1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học cơ học lớp 10 phổ thông trung học

27 175 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 794,92 KB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG DAI HOC SU PHAM VINH

PHAM THI PHU

BỔI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM CHO HỌC SINH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CƠ HỌC

LỚP 10 PHÔ THÔNG TRƯNG HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy Vật lÝ M4 sé: 5.07.02

Tớm tất luận ứn tiễn sĩ giáo đục

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại khoa Vật lý trường ĐHSP Vinh

Người hướng dẫn khoa học: 1.PGS.PTS Hà Hùng 2.PGS.PTS: Trần Hữu Cái Phần biện 1 Phản biện 2: LŨ ˆ là; Det Vo Phản biện 3: [ ƯA cụ t7 yl Âu HEY a #

Luận án sẽ được bão vệ tại Hội đồng on ae ấn nhà nước hẹp tai |: ch sa 4P .VuyẲ vào hồi | giờ ngày {f thane F _

Trang 3

mo pau 1 LÝ DO CHON DE TAL:

1 Ngày nay phương pháp nhận thức bộ môn được xem là một trong số những thể loại trí thức cơ bản trong nhà trường phổ thông Đánh giá ý nghĩa của trì thức về phương pháp , L.Ð Lanđao đã viết: "Phương phấp quan trọng hơn phát mỉnh, vì phương pháp nghiên cứu

đúng đắn sẽ dẫn đến phát mình mới còn quí hơn”

Thế nhưng, do đặc thù riêng, phương pháp nhận thức (PPNT)

được hình thành ở học sinh (HS) thông qua hoạt động chiếm lĩnh các

loại kiến thức cơ bản khác Dạy học phương pháp nhận thức bộ món khó khăn hơn nhiều so với dạy học trí thức về các sự kiện Kết quả điều

tra thực tiễn cho thấy: Hiểu biết về phương pháp luận nhận thức Vật lý cha HS ớ mức độ còn thấp Dạy học PPNT bệ môn Vật lý chưa được giáo viên và HS ở trường phổ thông chú trọng

Trước sự phát triển rất nhanh lượng thông tin nhà trường phỏ

thông không thể cung cấp cho HS toàn bộ những kiến thức ấy Điều học được trong nhà trường là những cái cơ bản, nền tảng, trong khi ở ngoài đời đã lại tiến rất xa Giải quyết mâu thuẫn này chỉ có thể cung cấp cho

HS phương pháp nhận thức để sau này họ có thể chiếm lĩnh lấy kiến thức trong quá trình tự học Hiện nay trong nghiên cứu và thực tiễn dạy học đang hướng đến việc tích cực hóa người học, biến quá trình dạy học thành tr học có hướng dẫn thì trị thức PPNT bộ môn càng đặc biệt có ý

nghĩa cho cả người day lẫn người học Vấn đẻ dat ra cho tất cả các mõn học trong đó có Vật lý học ở trường phổ thông là: Làm thế nào để bồi

dưỡng cho HS phương pháp nhận thức bộ môn? Phương pháp thực nghiệm (PPTN) là phương phấp đặc thù và cơ bản của nhận thức Vật lý, vì vậy đạy học Vật lý phổ thông cần thiết phải bồi dưỡng cho HS PPTN

Gaye ly

2 Đã có một số công trình khoa học trong và ngoài nước để cập đến việc dạy PPNT ở các khía cạnh khác nhau

e - Đề lài: " Những PPNT Vat ly ở trường phổ thông" của Vũ Quang đã bàn về vấn đề này một cách bao quát song đang dừng lại ở mức độ ý tưởng mà chưa triển khai nghiên cứu cụ thể khi dạy học từng giáo trình

Trang 4

* Luan dn PTS cla Vũ Đào Chỉnh đã nghiên cứu phát triển tư đuy HS bằng việc bồi dưỡng các PPNT của Vật lý trong phạm vi Quang hình

học lớp 12 :

« Ở một số nước trên thế giới (Nga, Anh, Mỹ, Đức ) tri thức vẻ

PPNT bộ môn được đưa vào chuẩn Quốc gia với những yêu cầu, nội dung,bién pháp cụ thể cho từng lớp học và cấp học

Xét vị trí của PPTN trong nhận thức Vật lý cũng như vị trí của

cơ học trong giáo trình Vật lý phổ thông, đồng thời nghiên cứu lịch sử của vấn đề dạy học PPNT bộ môn, chúng tôi thấy rằng: Hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể những yêu cầu, nội dung, biện pháp dạy học PPTN cho HS nước ta khi tiến hành dạy

học cơ học lớp 10 phổ thông trung học (PTTH) Vì thế chúng tôi chọn dé tài nghiên cứu :” Bồi dưỡng PPTN cho HS nhằm nâng cao hiệu quả

dạy học Cơ học ở lớp 10 PTTH”

1l MỤC ĐỊCH NGHIÊN CỨU:

