“Lợi ích nhóm” và tệ nạn tham ô tham nhũng có trong mọi lĩnh vực của đờisống xã hội, vì vậy, nó có cả trong công tác xây dựng Đảng nói chung, trong côngtác tổ chức, cán bộ nói riêng với
Trang 1A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sau năm 1975, đất nước ta bước vào thời kỳ hòa bình, thống nhất, tiến lênxây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vựckinh tế, chính trị, văn hóa xã hội…Mọi mặt của đời sống nhân dân đã có sự chuyểnbiến tích cực Năm 1986, đất nước bước vào công cuộc đổi mới, mở của hội nhậpkinh tế thế giới, từ vị trí là một nước chậm phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảngđất nước ta từng bước tiến lên và nằm trong các nước người dân có mức thu nhậptrung bình trên thế giới “Công cuộc Đổi mới kinh tế và chính trị bắt đầu từ năm
1986 đã đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với thunhập bình quân đầu người khoảng 100 đô la Mỹ, trở thành quốc gia thu nhập trungbình thấp chỉ trong vòng 25 năm với thu nhập đầu người trên 2.000 USD năm2014” (Đánh giá của World Bank) Công lao đó là sự góp sức chung của nhân dân,dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Tuy nhiên bên cạnh đó, đi đôi với nhữngthành tựu đáng ghi nhận thì còn đó nhiều băn khoăn trăn trở mà chúng ta đã vàđang vấp phải, tệ nạn tham ô, tham nhũng đã trở thành “Tứ đại họa” có nguy cơảnh hưởng đến đất nước ta “Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệchhướng xã hội chủ nghĩa ; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hànhđộng "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch” (Hội nghị Đại biểu toàn quốcgiữa nhiệm kỳ khoá VII từ ngày 20-25/1/1994)
Nạn tham ô, tham nhũng giờ không chỉ còn là vấn đề xuất hiện ở một vàinơi, trong một số bộ ngành, một số phần tử tha hóa biến chất trong bộ máy Nhànước, địa phương…; mà dường như chỉ cần động đến là chúng ta thấy đâu đâucũng xuất hiện, từ những người ở địa phương vùng núi đến miền đông bằng…từcắt xén thời gian làm việc cho đến cắt xén tiền của Nhà nước, từ những người làmcông ăn lương cho đến người có chức quyền Tham ô tham nhũng đã trở thành
Trang 2“căn bệnh mãn tính” cần phải có phương thuốc đặc trị đúng mới có thể đưa nước taphát triển vững chắc trong tương lai
“Lợi ích nhóm” và tệ nạn tham ô tham nhũng có trong mọi lĩnh vực của đờisống xã hội, vì vậy, nó có cả trong công tác xây dựng Đảng nói chung, trong côngtác tổ chức, cán bộ nói riêng với những biểu hiện đa dạng và phức tạp Vì vậy cầnsớm có chủ trương, giải pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời nhữngbiểu hiện này Từ những lý do trên tôi xin chọn đề tài “Nhận diện biểu hiện “Lợi
ích nhóm” trong công tác tổ chức, cán bộ hiện nay và giải pháp khắc phục”
làm đề tài tiểu luận của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3 Kết cấu của tiểu luận bao gồm:
Phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần nội dung với 2 mục:
Chương 1: Những nét khái quát về “lợi ích nhóm” cũng như những biểuhiện của “lợi ích nhóm” trong tổ chức cán bộ hiện nay
Chương 2: Một số kiến nghị, đề xuất giải pháp khắc phục “lợi ích nhóm”
Trang 3B NỘI DUNG Chương 1: Những nét khái quát về “lợi ích nhóm” cũng như những biểu hiện của “lợi ích nhóm” trong tổ chức cán bộ
