1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cảnh sát phản ứng nhanh

89 803 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 645,96 KB

Nội dung

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân CSND trong đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật ở địa bàn công cộng, bảo đảm sự bình yên cho nhâ

Trang 1

LUẬN VĂN:

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu

quả hoạt động của Cảnh sát phản ứng

nhanh - Công an thành phố Hà Nội trong

đấu tranh phòng, chống tội phạm

Trang 2

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trước những diễn biến phức tạp về trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trong những năm gần đây, nhất là tại các đô thị, các địa bàn trọng điểm, các khu vực công cộng, tình hình tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có xu hướng gia tăng, xuất hiện một số loại tội phạm mới, có nơi, có lúc gây tình trạng bất ổn trong nhân dân Để nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân (CSND) trong đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật ở địa bàn công cộng, bảo đảm sự bình yên cho nhân dân, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát đã nghiên cứu, chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố xây dựng lực lượng ứng trực 24/24 giờ để tiếp nhận

và xử lý nhanh các vụ việc về an ninh trật tự (ANTT) được nhân dân, các cơ quan, tổ chức báo đến số điện thoại khẩn cấp 113, đồng thời điều động lực lượng đến ngay nơi xảy ra vụ việc, tiến hành các biện pháp khẩn cấp để trấn áp, ngăn chặn kịp thời hoạt động của tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, ổn định tình hình TTATXH nơi xảy ra vụ việc

Được chính thức thành lập ngày 27 tháng 9 năm 2001, cho đến nay lực lượng Cảnh sát phản ứng nhanh (PƯN) đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình, góp phần tích cực trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm Lực lượng Cảnh sát PƯN đã kịp thời ngăn chặn và hạn chế được nhiều vụ việc phức tạp, bắt giữ nhiều đối tượng vi phạm pháp luật và tội phạm hình sự, giúp đỡ nhân dân khi gặp khó khăn, hoạn nạn, từng bước nâng cao được lòng tin và sự tín nhiệm của nhân dân đối với lực lượng Công an

Tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như trên song hoạt động của Cảnh sát PƯN vẫn tồn tại những thiếu sót, khó khăn, vướng mắc Một số đơn vị, địa phương chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát PƯN,

vì vậy đã điều động Cảnh sát PƯN đi giải quyết một số việc không đúng chức năng, nhiệm vụ như dẹp chợ, đẩy đuổi hàng rong… điều đó đã làm hạn chế hiệu quả hoạt động của lực lượng này, đặc biệt là trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm

Trang 3

Tuy nhiên, hoạt động của các loại tội phạm trên địa bàn Hà Nội vẫn tiếp tục tiềm

ẩn nhiều dấu hiệu phức tạp Các loại tội phạm nguy hiểm phổ biến như giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích… với tính manh động cao Đặc biệt trong thời gian gần đây, trên địa bàn đã xảy ra nhiều vụ án mạng thể hiện tính côn đồ, coi thường pháp luật, sẵn sàng chém nhau chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ, tức thì Tình hình hoạt động của tội phạm

và các vi phạm pháp luật có nhiều phức tạp ở các địa bàn công cộng, các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân cũng dễ phát sinh và kéo theo nhiều vấn đề phức tạp, nhiều vụ có nguy

cơ dẫn đến phạm pháp hình sự cần phải được can thiệp khẩn cấp của Công an để kịp thời ngăn chặn, làm giảm mức độ thiệt hại và tính chất nghiêm trọng của sự việc Với vị trí đặc biệt của mình về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ANTT trên địa bàn thành phố phải được giữ vững trong mọi tình huống, các vụ tội phạm phải được ngăn chặn kịp thời

và xử lý nghiêm minh Nhiệm vụ trên được đặt ra cho nhiều lực lượng nghiệp vụ, trong

đó có vai trò quan trọng của Cảnh sát PƯN - Công an thành phố Hà Nội

Về phương diện lý luận, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào đề cập riêng, nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của Cảnh sát PƯN Do vậy, đây là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Thực trạng và giải

pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Cảnh sát phản ứng nhanh - Công an thành phố Hà Nội trong đấu tranh phòng, chống tội phạm" làm đề tài luận văn tốt nghiệp

Thạc sĩ luật học

2 Tình hình nghiên cứu

ở góc độ chung, mới chỉ có đề tài "Tổ chức hoạt động của Cảnh sát 113 Công an

thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp", Đề tài khoa học cấp cơ sở của tác giả

Trang 4

Phạm Trung Hòa và một số luận văn tốt nghiệp của sinh viên nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Cảnh sát PƯN nói chung

Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí của ngành:

- Xây dựng và củng cố lực lượng "Cảnh sát phản ứng nhanh" góp phần nâng cao

hiệu quả công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trật tự an

toàn xã hội của tác giả Nguyễn Văn Tảo và Mai Hồng Thọ, Tạp chí Cảnh sát nhân dân, số

12/1999

- Kết quả và một vài kinh nghiệm bước đầu hoạt động của lực lượng trực ban tác

chiến phản ứng nhanh (Cảnh sát 113) Công an thành phố Hà Nội của tác giả Đỗ Xuân

Hàn và Hoàng Xuân Tú, Tạp chí Công an nhân dân, số 06/2000

- Một số kết quả và kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động của lực lượng Cảnh sát

phản ứng nhanh (Cảnh sát 113) của tác giả Đào Hữu Hòa, Tạp chí Cảnh sát nhân dân, số

7/2004

- Về tổ chức hoạt động của lực lượng Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành

phố Hà Nội trong tình hình hiện nay của tác giả Trần Thị Hoa, Tạp chí Cảnh sát nhân

dân, số 11/2005

Tuy nhiên, các bài viết này mới chỉ dừng lại ở góc độ nghiên cứu đề cập những kết quả hoạt động thực tế của Cảnh sát PƯN Công an các địa phương, mang tính tổng kết kinh nghiệm mà chưa đề cập được hệ thống những vấn đề mang tính cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của lực lượng này trong đấu tranh phòng, chống tội phạm

ở góc độ nghiên cứu hoạt động chuyên sâu, cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách chuyên sâu về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát PƯN

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động của lực lượng Cảnh sát PƯN - Công an Hà Nội trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, tìm ra những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế đó, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

Trang 5

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát PƯN;

- Dự báo tình hình và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của Cảnh sát PƯN

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động của lực lượng Cảnh sát PƯN trong đấu tranh phòng, chống tội phạm

- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động của lực lượng Cảnh sát PƯN - Công an thành phố Hà Nội trong đấu tranh phòng, chống tội phạm từ năm 2002 đến tháng 6 năm 2006

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng, Nhà nước, của ngành Công an trong đấu tranh phòng chống tội phạm Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả

sử dụng các phương pháp cụ thể sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp tổng kết thực tiễn, nghiên cứu điển hình

- Phương pháp chuyên gia, tọa đàm trao đổi với các cán bộ chiến sĩ có kinh nghiệm trong chỉ đạo, chỉ huy hoạt động của Cảnh sát PƯN và sử dụng các phương pháp điều tra xã hội học khác

Trang 6

6 Những đóng góp mới của đề tài

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên, đề cập riêng về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát PƯN Qua việc đi sâu nghiên cứu thực tiễn hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát PƯN, đề tài chỉ ra những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện lý luận về hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm

Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức, chỉ đạo thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát PƯN trong tình hình hiện nay Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập trong các trường đào tạo lực lượng CSND

7 Bố cục của luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết

Trang 7

Chương 1 Nhận thức chung về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng

Cảnh sát phản ứng nhanh

1.1 Nhận thức về Cảnh sát phản ứng nhanh

1.1.1 Vài nét về sự hình thành, phát triển của Cảnh sát phản ứng nhanh

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nước ta đã và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa xã hội, hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới và trong khu vực… Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao Tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh nên đã hình thành nhiều loại hình địa bàn công cộng Các nhu cầu về đi lại, buôn bán, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, hoạt động văn hóa thể thao, du lịch… của nhân dân ngày càng nhiều và đòi hỏi cao hơn Tuy nhiên, do tác động của những yếu

tố tiêu cực của cơ chế thị trường, đã làm nảy sinh những vấn đề tiêu cực và phức tạp mới Tình hình hoạt động của tội phạm và các vi phạm pháp luật có nhiều phức tạp ở các địa bàn công cộng, các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân cũng dễ phát sinh và kéo theo nhiều vấn đề phức tạp cần phải được can thiệp khẩn cấp của Công an để kịp thời ngăn chặn, làm giảm mức độ thiệt hại và tính chất nghiêm trọng của sự việc

Đặc biệt đáng chú ý một số loại tội phạm như: cướp, cướp giật, buôn bán ma túy,

tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, tội phạm có tổ chức… và các loại tệ nạn đang gia tăng và có tính chất nghiêm trọng, táo bạo, trắng trợn, công khai hơn Nhiều vụ việc xảy

ra rất nghiêm trọng và kéo dài nhưng chưa được sự can thiệp, ngăn chặn kịp thời nên bọn tội phạm càng lộng hành, ngang ngược, gây dư luận xấu trong nhân dân Xuất phát từ yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở địa bàn công cộng trong tình hình mới, đòi hỏi phải thành lập một lực lượng phản ứng nhanh chuyên trách làm nhiệm vụ ứng trực sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết nhanh, kịp thời khi có vụ việc xảy ra

Mặt khác, qua khảo sát tình hình thực tế ở một số địa phương cho thấy, việc tổ chức tiếp nhận tin báo đến qua điện thoại số 113 chưa được tổ chức đồng bộ, thống nhất,

Trang 8

có nơi giao cho PV11, có nơi giao cho PC14, PC22… chưa thống nhất trong việc quy định trách nhiệm cụ thể cho một lực lượng nào đảm nhận, chưa có lực lượng ứng trực chuyên trách để tiếp nhận, giải quyết tin báo của nhân dân nên có nơi làm tốt, có nơi còn đùn đẩy, né tránh dẫn đến xử lý tin báo không kịp thời, làm mất lòng tin của nhân dân

Trong điều kiện hiện nay, hệ thống thông tin viễn thông đã và đang phát triển mạnh mẽ, với mạng điện thoại rộng khắp sẽ là điều kiện thuận lợi để người dân khi phát hiện tội phạm, vi phạm pháp luật hoặc bản thân đang bị tội phạm đe dọa tấn công đều có thể sử dụng điện thoại để báo tin cho Công an yêu cầu cần can thiệp, giúp đỡ Hơn nữa, thực tế tâm lý của nhiều người không muốn trực tiếp đến trụ sở cơ quan Công an để báo tin, vì vừa mất thời gian, vừa sợ bị trả thù, nghi kỵ Do vậy, nếu tổ chức khai thác hệ thống điện thoại số máy khẩn cấp 113 và vận động nhân dân sử dụng điện thoại 113 để báo tin cho Công an thì vừa tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân báo tin, vừa đảm bảo nhanh chóng, an toàn và chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của nhân dân

Xuất phát từ tình hình và yêu cầu trên, ngày 26/4/1999 Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Chỉ thị số 02/1999/CT-BCA về việc "Tăng cường công tác Cảnh sát trật tự trong tình hình mới" nhằm thống nhất nhận thức và định hướng chỉ đạo, đẩy mạnh các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Cảnh sát trật

tự (CSTT) trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật ở địa bàn công cộng Một trong những nội dung chính của chỉ thị là giao cho Tổng cục Cảnh sát phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng đề án tổ chức lực lượng Cảnh sát PƯN làm nhiệm vụ ứng trực 24/24 giờ để tiếp nhận và xử lý nhanh, ban đầu các vụ việc về ANTT được báo đến số điện thoại khẩn cấp 113 Đồng thời, điều động lực lượng nhanh chóng đến nơi xảy ra vụ việc tiến hành các biện pháp khẩn cấp để trấn

áp, ngăn chặn kịp thời những hành vi nguy hiểm đang hoặc sắp xảy ra, bắt giữ đối tượng phạm tội quả tang, cấp cứu người bị thương, ổn định tình hình trật tự xã hội (TTXH) Bộ trưởng cũng đã giao cho Tổng cục Cảnh sát chỉ đạo thí điểm công tác này ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng để rút kinh nghiệm trước khi triển khai trong phạm vi cả nước

Sau hai năm chỉ đạo thí điểm ở các địa phương trên, lực lượng Cảnh sát PƯN đã hoạt động có hiệu quả cao trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, đáp ứng

Trang 9

được nguyện vọng của nhân dân, được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và nhân dân khen ngợi, uy tín của lực lượng CSND nói chung và Cảnh sát PƯN nói riêng từng bước được nâng lên Kết quả trên đã có cơ sở thực tiễn để xác định việc thành lập lực lượng Cảnh sát PƯN là rất cần thiết và mang lại hiệu quả cao trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn TTATXH trong tình hình hiện nay

Để phát huy kết quả trên, ngày 27/9/2001, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 943/2001/QĐ-BCA(X13) về thành lập Đội Cảnh sát PƯN ở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Quyết định số 944/2001/QĐ-BCA(X13) về quy định công tác tiếp nhận, xử lý tin được báo đến Đội Cảnh sát PƯN để triển khai trên phạm vi

cả nước Đến nay, các địa phương đã triển khai thành lập Đội Cảnh sát PƯN theo quyết định của Bộ

Sau năm năm hoạt động của Cảnh sát PƯN đã đi vào lòng dân và đã giữ vai trò quan trọng trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn TTATXH Số điện thoại 113 trở thành "thương hiệu", gắn chặt với lực lượng Cảnh sát PƯN - Cảnh sát 113 Khác với một số lực lượng nghiệp vụ khác, Cảnh sát PƯN được tổ chức và ứng trực liên tục 24/24 giờ để tiếp nhận ngay và giải quyết nhanh ban đầu mọi việc có liên quan đến ANTT, sau đó chuyển giao cho các đơn vị nghiệp vụ giải quyết tiếp theo chức năng Vì vậy, mọi thông tin có liên quan đến ANTT do nhân dân yêu cầu đều được đáp ứng và giải quyết kịp thời, có hiệu quả và đã trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của nhân dân

1.1.2 Khái niệm, vai trò của Cảnh sát phản ứng nhanh

* Khái niệm Cảnh sát phản ứng nhanh

Căn cứ Quyết định số 943/2001/QĐ-BCA ngày 27 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Công an cho thấy Cảnh sát PƯN là một lực lượng nghiệp vụ chiến đấu thuộc lực lượng CSND Cảnh sát PƯN có nhiệm vụ tổ chức lực lượng thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận những thông tin liên quan đến ANTT và yêu cầu chính đáng của nhân dân đề nghị Công an giúp đỡ báo đến máy điện thoại khẩn cấp 113, để kịp thời xử lý nhanh tin ban đầu theo quy định Đồng thời, Cảnh sát PƯN tổ chức điều động lực lượng PƯN đến nơi xảy ra vụ việc tiến hành các biện pháp ban đầu cần thiết, nhằm ngăn chặn hành vi vi

Trang 10

phạm pháp luật, như: bắt giữ đối tượng phạm tội quả tang; cấp cứu người bị thương; bảo

vệ hiện trường; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; tính mạng, tài sản công dân Việt Nam và người nước ngoài; ổn định tình hình TTATXH nơi xảy ra; nắm tình hình có liên quan đến vụ việc bàn giao cho các đơn vị nghiệp vụ và Công an các cấp giải quyết theo quy định Trên cơ sở nghiên cứu các quy định trong các văn bản pháp lý và từ nghiên cứu thực tiễn, có thể đưa ra khái niệm về Cảnh sát PƯN như sau:

Cảnh sát PƯN là một lực lượng nghiệp vụ có tính chiến đấu cao, cơ động nhanh, tiếp nhận, kịp thời xử lý những thông tin ban đầu liên quan đến ANTT do nhân dân và các cơ quan, tổ chức báo đến, tiến hành các biện pháp khẩn cấp nhằm ngăn chặn ngay các hành vi vi phạm pháp luật, bắt giữ đối tượng phạm tội, giải quyết ban đầu các vụ việc xảy ra để ổn định tình hình TTATXH, tạo điều kiện cho các lực lượng nghiệp vụ giải quyết, xử lý có hiệu quả các vụ việc liên quan đến ANTT, góp phần đảm bảo sự ổn định

về TTATXH trên địa bàn công cộng và trong các khu vực dân cư

* Vai trò của Cảnh sát phản ứng nhanh

- Cảnh sát PƯN là lực lượng nghiệp vụ có tính cơ động chiến đấu cao, giữ vai trò quan trọng trong giải quyết những vụ việc phức tạp, đột xuất, nguy hiểm, cấp bách xảy ra có liên quan đến ANTT

Trong Quyết định số 943/2001/QĐ-BCA(X13) ngày 27 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Công an về thành lập Đội Cảnh sát PƯN ở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tại Điều 1 đã quy định: "Thành lập Đội Cảnh sát phản ứng nhanh thuộc Phòng Cảnh sát trật tự hoặc thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương" Như vậy, Cảnh sát PƯN là lực lượng nghiệp vụ trong hệ thống tổ chức bộ máy của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính (QLHC) Song xuất phát từ nhiệm vụ đã được quy định và yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết, xử lý các vụ việc phức tạp, cấp bách nên phương thức tổ chức hoạt động của Cảnh sát PƯN luôn thể hiện tính cơ động chiến đấu cao, từ tổ chức lực lượng, điều động lực lượng tới nơi xảy ra vụ việc đến chỉ đạo, chỉ huy lực lượng và áp dụng các biện pháp, chiến thuật giải quyết các tình huống phức tạp, đều thể hiện tính cơ động nhanh, chủ động, sẵn sàng ứng phó trước mọi diễn biến tình hình phức tạp xảy ra

Trang 11

Từ đó cho thấy, hoạt động của Cảnh sát PƯN giữ vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết, ngăn chặn kịp thời các vụ việc phức tạp về ANTT, mang tính cấp bách xảy ra Với tính cơ động, chiến đấu cao, Cảnh sát PƯN luôn chủ động, có mặt nhanh nhất tại nơi xảy ra vụ việc tiến hành các biện pháp khẩn cấp để trấn áp, ngăn chặn kịp thời những hành vi nguy hiểm đang hoặc sắp xảy ra, làm giảm tính chất nguy hiểm, phức tạp của vụ việc đang hoặc sẽ diễn ra, bắt giữ được nhiều đối tượng phạm tội quả tang, những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, tổ chức cấp cứu kịp thời người bị nạn, làm giảm tới mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản, lập lại ổn định tình hình TTXH ở nơi xảy ra vụ việc Báo cáo sơ kết 3 năm triển khai hoạt động của Cảnh sát PƯN cũng đánh giá: "Quyết định thành lập lực lượng Cảnh sát PƯN là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp, có tác dụng tốt với công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự trong giai đoạn hiện nay cũng như lâu dài"

- Hoạt động của Cảnh sát PƯN vừa có vai trò quan trọng trong phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời hoạt động của tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về ANTT, vừa tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho các lực lượng nghiệp vụ điều tra có hiệu quả đối với tội phạm xảy ra

Do tính chất công tác, chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát PƯN nên hoạt động của lực lượng này có tác dụng răn đe, nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đồng thời, đấu tranh ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả đối với hoạt động của tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về ANTT

Đối với các thông tin về tội phạm, nhất là các vụ phạm pháp quả tang, khẩn cấp

và cần thiết phải có sự can thiệp của lực lượng Công an thì Cảnh sát PƯN là lực lượng chủ động, thường có mặt nhanh nhất đến nơi xảy ra vụ việc để ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội đang hoặc sắp diễn ra, làm giảm tới mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản, làm giảm tính chất nguy hiểm, phức tạp của vụ việc, bắt giữ được các đối tượng phạm tội quả tang và các đối tượng vi phạm pháp luật khác Những hoạt động này có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả đối với hoạt động của tội phạm, đặc biệt là các tội phạm nguy hiểm, hoạt động táo bạo, sử dụng vũ khí, các đối tượng côn đồ hung hãn, tội phạm hoạt động theo các băng, ổ, nhóm Thông qua đó, vô hiệu hóa, tước bỏ điều kiện hoạt động của tội phạm; ngăn chặn không để xảy ra các vụ việc nguy hiểm, phức tạp về

Trang 12

- Hoạt động của Cảnh sát PƯN góp phần quan trọng tạo niềm tin trong nhân dân, thúc đẩy phong trào quần chúng phát hiện, tố giác tội phạm

Việc tổ chức tiếp nhận thông tin nhanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân, tổ chức, kể cả người nước ngoài tích cực tham gia vào công tác phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm Điện thoại 113 là địa chỉ tin cậy, dễ nhớ, dễ gọi, không mất thời gian, khi cần có thể báo tin ngay các vụ việc về ANTT cho cơ quan Công an và

có thể hoàn toàn yên tâm tin tưởng sẽ được giải quyết kịp thời

Đặc biệt, sự có mặt nhanh chóng, kịp thời, đủ sức mạnh quyền uy của Cảnh sát PƯN đã làm cho trạng thái tâm lý của người dân và người bị hại tin tưởng và yên tâm trước mọi sự đe dọa, tấn công của tội phạm Kết quả hoạt động của Cảnh sát PƯN làm cho quần chúng nhân dân tin tưởng vào sức mạnh của các cơ quan bảo vệ pháp luật, củng cố niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và cơ quan Công an nói riêng Từ đó, người dân sẽ tích cực, chủ động tham gia vào công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm

Có thể nói, việc thành lập Cảnh sát PƯN là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp, đây

là sự đổi mới phương thức hoạt động nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và cũng thể hiện tính chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân (CAND) Đánh giá về vai trò của lực lượng này, báo cáo sơ kết 1 năm triển khai hoạt động của Cảnh sát PƯN đã chỉ rõ: " việc tổ chức lực lượng phản ứng

Trang 13

nhanh để kịp thời giải quyết các vụ phạm pháp xảy ra đã có tác dụng, hiệu quả cao trong phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, truy bắt được nhiều đối tượng phạm tội quả tang, đỡ tốn kém nhiều công sức trong điều tra, truy xét Đồng thời, tạo được sự chuyển biến tích cực về trật tự an toàn xã hội, có tác động trực tiếp đến tâm lý tội phạm, nhất là các băng ổ nhóm hoạt động manh động, có tổ chức theo kiểu "xã hội đen" Hạn chế nhiều đến sự hoạt động công khai, ngang nhiên, coi thường pháp luật của bọn côn đồ, hung hãn, chống người thi hành công vụ, động viên khích lệ được đông đảo nhân dân tích cực tố giác tội phạm"

1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và đặc điểm hoạt động của Cảnh sát phản ứng nhanh

* Về chức năng của Cảnh sát phản ứng nhanh

Cảnh sát PƯN là một bộ phận thuộc tổ chức bộ máy của ngành Công an nói chung và lực lượng CSND nói riêng Do vậy, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát PƯN không nằm ngoài mục đích thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về bảo vệ an ninh quốc gia

và giữ gìn TTATXH mà Đảng, Nhà nước giao cho lực lượng CAND Vì vậy, lực lượng Cảnh sát PƯN có những chức năng sau:

- Tham mưu cho Nhà nước, lãnh đạo Công an các cấp để tổ chức chỉ đạo công tác bảo vệ trật tự công cộng, trật tự đô thị

Tham mưu đối với Nhà nước, Bộ Công an, các địa phương đề ra các chủ trương, chính sách, biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng Cảnh sát PƯN tiếp nhận, xử

lý mọi thông tin có liên quan đến ANTT một cách nhanh nhất, kịp thời nhất, góp phần chủ động ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả đối với mọi hoạt động của tội phạm khi được quần chúng nhân dân, các cơ quan, tổ chức báo tin

Tham mưu trực tiếp cho Công an các tỉnh, thành phố đề ra các phương án tác chiến, chiến thuật tuần tra kiểm soát, giữ gìn ANTT ở các địa bàn trọng điểm, phức tạp, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, ổn định ANTT, phát hiện, đấu tranh kịp thời đối với hoạt động của tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật ở địa bàn công cộng Đồng thời, Cảnh sát PƯN còn tham mưu cho Công an tỉnh, thành phố trong việc tổ chức lực lượng bảo vệ trật tự công cộng trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc

Trang 14

tỉnh Như vậy, Cảnh sát PƯN không trực tiếp giữ gìn trật tự công cộng, trật tự đô thị, thực hiện công việc này là trách nhiệm của CSTT, Cảnh sát PƯN chỉ tham gia ở phạm vi, cấp độ tham mưu, hướng dẫn về công tác bảo vệ trật tự công cộng, trật tự đô thị Nhận thức đúng chức năng này là cơ sở để tổ chức, phân công nhiệm vụ cho lực lượng Cảnh sát PƯN đúng theo văn bản pháp lý quy định của Bộ Công an, không phân công lực lượng Cảnh sát PƯN vừa thực hiện nhiệm vụ giữ gìn trật tự công cộng, trật tự đô thị như

ở một số địa phương hiện nay Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Công an cần phải có văn bản quy định rõ ràng hơn về chức năng của lực lượng Cảnh sát PƯN, hướng dẫn thống nhất trong toàn quốc, phân biệt rõ sự khác biệt giữa Cảnh sát PƯN với CSTT và Cảnh sát

Duy trì chế độ trực ban tác chiến phản ứng nhanh 24/24 giờ trong ngày để tiếp nhận, xử lý nhanh mọi vụ việc có liên quan đến ANTT và yêu cầu chính đáng của nhân dân

đề nghị Công an giúp đỡ được báo đến số điện thoại 113

Tổ chức lực lượng, chuẩn bị các điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất, triển khai phương án tác chiến tối ưu, đến nơi xảy ra vụ việc nhanh nhất, áp dụng các biện pháp, chiến thuật nghiệp vụ một cách linh hoạt, sáng tạo để ngăn chặn kịp thời hoạt động của tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật, ổn định ANTT trên địa bàn Tiến hành các biện pháp ban đầu cần thiết, nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; bắt giữ đối tượng phạm tội quả tang; cấp cứu người bị thương; bảo vệ hiện trường; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; tính mạng, tài sản công dân Việt Nam và người nước ngoài;

Trang 15

ổn định tình hình TTATXH nơi xảy ra; nắm tình hình có liên quan đến vụ việc trên cơ

sở đó bàn giao cho các đơn vị nghiệp vụ và Công an các cấp giải quyết theo quy định

Như vậy, việc thực hiện chức năng này của Cảnh sát PƯN thể hiện tính phòng ngừa thông qua ngăn chặn không để cho hành vi phạm tội và các vi phạm pháp luật khác tiếp tục diễn ra hoặc khi hành vi đó đã diễn ra thì ngăn chặn không để xảy ra những hậu quả xấu, đảm bảo được sự an toàn về người, tài sản cho nhân dân Các biện pháp thực hiện chức năng phòng ngừa, ngăn chặn đấu tranh chống tội phạm của Cảnh sát PƯN là các biện pháp khẩn cấp để trấn áp, ngăn chặn tội phạm Phạm vi thực hiện chức năng này, Cảnh sát PƯN chỉ giải quyết ban đầu đối với vụ việc xảy ra có liên quan đến ANTT khi cán bộ, nhân dân báo đến máy điện thoại 113, không đi sâu can thiệp vào các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của các lực lượng nghiệp vụ khác

* Về nhiệm vụ của Cảnh sát PƯN

Căn cứ Điều 2 Quyết định 943/2001/QĐ-BCA(X13) ngày 27 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Công an về thành lập Đội Cảnh sát PƯN ở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lực lượng Cảnh sát PƯN có những nhiệm vụ sau:

- Tổ chức lực lượng thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận những thông tin liên quan đến ANTT và yêu cầu chính đáng của nhân dân đề nghị Công an giúp đỡ báo đến máy điện thoại khẩn cấp 113, để kịp thời xử lý nhanh tin ban đầu theo quy định

Quy định nhiệm vụ trên để xác định rõ trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát PƯN phải thường xuyên tổ chức lực lượng ứng trực để tiếp nhận mọi thông tin có liên quan đến ANTT khi công dân, các cơ quan, tổ chức báo đến máy điện thoại 113 và những tin khác khi nhân dân yêu cầu sự giúp đỡ can thiệp của Công an

- Điều động lực lượng phản ứng nhanh đến nơi xảy ra vụ việc tiến hành các biện pháp ban đầu cần thiết, nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; bắt giữ đối tượng phạm tội quả tang; cấp cứu người bị thương; bảo vệ hiện trường; bảo vệ tài sản của Nhà nước, tập thể; tính mạng, tài sản công dân Việt Nam và người nước ngoài; ổn định tình hình TTATXH nơi xảy ra; nắm tình hình có liên quan đến vụ việc trên cơ sở đó bàn giao cho các đơn vị nghiệp vụ và Công an các cấp giải quyết theo quy định

Trang 16

Nhiệm vụ trên mang tính cấp bách để phòng ngừa, ngăn chặn ngay những hành

vi vi phạm pháp luật, phạm tội Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát PƯN khi giải quyết các

vụ việc tại hiện trường là các biện pháp giải quyết ban đầu để ổn định tình hình, không phải là hoạt động điều tra, khám phá, nhưng sẽ là cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng nghiệp vụ khác điều tra, xử lý, giải quyết ở giai đoạn tiếp theo

- Truyền đạt, thông báo mệnh lệnh của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về những thông tin liên quan của vụ việc đến các đơn vị nghiệp vụ, Công an các cấp để giải quyết theo thẩm quyền

- Trực tiếp tuần tra kiểm soát giữ gìn TTATXH ở địa bàn phức tạp và trọng điểm Phát hiện, giải quyết, xử lý các hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật

Lực lượng Cảnh sát PƯN thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát chỉ tập trung ở những địa bàn phức tạp, trọng điểm, không tiến hành tuần tra kiểm soát thường xuyên ở các địa bàn công cộng như lực lượng CSTT và Công an cơ sở Tuy vậy, trong nhiệm vụ này cần phải quy định rõ hơn hoạt động tuần tra kiểm soát của lực lượng Cảnh sát PƯN khác gì với hoạt động tuần tra kiểm soát của lực lượng Cảnh sát cơ động, vì trên thực tế tuần tra kiểm soát của lực lượng Cảnh sát cơ động cũng được tiến hành ở các địa bàn trọng điểm, phức tạp vào những thời gian trọng điểm

- Tham mưu giúp Trưởng phòng chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát trật tự ở Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện công tác bảo vệ trật tự công cộng, trật tự đô thị

Năm nhiệm vụ quy định trong văn bản của Bộ Công an là cơ sở pháp lý để điều chỉnh hoạt động của lực lượng Cảnh sát PƯN, giúp Công an các địa phương có chỗ dựa

về mặt pháp lý để hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo hoạt động của lực lượng Cảnh sát PƯN trong thực tế công tác, chiến đấu Trong các nhiệm vụ đó có hai nhiệm vụ mang tính chất

cơ bản, đặc thù của Cảnh sát PƯN là: Tổ chức lực lượng và phương tiện cần thiết để tiếp nhận đầy đủ các thông tin về ANTT báo cho Công an qua hệ thống điện thoại khẩn cấp 113; tổ chức lực lượng ứng trực 24/24 giờ để sẵn sàng nhanh chóng cơ động nhanh đến nơi xảy ra vụ việc để giải quyết ban đầu, tiến hành ngay các biện pháp khẩn cấp để ngăn

Trang 17

chặn hành vi vi phạm pháp luật đang hoặc sắp xảy ra nhằm hạn chế thiệt hại, giảm tính chất nghiêm trọng, nguy hiểm, tiến hành truy bắt đối tượng phạm tội quả tang, yêu cầu người vi phạm, người liên quan về trụ sở Công an gần nhất để giải quyết, tiến hành bảo

vệ hiện trường, bảo vệ dấu vết, ổn định tình hình trật tự, tổ chức cấp cứu người bị thương

Tuy nhiên, theo các quy định hiện hành, trong các nhiệm vụ của Cảnh sát PƯN, chưa có nhiệm vụ nào quy định về mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát PƯN với các lực lượng nghiệp vụ khác và với Công an các cấp trong quá trình giải quyết các

vụ việc phức tạp về ANTT xảy ra Chúng tôi cho rằng, cần phải quy định rõ vấn đề này

để xác định trách nhiệm của các lực lượng nghiệp vụ và Công an địa phương trong phối hợp với lực lượng Cảnh sát PƯN giải quyết triệt để, có hiệu quả các vụ việc phức tạp xảy

ra

Cùng với việc quy định nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát PƯN, trong các văn bản pháp lý cũng cần quy định rõ quyền hạn của lực lượng này để đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ, như: thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, thẩm quyền trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính, thẩm quyền khám người trong trường hợp phạm tội quả tang

Ngoài ra, theo chúng tôi, cần phải bổ sung thêm nhiệm vụ "Tổ chức xây dựng lực lượng Cảnh sát phản ứng nhanh vững vàng về phẩm chất chính trị, trong sáng về đạo đức, giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà cấp trên giao phó"

* Về tổ chức bộ máy của Cảnh sát PƯN

Căn cứ Quyết định số 943/2001/QĐ-BCA(X11) của Bộ trưởng Bộ Công an về thành lập Đội Cảnh sát PƯN ở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức bộ máy của Cảnh sát PƯN được quy định như sau:

+ ở Công an cấp tỉnh: Đội Cảnh sát phản ứng nhanh được thành lập thuộc phòng CSTT (đối với địa phương có phòng CSTT) hoặc thuộc phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ ở Công an cấp huyện: đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, được thành lập Đội Cảnh sát PƯN thuộc Công an quận, huyện ở các địa phương khác, Đội

Trang 18

Đội Cảnh sát PƯN do Đội trưởng chỉ huy có từ 1 đến 2 Phó Đội trưởng giúp việc

và một số cán bộ chiến sĩ, do Giám đốc quyết định trong tổng biên chế Bộ ấn định cho Công an tỉnh, thành phố

Đội Cảnh sát PƯN có trụ sở thường trực và số máy điện thoại khẩn cấp gọi Công

an là 113, được trang bị các phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông và công cụ hỗ trợ cần thiết đảm bảo yêu cầu chiến đấu PƯN

* Về đặc điểm hoạt động của Cảnh sát PƯN

- Cảnh sát PƯN là lực lượng thường xuyên thường trực chiến đấu 24/24 giờ, tiếp nhận, xử lý nhanh ban đầu các vụ việc có liên quan đến ANTT xảy ra do nhân dân, các

cơ quan, tổ chức báo tin

Khác với các lực lượng nghiệp vụ khác, yêu cầu đặt ra đối với hoạt động của Cảnh sát PƯN là mọi thông tin có liên quan đến ANTT được báo đến số điện thoại 113 phải được tiếp nhận và xử lý một cách nhanh nhất Mục đích hoạt động của Cảnh sát PƯN là ngăn chặn, đấu tranh ban đầu với các vụ việc về ANTT và hoàn tất các thủ tục để chuyển giao cho các đơn vị nghiệp vụ và Công an cơ sở Vì vậy, Cảnh sát PƯN đến hiện trường càng sớm thì khả năng ngăn chặn tội phạm càng cao và hậu quả để lại càng nhỏ

Với phương thức hoạt động cơ động nhanh và phương tiện tiếp nhận thông tin thuận tiện, nên các thông tin liên quan đến hoạt động của tội phạm và các vi phạm pháp luật thường được cán bộ, nhân dân báo đến số điện thoại khẩn cấp 113 Điều này đòi hỏi lực lượng Cảnh sát PƯN phải tổ chức lực lượng thường trực chiến đấu 24/24 giờ trong ngày để tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin đó Do tính cấp bách của các vụ việc xảy

ra nên đòi hỏi Cảnh sát PƯN phải nhanh chóng điều động lực lượng đến nơi xảy ra vụ việc, tiến hành các các biện pháp khẩn cấp ngăn chặn kịp thời những hành vi nguy hiểm cho xã hội, trấn áp, bắt giữ đối tượng phạm tội quả tang, bảo vệ an toàn tính mạng con

Trang 19

để nâng cao khả năng ngăn chặn tội phạm, làm giảm đến mức thấp nhất hậu quả thiệt hại

do tội phạm gây ra, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng nghiệp vụ và Công an các cấp giải quyết có hiệu quả các vụ việc đó ở giai đoạn tiếp theo Từ đặc điểm trên cho thấy, khi giải quyết các vụ việc xảy ra có liên quan đến ANTT do cán bộ, nhân dân báo đến số điện thoại khẩn cấp 113 cần phải phân định rõ chức năng, nhiệm vụ giải quyết của lực lượng Cảnh sát PƯN và chức năng nhiệm vụ giải quyết của các lực lượng nghiệp vụ khác, đồng thời phải có quy chế phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Cảnh sát PƯN với các lực lượng nghiệp vụ khác có liên quan trong giải quyết các vụ việc xảy ra

có liên quan đến ANTT

- Hoạt động của Cảnh sát PƯN mang tính chiến đấu cao, tính cơ động nhanh để giải quyết kịp thời những vụ việc nguy hiểm, cấp bách xảy ra có liên quan đến ANTT

Các vụ việc xảy ra có liên quan đến ANTT do công dân và các cơ quan, tổ chức báo đến số điện thoại khẩn cấp 113 phần lớn là những vụ việc nguy hiểm, phức tạp, liên quan đến hoạt động của các loại tội phạm hình sự nguy hiểm hoạt động táo bạo, mang tính côn đồ hung hãn, sử dụng các loại vũ khí đâm thuê, chém mướn, thanh toán lẫn nhau giữa các băng, nhóm tội phạm hoặc là các vụ việc mâu thuẫn phức tạp trong nội bộ nhân dân có nguy cơ dễ dẫn đến phạm pháp hình sự Vì vậy, để phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn kịp thời hoạt động của các loại tội phạm nguy hiểm và các vi phạm pháp luật khác

về ANTT, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản công dân, đòi hỏi việc tổ chức lực lượng, chỉ đạo, chỉ huy lực lượng Cảnh sát PƯN trong tiếp nhận, xử lý thông tin, giải quyết vụ việc xảy ra, đều thể hiện tính mệnh lệnh chiến đấu của lực lượng vũ trang; các phương án, kế hoạch triển khai lực lượng phải đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, có đủ lực lượng, phương tiện cần thiết, có mặt nhanh nhất tại nơi xảy ra vụ việc Phương án, chiến thuật trấn áp tội phạm, ngăn chặn hoạt động của tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật, xử lý

Trang 20

các tình huống phức tạp mang tính chiến đấu cao, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản công dân, triệt tiêu các điều kiện, vô hiệu hóa hoạt động, không để bọn tội phạm tiếp tục gây nguy hiểm cho xã hội, nhanh chóng lập lại sự ổn định tình hình TTATXH ở nơi xảy ra vụ việc Điều đó đòi hỏi việc tổ chức lực lượng Cảnh sát PƯN phải đảm bảo có đủ số lượng cần thiết theo mô hình thành các đơn vị trực chiến, thường trực chiến đấu, luôn trong tư thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ, ứng phó, điều động lực lượng kịp thời để giải quyết các vụ việc phức tạp xảy ra khi công dân, các cơ quan, tổ chức báo tin, yêu cầu hỗ trợ giúp đỡ Cũng

từ đặc điểm trên đòi hỏi các cán bộ chiến sĩ lực lượng Cảnh sát PƯN phải được lựa chọn, bồi dưỡng, huấn luyện đảm bảo có sức khỏe tốt, có bản lĩnh cao, có trình độ tác chiến trong xử lý tình huống, được trang bị vũ khí, phương tiện mang tính chiến đấu

- Hoạt động của Cảnh sát PƯN luôn đặt trong điều kiện nguy hiểm, phức tạp, trực tiếp đối đầu với những đối tượng có hành vi côn đồ, hung hãn, manh động, hoạt động táo bạo trắng trợn, sử dụng hung khí chống đối người thi hành công vụ

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát PƯN được quy định tại Quyết định số 943/2001/QĐ-BCA(X13) ngày 27/9/2001 của Bộ trưởng Bộ Công an cho thấy: khi tiếp nhận thông tin về các vụ việc phức tạp xảy ra liên quan đến ANTT, lực lượng Cảnh sát PƯN phải đến ngay nơi xảy ra vụ việc tiến hành các biện pháp giải quyết ban đầu Các hoạt động đó là: bằng mọi cách phải ngăn chặn ngay hành vi phạm tội, hành

vi vi phạm pháp luật, bắt giữ đối tượng phạm tội; xử lý các tình huống phức tạp, nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến sự an toàn về tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân Trong thực tế, khi tiến hành các hoạt động trên, lực lượng Cảnh sát PƯN thường xuyên phải đối mặt với các tội phạm nguy hiểm, hoạt động manh động, táo bạo, những đối tượng côn đồ, hung hãn, sẵn sàng sử dụng hung khí chống trả lại lực lượng Cảnh sát Điều đó đòi hỏi lực lượng Cảnh sát PƯN phải có tinh thần trách nhiệm cao trước nhiệm vụ, công việc được giao, có bản lĩnh nghề nghiệp, mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng vượt mọi khó khăn, trở ngại với tinh thần cảnh giác cao, chủ động tấn công tội phạm, linh hoạt, sáng tạo trong sử dụng các chiến thuật, biện pháp xử lý các tình huống nguy hiểm phức tạp để vừa đảm bảo an toàn về người, tài sản cho cán bộ, nhân dân, vừa đảm bảo được sự an toàn lực lượng trong đấu tranh ngăn chặn hoạt động của tội phạm

Trang 21

vị Công an sở tại nhanh chóng có mặt tại địa bàn để ngăn chặn kịp thời những hành vi nguy hiểm, các tình huống phức tạp, không để xảy ra những hậu quả xấu cho xã hội

Về tính chất các vụ việc do Cảnh sát PƯN tiếp nhận, giải quyết cũng đa dạng, phức tạp, bao gồm các vụ việc về hình sự, tệ nạn xã hội, các vụ việc dân sự, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân có nguy cơ dễ dẫn đến phạm pháp Vì vậy, đòi hỏi lực lượng Cảnh sát PƯN phải hiểu rõ, nắm vững địa bàn, tính chất vụ việc xảy ra, nắm vững cách giải quyết, phương án giải quyết đối với từng loại vụ việc và các tình huống phức tạp có thể xảy ra, để chủ động điều động lực lượng, phối hợp lực lượng có biện pháp, phương án giải quyết hiệu quả vụ việc xảy ra

1.2 Nhận thức về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát phản ứng nhanh

1.2.1 Khái niệm, cơ sở pháp lý về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát phản ứng nhanh

* Khái niệm hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát PƯN

Trong quá trình hoạt động của mình Cảnh sát PƯN tiến hành nhiều biện pháp khác nhau để góp phần hạn chế các nguyên nhân, điều kiện của tội phạm Cụ thể là: tổ

Trang 22

chức tuần tra kiểm soát, giữ gìn TTATXH ở các địa bàn phức tạp và trọng điểm, thông qua đó chủ động phát hiện và ngăn chặn kịp thời những tội phạm có thể xảy ra; tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm Đồng thời, với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình Cảnh sát PƯN trực tiếp tiến hành hoặc phối hợp với các lực lượng khác để kịp thời xử lý các tin báo tố giác về tội phạm, ngăn chặn ngay các hành vi phạm tội đang xảy ra Mặt khác, các hoạt động cụ thể của Cảnh sát PƯN như: bắt giữ đối tượng phạm tội quả tang; cấp cứu người bị thương; bảo vệ hiện trường; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; tính mạng, tài sản công dân Việt Nam và người nước ngoài; ổn định tình hình TTATXH nơi xảy ra; nắm tình hình có liên quan đến vụ việc là tiền đề rất quan trọng phục vụ cho công tác điều tra, truy xét và

xử lý vụ việc được sát đúng và có hiệu quả

Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm: Hoạt động đấu tranh phòng,

chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát PƯN là việc sử dụng tổng hợp các biện pháp, phương tiện do lực lượng Cảnh sát PƯN trực tiếp hoặc chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, lực lượng nghiệp vụ tiến hành nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời tội phạm và các yếu tố làm phát sinh tội phạm để chủ động phòng ngừa không để tội phạm xảy ra

* Cơ sở pháp lý về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát PƯN

Khoản 2 Điều 16 Luật Công an nhân dân quy định: lực lượng Cảnh sát nhân dân

có nhiệm vụ: "Chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, về bảo vệ môi trường; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật khác và kiến nghị biện pháp khắc phục; tham gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật" Cảnh sát PƯN là một trong những binh chủng thuộc lực lượng CSND, do vậy phải thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm theo sự phân công, phân cấp của ngành Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để Cảnh sát PƯN tiến hành các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm theo chức năng, nhiệm vụ được giao

Trang 23

Quyết định số 943/2001/QĐ-BCA(X13) của Bộ trưởng Bộ Công an về thành lập Đội Cảnh sát phản ứng nhanh ở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ sở pháp lý điều chỉnh trực tiếp hoạt động của lực lượng Cảnh sát PƯN trong phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm

Quy định về công tác tiếp nhận và xử lý tin được báo đến Đội Cảnh sát phản ứng nhanh ban hành kèm theo Quyết định số 944/2001/QĐ-BCA(X13) của Bộ trưởng Bộ Công an ngày 27 tháng 9 năm 2001 là cơ sở pháp lý quy định cụ thể, chi tiết nội dung, quy trình, cách xử lý giải quyết, điều động lực lượng và nhiệm vụ cụ thể của từng chức danh cán bộ chiến sĩ của Đội Cảnh sát PƯN; quy định phương thức chỉ huy, điều động lực lượng nhằm bảo đảm được yêu cầu nhận tin đầy đủ, chính xác kịp thời và xử lý, điều động lực lượng đến nơi xảy ra vụ việc được nhanh nhất, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong những trường hợp cấp bách đặt ra

Qua nghiên cứu cơ sở pháp lý về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát PƯN cho thấy, sau năm năm triển khai thực hiện, hệ thống văn bản pháp lý đảm bảo cho quá trình tổ chức và hoạt động của Cảnh sát PƯN có nhiều quy định không còn phù hợp với thực tiễn nhưng chưa được bổ sung, sửa đổi Quyết định số 943/2001/QĐ-BCA(X13) của Bộ trưởng Bộ Công an về thành lập Đội Cảnh sát PƯN ở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới chỉ lồng ghép và đề cập được một số nhiệm vụ cơ bản của Cảnh sát PƯN Điểm hạn chế lớn nhất của Quyết định này là chưa chỉ rõ được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, quan hệ phối hợp và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của Cảnh sát PƯN

Quy định về công tác tiếp nhận và xử lý tin được báo đến Đội Cảnh sát PƯN ban hành kèm theo Quyết định số 944/2001/QĐ-BCA(X13) của Bộ trưởng Bộ Công an ngày 27 tháng 9 năm 2001 đã đề cập được một số nội dung cơ bản về quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin của lực lượng Cảnh sát PƯN, tuy nhiên, quy định này còn hết sức chung chung, thiếu rõ ràng, cụ thể nhất là trong việc chuyển giao thông tin, giải quyết vụ việc tại hiện trường Do vậy, đã dẫn đến tình trạng lúng túng, bị động, tùy tiện trong tiếp nhận và xử lý thông tin

Trang 24

1.2.2 Các biện pháp phòng ngừa tội phạm của lực lượng Cảnh sát phản ứng nhanh

Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội

và công dân bằng nhiều biện pháp hướng đến việc thủ tiêu những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm nhằm ngăn chặn, hạn chế làm giảm và từng bước loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội

Do tội phạm là một hiện tượng xã hội vô cùng phức tạp, nó bị chi phối và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nguyên nhân: kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật cho nên để phòng ngừa tội phạm cần phải được tiến hành đồng bộ bằng nhiều biện pháp và nhiều lực lượng ở tất cả các cấp, các địa phương, ở từng gia đình và từng cộng đồng

Phòng ngừa tội phạm là một hoạt động xã hội, đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều lực lượng, các tổ chức cũng như công dân Tuy nhiên, do mỗi lực lượng, mỗi tổ chức, mỗi công dân khi tham gia phòng ngừa tội phạm lại có chức năng, nhiệm vụ, vị trí khác nhau trong hệ thống phòng ngừa tội phạm, vì thế cần phải xác định rõ vai trò của từng lực lượng (chủ thể) tiến hành phòng ngừa tội phạm

Lực lượng Cảnh sát PƯN căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình tiến hành hoạt động phòng ngừa tội phạm thông qua một số biện pháp chủ yếu sau:

- Vận động quần chúng phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm:

Lực lượng Cảnh sát PƯN thông qua hình thức vận động công khai, rộng rãi hoặc

cá biệt để phát huy tính tích cực, tự giác của quần chúng nhân dân vào công tác phát hiện,

tố giác tội phạm; hướng dẫn quần chúng nhân dân nắm được phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm, khôn khéo, linh hoạt xử lý thông tin trong những trường hợp bất khả kháng xảy ra, tạo thuận lợi cho Cảnh sát PƯN có điều kiện tiếp cận, giải quyết vụ việc nhằm giảm tới mức thấp nhất những hậu quả xấu có thể xảy ra

- Tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát ở các địa bàn phức tạp và trọng điểm, thông qua đó chủ động phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hoạt động của tội phạm

Trang 25

Thông qua hoạt động tuần tra kiểm soát ở các địa bàn phức tạp, trọng điểm, Cảnh sát PƯN đã chủ động tước bỏ những điều kiện mà bọn tội phạm và phần tử xấu thường chú ý lợi dụng tính chất phức tạp ở những địa bàn này để hoạt động Mặt khác, sự hiện diện của Cảnh sát PƯN tại các địa bàn này có tác dụng răn đe các đối tượng có ý định phạm tội, làm cho các đối tượng không dám công khai, ngang nhiên thực hiện hành vi phạm tội Đồng thời, từ hoạt động tuần tra, kiểm soát sẵn sàng triển khai lực lượng giải quyết các vụ việc khẩn cấp do Trung tâm chỉ huy điều động

- Xây dựng, thực hành các phương án giải quyết các tình huống phức tạp thường xảy ra ở địa bàn công cộng để chủ động đấu tranh trấn áp kịp thời hoạt động của tội phạm

Phương thức hoạt động của Cảnh sát PƯN luôn mang tính khẩn trương, khép kín từ khâu tiếp nhận tin đến điều động lực lượng kịp thời có mặt tại hiện trường để giải quyết

vụ việc xảy ra nhanh chóng Nếu Cảnh sát đến hiện trường nhanh thì ngăn chặn kịp thời hành vi nguy hiểm đang hoặc sắp xảy ra, hoặc bắt giữ ngay được đối tượng phạm pháp quả tang Điều này có ý nghĩa quan trọng trong phòng ngừa tội phạm, không để tội phạm xảy ra hoặc hạn chế, làm giảm thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra Mặt khác, lực lượng Cảnh sát PƯN thường xuyên phải trực tiếp giải quyết các vụ việc khẩn cấp do người dân báo đến nên thường không biết trước được tính chất và phương thức thủ đoạn của tội phạm Do đó, đòi hỏi cán bộ chiến sĩ Cảnh sát PƯN phải thực hiện thành thạo các phương án chiến đấu, quy trình giải quyết các vụ việc, các tình huống phức tạp, đột xuất xảy ra thì mới hoàn thành nhiệm vụ được giao

Như vậy, xây dựng các phương án phòng ngừa tội phạm, các tình huống nghiệp

vụ và triển khai diễn tập các tình huống để chủ động đấu tranh khi có các vụ việc cụ thể xảy ra là một biện pháp rất quan trọng, có tác dụng thiết thực trong công tác phòng ngừa tội phạm của lực lượng Cảnh sát PƯN

1.2.3 Các biện pháp đấu tranh chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát phản ứng nhanh

Bên cạnh hoạt động phòng ngừa tội phạm, lực lượng Cảnh sát PƯN còn trực tiếp đấu tranh chống tội phạm thông qua các biện pháp:

Trang 26

- Tổ chức lực lượng thường trực 24/24 giờ hàng ngày để tiếp nhận tin báo tố giác về tội phạm được báo đến số điện thoại khẩn cấp 113 Cán bộ trực ban nhận tin được báo đến số điện thoại 113 có nhiệm vụ: ghi nhận, lưu giữ đầy đủ các loại thông tin liên quan đến ANTT Đồng thời cán bộ trực ban phải kịp thời phân loại, đánh giá tính chất sự việc để báo cáo, đề xuất cho lãnh đạo trực chỉ huy

- Tổ chức lực lượng đến nơi xảy ra vụ việc, tiến hành các biện pháp cấp bách để ngăn chặn hoạt động của tội phạm, đấu tranh trấn áp, tước bỏ điều kiện, khả năng hoạt động của tội phạm Cụ thể là:

+ Sử dụng sức mạnh thể chất và các vũ khí, phương tiện, công cụ hỗ trợ để kịp thời ngăn chặn các hành vi phạm tội, các hành vi vi phạm pháp luật khác vừa mới xảy ra hoặc đang xảy ra; bắt giữ ngay các đối tượng phạm tội quả tang, truy bắt các đối tượng có lệnh truy bắt, truy nã, thu giữ vũ khí, hung khí, vật chứng, phương tiện liên quan đến vụ việc

+ áp dụng các chiến thuật phân hóa đối tượng để tập trung đấu tranh với các đối tượng chủ mưu, cầm đầu

+ Bảo vệ hiện trường, ghi nhận hoặc lập biên bản về những tình hình liên quan, địa chỉ những người biết việc ổn định tình hình, giải tán đám đông, lập lại TTXH

+ Chuyển giao tài liệu, hồ sơ vụ việc cho các lực lượng nghiệp vụ hoặc Công an địa phương có thẩm quyền để tiếp tục tiến hành các biện pháp điều tra làm rõ

Ngoài ra, lực lượng Cảnh sát PƯN còn tuyên truyền, hướng dẫn quần chúng nhân dân tham gia vào công tác phát hiện, tố giác và đấu tranh chống tội phạm

Như vậy, thông qua các biện pháp nghiệp vụ cụ thể của mình, lực lượng Cảnh sát PƯN góp phần rất quan trọng vào việc ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội đang hoặc sắp diễn ra, làm giảm tới mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản, làm giảm tính chất nguy hiểm, phức tạp của vụ việc, bắt giữ được các đối tượng phạm tội quả tang

và các đối tượng vi phạm pháp luật khác để xử lý kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra

Trang 27

Hơn nữa, các biện pháp ban đầu của Cảnh sát PƯN như: bảo vệ hiện trường, thu thập những tài liệu chứng cứ, nắm được tên tuổi, địa chỉ của những người có liên quan và những thông tin khác là cơ sở rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra, truy xét, xử lý tội phạm

1.2.4 Công tác lãnh đạo, chỉ huy lực lượng Cảnh sát phản ứng nhanh trong đấu tranh phòng, chống tội phạm

Điều 5 Quyết định số 943/2001/QĐ-BCA(X13) của Bộ trưởng Bộ Công an quy định rõ: "Tổng cục Cảnh sát có trách nhiệm giúp lãnh đạo Bộ theo dõi, chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn kiểm tra hoạt động của Cảnh sát phản ứng nhanh"

Thực hiện nhiệm vụ trên, Tổng cục Cảnh sát đã giao cho Cục Cảnh sát QLHC về TTXH hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Cảnh sát phản ứng nhanh, trực tiếp là Phòng 5, tham mưu cho lãnh đạo Cục chỉ đạo lực lượng này Việc làm này xuất phát từ tính chất nhiệm vụ của Đội Cảnh sát PƯN là giải quyết, xử lý ban đầu đối với các vụ việc về ANTT xảy ra có tính chất khẩn cấp, cần sự can thiệp nhanh của Công an, để ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật đang hoặc sắp xảy ra và phải giải quyết tất cả các loại vụ việc, từ các vụ việc liên quan đến an ninh chính trị và TTATXH nếu cần sự can thiệp khẩn cấp của Công an thì Cảnh sát PƯN đến giải quyết, nên nó mang tính tổng hợp,

đa dạng các loại vụ việc Do vậy, giao cho hệ Cảnh sát QLHC về TTXH là phù hợp với việc chỉ đạo hệ CSTT quản lý ở địa bàn công cộng

Về vấn đề chỉ huy hoạt động của lực lượng Cảnh sát PƯN, tại Điều 4 Quyết định 943/2001/QĐ-BCA(X13) chỉ quy định khái quát: Đội Cảnh sát PƯN do đội trưởng chỉ huy Như vậy, hoạt động của lực lượng Cảnh sát PƯN đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Đội trưởng Đội Cảnh sát PƯN

Tuy vậy, dưới góc độ khoa học lãnh đạo, chỉ huy thì công tác lãnh đạo, chỉ huy hoạt động của lực lượng Cảnh sát PƯN cần phải đề cập rõ ràng, cụ thể hơn đến vai trò của các chủ thể sau đây:

- Thủ trưởng cơ quan Công an các cấp giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện về

tổ chức, hoạt động của lực lượng Cảnh sát PƯN Các quyết định của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố, của Trưởng Công an cấp huyện về tổ chức lực lượng, về huy động lực

Trang 28

- Đội trưởng Đội Cảnh sát PƯN là người chỉ huy trực tiếp, từ việc tổ chức lực lượng tiếp nhận, xử lý thông tin, đến điều động lực lượng, quyết định sử dụng các chiến thuật, các phương án giải quyết những tình huống phức tạp tại nơi xảy ra vụ việc

Đối với các trường hợp cụ thể có dấu hiệu của tội phạm được báo đến số điện thoại 113 ngoài việc phải trực tiếp điều động lực lượng ứng trực, các tổ Cảnh sát PƯN, CSTT đang tuần tra nơi gần nhất đến ngay hiện trường để giải quyết, thì Trung tâm Cảnh sát PƯN phải thông báo ngay cho Công an quận, huyện (nơi có vụ việc) để kịp thời điều động lực lượng đến phối hợp giải quyết Đối với những vụ việc nghiêm trọng phức tạp, như bắt cóc, tống tiền; giết người cướp của các vụ việc khẩn cấp nhưng phải qua công tác điều tra, trinh sát , ngoài việc thông báo ngay cho Công an cơ sở, Trung tâm Cảnh sát PƯN phải báo cáo Giám đốc Công an tỉnh, thành phố (qua PV11) để xin ý kiến chỉ đạo Đồng thời truyền đạt mệnh lệnh của Giám đốc, ý kiến chỉ đạo của cấp trên đến các đơn vị nghiệp vụ, Công an các cấp có thẩm quyền giải quyết Trong các trường hợp khác Trung tâm Cảnh sát PƯN thay mặt Giám đốc Công an tỉnh, thành phố kịp thời điều động lực lượng ứng trực của các đơn vị chức năng có liên quan đến nơi xảy ra vụ việc làm nhiệm vụ

Vụ việc xảy ra ở địa bàn nào, tính chất vụ việc liên quan đến đơn vị nào thì chỉ huy Công an cấp huyện sẽ huy động lực lượng Cảnh sát PƯN cùng với đội nghiệp vụ đó và Công

an cơ sở có địa bàn đến giải quyết Trường hợp vụ việc có tính chất nghiêm trọng, phức tạp hoặc có chiều hướng diễn biến phức tạp thì phải báo cáo ngay Giám đốc Công an tỉnh, thành phố (qua trực ban Công an tỉnh, thành phố PV11) để chỉ đạo tăng cường lực lượng phối hợp giải quyết

Trang 29

sự phối kết hợp này dựa trên các quy định được nêu trong các Quyết định 943/BCA và 944/BCA của Bộ trưởng Bộ Công an Cụ thể là:

Khoản 2 Điều 3 Quyết định 943/BCA quy định: "Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an các cấp có nhiệm vụ thực hiện chức năng phản ứng nhanh, kịp thời phối hợp với Cảnh sát phản ứng nhanh tiếp nhận và giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị"

Trong "Quy định về công tác tiếp nhận và xử lý tin được báo đến Đội Cảnh sát phản ứng nhanh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương" ban hành kèm theo Quyết định số 944/2001/QĐ-BCA(X13) ngày 27 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng

Bộ Công an chỉ rõ:

Các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các đồn, phường, trạm Công an có trách nhiệm tổ chức lực lượng trực ban, ứng trực phối hợp kịp thời với Cảnh sát phản ứng nhanh để can thiệp, xử lý nhanh ban đầu và tiếp nhận các vụ việc về ANTT do Cảnh sát PƯN bàn giao

Trong quá trình xử lý các tin báo: Đối với các tin báo khẩn cấp về vụ việc vừa xảy ra, đang và sắp xảy ra cần phải có sự can thiệp khẩn cấp của lực lượng Công an để tiến hành các biện pháp cần thiết, nhằm ngăn chặn các hành vi phạm tội, các vi phạm pháp luật khác, bắt giữ đối tượng phạm tội quả tang, cấp cứu người bị thương, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường, giải tán đám đông… hoặc giúp đỡ nhân dân khi có yêu cầu bức thiết Sau khi nhận được tin, lãnh đạo trực chỉ huy Cảnh sát PƯN, ngoài việc phải điều động ngay lực lượng ứng trực đến nơi xảy ra vụ việc một cách nhanh nhất, còn phải thông báo cho các đơn vị nghiệp vụ và Công an nơi xảy ra vụ việc

Trang 30

để phối hợp giải quyết và tiếp nhận vụ việc theo chức năng Các vụ việc nghiêm trọng, diễn biến phức tạp chỉ huy Cảnh sát PƯN phải báo cáo về PV11 để báo cáo Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xin ý kiến chỉ đạo

Đối với các tin báo thuộc chức năng trách nhiệm của Công an, nhưng chưa cần can thiệp, xử lý nhanh thì thông báo cho các đơn vị nghiệp vụ liên quan hoặc Công an nơi xảy ra để giải quyết, xử lý theo quy định chung Những thông tin liên quan đến an ninh chính trị; những thông tin cần áp dụng các biện pháp trinh sát; những thông tin liên quan đến nội bộ hoặc có tính chất đặc biệt phức tạp nghiêm trọng ngoài việc thông báo trực tiếp cho thủ trưởng đơn vị có chức năng còn phải báo cáo ngay với Giám đốc Công

an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PV11) để xin ý kiến chỉ đạo

Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của lực lượng Cảnh sát PƯN nói chung, nhiệm vụ, quyền hạn trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói riêng, từ đó đã làm rõ đặc điểm hoạt động của lực lượng này Đồng thời, làm rõ các biện pháp công tác

để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát PƯN

Luận văn cũng nghiên cứu hệ thống cơ sở pháp lý của hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm của Cảnh sát PƯN cho thấy: hệ thống các văn bản pháp lý quy định về tổ chức và hoạt động của Cảnh sát PƯN nói chung và hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nói riêng của lực lượng này chưa đầy đủ, cụ thể, một số quy định không còn phù hợp với tình hình hiện nay Chính vì vậy, đã gây nhiều khó khăn, lúng túng cho lực lượng này trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm

Luận văn cũng phân tích làm rõ việc tổ chức, chỉ huy, chỉ đạo lực lượng Cảnh sát PƯN trong đấu tranh phòng chống tội phạm và sự phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ khác với Cảnh sát PƯN

Trang 31

Chương 2 Thực trạng hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát phản ứng nhanh - Công an thành phố Hà Nội

2.1 Tình hình, đặc điểm có liên quan

Thủ đô Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, phía Tây và phía Nam giáp Hà Tây

và Vĩnh Phúc Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, là đầu mối giao thông thuận tiện của cả nước và khu vực Đông Nam á, đồng thời là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội Với diện tích khoảng 927,39 km2, thành phố Hà Nội

5 huyện ngoại thành với 231 phường xã và thị trấn

Dân số Hà Nội, theo thống kê của Công an thành phố tại thời điểm tháng 6 năm

2006 có 706.119 hộ, 3.134.218 nhân khẩu (nữ: 1.590.417 người, chiếm 57,74% dân số;

số nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên là 2.334.009 người, chiếm 74,47% dân số) Trong đó: KT1 có 670.953 hộ, 2.728.661 nhân khẩu; KT2 có 74.560 hộ, 286.374 nhân khẩu; KT3

có 28.774 hộ, 113.458 nhân khẩu; KT4 có 5.214 hộ, 123.448 nhân khẩu Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hiện đang sinh sống, làm việc, cư trú trên địa bàn thành phố là 1.159 hộ với 7.610 nhân khẩu Học sinh, sinh viên các tỉnh về Hà Nội học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề là 155.565 nhân khẩu Ngoài ra, hàng ngày có từ 5.000 - 7.000 khách tạm trú vãng lai nghỉ tại khách sạn, nhà nghỉ, nhà dân trên địa bàn thành phố

Tình hình di dân tự do từ các địa phương về Hà Nội để làm ăn sinh sống (KT3, KT4) trong những năm gần đây có xu hướng tăng cao Tình trạng di chuyển cả hộ về mua đất, mua nhà sống ổn định nhưng chưa được giải quyết hộ khẩu khá phổ biến Hàng năm thành phố đã giải quyết nhập hộ khẩu cho một số lượng lớn nhân khẩu trong diện KT3 (năm 2005 đã giải quyết thường trú cho 21.507 hộ, 29.174 nhân khẩu) nhưng số nhân khẩu trong diện này vẫn tiếp tục tăng Tình trạng trên đã kéo theo nhiều vấn đề phức tạp

Trang 32

về trật tự công cộng và tội phạm cùng các vấn đề xã hội bức xúc cần giải quyết Mật độ dân cư của thành phố phân bố không đồng đều, mật độ đông chủ yếu tập trung ở các quận nội thành và các khu vực ven nội, khu đô thị hóa Mật độ dân số của từng quận huyện như sau: Hoàn Kiếm 38.444 người/km2, Đống Đa 39.118 người/km2, Hai Bà Trưng 34.412 người/km2, Ba Đình 27.715 người/km2, Thanh Xuân 22.169 người/km2, Cầu Giấy 13.952 người/km2,… Trong khi đó các điều kiện cần thiết như cơ sở hạ tầng, nhà ở, hệ thống điện, nước, giao thông đô thị, trường học, bệnh viện, vệ sinh, môi trường và hàng loạt các yếu tố khác phục vụ nhu cầu dân sinh chưa đáp ứng kịp, bên cạnh đó, tình hình hoạt động của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội diễn biến hết sức phức tạp đã làm ảnh hưởng đến ANTT của Thủ đô

Mặt khác, thành phố còn nhiều điểm giáp ranh do chưa rõ mốc địa giới hành chính, một số khu vực đất đai buông lỏng quản lý bị chiếm dụng tạo nên tụ điểm dân cư

tự do rất phức tạp, đây cũng là lý do dẫn đến tình trạng nhập cư tăng nhanh, gây khó khăn cho công tác quản lý (qua điều tra cơ bản đã xác định 150 địa bàn giáp ranh, 147 tụ điểm phức tạp về ANTT, trong đó: giáp ranh với các tỉnh khác: 12 tụ điểm; các quận, huyện: 35

tụ điểm; các phường, xã, thị trấn: 103 tụ điểm; 13 khu vực dân cư xóm liều với trên 1.300

hộ sinh sống)

Do sự năng động, biết tận dụng khai thác nguồn lực trong và ngoài nước, dựa vào thế mạnh vốn có của mình để phát triển, trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quan hệ với các nước, Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch, tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng trung bình trên 10%/năm (năm 2002 tăng 10,17%; năm 2003 tăng 11,1%; năm 2004 tăng 11,1% và năm 2005 tăng 11,16%) Thủ đô Hà Nội đã và đang có những bước phát triển toàn diện, có tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh, thu hút đầu tư nước ngoài, số người nước ngoài, người lao động các tỉnh và học sinh, sinh viên về Hà Nội làm việc, học tập và sinh sống ngày càng tăng Đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với công tác bảo vệ ANTT nói chung và việc thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát PƯN nói riêng

Trang 33

Hà Nội đã cơ bản kiềm chế được sự gia tăng của các loại tội phạm hình sự, kinh

tế, ma túy, hạn chế các nguyên nhân, điều kiện hình thành, phát triển tội phạm có tổ chức, từng bước đẩy lùi và làm giảm các loại tội phạm giết người, cướp tài sản, cướp giật bằng phương tiện cơ giới, hoạt động "đâm thuê, chém mướn" Giải quyết cơ bản một bước tụ điểm phức tạp về tội phạm hình sự Không để tồn tại các ổ, địa bàn cờ bạc, tụ điểm mại dâm lớn, phức tạp kéo dài Các mặt công tác QLHC về TTATXH từng bước được đổi mới phù hợp, tiếp cận với tiến trình cải cách hành chính của nhà nước, trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, trật tự đô thị, vệ sinh, môi trường sinh thái, cảnh quan, văn minh đô thị, kỷ cương nếp sống trật tự của thành phố tiếp tục được cải thiện

Tuy nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô vẫn còn có những hạn chế nhất định Quản lý quy hoạch, quản lý sử dụng đất còn lỏng lẻo, nhiều sơ hở và yếu kém, gây lãng phí lớn về nguồn lực, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, nhiều vụ việc vi phạm như lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép, không phép… không được ngăn chặn và xử lý kịp thời Một số vấn đề xã hội nổi cộm, bức xúc như trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, cảnh quan môi trường sinh thái, các loại tệ nạn xã hội đã giải quyết nhưng chuyển biến chậm và hiệu quả thấp Còn nhiều dư luận kêu ca phàn nàn, bất bình về sự phiền hà, nhiều tầng nấc trong giải quyết sự vụ ở cơ quan nhà nước Thực hiện kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm ở một số lĩnh vực, đơn vị và cá nhân Cải cách hành chính nói chung, nhất

là thủ tục hành chính đã quan tâm thực hiện nhưng kết quả đạt được còn hạn chế Thực hiện quy chế dân chủ ở nhiều cơ sở còn hình thức, thiếu thực chất, một số nơi còn tiềm ẩn yếu tố mất ổn định

2.2 Tình hình hoạt động của các loại tội phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm qua

Trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị và TTATXH trên địa bàn Thủ

đô luôn đảm bảo ổn định An ninh chính trị được giữ vững, không để xảy ra tình hình đột biến và các "điểm nóng" phức tạp, bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, các

sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, đặc biệt là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng; đã kiềm chế được sự gia tăng của tội phạm Tuy vậy, về an ninh quốc gia các thế lực thù địch nhất là bọn phản động lưu vong đang ráo riết tìm cách thực hiện ý đồ đưa người thâm nhập về tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại, gây rối ANTT ở các địa

Trang 34

bàn công cộng vào các dịp diễn ra các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, đặc biệt vào dịp Đại hội Đảng lần thứ X Một số hãng thông tấn báo chí nước ngoài tiếp tục quan tâm thu thập tình hình, hoạt động chống đối gây mất ổn định của số đối tượng cơ hội chính trị, số cực đoan trong các tôn giáo, dân tộc ít người, đưa nhiều tin bài có nội dung thiếu thiện chí về chính sách của Đảng, Nhà nước ta, với các luận điệu xuyên tạc sự thật ở Việt Nam, vu cáo ta vi phạm nhân quyền, dân chủ, tự do báo chí, ngôn luận, đàn áp tôn giáo, dân tộc

Số cơ hội chính trị, cực đoan móc nối để hoạt động chống đối gây mất ổn định chính trị Chúng ra sức lợi dụng dân tộc, tôn giáo để chống phá ta trên mọi lĩnh vực, đòi tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước, độc lập phi chính phủ Bên cạnh đó, chúng còn phát tán nhiều tài liệu gây chia rẽ nội bộ, xuyên tạc, bôi lem uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Hoạt động của các đối tượng này ngày càng mang tính nguy hiểm hơn, các hoạt động chống đối diễn ra với nhiều phương thức tinh vi, xảo quyệt, hạn chế đấu tranh trực diện, tăng cường lợi dụng danh nghĩa cựu chiến binh, lão thành cách mạng, cán bộ cao cấp nhằm tạo ra "làn sóng" nhân dân ủng hộ qua đó tiếp tục lợi dụng để chống phá ở mức cao hơn

Về an ninh nội bộ, tình trạng khiếu kiện đông người vượt cấp, kéo dài có chiều hướng gia tăng Đáng chú ý, số người ở các tỉnh về Hà Nội khiếu kiện tăng, tính chất gay gắt, phức tạp hơn Nội dung khiếu nại - tố cáo vẫn tập trung chủ yếu vào nhà đất, chính sách, vụ án, tham nhũng Những người khiếu kiện đã tập trung vào một số địa điểm như trụ sở tiếp dân số 1 Mai Xuân Thưởng tạo thành những tụ điểm, tiềm ẩn nguy cơ mất ANTT Đặc biệt nguy hiểm hơn, số đối tượng cơ hội chính trị, số phóng viên báo chí nước ngoài đã móc nối, lấy đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân khiếu kiện đưa lên mạng Internet, lồng ghép các nội dung xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp người khiếu kiện, cung cấp cho họ địa chỉ trang web của các đài báo nước ngoài để họ gửi tài liệu, đơn khiếu nại

Về TTATXH: (Phụ lục 1)

Tình hình tội phạm hình sự: Từ năm 2002 đến tháng 6 năm 2006, trên địa bàn

thành phố xảy ra 29.614 vụ phạm pháp hình sự, trung bình mỗi năm xảy ra 6580 vụ/năm

Trang 35

Cao nhất là năm 2002 với 7.151 vụ, năm 2003 với 6.699 vụ, thấp nhất là năm 2005 với 6.142 vụ Riêng 6 tháng đầu năm 2006 là 3.360 vụ Nhìn chung số lượng vụ phạm pháp hình sự hàng năm có chiều hướng giảm, tuy nhiên, giảm chưa cơ bản, chưa vững chắc, nếu lấy số vụ phạm pháp hình sự xảy ra năm 2002 (7.151 vụ) là 100% làm mốc so sánh, thì năm 2003 giảm 6,3%, năm 2004 giảm 12,5%, năm 2005 giảm 14,1%, tuy nhiên sáu tháng đầu năm 2006 lại tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2005

Qua nghiên cứu báo cáo thống kê của Công an thành phố cho thấy, tình hình hoạt động của tội phạm hình sự cơ bản đã được kiềm chế, một số loại tội phạm giảm nhưng chưa cơ bản như: giết người, cố ý gây thương tích, trộm nhà dân, dùng xe máy cướp giật Tuy nhiên, tội phạm hình sự vẫn tiếp tục tiềm ẩn nhiều dấu hiệu phức tạp, các vụ giết người - cướp tài sản, cố ý gây thương tích có tính manh động cao, đã xảy ra nhiều vụ

án mạng thể hiện tính côn đồ, coi thường pháp luật, sẵn sàng chém nhau chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ, tức thì Đặc biệt, trong thời gian gần đây đã xuất hiện một số ổ nhóm lưu manh chuyên nghiệp dùng vũ khí thô sơ cướp tài sản các xới cờ bạc, cướp taxi; tội phạm

vị thành niên dùng vũ lực để thực hiện các hành vi cướp, cưỡng đoạt tài sản Đáng chú ý,

số đối tượng là người tỉnh ngoài (có cả đối tượng ở các tỉnh phía Nam) về Hà Nội phạm tội chiếm 26,9% Đối tượng chưa thành niên phạm tội có xu hướng tăng (năm 2003 là 5,1%; năm 2004 là 5,8%; năm 2005 là 6,6%) hoạt động rất manh động, liều lĩnh, tính chất gây án rất dã man, tàn bạo và thường tụ tập thành ổ nhóm Xuất hiện một số băng nhóm tội phạm với nhiều đối tượng là vị thành niên, phạm tội lần đầu nhưng hoạt động táo tợn, sử dụng vũ khí nóng Số đối tượng có tiền án tiền sự chiếm khoảng từ 40 - 50%, đối tượng nghiện ma túy chiếm khoảng 30% (riêng số đối tượng phạm các tội cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, trộm cắp chuyên nghiệp tỷ lệ nghiện ma túy khoảng 80%) Bên cạnh đó, đối tượng là người nước ngoài vào Việt Nam trộm cắp tài sản, lừa đảo có xu hướng gia tăng

Tình hình hoạt động của tội phạm và các vi phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức

vụ tiếp tục diễn biến phức tạp; phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi; hình thành một số đường dây, tổ chức, có yếu tố nước ngoài; số đối tượng là người có chức vụ cao, đứng đầu các doanh nghiệp lớn tăng; gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước; tạo tâm lý không tốt trong dư luận xã hội Nổi lên là:

Trang 36

Tham nhũng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn trong các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, nhất là trong các lĩnh vực xây dựng cơ bản (rút ruột công trình), "chạy" và thực hiện các dự án, cấp vốn, cấp hạn ngạch xuất khẩu, cấp phép xây dựng, trong chuyển đổi,

cổ phần hóa các doanh nghiệp, hoàn thuế VAT, sử dụng hóa đơn, chứng từ hợp thức hóa các khoản tiền tiêu cực

Buôn lậu, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại vẫn diễn ra tinh vi, đa dạng Các đối tượng lợi dụng sơ hở trong chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước về xuất nhập khẩu, các quy định trong các hiệp định song phương và đa phương của Việt Nam với nước ngoài để thông đồng với phía đối tác nước ngoài "down" giá (ghi giá trong hợp đồng thấp hơn giá trị thực tế) đối với các mặt hàng có thuế suất cao (nhất là ôtô) xuống còn 1/3 đến 1/2 giá trị thực để trốn lậu thuế nhập khẩu Lợi dụng kẽ hở trong các quy định về chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất để nhập lậu: rượu, thuốc lá, vải, điện tử điện lạnh, hàng tiêu dùng tình trạng trên đã gây cản trở sản xuất trong nước, lũng loạn thị trường

Tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, tiền giả, giấy tờ giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp vẫn có xu thế gia tăng hoạt động lừa đảo vẫn diễn ra phức tạp trong các lĩnh vực xuất khẩu lao động, kinh doanh đa cấp, kinh doanh mạng, lập doanh nghiệp "ma" để buôn bán hóa đơn Đã xuất hiện một số loại tội phạm mới lợi dụng công nghệ cao, có yếu tố nước ngoài như: trộm cước viễn thông quốc tế, làm giả thẻ tín dụng, thư bảo lãnh để rút tiền ngân hàng; đột nhập vào mạng để đánh cắp dữ liệu thẻ tín dụng,

sử dụng thẻ đặt mua hàng qua mạng từ nước ngoài chuyển về Việt Nam

Trung bình mỗi năm Công an thành phố đã phát hiện, xử lý 558 vụ, 789 đối tượng phạm tội về kinh tế, thu nộp ngân sách trên 20 tỷ đồng Đặc biệt qua đấu tranh đã phát hiện các sơ hở, thiếu sót và kiến nghị với các ngành chức năng chấn chỉnh, khắc phục các sơ hở thiếu sót đó, góp phần phục vụ việc ổn định, phát triển và tăng trưởng kinh tế

Tình hình hoạt động của tội phạm ma túy vẫn diễn ra phức tạp Hoạt động buôn bán, vận chuyển ma túy trên các tuyến giữa Hà Nội và Tây Bắc, Đông Bắc, Nghệ An và Thành phố Hồ Chí Minh diễn biến hết sức phức tạp, tuy chúng ta đã đấu tranh bóc gỡ

Trang 37

một số đường dây, thu được số lượng ma túy khá lớn nhưng còn nhiều tiềm ẩn, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn, trong đó hình thành các đường dây xuyên quốc gia với sự liên kết của nhiều đối tượng ở nhiều địa phương và

kể cả người nước ngoài tham gia, nhiều đối tượng ở tỉnh ngoài về Hà Nội mua nhà, thuê nhà để hoạt động, núp dưới danh nghĩa nhà hàng, quán karaoke Đáng chú ý, đã phát hiện hoạt động sản xuất, tinh chế heroin tại Hà Nội

Hoạt động bán lẻ, sử dụng, tiêm chích ở các địa bàn trọng điểm tiếp tục được kiềm chế, tuy vậy vẫn diễn ra phức tạp ở một số khu vực, nhất là địa bàn công cộng, khu giáp ranh, bãi đất trống, nhà bỏ hoang, nghĩa trang vắng người qua lại Số người nghiện

ma túy có chiều hướng gia tăng (năm 2002 có 12.226 người; năm 2003 có 13.670 người; năm 2004 có 14.044 người, năm 2005 có 15.937 người và tính đến hết tháng 6 năm 2006 toàn thành phố có 18.219 người nghiện ma túy) Tình hình đối tượng lợi dụng các vũ trường, quán bar, karaoke, nhà nghỉ để tụ tập sử dụng ma túy tổng hợp (thuốc lắc) gây bức xúc trong dư luận cơ bản đã được giải quyết, tuy nhiên sau một thời gian bị ngăn chặn có chiều hướng hoạt động trở lại (trong 6 tháng đầu năm 2006 đã phát hiện 03 vụ) Toàn thành phố hiện còn 3 địa bàn trọng điểm (Phúc Tân, Bạch Mai, Trung Phụng), 17 tụ điểm, 68 điểm phức tạp về ma túy Trung bình mỗi năm Công an thành phố đã bắt giữ,

xử lý trên 2.270 vụ, 3.200 đối tượng phạm tội về ma túy

Về công tác điều tra, trung bình mỗi năm Công an thành phố đã điều tra khám phá trên 4.200 vụ, bắt giữ trên 5.200 đối tượng phạm tội Nếu tính toàn bộ các án kinh tế,

ma túy, hình sự thì tỷ lệ điều tra, khám phá đạt trên 70% Riêng các vụ trọng án hình sự,

tỷ lệ điều tra khám phá đạt xấp xỉ 90% Công tác chấp hành pháp luật được duy trì ngày càng tốt hơn, không để xảy ra oan sai nghiêm trọng, không để can phạm, phạm nhân trốn, chết do đánh nhau trong các buồng giam (Phụ lục 2)

Tệ nạn xã hội vẫn còn diễn biến phức tạp, hoạt động mại dâm tại địa bàn công cộng tuy không còn các tụ điểm lớn, song mại dâm trá hình trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ như: vũ trường, nhà hàng, khách sạn, quán karaoke, cắt tóc máy lạnh vẫn diễn

ra phức tạp Đáng chú ý, đã phát hiện đường dây, tổ chức hoạt động mại dâm do người nước ngoài cầm đầu Tệ nạn cờ bạc tiếp tục được ngăn chặn có hiệu quả, song tệ nạn cờ bạc "lô đề" vẫn nhức nhối trên diện rộng, cờ bạc trá hình dưới hình thức cá độ bóng đá

Trang 38

vẫn hoạt động mạnh và có chiều sâu Đặc biệt, các đối tượng đã dùng mạng Internet để quảng cáo các đường dây "gái gọi", tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, tổ chức đánh bạc với các trung tâm cá độ của nước ngoài và hoạt động lừa đảo

Trật tự an toàn giao thông: Mặc dù số lượng phương tiện tham gia giao thông

tiếp tục tăng nhưng Công an thành phố đã chủ động phối hợp với ngành Giao thông công chính làm tốt công tác tổ chức giao thông, phát hiện khắc phục nhanh các bất hợp lý trong tổ chức giao thông Đã tạo bước chuyển biến quan trọng về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố, làm chuyển biến về nhận thức và hành động của nhân dân trong việc chấp hành luật giao thông, tình trạng ùn tắc giao thông giảm, nhất là ở 38 điểm thường xuyên ùn tắc trước đây, tuy nhiên, tình hình ùn tắc cục bộ còn diễn ra vào các giờ cao điểm tại các "điểm nóng" Tình trạng tụ tập để đua xe máy trái phép nhất là vào các ngày nghỉ cuối tuần còn diễn ra phức tạp (có vụ chống lại lực lượng Cảnh sát) song đã phát hiện, giải tán kịp thời, không để hình thành các đoàn đua lớn Tai nạn giao thông về cơ bản

đã được kiềm chế và có chiều hướng giảm (năm 2002: 1.949 vụ; năm 2003: 1.408 vụ; năm 2004: 1.449 vụ, năm 2005 là 1.122 vụ và 6 tháng đầu năm 2006 là 478 vụ)

Các vi phạm hành chính khác còn xảy ra phổ biến như vi phạm trật tự công cộng, trật tự đô thị Chỉ tính riêng lực lượng CSTT trung bình hàng năm đã xử lý khoảng 120.000 trường hợp vi phạm, phạt tiền khoảng 6 đến 7 tỷ đồng nộp ngân sách

2.3 Thực trạng hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát phản ứng nhanh - Công an thành phố Hà Nội

2.3.1 Tổ chức lực lượng, chỉ đạo, chỉ huy, phương tiện hoạt động của Cảnh sát phản ứng nhanh - Công an thành phố Hà Nội

* Về tổ chức lực lượng Cảnh sát PƯN Công an thành phố Hà Nội

Thực hiện Chỉ thị số 02/1999/CT-BCA(C13) ngày 26/4/1999 của Bộ trưởng Bộ Công an về tăng cường công tác CSTT trong tình hình mới, theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an và Tổng cục Cảnh sát, ngày 11 tháng 8 năm 1999 Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 949/QĐ-CAHN(PX13) về thành lập lực lượng trực ban tác chiến phản ứng nhanh "Cảnh sát phản ứng nhanh" Căn cứ Quyết định số 943/2001/QĐ-BCA(X13) ngày 27 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Công an về thành lập đội Cảnh sát

Trang 39

PƯN ở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; căn cứ Quy định về công tác tiếp nhận và xử lý tin được báo đến Đội Cảnh sát PƯN thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 944/2001/QĐ-BCA(X13) ngày 27 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã ký quyết định đổi tên CSTT Công an các quận thành đội CSTT - phản ứng nhanh và đội Cảnh sát giao thông trật tự Công an các huyện thành đội CSTT phản ứng nhanh Sau khi có các quyết định của Giám đốc, các phòng chức năng và Công an các quận, huyện đã nhanh chóng triển khai mô hình tổ chức của Cảnh sát PƯN từ thành phố đến quận, huyện Trên toàn thành phố hiện có 15 đội Cảnh sát PƯN, bao gồm 01 đội trực thuộc Phòng CSTT (PC13B); 14 đội Cảnh sát PƯN thuộc Công an các quận, huyện vừa thực hiện chức năng của CSTT vừa thực hiện chức năng của Cảnh sát PƯN khi có yêu cầu, hoạt động theo mô hình tổ chức như sau:

Trung tâm tiếp nhận, xử lý tin của lực lượng Cảnh sát PƯN do phòng PC13B đảm nhiệm Chỉ huy và cán bộ chiến sĩ trực 24/24 giờ, có đủ phương tiện, vũ khí công cụ hỗ trợ để tiếp nhận, phân loại, xử lý các tin có liên quan đến ANTT do cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội và cán bộ nhân dân báo đến, báo cáo cấp trên và huy động lực lượng Cảnh sát PƯN thành phố, quận huyện, các đơn vị chức năng Công an thành phố có liên quan đến nhiệm vụ giải quyết vụ việc xảy ra, ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm, cấp cứu người bị hại, bắt giữ kẻ phạm pháp

Trung tâm Cảnh sát PƯN còn nhiệm vụ truyền đạt mệnh lệnh của Giám đốc Công

an thành phố, ý kiến chỉ đạo của cấp trên đến các đơn vị nghiệp vụ, Công an các cấp có nhiệm vụ và thẩm quyền giải quyết Trung tâm Cảnh sát PƯN có tổ ứng trực từ 3 đến 5 đồng chí thường trực 24/24 giờ, có đủ phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ sẵn sàng làm nhiệm vụ và đôn đốc các đơn vị Cảnh sát PƯN làm nhiệm vụ, giúp Trưởng phòng CSTT chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra lực lượng CSTT Công an các quận, huyện thực hiện nhiệm

vụ giữ gìn trật tự công cộng - trật tự đô thị, bảo vệ các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa,

xã hội quan trọng diễn ra trên địa bàn thành phố

Tại Công an các quận, huyện, Cảnh sát PƯN trực nhận tin và có lực lượng ứng trực 24/24 giờ, sẵn sàng đến hiện trường giải quyết, ngăn chặn vụ việc Lực lượng này do Đội CSTT - PƯN Công an quận, huyện đảm nhiệm Trực chỉ huy, chỉ đạo Cảnh sát PƯN

Trang 40

hàng ngày do đồng chí lãnh đạo Công an quận, huyện trực trong ngày đảm nhiệm, cùng trực có chỉ huy đội, cán bộ các đội nghiệp vụ và lực lượng trực của Công an phường, thị trấn

Lực lượng CSTT ứng trực 24/24 giờ làm nhiệm vụ Cảnh sát PƯN kết hợp tuần tra kiểm soát phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn giao thông - trật tự đô thị, giải quyết

xử lý các vi phạm trật tự công cộng - TTXH trên tuyến và địa bàn trọng điểm, khi cần huy động, thông qua hệ thống bộ đàm, lực lượng làm nhiệm vụ kịp thời đến hiện trường Vụ việc xảy ra ở địa bàn nào, tính chất vụ việc liên quan đến đơn vị nào thì chỉ huy Công an quận, huyện sẽ huy động lực lượng của Công an cơ sở ở địa bàn đó và đội nghiệp vụ có liên quan đến giải quyết

Tuy nhiên, mô hình tổ chức hiện nay chỉ là giải pháp tình thế trong điều kiện thiếu biên chế Thực tế cho thấy, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất hoạt động của CSTT và Cảnh sát PƯN có sự khác nhau cơ bản Đặc điểm nổi bật của Cảnh sát PƯN là tính chiến đấu cao, tính cơ động nhanh để giải quyết kịp thời những vụ việc nguy hiểm, cấp bách xảy ra có liên quan đến ANTT Trong khi đó, CSTT phải thường xuyên tuần tra kiểm soát, xử lý các vi phạm về trật tự công cộng, trật tự đô thị Do vậy, việc sáp nhập CSTT và Cảnh sát PƯN ở Công an cấp quận, huyện làm cho tổ chức và hoạt động của lực lượng Cảnh sát PƯN chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi tác chiến PƯN trong đấu tranh phòng, chống tội phạm

- Về lực lượng:

+ Biên chế: Tính đến hết tháng 6 năm 2006 tổng biên chế của Cảnh sát PƯN Hà Nội (bao gồm cả CSTT - PƯN) có 389 đồng chí, riêng Đội Cảnh sát PƯN trực thuộc Phòng PC13B gồm 36 cán bộ chiến sĩ (trong đó có 02 chiến sĩ nghĩa vụ), chiếm 9,25% biên chế toàn lực lượng Cảnh sát PƯN của thành phố Số cán bộ trực ban xử lý thông tin của các đội Cảnh sát PƯN gồm 54 đồng chí, chiếm 13,88%; chỉ huy các đội Cảnh sát PƯN gồm 52 đồng chí, chiếm 13,36%; số cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ PƯN là 223 đồng chí, chiếm 57,32% Còn lại 60 đồng chí, chiếm 15,42%, mặc dù thuộc biên chế của các đội CSTT - PƯN Công an các quận, huyện song chỉ thực hiện nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở địa bàn công cộng trọng điểm để tiếp nhận giải quyết các sự việc theo chức năng của

Ngày đăng: 05/05/2016, 01:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Công an (2001), Quyết định số 943/2001/QĐ-BCA(X13) ngày 27/ 9 của Bộ trưởngBộ Công an về việc thành lập Đội Cảnh sát phản ứng nhanh ở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 943/2001/QĐ-BCA(X13) ngày 27/ 9 của Bộ trưởng "Bộ Công an về việc thành lập Đội Cảnh sát phản ứng nhanh ở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2001
3. Bộ Công an (2001), Quy định về công tác tiếp nhận và xử lý tin được báo đến Đội Cảnh sát phản ứng nhanh ở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ban hành kèm theo Quyết định số 944/2001/QĐ-BCA(X13) ngày 27 tháng 9năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Công an),Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về công tác tiếp nhận và xử lý tin được báo đến Đội Cảnh sát phản ứng nhanh ở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ban hành kèm theo Quyết định số 944/2001/QĐ-BCA(X13) ngày 27 tháng 9 "năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Công an)
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2001
4. Bộ Công an (2003), Chỉ thị số 05/CT-BCA(C11) ngày 06/6 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng cảnh sát nhân dân trong tình hình mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 05/CT-BCA(C11) ngày 06/6 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng cảnh sát nhân dân trong tình hình mới
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2003
5. Bộ Công an (2003), Quyết định số 360/QĐ-BCA (C11) ngày 06/6 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quy định về công tác điều ta cơ bản của lực lượng cảnh sát nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 360/QĐ-BCA (C11) ngày 06/6 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quy định về công tác điều ta cơ bản của lực lượng cảnh sát nhân dân
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2003
6. Bộ Công an (2003), Quyết định số 363/QĐ-BCA (C11) ngày 06/6 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành các Quy định về công tác xây dựng, sử dụng mạng lưới bí mật của lực lượng Cảnh sát nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 363/QĐ-BCA (C11) ngày 06/6 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành các Quy định về công tác xây dựng, sử dụng mạng lưới bí mật của lực lượng Cảnh sát nhân dân
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2003
7. Bộ Công an (2004), Quy trình tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát trật tự (Ban hành kèm theo Quyết định số 567/2004/QĐ-BCA(C11) ngày 18 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công an), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát trật tự (Ban hành kèm theo Quyết định số 567/2004/QĐ-BCA(C11) ngày 18 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công an)
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2004
8. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
9. Công an thành phố Hà Nội (1999), Quyết định số 949/QĐ-CAHN (PX13) ngày 11/8 về việc thành lập lực lượng trực ban tác chiến phản ứng nhanh (Cảnh sát phản ứng nhanh), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 949/QĐ-CAHN (PX13) ngày 11/8 về việc thành lập lực lượng trực ban tác chiến phản ứng nhanh (Cảnh sát phản ứng nhanh)
Tác giả: Công an thành phố Hà Nội
Năm: 1999
10. Công an thành phố Hà Nội (2002), Thông báo tình hình kết quả công tác đảm bảo an ninh trật tự năm 2002, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông báo tình hình kết quả công tác đảm bảo an ninh trật tự năm 2002
Tác giả: Công an thành phố Hà Nội
Năm: 2002
11. Công an thành phố Hà Nội (2003), Thông báo tình hình kết quả công tác đảm bảo anninh trật tự năm 2003, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông báo tình hình kết quả công tác đảm bảo an "ninh trật tự năm 2003
Tác giả: Công an thành phố Hà Nội
Năm: 2003
12. Công an thành phố Hà Nội (2004), Thông báo tình hình kết quả công tác đảm bảo an ninh trật tự năm 2004, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông báo tình hình kết quả công tác đảm bảo an ninh trật tự năm 2004
Tác giả: Công an thành phố Hà Nội
Năm: 2004
13. Công an thành phố Hà Nội (2004), Báo cáo sơ kết 5 năm hoạt động của Cảnh sát phản ứng nhanh - Công an thành phố Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ kết 5 năm hoạt động của Cảnh sát phản ứng nhanh - Công an thành phố Hà Nội
Tác giả: Công an thành phố Hà Nội
Năm: 2004
14. Công an thành phố Hà Nội (2005), Thông báo tình hình kết quả công tác đảm bảo an ninh trật tự năm 2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông báo tình hình kết quả công tác đảm bảo an ninh trật tự năm 2005
Tác giả: Công an thành phố Hà Nội
Năm: 2005
15. Công an thành phố Hà Nội (2006), Thông báo tình hình kết quả công tác đảm bảo an ninh trật tự 6 tháng đầu năm 2006, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông báo tình hình kết quả công tác đảm bảo an ninh trật tự 6 tháng đầu năm 2006
Tác giả: Công an thành phố Hà Nội
Năm: 2006
16. Trần Phương Đạt (2005), Hoạt động phòng ngừa tội phạm của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động phòng ngừa tội phạm của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Tác giả: Trần Phương Đạt
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2005
17. Phạm Trung Hòa (2005), Tổ chức hoạt động của Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động của Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Phạm Trung Hòa
Năm: 2005
18. Học viện Cảnh sát nhân dân (2004), Giáo trình Tổ chức giữ gìn trật tự công cộng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tổ chức giữ gìn trật tự công cộng
Tác giả: Học viện Cảnh sát nhân dân
Năm: 2004
19. Học viện Cảnh sát nhân dân (2004), Giáo trình Bảo vệ và khám nghiệm hiện trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Bảo vệ và khám nghiệm hiện trường
Tác giả: Học viện Cảnh sát nhân dân
Năm: 2004
20. Học viện Cảnh sát nhân dân (2004), Giáo trình Tổ chức vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tổ chức vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự
Tác giả: Học viện Cảnh sát nhân dân
Năm: 2004
21. Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an thành phố Hà Nội (2002), Báo cáo tổng kết công tác năm 2002, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác năm 2002
Tác giả: Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an thành phố Hà Nội
Năm: 2002

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w