Xây dựng yêu cầu, nội dung, mức độ và biện pháp dạy học

PPTN cho HS và dạy cho HS sử dụng PPTN để nghiên cứu có hiệu quả

phần cơ học lớp 10 PTTH

tit, BOI TUGNG VA PHAM VỊ NGHIÊN CỨU:

Vai trò, tính chất, cấu trúc của PPTN; Quá trình dạy học trong nhà trường phổ thông

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc bồi dưỡng cho HS một phương pháp cơ bản của Vật lý học đó là PPTN khi dạy học phần cơ

học lớp 10

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Kết hợp phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp

nghiên cứu thực nghiệm

V GIÁ THUYẾT KHOA HỌC:

- - 1 Có thể bồi dưỡng PPTN cho HS khi dạy học cơ học lớp 10 ở

các raức độ khác nhau, nếu lựa chọn được nội dung, biên pháp và hình

thức tổ chức dạy học PPTN một cách phù hợp

- 2 Việc dưa PPTN vào nội dung day học cơ học lớp 10 sẽ góp

phần nâng cao hiệu quả dạy học cơ học phổ thông

Trang 5

VỊ: NHIỆM VỤ NGHIÊN CỮU;

1 Tìm hiểu thực trạng dạy học PPNT ở trường phổ thông

2 Nghiên cứu lý luận nhận thức, phương pháp luận nhận thức Vật lý và phương pháp thực nghiệm của Vật lý học Tìm hiểu mối quan hệ giữa việc bồi dưỡng PPTN cho HS và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học Le Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa Vật lý )iiể thong + - Đề xuất yêu cầu dạy học PPTIN cho từng cấp học và lớp J0 PH

3 Lựa chọn mức độ, nội dung, biện pháp và hình thức dạy học

PPTN cho HŠ lớp 10 khi dạy cơ học

6 Nghiên cứu ảnh hưởng của dạy học PPTN đối với chương

trình, nội dung, phương pháp và hiệu quả dạy học cơ học

Vil KET QUÁ NGHIÊN CỨU VÃ ĐỒNG GÓP MỚI CỦA TÁC GIẢ:

Về lý luận:

1 Từ việc phân tích cấu trúc của PPTN gồm các giai đoạn, các thao tác tư duy lý thuyết và thực hành, chúng tôi đã chỉ ra mối liên hệ

chặt chế giữa dạy học PPTN vật lý và hiệu quả dạy học vật lý

2 Đưa ra sơ đồ cấu trúc PPTN phù hợp với năng lực nhật: lí +“

của HS phổ thông trung học - được xem đó là nội dung của dạy học PPTN trong nhà trường

Về nghiên cứu ứng dụng:

3 Đề xuất những yêu cầu cụ thể dạy học PPTN cho cấp F15,

cấp PTTH và lớp 10 Đánh giá tính phù hợp của những yêu cầu này với khả năng của HS

4 Đề xuất nguyên tắc tính mục dich trong day hoc PPNT bộ

môn

5 Đề xuất 4 mức độ dạy học PPTN ở trường PT và đã tiến hành thực nghiệm dạy học 4 mức độ này cho các đối tượng HS: Yếu, trung bình, khá

6 Đưa ra các biện pháp thực hiện day hoc PPTN va 4p dang vào thực tiễn trong khuôn khổ của thực nghiệm sư phạm

Trang 6

Qua nghiên cứu lý luận và triển khai áp dụng vào thực tiễn dạy học, đã chứng minh được tính khả thi và tác dụng tích cực của dạy học PPNT bộ môn Vật lý mà cụ thể là PPTN trong việc nâng cao hiệu quả dạy học Điều này đã chứng minh cho giả thuyết khoa học của luận án

vill BO CUC CUA LUAN AN:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục, luận án gồm 4 chương với 145 trang, 11 sơ đồ, 19 bảng, 34 hình vẽ và 85 tài liệu tham khảo NỘI DUNG LUẬN AN CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHAP THUC NGHIỆM TRONG NHẬN THỨC VẬT Lý 1 Phương pháp nhận thức khoa học:

Phương pháp nhận thức khoa học (PPNTKH) được hiểu là tập hợp các cách thức, con đường, các phương tiện, các bước mà trí tuệ phải đi theo để đạt đến mục đích là tìm ra chân lý khoa học Đối với PPNTKH Vật lý thì mục đích đạt đến là các trị thức Vật lý Hệ thống các PPNT rất phong phú, đa đạng Có nhiều cách phân loại chúng tuỳ thuộc vào cách chọn đấu hiệu nào làm căn cứ Theo B.Keđrôp, dựa vào nức độ phổ biến, phạm vi sử dụng của các PP (trong các ngành khoa học và trong các giai đoạn của quá trình nhận thức), các PPNTKH có thể chia làm 3 nhóm:

s Nhóm các phương pháp chung nhất (PP triết học) » _ Nhóm các phương pháp nêng rộng (PPRR)

