MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 5 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6 1.1 Khái quát chung về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 7 1.1.1 Khái niệm về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 7 1.1.3 Phân loại hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 9 1.1.4 Vai trò của hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại 10 1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 12 1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 12 1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 13 1.3 Một số nguyên tắc cơ bản của pháp luật điều chỉnh về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 20 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NINH 22 2.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh và các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện quy định pháp luật về hoạt động cho vay tại chi nhánh 22 2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh. 22 2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện quy định pháp luật về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh 23 2.2 Thực trạng quy định pháp luật về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 26 2.2.1 Thực trạng quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay thông qua giao kết hợp đồng tín dụng 26 2.2.2 Thực trạng quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay thông qua việc thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng 28 2.2.3 Thực trạng quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay thông qua giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng 30 2.3 Thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh 31 2.4 Đánh giá chung về thực trạng pháp luật về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh 33 2.4.1 Thành tựu 33 2.4.2 Hạn chế 35 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 37 3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 37 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại 39 3.2.1 Đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền 39 3.2.2 Đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh 42 3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 43 KẾT LUẬN 44 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 1TÓM LƯỢC
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã thực hiện rất nhiều đường lối đổi
mới cơ chế kinh tế Quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay đã đạt được những
thành tựu nổi bật Nhưng quá trình đó càng đi vào chiều sâu và bề rộng thì càng bộc
lộ rõ những vấn đề mới cần giải quyết Tự do, năng động, sáng táo, nhạy bén làthuộc tính khách quan và là yêu cầu của nền kinh tế thị trường, nhưng gắn liền với
nó là gian lận kinh doanh, thương mại… Hơn nữa, trong giai đoạn này nước ta đãthực sự hội nhập vào nền kinh tế quốc tế thì càng cần thiết đòi hỏi Nhà nước phải cómột khung pháp lý Thương mại hoàn chỉnh để điều chỉnh các hoạt động đó đúngchủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đang chuyểnsang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêucông nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước Vì vậy, ngân hàng là ngành kinh tế chủchốt quan trọng, chi phối và có sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các ngànhkinh tế khác Nhận thức được vị trí và vai trò của mình, các Ngân hàng thương mại(NHTM) ở nước ta đang từng bước khẳng định sự lớn mạnh của mình trong mọiphương diện hoạt động, đặc biệt là hoạt động cho vay nhằm phục vụ đắc lực về vấn
đề vốn cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân
Là một sinh viên chuyên ngành luật thương mại cùng những kết quả thuđược trong quá trình thực tập tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và phát
triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh, em quyết định lựa chọn đề tài: "Pháp luật về hoạt động cho vay - Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh." làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp
Trang 2Với thời gian thực tập và nghiên cứu có hạn, cùng khả năng của bản thân cònhạn chế, bài viết của em không tránh khỏi gặp phải một số thiếu sót Em rất mong
có được sự góp ý, đánh giá của thầy cô để nội dung bài khóa luận này được hoànchỉnh hơn, góp một phần nào đó vào giải quyết vấn đề nhằm hoàn thiện hơn hệthống pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Trần Huyền Trang
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 5
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
1.1 Khái quát chung về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 7
1.1.1 Khái niệm về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 7
1.1.3 Phân loại hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 9
1.1.4 Vai trò của hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại 10
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 12
1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 12
1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 13
1.3 Một số nguyên tắc cơ bản của pháp luật điều chỉnh về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NINH 22
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh và các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện quy định pháp luật về hoạt động cho vay tại chi nhánh 22
2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Quảng Ninh 22
Trang 42.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện quy định pháp luật về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Quảng Ninh 23
2.2 Thực trạng quy định pháp luật về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 26
2.2.1 Thực trạng quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay thông qua giao kết hợp đồng tín dụng 26 2.2.2 Thực trạng quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay thông qua việc thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng 28 2.2.3 Thực trạng quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay thông qua giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng 30
2.3 Thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Quảng Ninh 31 2.4 Đánh giá chung về thực trạng pháp luật về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Quảng Ninh 33
2.4.1 Thành tựu 33 2.4.2 Hạn chế 35
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 37 3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 37 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại 39
3.2.1 Đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền 39 3.2.2 Đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Quảng Ninh 42
3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 43 KẾT LUẬN 44 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 5NHTM Ngân hàng Thương mại
BIDV Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Trong thời đại mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, dịch vụ ngân hàng
là một trong những động lực quan trọng để phát triển quốc gia nói chung và kinh tếnói riêng Hầu hết các quốc gia trên thế giới, tổ chức tín dụng đóng vai trò vô cùngquan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội Nền kinh tế Việt Nam trong nhữngnăm gần đây luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao so với khu vực Với mức độ tăngtrưởng như hiện nay, nhu cầu vốn cho nền kinh tế là hết sức lớn Thêm vào đó, mỗidoanh nghiệp đều muốn được thể hiện và khẳng định vị trí của mình trên thươngtrường, muốn thắng được đối thủ cạnh tranh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải cóđược ba yếu tố đó là: Vốn; Lao động; Khoa học công nghệ, trong đố có thể nói Vốn
là yếu tố nền tảng hình thành nên hai yếu tố còn lại Nếu có vốn thì mỗi doanhnghiệp sẽ mua được máy móc thiết bị xây dựng nhà xưởng Đồng thời họ cũngthuê được lao động, đào tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn ngày càngcao hơn Nhưng rõ ràng là với số vốn tự có của mình thì bản thân mỗi doanh nghiệp
sẽ không thể đảm bảo được tất cả các mối quan hệ kinh tế, chính vì thế mà trongnguồn vốn của doanh nghiệp luôn tồn tại hai nguồn chính đó là Nợ và Vốn chủ sởhữu Trong điều kiện hiện nay, đầu tư nước ngoài chưa đạt được mức kế hoạch,ngược lại ở nhiều nơi có dấu hiệu giảm sút thì chủ trương dựa vào nguồn vốn trongnước đang được thực hiện triệt để Tuy nhiên, các kênh huy động vốn từ nội lựckinh tế còn hạn hẹp Thực tế cho thấy phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam nănglực tài chính còn yếu kém, hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay từ các Tổchức tín dụng Từ đó khẳng định tín dụng ngân hàng trong giai đoạn hiện nay sẽ còntiếp tục là một kênh cung cấp vốn quan trọng của nền kinh tế Việt Nam Kinh tếcàng phát triển, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại càng tăng nhanh
và loại hình cho vay càng trơ nên vô cùng đa dạng ở hầu hết các nước phát triểnhàng đầu thế giới, cho vay của các ngân hàng thương mại đã chuyển dần từ cho vayngắn hạn sang cho vay dài hạn Khu vực cho vay ngắn hạn nhường chỗ cho thịtrương tài chính- tiền tệ cung ứng Ngược lại ở hầu hết các nước đang phát triển,cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài hạn, xuất phát từ chỗthiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài hạn (trong đó có những tác nhân chủ yếu nhưtình hình tăng trưởng, lạm phát…) Ở một số nước phát triển cho tới nay, khi mộtngân hàng được thành lập và đi vào hoạt động, mối quan tâm chính và thườngxuyên của nó là cho ai vay, và đầu tư vào đâu Ở những nước này, đối tương chovay là điều làm bận tâm nhiều hơn, nếu không nói là vấn đề quan trọng nhất Trong
Trang 7khi đó ở các nước phát triển tình hình lại ngược lại Vấn đề đặt ra cho các ngânhàng không phải vấn đề cho ai vay, mà lợi tức có cao không và an toàn không Chovay của ngân hàng thương mại, nói rộng ra là tín dụng ngân hàng thương mại, làmột lĩnh vực phức tạp và thường xuyên cập nhật theo những biến chuyển của môitrường kinh tế Vì vậy, nếu muốn có một nền kinh tế ổn định, đòi hỏi quốc gia phải
có hệ thống ngân hàng vững mạnh Muốn vậy, Chính phủ phải thiết lập được hệthống pháp luật chặt chẽ để đảm bảo được hành lang an toàn cho hệ thống ngânhàng
Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài: "Pháp luật về hoạt động cho vay - Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Quảng Ninh." nhằm nghiên cứu những quy định cơ bản của pháp luật
Việt Nam về hoạt động cho vay của ngân hàng, cũng như thực tiễn thực hiện phápluật về hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triểnViệt Nam - chi nhánh Quảng Ninh để từ đó đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiệnpháp luật về hoạt động cho vay
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Hiện nay, ở Việt Nam, liên quan đến lĩnh vực cho vay và một số lĩnh vực tíndụng ngân hàng liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay đã có nhiều công trìnhnghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Một số công trình tiêu biểu như:
- TS Phạm Văn Tuyết, TS Lê Kim Giang (2012), “Hợp đồng tín dụng vàbiện pháp bảo đảm tiền vay”, NXB Tư pháp
- TS Ngô Quốc Kỳ (2005), “Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Ngânhàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, NXB Tư pháp
- Th.S Nguyễn Thị Hồng Thúy (2008), “Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngânhàng ở Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ luật kinh tế- ĐH Quốc gia Hà Nội
- Th.S Nguyễn Thị Minh Chi (2004), “Pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợpđồng tín dụng- thực trạng và phương hướng hoàn thiện“, Luận văn Thạc sỹ luậthọc- ĐH Luật Hà Nội
- Th.S Trần Thu Thuỷ (2003), “Chế định bảo đảm hợp đồng tín dụng ngânhàng- Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sỹ luật học- ĐH Quốc gia Hà Nội
- Nguyễn Thị Thuỳ Dương, TS Nguyễn Minh Hằng hướng dẫn (2011),
“Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng- Thực trạng áp dụng trong lĩnh vực dầukhí tại Việt Nam”, Khoá luận tốt nghiệp- ĐH Luật Hà Nội
- TS Nguyễn Văn Tuyến, “Vấn đề hiệu lực của giao dịch thương mại củaNgân hàng Thương mại”, Tạp chí Luật học số 2-2005
Trang 8- Tác giả Phạm Văn Đàm (2011), “Các biện pháp pháp lý bảo đảm thực hiệnhợp đồng tín dụng”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số 11-2011
- Luận văn Th.S Luật Nguyễn Thị Thu Thủy với người hướng dẫn là PhóGS.TS Lê Thị Thu Thủy: "Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng thươngmại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam" Luận văn tập trung nghiêncứu một cách có hệ thống và đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạtđộng cho vay của NHTM đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Thông qua việcnghiên cứu thực trạng pháp luật về cho vay khối doanh nghiệp nhỏ và vừa tại cácNHTM của Việt Nam, gắn với việc so sánh với pháp luật, chính sách cho vay doanhnghiệp nhỏ và vừa tại một số nước khác trên thế giới để từ đó rút ra những bất cậpcủa pháp luật trong lĩnh vực này Trên cơ sở đó, đề xuất những biện pháp hỗ trợ đặcthù trong hoạt động cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta, hoàn thiện quyđịnh pháp luật hiện hành, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng caohiệu quả và năng lực hoạt động, xứng đáng với vai trò của nó trong nền kinh tế
Ngoài ra còn một số bài viết của các tác giả đăng trên tạp chí ngân hàng như:Đoàn Thái Sơn (2007), “Bất cập của pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chứctín dụng”, Tạp chí ngân hàng số 10/2007, Phan Thị Thu Hà (2006), “Rủi ro tín dụngcủa ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam – cách tiếp cận từ tính chất sở hữu”Tạp chí ngân hàng số 24/2006
Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễncho việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay ngân hàng Tuy nhiên, việcnghiên cứu đề tài pháp luật về hoạt động cho vay vẫn còn là cấp thiết, bởi lẽ các quyđịnh pháp luật về vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập chưa phù hợp với thực tiễn vàthông lệ quốc tế trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng Bên cạnh đó, các đề tài nghiêncứu cũng hầu như chưa đi sâu nghiên cứu thực tiễn tại một ngân hàng cụ thể để cócái nhìn thực tế, khách quan hơn
Vì vậy, em quyết định lựa chọn đề tài này với mong muốn góp phần làm rõhơn những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay của ngân hàng, chỉ ra nhữngbất cập của việc thực hiện các quy định đó trong thực tiễn tại Ngân hàng Thươngmại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Quảng Ninh, từ đó đề ranhững giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng ởViệt Nam hiện nay
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Hoạt động cho vay là nghiệp vụ đem lại lợi nhuận trực tiếp cho NHTM, đồngthời cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro Hoạt động này luôn được đặt trongmối quan tâm hàng đầu của Chính phủ và bản thân các NHTM bởi nó ảnh hưởng
Trang 9lớn đến sự tồn tại và phát triển của NHTM cũng như đảm bảo cung ứng vốn chohoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn bộ nền kinh tế Do vậy, việc bảo đảm antoàn cho nó đang là vấn đề hết sức bức bối tại hầu hết các NHTM trên thế giới nóichung và tại Việt Nam nói riêng Chính vì tầm quan trọng như vậy nên bài khóaluận sẽ muốn đi sâu nghiên cứu đề tài về cho vay để có thể tìm hiêủ thêm về bảnchất và hoạt động của hoạt động chứa đầy những yếu tố rủi ro bất ngờ này
Cùng với việc tham khảo các đề tài, kế thừa tổng hợp, thông qua tìm hiểu thựctrạng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánhQuảng Ninh cùng với sự hướng dẫn tận tình chu đáo của Th.S Nguyễn Phụng
Dương tác giả quyết định chọn đề tài: "Pháp luật về hoạt động cho vay - Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Quảng Ninh".
