b. Trong mối quan hệ giữa con người với con người
3.2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua yếu tố ngoại hình
Nhân vật truyện ngắn Sơn Nam có diện mạo bên ngoài rất bình thường nhưng những suy nghĩ và hành động của họ luôn đậm đà tình người và tỏ ra khí phách, nghĩa tình trong cách cư xử giữa con người với nhau. Trong một số truyện, nhà văn đặc biệt chú ý thể hiện hình ảnh người nông dân Nam Bộ. Bản thân Sơn Nam vốn xuất thân từ ruộng vườn sông nước vì vậy dù định cư lâu dài ở đô thị Sài Gòn nhưng chất nông dân đã ngấm vào máu thịt và con người ông như một thuộc tính cố hữu. Sơn Nam là người có ưu thế khi viết về đất và người Nam Bộ bởi lẽ ông không chỉ là người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này mà ông còn có một tình yêu tha thiết đối với quê hương xứ sở.
Hầu hết các nhân vật truyện ngắn Sơn Nam đều có số phận nghèo khổ, cơ cực. Trong buổi đầu đi khai phá vùng đất mới, họ gặp phải vô vàn khó khăn, trở ngại, phải hàng ngày chống chọi với sự khốc liệt, hung dữ của thiên nhiên để bảo tồn tính mạng và duy trì cuộc sống. Tưởng chừng con đường sống của những kiếp người bé nhỏ ấy đã lâm vào ngõ cụt. Thế nhưng không phải vậy. Trong gian lao, ở những gương mặt, những tâm hồn đôn hậu, chân chất đó vẫn ngời lên một niềm tin và sức sống mãnh liệt. Và giữa thiên nhiên ấy, chân dung con người Nam bộ hiện lên qua những hình ảnh dung dị trong cuộc sống đời thường của họ - cuộc sống lao động khỏe khoắn với một bản sắc riêng; những xóm làng, những
dòng kinh, những cô gái quanh năm đưa đò và ca những điệu hò trên sông nước, những cuộc đua ghe ngo sôi động và căng thẳng, những đàn trâu bì bõm len đi tìm cỏ trên đồng
nước mênh mông, cách “câu” rắn bằng rượu đế, cách khai thác sân chim, hay cái thú ngồi trong bụi rậm suốt ngày suốt buổi, chờ đợi để quan sát một chú chim cu sập bẫy vì ghen tiếng hót,… Đó là những “hình ảnh đặc trưng của người dân đồng bằng sông Cửu Long, 106
được tác giả phản ánh với một nguồn văn liệu giàu có, phong phú thông qua những chi tiết, tình huống hấp dẫn” [29, 91].
Có thể khẳng định, viết về con người Nam Bộ nhưng Sơn Nam đã không chú trọng nhiều vào việc khắc họa ngoại hình của họ. Ông chỉ điểm qua bằng những nét vẽ thô sơ nhưng qua đó hình ảnh con người Nam Bộ lại hiện lên một cách rõ ràng và chân thực. Họ chính là những con người mang những đặc điểm và vẻ đẹp riêng của vùng đồng bằng sông nước. Cái khó của truyện ngắn là với một dung lượng giới hạn người sáng tác phải thể hiện được trọn vẹn ý đồ nghệ thuật của mình. Chính vì thế, Sơn Nam đã lựa chọn những nét vẽ chấm phá một cách thành công để tô điểm hình ảnh về người Nam Bộ. Không cầu kỳ, tỉ mỉ mà gây được ấn tượng rất chân thực gần gũi cho người tiếp nhận. Đó cũng chính là ưu điểm
của cây bút truyện ngắn này.
