên gia và một người kém hiểu biết mà tham vấn là sự tương tác ngang bằng, tôn trọng; đôi khi người được tham vấn lại chính là người chuyên gia trong giải quyết vấn đề của chính họ

2 Khái niệm tham vấn điều trị nghiện ma túy

Tham vấn cho người nghiện cũng là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn dựa trên nguyên tắc nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn với thân chủ là người nghiện ma túy, giúp họ hiểu về những khó khăn, vấn đề do nghiện ma túy, từ đó nâng cao năng lực giải quyết vấn đề của người nghiện.

Trang 16

Hoạt động tham vấn điều trị nghiện ma túy nhằm giúp thân chủ giải quyết rất nhiều vấn đề họ gặp phải trong quá trình nghiện và điều trị nghiện: đó là các vấn đề về sức khoẻ, tâm lý, sự kỳ thị, việc làm, thu nhập, quan hệ xã hội với người xung quanh, vấn

đề tái nghiện…

Tham vấn giúp thân chủ nâng cao khả năng thích nghi hòa nhập với cuộc sống cộng đồng gia đình Nếu như trước đây họ chỉ có những người bạn cùng sử dụng ma túy, thì tham vấn giúp họ xa rời nhóm người bạn cùng nghiện ma túy và hòa nhập với gia đình như: cha mẹ, vợ chồng…, tiếp tục các công việc họ đã làm trước đó Tham vấn giúp thân chủ ứng phó với sự kỳ thị của những người xung quanh, tháo bỏ sự mặc cảm tự kỳ thị và sống một cách tích cực

Đối tượng tác động chính trong tham vấn điều trị nghiện là người nghiện ma túy Hiện có nhiều cách sử dụng thuật ngữ khác nhau ám chỉ người nghiện ma túy như người lạm dụng ma túy hay người nghiện ma túy Trong tài liệu này chúng tôi sử dụng thống nhất thuật ngữ người nghiện thay cho thuật ngữ người lạm dụng ma túy hay người sử dụng ma túy khi đề cập tới tham vấn điều trị cho đối tượng là người nghiện

Khi đề cập tới đối tượng được tham vấn không chỉ là người nghiện mà còn bao gồm

cả người thân trong gia đình, vợ chồng, bố mẹ… Họ cũng là đối tượng rất quan trọng trong tham vấn điều trị nghiện Có rất nhiều hình thức can thiệp cho thân chủ thông qua các buổi tham vấn cá nhân hay các buổi sinh hoạt nhóm Ngoài ra, can thiệp gia đình dưới hình thức gặp mặt riêng từng cá nhân, họp mặt các thành viên trong gia đình và có thể là buổi giáo dục gia đình tại cơ sở tham vấn cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình tham vấn điều trị nghiện

Tham vấn cho người nghiện là hoạt động diễn ra lâu dài đòi hỏi tính bền bỉ và kiên nhẫn Nó không thể là một buổi hay hai buổi gặp mặt mà nó có thể là hàng tuần, hàng tháng hay hàng năm

Trang 17

II Mục đích của Tham vấn điều trị nghiện ma túy

Người nghiện ma túy trong tham vấn là thân chủ của quá trình này và là người đang đối diện với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống

Trước hết họ thường có khó khăn trong quan hệ với gia đình và xã hội, khó khăn trong công ăn việc làm, tài chính, nơi ở, mặc cảm của bản thân và sự kỳ thị của gia đình và cộng đồng

Họ thường bị xem là tội phạm, là người nguy hiểm Khi nhìn nhận về nghiện ma túy, người ta hay gắn với tệ nạn xã hội, là người gây nên những tội phạm trong xã hội

Trong gia đình, cộng đồng xã hội họ cũng thường bị phân biệt đối xử, xem thường Những hứa hẹn nhiều lần rồi không thực hiện được của người nghiện ma túy khiến cho các thành viên trong gia đình thất vọng và mất niềm tin, từ đó mối quan hệ dần dần đổ vỡ, sự tin tưởng, yêu thương và tôn trọng của các thành viên bị thay thế bằng

sự dị nghị, nghi ngờ, dò xét và không tin tưởng

Họ thường bị xem như người có hành vi đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức, là người

có những hành vi chống đối xã hội Vì vậy, sự kỳ thị với thân chủ còn trở nên gay gắt hơn so với kỳ thị đối với những nhóm người được xem là khác biệt khác trong xã hội.Bản thân người nghiện cũng thường tự kỳ thị chính bản thân mình, cũng có khi có thái độ căm ghét, thấy xấu hổ, lên án chính bản thân mình, coi mình là người vô dụng,

là gánh nặng trong xã hội Sau một thời gian dài sử dụng ma túy, công ăn việc làm của họ không còn như trước đây, họ rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc trở thành lao động phổ thông, lao động tự do, thu nhập cho bản thân và gia đình trở nên bấp bênh Họ tự xây nên bức tường ngăn cách, tách mình ra khỏi người thân và cộng đồng, là khi họ thấy mình không được những người xung quanh chấp nhận hay mặc cảm với hoàn cảnh của mình Người nghiện ma túy thường có tâm lý lo lắng, sợ hãi:

lo lắng về cuộc sống hiện tại, họ lo lắng cho tương lai, cho con cái và gia đình của mình, cho bố mẹ và người thân, họ lo lắng về việc người khác biết mình sử dụng ma túy (bởi nó thường bị gắn với đạo đức xã hội, tội phạm) Họ cũng lo lắng rằng nghiện

là vô phương cứu chữa và cuộc đời của họ đã phụ thuộc vào ma túy là cả đời họ sẽ là

nô lệ của ma túy

Trang 18

Do họ thu mình không giao tiếp nên họ không tiếp cận được với các dịch vụ trợ giúp với những can thiệp điều trị mang tính khoa học giúp họ có thể giảm các nguy cơ như tái nghiện, hay nguy cơ lây nhiễm các bệnh khác… Việc thu mình cùng xa lánh của xã hội khiến cho họ thiếu chăm sóc điều trị khi họ bị ốm đau.

Chính vì vậy tham vấn điều trị nghiện nhằm giúp người nghiện: giảm nguy cơ và ngừng sử dụng ma túy, phục hồi (lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống về tâm lý cũng như xã hội), từ đó tổ chức cuộc sống có hiệu quả

Mục đích cụ thể của tham vấn điều trị nghiện ma túy là giúp người nghiện ma túy:

• Hiểu hơn cuộc sống hiện tại của họ, hiểu biết sâu hơn về ma túy và cơ chế của nghiện ma túy, tác hại của ma túy

• Hiểu rõ và học được các thông tin, kiến thức và thực hành các kỹ năng, kỹ thuật

để thân chủ có khả năng ra quyết định và xử lý tình huống nguy cơ một cách phù hợp và hiệu quả trong đối phó với việc sử dụng ma túy

• Xóa bỏ mặc cảm, tự ti và tự kỳ thị để hòa nhập với xã hội

• Sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình

• Thay đổi lối sống, suy nghĩ và hành vi không tích cực

• Tiếp cận với các dịch vụ can thiệp cho người nghiện ma túy

• Giảm tác hại của ma túy, của lan truyền các bệnh do tiêm chích ma túy như HIV

III Các yêu cầu chuyên môn đối với tham vấn viên trong tham vấn điều trị nghiện ma túy

Để có thể trở thành tham vấn viên (tham vấn viên chuyên nghiệp) cho người nghiện

có hiệu quả, tham vấn viên cần đáp ứng những yêu cầu về thái độ, kiến thức, kỹ năng như sau:

1 Về thái độ

Có thể nói, đây là một trong những yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với hiệu quả tham vấn nói chung và tham vấn điều trị nghiện nói riêng Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra, một số đặc điểm cá nhân như sự nhiệt tình, thái độ trung thực, thân thiện, chấp nhận, không giáo điều, tư duy rộng mở, trưởng thành về tâm lý, khỏe mạnh về tinh thần, hiểu biết về chuyên môn… là yếu tố quan trọng cho hoạt động tham vấn có hiệu quả của tham vấn viên (E.D Neukrug, 1999)

Trang 19

Giá trị, thái độ đạo đức của người tham vấn được xem như một yếu tố ảnh hưởng khá lớn tới hành vi giúp đỡ, cách thức ứng xử của họ với thân chủ John Dewey cho rằng giá trị đóng vai trò như sự định hướng của cá nhân trong việc lựa chọn những hành vi được họ cho là tốt và mong muốn có Theo H Goldstein (1987), thái độ đạo đức của

cá nhân không chỉ nói tới là những hành động hay suy nghĩ mà nó còn ám chỉ kiểu tương tác của họ với người khác Trước đây, người ta thường chỉ nhấn mạnh yếu tố kỹ thuật khi đề cập tới kỹ năng trong hoạt động nào đó Gần đây, nhiều nhà khoa học đã nhận định giá trị, thái độ có vai trò quan trọng trong hình thành hành vi có kỹ năng, đặc biệt đối với kỹ năng nghề nghiệp

Một mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau sẽ khuyến khích hai bên trao đổi và thống nhất với nhau về cách làm thế nào là tốt nhất Điều này giúp tham vấn viên không áp đặt quan điểm hoặc mối quan tâm của mình lên thân chủ, mà hiểu quan điểm và mối lo ngại của họ

Trong tham vấn điều trị nghiện, nhà tham vấn cần hết sức tránh thái độ phán xét và

kỳ thị người nghiện ma túy, bởi thái độ này dễ tạo nên một rào cản trong tương tác với người nghiện ma túy

2 Về kiến thức, kỹ năng

Kết quả của sự thực hiện tham vấn chịu sự chi phối khá nhiều nét tâm lý cá nhân, đặc biệt là hứng thú nghề nghiệp như đã trình bày ở trên Tuy nhiên các yếu tố đó không thể thay thế cho tay nghề của tham vấn viên, nếu họ không có được nền tảng kiến thức, kỹ năng chuyên môn về tham vấn

• Những kiến thức nền tảng tham vấn viên cần có là kiến thức về xã hội, kiến thức

về hành vi con người, về tâm lý phát triển người nói chung và những thân chủ

mà họ trợ giúp nói riêng

• Những kiến thức về ma túy, về cơ chế nghiện và các lý thuyết lý giải hành vi nghiện

• Những kiến thức xã hội khác như luật pháp, chính sách liên quan (Có thể tham khảo trong cuốn Chất gây nghiện và xã hội)

• Những kỹ năng cần có đối với tham vấn viên như : kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham vấn cơ bản mà mọi tham vấn viên cần có và những kỹ năng tham vấn chuyên biệt nâng cao dành riêng cho tham vấn trong lĩnh vực điều trị nghiện (sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau)

Trang 20

Tham vấn là một lĩnh vực gắn liền với các vấn đề của cuộc sống nên nó thường có nhiều chuyển biến theo xu hướng thay đổi của xã hội Điều này đòi hỏi tham vấn viên cần luôn phải cập nhật kiến thức, kỹ năng cho hoạt động thực tiễn của mình, cần có

sự sử dụng phối hợp linh hoạt trong những tình huống khác nhau

IV Các hình thức tham vấn điều trị nghiện ma túy

Thân chủ can thiệp của tham vấn là cá nhân, gia đình và nhóm người nghiện, người nghiện ma túy, do vậy có 3 loại tham vấn: tham vấn cá nhân, tham vấn gia đình và tham vấn nhóm

3 tham vấn nhóm

Tham vấn nhóm là quá trình tương tác của tham vấn viên với những cá nhân trong nhóm nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề tâm lý xã hội của mỗi cá nhân đồng thời

hỗ trợ họ phát triển nhân cách cũng như xây dựng các mối quan hệ xã hội tích cực

Trong tham vấn nhóm, tham vấn viên sử dụng các kỹ năng điều phối nhóm để giúp thân chủ trong nhóm đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết những vấn đề của mình thông qua các buổi họp nhóm Các buổi tham vấn nhóm này còn giúp các thân chủ học hỏi, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau, việc chia sẻ của những thân chủ cùng cảnh ngộ có tác động rất tích cực cho sự thay đổi của từng cá nhân tham gia tham vấn nhóm

Trang 21

Sự phân biệt các hình thức tham vấn cá nhân, gia đình và nhóm trên chỉ mang ý nghĩa tương đối Để giúp một thân chủ giải quyết vấn đề tối ưu là dùng cả ba hình thức tham vấn.

V Các nguyên tắc tham vấn điều trị nghiện ma túy

Để thực hiện tham vấn có hiệu quả, trước hết tham vấn viên cần tuân thủ các nguyên tắc tham vấn nghề nghiệp trong tham vấn điều trị nghiện Đó là các nguyên tắc:

Tự nguyện là một nguyên tắc hết sức quan trọng của tham vấn

Tự nguyện nghĩa là thân chủ tự giác, tự nguyện đến với tham vấn viên cũng như sẵn lòng cam kết thực hiện một công việc nào đó Tham vấn viên chỉ giúp thân chủ tìm

ra một giải pháp phù hợp trong quá trình thảo luận với họ chứ không được bắt buộc

họ phải làm bất cứ một điều gì

Ví dụ, một thân chủ nam đến với tham vấn viên Tham vấn viên giải thích về mục đích của buổi tham vấn và đưa ra các câu hỏi để đánh giá mức độ sử dụng ma túy của thân chủ, sau đó thảo luận về các giải pháp điều trị nghiện để thân chủ lựa chọn Giả sử thân chủ không muốn thực hiện bất cứ kế hoạch nào Trong tình huống này, tham vấn viên nên tôn trọng quyết định của thân chủ Tham vấn viên có thể khuyến khích nhưng không thể ép buộc họ đăng kí tham gia vào chương trình điều trị

Tự nguyện sẽ giúp cho :

• Thân chủ cởi mở và cảm thấy thoải mái hơn

• Dịch vụ tham vấn trở nên thân thiện hơn đối với thân chủ

• Xây dựng và duy trì lòng tin giữa tham vấn viên và thân chủ

• Tiếng tăm tốt đẹp về dịch vụ sẽ được lan truyền rộng rãi

Trang 22

Đôi khi thân chủ không sẵn lòng thay đổi hành vi ngay lập tức Tuy nhiên, nếu họ có

ấn tượng tốt về buổi tham vấn đầu tiên thì nhiều khả năng là họ sẽ quay trở lại với tham vấn sau đó

2 nguyên tắc bảo mật

Bảo mật cũng là một nguyên tắc rất quan trọng trong tham vấn Đó là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa tham vấn viên và thân chủ Mọi thông tin mà thân chủ chia sẻ với tham vấn viên cần được đảm bảo kín đáo Tham vấn viên không được tiết lộ những thông tin liên quan về thân chủ với những người khác khi chưa có ý kiến chấp thuận của thân chủ Điều này cũng được qui định rất rõ ràng trong các quy điều đạo đức của nghề tham vấn Bảo mật nghĩa là không trao đổi về thân chủ với người khác trừ khi là với đồng nghiệp vì lí do chuyên môn, và chỉ được khi có sự đồng ý của thân chủ Bảo mật còn được thể hiện trong việc lưu trữ

hồ sơ dữ liệu thông tin của thân chủ, trong việc sắp xếp không gian của phòng tham vấn và thể hiện trong buổi tham vấn

