1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn sử dụng hòm thư điện tử để phổ biến kế hoạch, thông tin chuyên môn nhằm tiếc kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc của thành viên tổ địa thể dục

6 297 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 73 KB

Nội dung

Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng: “Sử dụng hòm thư điện tử để phổ biến kế hoạch, thông tin chuyên môn nhằm tiếc kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc của thành vi

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG

TRƯỜNG THPT SƠN NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Sơn Nam, ngày 25 tháng 10 năm 2011.

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN “NỘI DUNG MỘT ĐỔI MỚI ”

NĂM HỌC 2011 - 2012

Họ và tên người thực hiện: TRẦN THỊ TÂM

Ngày, tháng, năm sinh: 20.4.1977

Đơn vị công tác: Trường: THPT Sơn Nam

Nhiệm vụ được giao năm học 2011-2012: Tổ trưởng chuyên môn, Ủy viên BCH Công đoàn, dạy Địa lớp 10 A1,2,3,4,5,7,8

1 Tên sáng kiến: “Sử dụng hòm thư điện tử để phổ biến kế hoạch, thông tin

chuyên môn nhằm tiếc kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc của thành viên tổ Địa- Thể dục”

2 Mô tả ý tưởng

a Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng:

“Sử dụng hòm thư điện tử để phổ biến kế hoạch, thông tin chuyên môn nhằm tiếc kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc của thành viên tổ Địa- Thể dục”

Đây là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường THPT Sơn Nam, thời đại CNH, HĐH, thời đại của công nghệ thông tin Hoạt động này sẽ giúp Tổ nói chung, thành viên trong Tổ nói riêng nắm bắt thông tin chung và công việc một cách kịp thời và hiệu quả.Thông qua “ hòm thư điện tử” sẽ có nhiều ý tưởng, nhiều kinh nghiệm của các thành viên trong tổ để trao đổi với nhau nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy mà trong cuộc họp chuyên môn bình thường chưa trao đổi chuyên sâu được,

vì thời gian còn hạn chế vì nhiều lí do như: một số đống chí nhà xa trường ở tận Sơn Dương, nếu cuộc họp quá muộn sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại không an toàn và ngày dạy khác tiếp theo; Thông qua “ hòm thư điện tử” sẽ sử dụng tiếc kiệm thời gian mà các thành viên trong Tổ vần đóng góp ý kiến một cách thoải mái, nghiêm túc Nhưng từ trước đến nay các buổi sinh hoạt CM ta thường vẫn làm các công việc thể hiện mặt tích cực:

- Duy trì nền nếp chuyên môn

Trang 2

- Sinh hoạt chuyên môn thường kỳ (2 lần/ tháng).

- Có chú ý đúng mức tới dự giờ, thăm lớp, bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi, HS giỏi, phụ đạo HS yếu

* Tuy nhiên bên cạnh đó trong các buổi sinh hoạt CM vẫn còn có những hạn chế nhất định như:

- Các phiên họp, sinh hoạt chuyên môn thường chỉ thực hiện:

+ Rút kinh nghiệm giờ dạy

+ Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của các thành viên

+ Phổ biến văn bản chỉ đạo của cấp trên

+ Kiểm điểm các hoạt động hành chính chuyên môn của tổ

+ Bình xét thi đua theo đợt

- Các nội dung thực hiện " Một đổi mới", " Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá" chưa được đưa vào giải quyết trong khuôn khổ buổi SHCM

- Các giải pháp thực hiện chuyên đề chuyên môn, các yếu tố đổi mới giáo dục; chưa được chú ý đúng mức trong SHCM

2.2- Nguyên nhân:

- Do kinh nghiệm chỉ đạo của tổ chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục

- Do thói quen chỉ cố gắng đảm bảo duy trì nề nếp SHCM sao cho đủ đúng định

kỳ mỗi tháng 2 lần

3 Ý tưởng:

Từ những thực tế nêu trên, để giúp đỡ GV bổ sung kiến thức, kỹ năng dạy học, việc đổi mới qua việc sinh hoạt chuyên môn là thực sự cần thiết cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay của ngành, đáp ứng được nhu cầu nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ GV

Tổ trưởng CM phải xác định và lựa chọn được nội dung cho buổi sinh hoạt chuyên môn: Ngoài kế hoạch của trường của ngành đề ra thì tổ trưởng cần phải xây dựng được kế hoạch riêng của tổ về buổi sinh hoạt chuyên môn đó

Định hướng đổi mới đó là: Linh hoạt về hình thức, chuyên sâu giải quyết các vấn đề nhỏ, khả thi từ nhiệm vụ thực hiện " Một đổi mới", " Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm kiểm tra đánh giá" của các thành viên trong tổ

4 Dự kiến nội dung công việc và giải pháp thực hiện:

a, Thời gian thực hiện:

- Từ tháng 9 năm 2011 đến hết tháng 4 năm 2012.

- Phạm vi thực hiện: Tổ Ban chung

- Đối tượng thực hiện: các đ/c giáo viên trong tổ ban chung gồm 9 đ/c

Trang 3

- Phối hợp thực hiện: Phối hợp với BGH nhà trường, với các tổ CM, với các đồng chí GV trong tổ

b, Nội dung thực hiện:

- Đổi mới hình thức ginh hoạt CM

- Đổi mới nội dung sinh hoạt CM

c, Giải pháp thực hiện:

* Đổi mới hình thức SHCM.

+ Đánh giá việc xây dựng kế hoạch và thực dạy trên lớp của giáo viên theo chuẩn KT- KN ngay sau khi dự giờ, không nhất thiết tổ chức thành phiên họp, đảm bảo tính thời sự của nội dung góp ý nhận xét để giáo viên kịp thời bổ sung, khắc phục hạn chế, thiếu xót

+ Đưa nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn: (Vận dụng các yếu tố tích hợp, tích cực, sử dụng Bản đồ tư duy, ứng dụng CNTT, dạy học theo hướng nêu vấn đề) vào phiếu đã chuẩn bị trước để các thành viên dự giờ có ý kiến nhận xét, đánh giá vào phiếu Sử dụng tiết thứ 5 của buổi học có 04 tiết thực hiện buổi SHCM tại chỗ

- Tăng cường khai thác hộp thư điện tử của các thành viên trong tổ để đưa nội dung cần xem xét, thảo luận và đề xuất giải pháp thực hiện cho giáo viên chuẩn bị trước ý kiến

Đổi mới nội dung SHCM.

Định hướng: Tổ chức SHCM để giải quyết các nội dung nhỏ, chuyên môn sâu, phạm vị ứng dụng thiết thực và khả thi Cụ thể như:

- Thời lượng và mức độ ƯDCNTT trong 01 tiết học

- Biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy đạt hiệu quả

- Các biện pháp tích hợp kiến thức trong giờ dạy kiến thức mới

- Các biện pháp tích hợp kiến thức trong giờ ôn tập, luyện tập

- Các hình thức đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh

* Tổ trưởng chuẩn bị nội dung, dự kiến đối tượng thực nghiệm, thời lượng thực nghiệm, tư vấn và hướng dẫn các thành viên thực hiện:

Cụ thể việc thực nghiệm sẽ được dự kiến thực hiện trong tháng 10 như sau:

STT Thời

gian

Nội dung Người thể

nghiệm

Biện pháp tư vấn

Nhận xét, đánh giá

1 Tuần 1

tháng 10

Dự giờ dạy điển hình có

Đ/C Phạm Tiến

Dũng

TTCM tư vấn:

- Nội dung bài

Các thành viên trong tổ

Trang 4

ƯDCNTT (Thời lượng 1 tiết)

soạn

- Cách thức thực hiện

- Thời lượng

và mứcđộ ƯDCNTT trong 1 tiết dạy

sau khi dự giờ sẽ nhận xét đánh giá hiệu quả giờ dạy, rút kinh nghiệm cho tiết sau

2 Tuần 2

tháng 10

Dự giờ giảng điển hình có sử dụng bản đồ tư duy

(Thời lượng 1 tiết)

Đ/C Hoàn Anh Tuấn

TTCM tư vấn:

- Nội dung bài soạn

- Cách thức thực hiện, biện pháp sử dụng BĐTD hiệu quả

Các thành viên trong tổ sau khi dự giờ sẽ nhận xét đánh giá hiệu quả giờ dạy, rút kinh nghiệm cho tiết sau

3 Tuần 3

tháng 10

Dự giờ giảng điển hình về vấn đề dạy học

có yếu tố tích hợp kiến thức

(Thời lượng 1 tiết)

Đ/C Trần Thi Ngọc

TTCM tư vấn:

- Nội dung bài soạn

- Cách thức thực hiện một giờ dạy có yếu

tố tích hợp kiến thức cũ, mới, KT trong môn, liên môn

Các thành viên trong tổ sau khi dự giờ sẽ nhận xét đánh giá hiệu quả giờ dạy, rút kinh nghiệm cho tiết sau

4 Tuần 4

tháng 10

Dự giờ giảng điển hình về các hình thức đổi mới kiểm tra đánh giá

(Thời lượng 1 tiết)

Đ/C Hoàng Thị Phương

TTCM tư vấn:

- Nội dung bài soạn

- Cách thức thực hiện một giờ dạy đổi mới KTĐG sao cho đảm

Các thành viên trong tổ sau khi dự giờ sẽ nhận xét đánh giá hiệu quả giờ dạy, rút kinh nghiệm cho

Trang 5

của đổi mới KTĐG giá

- Sau khi đã thực hiện được những giờ dạy điển hình thì TTCM yêu cầu các thành viên trong tổ áp dụng vào thực hiện ngay với những điều đã học tập được từ đồng nghiệp, đồng thời cũng khắc phục ngay những hạn chế cho các bài giảng của mình

- Mỗi tháng ít nhất mỗi đ/c có 2 giờ dạy ứng dụng CNTT, BĐTD trong giảng dạy

- Tổ trưởng tiến hành thăm lớp dự giờ của các thành viên trong tổ để đánh giá hiệu quả của “ một đổi mới’’ trong các tháng tiếp theo

- Trong các buổi sinh hoạt tiếp tục thảo luận và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của thành viên trong tổ

5 Dự kiến kết quả đạt được :

5.1- Đối với học sinh.:

- Chất lượng HS khá giỏi sẽ được tăng lên và tỉ lệ HS yếu sẽ giảm đi ở những bộ môn: Sinh, Hóa, Địa, Thể dục, Âm nhạc trong tổ ban chung

- Cụ thể:

- Số HS giỏi cấp huyện là 4 HS ( Tăng 2 HS so với năm học trước)

- Số HS Giỏi bộ môn tăng 7 %( Trước khi chưa thực hiện khảo sát là 2 %)

- Tỷ lệ HS yếu sẽ giảm 3 % ( Trước khi chưa thực hiện khảo sát là 7 %)

5.2- Đối với giáo viên:

- Năng lực tay nghề của giáo viên sẽ nâng cao hơn những năm trước, cụ thể như sau: + Chiến sĩ thi đua cơ sở là 2 đ/c = 22,22% ( tăng 11,1% so với năm học trước) + Lao động tiên tiến là 6 đ/c = 66,68% ( Tăng 11,1% so với năm học trước) + Hoàn thành nhiệm vụ 1 = 11,1% ( Giảm 22,2% so với năm học trước) Không có GV nào không hoàn thành nhiệm vụ

- 100% các đồng chí GV trong tổ sử dụng tành thạo CNTT hỗ trợ cho công tác giảng dạy

- 100% các đồng chí giáo viên trong tổ vận dụng thành thạo và linh hoạt bản đồ

tư duy trong giảng dạy

6 Kiến nghị đề xuất:

Trang 6

Để thực hện được nội dung một đổi mới có hiệu quả phục vụ cho công tác chuyên môn của tổ tôi xin đề xuất kiến nghị như sau:

- Sở GD – ĐT hỗ trợ nhà trường các tranh thiết bị cần thiết về máy móc cho việc ứng dụng CNTT trong quá trình giảng dạy của giáo viên

- Cấp thêm cho phòng bộ môn Hóa học, Sinh học các dụng cụ, hóa chất phục

vụ quá trình dạy và học bởi dụng cụ các phòng bộ môn đó đã hư hỏng nặng, nhiều đồ dùng không còn sử dụng được nữa

Trên đây là kế hoạch nội dung một đổi mới của bản thân tôi tự xây dựng trong năm học 2011 – 2012 Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đ/c lãnh đạo, các tổ chuyên môn khác và các đ/c đồng nghiệp để cho tôi thực hiện tốt nội dung kế hoạch, nâng cao được chất lượng và hiệu quả trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ

1 Phê duyệt của Hiệu trưởng:

Người viết kế hoạch

Trần Hồng Ninh

Ngày đăng: 29/04/2016, 14:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w