Người nông dân đặc trưng Nam Bộ thường được biết đến với hình ảnh bộ quần áo bà ba đen và chiếc khắn rằn. Trong một số truyện ngắn, Sơn Nam đã chú ý khắc họa ngoại hình của họ bằng một vẻ đẹp giản dị, mộc mạc. Đó là ông già Hai, người làm nghề trồng dưa ở xứ biển Hà Tiên. Sơn Nam viết: “Người được gọi là “ông già Hai” tuổi hơn năm mươi, dáng điệu ốm yếu. Tuy cách xa hàng trăm thước, tôi thấy rõ mái tóc bạc và bộ quần áo lãnh đen, lấp lánh dưới ánh nắng mai” (Mây trời và rong biển). Đọc truyện ngắn Hòn Cổ Tron, hình ảnh một ông già Nam bộ hiện lên qua sự miêu tả thật đặc sắc của Sơn Nam. Đó là một con người đặc trưng của Nam Bộ với “tóc búi sáu ót, gài lại bằng cọng gai kim quýt nhưng ông có một cảnh ngộ hết sức đặc biệt đó là sống một mình ở hòn, nhiều tháng liên tiếp phơi lưng trần dưới ành nắng…”. Hay hình ảnh về Bảy Đặng người gốc gác từ xứ Bò Húc, Cần Thơ cùng gia đình xuống miệt U Minh lập nghiệp. Cuộc sống vất vả khó khăn, ngoài thời gian làm ruộng vợ chồng Bảy Đặng còn làm nghề bắt rùa để sinh sống.
Mấy năm trôi qua, cuộc sống vẫn không khá lên nổi, thậm chí Bảy Đặng còn chưa đóng được thuế thân cho nhà nước. Người nông dân Nam Bộ vật lộn với cuộc sống, bán mặt cho đất bán lưng cho trời ấy được Sơn Nam khắc họa chỉ bằng một chi tiết ngắn gọn: “Một người trạc tuổi bốn mươi, bước ra từ đám khói mù mịt, lưng đen láng mướt mồ hôi”(Cấm bắt rùa). Còn đây là sự nhận xét về anh thanh niên Hai Kéo, một nông dân Nam Bộ đang tuổi lao động dưới con mắt của bà đầm phô-xi-đông: “Hai Kéo vừa trẻ, vừa cao ráo, nước da đen ngăm, lồng ngực phồng lên no tròn, mặt vuông, chân mày rậm. Nếu anh ta đứng dậy, thủ bộ thì ắt giống nhưlực sĩ Hy Lạp”(Bà đầm Phô-xi-đông). Rõ ràng Hai Kéo là một thanh niên nông thôn Nam Bộ với một vẻ đẹp khỏe mạnh và lực lưỡng. Đó còn là vẻ đẹp 107
nhân hậu của con Bảy đưa đò khi người kể chuyện nhận xét: “Con Bảy có gương mặt chữ điền, đôi mắt đen lánh và vóc người cao ráo” (Con Bảy đưa đò); vẻ đẹp mặn mà của cô Mịn mơ màng hiện lên trong tâm trí anh Tư Bình Thủy: “…nhớ đến đôi mắt của cô Mịn, đôi mắt đen như nước rừng, có đôi vì sao chiếu xuống ngời lên lấp lánh” (Nhứt phá sơn
lâm); vẻ đẹp cao sang quý phái của cô Hoàng Mai với “làn da trằng leo lẻo”, “mái tóc đen huyền”, “má đỏ hây hây”, “miệng chúm chím hàm tiếu”(Hương rừng),…
Nam Bộ là nơi có nhiều tôn giáo lớn cùng tồn tại, bên cạnh đó còn có những đạo chỉ phát sinh ở khu vực này như đạo Nằm, đạo Dừa, đạo Ớt. Mặc dù không nhiều, nhưng điểm qua ở một vài truyện ngắn của Sơn Nam người đọc cũng nhận thấy sự xuất hiện thoáng qua
của những loại đạo này. Trong truyện ngắn Đảng “Cánh buồm đen”, Sơn Nam miêu tả “một ông lão râu tóc bạc phơ, tay chống gậy trầm hương từ từ đi lại”. Đó chính là hình ảnh đặc trưng của một trong số trăm ngàn đạo sĩ ở vùng núi Thất Sơn. Cuối truyện ngắn Hòn Cổ Tron, bóng dáng ông Từ Thông theo Đạo Tịnh thấp thoáng khi dư luận bàn tán về hành tung bí ẩn của ông sau ngày giặc Tây và Xiêm hòa hõan với nhau trên hòn Cổ Tron, tứ bề sóng gió bao quanh.