1 Quan niệm “ lợi ích kinh tế” và “lợi ích nhóm”
1.1 Quan niệm về lợi ích kinh tế.
Trên thế giới khi đề cập về vấn đề lợi ích thì chúng ta hiểu đó có thể là lợiích về sức khỏe, lợi ích về danh vọng…Ở đây tôi chỉ xin đề cập đến phạm vi hẹphơn đó là lợi ích kinh tế Theo quan điểm của A Smit – Nhà kinh tế học người anh
đã đưa ra quan niệm lợi ích kinh tế: Con người ai cũng vì lợi ích cá nhân, đó là tưlợi, ham giàu có nên mọi hoạt động của họ đều vì mục đích vị kỷ và ông tin rằngchính lòng vị kỷ của cá nhân sẽ đưa tới sự trù phú của xã hội ông nói:“Quốc gia sẽtrở nên phồn thịnh nếu mọi cá nhân không ngừng nỗ lực để cải thiện sinh hoạt củariêng mình…người bán thịt, người nấu rượu, người làm bánh mang đồ ăn đến chochúng ta chính là vì lợi ích riêng của họ, chúng ta kêu gọi không phải bằng lòngnhân từ của họ, mà kêu gọi sự ích kỷ của họ, chúng ta không bao giờ nói với họ vềnhững nhu cầu của chúng ta, mà chỉ nói với họ về mối tư lợi của họ”
1.2 Quan niệm về “lợi ích nhóm”
“Lợi ích nhóm” là một cụm từ, một thuật ngữ đang được nhắc đến nhiều
trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, đang làm chonhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý và các tầng lớp nhân dân quantâm nhìn nhận, mổ xẻ dưới nhiều cách nhìn với các cấp độ, góc độ khác nhau Lợiích thường liên kết con người với nhau, và vì vậy phân chia ra các nhóm, giai tầngkhác nhau Chính vì thế mà có lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, hay lợi ích giai cấp
Từ “lợi ích nhóm” có thể hình thành nên nhóm lợi ích, nhóm xã hội Mặt trái củanền kinh tế thị trường làm xuất hiện ngày càng nhiều nhóm lợi ích khác nhau, các
Trang 4nhóm này vừa có thể có lợi ích chung, vừa có lợi ích riêng, có lợi ích tích cực, cólợi ích tiêu cực.
Như vậy, có thể hiểu lợi ích nhóm như sau: Lợi ích nhóm là lợi ích của một nhóm người liên kết với nhau, hỗ trợ nhau, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau có lợi ích và bảo vệ lợi ích đó Xét về mục đích và bản chất, lợi ích nhóm có thể chia
thành lợi ích nhóm tích cực và lợi ích nhóm tiêu cực Lợi ích nhóm tích cực là lợiích chính đáng, hợp pháp của một nhóm người Việc hình thành nó là nhu cầukhách quan, chính đáng, tự nhiên trong xã hội tồn tại nhiều giai cấp, nhiều tầnglớp, nhiều nhóm người với những đặc điểm, hoàn cảnh khác nhau Còn lợi íchnhóm tiêu cực là “lợi ích” mà nhóm thu được nhằm vào các “tình huống” hay “phivụ” nhạy cảm, không lành mạnh, mờ ám, thiếu minh bạch Bài viết giới hạn ở việcphân tích những biểu hiện của lợi ích nhóm tiêu cực (gọi tắt là lợi ích nhóm) trongcông tác tổ chức, cán bộ
Lợi ích chính đáng (của một người, một nhóm) là lợi ích phù hợp với lợi íchchung của quốc gia, dân tộc, góp phần và bổ trợ cho lợi ích chung; không mâuthuẫn, không gây thiệt hại cho lợi ích chung Lợi ích chính đáng luôn là mục tiêu
và động lực đối với hoạt động của con người, cần được tôn trọng, bảo vệ vàkhuyến khích Quên điều này, không quan tâm đến lợi ích chính đáng của conngười, ngăn cản các lợi ích chính đáng ấy, thì sự lãnh đạo và quản lý xã hội khôngthể thành công, mà trước sau gì nhất định cũng sẽ thất bại
Ngược lại, “lợi ích nhóm” (theo nghĩa tiêu cực) thì mâu thuẫn với lợi íchchung của quốc gia, dân tộc; gây hại cho lợi ích chung, cho cộng đồng, làm suyyếu và gây tổn thất nghiêm trọng đối với lợi ích chung “Lợi ích nhóm” là nguyênnhân trực tiếp dẫn đến việc hình thành các “nhóm lợi ích” Đặc điểm của các
“nhóm lợi ích” là có sự kết hợp cùng mục tiêu lợi ích, cùng hành động, cùng phânchia lợi ích, giữa những người có nhiều tiền với những người có quyền lực trongnhà nước và trong đảng cầm quyền Có tiền chuyển hóa thành có quyền lực Có
Trang 5quyền lực chuyển hóa thành có tiền Người có tiền sẽ có quyền lực và người cóquyền lực sẽ có tiền Họ cùng nhau hành động để có quyền lực và có tiền ngàycàng nhiều hơn Đồng tiền cộng với quyền lực tạo thành sức mạnh khống chế, lũngđoạn tổ chức và xã hội Nhận thức sự quan trọng của thông tin, “nhóm lợi ích” cònmóc nối, “kết nạp”, kết hợp với một số nhóm truyền thông không lành mạnh để tácđộng chi phối dư luận theo hướng có lợi cho “nhóm lợi ích” và xuyên tạc vu cáonhững người, những doanh nghiệp không cùng nhóm để tranh quyền lực và lợi ích.
“Lợi ích nhóm” sẽ kéo theo và song hành với tham vọng quyền lực và tham vọngtiền bạc
2 Những biểu hiện của “lợi ích nhóm” trong tổ chức cán bộ hiện nay.
2.1 “Lợi ích nhóm” và những biểu hiện của “lợi ích nhóm trong xã hội nước ta hiện nay.
Ở nước ta, trong lãnh đạo, người đầu tiên công khai hóa và nêu lên sự cầnthiết phải đấu tranh với “lợi ích nhóm” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (phátbiểu tại Hội nghị Trung ương 3 khóa XI) Sau Tổng Bí thư, một vài đồng chí lãnhđạo khác của Đảng và Nhà nước cũng có nói đến, mặc dù chỉ mới thoáng qua vànói chung, chưa có chỉ đạo gì quyết liệt trong việc ngăn ngừa, phòng chống “lợiích nhóm” Trong giới khoa học của Việt Nam đã có một số nghiên cứu, chưanhiều và mới ở dạng lý thuyết chung, chưa gắn với thực tế tình hình nước ta Cácnhà nghiên cứu trên thế giới đã có nhiều tài liệu nghiên cứu vấn đề này, gắn vớiquá trình phát triển của một số quốc gia Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa
XI của Đảng Cộng sản Việt Nam “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã xác định nhiệm vụ quan trọng phải đấu tranh chống “lợi ích nhóm”.
Hiện nay, “lợi ích nhóm” và hoạt động của “nhóm lợi ích” ở nước ta đã vàđang diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng Đó là trong quản lý doanh nghiệpnhà nước, quản lý dự án đầu tư, nhất là đầu tư công; trong quản lý ngân sách, thuế,
Trang 6quản lý ngân hàng - tín dụng; trong quản lý các nguồn vốn và chương trình đầu tư
về xã hội, trong quản lý tài sản, đất đai, bất động sản, tài nguyên khoáng sản, xuấtnhập khẩu; trong công tác cán bộ, quản lý biên chế; trong quản lý việc cấp các loạigiấy phép; kể cả trong các vụ án, trong tham mưu về chủ trương, chính sách vàtrong điều hành Đi sâu vào nghiên cứu các vụ tiêu cực, tham nhũng có tổ chức,các vụ, việc mà dư luận có nhiều ý kiến thì sẽ có nhiều thông tin cụ thể về tìnhhình “lợi ích nhóm” ở Việt Nam Tức là tình hình xấu đã lan rộng, khá phổ biến vàkhá ngang nhiên, nghiêm trọng đến mức báo động
“Lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” có tác hại gì? Trước nhất, nó làm cho đấtnước bị tổn thất các nguồn lực và giảm hiệu quả đầu tư, bị kìm hãm không thể pháttriển nhanh, thậm chí không thể phát triển bình thường, mất sức sống, nền kinh tế
sẽ bị khiếm khuyết, dị tật, kinh tế “ngầm”, thị trường “ảo”, chụp giật, hoang dã,khống chế và “thanh toán” lẫn nhau để giành độc quyền, làm hỏng môi trường pháttriển lành mạnh và bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp Hầu hết các nước bị
“bẫy thu nhập trung bình” kéo dài nhiều thập niên, thậm chí kéo dài hàng thế kỷ,loay hoay mãi, lùng bùng mãi, không làm sao thoát ra được để trở thành một quốcgia phát triển là do “lợi ích nhóm” - nguyên nhân trực tiếp và hàng đầu Với sự chiphối của các “nhóm lợi ích”, nguồn lực quốc gia bị phân bổ và sử dụng không vìlợi ích chung của quốc gia, mà nhằm hướng phục vụ cho “lợi ích nhóm”; việc bốtrí đầu tư, sắp xếp dự án và kể cả ban hành chính sách, điều hành xử lý công việccũng vậy
Nước ta sau mấy chục năm công nghiệp hóa, đến nay năng suất lao động xãhội vẫn thấp (vào loại thấp nhất khu vực Đông Á), hiệu quả đầu tư kém, nợ nầnnhiều mà chưa rõ trả bằng cách nào, khi mà hiệu quả đầu tư (sử dụng nguồn vayấy) còn kém; thu nhập thấp, sản phẩm công nghiệp xuất khẩu hầu như không có,các chương trình nội địa hóa không thành công, chủ yếu là làm thuê và cho thuê
Trang 7mặt bằng, nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào “bẫy thu nhập trung bình thấp” Nhìnlại nguyên nhân các nước bị “bẫy thu nhập trung bình” và nhìn lại tình hình nềnkinh tế của ta thì thật đáng lo ngại.
Hậu quả thứ hai do “nhóm lợi ích” gây ra là nhất định sẽ chệch hướng khỏimục tiêu xã hội chủ nghĩa chân chính (và cũng xa lạ với chủ nghĩa tư bản hiện đại),đất nước đi theo một con đường khác, sang “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, đó là conđường không có tiền đồ và rất nguy hiểm, không có tự do và dân chủ (vì bị “nhómlợi ích” độc quyền về kinh tế và chính trị thâu tóm, lũng đoạn), để lại hậu quả lâudài mà dân tộc phải gánh chịu Chúng ta mong muốn xây dựng một xã hội trên nềntảng của các giá trị nhân cách thì “nhóm lợi ích” lại thúc đẩy đồng tiền cộng vớiquyền lực chiếm địa vị thống trị Thực chất “nhóm lợi ích” là đồng tiền (tư bản) chiphối quyền lực, trực tiếp tham gia giành và chiếm giữ quyền lực, làm cho quyềnlực không còn là của nhân dân, cũng có nghĩa là chệch khỏi mục tiêu xã hội chủnghĩa (chân chính) “Lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” có từ rất sớm, ít nhất là từbuổi đầu của thời kỳ phong kiến; nhưng sang thời kỳ tư bản chủ nghĩa thì nó pháttriển và diễn biến phức tạp hơn, kể cả trình độ, quy mô và tính chất Trong Chủnghĩa tư bản “hoang dã”, “mông muội”, các “nhóm lợi ích” hoạt động phổ biến,công khai, tích lũy và tập trung tư bản bằng mọi thủ đoạn, kể cả bạo lực, giếtngười
Hậu quả thứ ba do “nhóm lợi ích” gây ra là sự suy đồi về văn hóa, đạo đức
xã hội do hệ giá trị bị đảo lộn (đồng tiền và quyền lực chiếm vị trí trung tâm và caonhất, trong khi nhân cách bị đẩy sang bên cạnh và xuống hàng thứ yếu) và do thahóa quyền lực (tác nhân mạnh nhất) Việc phân hóa giàu - nghèo sẽ ngày càng lớn,tạo ra bất bình đẳng và mâu thuẫn xã hội Hỏng văn hóa và gây ra mâu thuẫn xãhội thì hậu quả khôn lường, thâm sâu và lan tỏa rộng trên tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội, ảnh hưởng đến nền tảng xã hội và sức mạnh nội sinh của dân tộc
Trang 8Hậu quả thứ tư do “nhóm lợi ích” gây ra là làm lẫn lộn thật - giả, đúng - sai,khác nhau giữa lời nói và việc làm, đường lối đúng không vào được cuộc sống ;làm mất lòng tin của nhân dân đối với đảng cầm quyền và đối với nhà nước, tức làlàm hỏng nền tảng chính trị, dẫn đến mất ổn định chính trị, mất sức mạnh của mộtquốc gia, và từ đó các thế lực xâm lăng từ bên ngoài có thể lợi dụng thời cơ để xâmlấn, chèn ép, dẫn đến nguy cơ mất độc lập, thậm chí là mất nước.