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt khi thân chủ tự làm hại bản thân hay gây hại cho người khác ví dụ thân chủ đe dọa giết ai đó hay tự sát, tham vấn viên có thể trao đổi với những cơ quan hay cá nhân có liên quan (theo quy định của pháp luật) Trong tình huống đó, tham vấn viên cần thông báo cho cán bộ quản lý về nguy cơ và thảo luận tìm ra các hành động cần thực hiện

3 nguyên tắc tin cậy

Đây là một nguyên tắc hết sức quan trọng trong tham vấn đặc biệt trong điều trị nghiện Nó có tác đụng thúc đẩy duy trì hay chấm dứt sự tương tác của nhà tham vấn với người điều trị nghiện

Tin cậy thể hiện ở sự luôn chân thành và thành thực của nhà tham vấn, hãy tin vào khả năng thay đổi của người nghiện Yếu tố này cũng rất quan trọng để tăng cường

sự hợp tác hai bên giữa nhà tham vấn và người nghiện

Sự tin cậy thể hiện ở việc giữ bí mật các thông tin cá nhân của thân chủ Điều này sẽ tạo ra niềm tin của thân chủ đối với tham vấn viên, từ đó thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong quá trình tham vấn Một sự nghi ngờ nhỏ của thân chủ đối với tham vấn viên cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình tham vấn điều trị của thân chủ và thậm chí

là thân chủ chấm dứt, từ bỏ quá trình điều trị của mình

Trang 23

Sự tin cậy thể hiện ở thái độ chân thành của nhà tham vấn khi tiếp xúc, luôn đúng giờ, có kỉ luật và quan tâm tới thân chủ Thân chủ cần cảm thấy là họ đang được lắng nghe và quan tâm Bên cạnh đó, việc cung cấp những thông tin chính xác, giải thích

rõ ràng và chuyển gửi thân chủ tới các dịch vụ phù hợp sẽ làm tăng thêm sự tin cậy của thân chủ đối với tham vấn viên

là sự khác biệt của tham vấn viên với những người giúp đỡ thông thường, và cũng vì vậy mà họ cần sự giúp đỡ từ tham vấn viên chứ không phải những người khác

Ví dụ một tình huống, thân chủ chia sẻ với tham vấn viên rằng: “Tôi rất lo rằng tôi có thể quay trở lại dùng heroin mất Lúc nào tôi cũng nghĩ đến chuyện quay lại với đám bạn cũ vẫn thường hay sử dụng ma túy với tôi trước đây Tôi không thể ngăn nổi cảm giác thèm muốn dùng lại ma túy” Ngay lập tức tham vấn viên ngắt lời anh ta và nói:

“Anh làm sao thế? Anh không quan tâm đến những gì người khác mong muốn ở anh à?” Hành vi này thể hiện sự phán xét của tham vấn viên đối với thân chủ Cách nói chuyện như vậy có thể mang đến những hậu quả như không hợp tác của thân chủ

Để tránh những hành vi phán xét tham vấn viên nên:

• Luôn luôn ở vai trò trung lập, không đánh giá và cũng không được phản ứng tiêu cực đối với những vấn đề của thân chủ Điều này giúp tham vấn viên kiểm soát được tình thế và luôn có một thái độ cởi mở

• Hãy học hỏi từ những kinh nghiệm của thân chủ Sử dụng chính thông tin của thân chủ để dẫn dắt nội dung của buổi tham vấn

• Hiểu rõ những chuẩn mực và quan điểm của thân chủ, điều này giúp tham vấn viên liên kết niềm tin của họ với những giải pháp khác nhau để họ có thể chọn lựa

Trang 24

5 nguyên tắc tôn trọng

Tôn trọng nghĩa là phải đối xử công bằng với tất cả các thân chủ bất kể tuổi tác, giới tính, hình thức, địa vị xã hội và khả năng tài chính của họ Hãy tôn trọng họ theo cách tham vấn viên muốn người khác tôn trọng mình

Tôn trọng lẫn nhau sẽ mang lại hiệu quả trong giao tiếp và quan hệ tương tác giữa thân chủ và tham vấn viên Khi hai bên tôn trọng lẫn nhau, thân chủ sẽ trở nên hợp tác, cởi mở và thoải mái hơn khi tâm sự về những “vấn đề thực sự” của họ với tham vấn viên, giúp tham vấn viên và thân chủ cùng xác định được giải pháp phù hợp

Tôn trọng được thể hiện ở phong cách đối xử với thân chủ như một cá nhân với nhân cách độc lập: thân chủ có giá trị riêng, có cách nhìn nhận riêng và có khả năng thay đổi Khi đến với tham vấn viên, họ có thể có những hành vi, suy nghĩ mà những người bình thường không chấp nhận, thậm chí còn lên án những hành vi, hay suy nghĩ đó Cần nhìn nhận rằng, những hành vi, suy nghĩ tiêu cực là hậu quả của một nguyên nhân nhất định chứ không phải là do chính thân chủ gây ra Như vậy, nhiệm vụ của tham vấn viên là giúp họ tháo bỏ những rào cản xã hội để họ thay đổi hành vi, suy nghĩ cho phù hợp với thực tiễn Tham vấn viên cần phải có lòng tin ở họ, tin rằng thân chủ có khả năng thay đổi, có khả năng tham gia tốt chương trình điều trị nghiện Việc chấp nhận thân chủ trong suy nghĩ và thể hiện bằng hành vi thân thiện, không phân biệt đối xử sẽ là yếu tố tiền đề cho sự giúp đỡ chân thành của tham vấn viên đối với vấn đề của thân chủ Việc chấp nhận vô điều kiện và sự trung thực, chân thành của tham vấn viên đối với thân chủ đã được Carl Rogers coi như là kỹ thuật cơ bản cho quá trình tương tác với thân chủ, đồng thời cũng là hai trong ba điều kiện tiên quyết cho sự thành công của quá trình hỗ trợ thân chủ

6 nguyên tắc an toàn

An toàn là điều kiện tiên quyết cho bất cứ tương tác nào trong giao tiếp xã hội, thương lượng công việc, giải quyết vấn đề hoặc tham vấn Trong tham vấn, khi chúng ta nói đến sự an toàn là nói đến an toàn cho những ai? Và cần phải làm gì để đảm bảo sự an toàn đó?

Trang 25

• An toàn cho môi trường xung quanh

• An toàn cho người tham vấn Đây cũng là một điều cần chú ý, đặc biệt trong những tình huống thân chủ tỏ ra hung hăng, không hợp tác và họ có thể gây tổn thương/thương tích cho tham vấn viên

• An toàn về bệnh tật cũng được đề cập đến ở đây Đối với một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp như lao phổi, cảm cúm… thì tham vấn viên chọn vị thế ngồi, hướng để quạt, đề phòng bệnh

7 nguyên tắc gắn kết với các dịch vụ khác

Tham vấn điều trị nghiện ma túy giúp mang lại sự ổn định cho nhiều thân chủ để nhờ