Thành phần cư dân Nam Bộ rất phức tạp. Đây là xứ sở tụ họp của dân tứ xứ, có gốc gác cội nguồn đa dạng đến từ nhiều vùng khác nhau. Vùng rừng tràm U Minh xa xôi hẻo lánh là nơi lý tưởng cho nhiều tội đồ đến lẩn trốn. Ở nơi này ngoài những người dân nghèo đến làm thuê theo thời vụ còn có sự xuất hiện của những nhân vật là những tay anh chị trong
vùng. Trong một vài truyện ngắn, Sơn Nam đã chú ý khắc họa về vẻ bề ngoài của họ. Chẳng hạn hình ảnh về những tên “đại ca” cướp của giết người, hoành hành ở miệt Tiền Giang, Hậu Giang được Sơn Nam miêu tả một cách ngắn gọn trong truyện ngắn Đơn Hùng Tín chào đời như sau: “Đơn Hùng Tín mặc quần cụt, ở trần, mình mẩy xăm toàn…rồng và chim phụng hoàng. Ngay giữa ngực anh ta có hàng chữ Pháp, nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc phá khám Bách Ti 1789 ở mẫu quốc xa xôi…Tự Do-Bình Đẳng-Bác Ái. Hình ảnh về những thanh niên theo đảng xăm mình được nhà văn nhắc đến trong truyện ngắn Đảng xăm
mình. Trong truyện, Thầy hương quản giải thích ngọn nguồn cho ông Tây Lơ Pheo về băng
đảng này như sau: “Họ tự xưng là người “làm ăn lương thiện” ở ngoài mé biển”. Những người này ở trần, để lộ rõ hàng chữ xăm trên cánh tay, tạm dịch theo chữ Nho là “Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục”.
Ngoài ra, trong một số truyện ngắn Sơn Nam cũng chọn cách điểm qua về hình dáng, diện mạo của nhân vật làm bật lên đặc điểm bề ngoài của họ để người đọc dễ có cơ sở nắm 108
bắt. Tác giả chỉ dành một câu để miêu tả ngoại hình của ông Năm Hên trong truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ. Qua lời nhận xét của nhân vật “tôi”, ông Năm Hên có dáng vẻ “như tướng của ông thầy pháp”; tên cặp rằng Be trong truyện Nhất phá sơn lâm với đặc điểm “hắn mặc áo bành tô vàng, miệng ngậm ống vố”; tên Nguyen Huu Henry trong Anh hùng rơm là một “ông lạ mặt, người Việt Nam, mặc âu phục, tay xách cặp da, miệng hút ống vố”,… Các chi tiết miêu tả ngoại hình dù rất nhỏ nhưng có giá trị trong việc thể hiện tính cách nhân vật.
Khi xây dựng tác phẩm, mỗi nhân vật đều có một vai trò, vị trí nhất định. Có tác giả chú ý nhiều đến ngoại hình, có người lại đặt nặng yếu tố ngôn ngữ, với nhà văn Sơn Nam cái mà ông mong muốn người đọc chú ý đến nhiều nhất đó là tính cách nhân vật. Mỗi nhân vật, Sơn Nam chỉ dành đôi ba dòng để miêu tả ngoại hình của họ vì điều quan trọng mà nhà
thấy rõ vẻ bề ngoài của họ thì tính cách nhân vật giúp ta nhận ra vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp tâm hồn của họ. Đó mới chính là điều nhà văn Sơn Nam quan tâm và mong muốn được giới
thiệu đến người đọc.