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài khóa luận lấy đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật ViệtNam hiện hành về hoạt động cho vay của ngân hàng trong các văn bản Luật chuyênngành như: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, Luật các Tổ chức tín dụng2010…và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan
- Các vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay nảy sinh trong thực tế để phảnánh một cách rõ ràng và chính xác nhất những gì đã làm được và những gì còn tồntại trong quá trình áp dụng pháp luật vào thực tiễn các tình huống xảy ra
Mục tiêu nghiên cứu
- Làm sáng tỏ về mặt lý luận sự cần thiết phải có một hệ thống pháp luật thốngnhất và chặt chẽ để quản lí hoạt động cho vay của NHTM trong bối cảnh nước ta đã
ra nhập WTO, sự hội nhập kinh tế đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức
- Phản ánh thực trạng tình hình pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM.Tìm ra những ưu điểm đồng thời nhìn nhận lại những điểm hạn chế trong hệ thốngpháp luật hiện hành
- Nêu lên thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động cho vay của Ngân hàngThương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Quảng Ninh
- Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình áp dụng phápluật về hoạt động cho vay Từ đó đề xuất những giải pháp để giải quyết các vấn đềphát sinh trong quá trình hoạt động
Phạm vi nghiên cứu
- Bài khóa luận tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản và các quy địnhhiện hành về hoạt động cho vay của NHTM trong các văn bản pháp luật Việt Nam
Trang 10như: Luật các tổ chức tín dụng 2010, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
và Quy chế cho vay 2001 được sửa đổi, bổ sung bởi quyết định NHNN ngày 3/2/2005
127/2005/QĐ Không gian: Thực tế áp dụng vấn đề trên tại Ngân hàng Thương mại Cổphần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Quảng Ninh
- Thời gian: từ khi luật các tổ chức tín dụng 2010, luật Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam 2010, quy chế cho vay 2001 được sửa đổi, bổ sung bởi quyết định127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 , những quy định liên quan kí kết và thực hiệnhợp đồng tín dụng được ban hành và có hiệu lực
Với việc giới hạn phạm vi nghiên cứu trên sẽ ta giúp dễ dàng hơn trong việcxác định vấn đề nghiên cứu đồng thời chỉ rõ đề tài, tập trung nghiên cứu và phântích nhằm đưa ra những nhận định khách quan, phân tích, đánh giá để tìm ra nhữnggiải pháp giúp hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Chủ yếu là nghiên cứu các văn bản Quy
phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của NHTM: Luật các tổ chức tín dụng
2010, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 và Quy chế cho vay 2001 đượcsửa đổi, bổ sung bởi quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tình huống: phân tích, đánh giá nhữngtình huống phát sinh trong thực tiễn và đưa ra một số kiến nghị, đề xuất liên quantới quy định pháp luật về hoạt động cho vay nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đềnêu trên
- Ngoài ra khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu so sánh,thống kê, quy nạp, diễn dịch
Bên cạnh đó, khóa luận còn sử dụng các nguồn bài nghiên cứu, sách báo đểtạo nền tảng cơ sở cho việc nghiên cứu về hoạt động cho vay để tạo được tính mới
và tính cấp thiết cho khóa luận
Dù là sử dụng phương pháp nào để xây dựng các nội dung của đề tài thì cácphương pháp nghiên cứu vẫn được thực hiện trên nền tảng cơ sở quan điểm chủnghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở lý luận khoa học của ngành vềpháp luật những quy định, đồng thời vận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng
và nhà nước về quy định pháp luật điều chỉnh trong hoạt động cho vay cùng các chếtài trong các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục cần thiết thì bài khóa luận cónhững nội dung chính sau đây:
Trang 11- Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay và các quyđịnh pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại.
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về hoạt động cho vay và thực tiễn thực hiệntại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánhQuảng Ninh
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vaytại Ngân hàng Thương mại
Trang 12CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CHO
VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát chung về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
1.1.1 Khái niệm về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Cho vay là hiện tượng kinh tế khách quan, xuất hiện khi trong xã hội loàingười có tình trạng tạm thời thừa và tạm thời thiếu vốn Khái niệm cho vay, theođịnh nghĩa chung nhất được hiểu là việc một người thỏa thuận để cho người khácđược quyền sử dụng tài sản của mình (vật cùng loại) trong một thời gian nhất địnhvới điều kiện có hoàn trả, dựa trên cơ sở sự tín nhiệm của mình đối với người đó.Theo quy định của pháp luật, cho vay được định nghĩa tại khoản 16 Điều 4
Luật các tổ chức tín dụng 2010 “cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho
vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
Cho vay theo quy định của pháp luật hoạt động cho vay chính là một trongnhững hình thức cấp tín dụng của các NHTM hiện nay, và là một hoạt động mangtính chất nghề nghiệp kinh doanh các NHTM Khi thực hiện hoạt động cấp tín dụngcho khách hàng của mình, các NHTM sẽ giao cho khách hàng một khoản tiền nhấtđịnh hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền nhất định để sử dụng theohợp đồng tín dụng đã được kí kết giữa các bên để khách hàng sử dụng trong mộtkhoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc là hoàn trả cả gốc lẫn lãi.Hợp đồng tín dụng ngân hàng “phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụngvốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảođảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được cácbên thoả thuận” (Điều 17 Quy chế cho vay 2001 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyếtđịnh 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005.)
1.1.2 Đặc điểm về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Thứ nhất: chủ thể của hoạt động cho vay
Trong hoạt động cho vay thì luôn luôn xuất hiện hai bên chủ thể tham giavào hoạt động cho vay đó là chủ thể đi vay và chủ thể cho vay Trong quan hệ chovay này thì chủ thể cho vay chính là các NHTM được phép cấp tín dụng theo quyđịnh của pháp luật, và chủ thể đi vay là các khách hàng có nhu cầu vay vốn tại cácNHTM
Trang 13Thứ hai: hình thức pháp lí của hoạt động cho vay
Hình thức pháp lí của việc cho vay chính là hợp đồng tín dụng, ghi nhận sựthỏa thuận giữa NHTM với khách hàng có nhu cầu vay vốn tại các NHTM Phápluật quy định các chủ thể khi tham gia vào quan hệ tín dụng ngân hàng phải thỏathuận bằng văn bản các quyền và nghĩa vụ của mình Quy định này nhằm bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp cho các bên Bởi vì hợp đồng tín dụng ngân hàng là cơ sởpháp lý cho việc giải quyết tranh các chấp của các cơ quan nhà nước có thẩmquyền
Hợp đồng tín dụng ngân hàng được ký kết dưới các hình thức pháp lý là vănbản bao gồm cả văn bản viết và văn bản điện tử dưới dạng thông điệp dữ liệu Dùhợp đồng tín dụng ngân hàng ký kết dưới hình thức nào trên đây đều có giá trị pháp
lý ngang nhau và đều là chứng cứ trong quá trình giao dịch (Khoản 1 Điều 124BLDS 2005 và Điều 11, 12, 13 Luật Giao dịch điện tử 2005)
Các điều khoản cụ thể trong hợp đồng tín dụng ngân hàng phải đảm bảo xácđịnh cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên cho vay và bên đi vay Khi các bên thỏathuận cụ thể về quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng thì các bên phải thựchiện đúng các điều mà mình đã cam kết Nếu một trong hai bên vi phạm cam kếtgây thiệt hại cho bên kia, họ phải có trách nhiệm bồi thường cho bên bị vi phạm.Như vậy, khi xảy ra tranh chấp thì hợp đồng tín dụng ngân hàng là cơ sở để quytrách nhiệm cho các bên
Hợp đồng tín dụng là loại hợp đồng ưng thuận Hợp đồng tín dụng ngân hàng
có thể được công chứng, chứng thực phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên Tínhchất ưng thuận của hợp đồng tín dụng ngân hàng được thể hiện rõ trong quy địnhtại khoản 16, Điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, theo đó cấp tín dụng(cho vay) là việc tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng mộtkhoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theothỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Như vậy Luật đã khẳng định đó
là tính chất ưng thuận
Thứ ba: mục đích của hoạt động cho vay
Mục đích của hoạt động cho vay là nhằm sinh lời Tính chất sinh lợi của hoạtđộng cho vay của ngân hàng luôn được biểu hiện qua tỷ số chênh lệch giữa lãi suấtcho vay và lãi suất huy động vốn của NHTM, TCTD Lãi suất cho vay luôn cao hơnlãi suất huy động vốn và sự chênh lệch này luôn phụ thuộc vào cung cầu về vốn trênthị trường tùy thuộc vào từng thời điểm cụ thể NHTM, TCTD hoạt động theo cácquy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan
Trang 14nên mục đích tìm kiếm lợi nhuận không chỉ là điều tất yếu mà còn là động lực giúpNHTM, TCTD duy trì hoạt động kinh doanh của mình.
1.1.3 Phân loại hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng hiện nay có thể phân loại dựa vàonhiều tiêu chí khác nhau:
1.1.3.1 Theo thời hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn: thời hạn cho vay đến một năm và được sử dụng để bổ
sung, bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu tiêu dùngngắn hạn của các cá nhân
- Cho vay trung hạn: Thời hạn cho vay từ 1 đến 5 năm Tín dụng trung hạn
chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết
bị, công nghệ, mở rộng kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thờigian thu hồi nhanh Bên cạnh đó, nó còn được dùng để đầu tư tài sản lưu độngthường xuyên của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp mới thành lập
- Cho vay dài hạn: Thời hạn cho vay trên 5 năm Loại tín dụng này dùng để
đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vậntải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới
1.1.3.2 Theo mục đích sử dụng vốn
- Cho vay bất động sản: là loại hình cho vay liên quan đến việc mua sắm và
xây dựng bất động sản như nhà ở, đất đai hay bất động sản trong lĩnh vực côngnghiệp, thương mại và dich vụ
- Cho vay công nghiệp, thương mại, dịch vụ: Loại cho vay ngắn hạn để bổ
sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này
- Cho vay nông nghiệp: Loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất nông
nghiệp như mua phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, laođộng, nguyên nhiên liệu…
- Cho vay cá nhân: Loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cá nhân
như mua sắm các vật dụng đắt tiền Ngày nay, ngân hàng còn thực hiện các khoảncho vay để trang trải chi phí thông thường của đời sống qua phát hành thẻ tín dụng
- Cho các định chế tài chính khác vay: hình thức phổ biến nhất cho vay trên
thị trường liên ngân hàng
- Cho thuê: Cho thuê của các định chế tài chính bao gồm thuê vận hành, thuê
và mua lại, thuê tài chính Tài sản cho thuê thường là bất động sản và động sản chủyếu là máy móc thiết bị
Trang 151.1.3.3 Theo phương thức hoàn trả
- Cho vay trả góp: Loại hình cho vay mà việc hoàn trả vốn và lãi theo định
kỳ Loại cho vay này thường áp dụng cho các khoản vay có thười gian dài như chovay bất động sản, cho vay tiêu dùng đối với những tài sản có giá trị cao Ngoài ra,hình thức này còn áp dụng cho một số loại cho vay có hình thái giá trị nhỏ như chovay đối với những nhà kinh doanh nhỏ (cho vay chợ), cho vay tài trợ trang thiết bịnông nghiệp
- Cho vay phi trả góp: cho vay thanh toán một lần theo kỳ hạn đã thỏa thuận.
- Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: chẳng hạn như hình thức thấu chi, cho vay
qua thẻ tín dụng
1.1.3.4 Theo hình thức cho vay
- Thấu chi: là hình thức cho vay gắn liền sử dụng tài khoản tiền gửi vãng lai
của cá nhân hoặc danh nghiệp thông qua việc sử dụng số dư trong một hạn mức chophép, với một thời hạn, phí do ngân hàng quy định
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Cho vay để tạo thuận lợi cho thanh toán
của khách hàng
- Chiết khấu giấy tờ có giá: như kỳ phiếu thương mại, các chứng chỉ tiền gửi,
…
- Cho vay tiêu dùng cá nhân: là hình thức cho vay ngắn và trung hạn với lãi
suất thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng Việc trả nợ thường được trả hàngtháng với số tiền cố định Cho vay tiêu dùng cá nhân thường là cho vay để muaphương tiện đi lại hoặc du lịch hoặc cho vay đối với sinh viên Đối với những kháchhàng tốt, ngân hàng còn cấp cho khách hàng một tập séc để rút tiền
- Tín dụng tuần hoàn: là hình thức tín dụng mà khách hàng được vay một
khoản tiền cố định, khi hoàn trả sẽ được vay lại
- Tín dụng thuê mua: cho vay dưới hình thức cho thuê tài sản mà khách hàng
cần sử dụng, sau một thời gian khách hàng có thể mua lại tài sản này
- Tín dụng nhà ở: Bao gồm cho vay thanh toán, cho vay tiết kiệm nhà ở, cho
vay tự do
- Mua các khoản nợ của doanh ngiệp: hình thức phổ biến nhất của factoring
là mua các hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp
1.1.4 Vai trò của hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại
- Hoạt động cho vay góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Phần lớn nguồn vốn của nhiều thành phần trong kinh tế đi vay từ ngân hàng
để bắt tay vào ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn (Ví dụ: kinh tế ngoài
Trang 16quốc doanh chiếm tới trên 70%) Do vậy bằng các chính sách cho vay, định hướngchung của nhà nước góp phần tạo cho nền kinh tế một cơ cấu kinh tế hợp lý, cânđối.
Bằng những công cụ tín dụng mà ngân hàng có thể cho vay ưu đãi nhữngnghành nghề cần thiết để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhànước trong từng giai đoạn cụ thể
- Hoạt động cho vay góp phần điều hòa cung – cầu dịch vụ, hàng hóa
Doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh, hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh
mà thiếu vốn thì doanh nghiệp phải vay vốn của ngân hàng Nhưng doanh nghiệpchỉ thu được lợi nhuận cũng như có khả năng trả nợ ngân hàng khi doanh nghiệptiêu thụ được hết số sản phẩm hàng hoá đã sản xuất ra, hay phải có một bộ phậnnhững người tiêu dùng mua và có khả năng mua sản phẩm đó
Về phía người tiêu dùng, với một mức thu nhập nhất định, họ không thể có đủ
số tiền để mua hàng hoá mình muốn Họ chỉ đủ khả năng mua sau một thời gian dàitích luỹ Đó là nguyên nhân dẫn đến chu kì tuần hoàn và luân chuyển vốn của doanhnghiệp bị ngưng trệ Doanh nghiệp sẽ không thu hồi đủ tiền để thực hiện vòng quaysản xuất
Do đó, ngân hàng cho doanh nghiệp vay sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thì
sẽ có nhiều hàng hoá Ngân hàng cho người tiêu dùng vay sẽ thoả mãn nhu cầuhàng hoá Như vậy hoạt động cho vay của ngân hàng đã góp phần điều hoà cung -cầu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho nền kinh tế
- Hoạt động cho vay góp phần điều tiết và phân phối các nguồn vốn
Vốn sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế vận động liên tục và biểu hiệncác hình thức khác nhau qua mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất, tạo thành chu kìtuần hoàn và luân chuyển vốn được thể hiện dưới dạng tiền tệ Trong quá trình đó,
để duy trì hoạt động liên tục, đòi hỏi nguồn vốn của doanh nghiệp luôn tồn tại đồngthời ở ba giai đoạn: dự trữ - sản xuất - lưu thông Từ đó xảy ra hiện tượng thừa thiếuvốn tạm thời: tại một thời điểm nhất định có những đơn vị kinh tế có vốn tiền
tệ nhàn rỗi và có những đơn vị thiếu vốn Hiện tượng này xảy ra thường xuyên vàphổ biến trong bất kì nền kinh tế nào, làm nảy sinh nhu cầu ngày càng bức thiết phảigiải quyết được vấn đề điều hoà vốn NHTM với vai trò là một trung gian tài chínhđứng ra tập trung phân phối lại tiền tệ, điều hoà cung - cầu vốn cho các doanhnghiệp, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bịgián đoạn
- Hoạt động cho vay góp phần giúp các thành phần kinh tế mở rộng ứng dụng công nghệ mới
Trang 17Với những doanh nghiệp trang bị trình độ kĩ thuật còn thấp kém, công nghệlỗi thời, thiếu đồng bộ làm giảm ưu thế của các doanh nghiệp, làm cho các doanhnghiệp đó kém phát triển Thông qua vốn vay của ngân hàng, doanh nghiệp dùngđồng vốn này để đầu tư, tìm kiếm những công nghệ hiện đại, đổi mới dây truyền sảnxuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm thoả mãn nhu cầu trong
và ngoài nước Như vậy hoạt động cho vay mở rộng ứng dụng công nghệ mới vàocác doanh nghiệp, thông qua đó giúp doanh nghiệp sản xuất ngày càng có hiệu quả,
mở rộng sản xuất kinh doanh
- Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng và thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng
Cho vay là một trong những hoạt động lớn của ngân hàng Ở các nước pháttriển, doanh thu từ hoạt động này thường chiếm 70%, hay đến 90% doanh thucủa ngân hàng, ở các nước đang phát triển Hiện nay 80% doanh thu của các NHTM
là từ hoạt động tín dụng, mà hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn
Nhờ có hoạt động cho vay, mà các đơn vị kinh tế có thể vay của ngân hàng
để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu đượckhông những đủ tiền trả cho ngân hàng mà còn có tiền gửi vào ngân hàng, nghĩa làlàm tăng hoạt động huy động vốn của ngân hàng Mặt khác, khi sản xuất kinh doanhphát triển, xã hội phát triển thì các hoạt động dịch vụ của ngân hàng cũng phát triển
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Những quy định pháp luật về cho vay là những quy định của luật pháp về cácquan hệ phát sinh giữa các bên khi tham gia vào hoạt động cho vay của NHTM Cácquy định này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay, bởi vì nó chi phối tínhchất, quy mô, phạm vi giao dịch, trạng thái rủi ro và an toàn trong hoạt động củaNHTM nói chung và hoạt động cho vay của NHTM nói riêng Vì lẽ đó, các tổ chứctín dụng và khách hàng vay trong quan hệ vay vốn thường ưu tiên lựa chọn biệnpháp bảo đảm thế chấp tài sản Đây cũng là những biện pháp bảo đảm nghĩa vụđược áp dụng phổ biến nhất trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối vớikhách hàng Tuy nhiên, để xử lý tốt mối quan hệ lợi ích giữa các bên trong biệnpháp thế chấp tài sản, điều rất quan trọng là phải nhận diện đúng đặc trưng pháp lýcủa loại hợp đồng phù hợp với mối quan hệ đó và đảm bảo được quyền lợi và nghĩa
vụ của các bên trong quan hệ đó Đặt trong quan hệ cho vay thì hợp đồng tín dụng
là hợp đồng phù hợp nhất
Trang 18Hợp đồng tín dụng ngân hàng được ký kết nhằm bổ sung thiếu hụt vốn của doanhnghiệp và cho vay phuc vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân Như vậy hợp đồng tín dụngngân hàng được ký kết nhằm mục đích kinh doanh của NHTM, TCTD cho vay vàcác doanh nghiệp, có thể là cho tiêu dùng cá nhân.
Mặt khác, hợp đồng tín dụng ngân hàng được ký kết giữa một bên chủ thể bắtbuộc là NHTM, TCTD để thực hiện hoạt động tín dụng ngân hàng Hoạt động tíndụng ngân hàng là hoạt động kinh doanh đặc thù, kinh doanh đồng vốn, quyền sửdụng các khoản tiền tệ Do vậy, hợp đồng tín dụng ngân hàng chịu sự điều chỉnhcủa pháp luật hợp đồng nói chung, và Luật NHNN, Luật các TCTD và các văn bảnliên quan Chính vì vậy mà giữa luật chung và luật chuyên ngành phải có nguyêntắc áp dụng chung, tránh chồng chéo, mâu thuẫn Theo đó, trong cùng một tìnhhuống đặt ra, nếu luật chuyên ngành có quy định thì ưu tiên áp dụng quy định củaluật chuyên ngành, nếu luật chuyên ngành không có quy định hoặc quy định không
cụ thể, rõ ràng thì mới áp dụng quy định của luật chung
1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Căn cứ vào quy định tại điều 17 của Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN: "Việccho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tíndụng "Hợp đồng tín dụng về bản chất là những hợp đồng cho vay tài sản theo quyđịnh của Bộ luật Dân sự 2005 Tuy nhiên, chỉ gọi là hợp đồng tín dụng trong trườnghợp chủ thể tham gia ký kết hợp đồng tín dụng là bên cho vay là các TCTD Hợpđồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa TCTD (bên cho vay) với tổ chức,
cá nhân có đủ những điều kiện do pháp luật quy định (bên vay) Căn cứ vào hợpđồng, TCTD chuyển giao một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhấtđịnh, với điều kiện hoàn trả cả gốc và lãi Không những hoạt động cho vay củaTCTD nói chung và NHTM nói riêng ngoài việc tuân thủ các quy định chung củapháp luật mà còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật về hợp đồng, cụ thể ở đây là hợpđồng tín dụng Từ đó có thể khẳng định rằng chủ thể, nội dung, hình thức, vấn đề hiệulực, trách nhiệm pháp lý mọi khía cạnh mà quy định pháp luật điều chỉnh hoạt độngcho vay cũng chính là các quy định pháp luật điều chỉnh về hợp đồng tín dụng
Chủ thể của hợp đồng tín dụng
Bên cho vay
Trong quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng, bên cho vaythông thường là tổ chức tín dụng có đủ những điều kiện do pháp luật quy định.Ngoài ra, các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng nếu được NHNN cho
Trang 19phép thực hiện hoạt động tín dụng thì cũng có thể là bên cho vay và cũng phải thỏamãn các điều kiện chủ thể giống như đối với bên cho vay là NHTM.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, một tổ chức tín dụng muốn trở thànhchủ thể cho vay phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp
- Có điều lệ do Ngân hàng Nhà nước chuẩn y
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp
- Có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đồng tín dụngvới khách hàng
Đối với tổ chức không phải là tổ chức tín dụng (TCTD), muốn trở thành chủthể cho vay trong hoạt động tín dụng (HĐTD) thì chỉ cần thoả mãn các điều kiệnnhư có giấy phép hoạt động ngân hàng, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và
có người đại diện hợp pháp Trong giấy phép hoạt động ngân hàng và giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh của loại tổ chức này phải ghi rõ hoạt động cho vay là hoạtđộng ngân hàng đươc phép thực hiện
Việc pháp luật quy định những điều kiện này đối với bên cho vay không chỉgóp phần hạn chế, loại trừ những tổ chức tín dụng không đủ tiêu chuẩn kinh doanhtrên thương trường, góp phần lành mạnh hóa các quan hệ tín dụng và bảo về quyềnlợi hợp pháp của các nhà đầu tư, mà còn là căn cứ để các luật gia hay các thẩmphán, trọng tài viên tiến hành thẩm định và đánh giá một cách khách quan vấn đềhiệu lực pháp lí của hoạt động tín dụng
Bên vay
Bên vay là tổ chức, cá nhân phải thoả mãn các điều kiện sau (về nguyên tắc,những điều kiện này có tính chất bắt buộc chung với mọi chủ thể đi vay trong mọihợp đồng tín dụng):
- Bên vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự Đối với tổ
chức là pháp nhân hay không phải là pháp nhân thì phải có người đại diện hợp pháp
có đủ năng lực và thẩm quyền đại diện cho tổ chức đó khi ký kết hợp đồng tín dụng;
- Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp.
Ngoài ra bên vay còn có một số điều kiện riêng sau (những điều kiện này chỉ
có tính bắt buộc phải thỏa mãn đối với bên vay khi chúng được các bên thoả thuận
rõ trong hợp đồng tín dụng):
- Bên vay có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết;
- Bên vay có phương án sử dụng vốn khả thi, hiệu quả;
- Bên vay có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh bằng tài sản của người
thứ ba trên cơ sở hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh
Trang 20Tóm lại, việc pháp luật quy định các điều kiện chủ thể đối với bên cho vay vàbên đi vay trong hợp đồng tín dụng, ngoài mục đích thiết lập trật tự, kỷ cương tronghoạt động tín dụng còn có ý nghĩa là giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong hoạtđộng kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Hình thức của hợp đồng tín dụng
HĐTD là loại hợp đồng ưng thuận nên pháp luật quy định tại thời điểm phátsinh hiệu lực của hợp đồng tín dụng chính là thời điểm các bên đã thoả thuận xongcác điều khoản của hợp đồng và bên sau cùng đã ký tên, đóng dấu (nếu có) và đượclập thành văn bản
Nội dung của hợp đồng tín dụng
Căn cứ vào điều 51 luật các TCTD quy định về nội dung của HĐTD: “Việc chovay phải được lập thành hợp đồng tín dụng Hợp đồng tín dụng phải có nội dung vềđiều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hìnhthức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khácđược các bên thỏa thuận.”
Giao kết hợp đồng tín dụng
Đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng ngân hàng
Khi một chủ thể muốn thiết lập một hợp đồng tín dụng (HĐTD), thì ý muốn
đó phải thể hiện ra bên ngoài thông qua một hành vi nhất định Chỉ có như vậy, phíađối tác mới có thể nhận biết được ý muốn của họ và từ đó mới có thể đi đến giao kếthợp đồng Đề nghị giao kết HĐTD là hành vi pháp lý do một bên thực hiện dướihình thức văn bản chính thức gửi bên kia, với nội dung thể hiện ý chí mong muốngiao kết HĐTD
Để chủ thể mà mình muốn giao kết HĐTD biết được nguyện vọng giao kếtHĐTD của mình, chủ thể đề nghị giao kết (thông thường là các tổ chức cá nhân cónhu cầu vay vốn) phải gửi cho bên được đề nghị (thông thường là các TCTD,NHTM) văn bản đề nghị giao kết HĐTD, tức đơn xin vay, kèm các giấy tờ, tài liệuchứng minh tư cách chủ thể và khả năng tài chính hay phương án sử dụng vốn đểTCTD, NHTM xem xét, thẩm định Về bản chất pháp lý, hành vi này của bên vayđược xem là một đề nghị giao kết HĐTD và các tài liệu bên vay gửi cho TCTD,NHTM được coi như bằng chứng đề nghị giao kết HĐTD
Trong thực tiễn, TCTD, NHTM không chỉ đóng vai trò thụ động trong việctiếp nhận đề nghị vay vốn của khách hàng mà đôi khi còn chủ động đưa ra đề nghịgiao kết HĐTD cho khách hàng để lựa chọn những khách hàng có đủ uy tín và nănglực trả nợ Đây là một phương thức giao dịch cho vay mang tính hiện đại và trên
Trang 21thực tế luôn được các NHTM, TCTD ở các nước phát triển sử dụng Tuy nhiên, đốivới hầu hết các NHTM, TCTD ở Việt Nam, phương thức giao dịch này vẫn còn mới
mẻ, chưa được sử dụng phổ biến ngoại trừ ở một số Ngân hàng liên doanh và chinhánh Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam Các Ngân hàng cổ phần đã bắt đầu tiênphong trong việc áp dụng phương thức này nhằm chủ động tìm kiếm thị trường,tăng cường khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tín dụng của mình ở trong vàngoài nước
Thẩm định hồ sơ tín dụng
Hồ sơ tín dụng tốt phải đảm bảo các yếu tố sau: Các thông tin cơ bản về doanhnghiệp xin vay; thông tin tài chính hiện tại; lịch sử tài chính; thông tin về mục đíchvay vốn; thoả thuận hoàn trả khoản vay; các dự toán về hoạt động sản xuất kinhdoanh trong tương lai và vốn hoạt động; các thông tin cụ thể về giao dịch tín dụngvới doanh nghiệp; bản sao của mọi quan hệ có liên quan đến doanh nghiệp xin vay.Thẩm định hồ sơ tín dụng là một thủ tục pháp lý bắt buộc đối với tất cả cácTCTD, NHTM khi thực hiện hoạt động cho vay Thẩm định hồ sơ tín dụng là tất cảnhững hành vi mang tính nghiệp vụ- pháp lý do TCTD, NHTM thực hiện nhằmkiểm tra và xác định các điều kiện vay vốn, trên cơ sở đó mà quyết định cho vayhay không đối với khách hàng Bản báo cáo này phải được gửi cho người có thẩmquyền quản lý để quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đối với khách hàng.Trong trường hợp từ chối cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàngbằng văn bản và phải nêu rõ những căn cứ từ chối cho vay
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng
Chấp nhận đề nghị giao kết HĐTD là hành vi pháp lý do bên chấp nhận đưa
ra dưới dạng một văn bản chính thức gửi cho bên đề nghị giao kết hợp đồng, với nộidung thể hiện sự đồng ý giao kết HĐTD
Trong giai đoạn này, TCTD, NHTM và bên vay vốn thỏa thuận và ký kếtHĐTD thông qua quá trình thương lượng, đàm phán trực tiếp để soạn thảo từngđiều khoản của HĐTD Thời điểm giao kết HĐTD là thời điểm người đại diện cóthẩm quyền của bên cuối cùng trực tiếp ký tên vào văn bản HĐTD
Trong thực tiễn ký kết HĐTD ở Việt Nam, các TCTD, NHTM thường đưa rahợp đồng mẫu với các điều khoản chủ yếu, khách hàng chỉ đóng vai trò là ngườinghiên cứu, xem xét các điều khoản đó Nếu khách hàng chấp nhận việc giao kếtHĐTD, chỉ cần ký tên vào văn bản hợp đồng mẫu đã được soạn thảo sẵn Kể từ khicác bên đã ký đầy đủ vào văn bản HĐTD, HĐTD chính thức có hiệu lực pháp luật
Trang 22 Thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng
Thực hiện hợp đồng tín dụng là mục đích của việc giao kết hợp đồng tíndụng Đây là giai đoạn quan trọng nhất, bởi lẽ chỉ khi nào hợp đồng tín dụng đượcthực hiện nghiêm chỉnh thì quyền và lợi ích hợp pháp của các bên mới được thoảmãn và bảo đảm Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, xuất phát từ nhu cầubảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, các bên thường quan tâm đặc biệt đến những vấn
đề sau:
- Thoả thuận áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện nghĩa vụhợp đồng, trong đó chủ yếu là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền vay cho tổchức tín dụng Thoả thuận này nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên chủ nợ là tổ chứctín dụng Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, nếu bên vay không thực hiệnđược nghĩa vụ trả nợ tiền vay khi đến hạn và không được tổ chức tín dụng cho giahạn nợ thì tài sản bảo đảm tiền vay có thể được xử lý theo thoả thuận của các bênhoặc theo quy định của pháp luật
- Thoả thuận việc gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ Thoả thuận nàynhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bên vay trong việc xử dụng vốn vay và trên cơ sở
đó giúp bên vay thanh toán nợ cho tổ chứ tín dụng Trong quá trình thực hiện hợpđồng tín dụng, đôi khi gặp những khó khăn khiến cho bên vay không có khả năngthực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền vay đúng hạn Việc gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạntrả nợ phải được các bên ghi rõ trong hợp đồng tín dụng và coi đó là sự sửa đổi điềukhoản về thời hạn trả nợ tiền vay
Quy trình thực hiện hợp đồng tín dụng thông thường bao gồm các bước sau:
- Kiểm tra, giám sát khoản vay
Hoạt động kiểm tra, giám sát khoản vay bao gồm: Kiểm tra xem mục đíchvay vốn có phù hợp với đăng ký kinh doanh hay không; kiểm tra tính hợp pháp củamục đích vay vốn, giám sát quá trình sử dụng vốn vay có đúng với mục đích vayvốn hay không…
- Xử lý rủi ro của các khoản vay có vấn đề
Khoản vay có vấn đề bao gồm khoản vay đã quá hạn và khoản vay tuy chưađến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ không trả được nợ do mất khả năng thanhtoán, do thua lỗ hoặc doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật như lừa đảo, trốnthuế Xử lý khoản vay có vấn đề chính là áp dụng các biện pháp khác nhau để thuhồi nợ Việc xử lý này dựa trên nguyên tắc cơ bản là tận dụng hết lượng tiền mặtsẵn có, buộc doanh nghiệp bán sản phẩm hay cung cấp dịch vụ ở mức giá hợp lý đểtạo nhu cầu có khả năng thanh toán bằng tiền mặt và nhất là cần tận dụng hết tài sản
Trang 23có của doanh nghiệp, tìm cách chuyển hoá nhanh tất cả loại tài sản đó thành tiềnmặt tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng.
- Thanh lý hợp đồng tín dụng
+ Tất toán khoản vay: khi khách hàng trả nợ, cán bộ tín dụng tiến hành phốihợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí… để tấttoán khoản vay
+ Thanh lý hợp đồng tín dụng: Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theothoả thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết; khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thìhợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bảnthanh lý hợp đồng Trường hợp bên vay yêu cầu, cán bộ tổ chức tín dụng soạn thảobiên bản thanh lý hợp đồng trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát và trưởng phòngtín dụng trình lên lãnh đạo ký biên bản thanh lý
+ Thực hiện xử lý rủi ro bảo đảm tiền vay: Các bên thoả thuận về việc thựchiện các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay
- Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
Bảo đảm tiền vay là việc NHTM, TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòngngừa rủi ro tạo cơ sở pháp lý và kinh tế để thu hồi nợ đã vay Tín dụng là một trongnhững hoạt động chính, cơ bản mang lại lợi nhuận chủ yếu của NHTM, TCTD.Kinh doanh tín dụng luôn gắn liền rủi ro tín dụng, ngoài việc xác định khả năngthanh toán của người đi vay thì việc xác định tài sản thế chấp của người đi vay có ýnghĩa đặc biệt quan trọng Chính vì vậy, phải có tài sản thế chấp để vay vốn ngânhàng Các biện pháp thường được sử dụng là: bảo lãnh, cầm cố, thế chấp
Thế chấp tài sản trong quan hệ HĐTD ngân hàng được hiểu là việc một cánhân hay pháp nhân dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm chokhoản vay tại NHTM, TCTD Thế chấp tài sản phải làm thành văn bản dưới hìnhthức hợp đồng thế chấp tài sản, phải được cơ quan công chứng Nhà nước chứngthực Trong hợp đồng đó phải ghi rõ khối lượng, giá trị tài sản thế chấp, thời hạn thếchấp, phương thức xử lý tài sản thế chấp…Nếu số tiền phát mại tài sản thế chấpkhông đủ để trả nợ thì phỉa tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ bằng các nguồn tài sảnkhác Nếu bên đi vay không trả nợ, NHTM, TCTD có quyền khởi kiện bên vaytrước pháp luật
Cầm cố trong quan hệ HĐTD ngân hàng là việc người đi vay dùng số độngsản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho khoản tiền vay Về phía NHTM,TCTD, hoạt động dịch vụ cầm cố là một hình thức cho vay mà bên có tài sản cầm
cố phải giao vật cầm cố là tài sản của mình cho bên nhận cầm cố quản lý, để làm vậtbảo đảm nghĩa vụ trả nợ khi người có tài sản cầm cố hoặc người bảo lãnh không trả
Trang 24được nợ Cũng như thế chấp, việc cầm cố phải được lập thành văn bản và phải được
cơ quan Công chứng Nhà nước chứng thực
Vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng
Trong thực tế, khi thực hiện HĐTD có thể xảy ra những tranh chấp nhất định
do hành vi vi phạm của một trong các bên giao kết HĐTD mà các bên không thể tựthương lượng, hòa giải được Tranh chấp phát sinh từ HĐTD là tình trạng pháp lýcủa quan hệ HĐTD, trong đó các bên thể hiện sự xung đột hay bất đồng ý chí vớinhau về những quyền, nghĩ vụ hoặc lợi ích phát sinh từ HĐTD
Vấn đề giải quyết các tranh chấp liên quan đến HĐTD có ảnh hưởng đến hoạtđộng cho vay của NHTM, TCTD Do đó, tiến hành giải quyết các tranh chấp nàymột cách nhanh chóng và đúng pháp luật sẽ đảm bảo quyền lợi của các bên thamgia HĐTD Đồng thời, hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt động vay vốn ngân hàng.Theo pháp luật Việt Nam, các tranh chấp phát sinh từ HĐTD sẽ được giảiquyết bằng cơ chế thương lượng hòa giải hoặc cơ ché tài phán
Giải quyết tranh chấp HĐTD bằng cơ chế thương lượng hòa giải giữa các bêntranh chấp: Khi phát sinh tranh chấp từ HĐTD, các bên có quyền gặp nhau trao đổi,thương lượng để giải tỏa các xung đột, bất đồng, trên tinh thần tôn trọng và hiểubiết lẫn nhau Quy định này nhằm tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên và giúpcác bên tránh được những chi phí không cần thiết do phải theo kiện tại Tòa án.Trong trường hợp thương lượng không có kết quả hoặc một trong các bên thiếuthiện chí thì các bên có quyền đưa tranh chấp ra xét xử tại một cơ quan tài phán theoquy định của pháp luật
Giải quyết tranh chấp từ HĐTD bằng cơ chế tài phán: Để tiến hành giải quyếttranh chấp phát sinh từ HĐTD, các bên tranh chấp cần phải xác định được việc giảiquyết tranh chấp tại cơ quan tài phán nào Thực tế ở Việt Nam có hai loại cơ quantài phán có thẩm quyền giải quyết tranh chap là trọng tài và Tòa án Việc phân địnhthẩm quyền tài phán giữa các cơ quan này được áp dụng theo nguyên tắc: Trọng tàithương mại có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng trọng tài với những tranhchấp phát sinh từ HĐTD được ký kết giữa TCTD, NHTM với khách hàng mà cácbên thỏa thuận yêu cầu giải quyết khi có tranh chấp Với các tranh chấp từ HĐTDnhưng các bên không có thỏa thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp thì về nguyêntắc, những tranh chấp đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tốtụng dân sự
Trang 251.3 Một số nguyên tắc cơ bản của pháp luật điều chỉnh về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Chính vì quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay cũng là những quyđịnh pháp luật điều chỉnh về HĐTD nên các nguyên tắc cơ bản của pháp luật điềuchỉnh hoạt động cho vay và hợp đồng tín dụng đều là một
+ Tự do thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng
+ Tự do lựa chọn thời điểm giao kết hợp đồng
- Nguyên tắc cùng có lợi, hợp tác trung thực và ngay thẳng
Trong nền kinh tế thị trường mỗi bên tham gia vào quan hệ hợp đồng đềuxuất phát từ lợi ích riêng của mình Khi ký kết hợp đồng tín dụng ngân hàng các bêncùng nhau thoả thuận những điều khoản hợp đồng có lợi nhất cho cả hai bên, nhưngphải dựa trên cơ sở hợp tác trung thực và ngay thẳng, không được lừa dối chèn épbên yếu thế
- Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
Các chủ thể hợp đồng tín dụng ngân hàng hoàn toàn bình đẳng với nhau vềquyền và nghĩa vụ Quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể bao giờ cũng tương xứng vớinhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Quan hệ hợp đồng chỉhình thành khi các bên thống nhất ý chí với nhau về các điều khoản hợp đồng
Khi quan hệ hợp đồng tín dụng ngân hàng đã hình thành, các bên đều có nghĩa
vụ thực hiện đúng những điều đã cam kết trong hợp đồng Bên nào không thực hiệnhoặc thực hiện không đúng hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm trước bên kia
- Nguyên tắc không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội
Trong quan hệ hợp đồng tín dụng ngân hàng các bên tham gia ký kết hợpđồng có quyền tự do thoả thuận các điều khoản của hợp đồng Pháp luật hợp đồngtôn trọng ý chí của các bên Tuy nhiên ý chí của các bên chỉ được tôn trọng nếu ýchí đó phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội Điều 128 BLDS 2005 quy định:
“Điều 128 Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, tráiđạo đức xã hội
Trang 26Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật,trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủthể thực hiện những hành vi nhất định
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với ngườitrong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”
- Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản
Khi tham gia quan hệ hợp đồng tín dụng ngân hàng các bên phải dùng chínhtài sản của mình để đảm bảo việc ký kết và thực hiện hợp đồng Các bên có thểdùng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp hoặc nhờ người khác bảo lãnh về tài sản
để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng Nguyên tắc này có ý nghĩa trong việc đảmbảo lợi ích kinh tế của các bên trong quan hệ hợp đồng