MỤC LỤC TÓM LƯỢC i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi LỜI MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài khóa luận 1 1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2 1.3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3 1.4 Đối tượng, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu. 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu 4 1.6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 5 CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 6 1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến bảo lãnh ngân hàng 6 1.1.1 Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng, đặc điểm, chức năng của hoạt động bảo lãnh ngân hàng 6 1.1.1.1 Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng 6 1.1.1.2 Đặc điểm, chức năng của hoạt động bảo lãnh ngân hàng 7 1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngân hàng 10 1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngân hàng 10 1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngân hàng 10 1.2.2.1 Chủ thể trong quan hệ bảo lãnh 10 1.2.2.2 Cam kết bảo lãnh 12 1.2.2.3 Phạm vi bảo lãnh 13 1.2.2.4 Nội dung bảo lãnh 13 1.2.2.5 Thực hiện bảo lãnh 18 1.3 Nguyên tắc điều chỉnh bảo lãnh ngân hàng 19 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM- MARITIME BANK CHI NHÁNH THANH XUÂN 21 2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về bảo lãnh ngân hàng 21 2.1.1 Tổng quan tình hình về bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) 21 2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam- Maritime Bank chi nhánh Thanh Xuân 21 2.2 Phân tích thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam- Maritime Bank chi nhánh Thanh Xuân 23 2.3 Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam- Maritime Bank chi nhánh Thanh Xuân. 25 2.3.1 Hình thức bảo lãnh 25 2.3.2 Thẩm quyền ký hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh 26 2.3.3 Các quy định hình thức của quan hệ bảo lãnh ngân hàng 27 2.4 Đánh giá chung về pháp luật điều chỉnh đến bảo lãnh ngân hàng và thực trạng thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam- Maritime Bank chi nhánh Thanh Xuân 28 2.4.1 Thành tựu đạt được 28 2.4.2 Hạn chế trong việc áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng 30 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP (KIẾN NGHỊ) HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 32 3.1 Quan điểm / định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngân hàng 32 3.1.1 Giải quyết các hạn chế cơ bản trong pháp luật về bảo lãnh ngân hàng 32 3.1.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo lãnh ngân hàng phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế 33 3.2 Các giải pháp (kiến nghị) hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngân hàng 34 3.2.1 Kiến nghị với cơ quan ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật 34 3.2.1.1 Hoàn thiện quy địnhvề các biện pháp bảo đảm và các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo 34 3.2.1.2 Sửa đổi quy định về sử dụng ngôn ngữ trong các giao dịch bảo lãnh 35 3.2.1.3 Sửa đổi quy định về điều kiện đối với bên được bảo lãnh 35 3.2.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam 36 3.2.2.1 Hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh 36 3.2.2.2 Thanh tra, kiểm tra các hoạt động ngân hàng 36 3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam- Chi nhánh Thanh Xuân 37 3.3.1 Các hình thức bảo lãnh 37 3.3.2 Năng cao chất lượng thẩm định. 38 3.3.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý. 38 3.4 Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 39 KẾT LUẬN 40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 1TÓM LƯỢC
Chương I khóa luận nghiên cứu một cách chi tiết về khái niệm, đặc điểm, vaitrò, phân loại bảo lãnh ngân hàng Bên cạnh đó, khóa luận còn phân tích một cáchtương đối rõ ràng về một số nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh bảo lãnh ngânhàng bao gồm các vần đề: chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các bên, thực hiện bảo lãnhngân hàng Trên cơ sở đó, khóa luận nêu lên những nguyên tắc điều chỉnh hoạt độngbảo lãnh ngân hàng, mang tới cho người đọc cái nhìn tổng quát về bảo lãnh ngân hàng
Chương II khóa luận tập trung tìm hiểu về thực trạng thực hiện và thi hành phápluật về bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánhThanh Xuân Từ đó, tác giả đưa ra được những đánh giá khách quan bao gồm cảnhững thành công và hạn chế để hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng
Chương III khóa luận được coi là chương tổng kết các nội dung trong bài.Thông qua thực trạng nghiên cứu, tác giả có những định hướng và giải pháp cụ thểtháo gỡ những vướng mắc trong việc thực hiện và thi hành pháp luật liên quan tới bảolãnh ngân hàng cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay Đồng thời, tác giả cũngvạch ra những thiếu sót, những điều mình chưa thực sự làm được trong bài viết để cáctác giả tiếp theo có thể phát triển và hoàn thiện hơn đối với vấn đề liên quan
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, bên cạnh những nỗ lực và cố gắng của bản thân,
em còn nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các anh chị tại Ngân hàng TMCP HàngHải Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân và cô giáo - Th.S Phùng Bích Ngọc
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – Th.S Phùng Bích Ngọc
Cô đã dành nhiều thời gian tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em thực hiện bài khóa luậnnày
Sau đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học ThươngMại, Khoa Kinh tế - Luật, Bộ môn Luật Chuyên ngành đã tạo điều kiện giúp em hoànthành bài khóa luận này
Cuối cùng, em xin cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên tại Ngân hàng TMCPHàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân đã giúp em có cơ hội tìm hiểu kiến thứcthực tế để hoàn thành bài khóa luận tốt nhất Do còn nhiều hạn chế về kiến thức vàthời gian nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sựgóp ý của các thầy cô và mọi người để bài khóa luận được hoàn thiện hơn
Trân trọng!
