Quỹ đầu tư là trung gian tài chính phát hành các chứng chỉ quỹ để huy động vốn từ các nhà đầu tư và sử dụng vốn đó để đầu tư vào chứng khoán.. Các bên tham gia hoạt động của quỹ đầu tư c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA SAU ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
Trang 2LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ ĐẦU TƯ.
Giảng viên hướng dẫn : TS Trần Ngọc Ảnh
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2015
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA SAU ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ ĐẦU TƯ.
Giảng viên hướng dẫn : TS Trần Ngọc Ảnh
Danh sách thành viên:
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2015
Trang 5MỤC LỤC
Mục lục i
Danh mục bảng iii
Danh mục từ viết tắt iv
Phần mở đầu v
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ
1.1 Khái niệm
1.2 Các lợi ích khi đầu tư qua quỹ
1.2.1 Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro:
1.2.2 Quản lý đầu tư chuyên nghiệp
1.2.3 Chi phí hoạt động thấp
1.3 Các bên tham gia
1.3.1 Công ty quản lý quỹ:
1.3.2 Ngân hàng giám sát:
1.3.3 Người đầu tư:
1.4 Vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán
1.4.1 Đối với nền kinh tế:
1.4.2 Đối với thị trường chứng khoán:
1.4.3 Đối với nhà đầu tư
1.4.4 Đối với người nhận đầu tư:
1.5 Phân loại
1.5.1 Căn cứ vào quy mô, cách thức và tính chất góp vốn
1.5.1.1 Quỹ đầu tư dạng đóng (Closed – end funds)
1.5.1.2 Quỹ đầu dạng mở (Open end funds)
1.5.2 Căn cứ vào cơ cấu tổ chức – điều hành
1.5.2.1 Quỹ đầu tư dạng công ty
1.5.2.2 Quỹ đầu tư dạng tín thác
1.5.3 Căn cứ vào nguồn vốn huy động
1.5.3.1 Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ công chúng)
1.5.3.2 Quỹ đầu tư tư nhân (Quỹ thành viên)
GVHD: TS Trần Ngọc Ảnh 5
Trang 6CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM
2.1 Các giai đoạn phát triển của quỹ đầu tư tại Việt Nam
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨYSỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ ĐẦU
TƯ TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Các giải pháp đối với Quỹ đầu tư:20
3.1.1 Mở rộng quy mô vốn, nâng cao hiệu quả họat động:
3.1.2 Ngành nghề đầu tư và lọai hình Quỹ đầu tư:
3.2 Quản lý
3.3 Năng lực tài chính của Công ty quản lý quỹ:
3.4 Nhân lực:
3.5 Phương pháp lựa chọn đầu tư
3.6 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Kết luận 23Tài liệu tham khảo
GVHD: TS Trần Ngọc Ảnh 6
Trang 7DANH MỤC BẢNG
1 Bảng 2.1 Danh mục quỹ đầu tư thành lập giai đoạn 2002 -2005. 7
2 Bảng 2.2 Một số công ty quản lý quỹ 9
3 Bảng 2.3 Các quỹ đầu tư vào bất động sản ở Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013. 12
4 Bảng 2.4 Thông tin chi tiết Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt
5 Bảng 2.5 Thông tin chi tiết Quỹ ETF VFMVN30 14
6 Bảng 2.6 Một số quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam đến ngày
GVHD: TS Trần Ngọc Ảnh 7
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT
1 BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
2 ETF Quỹ hoán đổi danh mục
3 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
4 FII Đầu tư gián tiếp
5 FTA Hiệp định thương mại tự do
6 NAV Giá trị tài sản ròng
7 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
8 Tp HCM Thành phố Hồ Chí Minh
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement)
10 VCBF Quỹ đầu tư cân bằng chiến lược
11 VEIF Quỹ đầu tư Vietnam Enterprise Investment Fund
12 VFF Quỹ đầu tư Vietnam Frontier Fund
13 VFM Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam
14 VSD Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS Trần Ngọc Ảnh 8
Trang 9Phần mở đầu
PHẦN MỞ ĐẨU
1 Lý do chọn đề tài ( Tính cấp thiết của đề tài)
Việt Nam đang từng bước vươn mình ra thế giới để sánh vai với các cường quốc năm châu bởi vậy ngoài yếu tố con người ra thì chúng ta cần phải
có nguồn lực về tài chính - chính bởi lý do tất yếu đó mà quỹ đầu tư ra đời đó
cũng chính là lý do mà nhóm 4 chọn đề tài “Lịch sử hình thành và phát triển của quỹ đầu tư”
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Quỹ đầu tư là một kênh huy động vốn hiệu quả phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế Tuy nhiên ở Việt Nam hoạt động của quỹ chưa phát triển mạnh bởi rất nhiều lý do khác nhau Chính bởi vậy nên bài nghiên cứu về lịch
sử hình thành và phát triển của quỹ đầu tư nhằm mục đích tìm ra hướng đi tốt hơn cho quỹ đầu tư Việt Nam trên cơ sở so sánh phân tích thực trạng với quỹ đầu tư ở các nước khác
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu.
