1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng suất lao động tại Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Vạn Thành

78 332 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 280,42 KB

Nội dung

MỤC LỤC TÓM LƯỢC i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vii DANH MỤC VIẾT TẮT ix CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 2 1.3.Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trinh năm trước 2 1.4.Các mục tiêu nghiên cứu 3 1.5.Phạm vi nghiên cứu 4 1.6.Phương pháp nghiên cứu 4 1.7.Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 5 CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 6 2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan trực tiếp đến nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp 6 2.1.1. Lao động 6 2.1.1.1. Khái niệm 6 2.1.1.2. Phân loại 7 2.1.2. Năng suất lao động 8 2.1.2.1. Khái niệm 8 2.1.2.2. Phân loại 9 2.1.4. Nâng cao năng suất lao động 10 2.1.4.1. Khái niệm 10 2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng suất lao động trong doanh nghiệp 11 2.2.1. Yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng suất lao động trong doanh nghiệp 11 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất lao động trong doanh nghiệp 11 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động trong doanh nghiệp 14 2.3.1. Nhân tố liên quan đến người lao đông 14 2.3.2. Nhân tố liên quan đến công cụ lao động 16 2.3.3. Nhân tố liên quan đến đối tượng lao động 16 2.3.4 Tổ chức và quản lý lao động 17 2.3.5. Cơ chế chính sách nhà nước 19 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XÂY DỰNG VẠN THÀNH 22 3.1. Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Vạn Thành 22 3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Vạn Thành 22 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Vạn Thành 22 3.1.3. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh 25 3.1.3.1. Lĩnh vực 25 3.1.3.2. Ngành nghề kinh doanh 27 3.1.4. Khái quát nguồn lực của doanh nghiệp 27 3.1.4.1. Nguồn lực lao động 27 3.1.4.2. Nguồn lực vốn 30 3.1.4.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật – công nghệ 30 3.1.5. Thực trạng tổ chức và quản lý lao động 31 3.1.5.1. Quan hệ lao động 31 3.1.5.2. Tổ chức lao động 31 3.1.5.4. . Phân tích công việc 33 3.1.5.5. Tuyển dụng nhân lực 34 3.5.1.6. Đào tạo và phát triển nhân lực 35 3.5.1.7. Đánh giá nhân lực 36 3.5.1.8. Trả công lao động 37 3.1.6.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và xây dựng Vạn Thành 38 3.2. Đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất lao động của công ty TNHH sản xuất và xây dựng Vạn Thành 39 3.2.1. Nhân tố liên quan đến người lao động 41 3.2.2. Yếu tố liên quan đến đối tượng lao động 42 3.2.3. Yếu tố liên quan tới công cụ lao động. 44 3.2.5.Tổ chức và quản lý lao động 44 3.2.6.Cơ chế, chính sách của nhà nước 47 3.3.Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về năng suất lao động tại công ty TNHH sản xuất và xây dựng Vạn Thành 48 3.3.1. Thực trạng về năng suất lao động qua phân tích dữ liệu thứ cấp 48 3.3.1.1. Chỉ tiêu về thời gian và cường độ lao động 48 3.3.1.2. Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị, hiện vật 50 3.3.2. Thực trạng năng suất lao động qua phân tích dữ liệu thứ cấp 54 3.3.2.1. Kết quả tổng hợp và phân tích phiếu điều tra 54 3.3.2.2. Kết quả phân tích phỏng vấn. 56 3.4. Đánh giá chung về năng suất lao động của Công ty TNHH SX XD Vạn Thành 58 3.4.1. Những thành công và nguyên nhân đạt được 58 3.4.2. Đánh giá những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 58 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH SX XD VẠN THÀNH 60 4.1. Định hướng nâng cao năng suất lao động tại công ty TNHH SX XD Vạn Thành 60 4.1.1. Định hướng hoạt động của công ty TNHH SX XD Vạn Thành 60 4.1.2. Phương hướng và mục tiêu nâng cao năng suất lao động tại công ty TNHH sản xuất và xây dựng Vạn Thành 61 4.2. Các đề xuất nhằm nâng cao năng xuất lao động tại Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Vạn Thành 62 4.2.1.Phân công công việc phù hợp với từng nhân viên 62 4.1.2. Áp dụng phương pháp quản trị mục tiêu và đánh giá thành tích nhân viên 62 4.1.3. Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, hợp tác và tôn trọng 63 4.1.4. Xây dựng quy chế trả lương và các chế độ đãi ngộ đảm bảo cạnh tranh và công bằng 63 4.1.5. Đổi mới và hoàn thiện công tác đào tạo tay nghề và phát triển nhân viên 63 4.1.6. Nghiên cứu, cải tiến bộ máy quản lý, quy trình làm việc, máy móc thiết bị 64 4.3. Các kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả lao động tại Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Vạn Thành 64 4.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước 64 4.3.2. Kiến nghị với Ban, Bộ, ngành 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Trang 1

TÓM LƯỢC

1. Tên đề tài: Nâng cao năng suất lao động tại Công ty TNHH Sản xuất và Xây

dựng Vạn Thành

2. Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Thanh Hà.

3. Thời gian thực hiện: 20/2/2016 – 29/4/2016.

4. Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Hoa Lớp: K48U5 MSV: 12D210253

5. Mục đích nghiên cứu:

Đề tài thực hiện với mục đích là nâng cao năng suất lao động của người lao độngtại công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Vạn Thành Để đạt được mục tiêu trêncần hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể sau:

1- Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về lao động, nâng cao năng suất lao động tạiCông ty TNHH Sản xuất và xây dựng Vạn Thành

2- Phân tích và đánh giá thực trạng về năng suất lao động tại Công ty TNHH Sảnxuất và Xây dựng Vạn Thành

3- Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động tạiCông ty TNHH Sản xuất và xây dựng Vạn Thành

6. Nội dung chính:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng suất lao động tại

công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Vạn Thành”

Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về năng suất lao động trong

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau gần ba tháng thực tập tại Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Vạn Thành, vớinhững kiến thức đã tích lũy trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại kếthợp với những vận dụng thực tế tại Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Vạn Thànhcùng với sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè trong trường đã giúp em hoàn thành kháo luậntốt nghiệp với đề tài “ Nâng cao năng suất lao động tại Công ty TNHH Sản xuất vàXây dựng Vạn Thành”

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.s Phạm Thị Thanh Hà, người trược tiếp hướngdẫn em trong quá trình thực hiện đề tài, đồng thời gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trongkhoa Quản trị nhân lực trường Đại học Thương Mại đã tạo điều kiện để em hoàn thànhkhóa luận tốt nghiệp của mình

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn lãnh đạo Công ty TNHH Sản xuất vàXây dựng Vạn Thành đã đồng ý và tạo điều kiện để em được tiếp xúc với môi trườnglàm việc thực tế, đồng thời cung cấp các dữ liệu và thông tin giúp em hoàn thành khóaluận tốt nghiệp của mình

Em cũng gửi lời cảm ơn tới chị Nguyễn Thị Hương Giang, trưởng phòng nhân sựCông ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Vạn Thành, người hướng dẫn em làm quen vớicông việc và chỉ bảo em những kiến thức thực tế trong quá trình thực tập

Mặc dù đã cố gắng học tập và nỗ lực nghiên cứu nhưng do thời gian, kinh nghiệm cònhạn chế nên bài kháo luận còn sơ sài và nhiều tthiếu sót Em rất mong nhận được sựchia sẻ và đóng góp ý kiến từ quý thầy cô

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2016.

Sinh viên

Đỗ Thị Hoa

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

BẢNG

Trang 5

Biểu đồ 3.5 Lĩnh vực kinh doanh chính tại Việt Nam 2015

Biểu đồ 3.6 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố tổ chức và quản lý lao động dướigóc độ NSDLĐ tại Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Vạn Thành 3/2016

Biểu đồ 3.7 Sự thay đổi của năng suất lao động thể hiện qua doanh thu và sản lượnggiai đoạn 2013 - 2015

Biểu đồ 3.8 Mức độ hoàn thành công việc

Biểu đồ 3.9 Mức độ hài lòng với công việc

Biểu đồ 3.10 Mức độ hài lòng về tiền lương

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

1.1.1. Về mặt lý luận

Tăng năng suất lao động có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người, nó

là động cơ thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển Mục tiêu của nâng cao năng suất laođộng hiện nay là hoàn thiện chất lượng cuộc sống của con người thông qua việc sửdụng hiệu quả nguồn lực và các công nghệ sẵn có Đối với các doanh nghiệp, tăngnăng suất lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó là một trong những chỉ tiêu phảnánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh ghiệp và quyết định tới sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp

1.1.2. Về mặt thực tiễn:

Dưới sự tác động của thị trường và sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, các doanhnghiệp Việt Nam nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mangtính dây truyền, công nghệ càng nhận thức rõ vai trò của năng suất lao động, doanhnghiệp không ngừng đổi mới các máy móc thiết bị, tổ chức và quản lý hiệu quả nguồnnhân lực cùng với đó là sự đổi mới và không ngừng nâng cao năng suất , hiệu quả laođộng Cơ chế mới đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy tính sáng tạo chủđộng, nỗ lực tìm mọi biện pháp phấn đấu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăngdoanh thu, lợi nhuận và khả năng cạnh tranh trên thị trường Các doanh nghiệp đềunhận thức được năng suất, chất lượng và hiệu quả quyết định sự tồn tại và phát triểncủa họ Nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm tạo ra cơ sở giảm chi phí là conđường chủ yếu để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Mối quan hệ giữa tăngnăng suất lao động, tăng thu nhập của người lao động và của doanh nghiệp có sự gắn

bó chặt chẽ với nhau Năng suất lao động đã thực sự trở thành động lực cho sự pháttriển của mọi doanh nghiệp Theo báo lao động, mức tăng năng suất lao động trong cácdoanh nghiệp của Việt Nam đã có mức tăng khả quan, tốc độ tăng trưởng của một sốchỉ tiêu có thể xếp vào loại cao trên thế giới Tuy vậy xét về tổng thể mức tăng năngsuất lao động ở các doanh nghiệp Việt Nam vấn rất thấp so với các nước trong khuvực và trên thế giới

Theo số liệu công bố trong bản báo cáo của Viện năng suất Việt Nam, năm 2015,Singapore là quốc gia có năng suất lao động cao nhất, đạt 89,9 nghìn USD/người lao

Trang 8

động, tiếp theo là Đài Loan đạt 73,2 nghìn USD và Nhật Bản đạt 63,9 nghìn USD.Năng suất lao động của Việt Nam đạt 5,3 nghìn USD bằng 5,9% năng suất lao độngcủa Singapore Về mức tăng năng suất lao động hàng năm thì Trung Quốc là quốc giađạt cao nhất, trung bình 8,8% hàng năm Việt Nam có mức tăng năng suất hàng năm

là 5% giai đoạn 2010 - 2015 Với mức tăng trưởng này, Việt Nam nằm ở tốp trên trong

số các quốc gia được so sánh

Với thực trạng năng suất lao động như hiện nay sẽ là một khó khăn lớn cho các doanhnghiệp có thể đứng vững và cạnh tranh trên thị trường với các doanh nghiệp nướcngoài Vì vậy nâng cao năng suất lao động trong các doanh nghiệp là cần thiết

1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Với tầm quan trọng của việc nâng cao năng suất lao động, ý nghĩa của việc nâng caonăng suất lao đọng với đối với daonh nghiệp Dựa trên cơ sở tài liệu sơ cấp và thứ cấpcùng với những hiểu biết thực tế tại doanh nghiệp, chúng tôi đã nghiên cứu thực trạng

về vấn đề năng suất lao động tại Công ty TNHH sản xuất và Xây dựng Vạn Thành và

đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động tại công ty, được phản ánh

qua đề tài nghiên cứu: “Nâng cao năng suất lao động tại công ty TNHH Sản xuất

Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, em đã tham khảo những tài liệu sau:

(1) Vũ Thùy Dương (2005) “ Giáo trình quản trị nhân lực” Nhà xuất bản Hà Nội

Giáo trình đề cập tới những vấn đề cơ bản của hoạt động quản trị nhân lực trong tổchức, các chức năng của quản trị nhân lực Các giải pháp để doanh nghiệp tổ chứcquản lý lao động hiệu quả

(2) Phạm Công Đoàn (2004) “Bài giảng Kinh tế doanh nghiệp thương mại”.Nhà

xuất bản Hà Nội

Trang 9

Bài giảng đề cập tới nhiều vấn đề về kinh tế, các khái niệm cơ bản, chức năng vàcác nhiệm vụ cụ thể của doanh nghiệp thương mại Các hoạt động mua bán, traodổi hàng hóa, dịch vụ, kênh phân phối trong doanh nghiệp thương mại.

(3) Bùi Xuân Hiếu (2009) “ Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động tại công ty cơ khí chính xác số I Thanh Xuân, Hà Nội”.

Luận văn tập trung và các giải pháp nhằm nâng cao năn suất lao động quá trìnhphân tích sơ cấp về thực trạng năng suất lao động tại doanh nghiệp chưa được rõràng Tác giả chỉ mới nêu lên và làm rõ nguyên nhân tăng năng suất và làm thế nào

để tăng năng suất lao động tại doanh nghiệp

(4) Lê Thị Kim Nga (2013) “ Nâng cao năng suất lao động tai công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Huy Nguyên”.

Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Thương Mại Khóa luận chạy xuyên suốt từphần thực trạng năng suất, các yếu tố ảnh hưởng đén việc đưa ra các giải phápnhằm nâng cao năng suất lao động Tuy nhiên các biện pháp chỉ mới chung chung

và không đưa ra đâu mà giải pháp hiệu quả nhất

(5) Ngoài ra còn tham khảo các thông tin, bài báo trên các Web:

http://voer.edu.vn/

http://laodong.com.vn/

http://vnpi.vn/

Qua đây có thể thấy, các đề tài trên đều làm sán tỏ các vấn đề về năng suất lao động từ

cơ sở lý luận thực tế đến đánh giá năn suất lao động trong doanh nghiệp Tuy nhiênchưa có đề tài nào nghiên cứu về thực trạng năng suất lao động tại công ty TNHH Sảnxuất và Xây dựng Vạn Thành Vì vậy, việc lựa chọn đề tài không trùng lặp với cáccông trình nghiên cứu trước là phù hợp Đề tài chỉ kế thừa và triển khai các nội dungliên quan đến lao động và năng suất lao động, trên cơ sở chọn lọc và phân tích

1.4. Các mục tiêu nghiên cứu

Trang 10

 Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về năng suất lao động và nâng caonăng suất lao động trong doanh nghiệp.

 Phân tích, đánh giá thực trạng năng suất lao động tại Công ty TNHH Sản xuất

và Xây dựng Vạn Thành

 Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng suất lao động tại công tyTNHH Sản xuất và Xây dựng Vạn Thành

1.5. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về nâng cao năng suất lao động tại

công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Vạn Thành, địa chỉ: Thành Vinh, Xuân Vinh,Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu, phân tích về thực trạng năng suất lao động tại Công

ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Vạn Thành trong giai đoạn 2013 – 2015

Phạm vi về nội dung:Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về nâng cao năng suất lao động,

phân tích thực trạng năng suất lao động tại công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng VạnThành từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao năng suất lao động tạicông ty

1.6. Phương pháp nghiên cứu

1.6.1. Phương pháp luận

Phương pháp duy vật biện chứng: Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng khi

nghiên cứu về tình hình năng suất lao động và đặt nó trong mối quan hệ tác động qualại với các nội dung khác

Phương pháp duy vật lịch sử: Trong khóa luận có sử dụng và kế thừa các tài liệu từ

sách báo, giáo trình, các khóa luận về năng suất lao động, các công trình đã nghiên cứutrước từ đó phân tích, phát triển những vấn đề trong các mối quan hệ khác nhau

1.6.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp:

Bao gồm các dữ liệu thứ cấp đã qua xử lý:

 Dữ liệu nội bộ của công ty: Được thu thập từ phòng nhân sự, phòng kế toán,báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm, bảng lương, bảngchấm công lao động,…

 Dữ liệu ngoài công ty: sử dụng các trang báo, web, internet…bao gồm các nộidưng liên quan đến công ty, các tài liệu liên quan đến năng suất lao động

Dữ liệu sơ cấp:

Trang 11

 Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành gặp gỡ trực tiếp, phỏng vấn người laođộng trong công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Vạn Thành Bộ câu hỏiphỏng vấn liên quan đến tình hình năng suất của cá nhân và công ty Dựa vào

dữ liệu thu thập được đánh giá chung về tình hình năng suất của công ty

 Phương pháp điều tra thông qua phiếu điều tra khảo sát: Thiết kế và xây dựngmẫu phiếu điều tra, khảo sát về tình hình năng suất lao động của công ty, cácvấn đề liên quan Đối tượng áp dụng là toàn bộ lao động sản xuất của Công tyTNHH Sản xuất và Xây dựng Vạn Thành

1.6.3. Phương pháp xử lý số liệu

 Phương pháp so sánh: Phương pháp này được tiến hành khi so sánh các số liệu

từ các năm trước với năm sau về số lượng người lao động, cơ cấu lao động, kếtquả sản xuất kinh doanh của công ty để đua ra những kết luận khách quan nhất

 Phương pháp đánh giá: Tiến hành sau khi có kết quả thu thập số liệu, đánh giáthực trạng năng suất lao động, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất laođộng và đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược để nâng cao chất lượng laođộng, nâng cao năng suất cho người lao động

1.7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục, bảng biểu, sơ đồ , hình vẽ, kết luận, các tài liệutham khảo, kết cấu khóa luận gồm 4 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng suất lao động tại công ty

CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG

CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

2.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan trực tiếp đến nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp

2.1.1 Lao động

Trang 12

2.1.1.1 Khái niệm

Theo C Mác, lao động là hoạt động cơ bản của con người Trong các linh vực của đờisống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,… Tuỳ theo linh vực, tính chất hoạt động màlao động được phân chia thành lao động sản xuất kinh doanh, lao động khoa học, laođộng văn hoá, nghệ thuật,… Những người tham gia hoạt động trong các linh vực củađời sống xa hội được gọi là người lao động

Theo Bộ luật lao động, lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo racủa cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội Lao động có năng suất, chất lượng

và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước

Theo quan niệm truyền thống, lao động chính là hoạt động có mục đích của con ngườinhằm biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống củamình

Vậy, “Lao động chính là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình”.

Trong quá trình sản xuất, con người sử công cụ lao động tác động lên đối tượng laođộng nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người Lao động là điều kiệnchủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hoá và

xã hội Nó là nhân tố quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào Như vậy động lựccủa quá trình triến kinh tế, xã hội quy tụ lại là ở con người Con người với lao độngsáng tạo của họ đang là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Vìvậy, phải thực sự giải phóng sức sản xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năng thiênnhiên, trước hết giải phóng người lao động, phát triển kiến thức và những khả năngsáng tạo của con người Vai trò của người lao động đối với phát triển nền kinh tế đấtnước nói chung là rất quan trọng

Trang 13

2.1.1.2 Phân loại

Việc phân loại người lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc qui hoạch lao động,phục vụ trực tiếp cho việc tính toán, lập dự toán cho việc tính toán chi phí lao độngtrực tiếp, gián tiếp Có nhiều tiêu chuẩn phân loại có mục đích, ý nghĩa và yêu cầuquản lý khác nhau

Căn cứ vào tính chất công việc mà người lao động đảm nhận, lao động của doanhnghiệp cũng như của từng bộ phận trong doanh nghiệp được chia thành 2 loại: Laođộng trực tiếp và lao động gián tiếp

Theo năng lực và trình độ chuyên môn, lao động trực tiếp được phân thành các loại:

+ Lao động tay nghề cao: Gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn và có nhiềukinh nghiệm trong công việc thực tế, có khả năng đảm nhận các công việc phức tạpđòi hỏi trình độ cao

+ Lao động có tay nghề trung bình: Gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn,nhưng thời gian công tác thực tế chưa nhiều hoặc những người chưa được đào tạo quatrường lớp chuyên môn nhưng có thời gian làm việc thực tế tương đối lâu được trưởngthành do học hỏi từ thực tế

Lao động gián tiếp

Gồm những người chỉ đạo, phục vụ và quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp

Trang 14

Theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn, loại lao động này được chiathành: Nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính.

Theo năng lực và trình độ chuyên môn, lao động gián tiếp được phân thành các loại:

+ Chuyên viên chính: Là những người có trình độ từ đại học trở lên có trình độ chuyênmôn cao, có khả năng giải quyết các công việc mang tính tổng hợp, phức tạp

+ Chuyên viên: Cũng là những người lao động đã tốt nghiệp đại học, trên đại học, cóthời gian công tác tương đối lâu, trình độ chuyên môn tương đối cao

+ Cán sự: Gồm những người mới tốt nghiệp đại học, có thời gian công tác thực tếchưa nhiều

+ Nhân viên: Là những người lao động gián tiếp với trình độ chuyên môn thấp, có thể

đã qua đào tạo các trường lớp chuyên môn, nghiệp vụ, hoặc chưa qua đào tạo

Phân loại lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa lớn trong việc nắm bắt thông tin về

số lượng và thành phần lao động, về trình độ nghề nghiệp của người lao động trongdoanh nghiệp, về sự bố trí lao động trong doanh nghiệp từ đó thực hiện quy hoạch laođộng, lập kế hoạch lao động Mặt khác, thông qua phân loại lao động trong toàn doanhnghiệp và từng bộ phận giúp cho việc lập dự toán chi phí nhân công trong chi phíSXKD, lập kế hoạch quỹ lương và thuận lợi cho việc kiểm tra tình hình thực hiện các

kế hoạch và dự toán này

2.1.2 Năng suất lao động

2.1.2.1 Khái niệm

Theo quan niệm truyền thống: Khái niệm năng suất được hiểu khá đơn giản là mốitương quan giữa đầu ra và đầu vào Nếu đầu ra lớn hơn đạt được từ một lượng đầu vàogiống nhau hoặc với đầu ra giống nhau từ một đầu vào nhỏ hơn thì có thể nói rằngnăng suất cao hơn Những năm gần đây khái niệm năng suất được hoàn thiện bổ sungthêm những nội dung mới cho thích ứng với tình hình kinh tế xã hội và những thay đổicủa môi trường kinh doanh hiện nay

Trang 15

Theo Từ điển Oxford “năng suất là tính hiệu quả của hoạt động sản xuất được đo bằng việc so sánh giữa khối lượng sản xuất trong những thời gian hoặc nguồn lực được sử dụng để tạo ra nó”.

Theo từ điển kinh tế học hiện đại của MIT(Mỹ) “năng suất là đầu ra trên một đơn vị đầu vào được sử dụng Tăng năng suất xuất phát từ tăng tính hiệu quả của các bộ phận vốn, lao động Cần thiết phải đo năng suất bằng đầu ra thực tế, nhưng rất ít khi tách riêng biệt được năng suất của nguồn vốn và lao động”.

Năm 1950 Tổ chức hiệp tác kinh tế châu Âu đưa ra định nghĩa chính thức như sau:Năng suất là thương số thu được bằng cách chia đầu ra cho một trong những nhân tốsản xuất Trong trường hợp này có thể nói về năng suất của vồn, năng suất đầu tưhoặc năng suất của nguyên vật liệu., tuỳ theo cách xem xét đầu ra trong mối quan hệvới vốn, đầu tư hay nguyên liệu

Như vậy, năng suất lao động là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả “Năng suất lao động là hiệu quả của hoạt động có ích của con người trong một đơn vị thời gian, nó được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc hao phí để sản xuất ra được một sản phẩm”

Công thức : W = Q/T hoặc t = T/Q

Trong đó :

W : năng suất lao động

Q : Sản lượng sản xuất ra trong đơn vị thời gian T,có thể biểu hiện bằng số lượng sảnphẩm hoặc giá trị, doanh thu ,lợi nhuận…

T : lượng lao động hao phí để hoàn thành sản lượng Q (đơn vị : người, ngày công, giờcông…)

t : lượng lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

Năng suất lao động là phạm trù kinh tế nói lên hiệu quả sản xuất của người lao độngtrong quá trình sản xuất sản phẩm Thực chất nó là giá trị đầu ra do một công nhân tạo

ra trong một khoảng thời gian nhất định hoặc số thời gian cần thiết để sản xuất ra mộtđơn vị đầu ra

2.1.2.2 Phân loại

Trang 16

Xét theo phạm vi: năng suất lao độngchia làm hai loại năng suất lao động cá nhân vànăng suất lao động xã hội.

Năng suất lao động cá nhân

Là sức sản xuất của cá nhân người lao động, được đo bằng tỷ số số lượng sản phẩmhoàn thành với thời gian lao động để hoàn thành số sản phẩm đó

Năng suất lao động cá nhân là thước đo tính hiệu quả lao động sống, thường được biểuhiện bằng đầu ra trên một giờ lao động Năng suât lao động cá nhân có vai trò rất lớntrong quá trình sản xuất Việc tăng hay giảm năng suất lao động cá nhân phần lớnquyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, do đó hầu hết các doanhnghiệp đều chấp nhận trả công theo năng suất lao động cá nhân hay mức độ thực hiệncủa từng cá nhân từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chuẩn sống của người lao động

Năng suất lao động xã hội

Là mức năng suất của tất cả các nguồn lực của một doanh nghiệp hay toàn xã hội.Năng suất lao động xã hội được đo bằng tỷ số giữa đầu ra của doanh nghiệp hoặc của

xã hội với số lao động sống và lao động quá khứ bị hao phí để sản xuất ra một đơn vịsản phẩm

Năng suất lao động xã hội có sự tiêu hao của lao động sống và lao động quá khứ Laođộng sống là sức lực của con người bỏ ra ngay trong quá trình sản xuất, lao động quákhứ là sản phẩm của lao động sống đã được vật hoá trong các giai đoạn sản xuất trướckia ( biểu hiện ở máy móc, nguyên vật liệu)

2.1.4 Nâng cao năng suất lao động

2.1.4.1 Khái niệm

Theo C.Mac, nâng cao NSLĐ thực chất là “sự tăng lên của sức sản xuất hay NSLĐ,nói chung chúng ta hiểu là sự thay đổi trong cách thức lao động, một sự thay đổi làmrút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá, sao cho sốlượng lao động ít hơn mà lại có được sức sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn

2.1.4.2 Ý nghĩa của tăng năng suất lao động

Trang 17

Ý nghĩa kinh tế

Đối với một quốc gia, tăng năng suất lao động tạo ra sức mạnh kinh tế của đất nước vàxem như một chỉ số quan trọn để đánh giá chất lượng cuộc sống Tăng năng suất laođọng quóc gia cũng là chỉ số để so sánh mức năng suất giữa các quốc gia với nhau.Trong phạm vi một đơn vị, tổ chức, tăng năng suất lao động góp phần làm cho giáthành sản phẩm giảm, tiết kiệm được chi phí sản xuất

Nâng cao và tăng nhanh về năng suất lao động sẽ tạo điều kiện mở rộng quy mô sảnxuất, tăng thu nhập cá nhân…

Ở Việt Nam, vấn đề tăng năng suất lao động cần được chú trọng hơn, bởi lẽ, mức sốngcủa người lao động còn thấp dẫn đên thu nhập bình quân trên đầu người thấp Muốntăng trưởng kinh tế và tăng năng suất lao động, Việt nam cần tìm giải pháp để cải thiện

và nâng cao năng suất của người lao động dựa trên việc đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước

Ý nghĩa xã hội

Tăng năng suất lao động không chỉ tác động làm tăng trưởng kinh tế, tăng năng suấtlao động cũng góp phần tái sản xuất xã hội Tăng thu nhập cho người lao động, giảiquyết vấn đề thất nghiệp, tăng mức sống cho người dân Tăng năng suất lao động cũnggóp phần làm cho xã hội phát triển văn minh hơn, lành mạnh hơn Người lao động cóviệc làm sẽ đẩy xa các tệ nạn xã hội

2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng suất lao động trong doanh nghiệp

2.2.1 Yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng suất lao động trong doanh nghiệp

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất phức tạp Do vậy, không thể sửdụng một chỉ tiêu để đánh giá mà cần phải đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu để đolường và đánh giá chính xác, khoa học Hệ thống chỉ tiêu này phải đáp ứng được cácyêu cầu cơ bản sau:

Tính cụ thể: Phản ánh được trình độ sử dụng lao động sống và hao phái lao động thông

qua việc so sánh giữa sản lượng tạo ra và hiệu quả lao động Trong đó các chỉ tiêu vềsản lượng phải có khả năng đo lường được thì mới có thể so sánh, tính toán được theophương pháp tính toán cụ thể, thống nhất, các chỉ tiêu phải có phạm vi áp dụng nhấtđịnh phục vụ từng mục đích nhất định của công tác đánh giá

Trang 18

Các chỉ tiêu phải đảm bảo phản ánh được tính đặc thù của từng ngành kinh doanh khácnhau.

Tính chính xác: Vì hệ thống chỉ tiêu được đo lường một cách cụ thể nên yêu cầu tính

chính xác rất cao Khi chỉ tiêu tính toán sai lệch không chỉ ảnh hưởng tới doanh doanhnghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiêp tới ca nhân người lao động, liên quan tới tiềnlương, tiền thưởng, lợi ích của người lao động

Tính toàn diện, hệ thống:Hệ thống các chỉ tiêu được sử dụng đẻ đánh giá chung về

năng suất lao động của công ty, áp dụng cho toàn bộ các đối tượng bao gồm lao độngsản xuất, lao động quản lý,…từng khâu, từng bộ phận và được sử dụng cho từng nhómlao động theo đặc thù công việc khác nhau

2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất lao động trong doanh nghiệp

Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng thời gian lao động

Năng suất lao động có thể hiểu là thời gian hao phí để tạo ra một đơn vị sản phẩm, do

đó nếu giảm chi phí thời gian lao động trong sản xuất một đơn vị sản phẩm sẽ dẫn đếntăng năng suất lao động

Công thức tính:

Trong đó:

- L: là lượng lao động hao phí cho một sản phẩm

- T: là thời gian lao động hao phí

Trang 19

+ Lsx : lượng lao động sản xuất gồn toàn bộ thời gian lao động của công nhân chính

và công nhân phục vủtong Công ty

+ Lql : gồm lượng lao động của cán bộ kỹ thật,nhân viên quản lý trong Công ty côngtạp vụ, bảo vệ

+ Lch : bao gồm hao phí thời gian lao động của công nhân chính hoàn thành quả trìnhcông nghệ và lao động phục vụ quá trình công nghệ đó

+ Lpvs: lượng lao động phục vụ sản xuất

+Lcn: lượng lao động công nghệ bao gồm hao phí thời gian lao động cuae công nhânchính hoan thành các quá trình công nghệ chủ yếu

+ Lpvc: lượng lao động phục vụ quá trình công nghệ

Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật

Chỉ tiêu này dùng sản lượng hiện vật của từng loại sản phẩm để biểu hiện mức năngsuất lao động của một công nhân

Trang 20

Nhược điểm:

 Chỉ tiêu này chỉ tính cho thành phẩm mà không tính được cho các sản phẩm dởdang nên không phản ánh đầy đủ sản lượng của công nhân Vì Q chỉ tính đếnthành phẩm nên mức năng suất lao động tính được chưa phản ánh đúng hiệuquả của lao động đã hao phí cho toàn bộ khối lượng sản phẩm tạo ta trong kỳcủa doanh nghiệp Vì vậy các ngành có tỷ trọng bán thành phẩm lớn không ápdụng được chỉ tiêu này

 Chỉ dùng để tính cho một loại sản phẩm nhất định nào đó, không thể dùng làmchỉ tiêu tổng hợp tính cho nhiều loại sản phẩm nên không thể so sánh mức năngsuất lao động giữ các ngành có các loại sản phẩm khác nhau, cũng như khôngthể so sánh được giữa các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm

 Yếu tố chất lượng sản phẩm đôi khi bị bỏ qua hoặc không thực sự được lưutâm

Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị

Chỉ tiêu này dùng sản lượng bằng tiền của tất cả sản phẩm thuộc doanh nghiệp (ngành)sản xuất ra, để biểu hiện mức năng suất lao động của một lao động

Công thức tính:

Trong đó:

- W là mức năng suất lao động của một lao động ( tính bằng tiền)

- DT tổng mức doanh thu của doanh ngiệp

 Chỉ tiêu này ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả

 Không khuyến khích tiết kiệm vật tư, và dùng vật tư rẻ Nơi nào dùng nhiều vật

tư hoặc vật tư đắt tiền sẽ đạt mức năng suất lao động cao

Trang 21

 Chịu ảnh hưởng của cách tính tổng sản lượng theo phương pháp công xưởng.Nếu lượng sản phẩm hiệp tác với bên ngoài nhiều, cơ cấu sản phẩm thay đổi sẽlàm thay đổi mức năng suất lao động của doanh nghiệp.

 Chỉ dùng trong trường hợp cấu thành sản phẩm sản xuất không thay đổi hoặc ítthay đổi vì cấu thành sản xuất sản phẩm thay đổi sẽ làm thay đổi mức và tốc độtăng năng suất lao động

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động trong doanh nghiệp

2.3.1 Nhân tố liên quan đến người lao đông

Lao động là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất tác động đến năng suất lao động.Năng suất lao động của mỗi quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào trình

độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động…

Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn:

Có ảnh hưởng lớn đối với năng suất lao động của con người.Trình độ văn hoá tạo khảnăng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vàosản xuất Còn sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ sảo nghề càngthành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của lao động càng được rút ngắn từ đó gópphần nâng cao năng suất Trình độ văn hoá và chuyên môn của người lao động khôngchỉ giúp cho người lao động thực hiện công việc nhanh mà góp phần nâng cao chấtlượng thực hiện công việc

Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khoa học ngày càng phát triển với tốc độ nhanh, cáccông cụ đưa vào sản xuất ngày càng hiện đại, đòi hỏi người lao động có trình độchuyên môn tương ứng Nếu thiếu trình độ chuyên môn người lao động sẽ không thểđiều khiển được máy móc, không thể nắm bắt được các công nghệ hiện đại

Tình trạng sức khoẻ:

Trạng thái sức khoẻ có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động Nếu người có tình trạngsức khoẻ không tốt sẽ dẫn đến mất tập trung trong quá trình lao động, làm cho độchính xác của các thao tác trong công việc giảm dần, các sản phẩm sản xuất ra với chấtlượng không cao, số lượng sản phẩm cũng giảm , thậm chí dẫn đến tai nạn lao động

Thái độ lao động:

Trang 22

Thái độ lao động là tất cả những hành vi biểu hiện của người lao động trong quá trìnhtham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh Nó có ảnh hưởng quyết định đến khảnăng, năng suất và chất lượng hoàn thành công việc của người tham gia lao động nóphụ thuộc vào rất nhiều yếu khác nhau, cả khách quan và chủ quan nhưng chủ yếu là:

Kỷ luật lao động:

Là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của lao động mà tổ chức xây dựng nêndựa trên những cơ sở pháp lý và các chuẩn mực đạo đức xã hội Nó bao gồm các điềukhoản quy định hành vi lao động trong lĩnh vực có liên quan đến thực hiện nhiệm vụnhư số lượng, chất lượng công việc, an toàn vệ sinh lao động, giờ làm việc, giờ nghỉngơi, các hành vi vi phạm pháp luật lao động, các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật…

Tinh thần trách nhiệm:

Được hình thành dựa trên cơ sở những ước mơ khát khao, hy vọng cảu người lao độngtrong công việc cũng như với tổ chức Trong tổ chức, nếu người lao động thấy đượcvai trò, vị thế, sự cống hiến hay sự phát triển, thăng tiến của mình được coi trọng vàđánh giá một cách công bằng, bình đẳng thị họ cảm thấy yên tâm, phấn khởi, tin tưởngvào tổ chức, Đây là cơ sở để nâng cao tính trách nhiệm, sự rèn luyện, phấn đấu vươnlên, cố gắng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, năng suất, chất lượng và hiệu quả laođộng

Sự gắn bó với doanh nghiệp:

Mỗi doanh nghiệp ngoài mục đích lao động để kiếm sống họ còn coi tổ chức như mộtchỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần Nếu quá trình lao động và bầu không khítrong tập thể lao động tạo ra cảm giác gần gũi, chan hoà, tin tưởng lẫn nhau giữanhững người công nhân, tạo cảm giác làm chủ doanh nghiệp, có quyền quyết định đếnhiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra tính độc lập tự chủ sáng tạo, đượcquan tâm chăm lo đến đời sống và trợ giúp khi gặp khó khăn… thì ngươi lao đốngẽ cólòng tin, hy vọng, sự trung thành và gắn bó với doanh nghiệp

2.3.2 Nhân tố liên quan đến công cụ lao động

Trang 23

Cơ sở vật chất, trang thiết bị lao động:

Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sản sinh ra sức lao động, ảnhhưởng tới năng suất lao động Cơ sở vật chất hiện đại, công cụ lao động tiên tiến sẽ hộtrợ người lao động trong viếc tạo ra các hàng hóa dịch vụ chất lượng cao, năng suất laođộng cũng sẽ được nâng cao

Ứng dụng khoa học công nghệ:

Ngày nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các doanh nghiệp đã ứng dựngthành công các máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại vào sản xuất Điều này không chỉtiết kiệm nguyên vật liệu, chi phí sản xuất mà còn thay thế sức lao động chân tay bằnglao động máy móc Khâu thanh toán được diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn.Thông tin, quãng bá, truyền thông tới khách hàng được quãng bá sâu rộng hơn, Sự biếtđến sản phẩm với người tiêu dùng tăng, doanh nghiệp tăng hàng hóa tiêu thụ và đẩymạnh năng suất lao động

2.3.3 Nhân tố liên quan đến đối tượng lao động

Mặt hàng kinh doanh:

Mặt hàng kinh doanh ảnh hưởng tới năng suất lao động của người lao động theo haiphương diện trái ngược nhau Một mặt, nếu mặt hàng kinh doanh chất lượng cao, kếtcấu phù hợp với nhu cầu tiêu dùng thì doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện để tăng khốilượng hóa tiêu thụ trên cơ sở tăng năng suất lao động Mặt khác, kết cấu mặt hàng kinhdoanh thay đổi làm cho năng suất lao đọng bằng tiền của người lao động thay đổi Khimặt hàng có giá trị thấp đồng nghĩa với việc hao phí lao động tăng lên, năng suất laođộng tăng nhưng biểu hiện bằng tiền của nó lại thấp và ngược lại

Yếu tố ngành nghề:

Ngành nghề kinh doanh ảnh hưởng tới khả năng kinh doanh, doanh thu cũng như năngsuất lao động của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp đăng kí sản xuất các sản phẩm,dịch vụ thuộc ngành nghề được người tiêu dung ưa chuộng thì nhu cầu tiêu dùng sẽcao hơn so với các ngành nghề ít được quan tâm hơn, từ đó có cơ hội gia tăng sảnphẩm mà mình cung cấp và tăng năng suất của người lao động

Số lượng, chất lượng, giá cả, thương hiệu

Trang 24

Sốlượng hàng hóa ảnh hưởng đến nhu cầu cung hàng hóa Hàng hóa được cung ứngđầy đủ và đều đặn, không làm gián đoạn nhu cầu tiêu dung sẽ không làm giảm năngsuất lao động.

Giá cả là yếu tố luôn được người tiêu dung chú trọng và quan tâm Người tiêu dungluôn mong muốn mua được hàng chất lượng, phù hợp với nhu cầu mà giá cả hợp lý,phải chăng nhất Vì vậy, khi doanh nghiệp đảm bảo được các yếu tố trên sẽ thu hútđược nhiều nhu cầu tiêu dừng từ đó tăng năng suất của người lao động

Thêm vào đó, yếu tố ảnh hưởng không ít tới năng suất lao động chính là thương hiệu.Thương hiệu khẳng định vị thế của doanh nghiệp, khẳng định chất lượng hàng hóa, tạolong tin cho người tiêu dùng, tạo cho khách hàng sự hài long về chất lượng hàng hóa.Doanh nghiệp càng có thương hiệu nổi tiếng, có chỗ đứng trên thị trường thì càng thuhút được nhiều nhu câu tiêu dùng, tăng cao năng suất lao động

2.3.4 Tổ chức và quản lý lao động

Trình độ và khả năng tổ chức lao động của mỗi doanh nghiệp có tác động mạnh mẽtới năng suất lao động thông qua việc xác định phương hướng phát triển, phân cônglao động, đào tạo, phát triển nhân lực, tuyển dụng nhân lực, chế độ tiền lương, tiềnthưởng, tổ chức phục vụ nơi làm việc…

Tuyển dụng nhân lực:Là yếu tố quyết định đầu vào trong quá trình sản xuất Ảnh

hưởng đến chất lượng lao động của doanh ngiệp Hoạt động tuyển dụng tốt thì tổ chức

sẽ có một đội ngũ nhân viên có trình độ, kinh nghiệm để giúp tổ chức tồn tại và pháttriển tốt, có tính cạnh tranh cao Ngược lại có thể dẫn đến suy yếu nguồn nhân lực →hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, lãng phí nguồn lực → năng suất lao động giảmsút

Đào tạo và phát triển nhân lực:Đào tạo được xem là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng

các mục tiêu, chiến lược của tổ chức Chất lượng nguồn nhân lực trở thành lợi thế cạnhtranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp Nó giúp doanh nghiệp giải quyết đượccác vấn đề về tổ chức, chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận, và giúpcho doanh nghiệp thích ứng kịp thời với sự thay đổi của xã hội Quá trình đào tạo, pháttriển nguồn nhân lực thành công sẽ giúp cải tiến về năng suất, chất lượng và hiệu quảcông việc.Giảm bớt được sự giám sát, vì khi người lao động được đào tạo, trang bị đầy

Trang 25

đủ những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết họ có thể tự giám sát được.Đạtđược yêu cầu trong công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực.

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho tổchức mà nó còn giúp chop người lao động cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới, ápdụng thành công các thay đổi về công nghệ, kỹ thuật Nhờ có đào tạo và phát triển màngười lao động tránh được sự đào tahỉ trong quá trình phát triển của tổ chức, xã hội

Và nó còn góp phần làm thoả mãn nhu cầu phát triển cho người lao động

Phân công lao động: “Là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc được giao cho từng người

hoặc tưng nhóm người lao động thực hiện”

Về bản chất thì đó là quá trình gắn từng người lao động với những nhiệm vụ phù hợpvới khả năng của họ Thực chất của phân công lao động là sự tách biệt, cô lập các chứcnăng lao động riêng biệt và tạo nên các quá trình lao động độc lập và gắn chúng vớitừng người lao động, đấy chính là sự chuyên môn hoá (cho phép tạo ra những công cụchuyên dùng hợp lý và hiệp tác lao động có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động

Trả công lao động : Đây là một yếu tố quan trọng góp phần tạo động lực thúc đẩy

người lao động làm việc nâng cao năng suất lao động Tiền lương ảnh hưởng trực tiếpđến mức sống của người lao động Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của hếtthảy mọi người lao động.mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển trình

độ và khả năng lao động của mình

Ngoài tiền lương, tiền thưởng các phúc lợi xã hội cũng góp phần thúc đẩy nâng caonăng suất lao động Phúc lợi xã hội là phần thù lao gián tiếp đượctrả dưới dạng các bổtrợ về cuộc sống cho người lao động Phúc lợi xó thể là tiền, vật chất hoặc những điềukiện thuận lợi mà người sử dụng lao động cung cấp cho người lao động trong nhữngđiều kiện bắt buộc hay tự nguyện để động viên hoặc khuyến khích và đảm bảo anhsinh cho người lao động Phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cũngnhư góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, từ đó thúc đẩy

và nâng cao năng suất lao động

Tổ chức nơi làm việc và bố trí lao động.

Trang 26

Nơi làm việc là không gian sản xuất được trang bị máy móc thiết bị, phương tiện vậtchất kỹ thuật cần thiết để người lao động hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất đã định, lànơi diễn ra các quá trình lao động Nơi làm việc là nơi thể hiện rõ nhất khả năng sángtạo và nhiệt tình của người lao động.Tổ chức phục vụ nơi làm việc là yếu tố ảnh hưởngđến quá trình lao động của con người Nơi làm việc được tổ chức một cách hợp lý vàphục vụ tốt góp phần bảo đảm cho người lao động có thể thực hiện các thao tác trong

tư thế thoải mái nhất vì vậy tiến hành sản xuất với hiệu quả cao, nâng cao năng suấtlao động

Năng lực quản lý

Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối, nguyên tăc hoạt động của một hệthống các điều kiện môi trường nhất định.Lãnh đạo là một hệ thống cá tổ chức baogồm người lãnh đạo, người bị lãnh đạo,mục đích của hệ thống, các nguồn lực và môitrường

Người lãnh đạo là một trong các yếu tố quan trọng của hệ thống lãnh đạo,là người ramệnh lệnh, chỉ huy điều khiển những nguời khác thực hiện các quyết định đề ra nhằmđảm bảo giải quyết tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức hoạtđộng và hoàn thiện bộ máy quản lý Người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong tổchức, họ quản lý tập thể bằng quyền lực và uy tín của mình

2.3.5 Cơ chế chính sách nhà nước

Cơ chế chính sách đúng, phù hợp sẽ khích thích phát triển, phát huy tài năng trí tuệ,sáng tạo của người lao động và người sử dụng lao động trong việc đầu tư sản xuất, tiêuthụ sản phẩm Điều này không chỉ có tác dụng ở cấp ngành, lĩnh vực mà cũng có giátrị thiết thực đối với mỗi cá nhân người lao động, nhóm lao động và từng doanhnghiệp

Doanh nghiệp là người trực tiếp thuê lao động về làm việc phục vụ lợi ích cho họ, tuynhiên, mọi hoạt động, chính sách đối với người lao động đều phải dựa trên các quychuẩn, quy dịnh, chính sách của nhà nước và tuân thủ đúng pháp luật lao động Sự ảnhhưởn của cơ chế, chính sách của nhà nước được thể hiện rõ qua hệ thống các chínhsách tiền lương, chính sách hỗ trợ cho người lao động và các chính sách khi người lao

Trang 27

động làm việc cho doanh nghiệp Các chính sách đảm bảo quyền và lợi ích hợp phápcủa người lao động.

Chính sách tiền lương: Bao gồm hệ thống thang bảng lương, mức lương tối thiểu vùng

hay hệ số cấp bậc lương theo quy định của nhà nước Trong nhiều năm qua, nhà nướcluôn cố gắng cải cách các chính sách tiền lương nhằm đáp ứng được nhu cầu của xãhội và phù hợp với nền kinh tế đang phát triển nhanh Tuy nhiên, ngoài những thànhcông đã đạt được vẫn còn những hạn chế và bất cập

Lươg tối thiểu thấp,chưa đảm bảo nhu cầu tối thiểu của người lao động Đối với khuvực DN, theo tính toán thì mức lương tối thiểu vùng năm 2015 vẫn còn thấp, chưađảm bảo nhu cầu tối thiểu của người lao động (mới đạt từ 62 đến 69% tùy theo từngvùng)

Hệ thống thang lương, bảng lương, bất nhất về cơ sở lý luận xác định mức lươngngạch, bậc, chức vụ, quân hàm; nặng về bằng cấp, chưa theo trình độ, chất lượng côngviệc yêu cầu hoặc chức vụ đảm nhận Mức lương bằng hệ số làm cho người hưởnglương không biết tiền lương của mình thực sự bằng bao nhiêu lại gây khó khăn chocông tác quản lý Quan hệ tiền lương của lực lượng vũ trang vượt xa so với tiền lươngcủa cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đã được xác định

Thang lương, bảng lương do Nhà nước Quy định mặc dù chi tiết, nhưng không đầy đủcác chức danh nghề, chưa trở thành động lực để thúc đẩy người lao động cống hiến màchủ yếu dùng để đóng bảo hiểm xã hội, dẫn đến tồn tại 2 hệ thống lương (tiền lươngtheo thang bảng lương chỉ chiếm khoảng 40 - 50%, một số trường hợp chiếm 20-30%thu nhập thực tế) Đối với DN ngoài quốc doanh, việc xây dựng thang, bảng lương cònmang tính đối phó, chưa thực chất (không xây dựng, không đăng ký hoặc đăng kýnhưng không thực hiện), kéo dài số bậc lương, chia tách tiền lương thành các chế độphụ cấp, trợ cấp, chủ yếu dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế quan hệphân phối nội bộ khác xa so với quan hệ trong thang lương, bảng lương, dân đến giảmđóng thuế, đóng bảo hiểm xã hội, gây thiệt hại cho người lao động và Nhà nước

Tiền lương chính là nguồn sống, dộng lực tài chính tác động mạnh mẽ đến người laođộng thông qua việc thể hiện năng suất lao động, thái độ làm việc và sự gắn bó dài lâuvới doanh nghiệp

Trang 28

Chính sách hỗ trợ người lao động: bao gồm các trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hôi,

chính sách hỗ trợ đối với côn nhân làm việc trong môi trường kinh tế khó khăn, vùngnông thôn, vùng kinh tế kém phát triển Thể hiện thông qua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xãhôi, Các chính sách về an sinh xã hội

Trang 29

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH

SẢN XUẤT VÀ XÂY DỰNG VẠN THÀNH 3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Vạn Thành

3.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Vạn Thành

Tên giao dịch trong nước : Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Vạn Thành

Địa chỉ : Phú Hậu, Xuân Vinh, Thọ Xuân, Thanh Hóa

Đầu năm 2014 để tiện cho công việc sản xuất kinh doanh và phát triển, công ty quyếtđịnh đầu tư xây dựng mở rộng nhà xưởng và chuyển địa điểm sản xuất về: ThànhVinh, Xuân Vinh, Thọ Xuân, Thanh Hóa

Quá trình hình thành và hoạt động từ năm 2009 đến nay, CÔNG TY TNHH SX & XDVẠN THÀNH đã liên tục đầu tư mở rộng và phát triển,với dây chuyền công nghệ hiệnđại, máy móc, trang thiết bị được nhập khẩu từ Nhật Bản và đội ngũ cán bộ công nhânđược tuyển dụng đào tạo cơ bản, có tay nghề cao Hàng năm Công ty sản xuất và cungcấp các sản phẩm may mặc như : hàng Dân quân tự vệ, đồng phục các ngành, bảo hộlao động và may xuất khẩu Công ty không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng cácsản phẩm ,đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng và camkết cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với giá cả hợp lý

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty

TNHH Sản xuất và Xây dựng Vạn Thành

Chức năng

Chức năng chung: Tổ chức sản xuất và lưu thông hàng hóa may mặc, mặt hàng thời

Trang 30

trang, xuất khẩu sang thị trường các nước nội địa Chức năng này bao hàm toàn bộhoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Chức năng cụ thể:Công ty TNHH sản suất và xây dựng Vạn Thành là đơn vị sản xuất

kinh doanh có đầy đủ tư cách pháp nhân Chuyên sản xuất và gia công các mặt hàngmay mặc theo dây truyền công nghệ xuất khẩu sang thị trường các nước Nhật, Mỹ,Hàn Quốc…

- Chuyên môn kỹ thuật: Tổ chức sản xuất và gia công hàng hóa theo dây truyền

công nghệ hiện đại đáp ứng đủ các yêu cầu kĩ thuật cần thiết đảm bảo an toànlao động

- Chức năng tài chính: Nguồn tài chính của Công ty TNHH Sản xuất và xây

dựng Vạn Thành luôn vững mạnh đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn raliên tục và hiệu quả

- Chức năng quản trị: Công ty TNHH Sản xuất và xây dựng Vạn Thành có sự

thống nhất về chức năng quản trị bao gồm các hoạt động tổ chức, hoạch định,kiểm soát…được phối hợp ăn khớp với nhau nhằm thực hiện mục tiêu, địnhhướng hoạt động của công ty đi đúng hướng

Sau gần 7 năm hình thành và phát triển, công ty luôn đẩy mạnh sản xuất và kinh doanhhàng hóa ngày càng đa dạng và hợp với nhu cầu tiêu dùng ngày càng hoàn thiện hơn

Nhiệm vụ

- Xây dựng và định hướng các chiến lược kinh doanh, các kế hoạch sản xuất kinhdoanh dài hạn và ngắn hạn

- Tổ chức sản xuất kinh doanh theo dây truyền đảm bảo đáp ứng đày đủ các yếu tố

về kỹ thuật, an toàn lao động

- Kiểm tra, giám định chất lượng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, phát hiệnhàng lỗi, không đạt yêu cầu, loại bỏ và thực hiện chính sách bổ sung hàng hóa kịpthời

- Gia công các sản phẩm may mặc theo bản thiết kế kỹ thuật đã dịnh sẵn

- Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước, liên kết xuất khẩu, thu hút đầu tư từthị trường trong nước và nước ngoài

- Bòi dưỡng, đào tạo và huấn luyện tay nghề cho nhân viên, phổ biến thông tin khoahọc công nghệ và các tiêu chuẩn hóa

Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất kinh doanh, tiếp tục mở rộng thị trường theo

cả chiều rộng và chiều sâu Tập trung mở rộng mới quan hệ và tìm kiếm cơ hội phát

Trang 31

Cơ cấu tổ chức

Cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế, mục tiêu của Công ty TNHHSản xuất và xây dựng Vạn Thành là thuận lợi trong quản lý do đó việc tổ chức bộ máyquản lý rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty Để phù hợp với đặc điểm về cơ bản, về vật chất kỹ thuật và các loại hìnhsản xuất kinh doanh, Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu “trực tuyến chứcnăng”

Theo kiểu cơ cấu tổ chức này thì toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công tyđều do sự quản lý thống nhất của Giám đốc Công ty

( Nguồn: phòng nhân sự)

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Công ty TNHH Sản xuất và xây dựng

Vạn Thành

- Giám đốc công ty: chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động chung của công

ty Liên quan tới việc xây dựng các kế hoạch, chính sách phát triển Đặt ra vàđinh hướng các mục tiêu hoạt động

- Phòng kỹ thuật: thiết kế và chế tạo ra các sản phẩm, xây dựng quy trình công

Trang 32

nghệ, áp dựng khoa học hiện đại tiên tiến, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.Huấn luyện, nâng cao tay nghề cho công nhân.

- Phòng tài chính – kế toán: quản lý tài sản của công ty Tạo nguồn vốn phục vụ

sản xuất, sử dụng tài chính doanh nghiệp hợp lý, đúng chế độ Thống kê sảnxuất kinh doanh, báo cáo theo quy định của công ty và nhà nước

- Phòng nhân sự: Duy trì và đảm bảo nguồn lực cho doanh nghiệp Phụ trách

tuyển dụng nhân lực phù hợp, đào tạo nhân viên nâng cao trình độ, tay nghề, trảcông lao động theo chế độ và chính sách của công ty và nhà nước Đảm bảonguồn lực dự trù để mở rộng sản xuất kinh doanh

3.1.3 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh

3.1.3.1 Lĩnh vực

Sản xuất

Công ty TNHH Sản xuất và xây dựng Vạn Thành là đơn vị sản xuất, chuyên sản xuất

và gia công hàng may mặc theo quy tình công nghệ khép kín: từ cắt, may, là, đóng góihàng bằng các máy móc chuyên dùng với số lượng sản phẩm không nhỏ, được chếbiến từ vật liệu chủ yếu là vải các loại, có ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất và quản lýcủa Công ty

Tính chất sản xuất sản phẩm của công ty là sản xuất phức tạp, kiểu liên tục, loại hìnhsản xuất hàng loạt lớn theo các đơn đặt hàng của nước ngoài như: Nhật, Mỹ, HànQuốc, có thể Công ty được phí đối tác cung cấp từ nguyên vật liệu chính (là vải cácloại) đến mẫu mã và tiêu thụ sản phẩm Qua quá tình từ khâu cắt may đến khâu đónggói, thành phẩm được tiêu thụ trở lại phía đối tác và kết thúc hợp đồng một lô hàng

Do đặc điểm sản xuất chia làm nhiều công đoạn, chu kỳ sản xuất ngắn nên mô hình tổchức sản xuất được bố trí như sau:

Phụ liệuPhòng kỹ thuật

Trang 33

Nguyên liệuTổ cắt(trải vải, đặt mẫu vải.) Nhà thêu

Nhà in

Tổ kẻ vẽ lại(dập định vị lại)Phân xưởng may(may vắt sổ, may ghép ống)

Tổ chuyên dùng(đóng cúc, dán mác, cắtTổ là chỉ thừa)

Tổ vệ sinh(giặt, mài, tẩy.)

Tổ kiểm tra(kiểm tra mẫu mã, quy cách )

Kho thànhphẩm

Tổ KCS

Tổ đóng gói

Trang 34

Kinh doanh

Là đơn vị cung cấp các thiết bị, vật lệu xây dựng Nhận thầu thi công các công trình kỹthuật

3.1.3.2 Ngành nghề kinh doanh

Các ngành nghề kinh doanh của công ty

- Xây dựng công trình kỹ thuật

- Bán buôn vật liệu, thiết bị xây dựng

- Gia công may mặc

- Xuất khẩu các mặt hàng kinh doanh

3.1.4 Khái quát nguồn lực của doanh nghiệp

3.1.4.1. Nguồn lực lao động

Do đặc điểm sản xuất và tính chất công việc, nguồn lao động của công ty chủ yếu sửdụng lao động phổ thông, tỷ trọng lao động nữ chiếm tỷ lệ khá cao Cơ cấu lao độngđược trình bày trong bảng 3.1

Bảng 3.1 Tình hình nhân lực của Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Vạn

Trang 35

Công ty sử dụng cả lao động phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học.Qua bảng trên có thể thấy cơ cấu lao động biến đổi dần theo các năm, tỷ lệ lao độngđại học và sau đại học tăng từ 7 người năm 2013 lên 17 người năm 2015 và lao độngtrung cấp, cao đẳng cũng tăng từ 22 người ( 2013) lên 43 người (2015) Trong khi đólao động phổ thông chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng giảm dần Điều này thể hiệnrằng công ty đang dần dần có những nhân sự có trình độ cao Chất lượng nhân lựcđang ngày được củng cố và hoàn thiện hơn Trình độ lao động phổ thông chiếm tỷtrọng khá lớn, vì vậy, nâng cao chất lượng lao động đang là bài toán khó đối với côngty.

-Số lượng lao động: Số lượng lao động tăng dần qua các năm, cụ thể được thể hiện ở

Trang 36

Biểu đồ 3.3 Cơ cấu lao động theo trính độ Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng

Vạn Thành 2013 - 2015

Trình độ lao động tương đối thấp Lao động phổ thông chiếm tỷ trọng khá cao, trongkhi trình độ lao động đại học, trên đại học chỉ dao động ở mức 5-7% trong tổng số laođộng Đồng nghĩa với việc chất lượng lao động không cao Cần xây dựng các chínhsách, chế độ đãi ngộ lao động để thu hút thêm nhiều nhân tài nâng cao chất lượng laođộng

3.1.4.2. Nguồn lực vốn

Vốn điều lệ của công ty: 9,4 tỷ đồng

Bảng 3.2 Cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH sản xuất và xây dựng

sở hữu

9 132,14 11.100,22 17.124,33 1.968,08 121.55 6.024,11 152,27

Vốn vay 7.112,18 15.332,13 17.354.26 8.219,95 215,58 2.200,13 113,19

Trang 37

và phát triển của công ty Thứ nhất, nguồn vốn vay đem lại cho công ty tiềm lực tàichính có cơ hội mở rộng thị trường, quy mô sản xuất Góp phần thực hiện dược mụctiêu của doanh nghiệp và có thêm chi phí để đào tạo đội ngũ nhân lực Tuy nhiên, rủi

ro kinh doanh luôn rình rập bởi các khoản nợ Cần phải sử dụng các biện pháp sửdụng vốn, huy động vốn, phân bổ vốn tích cực, hợp lý để trách gặp phải rủi ro trongkinh doanh

3.1.4.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật – công nghệ

Với công nghệ sản xuất theo dây truyền, công ty đầu tư khá lớn vào cơ sở vật chất

kỹ thuật, trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ đầy đủ và hiện đại Tất cả máy may dùngtrong sản xuất được nhập khẩu loại tốt nhất có độ bền cao giúp cho việc nâng cao chấtlượng sản phẩm và tăng năng xuất lao động nhằm thu lợi nhuận cao nhất

Hằng tháng công ty luôn tiến hành kiểm tra định kỳ , tu sửa và thay mới các loại máymóc nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động Đồng thời luôn tiến hành nhập khẩucác loại máy móc công nghệ cao để nâng cao hiệu quả sản xuất và giải phóng sức laođộng của công nhân

Công ty đã trang bị đầy đủ các trang thiết bị, cơ sở vật chất cho phòng cháy chữacháy tại các phân xưởng sản xuất gồm: Bình chữa cháy các loại, hệ thống báo cháy,báo khói, hệ thống đèn thoát hiểm, họng chữa cháy, đầu báo nhiệt, máy bơm cứu hỏa,

bể chứa nước chữa cháy với tổng dung tích 560m3, trung tâm báo cháy khu vực sảnxuất tại xưởng; hệ thống cột thu lôi chống sét… Tất cả các thiết bị phòng cháy chữacháy này đều được đội an toàn phòng cháy chữa cháy của Công ty kiểm định định kỳtheo quy định; kiểm tra, ghi sổ và ký phiếu kiểm tra hàng tháng

3.1.5. Thực trạng tổ chức và quản lý lao động

3.1.5.1. Quan hệ lao động

Trang 38

Tổ chức công đoàn:Với đặc thù kinh doanh ngành may mặc, lao động phổ thông ít

hiểu biết về pháp luật, chưa xây dựng được tổ chức công đoàn nên việc xây dựng quan

hệ lao động cần được quan tâm nhiều hơn nữa Mối liên kết giữa các cá nhân đều dựatrên đặc thù công việc

Về trao đổi thông tin trong quan hệ lao động: Công ty thường xuyên có các cuộc trao

đổi thông tin giữa ban lãnh đạo và nhân viên Thông thường các hình thức trao đổithông qua văn bản (thông báo, quy định, quyết định,…) của ban lãnh đạo công ty tớitừng bộ phận, phòng ban, người lao động và ngược lại Ngoài ra, việc trao đổi thôngtin cũng được thực hiện trực tiếp thông qua các cuộc họp hàng tuần, hàng tháng

3.1.5.2 Tổ chức lao động

Tổ chức lao động mang tính chuyên môn hóa Việc sử dụng và bố trí lao động đượcphân theo các khâu, các chuyền may khác nhau

- Phân công, sắp xếp lao động:

Lao động được phân công theo mức độ phức tạp của công việc Cán bộ quản lý chia

ra từng từng phần khác nhau và giao cho từng người thực hiện Mức độ công việc tùythuộc vào trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ

Trang 39

Bảng 3.3 Bố trí sắp xếp lao động ở Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng

Việc hoạch định nhân lực thường được công ty lên kế hoạch theo từng năm, thời kìphát triển Việc tiến hành hoạch định được thực hiện và triển khai một cách rõ ràng

Xác định nhu cầu nhân lực: căn cứ vào chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển,

công ty xác định nhu cầu về nhân lực về số lượng, chất lượng, cơ cấu…để có cáchthay đổi và bổ sung phù hợp Việc đưa ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn là cần thiếtđối với hệ thống quản trị nhân lực để có kế hoạch đào tạo và tổ chức tuyển dụng

Ngày đăng: 05/05/2016, 21:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w