1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN KHẢO SÁT

12 287 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 377,5 KB

Nội dung

HCM về việc giao cho Trung tâm Tư vấn pháp luật thực hiện hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên tốt nghiệp ra trường.. - Nắm bắt, thống kê được tỉ lệ việc làm của sinh viên khóa 30 N

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM

TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Số: /BC - TT

(V/v Báo cáo kết quả thực hiện khảo sát việc làm

sinh viên khóa 30 (NK 2005 – 2009) tốt nghiệp)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2010

BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN KHẢO SÁT NHỮNG THUẬN

LỢI KHÓ KHĂN VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH BAN ĐẦU

_

Kính gửi: - Đảng uỷ - Ban Giám Hiệu trường ĐH Luật Tp HCM.

- PGS - TS Mai Hồng Quỳ - Hiệu trưởng trường ĐH Luật Tp HCM.

Thực hiện chỉ đạo của Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Trường Đại học Luật Tp HCM về việc giao cho Trung tâm Tư vấn pháp luật thực hiện hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên tốt nghiệp ra trường Trên cơ sở kết quả khảo sát từ tháng 10/2009 đến 8/2010, nay Trung tâm tư vấn pháp luật xin báo cáo kết quả thực hiện như sau:

I Định hướng thực hiện khảo sát:

1 Mục đích của việc khảo sát:

- Thực hiện đợt vận động “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội” do Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động và thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh

- Nắm bắt, thống kê được tỉ lệ việc làm của sinh viên khóa 30 (NK 2005 -2009) sau khi tốt nghiệp ra trường cũng như các ý kiến đóng góp của sinh viên để có sự điều chỉnh chương trình giảng dạy nhằm đáp ứng với nhu cầu thực tiễn

- Thực hiện chức năng là đơn vị cầu nối giữa đào tạo với thực tiễn đáp ứng các nhu cầu xã hội của Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh

- Đồng thời, công bố về tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp hàng năm trên trang thông tin điện tử của trường, và hoàn thiện các báo cáo về kiểm định đánh giá chất lượng đào tạo của trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh

2 Các yêu cầu:

- Việc thực hiện khảo sát phải được triển khai rộng rãi đến các sinh viên khóa 30 đã tốt nghiệp

- Nội dung khảo sát phải đánh giá được các mục đích đề ra

- Việc thực hiện khảo sát phải nghiêm túc, đúng tiến độ

Trang 2

II Về quy trình thực hiện:

Trên cơ sở kinh nghiệm của đợt khảo sát năm 2008, trung tâm đã thực hiện công tác khảo sát như sau:

- Về đối tượng khảo sát: Đối tượng chủ yếu trong đợt khảo sát lần này là sinh

viên khóa 30 (NK2005 – 2009) hệ chính quy

- Về phương thức thực hiện: khảo sát chủ yếu thông qua các phiếu khảo sát gửi

trực tiếp đến gia đình sinh viên viên thông qua đường bưu điện, qua email, và qua trang website của trường

- Về thời gian thực hiện: từ tháng 10/2009 đến tháng 8/2010.

Trên cơ sở thống nhất các nội dung trên Trung tâm tư vấn pháp luật đã xây dựng

và ban hành kế hoạch số ……về việc thực hiện khảo sát việc làm của sinh viên khóa 30 tốt nghiệp sau khi ra trường, trung tâm đã tiến hành triển khai và thực hiện các công tác

về khảo sát việc làm của sinh viên theo các quy trình sau:

a Bước 1: Gặp gỡ Ban cán sự các lớp chính quy khóa 30 được khảo sát.

Trung tâm đã tiến hành gặp gỡ các Bí thư Chi đoàn, các Lớp trưởng các lớp chính quy khoá 30, nhằm tiến hành trao đổi và kêu gọi sự hỗ trợ của các bạn trong việc giúp đỡ các đơn vị của trường trong việc thực hiện hoạt động này Tại buổi gặp gỡ các

Bí thư Chi đoàn, lớp trưởng các lớp đã thống nhất phương án là đầu mối phụ trách khảo sát các thành viên trong lớp mình đã từng học và còn nắm giữ các thông tin liên lạc

b Bước 2: Lập, thống kê danh sách các sinh viên được gửi phiếu khảo sát theo đường bưu điện, qua email,…

Bên cạnh việc sử dụng đầu mối là các Bí thư, lớp trưởng Trung tâm còn phối hợp với các đơn vị trong trường như Phòng CTCTSV, Phòng Đào tạo, Đoàn trường -Hội sinh viên tiến hành thống kê lập danh sách địa chỉ thường trú của các sinh viên từ những dữ liệu từ hồ sơ đầu vào của sinh viên để tiến hành gửi các thư ngỏ khảo sát về cho gia đình các sinh viên

c Bước 3: Gửi email, thư ngỏ và phiếu khảo sát đến sinh viên, gia đình sinh viên.

Từ những thông tin, địa chỉ do các Bí thư, lớp trưởng cung cấp và hệ thống dữ liệu tập hợp được từ các đơn vị, Trung tâm tiến hành gửi các hồ sơ khảo sát gồm: thư ngỏ khảo sát mẫu phiếu khảo sát (đối với sinh viên), công văn khảo sát, mẫu phiếu khảo sát, kế hoạch thực hiện khảo sát (đối với đơn vị sử dụng lao động) Ngoài ra trung tâm còn phối hợp với Ban biên tập tiến hành đăng tải kế hoạch và mẫu phiếu thực hiện khảo sát trên trang web của nhà trường để các sinh viên có thể tải xuống và thực hiện khảo sát dễ dàng

Trang 3

Kết quả trung tâm đã gửi đi hơn 700 phiếu khảo sát đến địa chỉ các gia đình cựu

sinh viên, đến đơn vị nơi cựu sinh viên công tác

d Bước 4: Tổng hợp, thống kê, phân tích các phiếu khảo sát được gửi về:

Trên cở sở các phiếu khảo sát gửi về Trung tâm thực hiện việc thống kê các dữ liệu và tiến hành phân tích đánh giá và đưa ra các đề xuất kiến nghị với nhà trường

III Quá trình tiếp nhận và xử lý số liệu:

- Thông qua thời gian gửi phiếu khảo sát từ tháng 10/2009 đến 30/8/2010 với

hơn 700 phiếu khảo sát, kết quả đã có 437 sinh viên khóa 30 tốt nghiệp Đại học Luật

TP Hồ Chí Minh thực hiện khảo sát

- Những phiếu khảo sát trên được tập hợp từ nhiều hình thức như: phiếu khảo sát

do sinh viên và gia đình sinh viên thực hiện gửi về thông qua đường bưu điện, qua email,

- Từ các phiếu khảo sát được gửi về, tổ tổng hợp đã tiến hành phân loại từng phiếu theo chuyên ngành được đào tạo, theo đối tượng được khảo sát,… từ những sự phân loại này các Cộng tác viên tiến hành các thao tác thống kê số liệu, vẽ các biểu đồ phân tích Từ những kết quả của các Cộng tác viên các chuyên viên phụ trách công tác khảo sát tiến hành các phân tích, nhận định đồng thời đưa ra các giải pháp kiến nghị đối với lãnh đạo nhà trường

- Tuy nhiên, một phần do chưa có phần mềm xử lý số liệu chuyên nghiệp và do công tác khảo sát này chưa thu hút nhiều sự quan tâm của các cựu sinh viên nên thời gian khảo sát, xử lý các số liệu còn dài và đội ngũ thực hiện còn gặp khá nhiều khó khăn

VI Kết quả khảo sát:

Nội dung khảo sát được thực hiện chủ yếu trọng tâm theo hai mảng sau:

- Những nội dung liên quan đến việc làm, cuộc sống và hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

- Những nội dung khảo sát mang tính chất tham khảo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh.

A- Một số thông tin chung về đối tượng tham gia thực hiện khảo sát

* Tỷ lệ sinh viên tham gia khảo sát theo giới tính

Trang 4

Theo kết quả phân tích phiếu khảo sát thì có 44,9% sinh viên là nam và 55,1% sinh viên là nữ thực hiện khảo sát Điều này cũng phù hợp với thực tế là tỷ lệ nữ học tại trường và tốt nghiệp đều đông hơn tỷ lệ nam

* Số lượng sinh viên tham gia thực hiện khảo sát theo chuyên ngành được đào tạo:

Theo kết quả thống kê thì số lượng sinh viên theo khoa chuyên ngành tham gia thực hiện khảo sát về gửi phiếu khảo sát về cho bộ phận tổng hợp tương đối là đồng đều Trong đó, tỷ lệ sinh viên Khoa Luật Hành chính gửi phiếu khảo sát về chiếm tỷ lệ cao hơn đối với các khoa khác với tỷ lệ 32,33%, tiếp đến là Khoa Luật Hình sự (21,22%), Khoa Luật Dân sự (16,16%), Khoa Luật Thương mại (15,15%) và Khoa Luật Quốc tế (11,11%), ngoài ra còn có lớp Chất lượng cao với tỉ lệ tham gia khảo sát chiếm 3,3% Điều này, phản ánh số lượng sinh viên Khoa Hành chính có sự ổn định về công việc hơn và tỉ lệ sinh viên khoa hành chính tham gia khảo sát nhiều hơn so với năm trước là sinh viên khoa luật thương mại (khi thực hiện khảo sát khóa 28-29 thì có 31% cựu sinh viên khoa luật thương mại tham gia gửi phiếu về và 24% cựu sinh viên khoa luật Hành chính gửi phiếu về)

B - Kết quả khảo sát những mảng nội dung liên đến cuộc sống và hoạt động của

sinh viên sau khi tốt nghiệp

1 Về việc làm của sinh viên trường Đại học Luật sau khi tốt nghiệp:

*

Về tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp:

Tỷ lệ này là rất cao: 95,91% Số liệu này giảm 4,19% so với đợt khảo sát khóa 30

năm trước với tỷ lệ là 100% số sinh viên tham gia khảo sát đều đã có việc làm ổn định

Số liệu này phản ánh thực chất thị trường lao động hiện nay với sức cạnh tranh lớn Trong đó, tỷ lệ sinh viên đã từng có việc làm và hiện nay đang làm việc mới là 1,02% Con số này là tín hiệu đáng mừng khi so với tỷ lệ của khóa 28-29 thay đổi việc làm và

Trang 5

đang có việc làm mới vào cùng thời điểm khảo sát (1 năm sau khi tốt nghiệp) là 5,1%, chứng tỏ các hoạt động định hướng nghề nghiệp của nhà trường dành cho sinh viên sắp tốt nghiệp đã phát huy hiệu quả và sinh viên lựa chọn được công việc ổn định, phù hợp năng lực, cá tính bản thân nhiều hơn Ngoài ra, tỷ lệ sinh viên được khảo sát đang tiếp tục học nâng cao (sau đại học) chiếm tỉ lệ là: 1,02%

* Tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp chiếm tỷ lệ lớn với 57,14% và kế đến là sinh viên có việc làm trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng sau

khi tốt nghiệp (chiếm 21,43%) Điều này chứng tỏ sinh viên cũng rất chủ động trong việc tìm kiếm và định hướng nghề nghiệp của mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà

trường Tuy nhiên, các chỉ số này đều giảm so với khảo sát năm 2009 dành cho khóa 28-29, theo đó, số lượng sinh viên có việc làm ngày sau khi tốt nghiệp của khóa 28-29

chiếm tỷ lệ 68% ; số sinh viên có việc làm trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng sau khi tốt nghiệp là 26%

* Về địa bàn làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường

Theo số liệu khảo sát, thì đa phần sinh viên được khảo sát đều làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm tỷ lệ 55%), còn ở các tỉnh thành khác chiếm 38%.

Điều này cho thấy hầu hết sinh viên khóa 30 ra trường đã có sự dịch chuyển về địa điểm làm việc so với các khóa trước, số lượng cử nhân Luật tốt nghiệp trở về địa phương làm việc dần tăng cao Đối với khóa 28-29 thì tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp và tiếp tục làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh là 66% và tỷ lệ về làm việc tại các tỉnh thành khác chỉ chiếm 17%

Trang 6

Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ lệ làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chiếm cao hơn là tỷ lệ trở về địa phương để làm việc

* Về loại hình làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường

Tỷ lệ sinh viên làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất với 59%, tuy nhiên một loại hình việc làm chiếm tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường đang ngày càng tăng là trong các VPLS với 15%

So sánh với số liệu khảo sát của năm 2009 của khóa 28-29 có thể thấy sự dịch chuyền luồng nhân sự cử nhân Luật một cách đáng kể từ khối các đơn vị doanh nghiệp về lại khu vực cơ quan hành chính nhà nước, văn phòng luật sư và tòa án.

Tỷ lệ cử nhân làm việc ở khối doanh nghiệp năm 2009 là 34% sang năm 2010 chỉ còn 12%, trong khi tỷ lệ làm việc trong khối cơ quan hành chính nhà nước năm 2009 là 47% đã tăng đến 59% vào năm 2010 Số lượng cử nhân luật mới ra trường chọn làm việc trong các VPLS năm 2009 chỉ là 7% thì đến năm 2010 đã tăng hơn gấp đôi lượng

cử nhân lựa chọn làm việc với 15%

Dự kiến trong thời gian tới với sự phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập đòi hỏi việc hiểu rõ các quy định của pháp luật của người dân ngày càng cao, nên tỷ lệ sinh viên làm trong các VPLS trong những năm tới chắc chắc sẽ ngày càng tăng lên

* Về vấn đề sinh viên ra trường làm “đúng nghề” (có liên quan đến pháp luật và kiến thức được đào tạo) hoặc “trái nghề” (những công việc ít hoặc không liên quan đến kiến thức pháp luật được đào tạo)

Trang 7

Hầu hết sinh viên tốt nghiệp đều làm những công việc có liên quan đến pháp luật

và sử dụng những kiến thức đã được đào tạo từ nhà trường (với tỷ lệ 64%) và ít cho đến không liên quan đến kiến thức được đào tạo là 7%

So sánh với năm 2009, cho thấy số lượng cử nhân luật mới tốt nghiệp lựa chọn hoặc được tuyển dụng vào những vị trí công việc được cho là ít hoặc không liên quan đến kiến thức được đào tạo tăng từ 5% đến 7% Yếu tố này cho thấy độ mở rộng của thị trường lao động ngày càng rõ nét và các kiến thức đào tạo từ trường Đại học trở thành những kiến thức nền tảng hơn là kiến thức thực hiện công việc cụ thể

* Mức độ ứng dụng kiến thức được đào tạo vào côngviệc

Tỉ lệ đánh giá ứng dụng cao chỉ có 7%, và hầu hết đều đánh giá là có thể ứng dụng được với 43% kiến thức được đào tạo

* Thu nhập bình quân/ tháng của sinh viên tốt nghiệp (lương cơ bản)

Đa phần các sinh viên Luật tốt nghiệp ra trường làm việc đều có mức lương cơ bản

ở mức trung bình từ 2.000.000 đồng đến dưới 4.000.000 đồng chiếm tỷ lệ 36%, tỷ lệ

Trang 8

sinh viên có mức lương từ 4.000.000đ trở lên chiếm 14% Số liệu này cũng gần tương đồng với số liệu cho thấy mức lương của sinh viên Luật khi ra trường là chưa cao Có thể là do khả năng sử dụng ngoại ngữ của sinh viên Luật còn yếu nên chưa thể làm việc trong những lĩnh vực cần ngoại ngữ, liên quan đến các đơn vị quốc tế - nơi có mức lương cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp trong nước

* Tỷ lệ sinh viên được đào tạo, học thêm sau khi tốt nghiệp

Với sự phát triển đa dạng của xã hội và nhu cầu ngày càng cao của các đơn vị sử dụng lao động thì ngoài những kiến thức đã học tại trường, sinh viên Luật sau khi tốt nghiệp còn tham gia các khoá đào tạo hoặc học thêm để bổ trợ thêm các kiến thức phục

vụ cho công việc của mình Có tới 71,4% sinh viên tốt nghiệp ra trường tham gia các khoá đào tạo khác sau khi tốt nghiệp trong đó:

- Tham gia các khoá ngắn hạn: có 28,6% tham gia các khoá ngắn hạn về tin

học, 50% tham gia các khoá ngắn hạn về ngoại ngữ và chỉ có 21,4% tham gia các khoá ngắn hạn liên quan đến pháp luật

- Tham gia học văn bằng 2: tỉ lệ khảo sát cho thấy sinh viên khóa 30 tốt nghiệp

ra trường không chú trọng tham gia các khóa học văn bằng 2 như các khóa đào tạo trước Hầu như các sinh viên được khảo sát đều không tham gia các khóa học văn bằng

2 trong khi số liệu năm 2009 cho thấy có 15,1% cử nhân Luật khóa 29 tiếp tục học văn bằng 2 ở các ngành đào tạo khác

- Học sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ): có 14,3% sinh viên được khảo sát là đang

tham gia học sau đại học đối với các chuyên ngành liên quan

* Một số thống kê khác

Về xếp loại của sinh viên khi tốt nghiệp thì có tới 28,57% sinh viên tốt nghiệp có việc làm được khảo sát tốt nghiệp loại khá, và 57,14% sinh viên tốt nghiệp loại trung bình – khá và trung bình là 14,3% Nguyên nhân trên xuất phát từ thực tế là các sinh viên được khảo sát đang làm việc tại TP Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ lớn hơn, điều này chứng tỏ không chỉ các sinh viên đạt loại khá mà các sinh viên đạt loại trung bình - khá

có xu hướng trụ lại TP Hồ Chí Minh để làm việc vẫn nhiều hơn là về các tỉnh thành

B - Những nội dung khảo sát mang tính chất tham khảo nhằm nâng cao chất

lượng đào tạo tại trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh.

Trang 9

(Phần khảo sát để tham khảo thêm thông tin của các sinh viên tốt nghiệp nhằm định hướng xây dựng chuẩn đầu ra về kỹ năng bổ trợ cho việc làm của sinh viên tốt nghiệp)

Một số tiêu chí khảo sát nhằm xây dựng chuẩn kỹ năng cho sinh viên Luật:

Kết hợp cùng với đợt khảo sát này, nhằm lấy thêm ý kiến của người học đặc biệt là các sinh viên tốt nghiệp để có các định hướng xây dựng các chuẩn kỹ năng bổ trợ cho sinh viên và tiến tới xây dựng các chuẩn đầu ra về kỹ năng cho sinh viên Luật Một số kết quả khảo sát như sau:

* Đánh giá về các kỹ năng cần thiết cho công việc

Biểu đồ phân tích:

Qua kết quả khảo sát thì sinh viên khóa 30 tốt nghiệp ra trường cho rằng các kỹ

năng cần thiết đối với sinh viên luật lần lượt là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng soạn thảo văn bản, nghiên cứu hồ sơ, rồi mới tới ghi nhận vụ việc, kỹ năng đàm phán Đây là

cơ sở quan trọng định hướng cho các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trong năm học 2010-2011

* Các kỹ năng về sử dụng tin học

Biểu đồ phân tích

Trang 10

Kết quả cho thấy các sinh viên tốt nghiệp đều chú trọng đến việc sử dụng tin học thành thạo để tra cứu văn bản và đều có yêu cầu là phải sử dụng được thêm các chương trình ứng dụng quản lý khác như Microsoft Office Access…

Có hai kỹ năng tin học được khóa 30 chú ý nhiều hơn các khóa trước là kỹ năng

tra cứu văn bản và kỹ năng sử dụng internet hiệu quả

* Các kỹ năng về sử dụng ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh)

Biểu đồ phân tích:

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như sinh viên không có nhu cầu học thêm các ngoại ngữ khác ngoài Anh văn.

Về ngoại ngữ là Anh văn các sinh viên tốt nghiệp cho rằng việc tăng cường và nâng cao các kỹ năng anh văn cho sinh viên là rất cần thiết, và tỷ lệ chú trọng vào các

kỹ năng là khá đồng đều Cụ thể: tăng cường thêm kỹ năng nghe chiếm 28%, viết (26%), và đọc, nói là 23%

V Nhận định - Đánh giá

Trong quá trình thực hiện khảo sát, Trung tâm có một số nhận định như sau:

1 Về mặt được

- Trung tâm nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ của Đảng uỷ - Ban Giám hiệu và các đơn vị có liên quan trong nhà trường

- Sự tận tâm và có tinh thần trách nhiệm của các cán bộ thực hiện công tác khảo sát

- Sự quan tâm, hỗ trợ của các đơn vị sử dụng lao động

- Đã thống kê được tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường trong năm 2009 có việc làm (tỷ lệ khá cao 95,91%) Đồng thời đã tiến hành khảo sát thu thập thêm được các ý

Ngày đăng: 03/05/2016, 15:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w