Sau khi hoàn thành bài nghiên cứu này cần đạt mục đích nghiên cứu sau:
- Phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của quỹ đầu tư Việt Nam
- Ảnh hưởng tích cực của quỹ đầu tư đối với nền kinh tế Việt Nam
- Tìm ra mặt hạn chế quỹ đầu tư ở Việt Nam
- Giải pháp thúc đẩy sự phát triển của quỹ đầu tư
3.2 Nhiệm vụ:
- Trình bày được tổng quan về quỹ đầu tư ở Việt Nam
- Trình bày được thực trạng về lịch sử hình thành và phát triển quỹ đầu tư ở Việt Nam
- Trình bày được các nguyên nhân hạn chế của quỹ đầu tư
- Trình bày các giải pháp khắc phục thúc đẩy sự phát triển quỹ đầu tư trong giai đoạn tới
Trang 10Phần mở đầu
4 Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận:
Tham khảo giáo trình định chế tài chính, tạp chí kinh tế, internet, đài báo…
4.2 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp quy nạp – diễn dịch, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu khảo sát thực tế
Đây cũng là tài liệu học tập mà nhóm đã dày công nghiên cứu trong chương trình học cao học ở môn định chế tài chính hi vọng nó không chỉ giúp ích cho nhóm trong học tập mà còn có thể hỗ trợ các nhóm sau tìm hiểu sâu sắc hơn về đề tài
6 Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quỹ đầu tư
Chương 2: Quá trình hình thành phát triển và thực trạng của quỹ đầu tư Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của quỹ đầu tư trong thời gian tới.
Trang 11Chương 1: Tổng quan về quỹ đầu tư
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ 1.1 Khái niệm.
Quỹ đầu tư là trung gian tài chính phát hành các chứng chỉ quỹ để huy động vốn từ các nhà đầu tư và sử dụng vốn đó để đầu tư vào chứng khoán.
Mỗi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào quỹ sẽ sở hữu một phần trong tổng danh mục đầu tư của quỹ Việc nắm giữ này được thể hiện thông qua việc sở hữu các chứng chỉ quỹ đầu tư
1.2 Các lợi ích khi đầu tư qua quỹ.
Khi các nhà đầu tư cảm thấy không đủ kiến thức, kinh nghiệm và thời gian để trực tiếp hoạt động trên thị trường chứng khoán, họ tìm đến những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp để ủy thác số tiền đầu tư của mình Như vậy, so với
hình thức đầu tư trực tiếp của từng cá nhân, hình thức đầu tư thông qua quỹ đầu
tư có những lợi thế nhất định
1.2.1 Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro.
Quỹ đầu tư có thể đầu tư vào hàng loạt các loại mã chứng khoán của
nhiều ngành nghề khác nhau khác nhau theo tiêu chí của quỹ Việc sở hữu một
rổ các loại chứng khoán khác nhau dù không loại bỏ hoàn toàn các rủi ro tiềm ẩn, nhưng có thể giúp hạn chế rủi ro do giá của mỗi loại chứng khoán khác nhau Điều này có thể bù đắp tổn thất cho nhau cũng như tối ưu hóa lợi nhuận
của quỹ
1.2.2 Quản lý đầu tư chuyên nghiệp
Quản lý đầu tư đòi hỏi nhà đầu tư phải tiêu tốn nhiều thời gian, nguồn lực và năng lực chuyên môn cao, điều mà hầu hết những nhà đầu tư cá nhân
không có Chính vì thế, khi đầu tư vào quỹ tức là nhà đầu tư đang thuê những nhà quản lý chuyên nghiệp thực hiện các công việc mua, bán và giám sát các khoản đầu tư của mình Như vậy hiệu quả của việc đầu tư sẽ cao hơn và ít rủi
ro hơn
Trang 12Chương 1: Tổng quan về quỹ đầu tư
1.2.3 Chi phí hoạt động thấp.
Tiết kiệm chi phí đầu tư, việc đầu tư thông qua quỹ đầu tư sẽ tạo đăng ký tiết kiệm được các chi phí tính trên từng đồng vốn đầu tư và thường được hưởng các ưu đãi về chi phí giao dịch
Ngoài ra, quỹ đầu tư còn có một số lợi ích khác như:
- Giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan thẩm quyền
- Tính năng động của quỹ đầu tư
1.3 Các bên tham gia.
Các bên tham gia hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán là công ty quản
lý quỹ, ngân hàng giám sát và người đầu tư
1.3.1 Công ty quản lý quỹ.
Công ty quản lý quỹ thực hiện quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Công ty
quản lý quỹ được thành lập theo giấy phép hoạt động do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp và được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc trách
nhiệm hữu hạn với vốn pháp định 5 tỷ đồng Trong quá trình hoạt động, công
ty quản lý quỹ có thể thành lập và quản lý đồng thời nhiều quỹ đầu tư
1.3.2 Ngân hàng giám sát.
Ngân hàng giám sát thức hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu
tư chứng khoán và giám sát công ty quản lý quỹ trong việc bảo vệ lợi ích của người đầu tư
Điều kiện để được làm ngân hàng giám sát phải là ngân hàng thương mại
đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động lưu ký
1.3.3 Người đầu tư.
Người đầu tư có nghĩa vụ góp vốn vào quỹ đầu tư chứng khoán qua việc
mua chứng chỉ quỹ đầu tư và được hưởng lợi ích từ việc đầu tư của quỹ đầu tư
chứng khoán
Trang 13Chương 1: Tổng quan về quỹ đầu tư
1.4 Vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán.
1.4.1 Đối với nền kinh tế.
Quỹ đầu tư huy động nguồn vốn hiệu quả cho nền kinh tế ngay cả nguồn
vốn nhỏ lẻ là tiến hành đầu tư trực tiếp không phải cho vay Quỹ đầu tư còn
hấp dẫn đối với các nguồn vốn từ nước ngoài chảy vào nhờ việc phát hành các chứng chỉ quỹ có tính hấp dẫn cao đối với nhà đầu tư nước ngoài
1.4.2 Đối với thị trường chứng khoán.
- Quỹ đầu tư góp phần vào sự phát triển của thị trường sơ cấp và ổn định thị
trường thứ cấp Các quỹ tham gia bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, phát hành chứng chỉ Quỹ đầu tư làm tăng lượng cung
chứng khoán trên thị trường chứng khoán, tạo sự đa dạng hàng hóa về thị trường
- Nó góp phần bình ổn giá cả trên thị trường thứ cấp, giúp cho sự phát triển của thị trường này thông qua các hoạt động đầu tư chuyên nghiệp với các phương pháp đầu tư khoa học
- Quỹ đầu tư góp phần là xã hội hóa hoạt động đầu tư chứng khoán Các quỹ tạo một phương thức đầu tư được các nhà đầu tư nhỏ, ít có sự hiểu biết về chứng khoán yêu thích Nó góp phần tăng tiết kiệm của công chúng đầu tư bằng việc thu hút tiền đầu tư vào quỹ
1.4.3 Đối với nhà đầu tư
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư và phân tán rủi ro: Bằng việc sử dụng tiền thu
được từ những nhà đầu tư để đầu tư phân tán vào các danh mục các chứng khoán, các quỹ đầu tư làm giảm rủi ro cho các khoản đầu tư và làm tăng cơ hội
thu nhập cho các khoản đầu tư đó
- Tiết kiệm chi phí đầu tư: vì những danh mục đầu tư lớn được quản lý chuyên nghiệp, quỹ đầu tư chịu chi phí giao dịch thấp hay ảnh hưởng những ưu đãi về phí giao dịch hơn cá nhân đầu tư, kể cả những người mua bán thông qua những
công ty môi giới có mức phí hoa hồng thấp.