Hậu quả thứ năm do “nhóm lợi ích” gây ra là chính sách sử dụng cán bộméo mó, phát triển nạn “chạy chức”, “chạy quyền”, sắp xếp cán bộ trên cơ sở
“quan hệ, tiền tệ, hậu duệ”, chứ không phải sử dụng người có tài đức, làm hư hỏngđội ngũ cán bộ; là sự phát triển, sự gia tăng các hoạt động bè phái, mất đoàn kếtnội bộ, phá vỡ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của đảng cầm quyền, từ đó dẫnđến đảng cầm quyền mất vai trò lãnh đạo, tan rã hoặc bị “nhóm lợi ích” thâu tómlàm thay đổi hoàn toàn bản chất, không còn là đảng phục vụ nhân dân, và nhà nướccũng hư hỏng, biến chất, không còn là nhà nước của nhân dân, mà thành bộ máycai trị, tham nhũng và bóc lột nhân dân, từ đó, nòng cốt chính trị đổ vỡ, bất ổn địnhchính trị từ bên trong
Tình hình “nhóm lợi ích” ở Việt Nam đã đến mức độ nào? đang và sẽ đi vềđâu? Như chúng ta đã biết, trước đây trong lịch sử nhiều lần các triều đại phongkiến Việt Nam bị sụp đổ, kể cả có lúc đất nước bị chia cắt là do “nhóm lợi ích” gâynên Ngày nay, tuy chưa có các công trình nghiên cứu cấp quốc gia một cách thậtđầy đủ và khoa học về “lợi ích nhóm ở Việt Nam”, nhưng qua thông tin, qua dưluận xã hội, qua nghiên cứu của một số chuyên gia và cảm nhận của nhiều người,thì tình hình “lợi ích nhóm” đã khá nghiêm trọng, tương đối phổ biến, ở cấp nàocũng có, cấp cao hơn thì mức độ càng nặng hơn, ở lĩnh vực nào cũng có, kể cả ởnhững nơi mà xưa nay trong tiềm thức xã hội thường cho rằng đó là nơi luôn trangnghiêm, trong sạch “Lợi ích nhóm” cũng chính là một kiểu tham nhũng nghiêm
Trang 9trọng nhất, tham nhũng có tổ chức Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cốgắng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhưng thực tế xã hội vẫndiễn ra một tình hình rất đáng lo ngại là ở nước ta đang có nguy cơ chuyển biếndần dần sang “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, do hoạt động của “nhóm lợi ích” gâynên Cũng có ý kiến cho rằng nước ta đã rơi vào “chủ nghĩa tư bản thân hữu” rồi,
đã vào sâu lắm rồi (?) Ở các nước, việc quản lý nhà nước và việc điều hành kinh tếtách biệt rành mạch, và ở họ doanh nghiệp nhà nước cũng ít hơn ta Còn ở ta, vớiđặc điểm cơ quan nhà nước vừa quản lý về mặt nhà nước, vừa trực tiếp điều hànhkinh tế, doanh nghiệp nhà nước nhiều, lại yếu kém trong quản lý, không ít trườnghợp đằng sau cái vỏ doanh nghiệp nhà nước là tư nhân núp bóng, vì vậy, đề phòng
“lợi ích nhóm” ở Việt Nam còn phức tạp hơn các nước khác, nếu không đấu tranhngăn chặn có hiệu quả Đây là nguy cơ lớn nhất đang hiện hữu dần, đe dọa sự pháttriển lành mạnh của đất nước và sự tồn vong của chế độ theo định hướng xã hộichủ nghĩa (lành mạnh) Nguy cơ này bao trùm, đáng lo hơn bất kỳ sự đe dọa nào,tác động chi phối chính, làm trầm trọng các nguy cơ khác, tạo điều kiện cho cácnguy cơ khác phát triển và gây tác hại Đây là điểm lớn nhất, cốt lõi nhất của cuộcđấu tranh về quan điểm lập trường; là trọng tâm trong chống “tự diễn biến” NếuĐảng và Nhà nước ta không ngăn chặn được hoạt động của “nhóm lợi ích”, để nótiếp tục phát triển, dẫn đến lũng đoạn ngày càng lớn hơn thì sự phát triển của đấtnước bị nguy khốn và chế độ chính trị cũng biến chất, cũng thay đổi theo hướngxấu, chắc chắn không còn là con đường xã hội chủ nghĩa chân chính nữa, mà sẽ lànơi phát triển “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, mong muốn của hàng triệu đảng viêncộng sản và nhân dân đã chiến đấu, hy sinh xương máu sẽ trở nên xa vời và vôvọng, mong muốn thiết tha của Bác Hồ cũng không thực hiện được, Đảng chânchính sẽ không còn và Nhà nước sẽ biến chất, dân tộc sẽ bị bóc lột, bị tước đoạtquyền lực và tài sản của cải, chế độ xã hội sẽ là một chế độ không có dân chủ và tự
do, không có bình đẳng Lúc này, hơn lúc nào hết, các cấp ủy và toàn Đảng phải
Trang 10nhận thức rõ nguy cơ và quyết tâm bảo vệ quyền lợi dân tộc, thành quả cách mạng
và bảo vệ chính Đảng ta, không để Đảng bị “nhóm lợi ích” và “chủ nghĩa tư bảnthân hữu” thao túng, làm hư hỏng, biến chất, dẫn đến đổ vỡ
Trong công tác tổ chức, cán bộ, biểu hiện của lợi ích nhóm cũng rất đa dạng,phức tạp, có trong tất cả các công đoạn, các khâu, các bước trong quy trình hoạtđộng của công tác tổ chức, cán bộ
2.2 Những biểu hiện của “lợi ích nhóm” trong tổ chức cán bộ hiện nay
2.2.1 Lợi ích nhóm trong việc ban hành chủ trương, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ.
Biểu hiện lợi ích nhóm trong việc ban hành chủ trương, chính sách về côngtác cán bộ là một bộ phận cán bộ tham mưu, khi tham mưu cho cấp có thẩm quyềnban hành chính sách có liên quan đến công tác cán bộ thì không vì chính sách, lợiích chung mà tham mưu, ban hành những chính sách có lợi cho họ (ví dụ: nới lỏnghơn các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, đề bạt, nâng lương, chuyển ngạch, nângngạch, ) Biểu hiện khác của tình trạng này là những cán bộ tham mưu về côngtác tổ chức, cán bộ đã nghiên cứu, tham mưu xây dựng, ban hành chính sách cán
bộ “dưới tiêu chuẩn, điều kiện cơ bản” (như điều kiện tiếp nhận, điều chuyển, bốtrí công tác, luân chuyển, bổ nhiệm, đề bạt hoặc được đi học, đi công tác nướcngoài) để người thân của họ, hoặc cán bộ lãnh đạo có đủ điều kiện đáp ứng tiêuchuẩn, điều kiện đó; ban hành chính sách, quyết định, nhiều khi mang tính “nộibộ”, có tính chất đặc quyền, đặc lợi cho một số ít cán bộ, trái với quy định hoặctheo quy định của Nhà nước nhưng không minh bạch để trục lợi
2.2.2 Lợi ích nhóm trong việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách của cấp trên về công tác tổ chức, cán bộ thành các quy định, quy chế, quy trình cụ thể của cấp dưới để trục lợi.