đó họ có thể ứng phó với nhiều vấn đề liên quan khác nhau Tuy nhiên, thân chủ còn gặp phải nhiều vấn đề phức tạp khác có thể ngoài khả năng và chuyên môn của cơ

sở cung cấp dịch vụ tham vấn Cụ thể, những vấn đề như nơi ở, việc làm, những vấn

đề liên quan đến sức khỏe như HIV, chăm sóc điều trị, các vấn đề về sức khỏe tâm thần, và những vấn đề pháp lý,vv… Chức năng thuần túy của dịch vụ tham vấn điều trị nghiện không thể giải quyết được hết những vấn đề này và những khó khăn ấy có thể gây ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả điều trị của thân chủ Vì thế , nếu thân chủ đang tham gia dịch vụ tham vấn điều trị nghiện được giới thiệu tới các cơ sở cung cấp dịch vụ thiết yếu và sẵn có dành cho họ thì hiệu quả điều trị nghiện sẽ cao hơn và mang tính bền vững hơn Do đó, kết nối giữa dịch vụ tham vấn điều trị nghiện với các dịch vụ y tế và dịch vụ an sinh xã hội hỗ trợ khác là nguyên tắc vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo dịch vụ tham vấn điều trị nghiện ma túy hiệu quả và chất lượng

Các nguyên tắc trên cần được sử dụng một cách linh hoạt, phối hợp và bổ sung cho nhau

Trang 26

1 Trình bày khái niệm, mục đích của tham vấn và tham vấn điều trị nghiện

2 Trình bày sự giống và khác nhau giữa tham vấn với giáo dục, tư vấn và trị liệu

3 Nêu các yêu cầu đạo đức chuyên môn nghề nghiệp cần có với người tham vấn điều trị nghiện

4 Nêu và phân tích các nguyên tắc trong tham vấn điều trị nghiện

Trang 27

Tài liệu tiếng Việt

1 Anthony Yeo (2005), Bàn tay giúp đỡ, Nhà xuất bản Trẻ

2 Võ Văn Bản (2002), Thực hành điều trị tâm lý, Nhà xuất bản Y học.

3 Ngọc Bừng, (1997) Phòng chống ma túy trong nhà trường, NXB Giáo dục

4 Trần Thị Minh Đức (2002), Một số vấn đề cơ bản của tâm lý học tư vấn, Đề tài

nghiên cứu, Đại học Quốc gia Hà Nội

5 Hội Khoa học Tâm lý- Giáo dục Việt Nam (2006), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Tư vấn

tâm lý- giáo dục lý luận, thực tiễn và định hướng phát triển.

6 Kathryn Geldard & David Geldard (2000), Công tác tham vấn trẻ em, Đại học Mở

Bán công TP Hồ Chí Minh

7 Luật phòng, chống ma túy năm 2000 và sửa đổi năm 2008

8 Bùi Thị Xuân Mai, (2008), Giáo trình tham vấn, NXB Lao động Xã hội

9 Nguyễn Thơ Sinh (2001), Tư vấn tâm lý căn bản, Nhà xuất bản Lao động.

10 Tài liệu tập huấn: Ma túy và xã hội (FHI, 2010)

11 Tài liệu Tập huấn: Tư vấn điều trị nghiện ma túy (FHI,2009), NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội

12 UNODC(2011), Tìm hiểu thông tin về ma túy.

Tài liệu tiếng Anh

13 Anthony Yeo (1993), Counseling - A Problem Solving Approach, Amour Publishing.

14 Burnard P (1999), Counseling for Health Profession, Stanley Thornes.

15 Capuzzi D & Gross D.R (2002), Introduction to Group Counseling, Love Publishing

Company

16 Carkhuff R (1983) The Art of Helping, Human Resource Development Press

Publisher of Human Technology

17 Corey Gerald (1991), Theory and Practice of Counseling and Psychotherapy,

Brooks/Cole Publishing Company

18 Cormier S & Cormier H (1986), Interview and Helping Skills for Health Professionals,

Jones and Bartlett Publishers

Trang 28

I Kỹ năng Giao tiếp cơ bản trong tham vấn

Giao tiếp hiệu quả là yếu tố thiết yếu trong tham vấn điều trị nghiện ma túy Quá trình trao đổi thông tin sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu chúng ta tuân theo các nguyên tắc trong giao tiếp Những nguyên tắc giao tiếp này, bao gồm việc trao đổi thông tin

rõ ràng và không phán xét, sẽ giúp xây dựng mối quan hệ và lòng tin giữa tham vấn viên và thân chủ

Giao tiếp có lời (giao tiếp bằng ngôn ngữ nói)

Tham vấn viên sử dụng các ngôn từ của thân chủ sẽ giúp thân chủ cảm thấy thoải mái hơn vì nhận thấy tham vấn viên hiểu về cuộc sống của họ Điều quan trọng là cần chú

ý lắng nghe và thể hiện để thân chủ cảm nhận rõ ràng là tham vấn viên đang lắng nghe họ nói Tham vấn viên cần cố gắng nhận ra được đâu là nhu cầu cấp thiết của thân chủ và giải quyết những nhu cầu đó trước tiên Tham vấn viên cần phải thành thực và nói rằng cần nhiều thời gian hơn nữa để tìm hiểu và cùng trao đổi tìm ra cách giải quyết những nhu cầu khác

Tham vấn viên thể hiện sự quan tâm đối với những vấn đề liên quan tới việc sử dụng

ma túy của thân chủ nhưng không định kiến Sử dụng ngôn từ thích hợp để vượt qua những rào cản trong giao tiếp Có thể giao tiếp với thân chủ qua lời nói hoặc ngôn ngữ không lời (vì thế hãy chú ý tới điệu bộ và cử chỉ của mình)

Giao tiếp không lời (giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể)

Đó là nói tới việc sử dụng thái độ, nét mặt, cử chỉ, hành vi để giao tiếp với thân chủ Các kỹ năng có lời vốn đã rất quan trọng, nhưng không thể thiếu những kỹ năng không lời Sự hiện diện, tư thế, hướng tới thân chủ của tham vấn viên thể hiện những điều khó biểu đạt bằng lời nói

Giao tiếp bằng mắt Thân chủ có thể nhìn hay cố tình không nhìn tham vấn viên, song

tham vấn viên cần luôn duy trì ánh mắt của mình tới thân chủ khi lắng nghe họ Ánh mắt chứa đựng rất nhiều cảm xúc Ánh mắt nhìn chăm chú và thân thiện sẽ cho thấy tham vấn viên đang rất quan tâm tới những gì thân chủ nói

Để tham vấn điều trị nghiện có hiệu quả, tham vấn viên cần được trang bị những kỹ năng tham vấn từ cơ bản tới chuyên biệt trong làm việc với người nghiện cũng như gia đình của họ Sau đây là một số kỹ năng mà tham vấn viên cần có.

Trang 29

Nét mặt Sự vui buồn, tức giận của tham vấn viên đều được dễ dàng thể hiện qua nét

mặt của mình Những cảm xúc dồn nén đôi khi không che giấu được bởi những ánh mắt, nét mặt của tham vấn viên Do vậy, cần chú ý tới vẻ mặt của mình khi tham vấn

để khích lệ sự chia sẻ của thân chủ

Tư thế ngồi Tư thế ngồi đảm bảo giúp cho tham vấn viên có thể quan sát được tốt hơn

những hành vi cử chỉ, cảm xúc thái độ của thân chủ song cũng cần đảm bảo chỗ ngồi đảm bảo cho sự an toàn của tham vấn viên

Thể hiện tư thế cởi mở Ngả về phía trước một chút, hai tay để thoải mái (không khoanh

tay trước ngực…) là hành vi thể hiện thái độ quan tâm, sự chờ đón, sẵn sàng chia sẻ

và lắng nghe

Khoảng cách Cần lưu ý một khoảng cách phù hợp giữa hai người, không nên quá

gần cũng không nên quá xa Nếu ngồi với khoảng cách quá gần với thân chủ đôi khi cũng khiến cho thân chủ cảm thấy không thoải mái vì khoảng không của họ bị xâm phạm, đặc biệt trong tình huống tham vấn viên và thân chủ là người khác giới trong văn hoá Việt Nam Ngược lại nếu nhà tham vấn ngồi quá xa thân chủ không những khó nghe thấy hết những điều thân chủ chia sẻ mà còn tạo một khoảng cách tâm lý không thân thiện

Âm giọng và tốc độ nói Khi tham vấn âm giọng cần nên tỏ ra ấm áp, chân tình, có âm

điệu và không nên đều đều Đôi khi có những giây phút hài hước với sự mỉm cười trìu mến sẽ tạo ra bầu không khí ấm cúng và thân thiện giữa hai bên

II Kỹ năng Lắng nghe (bao gồm cả quan sát và chú ý)

Lắng nghe là một hoạt động tâm lý tích cực có sự tham gia của ý thức, đòi hỏi người nghe tập trung chú ý cao độ để tiếp nhận và hiểu được ý nghĩa của thông tin

Lắng nghe trong tham vấn, ngoài việc nhằm thu thập thông tin cho quá trình trợ giúp, còn là công cụ quan trọng cho việc tạo nên môi trường tương tác giữa tham vấn viên và thân chủ, hay là sự khích lệ thân chủ tìm thấy giá trị G Egan cho rằng, lắng nghe trong tham vấn là lắng nghe tích cực, đòi hỏi sự tập trung chú ý để nghe những

gì thân chủ “nói” bằng lời và cả không lời, những gì họ quan tâm N.J Richard (1997) cho rằng, lắng nghe trong tham vấn không chỉ bao hàm việc thu nhận âm sắc, mà

Trang 30

còn phải hiểu chính xác ý nghĩa của nó, không chỉ là việc nhớ từ ngữ, mà còn đòi hỏi

sự nhạy cảm với những âm từ, cử chỉ hành vi của thân chủ

Như vậy, lắng nghe trong tham vấn không phải là phép cộng những thông điệp có lời và không lời, mà là lắng nghe một cá nhân với nhân cách cụ thể, một hoàn cảnh riêng biệt trên cơ sở xâu chuỗi những thông tin ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ, là biểu hiện của tham vấn viên là đang hiểu những gì thân chủ chia sẻ và đang cùng họ giải quyết vấn đề

Trước hết lắng nghe trong tham vấn được thể hiện qua các hành vi quan sát tinh tế

J Lishman (1998) cho rằng lắng nghe trong tham vấn là một hoạt động phức tạp và đòi hỏi con người chú ý quan sát và giải nghĩa chính xác những hành vi không lời của thân chủ Biểu hiện của lắng nghe là sử dụng sự giao tiếp bằng mắt và tư thế hướng

về phía thân chủ để chú ý quan sát tất cả những hành vi, dáng vẻ bề ngoài, đặc biệt là những sắc thái tình cảm thể hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của thân chủ với thái độ cởi mở Quan sát tinh tế sẽ giúp ta nhận biết được những cảm xúc, suy nghĩ vô thức

ẩn giấu sau những thông tin bằng lời và biểu hiện trên nét mặt, âm giọng hay hành

vi bối rối, ngập ngừng ở thân chủ

Những biểu hiện của sự tập trung quan sát như:

• Luôn duy trì sự giao tiếp bằng mắt phù hợp với cách nhìn và tư thế thể hiện sự quan tâm và sẵn sàng lắng nghe

• Im lặng, tập trung để quan sát những hành vi, cử chỉ của thân chủ

• Đưa ra phản hồi với những gì quan sát được khi cần thiết

Lắng nghe trong tham vấn còn được thể hiện ở sự tập trung chú ý

Trong giao tiếp đời thường, con người thường khó giữ được tập trung chú ý để lắng nghe trong một khoảng thời gian khá dài Sự tập trung chú ý càng trở nên khó khăn hơn trong tình huống tham vấn, khi thân chủ thường gặp khó khăn trong truyền đạt suy nghĩ, cảm xúc của mình Chính vì vậy, lắng nghe trong tham vấn là lắng nghe mang tính nghề nghiệp, đòi hỏi một nghệ thuật với sự tập trung toàn bộ của trí tuệ với thái độ tôn trọng và cảm thông

C Rogers (1980) cho rằng lắng nghe trong tham vấn là trạng thái lắng đọng, ám chỉ

sự tập trung chú ý, không bị sao lãng bởi bất cứ suy nghĩ hay yếu tố tác động nào

Trang 31

khác Sự tập trung cao độ này của lắng nghe trong tham vấn đã được Krishnamurti (1986, tr.325) mô phỏng một cách hình tượng như sau: “Trước hết chúng ta nghe bằng tai - điều mà ai cũng biết, và chúng ta cũng nghe không phải bằng tai - mà bằng một trạng thái tĩnh tâm giống như sự phẳng lặng của ao hồ Chỉ cần ném xuống một hòn đá nhỏ thì những gợn sóng sẽ xuất hiện và sự thanh bình của nó sẽ biến mất Tôi cho rằng sự lắng nghe bên trong, nghe không phải bằng tai với một trạng thái yên tĩnh của tâm trí, chỉ cần một câu hỏi gợi lên, thì câu trả lời sẽ xuất hiện và đó chính là những gợn sóng, gợn sóng nhỏ”

Những biểu hiện cụ thể của tập trung chú ý khi lắng nghe:

• Im lặng để nghe, hạn chế nói

• Không làm việc khác trong khi nghe

• Tập trung tư tưởng, không phân tán, suy nghĩ về những điều khác Không suy diễn hay dự đoán, hãy lắng nghe để họ nói hết ý

• Nghe mọi thông tin về suy nghĩ, ý tưởng, về sự kiện, con người và đặc biệt chú

ý tới cảm xúc của thân chủ

• Tóm lược và đưa ra phản hồi ngắn gọn (gật đầu, vâng, ừ, uhm, như vậy v.v…) Lắng nghe còn được thể hiện qua những hành vi với thái độ tôn trọng

Nelson Jones Richard (1997) cho rằng, lắng nghe trong tham vấn không chỉ thể hiện

ở tiếp nhận mà còn phải thể hiện ở việc gửi thông điệp chính xác và thái độ tôn trọng

và chấp nhận, đặt mình vào quan điểm của thân chủ

Kỹ năng lắng nghe thể hiện ở khả năng tập trung cao độ tới điều thân chủ trình bày

và thể hiện qua hành vi, cử chỉ Nghe không chỉ bằng tai, mà còn bằng mắt và cả bằng tâm của người tham vấn Lắng nghe có kỹ năng luôn đi cùng với thái độ tôn trọng, quan tâm, chú ý, có những câu nói tóm lược và phản hồi về cảm xúc, suy nghĩ của thân chủ

Những biểu hiện cụ thể của sự tôn trọng:

• Tránh những hành động thể hiện sự coi thường, phân biệt trên dưới, hay có thái

Trang 32

• Thể hiện thấu hiểu và khích lệ, khen ngợi

• Im lặng để nghe

III Kỹ năng Hỏi

Nếu hỏi trong đời thường được xem như một hoạt động tương tác khi một người đưa

ra thông điệp và mong muốn người kia trả lời để làm sáng tỏ vấn đề quan tâm và hỏi

ở đây thực chất là quá trình tìm kiếm, xác định thông tin

Hỏi trong tham vấn là quá trình nêu vấn đề, khích lệ thân chủ chia sẻ nhằm khám phá thông tin, đồng thời giúp họ tự nhận thức về bản thân và hoàn cảnh vấn đề để thay đổi

Tác giả C Zastrow (1990) nhận xét, hỏi có vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình trợ giúp: từ thu thập thông tin tới khích lệ chia sẻ và thiết lập mối quan hệ cũng như giúp thân chủ xem xét và lựa chọn giải pháp phù hợp

Theo Nelson-Jones Richard (1997), hỏi là một công cụ để làm sáng tỏ vấn đề, song cần tạo ra một môi trường an toàn cho hỏi Hiệu quả của hỏi được đo lường qua khả năng khai phá những gì trong tảng băng chìm, điều mà bản thân thân chủ không muốn đề cập tới hay không ý thức được

Như vậy, hỏi trong tham vấn là hoạt động đa chức năng xuyên suốt quá trình tham vấn Ngoài chức năng rất cơ bản như vốn có của hành động hỏi là thu thập, sáng tỏ thông tin, hỏi còn được xem như công cụ để giúp thân chủ tự nhận thức cảm xúc, suy nghĩ hành vi cũng như tiềm năng của bản thân Hỏi cũng là cách thức giúp tham vấn viên và thân chủ sáng tỏ về những mong muốn, định hướng đi cho vấn đề cần giải quyết

Các loại câu hỏi thường đựơc sử dụng trong tham vấn:

• Câu hỏi mở

Câu hỏi mở là loại câu hỏi thường có nhiều phương án trả lời mà tư vấn viên khó

dự đoán được Câu hỏi mở thường bắt đầu bằng từ hỏi như “Điều gì”, “Vì sao” hoặc kết thúc bằng “như thế nào?” Câu hỏi mở được khuyến khích sử dụng và phát huy tối đa trong tham vấn điều trị nghiện nhằm khai thác thông tin cũng như đánh giá được vấn đề của thân chủ một cách hiệu quả

Trang 33

Ví dụ:

- Việc sử dụng heroin mang đến cho em những cảm giác như thế nào?

- Em dùng những loại chất gây nghiện khác ngoài heroin như thế nào?

- Em sử dụng thời gian cho tập thể thao hàng ngày như thế nào?

Câu hỏi mở thường tạo cảm giác thoải mái để giao tiếp, khích lệ tự do chia sẻ của thân chủ, cho nhiều thông điệp, đặc biệt về những trải nghiệm cảm xúc và suy nghĩ của thân chủ Loại câu hỏi này thường được khuyến khích sử dụng nhiều trong tham vấn

• Câu hỏi đóng Câu hỏi đóng là câu hỏi có phương án trả lời là “có” hoặc “không” hoặc phạm vi của câu trả lời hẹp

Ví dụ:

- Em có dùng loại chất gây nghiện nào khác không?

- Em có tập thể thao không?

- Nhà em có mấy anh chị em?

Câu hỏi đóng được sử dụng khi muốn biết về thông tin cụ thể, hoặc nhằm khoanh vùng nội dung thảo luận Đôi khi, nó còn được sử dụng như một kỹ thuật để kiểm soát những thân chủ nói nhiều, hay một công cụ giúp thân chủ trấn tĩnh lại trong những tình huống bất an (Cormier 1999; Ivey, 1993.; Egan, 1994)

Tuy nhiên nên tránh dùng nhiều câu hỏi đóng bởi nhiều khi thân chủ chỉ trả lời cho qua chuyện bằng từ “có” hay “không”

Có thể phân loại câu hỏi theo những cách khác nhau như sau:

• Câu hỏi hướng tới cảm xúc; suy nghĩ; hành vi

Ví dụ như các câu hỏi:

- Bây giờ em cảm thấy thế nào?

- Em nghĩ gì về các con em nếu như em sử dụng lại heroin?

Những câu hỏi về cảm xúc được đưa ra là dịp để thân chủ nhìn nhận lại những cảm xúc đích thực của họ, giúp họ phân biệt được những cảm xúc lẫn lộn đang tồn tại trong họ Những câu hỏi về suy nghĩ sẽ khích lệ thân chủ nói lên những suy nghĩ bên trong mà họ khó nói ra ngoài Việc hỏi về những hành vi giúp cho thân chủ nhận thức

rõ hơn về ảnh hưởng và hậu quả của nó

Trang 34

• Câu hỏi hướng tới khai phá vấn đề

Ví dụ: Điều gì khiến cho em sử dụng lại heroin?

• Câu hỏi tập trung vào giải pháp

Ví dụ như: Để có thể cai được ma túy theo cháu điều gì cháu có thể làm được

trước tiên?

• Câu hỏi “Tại sao/vì sao”

Ví dụ: Vì sao anh lại cho rằng việc không cho vợ anh biết việc anh sử dụng

heroin lại tốt hơn cho anh?

Đây cũng là loại câu hỏi cũng được sử dụng trong tham vấn, tuy nhiên cần lưu ý khi mức độ sử dụng loại câu hỏi này bởi nhiều khi chúng gây cho thân chủ cảm giác như

bị tra khảo Ví dụ ta nên tránh hỏi: Vì sao anh lại sử dụng heroin?

Khi sử dụng câu hỏi, tham vấn viên nên sử dụng các loại câu hỏi một cách linh hoạt

và tránh sử dụng câu hỏi đa nghĩa, hay sử dụng câu hỏi có nhiều từ hỏi dễ tạo cảm giác bị hỏi dồn dập

Tham vấn viên cần lưu ý:

• Tập trung vào những thông tin muốn hướng tới để tìm hiểu, khám phá, hỏi có định hướng

• Tần suất hỏi: nên hỏi với mức độ vừa phải, từng câu và chú ý đến phản ứng của

họ khi hỏi, không hối thúc, không vội vàng

• Thời điểm hỏi và loại hình câu hỏi cũng cần phù hợp với tính chất từng giai đoạn khi tham vấn để giúp thân chủ đi từ mô tả vấn đề đến khám phá giải pháp

và thực hiện giải pháp

• Thái độ khi hỏi: thái độ lắng nghe, tôn trọng, không phê phán, khích lệ như phản hồi, tóm lược, khen ngợi

• Dành thời gian cho thân chủ suy nghĩ

IV Kỹ năng Diễn đạt

Diễn đạt còn được gọi là phản hồi nội dung, đó là hành động là nhắc lại điều thân chủ

vừa nói theo cách riêng của tham vấn viên để chắc chắn rằng tham vấn viên hiểu đúng suy nghĩ của thân chủ và để thân chủ nhìn nhận vấn đề của mình rõ ràng, sáng tỏ Việc

nhắc lại cần được diễn đạt một cách ngắn gọn, có chọn lọc những thông tin mang

Trang 35

tính nhận thức, phản ánh những suy nghĩ của thân chủ Sự nhắc lại ở đây không phải

là sự sao chép câu nói hay ý tưởng của thân chủ một cách đơn thuần, mà còn chứa đựng sự cảm thông với thái độ chấp nhận, không phê phán và sự thấu cảm với tâm trạng của họ

Khi diễn đạt lại cần lưu ý việc sử dụng từ ngữ của họ và có thể thêm vào đó một số từ của tham vấn viên nhưng cần đảm bảo ý nghĩa nội dung họ đã trình bày Tuy nhiên, không ít người thường lồng ghép ý kiến chủ quan vào câu diễn đạt và đưa ra giải pháp

Diễn đạt giúp thân chủ suy nghĩ thấu đáo hơn về một vấn đề mà tham vấn viên nhận định là rất quan trọng, vì tham vấn viên đã “tua lại” những lời họ nói Thân chủ có thời gian để nghĩ về những gì họ vừa nói ra Việc nhắc lại những thông điệp quan trọng

sẽ mang lại tác động lớn hơn so với khi thân chủ tự nói, vì nó nhấn mạnh những vấn

đề họ cần giải quyết Để thể hiện câu diễn đạt, tham vấn viên có thể bắt đầu bằng:

“Anh/chị đã nói là ”

Ví dụ:

Thân chủ nói: em thấy người rất mệt mỏi khi mới bắt đầu sử dụng Methadone, nhưng

bây giờ những cảm giác đó đã không còn nhiều nữa.

Tham vấn viên (diễn đạt lại): Ý em nói là em đã bớt có những cảm giác mệt mỏi so với

ban đầu khi em mới sử dung Methadone?

V Kỹ năng Phản hồi cảm xúc

Phản hồi cảm xúc là mô tả lại trạng thái cảm xúc hiện tại của thân chủ mà tham vấn viên nhận biết được qua quan sát trong quá trình trao đổi với thân chủ, qua câu nói của thân chủ

Phản hồi cảm xúc thực chất là diễn đạt lại những câu nói, hành vi liên quan tới cảm xúc của thân chủ

Phản hồi cảm xúc có thể được tiến hành theo các bước khác nhau

S Cormier đề xuất một qui trình phản hồi cảm xúc như sau:

• Trước hết cần xác định cảm xúc của thân chủ

Trang 36

• Hãy kiểm tra những phản ứng của thân chủ sau phản hồi qua quan sát thái độ hành vi của họ cùng những câu nói đáp lại của họ

Để phản hồi cảm xúc trước tiên cần quan tâm tới những cảm xúc được thân chủ thể hiện trong câu nói, trong hành vi, cử chỉ Nhưng thực tế, cảm xúc lại là điều hay bị người ta ít chú ý tới hơn so với sự kiện vấn đề Long & Prophit (1981) nhận xét rằng cảm xúc giống như cái gì đó khi được người kia nói ra, song phần lớn là nó lại bị người nghe tảng lờ Do vậy, việc định hướng chú ý đầu tiên tới tâm trạng của thân chủ thường không dễ dàng Phản hồi cảm xúc đòi hỏi sự nhạy cảm với cảm xúc được ẩn giấu trong câu nói, hành vi, cử chỉ của thân chủ, và khả năng lựa chọn, sử dụng ngôn

từ chính xác, thái độ phù hợp để thể hiện

Thái độ khi phản hồi cảm xúc cần thể hiện sự ghi nhận và cố gắng để hiểu suy nghĩ

và cảm xúc của thân chủ, không nên phê phán, bác bỏ hay tảng lờ cảm xúc đang diễn

ra trong họ

Việc phản hồi thường bổ sung thông tin về việc họ thực sự cảm thấy thế nào về tình huống đang nói tới Đặc biệt là khi tái nghiện, người nghiện ma túy thường không nhận ra rằng suy nghĩ và cảm xúc thường có liên quan đến hành vi Những yếu tố này

có vẻ như không liên quan đến nhau Thực chất, suy nghĩ và cảm xúc có liên quan rất chặt chẽ với hành vi

Ví dụ:

Thân chủ: Em cảm thấy rất bức xúc với thái độ nghi ngờ của vợ em về việc em nói tới

những thay đổi của em trong thời gian gần đây.

Tham vấn viên: Chị nhận thấy em rất bực tức với việc vợ em không tin vào sự thay đổi mà

em đã có được trong thời gian gần đây, có đúng không?

VI Kỹ năng Tóm lược

Tóm lược (còn được gọi là kỹ năng tóm tắt) trong tham vấn là việc tập hợp lại một cách khái quát, ngắn gọn các thông tin mà thân chủ đã trình bày, những sự kiện đã diễn ra trong buổi nói chuyện hay trong toàn bộ tiến trình giúp đỡ Khi này tham vấn viên cô đọng những ý kiến, suy nghĩ, cảm xúc của thân chủ, sắp xếp những điểm chính và các sự kiện đã được thân chủ nêu trước đó Nó được xem như sự tổng hợp

và nối kết những thông tin về mối quan tâm của thân chủ, về những gì họ nghĩ, họ nói và họ cảm nhận cũng như họ hành động

Trang 37

Tóm lược trong tham vấn được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau

Người ta sử dụng nó như cách khởi động cho thân chủ tập trung vào những suy nghĩ, cảm xúc, nối kết những vấn đề được thảo luận, khích lệ thân chủ khám phá chủ đề

đó một cách cẩn thận hơn, có bức tranh tổng thể hơn, rõ ràng hơn để xây dựng kế hoạch hành động Việc nối kết những chi tiết còn giúp thân chủ sắp xếp và làm sáng

tỏ những suy nghĩ và cảm xúc, từ đó nhìn nhận lại bản thân một cách rõ ràng Bên cạnh đó, tóm lược còn giúp tham vấn viên kiểm tra lại những thông tin về suy nghĩ, cảm xúc v.v… mà thân chủ đã chia sẻ với tham vấn viên

Trong bối cảnh có vấn đề, thân chủ thường tư duy không mạch lạc, phi logic và đưa

ra nhiều vấn đề cùng một lúc Do vậy, tóm lược được sử dụng để hướng thân chủ tới nội dung chính Đôi khi thân chủ đi quá xa chủ đề cần trao đổi thì tham vấn viên dùng

kỹ năng tóm lược để đưa thân chủ trở lại với trọng tâm của vấn đề hay xác định rõ nội dung đang được hướng tới trong cuộc nói chuyện

Có khi tham vấn viên sử dụng tóm lược để đưa ra sự liền mạch từ chủ đề này sang một chủ đề khác Tóm lược cũng là cách cùng thân chủ định hướng chủ đề thảo luận tiếp theo Tóm lược còn được xem là kỹ thuật giúp thân chủ xem xét những việc cần được

ưu tiên thực hiện trong tiến trình giải quyết vấn đề

Tóm lược còn là công cụ nhằm giúp tham vấn viên và thân chủ điều chỉnh bước đi của buổi tham vấn, chỉnh những điều không chính xác và đưa ra một khoảng không tâm

lý trong quá trình trao đổi Đây còn là phương tiện hướng thân chủ mở rộng quan điểm, suy nghĩ và tầm nhìn (Ivey & Simek Downing, 1980) Thông qua tóm lược, thân chủ tập trung vào những suy nghĩ, cảm xúc, mối quan tâm của mình Hơn thế nữa, nó còn giúp thân chủ đi từ sự mô tả vấn đề, sự kiện đến khám phá quan điểm, ý tưởng

và hướng tới xây dựng mục tiêu hành động

Tóm lược thường được sử dụng trong những trường hợp sau:

• Bắt đầu buổi tham vấn: khi này tham vấn viên tóm tắt những nội dung chính đã trao đổi với thân chủ từ buổi tham vấn lần trước để đi vào nội dung buổi tham vấn lần này,

• Khi chuẩn bị cho việc chuyển sang một chủ đề hay nội dung khác Ví dụ “Như vậy từ nãy giờ chị em mình đã thảo luận về việc nên thay đổi cách học thế nào cho phù hợp, đúng không? Bây giờ mình cùng xem xét vấn đề này nhé”

Trang 38

• Sau khi thân chủ trình bày vấn đề của họ với lượng thông tin tương đối nhiều, khi thân chủ tỏ ra bế tắc: lúc này nhà tham vấn sử dụng tóm lược để giúp thân chủ tiếp tục hướng đến vấn đề cần thảo luận,

• Khi kết thúc buổi tham vấn Tóm tắt cuối buổi tham vấn sẽ giúp tổng hợp một cách rõ ràng và súc tích tất cả những gì đã diễn ra trong buổi tham vấn

• Các bước khi thực hiện tóm lược:

• Trước hết cần nhớ lại những chủ đề, thông tin đã được trao đổi giữa tham vấn viên và thân chủ

• Xác định những thông tin chính, nội dung quan trọng đã được trao đổi

Nhắc lại một cách ngắn gọn chủ đề, nội dung hay thông điệp Ví dụ: Như vậy

trong một tiếng vừa qua chúng ta đã đề cập tới việc làm thế nào để từ chối bạn bè

rủ rê đi ra ngoài chơi cũng như tìm sự trợ giúp của gia đình để có thêm nghị lực cho việc dừng sử dụng ma tuý.

VII Kỹ năng Khơi gợi

Khơi gợi là cách tìm hiểu thêm thông tin và làm rõ về một vấn đề mà tham vấn viên cho là quan trọng, giúp thân chủ sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết về những vấn

đề đó

Ví dụ: một thân chủ nói với tham vấn viên rằng họ thường có cảm giác thèm nhớ ma túy khi họ đi đến một nơi nhất định Tham vấn viên có thể nói: “Anh có thể nói cụ thể thêm về nơi đó đi và bao lâu thì anh đến đó một lần? ”

Hay cũng có thể đưa ra những câu hỏi khác để có thêm thông tin về sự kiện đó như:

“Nơi đó có điều gì đặc biệt khiến cho anh có cảm giác thèm nhớ? Khi đến đó thì anh

đi với ai?”…

Khơi gợi là một cách để tiến tới vấn đề cốt lõi, để từ đó xây dựng các chiến lược dự phòng tái sử dụng ma túy Đó là một cách để đi sâu vào trọng tâm của vấn đề và cho thấy đó là vấn đề quan trọng vì nó được tìm hiểu rất kĩ lưỡng

Tham vấn viên có thể tạo sự định hướng trong thảo luận của buổi tham vấn thông qua sử dụng kỹ năng khơi gợi Bằng cách khơi gợi, tham vấn viên cũng giúp thân chủ tập trung chú ý hơn Đôi khi, tham vấn viên sẽ thấy cần phải tìm hiểu thông tin

ở một hướng khác Nhìn chung, khơi gợi là một cách can thiệp vào câu chuyện, giúp tham vấn viên tăng cường sự kiểm soát tiến trình và nội dung buổi tham vấn Vì thế,

Trang 39

kỹ năng này cũng nên sử dụng hạn chế và thận trọng, đặc biệt là ở lúc mới bắt đầu buổi tham vấn

Kỹ năng khơi gợi bao gồm:

• Đặt câu hỏi: sử dụng các loại câu hỏi khác nhau (như chúng ta đã thảo luận ở phần trước) Cả hai loại câu hỏi đóng và mở đều có thể giúp chúng ta khám phá được nhiều thông tin hơn nhưng cũng có thể làm cản trở việc đó Đưa ra câu hỏi mang tính ít áp đặt, ít khẳng định Ví dụ thay vì hỏi là “ Tại sao anh đang lo lắng” có thể hỏi là “ Tâm trạng của anh lúc này như thế nào? Và vì sao anh lại có tâm trạng đó?

• Khích lệ thân chủ cung cấp thông tin như “Như vậy là anh đã rất vui khi bác anh

có ứng xử khác với anh lần này Anh có thể kể cho tôi nghe thêm về sự ứng xử

Nó có thể là giây phút mà thân chủ đang suy nghĩ, đang tìm cách trả lời Cũng có thể

họ đang rất đau buồn vì câu hỏi động chạm đến nỗi buồn sâu thẳm mà họ không nói

ra được ngay và cần sự tĩnh tâm trước khi trả lời

Do vậy khi thân chủ im lặng tham vấn viên không nên vội vàng với những câu hỏi hay những lời giải thích mà hãy giữ một khoảng im lặng nhất định Cùng họ im lặng

và sau đó đưa ra phản hồi về sự im lặng đó, hoặc cũng có thể hỏi họ về sự im lặng đó Tham vấn viên nên quan sát thái độ, hành vi, cử chỉ của họ khi họ im lặng

J Moursund (1993) cho rằng xử lý sự im lặng là sự can thiệp có giá trị nhất trong tham vấn và trị liệu Để thân chủ im lặng chính là đang để cho họ khám phá vấn đề Im lặng

có thể là đầu mối của vấn đề nào đó Tham vấn viên nếu biết khai thác tốt tình huống

im lặng này cũng sẽ đem lại thành công cho việc xác định vấn đề, những suy nghĩ và

Trang 40

Trong cuộc nói chuyện thông thường, hầu hết mọi người chỉ chịu được sự im lặng tối đa là 30 giây, rồi sẽ phải nói một điều gì đó để phá tan bầu không khí im lặng Tuy nhiên, tham vấn không giống như một cuộc nói chuyện thông thường mà là sự trao đổi có mục đích Sẽ có những thời điểm trong một buổi tham vấn, thân chủ nói một điều vô cùng quan trọng và cũng hết sức khó khăn, và tham vấn viên có thể thấy là

họ do dự không biết làm gì tiếp theo vì vậy họ không nói gì nữa Trong một buổi nói chuyện thông thường thì sau đó 30 giây, mọi người sẽ bắt đầu cảm thấy có một áp lực cần phải nói một điều gì đó, bất cứ điều gì, để có thể phá vỡ sự im lặng, bởi áp lực

do sự im lặng tạo ra là quá sức chịu đựng Tuy nhiên, trong khi tham vấn viên đang nghĩ xem nên nói gì thì đó cũng là lúc thân chủ đang suy nghĩ về những điều họ vừa nói Họ bắt đầu suy tư do vậy họ im lặng Vì thế, thân chủ sẽ chính là người chủ động phá vỡ sự im lặng và tiếp tục buổi nói chuyện Thân chủ, chứ không phải tham vấn viên, mới chính là người cần phải nghĩ về việc tiếp nối câu chuyện Nhờ có sự im lặng,

họ sẽ hiểu rõ hơn về những gì vừa mới nói ra

IX Kỹ năng Xây dựng sự tự tin cho thân chủ

Gây dựng sự tự tin của thân chủ, giúp họ tin vào năng lực của bản thân họ là một việc vô cùng quan trọng Khi thân chủ tự tin vào khả năng bản thân thì họ sẽ có sự

tự tin để thực hiện thành công một công việc nào đó Mọi người sẽ dễ dàng bắt tay vào việc hơn nếu họ tin rằng họ làm được Người ta cũng hay né tránh những công việc mà họ cho rằng họ không có khả năng đảm đương Những người nghiện ma túy thường thiếu tự tin Vì thế, nếu tham vấn viên thể hiện sự tin tưởng rằng thân chủ có khả năng thực hiện một số công việc hoặc sẽ đạt được mục tiêu thì họ sẽ có thêm sự

tự tin, có thêm năng lượng và nhiệt huyết để thực hiện

Tuy nhiên, cần nhớ rằng, khi khuyến khích thân chủ tin vào năng lực bản thân, tham vấn viên cần phải thực tế Những người quá tự tin vào khả năng của bản thân mà trên thực tế năng lực của họ chưa đủ để thực hiện công việc có thể dẫn tới những hậu quả nguy hại hoặc làm họ thất vọng Tạo dựng sự tự tin có thể bao gồm cung cấp hỗ trợ và khích lệ thân chủ thực hiện thành công các yêu cầu Góp ý một cách tích cực

về những gì họ đã đạt được cũng giúp họ tự tin hơn và tăng khả năng họ sẽ cố gắng thực hiện các mục tiêu tham vọng hơn

Ví dụ như tham vấn viên khen ngợi thân chủ đã thành công trong việc chế ngự cơn thèm nhớ và thừa nhận rằng hẳn đó là một việc vô cùng khó khăn Bằng cách đó,

Ngày đăng: 06/05/2016, 15:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w