® Nhóm các phương pháp riêng hẹp (PPRH)

Trang 7

2 Phương pháp thực nghiệm Vật lý:

Thực nghiệm có vai trò to lớn trong sự phát triển của Vật lý học Theo A.Anhstanh "Tất cả sự nhận thức về thể giới thực tại xuất phát từ thực nghiệm và hoàn thành bằng thực nghiệm” Vai trò của thực nghiệm cũng được phản ánh trong chủ trình nhận thức sáng tạo khoa học tự nhiên của V.G Razumôpxkl

Phương pháp thực nghiệm là phương pháp cơ bản của Vật lý học Dạy học Vật lý cần phải bồi đưỡng cho HS những trị thức và kỹ năng vận đụng PPTN trong nhận thức Vật lý Có hai cách hiểu PPTN: © PPTN theo nghĩa hẹp: bao gồm các thiết bị và các khâu thí nghiệm

Vật lý

e - PPTN theo nghĩa đầy đủ: bao gồm các yếu tố sau:

1 Đặt vấn đẻ 2 Đề xuất giả thuyết 3 Suy ra hệ quả logic từ giả thuyết 4.Xác lập phương án thí nghiệm kiểm tra giả thuyết 5.Tiến hành thí nghiệm, xử lý kết quả 6.Rút ra kết luận về vấn để nghiên cứu

Đây là cách hiểu PPTN theo B.I Spasky, V.G Razumôpski, Vũ Cao Đàm, Phạm Hữu Tòng và một số tác giả khác

Trong luận án, với mục đích bồi dưỡng PPTN cho HS, PPTN với nghĩa đây đủ được tác gia su dung - 3 Cấu trúc của PPTN Vật lý: Theo Raznmôpxki, những giải đoạn điển hình của quá trình nhận thức KH như sau: Thực tiên — Vấn để — Giả thuyết — Định luật — Lý thuyết —> Thực tiễn

Trang 8

nghiên cứu là PPIN Miệt khi giả thuyết được chứng minh thì trở thizh chân lý KH và lại được vận dụng vào thực tiền

Vận dụng luận điểm của Razumôpxki vào quá trình nhận thức Vật lý bảng PPTN, chúng tôi cho rằng PPTN là một hoạt động được điển tả bằng sơ đồ 1: Ỷ ae) 21 —— = Van dé ™ Giá thuyết | He qua logic| 4» Thi pehiém 5 TT +£ 1 mm Thực tiễn Sơ đề 1: Cấu trúc PPTN trong nhận thức Vật lý Trong sơ đồ 1: các "cung"” là các hành động cấu thành của hoạt động nhận thức Vật lý: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Các "đỉnh" (các 6) 1a muc

đích của mỗi hành động Toàn bệ hoạt động hướng tối mục đích chung là xây dựng tri thức: định luật, lý thuyết Vật lý và vận dụng chúng vào thực tiễn

Phân tích cấu trúc từng hành động cho thấy rõ: việc sử dụng PPTN trong quá trình nhận thức làm cho các thao tác tư duy trí tuệ và thực hành thí nghiệm luôn được vận dụng-đó là điều kiện tốt để bồi dưỡng và rèn luyện tư duy nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo cũng như hình thành và rèn luyện kỹ năng thực nghiệm Vật lý: quan sát, đo đạc, lựa chọn lấp ráp dụng cụ thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, ghi nhận kết qua

4 Hệ thống các hành động và thao tác tư duy, thao tác thực hành khi tiến hành nghiên cứu bằng PPTN:

* 1) Quan sát (bằng các giác quan) ở giai đoạn 1 để phát hiện vấn đề và giai đoạn 4 (thí nghiệm kiểm tra) để ghi nhận diễn biến hiện tượng, để đo đạc 2) Đo đạc đại lượng Vật lý: Lựa chọn và sử dụng dụng cụ đo, tiến hành đo theo đúng nguyên tắc, ghi nhận kết quả, đánh giá sai số 3) Xử lý số liệu đo đạc: Lập bảng, vẽ đồ thị 4) Lap ráp thí nghiệm theo sơ

Trang 9

đồ, bản vẽ 5) Tiến hành thí nghiệm 6) Phân tích hiện tượng, quá trình: tình huống 7) So sánh, đối chiếu 8) Tống hợp 9) Trừu tượng hoá, khái quất hoá 10) Cụ thể hoá

Từ đó thấy rằng PPTN là sự thống nhất biện chứng giữa tr duy lý thuyết và tu duy thực nghiệm

5 PPTN trong nhận thức Vật lý của HS và tác dụng của việc bổi dưỡng PPTN dối với việc nâng cao hiệu quả dạy học:

Với mục đích bồi dưỡng PPTN cho HS khi dạy học Vật lý, cần phải đặt HS vào vị trí nhà bác học để HS "phát mỉnh lại” định luật bằng PPTN PPTN của nhà Vật lý và của HS có chung đối tượng, và mục đích nên về bản chất là không khác nhau, song có khác biệt đáng kể về thời gian, về trang thiết bị thí nghiệm và về mức độ; nhà KH xây dựng tri thức mới cho toàn nhân loại, còn HS xây dựng tũ thức "mới” cho chính mình lại được sự hỗ trợ của GV, của tài liệu, sách GK và các phương tiện thông tin khác Việc khai thác những khác biệt này giúp cho hoạt động dạy học PPTN đạt hiệu quả hơn

Tóm lại, phân tích khái niệm PPTN với tính chất, cấu trúc của phương pháp này trong hoạt động nhận thức YL, chúng tôi đưa ra được hệ thống các thao tác và hành động trí tuệ và thực hành Việc hướng dẫn quá trình nhận thức của HS theo tiến trình của PPTN sẽ bồi dưỡng được cho họ các thao tác tư duy trí tuệ và thực hành

Khi thực hiện việc bồi dưỡng PPTN vật lý trong nhà trường, HS sẽ được làm quen với một con đường xây dựng tn thức vật lý (con đường cơ bản) HS được học không những nội dung định luật, khái niệm, lý thuyết vật lý mà được biết tri thức ấy có thể được tìm ra như thế nào Hơn thế các em còn có thể tự mình tìm ra trị thức ấy, nghĩa là tri thức được tiếp thu không phải ở dạng có sẵn mà ở dang "bao thai học” của nó Tri thức được lĩnh hội như vậy có ý nghĩa rất to lớn về các mật giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trí tuệ Khi nhận thức bằng PPTN, một loạt các thao tác tư duy logic và thực hành được luyện tập, đó là điều kiện để mài sắc tư duy, rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm HS còn được học tập tác phong làm việc khoa học, có kế hoạch, trung thực và kiên nhẫn trong quá trình lĩnh hội trị thức

Trang 10

còn góp phan phat triển trí tuệ HS, bổi dưỡng năng lực sáng tạo, gốp phần giáo dục nhân cách người lao động mới Nghĩa là hiệu quả dạy học vì thế sẽ được nâng cao rõ rệt (hiệu quả dạy học xét ở quan điểm toàn điện bao gồm chất lượng trỉ thức, năng lực trí tuệ và phẩm chất đạo

đức của người học)

CHUONG 2

BỔI DƯỠNG PHƯƠNG PHẤP THUC NGHIEM CHO HỌC SINH

THONG QUA DẠY Học Vật lý phố thông

2.1 Yêu cầu của dạy học PPTN trong trường PT

Cần phải đặt ra những yêu cầu về dạy bọc PPTN sao cho phù hợp với năng lực HS từng cấp và từng lớp, phù hợp với điều kiện dạy học và trong sự tương đồng với các nước trên thế giới Cho đến nay chươne trình Vật lý của ta mới chỉ có những gợi ý định hướng về việc bối đưỡng PPNT bộ môn thông qua day hoc Luan án tập trung để ra yêu cầu dạy học PPTN cho cấp PTC§ và PTTH và đặc biệt cho lớp 10

khi thực hiện đạy cơ học Các yếu cầu về dạy học PPTN như sau:

2.1.1 Ở cấp phổ thông cơ sở

s HS phải nấm được vai trò của thí nghiệm Vậi lý trong việc nhận thức thế giới HS được làm quen với PPTN với tính cách là một phương pháp nhận thức (PNT) của Vật lý học

* HS phai thực hiện được những thao tác sau: Lara chọn những dụng cụ và lắp ráp 'thí nghiệm đơn giản theo hướng dẫn Tiến hành những thí nghiệm để đo đạc trực tiếp các đại lượng: chiéu đài, thời gian, khối lượng, lực và đo gián tiếp 1 vài đại lượng: khối lượng riêng, lực đẩy Acsimét; Ghi nhận kết quả Viết báo cáo thí nghiệm và nhận xét kết

quả theo mẫu

2.1.2 Ư cấp phổ thơng trung học

« — HS phải thành thạo trong việc đo lường trực tiếp các đại lượng Vật lý cơ bản, đo gián tiếp một số đại lượng Vật lý khác

Trang 11

* Trong các vấn để phức tạp hơn, HS phải tham gia vào raột số khâu của PPTN ngoài khâu thí nghiệm, đó là: tham gia để xuất hoặc lựa chọn giả thuyết, để xuất và lựa chọn phương án thí nghiệm kiểm tra giả thuyết

2.2.3 Yêu cầu dạy học PPTN ở lớp 10 PITH

a Đo đạc:

* - Đo những đại lượng biến thiên nhanh: đường đi, thời gian tror:g các chuyển động đều, biến đổi đều (nhanh dân đều), rơi tự đo

e Đo gián tiếp các đại lượng: vận tốc, gia tốc, lực, khối lượng, mô

men luc,

s _ Biết cách tính sai số tuyệt đối, tương đối và đánh giá độ chính xác của phép đo

« — Biết vẽ đổ thị hiểu điệntcác kết quá đo đạc ˆ , biết sử dung dé

thị tra cứu những thông tin cần thiết b Về quan sát, thi nghiém va PPTN:

« - Quan sát những hiện tượng diễn biến nhanh, quan sát quá trình có nhiều hơn 2 đại lượng biến thiên, quan sát để đưa ra giả thuyết sơ bộ « HS nắm được PPTN với những khâu cơ bản của nó, biết sử dụng PPTN để xây dựng một vài định luật Vật ly đơn giản

« _ HS có kỹ năng lập phương ấn thí nghiệm để kiểm tra một nhận định nào đó, sử dụng thành thạo các hành động và thao tác của (hí nghi

Vật lý -

« Bước đầu có hiểu biết và kỹ năng: để xuất vấn để nghiên cứu, để xuất giả thuyết, nêu phương án thí nghiệm và rút ra kết luận cho những vấn đề đơn giản Tự lực nghiên cứu vấn đề nhỏ bằng PPTN

Tính phù hợp của những yêu cẩu đã nêu sẽ được chỉ ra trong tiến trình thực nghiệm sư phạm

2-2 Những nguyên tắc cần quán triệt khi thực hiện dạy học PPNT ở trường PT

Do đặc thù của tri thức về PPNT bộ môn, dạy học nội dung này ngoài việc quán triệt các nguyên tắc của dạy học nói chung, cần đặc biệt lưu ý các nguyên tắc sau:

se _ Nguyên tắc tính mục đích

© - Nguyên tắc hen hệ chặt chẽ giữa phương pháp và nội dụng „

Trang 12

» - Nguyên tắc tính hệ thống « - Nguyên tắc lặp đi lặp lại

3 nguyên tắc sau được Vũ Quang nêu ra Tác giả nêu thêm nguyên tắc tính mục đích dựa trên cơ sở lý thuyết về phương pháp và lý thuyết hoạt động cũng như để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đặt vấn đề nhận thức, làm bộc lộ mục đích nhận thức là khởi nguồn của tư duy "Tư duy bắt đầu từ tình huống có vấn để”

2.3 Các mức độ dạy học PPTN ở lớp 10

Nội dung và cấu trúc của PPTN là phức tạp Dạy học PPTN ở

trường PT mới chỉ bước đầu cho HS làm quen với PPTN, hiểu được các

giai đoạn chính, nhờ việc được trải qua tất cả các giai đoạn của PPTN, được tham gia vào một số khâu và rèn luyện một số thao tác tư duy và thực hành vừa sức Căn cứ vào sự tham gia trực tiếp của HŠ vào các giai đoạn của quá trình nhận thức bằng PPTN, có thể phân 4 mức độ dạy học PPTN ở trường PTTH theo bảng I Bảng 1 Các mức độ dạy học PPTN trong trường PITH

Mức độ Đối tượng Nội dung Biện pháp

Mức độ | Mọi HS PTTH | Cung cấp cho HS cấu | Dạy tường minh PPTN 1 trúc nội dung của | và dạy không tường PPTN HS dược trải | minh qua bài hoc qua tất cả các giai | nghiên cứu tài liệu đoạn của PPTN, tham | mới

gia ở một số khâu được lựa chọn phù hợp

Mức dộ | Mọi HS PTTH | Rèn luyện một số kỹ | Các thí nghiệm thực 2 năng thực hành thí| hành của HS được

nghiệm cho HS hướng dẫn tỉ mỉ

Mức dộ | -Học sinh dã | HS tự luc dé xuất | -Sử dụng các bai tap

3 qua mức độ 1 | phương án thí nghiệm | thí nghiệm Vật lý

và mức độ 2 của giả thụ uahe au -Chuyển một số thí

-Học sinh khá | CủA 814 thuy ICP [nghiệm thực hành hành TN theo phƯơng | thành thí nghiệm

ấn đó nghiên cứu của HS

Mức độ | -HS có năng | HS tự nghiền cứu một | Bài tập thí nghiệm

4 khiếu Vật lý vấn dé nhỏ bằng | Vật lý

-HS dã qua | PPTN

mức độ l1 2, 3

Trang 13

các mức độ trên, ở các khâu không trực tiếp tham gia HS van

phải được chứng kiến những hành động này qua sự trình bày của GV 344 Đánh giá kha nang thực hiện các mức độ dạy học PPTN khi dạy cơ học lớp 10:

Su phù hợp giữa nhương pháp và nội đung cho ta một khả năne to lớn để thực hiện dạy học PPTN che HS khi tiến hành dạy cơ học lớp 10 vì cơ học phổ thông là Vật lý thực nghiệm, 14/27 qui luật cơ học

được SGK gợi ý trình bảy bằng PPTN Logic xây dựng Cơ học lớp 10 và

từng chương là logic qui nạp Mặt khác các thiết bị thí nghiệm cơ học không đòi hỏi phải là những dụng cụ hiện dai đất tiền mà có thể chỉ là những vật dụng thông thường dễ kiếm dễ làm và điều này theo Viện sỹ Kapisa “Thiết bị càng đơn giản cảng tạo điều kiện phát triển tư duv sáng tạo của HS"

Như vậy, trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn về dạy học PPTN,luận án đã giải quyết các vấn đề sau:

» - Khẳng định dạy học PPTN trong trường phổ thông nước ta hiện nay

là cần thiết dé đáp ứng nhu cầu tự học, để hoà nhập cộng đồng và để nâng cao chất lượng dạy học Vật lý

® - Để xuất các yêu cầu vẻ dạy học PPTN ở cấp PTCS, PTTH và lớp 10, có thể đưa những yêu cầu này vào chuẩn quốc gia về đạy học Vật lý phế”

thơng

«Ẳ - Giáo trình cơ học lớp 10 có khả năng to lớn để thực hiện dạy học PPTN ở 4 mức độ khác nhau Cân đặc biệt lưu ý 4 nguyên tắc đạy học PPTN ngoài những nguyên tắc chung của lý luận dạy học

CHUONG 3

BIEN PHAP VA HINH THUC DAY HOC PHUONG PHAP THUC

NGHIEM CHO HOC SINH

3.1 Day hoc phương pháp thực nghiệm thông qua bài học nghiền

cứu tài liện mới

Theo Razumenxki để phát triển năng lực sáng tạo của HS cần xây dựng tiến trình bài học phông theo các giai đoạn nghiên cứu của nhà bác học, kết quả HS vừa lĩnh hội được trị thức cơ bản, lại vừa được bồi dưỡng phương pháp tạo ra trì thức đó Tuy nhiên, PPTN là một khái niệm mang tính trừu tượng và khái quat cao Ở lứa tuổi HS phổ thông các em chưa thể tự rút ra bài học vẻ PPTN, vì thế cần thiết phải cá

Trang 14

những bài học hợp thức hoá PPTN một cách tường minh Khi cong cu nhận thức đã được HS hiểu rõ thì họ mới van đụng thành công được 3.1.1 Xây dựng bài học tường mình PPTN của Vát lý học

3.1.1.1 Ở một số nước trên thế giới PPTN được dav tường mĩnh Ví dụ ở CHLB Nga "Vật lý và Thiên văn" 7 của A.A Pinxki và

V.G RazumOpxki (NXBGD Matxcova 1993) 44 danh hin mot chuong

để giải quyết vấn đề: "Tri thức khoa học đã được tạo ra như thế nào" Ở nước ta trong chương trình Vat lý phổ thông đã dua vào bài học giới thiệu sơ lược PPTN và lý thuyết đo lường trực tiếp và gián tiếp đại lượng Vật lý ở lớp 7, sau này được củng cố trong các bài thực hành Tuy nhiên, việc khái quát thành tri thức phương pháp luận để dạy cho HŠ với đây đủ các yếu tố cấu thành của PPTN thì chưa được dat ra

Theo Vũ Quang "Muốn cho HS nắm được PPNT, trong chương trình

của mỗi lớp phải có một hai bài có nội dung thích hợp để có thể trình bày tường minh phương pháp đó"

3.1.1.2 Những lưu ý khi xây đưng bài học tường minh PPTN

Vật lý

® - Bài học tường mỉnh PPTN phải đạt 2 yêu cẩu: Yêu cầu về trị thức cơ bản và yêu cầu về trị thức phương pháp (Không thể dạy PP một cách

thuần tuý mà phải lồng vào nội dung)

« - Tiến trình bài học: HS phải được trải qua tất cả các giải đoạn của PPTN (so dé 1)

* Về hoạt động của HS: Bài học phải lựa chọn sao cho HS được tham sia nhiều nhất vào các khâu của PPTN, đặc biệt là khâu thí nghiệm Vì thé cần chọn bài học mà thiết bị thí nghiệm có thể có trong điều kiện

nhà trường hiện nay (dễ tìm, rẻ tiền, đễ chế tạo)

» - Về thời gian: Bài học tường minh PPTN không cho phép đưa ra tri thức ở đạng thông báo, có sắn mà phải tạo ra nó vì vậy thời gian cần thiết phải gấp 2 lần (tối thiểu) so với bài học bình thường Qui thời gian này có thể lấy ở giờ thực hành

® - Số lượng bài học tường minh PPTN: cần 2 bài cho mỗi giáo trình Vật lý: bài thứ nhất giới thiệu phương pháp và bài thứ 2 cũng cố phương pháp như quan điểm của Vũ Quang

3.1.1.3 LÐgic của bài hoc tường minh PPTN: "Vấn để nhận thức” ở bài học này là nội dung PPTN Logic có thể là:

Bước 1: Đặt vấn để: Nếu ví dụ làm nổi lên vấn đề cần nhận thức: Bằng cách nào người ta xây dựng các định luật Vật lý?

Trang 15

Bước 2: Cho HS được trải qua tất cả các giai đoạn của PPTN khi GV sử

dụng chính PPTN để xây dựng một định luật Vật lý nào đó

Bước 3: Khái quất những giai doạn chính trong quá trình trên lập thành

sơ đồ cấu trúc của PPTN,

3.1.1.4 Bài học tường minh PPTN ở giáo trình cơ học lớp 10:

Vận dụng 3.1.1.2 và 3.1.1.3 vào chương trình cơ học lớp 10,

chúng tôi chọn 2 bài học tường mình PPTN

Bài 1: Nhằm giới thiệu PPTN với đây đủ các giai đoạn của nó thông qua việc xây dựng định luật Húc

Bài 2: Bài học củng cố PPTN nhằm khái quất hóa ở mức cao hơn sự

hiểu biết và vận đụng phương pháp này Sau khi HS đã trải qua mội quá trình tập đượt vận dụng PPTN ở các mức độ khác nhau Bài học "Qui

tắc mô men lực" được chọn làm bài 2

Sau đây là tiến trình tóm tắt bài học tường minh PPTN theo qui trình đã đề xuất

Định luật Húc và phương pháp thực nghiệm

1 Yêu cầu bài học: HS phải nắm được nội dung định luật Húc, biết vận

dụng trong trường hợp đơn giản Ngoài ra, HS phải nắm được cấu trúc của PPTN, được trải qua tất cả các giai đoạn của PPTN; tham gia vùo khâu nêu giả thuyết và làm thí nghiệm kiểm tra

- Thiết bị day học: Mỗi bàn HS 1 lực kế loại 5N và 6 quả cân loại SOcam tự chuẩn bị mỗi em ] chiếc lò xo và 1 sợi đây cao su

3 Hình thức: bài học nghiên cứu tài liệu mới Thời gian 2t 4 Tiến trình bài giảng:

Bude 1: Dat vấn để bài bọc: Trong nghiên cứu VL, có những PP nhấi

định để xây dựng các định luật trong đó PPTN là PP cơ bản nhất Bis: sử dụng nó ta có thể tự xây dựng những định luật VL Chúng ta sẽ sử dụng PPTN để xây dựng định luật Húc Bước 2: HS trải qua tất cả các giai đoan của PPTN và tham gia vào 1 sẽ khâu vừa sức: ® - Quan sát thực tiễn:

GV: Dùng tay kéo sợi dây cao su (hoặc lò xo) làm nó giãn ra, em có

cảm giác gì ở tay? Thả tay ra, đây cao su (hoặc lò xo) chuyển động như thế nào? Điều đó chứng tỏ cái gì?

HS: Tay cá cảm giác bị kéo lại và hơi đau tại chỗ tiếp xúc với lề xø

Trang 16

tỏ có lực của đây cao su (hoặc lò xe) tác dụng lên tay chống lại sự kéo GV: Khi nén lò xo thì sao?

HS: Lồ xo co lại, tay có câm giác bị day ra C6 luc chống lại sự nén ® — Xướt hiện vấn để:

GV: Cả 2 hiện tượng trên có tính chất chung là khi làm biến dạng vật (kéo đãn hoặc nén) thì đểu xuất hiện lực chống lại lực gây ra sự biến dạng đó Lực đó gọi là lực đàn hồi Vậy lực đàn hồi xuất hiện khi nào? Điểm đặt và hướng của chúng ra sao? Độ lớn của chúng phụ thuộc vào những đại lượng nào?

HS: Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị làm biến dạng, hướng chống lại ngoại lực lầm biến đạng, điểm đặt: đặt vào vật gây ra biến đạng (ý thứ 3 HS không trả lời được)

s Nêu dự đoán {giả thuyết)

GV (TN tìm kiếm giả thuyết): Các em hãy kéo căng và nén mạnh lò xo, có nhận xết gì khi thực hiện những việc đó và nêu những nhận xét đó như một dự đoán về đệ lớn của lực đàn hồi

HS Cang kếo đài lò xe hoặc đây cao su ra ta thấy lực kéo ngược lại càng mạnh hơn Nén cho lè xo co lại càng nhiều ta thấy lực đây tay ra càng mạnh hơn

GV Như vậy lực đàn hồi có liên quan với đệ biến dạng của vật Theo em, quan hệ giữa độ biến dạng và lực đàn hồi như thế nào?

HS Tỉ lệ Càng kéo dãn hoặc càng nén mạnh (biến dạng nhiều) thì lực đàn hồi càng lớn

GV Chúng ta tạm coi quan hệ giữa độ hiến dạng x và lực đàn hồi Fạ là quan hệ tỉ lệ (tỉ lệ thuận hoặc tỉ lệ nghịch) Can kiểm tra giả thuyết này ®- Thí nghiệm kiểm tra gia thuvét:

GV Muon biết lực dan hai có tỉ lệ với độ biến đạng không ta phải làm thế nào? Hãy trình bày cách làm thí nghiệm

Trang 17

GV Từ các số liệu đo được em rút ra kết luận gì? Biểu diễn mối quán hệ giữa F„ và độ biến dạng x dưới đạng toán học như thế nào?

HS Phát hiện ra mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa độ biến dạng của lò xo với trọng lượng các quả cân (lực đàn hồi)

GV Tiếp tục treo các quả cân nhiều hơn Hãy nhận xét về mối quan hệ trên trong trường hợp này

HS Lò xo giãn và hỏng

Giáo viên nêu giới hạn đần hồi

« Rút ra dịnh luật: GV phát biểu chính xác định luật, giải thích ý nghĩa của hệ số dàn hồi

© Ung dung thực tiễn: (HS xem SGK phần lực kế)

Bước 3: Khái quát các giai đoạn chính trong quá trình xây dựng định, luật lập thành sơ đồ cấu trúc PPTN:

GV Các em hãy nêu lại các giai đoạn xây dựng định luật Húc

HS Nêu lên các giai đoạn GV vẽ sơ đổ mô tả PPTN lên bảng (sơ đồ 2) và thuyết minh sơ đồ Nêu ý nghĩa quan trọng của PPTN + , Hệ quả 'Thí nghiệm | Vein dé [>| Gia thuyet |—p, logic — kiếm ưa _—B| Định luật >> Thực tiễn Sơ đồ 2: Cấu trúc PPTN trong nhận thức Vật lý của HS

3.1.2 Bài học trí thức mới theo tỉnh thân của PPTN: (bài học không tường minh PPTN) Tri thức vẻ PP không thẻ chỉ học trong vài tiết học mà đó là quá trình tích luỹ, bởi dưỡng liên tục và lâu dài qua từng bài học (nguyên tác lặp đi lặp lại) Ngoài 2 bài học tường minh trong các bài học khác cần cố gắng xây dựng tiến trình bài học (nhất là

các bài học xây dựng định luật) theo tỉnh thần của PPTN tức là định

hướng nhận thức của HS theo sơ đồ 1 Tuỳ nội dung của từng bài học và điểu kiện thiết bị dạy học mà khai thác nhiều hay ít những giai đoạn nhất định trong sơ đồ Song giai đoạn I từ thực tiễn làm xuất hiện vấn đề nhận thức thì phải được thực hiện trong mọi bài học

Trang 18

Ở giai đoạn thí nghiệm kiểm tra: Không nên đưa ra thí nghiệm đột ngột mà phải thảo luận với HS (hoặc kể) về mục đích, thiết bị và cách làm thí nghiệm Khâu thí nghiệm kiểm tra cực kỳ quan trọng, vì vậy phải triệt để khai thác các thí nghiệm cơ học (TNCH) trong điều kiện hiện nay ở trường PT với thiết bị: bộ va li cơ học, bộ thí nghiệm nghiên

cứu chuyển động thẳng của Nguyễn Đức Thâm-Đào Công Nghỉnh, thiết bị tự tạo có thể thực hiện 24 TNCH đảm bảo các yêu cầu của TN giáo khoa

Trong LA đã giới thiệu 2 bài học không tường minh PPTN và đã tiến hành dạy thực nghiệm

3.2 Dạy học PPTN thông qua bài tập thí nghiệm Vật lý:

3.2.1 Luận diểm xuất phát: Bài tập thí nghiệm Vật lý (BTTNVL) là những bài tập mà việc giải nó đồi hỏi phải làm thí nghiệm để xác định một đại lượng Vật lý nào đố hoặc nghiên cứu sự phụ thuộc giữa các thông số Vật lý, hoặc kiểm tra tính chân thực của lời giải lý thuyết BTTNVL vừa mang tính lý thuyết, vừa mang tính thực nghiệm Có thể đưa ra bảng so sánh sau vẻ các giai đoạn của PPTN với vác bước trong quá trình giải BTTNVL (bảng 2) Bảng 2: Các giai doan của PPTN Các bước giai BTTNVL 1 Đặt vấn đề trên cơ sở các sự kiện và quan sát, phân tích vấn đề 2 Hình thành giả thuyết 4

3 Nghiên cứu lý thuyết (suy ra hệ quả logic từ giá thuyét); lập phương án thí nghiệm kiểm tra 4 Nghiên cứu thực nghiệm: Tiến hành TNKT, xử lý kết quả 5 Rút ra kết luận về vấn để nghiên cứu

1 Đọc đề bài, hiểu rõ câu hