Trong những năm trở lại đây, cho vay tiêu dùng đã và đang là những dịch vụ tài chính phổ biến nhất của NHTM. Những hình thức tín dụng này giúp cho ngân hàng đa dạng hóa cơ sở khách hàng, tạo ra một nguồn tiền gửi từ người tiêu dùng và những nguồn thu để bổ sung, bù đắp rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU :
Trong những năm trở lại đây, cho vay tiêu dùng đã và đang là những dịch vụtài chính phổ biến nhất của NHTM Những hình thức tín dụng này giúp cho ngânhàng đa dạng hóa cơ sở khách hàng, tạo ra một nguồn tiền gửi từ người tiêu dùng vànhững nguồn thu để bổ sung, bù đắp rủi ro trong hoạt động ngân hàng Thực tế làtrong những năm gân đây, nhiều ngân hàng đã tăng cường sử dụng hình thức cho vaytiêu dùng để hạn chế hoặc loại bỏ anh hưởng của chu kỳ kinh doanh và tránh sự canhtranh gay gắt từ các tổ chức ngân hàng nước ngoài
Thực tế đã cho thấy tín dụng tiêu dùng tiêu dùng đã đóng một vai trò chủ đạotrong dịch vụ ngân hàng cũng như trong quản lý ngân hàng, Cùng với quá trình toàncâu hóa ngày càng tăng dần với mức độ hội nhập và mở cửa nền kinh tế theo mộttrình tự nhất định đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải thay đổi quy mô và loại hìnhdịch vụ nhất là đối với dịch vụ cho vay tiêu dùng
Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam(Maritime Bank) Chi Nhánh Cầu Giấy em nhận thấy cho vay tiêu dùng vẫn tạo ra
một thách thức lớn với chi nhánh chính vì lý do đó em nghiêm túc chọn Đề Tài : “
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) Chi Nhánh Cầu Giấy” làm đề tài nghiên cứu, nội dung
đề tài gồm có 3 chương
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI (MARITIME BANK) CHI NHÁNH CẦU GIẤY
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẤY MẠNH VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHANH MARITIME CẦU GIẤY
Do những nguyên nhân chủ quan và khách quan mà chuyên đề không thểtránh được những thiếu sót và sai sót nhất định kính mong cô giáo Th Phạm HôngVân xem và giúp đỡ em để em có thể hoàn thành tốt chuyên để của mình!
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 2CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG
1 NHTM và Hoạt động cho vay tại ngân hàng NHTM
1.1 Khái niệm về NHTM
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh
tế Ngân hàng là người cho vay chủ yếu đối với hàng triệu hộ tiêu dùng (cá nhân, hộgia đình) và với hầu hết các cơ quan Chính quyền địa phương (thành phố, tỉnh ).Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương, từ người bán rau quả cho tớingười kinh doanh ôtô, ngân hàng là tổ chức cung cấp tín dụng cơ bản phục vụ choviệc mua hàng hoá dự trữ hoặc mua ôtô trưng bày Khi doanh nghiệp và người tiêudùng phải thanh toán cho các khoản mua hàng hoá và dịch vụ, họ thường sử dụngséc, thẻ tín dụng hay tài khoản điện tử Và khi cần thông tin tài chính hay cần lậpkếhoạch tài chính, họ thường tìm đến ngân hàng để nhận được lời tư vấn
Cách tiếp cận thân trọng nhất là có thể xem xét ngân hàng trên phương diện
những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.luận các tổ chức tín dụng của nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ghi “ Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinhdoanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sửdụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”
1.2 Các hoạt động chủ yếu của NHTM
1.2.1 Hoạt động huy động vốn:
Đây là hoạt động tạo điều kiện và tiền đề cho các hoạt động khác của NHTM.Các NHTM thực hiện huy động vốn nhà dỗi trong nền kinh tế dưới mọi hình thức đểthực hiện nghiệm vụ đầu tư, cho vay đối vói các thành phần kinh tế, giúp họ pháttriện kinh doanh, trang thiết bị…
1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn :
Đây là hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho NHTM.Ngânhàng thương mại dùng vốn huy động để cho vay từ đó thu lợi nhuân trên cơ sở chênhlệch lãi suất giữ vốn huy động và vốn cho vay, đồng thời cũng góp phần phát triển xãhội như mở rộng vốn đầu tư, gia tăng sản phẩn xã hội, cải thiện đời sống cho nhândân… Hoạt động sử dụng vốn của NHTM có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tếthông qua hoạt cho các nghành, các lĩnh vực trong nền kinh tế như công nghiệp, nôngnghiệp xây dưng…
Trang 31.2.3 Các dịch vụ trung gian:
Ngoài hoạt động huy động vốn và hoạt động sự dụng vốn thì NHTM cũngthực hiện dịch vụ trung gian cho khách hàng Các hoạt động này Ngân hàng khôngđứng vai trò là con nợ hay chủ nợ mà đứng ở vị trí trung gian nhằm thỏa mãn nhu cầucủa khách hàng về dịch vụ mà khách hàng cần Ngày nay, các dịch vụ của Ngânhàng thương mại không ngừng phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng, cácdịch vụ ngày càng đa dạng Hoạt động trung gian gồm rất nhiều loại dịch vụ khácnhau: như dịch vụ thu hộ, chi hộ cho khách hàng có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàngthương mại, dịch vụ chuyển khoản từ tài khoản này đến tài khoản khác ở cùng mộtNgân hàng thương mại hay ở hai Ngân hàng thương mại khác nhau; dịch vụ tư vấncho khách hàng các vấn đề tài chính, dich vụ giữ hộ các chứng từ, vật quý giá dịch
vụ chi lương cho các doanh nghiệp có nhu cầu, dịch vụ khấu trừ tự động Đây lànhững khoản chi thường xuyên trong tháng, nếu không có dịch vụ này khách hàng sẽtốn nhiều thời gian và phiền toái khi thanh toán các khoản này, cung cấp các phươngtiện thanh toán không dùng tiền mặt…
Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ NHTM theo đó cũng phát triển theo
để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của công chúng thực hiện nghiệp vụ trunggian mang tính dịch vụ sẽ đem lại cho NHTM những khoản thu nhập khá quan trọng.Điều cần lưu ý là dịch vụ NHTM sẽ giúp Ngân hàng thương mại phát triển toàndiện.Tại các nước phát triển, các Ngân hàng cạnh tranh với nhau bằng con đường
“phi giá”, tức là luôn luôn có những dịch vụ mới cung cấp tiện nghi cho khách hàng,không ngừng tìm tòi những dịch vụ mới cung cấp tiện nghi cho khách hàng Dịch vụNgân hàng càng phát triển, thể hiện một xã hội càng văn minh, có nền công nghiệpcàng phát triển Lợi nhuận các Ngân hàng không chỉ ở nghiệp vụ cho vay, mà cònphân nửa từ các hoạt động dịch vụ mang lại, nhưng nó lại là lĩnh vực ít rủi ro
1.3 Khái niệm cho vay:
Cho vay là hoạt động chủ yếu của NHTM Khi định nghĩa về hoạt động chovay, có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng nói tóm lại, có thể định nghĩa hoạt độngcho vay của Ngân hàng là hoạt động cung ứng tiền cho tất cả các khách hàng có nhucầu về tiền để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng
1.4 Đặc điểm chức năng:
Trang 4Ngân hàng thương mại đáp ứng cho tất cả các khách hàng sử dụng vốn nhưngkhách hàng phải đáp ứng được các điều kiện của Ngân hàng đặt ra Qui mô của cáchợp đồng cho vay từ nhỏ đến lớn, với nhu cầu vay nhỏ đến các dự án lớn mức rủi rocao hay thấp, mức thu hồi vốn như thế nào, tài sản thế chấp và uy tín của khách hàng
ra sao sẽ ảnh hưởng đến mức lãi suất mà ngân hàng qui định cụ thể Ngoài ra với thờigian sử dụng vốn khác nhau lãi suất cũng sẽ khác nhau
1 5 Vai trò hoạt động cho vay của NHTM
1.5.1 Hoạt động cho vay là hoạt đông mang lại lợi nhuận lớn cho NHTM và thúc đẩy các hoạt động khác của NHTM:
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động lớn của NHTM doanh thu từhoạt động này có thể chiếm 70% doanh thu ở các nước phát triển, và nên đến 90%doanh thu của NHTM ở các nước đang phát triển Ngày nay 80% doanh thu của cácNHTM là từ hoạt động tín dụng, mà hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn Nhờ cóhoạt động cho vay, các đơn vị kinh tế, hộ gia đình có thể vay của Ngân hàng để đầu
tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mà lợi nhuận thu được không những doanhnghiệp, hộ gia đình đủ tiền trả cho Ngân hàng mà còn có tiền gửi vào NHTM, nghĩa
là làm tăng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Khi các hoạt động sản xuất kinhdoanh phát triển, xã hội càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ của NHTM cũngphát triển theo
1.5.2 Hoạt động cho vay cũng góp phần điều hoà cung- cầu dịch vụ hàng hoá:
Một doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất kinh doanhthiếu vốn thì doanh nghiệp phải vay vốn của Ngân hàng Nhưng doanh nghiệp chỉ thuđược lợi nhuận cũng như có khả năng trả nợ, khi doanh nghiệp tiêu thụ được hết sốsản phẩm hàng hoá sản xuất ra, đồng nghĩa phải có một bộ phận những người tiêudùng có khả năng mua sản phẩm đó Về phía người tiêu dùng, có một mức thu nhậpnhất định, họ không thể có đủ số tiền để mua hàng hoá mình muốn Mà họ chỉ có đủkhả năng mua sau một thời gian tích luỹ Đó là nguyên nhân dẫn đến chu kì tuầnhoàn và luân chuyển vốn của doanh nghiệp bị ngưng trệ Khi đó doanh nghiệp sẽkhông thu hồi đủ tiền để thực hiện vòng quay sản xuất Do đó NHTM cho vay là giảipháp có lợi cho cả ngân hàng và doanh nghiệp NHTM cho doanh nghiệp vay sẽ thúcđẩy sản xuất kinh doanh, sẽ có nhiều hàng hoá NHTM cho người tiêu dùng vay sẽthoả mãn nhu cầu về hàng hoá vậy hoạt động cho vay của Ngân hàng đã góp mộtphần điều hoà cung cầu sản phẩm hàng hoá dịch vụ của nền kinh tế
1.5.3 Hoạt động cho vay góp phần điều tiết, phân phối các nguồn vốn:
Trang 5Vốn sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong một nền kinh tế vận động liêntục, biểu hiện qua các hình thức khác nhau và qua mỗi giai đoạn của quá trình sảnxuất đã tạo thành chu kì tuần hoàn, luân chuyển vốn, điểm xuất phát và kết thúc củamột vòng tuần hoàn này thể hiện dưới dạng tiền tệ Trong quá trình sản xuât kinhdoanh, để duy trì hoạt động liên tục đòi hỏi nguồn vốn của doanh nghiệp luôn đồngthời tồn tại ở ba giai đoạn đólà : dự trữ- sản xuất- lưu thông và Từ đó xảy ra hiệntượng thừa, thiếu vốn tạm thời: tại thời điểm nhất định có đơn vị kinh tế có vốn tiền
tệ tạm thời nhàn rỗi, có những đơn vị tạm thời thiếu vốn Đó là hiện tượng mang tínhchất tạm thời nhưng lại xảy ra thường xuyên và phổ biến trong bất kỳ nền kinh tếnào, làm nảy sinh nhu cầu ngày càng bức thiết phải giải quyết vấn đề điều hoà vốn.NHTM với vai trò là trung gian tài chính đứng ra tập trung phân phối lại tiền tệ, điềuhoà cung và cầu vốn cho các doanh nghiệp, đã góp phần điều tiết lại nguồn vốn, tạo điềukiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không gián đoạn
1.5.4 Hoạt động cho vay đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước:
Bằng những công cụ tín dụng Ngân hàng, Ngân hàng có thể cho vay ưu đãinhững nghành nghề cần thiết để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Đảng
và nhà nước ta trong từng giai đoạn cụ thể
1.5.5 Hoạt động cho vay góp phần giúp các thành phần kinh tế mở rộng ứng dụng công nghệ mới:
Với những doanh nghiệp trình độ trang bị kĩ thuật còn thấp kém Thông quavốn vay của NHTM, doanh nghiệp dùng vốn này để đầu tư, tìm kiếm những côngnghệ hiện đại, đổi mới dây truyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ranhiều sản phẩm, mẫu mã thoả mãn nhu cầu trong và ngoài nước Như vậy hoạt độngcho vay mở rộng ứng dụng công nghệ mới vào các doanh nghiệp, thông qua đó giúpdoanh nghiệp sản xuất ngày càng có hiệu quả, mở rộng sản xuất kinh doanh, đồngthời cho vay cũng làm nâng cao đời sống của nhân dân nhất là cho vay tiêu dùng
Trang 61.6 Các hình thức cho vay tại NHTM:
1.6.1 Dựa theo mục đích sử dụng tiền vay
Dựa theo hình thức mục đích sử dụng tiện vay tại chi nhanh hiện nay có haihình thức đó là : cho vay tiêu dùng và cho vay để kinh doanh
1.6.1.1 Cho vay tiêu dùng:
Mục đích của loại cho vay này là người đi vay phải sử dụng khoản tiền vayvào việc tiêu dùng, mua sắm tài sản cố định với mục đích phục vụ lợi ích cá nhân.Khi thực hiện hình thức cho vay này, cán bộ tín dụng đã tính đến nguồn tiền đượcdùng để trả nợ Ngân hàng chính là thu nhập cá nhân của người đi vay tiền Hình thứcnày chỉ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, khi mà nền kinh tế hàng hoá phát triển vànhững cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, khiến giới tư bản sản xuất đã phải bỏ đi rấtnhiều hàng hoá khi mà nhu cầu tiêu dùng có nhưng lại không có cầu thực sự Hìnhthức phổ biến nhất của loại hình này là hình thức cho vay trả góp, một loại hình đãđược áp dụng rất thành công ở các nước phát triển Ngân hàng có thể cho các cán bộcông chức vay để họ mua sắm ô tô, xe máy, trả góp nhà… ở các nước phương Tây và
Mỹ thì một người có thể mua ô tô để đi lại trở lên rất dễ dàng trong khi tài khoản củaanh ta lại không cần phải có 100% hay 50% giá trị của chiếc xe đó Điều này đã giúpcho việc tiêu thụ hàng hoá trở lên dễ dàng hơn, do vậy nó đã thúc đẩy sản xuất pháttriển hơn
1.6.1.2 Cho vay để kinh doanh:
Mục đích của hình thức cho vay này là Ngân hàng cho các doanh nghiệp vaynhằm phục vụ hoạt động kinh doanh của mình, mở rộng sản xuất hay đáp ứng mộtnhu cầu nào đó về tiền của doanh nghiệp Dựa vào đặc điểm của từng ngành màNgân hàng sẽ thiết lập các điều kiện cho vay, phương thức cho vay, cách thức trả nợdựa trên nguồn thu tiền bán hàng của doanh nghiệp Có thể phân chia loại hình nàytheo tiêu thức cho vay doanh nghiệp sản xuất và cho vay thương mại hay cho vaytheo các ngành nghề kinh tế: Cho vay ngành công nghiệp, ngành nông nghiệp, chovay ngành dịch vụ
1.6.2 Dựa theo thời hạn cho vay:
Dựa theo thời hạn cho vay được chia làm hai loại cơ bản : cho vay ngắn hạn
và cho vay trung, dai hạn
Trang 71.6.2.1 Cho vay ngắn hạn:
Hình thức cho vay nhằm tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụngvốn ngắn hạn của nhà nước hay doanh nghiệp, hộ sản xuất Cho vay ngắn hạn trongnhững trường hợp sau:
Ngân hàng cho nhà nước vay để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước.Hình thức phổ biến hiện nay là Ngân hang đi mua trái phiếu do kho bạc phát hành.Khả năng hoàn trả của nhà nước rất cao (gân như không có rủi ro ), song cũng khôngloại trừ có những trường hợp Nhà nước mất khả năng chi trả khi đáo hạn
Ngân hàng cho vay đối với các tổ chức tài chính như các Ngân hàng, các công
ty tài chính, quỹ tín dụng nhằm đáp ứng cầu thanh khoản Một số công ty chứngkhoán vay vốn ngắn hạn của NHTM trong quá trình bảo lãnh và phân phối chứngkhoán cho công ty phát hành Phần lớn các khoản cho vay này đều được dựa trên uytín của người vay là chủ yếu
Ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp nhằm tài trợ nhu cầu của vốn tăngthêm cho sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp là khách hàng chiếm số lượng đôngnhất của các NHTM Phần lớn các khoản cho vay này có thế chấp hay cầm cố tài sản
Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, bán lẻ, sản xuất hàng theo thời vụ làkhách hàng chính của Ngân hàng
Các doanh nghiệp cần vay Ngân hàng để xây dựng và mở rộng cải tiến sửachữa tài sản cố định Các khoản vay này thường có thời hạn dưới một năm
Ngân hàng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Ngân hàng cho vay để phát triển đất đối với các công trình xây dựng và pháttriển đô thị
Ngân hàng cho vay đối với người tiêu dùng
1.6.2.2 Cho vay trung và dài hạn:
Các doanh nghiệp có nhu cầu vay trung và dài hạn để mua trang thiết bị, xâydựng, cải tiến kĩ thuật, mua công nghệ để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng củakhoa học công nghệ, để tồn tại và phát triển, nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càngcao
Nhà nước vay trung và dài hạn để đầu tư phát triển
Ngân hàng mua các trái phiếu trung, dài hạn doanh nghiệp nhằm tài trợ chocác quá trình hình thành tài sản cố định Kì hạn và khả năng chuyển đổi của tráiphiếu, lãi suất trái phiếu, tình hình tài chính doanh nghiệp , các kế hoạch tương laiđều được Ngân hàng tính toán khi mua trái phiếu
Khi khách hàng có kế hoạch mua sắm, xây dựng tài sản cố định, nhằm thựchiện dự án nhất định, có thể xin vay Ngân hàng Một trong những yêu cầu cho vaycủa Ngân hàng là người vay phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu
Trang 8tư, cũng như quá trình thực hiện dự án (sản xuất kinh doanh) Thẩm định dự án làđiều kiện để Ngân hàng quyết định phần vốn cho vay và xác định khả năng hoà trảcủa doanh nghiệp
1.6.3 Dựa theo hình thức bảo đảm của các khoản vay:
Được chia làm hai loại cơ bản là cho vay có đảm bảo và cho vay không cóđảm bảo
1.6.3.1 Cho vay có đảm bảo :
Là những khoản cho vay mà bên cạnh việc cho khách hàng vay vốn, Ngânhàng còn nắm giữ tài sản của người đi vay với mục đích xử lý tài sản để thu hồi vốnvay khi người đi vay vi phạm hợp đồng tín dụng Quá trình cung ứng vốn của Ngânhàng thương mại, không kể dưới hình thức nào đều làm tăng khối lượng tiền vào nềnkinh tế, làm tăng khối lượng hàng hoá trên thị trường Ngoài ra khi cho vay Ngânhàng không trực tiếp quản lý nguồn vốn của mình vì thế sẽ có rất nhiều rủi ro xảy ra,nguy cơ không thu hồi đủ vốn vay là rất cao chính vì thế các Ngân hàng khi cho vaythường yêu cầu người vay phải có tài sản bảo đảm cho khoản vay của họ
Trong cho vay kinh doanh nguồn thu lợi thứ nhất là doanh thu đối với vay vốnlưu động, hoặc là khấu hao, lợi nhuận đối với những khoản vay trung và dài hạn Chovay tiêu dùng nguồn thu nợ thứ nhất của Ngân hàng là thu nhập cá nhân cụ thể là tiềnlương, các khoản thu nhập tài chính và các khoản thu nhập khác Khi đánh giá cáchoạt động của khách hàng, nếu Ngân hàng nhận thấy là nguồn thu nhập thứ nhấtkhông có cơ sở chắc chắn thì Ngân hàng phải yêu cầu thiết lập thêm chính sách pháp
lý để có thêm nguồn thu nợ thứ hai, đó chính là tài sản đảm bảo cho khoản vay
1.6.3.2 Các khoản cho vay không có đảm bảo :
Là những khoản cho vay mà Ngân hàng không nắm giữ tài sản của người vay
để xử lý nhằm thu hồi nợ nhưng thay vào đó là điều kiện ràng buộc khác khi ký hợpđồng tín dụng Những điều kiện này thường là: người đi vay không được giao dịchvới Ngân hàng nào khác, hoạt động kinh doanh của người đi vay phải được Ngânhàng quản lý Có như vậy Ngân hàng mới quản lý được tình hình tài chính của người
đi vay
Thông thường chỉ có những khách hàng có quan hệ tốt và lâu năm với Ngânhàng hay nói cách khác là những khách hàng có uy tín, những khách hàng mà Ngânhàng có tham gia góp vốn vào thì mới được cho vay mà không có đảm bảo
1.6.4 Dựa theo hình thức hình thành khoản vay:
Trang 9được phân ra làm hai hình thức là cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp
1.6.4.1 Cho vay trực tiếp:
Phần lớn cho vay của Ngân hàng cho vay trực tiếp Đây là các khoản cho vaykhi khách hàng trực tiếp đến Ngân hàng và trực tiếp xin vay vốn Ngân hàng trực tiếpchuyển giao tiền cho khách hàng sử dụng trên cơ sở những điều kiện mà hai bên thoảthuận
Khi khách hàng có tài sản thế chấp, có uy tín cao mà không cần phải thôngqua trung gian nào thì họ thường vay trực tiếp Ngân hàng
1.6.4.2 Cho vay gián tiếp
Đây là hình thức cho vay mà ngân hàng thông qua các tổ chức trung gian.Ngân hàng cho vay qua các tổ, đội, hội, nhóm, như nhóm sản xuất hội nông dân, hộiphụ nữ, hội cựu chiến binh Các tổ chức này thường xuyên liên kết các thành viêntheo một mục đích riêng, song chủ yếu đều hỗ trợ lẫn nhau và bảo vệ quyền lợi chomỗi thành viên Vì vậy việc phát triển kinh tế, làm giầu, xoá đói giản nghèo luônđược các trung gian rất quan tâm
Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩm đầu vàocủa quá trình sản xuất Việc cho vay theo cách này sẽ hạn chế người vay sử dụng tiềnsai mục đích khoản vay
Cho vay gián tiếp chủ yếu được áp dụng đối với thị trường có nhiều món vaynhỏ, người vay phân tán, cách xa các Ngân hàng Trong trường hợp như vậy cho vaytrung gian có thể tiết kiệm chi phí cho vay ( phân tích, giám sát, thu nợ )
Cho vay trung gian đều nhằm giảm bớt rủi ro cũng như chi phí của Ngânhàng Tuy nhiên nó cũng bộc lộ khá nhiều khiếm khuyết Nhiều trung gian đã lợidụng vị thế của mình và nếu Ngân hàng không kiểm soát tốt sẽ tăng lãi suất để chovay lại hoặc giữ lấy số tiền của các thành viên khác cho riêng mình Các nhà bán lẻ
có thể lợi dụng để bán hàng kém chất lượng hoặc với giá cho người đi vay vốn
Trang 102 Khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM
2 1 Quán trình hình thành và phát triển cho vay tiêu dùng
Hoạt động cho vay tiêu dùng đã có một lịch sử phát triển lâu dài, nó xuất hiện
từ thời phong kiến, ở nhiều quốc gia khác nhau Tuy nhiên, nó chỉ thực sự có nhữngbước tiến đáng kể và mạnh mẽ trong khoảng thời gian lại đây Vào những năm 80của thế kỷ 20, hệ thống ngân hàng thương mại của Mỹ phải tiến hành cải cách trước
sự cạnh tranh gay gắt ảnh hưởng đến việc thực hiện nghiệp vụ của các ngân hàngthương mại Thực tế, sự cạnh tranh mạnh mẽ đã tạo nên những thay đổi to lớn tronglĩnh vực công nghệ và luật pháp , và chính sự thay đổi đó đã tạo đà cho sự thay đổi
về các dịch vụ mà NHTM cung ứng, đồng thời vai trò của ngân hàng thương mạitrong hệ thống tài chính cũng không còn duy trì được như trước, Đã dẫn đến sự thayđổi cơ cấu trong các ngân hàng thương mại Môi trường cạnh tranh thay đổi nhanhchóng và mạnh mẽ khiến các NHTM nếu không tiến hành đổi mới thì không thể thamgia cạnh tranh trong hệ thống tài chính được Các ngân hàng thương mại không chỉphải cạnh tranh với chính các NHTM trong cùng hệ thống, mà còn phải đối đầu vớicác tổ chức tài chính như: Công ty bảo hiểm, Công ty tài chính, Công ty thuê mua
đã ra đời và đang cùng tham gia chia sẻ thị trường với nó Cuộc cạnh tranh giữa các
tổ chức tài chính diễn ra mạnh mẽ khi vào những năm 1970, các nhà môi giới đã tạodựng lên “thị trường tiền tệ bán lẻ” Do đó, đến đầu những năm 1980, trước đòi hỏicủa các ngân hàng về một “lĩnh vực tham gia ở mức độ cao hơn”, Quốc hội Mỹ đãcho phép các NHTM cung ứng “tài khoản thị trường tiền tệ” và dịch vụ môi giới.Cũng trong thời điểm này, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiềuphương tiện máy móc hiện đại như: Máy rút tiền tự động, máy tính nối mạng v.v ,
đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các NHTM mà còn với các
tổ chức tài chính khác Cùng với các tiến bộ đó, hoạt động tín dụng của hệ thốngNHTM đã có sự thay đổi Như trước đây, nếu các ngân hàng chỉ giới hạn trong phạm
vi hoạt động cho vay thương mại, thì đến giai đoạn này các NHTM đã mở rộng lĩnhvực hoạt động bằng việc triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng, đặc biệt là sau cuộckhủng hoảng vào những năm 1980 Một trong những yếu tố khách quan thúc đẩyhoạt động tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh đó là xuất phát từ mối quan hệ giữangân hàng với khách hàng Thông qua mối quan hệ này, ngân hàng đã thấy được nhucầu tín dụng theo hình thức này từ cả phía doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng Cácdoanh nghiệp có sự hỗ trợ để gia tăng tiêu thụ hàng hoá, còn về phía người tiêu dùng
Trang 11cần tìm nguồn tài trợ cho các nhu cầu mà hiện tại sự tích luỹ của họ chưa thể đáp ứngđược Ngày nay, hoạt động cho vay tiêu dùng đang phát triển mạnh mẽ Nhiều công
ty chuyên môn hoá đã tìm kiếm nhiều dạng dịch vụ khác nhau và hiện đang mở rộngdần ra, phù hợp với việc cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ Lĩnh vực này cũngkhông còn chỉ do các ngân hàng và công ty tài chính thực hiện nữa mà các công tybảo hiểm, công ty chứng khoán, ngân hàng tiết kiệm bưu điện cùng cung cấp dịch
vụ này Tại Việt Nam, hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hang đã phát triển vàonhững năm 1993 – 1994, trong thời gian đầu này tập trung nhiều vào cho vay trả góp,các sản phẩm cung ứng còn rất đơn điệu Tuy nhiên, do chưa có hành lang pháp lý rõràng dẫn đến hoạt động được một thời gian các ngân hàng tỏ ra rất lúng túng trongviệc cấp tín dụng theo hình thức này Hiện nay, khi mà một số văn bản pháp luậthướng dẫn đã ra đời thì lĩnh vực cho vay tiêu dùng ở nước ta lại đang trong xu thế rộlên, nó đang được xem là thị trường tiềm năng lớn và có điều kiện phát triển mạnhcho các ngân hang thương mại tại Việt Nam
2.2 Khái niệm cho vay tiêu dùng
Hiện nay Có rất nhiều khái niệm về cho vay tiêu dung Nhưng có lẽ, một khái
niệm mang tính đầy đủ về cho vay tiêu dùng tại NHTM là: “cho vay tiêu dùng là một hình thức qua đó ngân hàng chuyển cho khách hàng (cá nhân hay hộ gia đình) quyền
sử dụng một lượng giá trị (tiền) trong một khoảng thời gian nhất định, với những thoả thuận mà hai bên đã ký kết (về số tiền cấp, thời gian cấp, lãi suất phải trả ) nhằm giúp cho khách hàng có thể sử dụng những hàng hoá và dịch vụ trước khi họ
có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một cuộc sống cao hơn.”
2.3 Đặc điểm, chức năng của cho vay tiêu dùng:
Quy mô của hợp đồng cho vay thường nhỏ, do đó chi phí tổ chức cho vay cao,bởi vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suất của các loại cho vaytrong lĩnh vực thương mại và công nghiệp
Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế.Khi nền kinh tế tăng chưởng, đời sống của người dân nâng cao thì nhu cầu vay tiêudùng lại càng cao Nhất là vào các dịp lễ tết, cầu mua sắm tăng thì các số lượng cáckhoản vay cũng tăng lên
Nhu cầu vay tiêu dùng phụ thuộc chặt chẽ vào mức thu nhập và trình độ họcvấn Những người có thu nhân ổn định và tương đối sẽ tìm tới cho vay tiêu dùng vì
họ có khả năng trả được nợ Các khách hàng vay tiêu dùng thường là các cá nhân nên
Trang 12việc chứng minh tài chính thường gặp nhiều khó Nếu như các doanh nghiệp có bảngcân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh để chứng minh nguồn thu nhập và chitiêu thì các cá nhân vay tiêu dùng muốn chứng minh tài chính cùa mình họ thườngphải dựa vào tiền lương, sự suy đoán chứ không có bằng chứng rõ ràng Cho vay tiêudùng có thường có độ rủi ro cao bởi nguồn trả nợ của người vay có thể biến độnglớn, nó phụ thuộc vào quá trình làm việc, kinh nghiệm, khả năng và sức khỏe củangười vay… Nếu người vay bị chết, ốm hoặc mất việc làm ngân hàng sẽ rất khó cóthể thu lại được nợ Do đó, các ngân hàng thường yêu cầu lãi suất cao, yêu cầu ngườivay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm cho hàng hóa đãmua… Tư cách, phẩm chất của khách hàng vay thường rất khó xác định, chủ yếu dựavào cách đánh giá chủ quan và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng Đây là điểu rất quantrọng quyết định sự hoàn trả của khoản vay.
2.4 Phân loại cho vay tiêu dùng:
Cho vay tiêu dùng được phân thành các loại khác nhau, tuỳ theo tiêu thức màchúng ta lựa chọn, cho vay tiêu dung có thể được phân chia như sau:
2.4.1 Căn cứ vào mục đích vay:
2.4.1.1 Cho vay tiêu dùng bất động sản.
Là khoản tín dụng được cấp nhằm tài trợ nhu cầu mua, xây dựng và cải tạonhà cho khách hàng cụ thể là cá nhân hay hộ gia đình Đặc điểm của những món vaynày là quy mô thường lớn, thời gian dài Việc đánh giá giá trị tài sản tài trợ đóng vaitrò vô cùng quan trọng đối với ngân hàng Nếu như trong cho vay tiêu dùng thôngthường thì thu nhập tương lai của người vay là một yếu tố quan trọng để ngân hang raquyết định có cho vay hay không thì trong cho vay nhà ở, giá trị và tình hình biếnđộng giá của tài sản được tài trợ là yếu tố mà ngân hàng rất quan tâm Bởi vì khoảntín dụng tài trợ cho loại tài sản này có giá trị lớn, nên sự biến động theo hướng không
có lợi của nó sẽ dẫn tới những thiệt hại lớn cho ngân hàng
4.1.2 Cho vay tiêu dùng thông thường.
Là những khoản cho vay phục vụ cho nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm
đồ dung, phương tiện, du lịch, y tế, học hành, hoặc giải trí Đặc điểm của nhữngkhoản tín dụng này thường có quy mô nhỏ, thời gian tài trợ ngắn Do đó mà mức độrủi ro đối với ngân hàng là thấp hơn những khoản cho vay tiêu dùng bất động sản.Đối với loại cho vay này, yếu tố quyết định cho vay hay không là khả năng trả nợ củangười đi vay, sau đó mới xem xét tới giá trị tài sản đảm bảo
2.4.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả:
2.4.2.1 Cho vay tiêu dùng trả góp:
Trang 13Nếu theo hình thức tài trợ này, thì người đi vay trả nợ cho ngân hàng (gồm cảgốc và lãi) theo nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định do ngân hàng quy định(tháng, quý ) Hình thức này áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc vớinhững khách hàng mà thu nhập định kỳ của họ mà không đủ để thanh toán hết mộtlần số nợ vay Đối với loại cho vay này ngân hàng cần chú ý đến những vấn đề sau:
Loại tài sản được tài trợ: thiện chí trả nợ của người vay sẽ tốt hơn khi tài sản
hình thành từ tiền vay đáp ứng nhu cầu lâu bền của họ trong tương lai Với ngânhàng, họ rất quan tâm đến việc lựa chọn tài sản để tài trợ và thường họ chỉ muốn tàitrợ cho những loại tài sản có thời gian sử dụng dài, có giá trị lớn; với những loại tàisản này, người vay có thể hưởng tiện ích của nó trong một khoảng thời gian dài
Số tiền phải trả trước: Đối với hình thức này, ngân hàng yêu cầu người đi vay
phải có vốn tự có trên tổng phương án xin vay, phần còn lại ngân hàng sẽ cho vay,thường chỉ cho vay từ 45% - 65% tổng giá trị tài sản tùy theo các yếu tố như: loại tàisản, thị trường tiêu thụ tài sản sau khi đã sử dụng, thực lực tài chính, trình độ và nhânthân, lai lịch của người vay Quy định này của ngân hàng nhằm tránh trường hợpkhách hàng dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp, khi phải phát mạitài sản không gây nhiều rủi ro cho ngân hàng
Điều khoản thanh toán.
+ Số tiền thanh toán mỗi kì hạn phải phù hợp với khả năng về thu nhập saukhi đã trừ đi các khoản chi tiêu khác
+ Giá trị tài sản không được thấp hơn số tiền cho vay chưa được thu hồi.+ Thời hạn cho vay không nên quá dài nhằm tránh cho việc tài sản tài trợ bịgiảm giá trị theo thời gian đi kèm với rủi ro tín dụng tăng lên
+ Số tiền mà khách hàng phải thanh toán mỗi kì hạn trả nợ có thể được tínhbằng các phương pháp như sau:
Phương pháp lãi đơn: theo đó, vốn gốc người đi vay phải trả từng kì hạn trả
nợ được tính đều nhau, bằng cách lấy vốn gốc ban đầu chia cho số kì hạn thanh toánhoặc có thể được thực hiện theo quý hay theo năm tài chính
Phương pháp lãi gộp: Là phương pháp thường được áp dụng trong cho vay
tiêu dùng trả góp Theo phương pháp này, trước hết lãi được tính bằng cách lấy vốngốc nhân với lãi suất và thời hạn vay, sau đó cộng gộp với vốn gốc rồi chia cho số kìhạn phải thanh toán để tìm số tiền phải thanh toán ở mỗi kì hạn trả nợ
Vấn đề phân bổ lãi vay theo thời gian.