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Thùy Dung
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài khóa luận 1
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2
1.3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 4
1.6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 5
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 6
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến bảo lãnh ngân hàng 6
1.1.1 Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng, đặc điểm, chức năng của hoạt động bảo lãnh ngân hàng 6
1.1.1.1 Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng 6
1.1.1.2 Đặc điểm, chức năng của hoạt động bảo lãnh ngân hàng 7
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngân hàng 10
1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngân hàng 10
1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngân hàng 10
1.2.2.1 Chủ thể trong quan hệ bảo lãnh 10
1.2.2.2 Cam kết bảo lãnh 12
1.2.2.3 Phạm vi bảo lãnh 13
1.2.2.4 Nội dung bảo lãnh 13
1.2.2.5 Thực hiện bảo lãnh 18
1.3 Nguyên tắc điều chỉnh bảo lãnh ngân hàng 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM- MARITIME BANK CHI NHÁNH THANH XUÂN 21
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về bảo lãnh ngân hàng 21
2.1.1 Tổng quan tình hình về bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) 21
Trang 42.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương
mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam- Maritime Bank chi nhánh Thanh Xuân 21
2.2 Phân tích thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam- Maritime Bank chi nhánh Thanh Xuân 23
2.3 Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam- Maritime Bank chi nhánh Thanh Xuân 25
2.3.1 Hình thức bảo lãnh 25
2.3.2 Thẩm quyền ký hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh 26
2.3.3 Các quy định hình thức của quan hệ bảo lãnh ngân hàng 27
2.4 Đánh giá chung về pháp luật điều chỉnh đến bảo lãnh ngân hàng và thực trạng thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam- Maritime Bank chi nhánh Thanh Xuân 28
2.4.1 Thành tựu đạt được 28
2.4.2 Hạn chế trong việc áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng 30
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP (KIẾN NGHỊ) HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 32
3.1 Quan điểm / định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngân hàng 32
3.1.1 Giải quyết các hạn chế cơ bản trong pháp luật về bảo lãnh ngân hàng 32
3.1.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo lãnh ngân hàng phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế 33
3.2 Các giải pháp (kiến nghị) hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngân hàng 34
3.2.1 Kiến nghị với cơ quan ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật 34
3.2.1.1 Hoàn thiện quy định về các biện pháp bảo đảm và các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo 34
3.2.1.2 Sửa đổi quy định về sử dụng ngôn ngữ trong các giao dịch bảo lãnh 35
3.2.1.3 Sửa đổi quy định về điều kiện đối với bên được bảo lãnh 35
3.2.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam 36
3.2.2.1 Hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh 36
3.2.2.2 Thanh tra, kiểm tra các hoạt động ngân hàng 36
3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam- Chi nhánh Thanh Xuân 37
3.3.1 Các hình thức bảo lãnh 37
Trang 53.3.2 Năng cao chất lượng thẩm định 38
3.3.3 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý 38
3.4 Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 39
KẾT LUẬN 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TMCP: Thương mại cổ phần
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
MSB: Tên Viết tắt của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt NamNĐ-CP: Nghị định chính phủ
QĐ-NHNN: Quyết định- Ngân hàng nhà nước
TT-NHNN: Thông tư- Ngân hàng nhà nước
TT-BTC: Thông tư- Bộ tài chính
BLDS: Bộ luật Dân sự
TCTD: Tổ chức tín dụng
MSB: Maritime Bank
Trang 7
LỜI MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài khóa luận
Trong xu thế toàn cầu hoá, với chính sách mở cửa hội nhập quốc tế và khu vực,các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại, đầu tư nói riêngcủa nước ta với các nước trên thế giới đã và đang ngày càng mở rộng và phát triển.Trong bối cảnh đó, bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động tiềm ẩn khá nhiều rủi ro,nhưng lại đem lại lợi ích to lớn cho các bên có liên quan Tuy nhiên, để nghiệp vụ bảolãnh của ngân hàng diễn ra thuận lợi thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm hiểu, tiếp cận
và nhận thức đúng đắn các hoạt động thương mại theo đúng luật, nhằm hạn chế nhữngtổn hại kinh tế không đáng có Bảo lãnh ngân hàng được điều chỉnh bởi nhiều nguồnluật và khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.Trong hệ thống pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể về sự điều chỉnh quan
hệ hợp đồng ngay từ Luật các tổ chức tín dụng 1997 (bổ sung 2004), tiếp đến là Bộluật Dân sự 1995, Luật Thương mại 1997… và cho đến nay là một số văn bản phápluật mới được ban hành: luật các tổ chức tín dụng 2010, Luật Thương mại 2005… Trong những năm gần đây, bảo lãnh ngân hàng thật sự trở thành biện pháp bảođảm nghĩa vụ thông dụng trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng do hiệu quả đảm bảo caocho quyền lợi của người hưởng Hoạt động này mang lại lợi ích đáng kể cho nền kinh
tế Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại, hoạt độngbảo lãnh ngân hàng có thểmang các ảnh hưởng tiêu cực Có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến
sự điều chỉnh của pháp luật Do vậy, để tránh những tác động tiêu cực do hoạt độngnày mang lại, cần có sự nghiên cứu toàn diện, tỉ mỉ các vấn đề về pháp luật trong lĩnhvực bảo lãnh ngân hàng và thực trạng áp dụng nó Thông qua đó hệ thống pháp lý vềbảo lãnh ngân hàng sẽ ngày một hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hộinhập
Các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng ngày càng nắm giữ vai trò quan trọng trongkinh doanh Do vậy, việc nâng cao hiệu quả của bảo lãnh ngân hàng là vô cùng quantrọng, giúp đưa đến lợi nhuận tối ưu, tránh các thiệt hại không đáng có Điều này phụthuộc trước hết vào hệ thống pháp luật hiện hành, đồng thời phụ thuộc nhiều vào khảnăng nhận biết cũng như trình độ áp dụng pháp luật của từng doanh nghiệp Thực tiễncho thấy, sự hiểu biết về pháp luật của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế Hiện naypháp luật về bảo lãnh ngân hàng đang được hoàn thiện hơn, phù hợp với nhu cầu củanền kinh tế và pháp luật của thế giới Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề cần nghiêncứu và hoàn thiện
Trang 8Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam là một trong những doanhnghiệp nổi bật trong hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Bảo lãnh ngânhàng là nghiệp vụ rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp này.Nhận thức được lợi ích to lớn do bảo lãnh ngân hàng mang lại, nên việc tìm hiểu phápluật về bảo lãnh ngân hàng là điều cần thiết đối với doanh nghiệp Bên cạnh đó, việcnghiên cứu áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổphần Hàng Hải Việt Nam là một vấn đề không chỉ có ý nghĩa với riêng doanh nghiệpnày mà còn đối với nhiều doanh nghiệp khác Do vậy đây chính là lí do để em chọn đề
tài “Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam Maritime Bank - Chi nhánh Thanh Xuân” để làm
khóa luận tốt nghiệp Quan hệ liên quan tới bảo lãnh ngân hàng không chỉ là quan hệgiữa các thương nhân trong nước với nhau mà còn là quan hệ giữa các thương nhântrong nước với các thương nhân nước ngoài Song để tập trung vào nội dung cầnnghiên cứu, khóa luận này sẽ chỉ đề cập đến những vấn đề pháp lý và thực tiễn liênquan đến bảo lãnh ngân hàng trong nước
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Những vấn đề pháp lý về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnhngân hàng nói riêng đã được đề cập trong Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam,Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân 2007 và Giáo trình Lý luận Nhànước và Pháp luật, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Tư Pháp năm 2006 nhưng các giáotrình này mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các kiến thức cơ bản Ngoài ra, vấn đề bảolãnh ngân hàng cũng được nghiên cứu trong nhiều công trình nghiên cứu khác Trong
đó có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
- Luật sư Nguyễn Văn Phương (08/2009) “Đăng ký giao dịch đảm bảo: Rủi do từthực tế và bất cập của pháp luật”, Tạp chí Ngân hàng Bài viết đưa ra những rủi rotrong thực hiện bảo lãnh ngân hàng do các quy định pháp lý thiếu chặt chẽ mang lại và
đề xuất giải quyết bất cập pháp lý trong thực tế
- Lê Hải Phượng (2009) “Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại ngân hàng Thương mại
Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia thành phố Hồ ChíMinh Bài luận khái quát các khái niệm pháp lý cơ bản liên quan tới bảo lãnh ngânhàng Đồng thời đi sâu tìm hiểu vấn đề bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Qua đó, bàiluận rút ra được bất cập pháp lý liên quan tới bảo lãnh thực hiện hợp đồng và đề ra giảipháp khắc phục bất cập đó
- Vũ Minh (29/06/2015), “Quy định mới về bảo lãnh ngân hàng”, Thời báo ngânhàng Bài viết nêu ra những thay đổi mới về quy định về bảo lãnh ngân hàng trong môi
Trang 9trường hội nhập Bên cạnh đó bài viết cũng nêu ra các ưu nhược điểm của các quyđịnh này và kiến nghị với các cơ quan nhà nước cần có sự điều chỉnh linh hoạt, phùhợp với hoàn cảnh hội nhập của Việt Nam.
- Luật sư Trương Đức Thanh (2008), “Vai trò của nhân viên pháp chế trong hoạtđộng ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng Bài viết đưa ra các nhân tố ảnh hưởng tới hoạtđộng bảo lãnh ngân hàng Đồng thời làm nổi vai trò nhân tố con người nói chung vànhân viên pháp chế nói riêng trong các nghiệp vụ ngân hàng
Có thể nhận thấy rằng, thực tế khách quan đã có không ít các đề tài, bài viết, sách,báo nghiên cứu về bảo lãnh ngân hàng Song ở mỗi góc độ khác nhau các tác giả đều
có quan điểm của riêng mình Thông qua các công trình đã được nghiên cứu, tác giả kểthừa và học hỏi nhằm hoàn thiện đề tài của mình, đưa ra được những giải pháp thiếtthực hơn nữa
1.3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, các tài liệu tham khảo vàthực tiễn áp dụng pháp luật tại đơn vị thực tập, khóa luận này sẽ đưa ra các cơ sở pháp
lý làm tiền đề để đi sâu vào phân tích lý luận cũng như thực tiễn áp dụng, thực thi phápluật tại đơn vị, từ đó có những kiến nghị cần thiết nhằm hoàn thiện các quy định củapháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngân hàng cũng như việc đảm bảo thực thi pháp luậttại đơn vị Khóa luận đi sâu nghiên cứu các vấn đề sau:
- Phân tích những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng
- Phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng tạiNgân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh xuân theo quyđịnh của pháp luật hiện hành
- Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngânhàng
1.4 Đối tượng, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu.
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những quy định về bảo lãnh ngân hàngđược điều chỉnh bởi Luật các tổ chức tín dụng 2010, Luật Ngân hàng Nhà nước ViệtNam 2010, Bộ luật Dân sự 2005, Thông tư 28/2012/TT-NHNN và một số văn bảnpháp luật có liên quan khác Đồng thời khóa luận còn nghiên cứu về thực tiễn áp dụngnhững quy định này tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam- Chi nhánh ThanhXuân để từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngânhàng và nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng vào thực
Trang 10tiễn Việc xác định đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khainghiên cứu, đảm bảo cho khóa luận đi đúng hướng.
1.4.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là dựa trên sự phân tích, đánh giá thực trạngcác nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chinhánh Thanh Xuân trong sự so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật để thấyđược rằng thực tiễn triển khai áp dụng có đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng với nhữngquy định của pháp luật hay không nhằm hệ thống hóa được các quy định của pháp luậtđiều chỉnh về lĩnh vực bảo lãnh ngân hàng, làm rõ những bất cập, những hạn chế còntồn tại trong thực tiễn và chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế đó để từ đó đề xuấtnhững phương hướng và giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng nhưkhắc phục những hạn chế trên Để đạt được các mục tiêu nêu trên, khóa luận tập trungvào các nhiệm vụ cụ thể như sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa được các quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng Thứ hai, phân tích, đánh giá được thực trạng thi hành pháp luật về bảo lãnh ngânhàng tại đơn vị
Thứ ba, đề xuất được một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật vềbảo lãnh ngân hàng
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian, phạm vi nghiên cứu nên khóa luận chỉ tập trung làmsáng tỏ một số vấn đề chính Cụ thể phạm vi nghiên cứu của khóa luận giới hạn nhưsau:
- Về nguồn tư liệu: Khóa luận sẽ nghiên cứu pháp luật về bảo lãnh ngân hàng kể từkhi Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, Bộluật Dân sự 2005 ban hành cho đến nay
- Về không gian: Khóa luận tập trung làm rõ vấn đề bảo lãnh ngân hàng tại ViệtNam, nghiên cứu điển hình tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánhThanh Xuân
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài gồm:
- Phương pháp liệt kê: Phương pháp sẽ được áp dụng để làm chương I của bài khóaluận Phương pháp sẽ hệ thống, liệt kê tất cả các văn bản pháp luật có liên quan để tiệntheo dõi và phân tích, làm căn cứ cho phần lý luận
Trang 11- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp được áp dụng để làm chương IIcủa bài khóa luận là phần thực tiễn liên hệ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam -Chi nhánh Thanh Xuân Trên cơ sở giải thích các khái niệm, quy phạm pháp luật liênquan đến hợp đồng mua bán hàng hóa, khóa luận sẽ đi phân tích vai trò của các yếu tốnày tới hoạt động của ngân hàng Ngoài ra, trên cơ sở đánh giá tổng quan những kếtquả đã đạt được và hạn chế pháp lý về bảo lãnh ngân hàng, khóa luận sẽ đề ra phươnghướng để giải quyết những hạn chế phát sinh.