- An toàn trước các hành vi không công bằng: người đầu tư có thể bị thiệt hại nếu danh mục đầu tư bị giảm giá trị do sự biến động giá chứng khoán trên thị trường, nhưng xác suất bị tổn thất trong gian lận, bê bối hoặc phá sản liên quan
Trang 14Chương 1: Tổng quan về quỹ đầu tư
tới công ty quản lý quỹ là rất nhỏ Khuôn khổ pháp lý và việc quản lý chặt chẽ
của cơ quan có thẩm quyền đối với Quỹ đầu tư những đảm bảo cơ bản.
- Tính thanh khoản của chứng khoán đầu tư: các nhà đầu tư dựa vào Quỹ đầu tư
chứng khoán để có thể bán chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu mình đang nắm giữ vào bất cứ lúc nào cho Quỹ đầu tư hoặc trên thị trường thứ cấp để thu hồi vốn.
1.4.4 Đối với người nhận đầu tư.
- Chi phí cho nguồn vốn phát triển thấp hơn khi vay ngân hàng: Trước đây hệ thống ngân hàng chiếm vai trò thống trị nền tài chính Để vay được vốn doanh nghiệp cần phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định và lãi suất vay cao Quỹ
đầu tư ra đời hạn chế một số nhược điểm cơ bản của việc cho vay ngân hàng.
- Tiếp cận nguổn tài chính dài hạn: lợi ích này có được từ việc quỹ phát hành và
giao dịch các loại chứng khoán này trên thị trường đã thu hút được sự chú ý
1.5 Phân loại.
1.5.1 Căn cứ vào quy mô, cách thức và tính chất góp vốn.
1.5.1.1 Quỹ đầu tư dạng đóng (Closed – end funds).
- Đây là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại Nhằm tạo tính thanh khoản cho loại
định và không biến đổi trong suốt thời gian quỹ hoạt động
- Hình thức quỹ đóng này mới được áp dụng tại Việt Nam, đó là Quỹ đầu tư VF1 do công ty VFM huy động vốn và quản lý.
1.5.1.2 Quỹ đầu dạng mở (Open end funds).
- Khác với quỹ đóng, tổng vốn cũa quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch
do tính chất đặc thù của nó là nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ
Trang 15Chương 1: Tổng quan về quỹ đầu tư
đầu tư cho quỹ, và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm giao dịch.
- Đối với hình thức quỹ này, các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ và các chứng chỉ quỹ không được niêm yết trên thị trường chứng khoán
1.5.2 Căn cứ vào cơ cấu tổ chức – điều hành.
1.5.2.1 Quỹ đầu tư dạng công ty.
- Trong mô hình này, quỹ đầu tư là một pháp nhân, tức là một công ty được hình thành theo quy định của pháp luật từng nước
- Cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quản trị do các cổ đông (nhà đầu tư) bầu ra, có nhiệm vụ chính là quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn công ty quản lý quỹ và giám sát hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ
và có quyền thay đổi công ty quản lý quỹ
- Trong mô hình này, công ty quản lý quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác Mô hình này chưa xuất hiện ở Việt Nam bởi theo quy định của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân
1.5.2.2 Quỹ đầu tư dạng tín thác.
- Khác với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty, mô hình này quỹ đầu tư không phải
là pháp nhân Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ.
- Bên cạnh đó, ngân hàng giám sát có vai trò bảo quản vốn và các tài sản của quỹ, quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát được thể hiện
bằng hợp đồng giám sát trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện và giám sát việc đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư
Trang 16Chương 1: Tổng quan về quỹ đầu tư
- Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ (nhưng không phải là cổ đông như
mô hình quỹ đầu tư dạng công ty) và ủy thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ
1.5.3 Căn cứ vào nguồn vốn huy động.
1.5.3.1 Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ công chúng).
Quỹ đầu tư tập thể là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng Những người đầu tư vào quỹ có thể là các cá nhân hoặc tổ chức kinh tế, nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ, ít am hiểu về thị trường chứng khoán Quỹ đầu tư tập thể cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi ro, chi phí đầu tư thấp với hiệu quả đầu tư cao do tính chuyên nghiệp của đầu tư mang lại
1.5.3.2 Quỹ đầu tư tư nhân (Quỹ thành viên).
Khác với quỹ đầu tư tập thể, quỹ đầu tư tư nhân huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một số nhóm nhỏ các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, là các thể nhân hoặc các định chế tài chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn Các nhà đầu tư vào các quỹ tư nhân thường đầu tư lượng vốn tương đối lớn và đổi lại họ đòi hỏi các yêu cầu về quản lý rất cao Họ sẵn sàng chấp thuận khả năng thanh khoản thấp hơn so với các nhà đầu tư nhỏ - những người đầu tư vào các quỹ tập thể - và vì thế họ khống chế việc đầu tư trong các quỹ tư nhân
Một đặc điểm khác của các quỹ tư nhân là các nhà quản lý quỹ thường tham gia kiểm soát hoạt động của các công ty nhận đầu tư Việc kiểm soát này
có thể dưới hình thức là thành viên Hội đồng quản trị, cung cấp tư vấn hoặc có ảnh hưởng đáng kể tới các thành viên của Hội đồng quản trị của công ty nhận đầu tư
Ngoài ra, nếu phân loại theo mục tiêu hay đối tượng đầu tư của quỹ, có thể phân thành : quỹ đầu tư trái phiếu, quỹ đầu tư cổ phiếu, quỹ đầu mạo hiểm, quỹ đầu tư chủ động, quỹ đầu tư thụ động…
Trang 17Chương 1: Tổng quan về quỹ đầu tư
Trang 18Chương 2: Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng của quỹ đầu tư ở Việt Nam
GVHD: TS Trần Ngọc Ảnh 18
Trang 19Chương 2: Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng của quỹ đầu tư ở Việt
Nam
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC
TRẠNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM.
2.1 Các giai đoạn phát triển của quỹ đầu tư tại Việt Nam.
2.1.1 Nửa đầu những thập kỷ 90.
Những quỹ đầu tư đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng đầu những
năm 1990, có tám quỹ đầu tư tiến hành hoạt động tại Việt Nam với tổng lượng
vốn huy động khoảng 700 triệu USD
Những khó khăn trong nỗ lực tìm kiếm cơ hội bỏ vốn cùng tác động của
khủng hoảng tài chính – tiền tệ năm 1997 đã khiến các quỹ nản lòng và lần
lượt rút lui Thời điểm sau năm 1997 chỉ còn lại hai quỹ đầu tư là Vietnam
Enterprise Investment Fund (VEIF) do công ty Dragon Capital quản lý và
Vietnam Frontier Fund (VFF) thuộc tập đoàn Finasa Bản thân VFF, với quy
mô 50 triệu USD, rốt cuộc cũng ra khỏi Việt Nam sau 10 năm hoạt động Mãi
cho đến khi thị trường chứng khoán có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực
vào năm 2005, quỹ này mới trở lại với quy mô khiêm tốn hơn – 15 triệu USD.
2.1.2 Giai đoạn 2002 – 2005.
Hoạt động của các quỹ đầu tư tương đối trầm lặng Mặc dù vậy giai đoạn
này vẫn xuất hiện thêm nhiều quỹ mới thuộc các công ty Mekong Capital, Vina
Capital, IDG, VietFund hay PXP Asset Management
Bảng 2.1: Danh mục quỹ đầu tư thành lập giai đoạn 2002 -2005.
Mekong Enterprise Fund Mekong Capital 2002 Vốn cổ phần riêng
lẻIDG Vietnam Ventures
Fund
IDG Venture 2004 Đầu tư công nghệ
và mạo hiểmIndochinal Land Holdings Indochina Capital 2005 Bất động sảnPXP Vietnam Fund PXP Vietnam Asset
Management 2003 yết, doanh nghiệp Cổ phiếu niêm GVHD: TS Trần Ngọc Ảnh 19