1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP

13 374 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 56,33 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Tính cấp thiết của đề tài Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là một trong những thị trường tiềm năng, đang phát triển rất nóng, đang nhận được sự quan tâm rất lớ

Trang 1

GVHD: TS: Nguyễn Thị Mỹ Dung Tiểu luận KTH – Tiền tệ

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài ( Tính cấp thiết của đề tài)

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là một trong những thị trường tiềm năng, đang phát triển rất nóng, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ công chúng đến Chính phủ vì nó có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng, tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Với vai trò quan trọng đó thì một câu hỏi đặt ra là thị trường chứng khoán Việt Nam đã làm tốt vai trò của mình chưa? Hay nó còn nhiều hạn chế và chưa phát huy hết tính hiệu quả của nó Để trả lời cho câu hỏi đó tôi chọn đề tài: “ Thị trường chứng khoán Việt Nam thực trạng và giải pháp”

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Để có thể nghiên cứu đề tài cần phải siêu tập các thông tin và sô liệu tổng hợp

từ sàn giao dịch chứng khoán và các cơ sở lý thuyết từ giáo trình nhập môn tiền tệ tín dụng

Kết hợp với các thông tin được các tạp chí khoa học kinh tế báo cáo nhận xét đánh giá

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu.

Sau khi hoàn thành tiểu luận cần đạt được mục đích nghiên cứu

− Trình bày được thế nào là thị trường chứng khoán

− Trình bày được lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán

− Trình bày được thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam

− Trình bày được các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của thị trường Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ:

Trình bày lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam kết hợp với việc phân tích thực trạng hiện nay và từ đó đưa ra các giải pháp thiết yếu

để góp phần đưa thị trường chứng khoán Việt Nam hội nhập với thị trường chứng khoán thế giới

4 Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận:

Dựa vào tìm hiểu trong môn học thị trường chứng khoán và môn tiền tệ- tín dụng, các báo cáo của sàn giao dịch chứng khoán và các kiến thức tìm hiểu trên internet

4.2 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp diễn dịch, quy nạp, tổng hợp và phân tích số liệu

5 Những đóng góp của đề tài

Trang 2

GVHD: TS: Nguyễn Thị Mỹ Dung Tiểu luận KTH – Tiền tệ

Đề tài giúp người đọc có thể tìm hiểu được lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam đồng thời qua đây cũng có thể thấy được các giai đoạn thăng trầm của thị trường chứng khoán Việt Nam

Tiếp cận được các giải pháp để khắc phục khó khăn cho thị trường chứng khoán Việt Nam để từ đó có thể triển khai và phát triển tốt hơn nữa để hộ trợ thị trường chứng khoán hội nhập với thế giới nói chung

6 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo gồm 3 chương

Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam

Chương 2: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Chương3: Giaỉ pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1.1 Khái niệm:

Thị trường chứng khoán (TTCK) trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp

1.2 Chức năng cơ bản của TTCK:

1.2.1 Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế:

Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của

họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội

1.2.2 Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng:

TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình

1.2.3 Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán:

Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn Khả năng thanh khoản

là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao

1.2.4 Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp:

Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm

1.2.5.Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô:

Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát Ngoài

ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh

Trang 4

tế

1 3 Các chủ thể tham gia TTCK:

Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK có thể được chia thành các nhóm sau: tổ chức phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán

+ Tổ chức phát hành

+ Nhà đầu tư

+ Các tổ chức kinh doanh trên TTCK:

+ Các tổ chức có liên quan đến TTCK:

1.4 Cấu trúc và phân loại cơ bản của TTCK:

TTCK là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng có kỳ hạn trên 1 năm) Sau đây là một số cách phân loại TTCK cơ bản:

1.4.1 Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn TTCK được chia thành thị trường

sơ cấp và thị trường thứ cấp:

- Thị trường sơ cấp: là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang tổ chức phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành

- Thị trường thứ cấp: là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành

1.4.2 Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường TTCK được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC).

1.4.3 Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường TTCK cũng có thể được phân thành các

thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh

- Thị trường cổ phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi

- Thị trường trái phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ

- Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn

Trang 5

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.1 Sự ra đời của thị trường Chứng khoán Việt Nam

Ngày 11/7/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về Chứng

khoán và Thị trường chứng khoán (TTCK), chính thức quyết định thành lập TTCK Việt Nam Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày

11/07/1998 về việc thành lập Trung tâm Giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh Ngày 28/7/2000, phiên giao dịch đầu tiên đã khai mặt tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán

Tp Hồ Chí Minh, đánh dấu sự ra đời chính thức của Thị trường chứng khoán Việt Nam, một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, đất nước, một bước tiến quan trọng trong việc tạo dựng thị trường vốn cho nền kinh tế

Thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 14/07/2005 Sở GDCK Tp.Hồ Chí

Minh và Sở GDCK Hà Nội hoạt động dưới hình thức công ty TNHH một thành viên, thuộc sở hữu Nhà nước

2.2 Các giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

2.2.1 Giai đoạn 2000-2005: Giai đoạn chập chững biết đi của thị trường chứng

khoán.

Phần 1: Từ 20/07/2000 đến cuối tháng 06/2001: giai đoạn cực nóng của thị trường

chứng khoán

Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số

ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch “Giai đoạn cực nóng” cơn sốt vào năm

2001, chỉ số VN index cao nhất đạt 571.04 điểm sau 6 tháng đầu năm VN-INDEX trong

11 tháng đã tăng từ 100 lên 571 điểm

UBCKNN đã điều chỉnh biên độ giao dịch, đồng thời hạn chế khối lượng đặt lệnh, đưa thông tin về thời hạn nắm giữ cổ phiếu, đưa thêm hàng hóa vào niêm yết Tuy nhiên, việc mở rộng biên độ lớn (gia tăng +7% mỗi phiên) trong khi khối lượng hàng hóa đưa vào thị trường không đáp ứng được nhu cầu NĐT nên giá chứng khoán ngày càng tăng mạnh, làm cho thị trường càng mất cân bằng cung - cầu

Phần 2: từ đầu tháng 07/2001 đến cuối năm 2005

Trái ngược với gian đoạn đầu phát triển TTCKVN, trong giai đoạn này thị trường rất ảm đạm Giá cổ phiếu có xu hướng giảm dần qua các phiên mặc dù có tăng chút ít nhưng mức độ không đáng kể Từ đó đến năm 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái

gà gật

Chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ số VN Index sụt từ 571,04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001 Trong 4 tháng “hoảng loạn” này, trong khi nhiều nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường với lời nguyền không bao giờ quay lại thì

Trang 6

một số nhà đầu tư khác vẫn bình tĩnh bám trụ, âm thầm mua bán và tiếp tục kiếm được lợi nhuận

2.2.2 Giai đoạn 2006 : Sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam.

Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”,

tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở giao dịch Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch

Hà Nội và thị trường OTC

Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ sau Dim-ba-buê Và sự bừng dậy của thị trường non trẻ này đang ngày càng "hút hồn" các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Năm 2006 , TTCK Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, chỉ số Vn-Index tại sàn giao dịch TP Hồ Chí Minh (Hose) tăng 144% năm 2006, tại sàn giao dịch Hà Nội (Hastc) tăng 152,4%

Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm 22,7% GDP), giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trường

Năm 2006, kỷ lục mới của VN-Index được xác lập ở mốc 809,86 điểm Với HASTC-Index là nỗ lực chạm mốc 260 điểm Tính chung, so với đầu năm, chỉ số VN-Index đã có mức tăng trưởng tới 146% và HASTC-VN-Index tăng tới 170% Đây là những mức tăng mà các thị trường trên thế giới phải thừa nhận là quá ấn tượng Tính đến phiên 29/12/2006, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã có sự góp mặt của 106 cổ phiếu, 2 chứng chỉ quỹ và 367 trái phiếu với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là trên

72 nghìn tỷ đồng Còn tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, số lượng chứng khoán tham gia đã lên đến 87 cổ phiếu và 91 trái phiếu với tổng mức đăng ký giao dịch theo mệnh giá đạt 29 nghìn tỷ đồng Xét riêng về mức vốn hoá cổ phiếu, toàn bộ thị trường chứng khoán chính thức Việt Nam với 193 cổ phiếu vào phiên cuối năm, đã lên tới 220 nghìn tỷ đồng, tương đương với 13,8 tỷ USD

- VN vừa được xếp trong top các nước có môi trường đầu tư tốt nhất năm 2006 Đây cũng là một tin cực kỳ thuận lợi nữa cũng cố niềm tin rằng làn sóng đầu tư FDI và FII sẽ

đổ vào VN

=> Những tín hiệu tích cực về làn sóng đầu tư vào chứng khoán VN từ các nhà đầu

tư nước ngoài khá lớn và hứa hẹn năm 2007 thị trường CK VN sẽ bùng nổ

2.2.3 Giai đoạn 2007: Giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ.

Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế

Ngày 30/07/2007 Trung tâm giao dịch chứng khoán đổi tên thành SGDCK và thực hiện khớp lệnh liên tục và từng bước triển khai giao dịch nhập lệnh từ xa để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường Sự gia tăng về số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán là một dấu hiệu khả quan về sự quan tâm và tham gia vào TTCK của công chúng đầu tư

Trang 7

Hơn nữa so với các năm trước năm 2007, các nhà đầu tư cũng trưởng thành hơn và ngày càng tỏ ra chuyên nghiệp hơn Trình độ hiểu biết và nhu cầu về đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân cũng như tổ chức ngày một tăng Tâm lý đầu tư theo phong trào

đã giảm thiểu đáng kể, góp phần tạo nên sự ổn định thị trường

HASTC-Index chạm mốc 459,36 điểm

Tính đến ngày 28/12/2007, SGDCK TP.HCM đã thực hiện được 248 phiên giao dịch với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 2,3 tỷ chứng khoán tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 224.000 tỷ đồng, gấp 2 lần khối lượng và 2,8 lần giá trị giao dịch so với năm 2006 Bình quân mỗi phiên giao dịch có 9,2 triệu chứng khoán được chuyển nhượng tương đương với 980 tỷ đồng

TTGDCK Hà Nội thực hiện thành công 248 phiên giao dịch, với tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 616,3 triệu chứng khoán tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 63.859 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần về khối lượng và 15,8 lần về giá trị giao dịch so với năm 2006 Quy mô giao dịch tăng trưởng mạnh khi mức giao dịch bình quân năm 2007 đạt 255 tỷ đồng/phiên trong khi năm 2006 chỉ đạt 19 tỷ đồng/phiên

2.2.4 Giai đoạn 2008: Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam

khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh.

Tính từ đầu năm đến hết ngày 31/12/2008, TTCKVN trải qua 03 giai đoạn chính

• Giai đoạn 1: Từ tháng 01 tới tháng 06 - Thị trường giảm mạnh do tác động từ tác

động của kinh tế vĩ mô

Khởi đầu năm tại mức điểm 921,07, VNIndex đã mất đi gần 60% giá trị và trở thành một trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất trên thế giới trong nửa đầu năm 2008

• Giai đoạn 2: Tháng 06 tới đầu tháng 09 - Phục hồi trong ngắn hạn

Nhờ vai trò dẫn dắt của một số cổ phiếu blue -chip như STB, FPT, DPM…và đặc biệt là SSI với sức cầu hỗ trợ từ đối tác nước ngoài, cả hai sàn chứng khoán đã có được những phiên tăng điểm mạnh trong giai đoạn này VNIndex và Hastc-Index liên tiếp vượt qua các ngưỡng cản tâm lý quan trọng và thường xuyên có được những chuỗi tăng điểm kéo dài Đây cũng là giai đoạn thị trường hoạt động sôi động nhất Sức cầu mạnh, kéo theo khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch thường xuyên ở mức cao VNIndex tăng được 168,55 điểm, tương đương 45,52% Khối lượng giao dịch bình quân đạt 16,9 triệu CP&CCQ, tương đương 599,18 tỷ đồng/phiên

Trong giai đoạn này, nhóm cổ phiếu được ưa thích nhất là nhóm cổ phiếu dầu khí (tăng 80,33%), nguyên vật liệu v à công nghệ (tăng 89,78%) Các đại diện tiêu biểu cho nhóm cổ phiếu này bao gồm: PVS, PVD, PTC, HPG, FPT…

Giai đoạn 3: Từ tháng 09 tới tháng 12 - Thị trường rơi trở lại chu kỳ giảm do tác động

của khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Đây là thời kỳ VNIndex rơi trở lại xu hướng giảm, thậm chí đã phá vỡ đáy thiết lập

được trong giai đoạn đầu của năm 2008 Tổng kết cả giai đoạn này, VNIndex m ất

Trang 8

223,48 điểm, tương đương 41,45% Khối lượng giao dịch trung bình đạt 15,82 triệu CP&CCQ, tương đương 497,58 tỷ đồng/phiên

Trong quý cuối năm, CPI đã giảm 0,23% trong tháng 10 và tăng lên thành 0,81% trong tháng 12 (so từng tháng) Tính cả năm 2008 , tỷ lệ lạm phát là 19,89% (so với tháng 12/2007) và xấp xỉ 23% (so với bình quân 2007)

Giải pháp tài chính kịp thời trong những tháng cuối năm 2008 được thực hiện thông qua việc điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản nhằm kích cầu sản xuất tiêu dùng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vay vốn một cách dễ dàng hơn, đồng thời giảm áp lực tín dụng cho các ngân hàng thương mại

2.2.5 Năm 2009:

TTCK Việt Nam là thị trường tăng trưởng tệ nhất châu Á Lợi nhuận các công ty năm 2008 giảm tới 30% Tuy nhiên một số công ty vẫn có kết quả kinh doanh tốt và giá

cổ phiếu của những công ty này hiện vẫn ở trong mức rất hấp dẫn

Suốt 2 tháng đầu năm 2009, thị trường chứng khoán luôn trong tình trạng ảm đạm,

èo uột Cảnh vắng lặng tại sàn giao dịch cho thấy thị trường chứng khoán đã không còn sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong thời điểm này Tính chung cho cả tháng 2/2009 VN Index đã mất 57,47 điểm (18,95%) so với phiên cuối tháng 1

Bất ngờ, sáng (11/3) thị trường chứng khoán tập trung của Việt Nam trở nên rất sôi động, mở đầu cho một loạt các phiên tăng điểm của thị trường chứng khoán Các nhà đầu tư đã chứng kiến một tháng 3 tăng điểm ấn tượng nhất kể từ tháng 11/2008 VN-Index không chỉ khởi sắc về điểm số mà khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh trong hai tuần cuối tháng, mức tăng kỷ lục trong nửa năm qua

Kết thúc tháng 3, VN-Index đã tăng lên 280,67 điểm, tăng 14% Chỉ số HASTC tăng 17% lên 98,37

Điều đặt biệt của thị trường chứng khoán năm nay là giai đoạn thị trường hồi phục

từ đáy cuối tháng 2 chủ yếu được dẫn dắt bởi nhà đầu tư cá nhân Sau đó nhà đầu tư tổ chức mới tham gia thị trường So với các kênh đầu tư khác như vàng, USD, bất động sản, tiết kiệm, có thể nói kênh đầu tư chứng khoán rất hấp dẫn và có thể nói đem lại lợi nhuận nhất ở Việt Nam trong năm 2009

2.2.6 Giai đoạn 2010 – quý 1 2011

Năm 2010 là một năm thăng trầm của TTCK VN, hoàn toàn khác với những dự báo lạc quan của một số tổ chức và chuyên gia cuối năm 2009 Một phần bị ảnh hưởng bởi những tác động từ bên ngoài như cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, những e ngại về suy thoái kép, những mâu thuẫn chính trị giữa các nước trong khu vực… Tuy nhiên, nguyên nhân cốt lõi là TTCK VN đã phản ánh những khó khăn, bất cập của nền kinh tế trong năm 2010, một năm sau khi gói hỗ trợ kinh tế kết thúc

Sau giai đoạn phục hồi khá mạnh cuối năm 2010 thì thị trường chứng khoán Việt Nam quý I/2011 đã quay về với xu thế suy thoái trước những khó khăn từ nền kinh tế vĩ

mô Kết thục quý I/2011, VN Index giảm gần 5% so với thời điểm cuối năm 2010 trong khi HNX- Index giảm mạnh hơn tới gần 20%

Trang 9

Cùng với đà đi xuống của thị trường lượng giao dịch cũng giảm mạnh đặt biệt là trong tháng 3/2011 khối lượng giao dịch bình quân mỗi phiên giảm khoản 29% so với quý IV/2010

Đến 31/12/2011, có 699 mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên hai sàn HSX

và HNX (301 mã cổ phiếu, 5 chứng chỉ quỹ trên HSX; 393 mã cổ phiếu trên HNX) Thị trường mất cân đối lớn khi có ít công ty có quy mô lớn (chỉ có 58 công ty có vốn hóa thị trường trên 1.000 tỷ đồng), trong khi có có quá nhiều công ty có quy mô nhỏ (50% số công ty niêm yết có vốn điều lệ và vốn hóa < 100 tỷ đồng), tổng vốn hóa thị trường của

20 doanh nghiệp hàng đầu chiếm hơn 69% vốn hóa thị trường của mỗi sàn giao dịch Ngoài ra còn có khoảng 500 mã trái phiếu niêm yết trên cả 2 sàn giao dịch và 130 mã cổ phiếu trên thị trường UpCom

2.2.7 Giai đoạn 2012

Năm 2012, TTCK Việt Nam đã có những đợt giảm sâu và gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, tháng cuối cùng của năm đã cũng đã có một kỳ tốt đẹp

Tháng 1 là tháng có hiệu suất tốt nhất trong năm khi VNIdex tăng 10.36% mở đầu cho 4 tháng đầu năm tăng điểm liên tiên tiếp và tháng 5 trở thành tháng tồi tệ nhất trong năm "Sell May and go away" Tiếp theo đó là những tháng giảm điểm liên tục

và đỉnh điểm là ngày 21/08 sự kiện bầu Kiên đã làm cho tháng 8 là tháng mất điểm mạnh trở lại.Trong năm qua, chỉ số HNX Index tăng kém nhất khi chỉ tăng 0.53%

so với đầu năm, đóng cửa năm 2012 ở mức 57.09 điểm, VN Index tăng 18.21%, đóng cửa ở mức 413.73 điểm

HOSE: Năm 2012, giá trị giao dịch bình quân/ngày trên HOSE đạt 881,5 tỷ

đồng/phiên, cao hơn 36% so với năm 2011

HNX: HNX có sự cải thiện cả về thanh khoản theo khối lượng giao dịch bình

quân/ngày và giá trị giao dịch bình quân/ngày

Ngày 12 và 14/12, UBCK cũng cấp giấy chứng nhận chào bán chứng chỉ quỹ

đầu tư chứng khoán ra công chúng cho 2 quỹ mở đầu tiên là Quỹ đầu tư bảo thịnh Vinawealth (ngày 12/12) và Quỹ đầu tư trái phiếu MB Capital Việt Nam (ngày 14/12) Cả hai quỹ này đều có vốn huy động tối thiểu là 50 tỷ đồng và cùng được

giám sát bởi Ngân hàng HSBC Việt Nam

2.2.8 Giai đoạn 2013

Trong năm 2013, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) còn khó khăn nhưng kinh tế vĩ mô đã có những bước

ổn định, các giải pháp vĩ mô đã dần phát huy tác dụng Lạm phát được kiềm chế; Chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái; Cán cân thanh toán được cải thiện; Mặt bằng lãi suất có chiều hướng giảm dần; Thị trường ngoại hối trong xu thế

ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng; Vốn FDI tăng 54,2% so với cùng kỳ năm ngoái

2.2.9 Giai đoạn 2014

Trong năm 2014, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực Tốc độ tăng trưởng kinh tế được dự báo đạt trên 5.9% (cao hơn so với mục tiêu 5,8% và mức

Trang 10

5,42% trong năm 2013) nhờ vào gia tăng trong lĩnh vực xuất khẩu Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2014 tăng 2,08% so với tháng 12/2013 Lạm phát và tỷ giá được kiểm soát tốt Mặt bằng lãi suất đã giảm Các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc nền kinh tế

đã được Chính phủ triển khai đồng bộ Mặc dù xen kẽ trong năm có những yếu tố vĩ mô bất lợi ảnh hưởng đến sự phát triển của TTCK như tình hình Biển Đông, giá dầu quốc tế giảm mạnh và một số điều chỉnh của chính sách tiền tệ, tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được một số kết quả trong năm 2014 với một số điểm nổi bật như sau:

Thị trường chứng khoán có sự tăng trưởng và xác lập mặt bằng vững chắc

Huy động vốn qua thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì ở mức cao

Các sản phẩm mới bước đầu triển khai

Tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán đạt kết quả tốt

Đẩy mạnh quá trình CPH, thoái vốn nhà nước gắn với niêm yết

Năm 2015 được dự báo sẽ khá phức tạp Có thể có sóng lớn, thanh khoản sẽ tăng khoảng 20% so với năm 2014 Thị trường dự kiến sẽ có những biến động mạnh do tác động của các yếu tố như chính sách và các yếu tố bất ngờ

2.3 Những hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam

− Cơ cấu hàng hóa; chất lượng hàng hóa còn hạn chế:

− Tâm lý nhà đầu tư (tâm lý bầy đàn):

− Cơ sở tạo ra hành vi bầy đàn trên TTCK Việt Nam

− Hạn chế về trình độ, kiến thức của nhà đầu tư cá nhân:

− Thông tin bất cân xứng:

− Vấn đề làm giá, thao túng thị trường:

− Kỷ luật thị trường:

Ngày đăng: 06/05/2016, 00:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w