1.6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
- Lời mở đầu
Chương I: Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngân hàngChương II: Thực trạng pháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàngthương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam- Maritime Bank chi nhánh Thanh Xuân Chương III: Một số giải pháp (kiến nghị) hoàn thiện pháp luận điều chỉnh pháp luật
về bảo lãnh ngân hàng
- Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 12CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến bảo lãnh ngân hàng
1.1.1 Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng, đặc điểm, chức năng của hoạt động bảo lãnh ngân hàng
1.1.1.1 Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh là một khái niệm xuất hiện từ rất lâu, cho đến nay, bảo lãnh đã pháttriển phong phú bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội củamọi quốc gia Trên phương diện pháp lý, khái niệm về bảo lãnh được quy định tươngđối giống nhau trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới
Ở nước ta, khái niệm về bảo lãnh được quy định tại điều 335 của Bộ luật Dân sự
2015, cụ thể: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết vớibên có quyền (sau đây là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa
vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi dến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bênđược bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”
Theo quy định tại khoản 18 điều 4 của luật Các tổ chưc tín dụng của nước ta thì:
“Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết vớibên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay chokhách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đãcam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.”
- Sự khác biệt giữa bảo lãnh ngân hàng và bảo lãnh trong dân sự:
Từ hai khái niệm về bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng, có thể thấy rằng bảo lãnhngân hàng là một hình thái đặc thù của bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự Do vậy nóvừa mang đặc trưng chung của bảo lãnh vừa mang những đặc tính riêng chỉ có tronghoạt động của tổ chức tín dụng
Trong quan hệ hợp đồng bảo lãnh, luật qui định bắt buộc phải có hai bên, đó là:Bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh Việc tham gia ký kết của bên được bảo lãnh khôngphải là điều kiện bắt buộc để thiết lập quan hệ hợp đồng bảo lãnh Khi bên thứ ba đưatài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiên nghĩa vụ cho người khác(khách hàng vay) thì chỉ cần thiết lập hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng cầm cố tài sảngiữa hai bên: bên bảo đảm (bên thế chấp) với bên có quyền (bên nhận thế chấp); cònbên được bảo lãnh đã kí kết tại hợp đồng tín dụng Bởi hợp đồng tín dụng là hợp đồngchính còn hợp đồng bảo đảm luôn là hợp đồng phụ, có tính chất dự phòng dự phạt khinghĩa vụ bị vi phạm
Trang 13Thực tế hiện nay một số ngân hàng thương mại và một số doanh nghiệp khi thoảthuận kí kết hợp hợp đồng bảo đảm bằng tài sản của bên thứ 3 để bảo đảm vay vốnngân hàng thường thiết lập hợp đồng có cả ba bên gồm: bên bảo đảm (bên thế chấp)bên được được bảo đảm (bên vay vốn) và bên nhận bảo đảm (bên nhận thế chấp) Điềunày chỉ đúng khi các chủ thể đó độc lập với nhau và người đại diện theo pháp luật củabên thế chấp và bên vay vốn không phải là một người Trên thực tế, rất nhiều trườnghợp một người vừa là chủ sở hữu tài sản là chủ thể bên thế chấp vừa là người đại diệntheo pháp luật của chủ thể bên vay vốn cùng ký kết trên một hợp đồng thế chấp vớibên nhận thế chấp (tổ chức tín dụng) Điều này là trái với qui định tại khoản 5, điều
144 Bộ luật Dân sự 2005, cụ thể như sau: Người đại diện không được xác lập, thựchiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng làngười đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác
Để đảm bảo qui định của pháp luật cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của các bênkhi giao kết hợp đồng, đặc biệt là khi có tranh chấp tại toà án, hợp đồng không bị vôhiệu khi vi phạm điều cấm của pháp luật, các doanh nghiệp cần chú ý khi giao kết hợpđồng phải tuân thủ những điều luật nói trên
1.1.1.2 Đặc điểm, chức năng của hoạt động bảo lãnh ngân hàng
-Đặc điểm:
Xét về bản chất, bảo lãnh ngân hàng là hình thức bảo đảm nghĩa vụ (giao dịchđảm bảo) mang tính phái sinh, tức khi ngân hàng thực hiện bảo lãnh thì các quan hệsau nảy sinh :
- Thứ nhất, quan hệ giữa ngân hàng với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh)
- Thứ hai, quan hệ dịch vụ bảo lãnh giữa tổ chức tín dụng với khách hàng (bên cónghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh) phát sinh do thoả thuận giữa các bên trong việc tổchức tín dụng sẽ thực hiện thay cho khách hàng và nghĩa vụ hoàn trả của khách hàngvới tổ chức tín dụng độc lập
Với bản chất đó, bảo lãnh ngân hàng có các đặc điểm như:
Bảo lãnh ngân hàng là một giao dịch thương mại đặc thù: Một mặt, bảo lãnh
ngân hàng do tổ chức tín dụng (chủ yếu là các ngân hàng) thực hiện mang tính chấtchuyên nghiệp với mục đích tìm kiếm lợi nhuận Bên cạnh đó, ngân hàng thực hiệncác nghiệp vụ chuyên môn khác song song với nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng nhằmđảm bảo nguồn vốn mình bỏ ra khi ngân hàng trở thành người thực hiện nghĩa vụ tàichính thay cho khách hàng Hoạt động này chịu sự chi phối của một số quy tắc pháp lýđặc thù mang tính chất chuyên nghiệp chỉ áp dụng cho nghiệp vụ này như: quy tắc về
Trang 14thủ tục bảo lãnh, phí bảo lãnh, chế tài với các bên vi phạm cam kết trong quan hệ bảolãnh ngân hàng.
Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập: Việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không
phụ thuộc vào bất cứ giao dịch hay yếu tố nào ngoài giao dịch bảo lãnh Ngân hàng cótrách nhiệm thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi bên này có yêu cầu và có bằngchứng chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh Ngân hàng khôngđược viện lý do để trì hoãn thanh toán vì lí do thuộc về mối quan hệ của mình vớikhách hàng hoặc không thực hiện thanh toán cho bên nhận bảo lãnh Khi có yêu cầuthanh toán, ngân hàng cần thanh toán ngay cho bên nhận bảo lãnh, sau đó mới thu nợvới bên được bảo lãnh
Bảo lãnh ngân hàng mang tính phụ thuộc: tham gia quan hệ bảo lãnh ngân hàng
có ít nhất ba chủ thể gồm bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh Tuynhiên, về mặt pháp lý thì chỉ đòi hỏi bắt buộc có hai chủ thể là bên bảo lãnh và bênđược bảo lãnh Để xác lập quan hệ bảo lãnh, cần có sự thỏa thuận giữa bên bảo lãnh vàbên nhận bảo lãnh
- Chức năng:
Bảo lãnh mang chức năng bảo đảm: việc cung cấp sự đảm bảo cho người thụ
hưởng là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh ngân hàng Mục đích của bảo lãnhngân hàng là cung cấp cho người thụ hưởng một khoản bồi hoàn tài chính cho nhữngthiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh gây ra Sự đảm bảo nàytạo niềm tin cho việc ký kết các hợp đồng dễ dàng, thuận lợi hơn
Bảo lãnh là công cụ tài trợ vốn: hầu hết các hợp đồng thi công, buôn bán đều cần
thời gian dài mới hoàn thành Do vậy cần nguồn tài trợ đủ lớn để thực hiện các hợpđồng trên Các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn về tài chính nếu như phải hoàn tấtcông trình, dự án mới được nhận thanh toán từ chủ công trình.Vì vậy, bảo lãnh ngânhàng lúc này sẽ có chức năng là công cụ vốn Nó giúp người bảo lãnh không phải xuấtquỹ, thu hồi vốn nhanh, được vay nợ… Dù không chức tiếp cấp vốn như cho vay trongngân hàng nhưng bảo lãnh ngân hàng giúp cho khách hàng nhận được các thuận lơinhư trong trường hợp cho vay
1.1.2 Phân loại bảo lãnh ngân hàng
Tùy vào các tiêu chí khác nhau mà bảo lãnh ngân hàng có thể chia thành các loại
khác nhau:
- Căn cứ vào phương thức phát hành có 3 loại:
Trang 15+ Bảo lãnh trực tiếp: Là loại bảo lãnh mà trong đó ngân hàng phát hành bảo lãnhchịu trách nhiệm bảo lãnh trực tiếp cho bên được bảo lãnh Người được bảo lãnh chịutrách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh
+ Bảo lãnh gián tiếp: là bảo lãnh mà trong đó ngân hàng bảo lãnh đã phát hành bảolãnh theo chỉ thị của một ngân hàng trung gian phục vụ cho người được bảo lãnh dựatrên một bảo lãnh khác gọi là bảo lãnh đối ứng Trong bảo lãnh gián tiếp thì người thụhưởng hoàn toàn không có quyền yêu cầu ngân hàng trung gian thanh toán bảo lãnh.+ Đồng bảo lãnh: là loại bảo lãnh do nhiều ngân hàng cùng đứng ra phát hành bảolãnh Trong đó một ngân hàng sẽ được chọn làm ngân hàng phát hành chính, các ngânhàng thành viên sẽ cam kết theo từng phần đóng góp của mình bằng các bảo lãnh đốiứng
- Căn cứ theo mục đích sử dụng:
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là cam kết của ngân hàng về việc chi trả tổn thấtthay cho khách hàng nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ hợp đồng như cam kết,gây tổn thất cho bên thứ ba Các hợp đồng được bảo lãnh như hợp đồng cung cấp hànghoá, xây dựng, thiết kế…
+ Bảo lãnh thanh toán: là cam kết của ngân hàng về việc thanh toán tiền theo đúnghợp đồng thanh toán cho người thụ hưởng nếu khách hàng của ngân hàng không thanhtoán đủ
+ Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (Bảo lãnh vay vốn): là cam kết của ngân hàngđối với người cho vay (tổ chức tín dụng, các cá nhân…) về việc sẽ trả gốc và lãi đúnghạn nếu khách hàng (người đi vay) không trả được
+ Bảo lãnh dự thầu: là cam kết của ngân hàng với chủ đầu tư (hay chủ thầu) về việctrả tiền phạt thay cho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm các quy định trong hợpđồng dự thầu
+ Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước: là cam kết của ngân hàng về việc sẽhoàn trả tiền ứng trước cho bên mua người hưởng bảo lãnh) nếu bên cung cấp (ngườiđược bảo lãnh) không trả hoặc trả không đầy đủ
+ Bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng: làloại bảo lãnh mà ngân hàng bảo lãnh cam kết với chủ thầu trong trường hợp chủ thầu
vi phạm hợp đồng về chất lượng sản phẩm phải bồi thường cho chủ thầu mà nhà thầukhông bồi thường hoặc bồi thường không đủ thì ngân hàng bảo lãnh phải chịu tráchnhiệm trả thay cho nhà thầu
Trang 16+ Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn: là cam kết của ngân hàng với người mua
về việc thanh toán số tiền khấu trừ giá trị hợp đồng trong trường hợp người bán viphạm hợp đồng
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngân hàng 1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngân hàng
Môi trường pháp lý điều chỉnh các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngân
hàng nói riêng ngày càng mở rộng và thông thoáng hơn Lệnh số 38-LCT/HDDNN8được công bố ngày 24/5/1990 dưới hình thức Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tíndụng và công ty tài chính là văn bản pháp lý cao nhất đầu tiên của Nước Cộng hòa xhội chủ nghĩa Việt Nam về tổ chức và hoạt động các tổ chức tín dụng Tuy nhiên, thuậtngữ “Bảo lãnh ngân hàng” chưa được đề cập đến do hoạt động này còn rất hạn chế.Quyết định số 196/QĐ-NH14 ngày 16/9/1994 về việc ban hành “Quy chế về nghiệp vụbảo lãnh của ngân hàng” đã đánh dấu sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng Đến năm 1997, do tình hình kinh tế biến động đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạtđộng ngân hàng ở Việt Nam Các quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng tạiViệt Nam không còn phù hợp Do đó Luật Các tổ chức tín dụng 1997 ra đời với cácquy định phù hợp với điều kiện kinh tế, tạo môi trường pháp lý ổn định cho hoạt độngngân hàng Lần đầu tiên thuật ngữ “Bảo lãnh ngân hàng” được đề cập tại khoản 12,Điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng
Trên cơ sở quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Thống đốc ngân hàng đã banhành Quyết định số 283/200/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/200 về việc ban hành Quy chếbảo lãnhn ngân hàng Quyết định này được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số386/2001/QĐ-NHNN ngày 11/4/2001 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sungmột số điều trong Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết địnhsố283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000 Từ đó đến nay, quy chế đã nhiều lần đượcthay đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện tại Mới đây nhất là Thông tư28/2012/TT- NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng ngày 03/10/2012 và Luật các tổchức tín dụng 2010 Nhiều văn bản pháp luật liên quan điều chỉnh hoạt động bảo lãnh
cũng được thay đổi, bổ sung, tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển
1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngân hàng
1.2.2.1 Chủ thể trong quan hệ bảo lãnh
- Về bên bảo lãnh:
Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành,bên bảo lãnh trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng chủ yếu là các tổ chức tín dụng có
Trang 17đủ những điều kiện theo luật định Ngoài ra pháp luật còn quy định nếu bên nhận bảolãnh trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng là cá nhân, tổ chức nước ngoài thì bên bảo lãnhchuyên nghiệp chỉ có thể là ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 28/2012/TT- NHNN thì đối tượng có thể thựchiện bảo lãnh gồm:Tổ chức tín dụng (ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã vàcông ty tài chính); Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Quỹ tín dụng nhân dân Trungương trong thời gian chưa chuyển đổi thành ngân hàng hợp tác xã thực hiện nghiệp vụbảo lãnh theo quy định đối với ngân hàng hợp tác xã; Các tổ chức (bao gồm tổ chức tíndụng nước ngoài trong trường hợp đồng bảo lãnh), cá nhân có liên quan đến nghiệp vụbảo lãnh
So với các các văn bản trước đây điều chỉnh hoạt động này, quy chế mới đã mởrộng hơn nữa phạm vi chủ thể được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh Đặc biệt, quyđịnh này cũng khắc phục được hạn chế về mặt kĩ thuật lập pháp theo hướng liệt kê một
số ngân hàng được phép thực hiện Có thể nói đây là một trong những điếm tiến bộđáng kể và phù hợp với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế Để đáp ứng vớitốc độ phát triển kinh tế nói chung và các giao dịch kinh tế nói riêng, tính đảm bảochắc chắn đã làm cho bảo lãnh ngân hàng trở thành một trong những điều kiện tiênquyết mà các bên đưa ra Vì vậy, để thoả mãn kịp thời đòi hỏi đó cũng như tạo cơ hộikinh doanh một cách công bằng hơn cho các tố chức tín dụng trong cả hệ thống thì quyđịnh này là hoàn toàn phù hợp
- Về bên được bảo lãnh:
Hiện nay để phát triển nền kinh tế nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì vấn đề luônđược quan tâm đầu tiên là vốn, không chỉ đối với các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh mà các chủ thể khác như: các đơn vị sự nghiệp, hộ gia đình, tư nhân … đều cóthể trở thành những đối tượng nợ và đều là những thành viên cần được tham gia vàohoạt động bảo lãnh Mặt khác, đối tượng khách hàng được tổ chức tín dụng bảo lãnhngày càng đa dạng, đáp ứng đòi hỏi ngày càng tăng của nền kinh tế
Về nguyên tắc, để được tổ chức tín dụng chấp thuận bảo lãnh, khách hàng phảithỏa mãn các điều kiện đã được quy định rõ tại Điều 10 Thông tư 28/2012/TT-NHNN:
1 Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
2 Nghĩa vụ bảo lãnh và giao dịch phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh là hợp pháp.
3 Có khả năng thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ cam kết với các bên liên quan trong quan hệ bảo lãnh.
Trang 18Do đối tượng được bảo lãnh mở rộng hơn cho các chủ thể trong xã hội, trong đó
có cả cá nhân, tổ chức không trực tiếp tiến hành sản xuất kinh doanh mà nhằm mụcđích phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu khác nên điều kiện này cũng đã đơn giảnhoá và bớt khắt khe hơn so với trước đây Tuy nhiên, quy chế mới cũng làm hạn chếhoạt động bảo lãnh của các TCTD trong nước do có yêu cầu đặc biệt với trường hợpkhách hàng là cá nhân, tổ chức nước ngoài thì ngoài các điều kiện chung còn phải tuântheo pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam Song đứng trên góc độ nhà quản lý,pháp luật quy định như vậy là nhằm mục đích thống nhất quản lý chung cho hoạt độngngân hàng và phù hợp với Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13tháng 12 năm 2005 Vì vậy, để tăng sức cạnh tranh, các tổ chức tín dụng trong nướccần phải tìm giải pháp nhanh chóng thích ứng với quy định của luật
- Về bên nhận bảo lãnh:
Trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng, bên nhận bảo lãnh là “tổ chức (bao gồm tổchức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân là người cư trú và tổ chức làngười không cư trú được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh.”(Khoản 3 Điều 3, Thông tư 28/2012 Quy định về bảo lãnh ngân hàng) Về nguyên tắckhi tham gia quan hệ bảo lãnh ngân hàng, bên nhận bảo lãnh cũng phải thoả mãn một
số điều kiện nhất định, như:
- Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
- Có các giấy tờ, tài liệu hay bằng chứng khác chứng minh quyền chủ nợ với bên cónghĩa vụ
1.2.2.2 Cam kết bảo lãnh
Căn cứ vào khoản 9 Điều 3 Thông tư 28/2012/TT-NHNN, cam kết bảo lãnh đượcthể hiện dưới hai hình thức:
- Hợp đồng bảo lãnh: là thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng và bên nhận
bảo lãnh hoặc giữa tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên có lienquan (nếu có) về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho kháchhàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kếtvới bên nhận bảo lãnh
- Thư bảo lãnh: là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc
bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên đượcbảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bênnhận bảo lãnh
Trang 19Ngoài ra, còn các hình thức cam kết khác do các bên tự thỏa thuận không trái vớiquy định của pháp luật Việt Nam Cam kết bảo lãnh có thể được sửa đổi, bổ sung hayhủy bỏ nếu các bên liên quan có thỏa thuận Hình thức và nội dung của cam kết bảolãnh phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật (được quy định cụ thể trong Điều 14của Thông tư 28/2012/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng).
1.2.2.3 Phạm vi bảo lãnh
Trước hết, phạm vi bảo lãnh được hiểu là giới hạn của nghĩa vụ tài sản mà bênbảo lãnh cam kết sẽ thực hiện thay cho khách hàng đối với bên có quyền Về nguyêntắc, phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh không thể rộng hơn phạm vi nghĩa vụ được bảo lãnhtheo đó bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ củakhách hàng đối với người thụ hưởng (Điều 363 Bộ luật Dân sự 2005) Tại Điều 9Thông tư 28/2012/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng, các nghĩa vụ bảo lãnh
có thể là: “Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay; Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí thực hiện dự án hoặc phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, hoặc dịch vụ đời sống; Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, phí, các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước…”
Như vậy, việc thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh là rất đa dạng, tuỳ vào từng loạihình bảo lãnh mà các bên có thể thoả thuận hợp lý, song phải luôn tuân thủ nguyên tắcbất di bất dịch là trong mọi trường hợp nghĩa vụ bảo lãnh không nặng nề hơn nghĩa vụđược bảo lãnh
1.2.2.4 Nội dung bảo lãnh
- Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh:
Trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng, tổ chức tín dụng đóng vai trò là bên bảo lãnh.Căn cứ Điều 25 Thông tư 28/2012/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng ngày03/10/2012 có quy định cụ thể về quyền của bên bảo lãnh Theo đó, bên bảo lãnh cóquyền chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh của khách hàng hoặc của bên bảolãnh đối ứng (theo khoản 1, Điều 25, Thông tư 28/2012) Quyền năng này được phápluật quy định nhằm đảm bảo nguyên tắc quyền tự do kinh doanh của tổ chức tín dụng,đồng thời đề cao tính tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong hoạt động kinhdoanh trên thị trường Việc nhận hay không nhận bảo lãnh là xuất phát từ “ý chí” của
tổ chức tín dụng mà không có sự can thiệp từ các chủ thể khác Đồng thời, bên bảolãnh có quyền đề nghị bên xác nhận bảo lãnh xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảolãnh của mình cho khách hàng
Trang 20Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liênquan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có) (quy định tại khoản 3,Điều 25, Thông tư 28/2012) Pháp luật quy định như vậy nhằm bảo đảm an toàn vềphương diện quyền lợi cho tổ chức tín dụng, đồng thời nhằm mục đích đảm bảo sự antoàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng trong nền kinh tế và nâng cao ý thức tráchnhiệm hợp đồng cho bên khách hàng đề nghị bảo lãnh.
TCTD có quyền yêu cầu khách hàng phải có bảo đảm cho việc bảo lãnh của mìnhnhằm mục đích đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho TCTD (quy định tại khoản 4Điều 25, Thông tư 28/2012).Việc quy định quyền từ chối bảo lãnh đối với khách hàngkhông đủ điều kiện bảo lãnh nhằm đảm bảo nguyên tắc quyền tự do kinh doanh củaTCTD và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của TCTD trong hoạt động kinh doanhtrên thường trường
Bên bảo lãnh có quyền thu phí bảo lãnh theo thoả thuận (khoản 5, Điều 25, Thông
tư 28/2012) Quy định này có nghĩa là tổ chức tín dụng khi thực hiện bảo lãnh đượcquyền yêu cầu khách hàng được bảo lãnh phải thanh toán tiền phí dịch vụ bảo lãnh chomình theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ bảo lãnh sau khi đã phát hành thư bảolãnh và gửi cho bên nhận bảo lãnh Căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ bảolãnh thì tổ chức tín dụng phải phát hành thư bảo lãnh để gửi cho bên nhận bảo lãnh vìquyền lợi của khách hàng được bảo lãnh Do đó, tổ chức tín dụng (với tư cách là người
đã thực hiện công việc dịch vụ) đương nhiên phải có quyền đòi hỏi bên hưởng dịch vụphải thanh toán cho mình số tiền công dịch vụ là phí bảo lãnh
Bên bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh (khoản 6,Điều 25, Thông tư 28/2012) Mặc dù người bảo lãnh đã cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụthay cho người được bảo lãnh nhưng không phải trong mọi trường hợp nghĩa vụ nàyđều mặc nhiên phải thực thi Do đó, nếu việc đòi tiền của người nhận bảo lãnh làkhông có cơ sở pháp lý và không phù hợp với các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảolãnh như đã cam kết thì người bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện bảo lãnh
Ngoài ra, bên bảo lãnh còn có các quyền hạn như: hạch toán ghi nợ và yêu cầukhách hàng hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay; Xử
lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo thoả thuận và quy định của pháp luật; Khởikiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa
vụ đã cam kết; Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụngkhác nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản…
Việc quy định quyền năng này đã giúp cho tổ chức tín dụng bảo lãnh có phươngdiện pháp lý để tự bảo vệ mình khi tham gia quan hệ hợp đồng cấp bảo lãnh Đồng
Trang 21thời, nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng trongnền kinh tế và nâng cao ý thức trách nhiệm hợp đồng cho bên khách hàng đề nghị bảolãnh Khi có các quy định này, hoạt động của các tổ chức tín dụng bảo lãnh sẽ trở nên
dễ dàng hơn, thuận tiện cho công tác nghiệp vụ hơn
Theo quy định tại Điều 28 Thông tư 28/2012/TT-NHNN thì một trong các nghĩa
vụ quan trọng nhất của bên bảo lãnh là thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ bảo lãnh ngaykhi bên nhận bảo lãnh xuất trình đầy đủ hồ sơ, tài liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theoquy định tại cam kết bảo lãnh và cam kết xác nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụbảo lãnh của bên bảo lãnh và bên xác nhận bảo lãnh (khoản 3 Điều 28) Nghĩa vụ nàybao gồm nghĩa vụ phát hành thư bảo lãnh gửi cho bên nhận bảo lãnh hoặc ký hợp đồngbảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và các nghĩa thực hiện các cam kết khác trong dịch vụbảo lãnh đã ký kết với khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh Đối với nghĩa vụ pháthành thư bảo lãnh gửi cho bên nhận bảo lãnh hoặc ký hợp đồng bảo lãnh với bên nhậnbảo lãnh thì đây là nghĩa vụ cơ bản của người bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh Nghĩa
vụ này có mục tiêu hướng tới việc phục vụ quyền lợi của khách hàng được bảo lãnh.Chỉ khi nào tổ chức tín dụng với tư cách là người cung cấp dịch vụ bảo lãnh đã thựchiện xong nghĩa vụ này thì họ mới có quyền yêu cầu bên hưởng dịch vụ bảo lãnh thanhtoán tiền công và phí dịch vụ bảo lãnh Việc quy định nghĩa vụ này cho người bảo lãnhkhông chỉ nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của người nhận bảo lãnh mà còn có tácdụng đảm bảo lợi ích của khách hàng được bảo lãnh Đối với nghĩa vụ thực hiện cáccam kết nghĩa vụ khác trong hợp đồng dịch vụ bảo lãnh đã ký kết với khách hàng sửdụng dịch vụ bảo lãnh Nghĩa vụ này tuy không phải là nghĩa vụ chính của bên cungứng dịch vụ nhưng cũng có tác dụng bảo đảm quyền lợi cho khách hàng sử dụng dịch
vụ bảo lãnh và đề cao tính kỷ luật hợp đồng cho các bên tham gia giao dịch;
Bên bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành các cam kếtbảo lãnh của bên được bảo lãnh trong thời hạn hiệu lực của khoản bảo lãnh Vì khicam kết bảo lãnh cho nghĩa vụ tài sản của khách hàng đối với bên có quyền, tổ chứctín dụng bảo lãnh phải đem cả uy tín và tài sản của mình để phục vụ quyền lợi củakhách hàng được bảo lãnh nên lẽ công bằng, bên bảo lãnh phải được pháp luật đượcbảo hộ như đối với chủ nợ Do vậy, nghĩa vụ kiểm soát đối với khách hàng cho tổ chứctín dụng bảo lãnh chính là phương tiện pháp lý để tổ chức tín dụng tự bảo vệ lợi íchchính đáng của mình khi tham gia quan hệ hợp đồng dịch vụ bảo lãnh;
Ngoài ra bên bảo lãnh còn có các nghĩa vụ khác như hoàn trả đầy đủ tài sản bảođảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi tiến hành thanh lý hợpđồng cấp bảo lãnh (khoản 5, Điều 28, Thông tư 28/2012) Nghĩa vụ này có mục tiêu
Trang 22hướng tới việc phục vụ quyền lợi của khách hàng được bảo lãnh Chỉ khi nào tổ chứctín dụng (với tư cách là bên cung cấp dịch vụ bảo lãnh) đã thực hiện xong nghĩa vụnày thì họ mới có quyền được yêu cầu hưởng dịch vụ bảo lãnh thanh toán số tiền công
là phí dịch vụ bảo lãnh Việc quy định này có tác dụng đảm bảo quyền lợi cho kháchhàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh và đề cao tính kỉ luật hợp đồng cho các bên tham giagiao dịch
Việc quy định các nghĩa vụ cho bên tổ chức tín dụng cấp bảo lãnh có ý nghĩa đảmbảo cho quyền lợi của bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh Đặc biệt là khi bênđược bảo lãnh không có khả năng để thanh toán khoản nợ đối với bên nhận bảo lãnhthì đây chính là cơ sở để bên nhận bảo lãnh có thể yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện cácnghĩa vụ đã cam kết
- Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh:
Trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng, khách hàng được bảo lãnh có tư cách pháp
lí là người hưởng dịch vụ bảo lãnh, theo đó khách hàng được bảo lãnh sẽ có quyền hạnhẹp hơn so với TCTD
Theo khoản 1 Điều 29 Thông tư 28/2012/TT-NHNN quy định về quyền của bênđược bảo lãnh, có thể kể đến một số quyền tiêu biểu như: Từ chối các yêu cầu của bênbảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh không đúng với các thỏa thuậntrong hợp đồng cấp bảo lãnh hoặc cam kết bảo lãnh; Yêu cầu bên bảo lãnh, bên bảolãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo camkết…
Theo đó, một trong những quyền năng quan trọng nhất của bên được bảo lãnh làyêu cầu bên bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết, nhất là thựchiện nghĩa vụ thay mình với tư cách là người bảo lãnh Việc quy định này có ý nghĩràng buộc về trách nhiệm đối với bên bảo lãnh, nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàngkhi tham gia kí kết hợp đồng bảo lãnh và đảm bảo sự công bằng của pháp luật giữa cácchủ thể trong hợp đồng bảo lãnh
Nghĩa vụ của bên được bảo lãnh cũng được quy định tại khoản 2 Điều 29 Thông tư28/2012/TT-NHNN, bao gồm các nghĩa vụ cơ bản như: Cung cấp đầy đủ, chính xác vàtrung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến khoản bảo lãnh và chịu trách nhiệmtrước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các thông tin, tài liệu đã cungcấp; Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ, trách nhiệm đã cam kết và các thỏa thuậnquy định tại hợp đồng cấp bảo lãnh; Chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát trách nhiệm,nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảolãnh Có nghĩa vụ báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch bảo lãnh cho
Trang 23bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh; Các nghĩa vụ khác theothỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Một trong những nghĩa vụ nổi bật của bên được bảo lãnh là chịu sự kiểm tra, kiểmsoát và báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch bảo lãnh cho tổ chức tíndụng bảo lãnh Do tổ chức tín dụng phải đem cả uy tín và tài sản của mình để phục vụquyền lợi của bên được bảo lãnh nên theo lẽ công bằng thì họ có quyền được pháp luậtbảo hộ như đối với chủ nợ Việc trao quyền kiểm soát cho tổ chức tín dụng đối vớikhách hàng chính là trao phương tiện pháp lý để tổ chức tín dụng tự bảo vệ lợi íchchính đáng của mình khi tham gia hợp đồng dịch vụ bảo lãnh
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh:
Người nhận bảo lãnh có ba quyền cơ bản là yêu cầu bên bảo lãnh, bên xác nhậnbảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết bảo lãnh, khởi kiện theoquy định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đãcam kết và kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của cam kết bảo lãnh Quyền của bên nhậnbảo lãnh được pháp luật ghi nhận tại khoản 1 Điều 30 Thông tư 28/2012/TT-NHNNngày 03/10/2012
Xét ở góc độ quan hệ hợp động bảo lãnh thì quyền chính của người nhận bảo lãnh
là yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ Nếu có nhiều người bảo lãnh liên đớicho món nợ thì người nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu một trong số những người đóthực hiện toàn bộ nghĩa vụ Mặt khác nếu nhiều người bảo lãnh theo phần cho món nợthì người nhận bảo lãnh chỉ có thể yêu cầu từng người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đãcam kết của họ Ngoài ra, việc thực hiện quyền yêu cầu này nhìn chung phải ở thờiđiểm nghĩa vụ đến hạn
Trong mối quan hệ hợp đồng bảo lãnh với tổ chức tín dụng bảo lãnh, người nhậnbảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ trong các hợp đồng liên quanđến nghĩa vụ bảo lãnh, đảm bảo phù hợp với nội dung cam kết bảo lãnh và thông báokịp thời cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh và các bên liên quan dấu hiệu viphạm, hành vi vi phạm của bên được bảo lãnh Nghĩa vụ này được quy định cụ thể tạikhoản 2 Điều 30 Thông tư 28/2012/TT-NHNN Quy định cho thấy sự tiến bộ của phápluật bảo lãnh ngân hàng do trước đó chưa có quy định cụ thể nào về bên nhận bảo lãnhtrong bảo lãnh ngân hàng
1.2.2.5 Thực hiện bảo lãnh
- Thời hạn bảo lãnh: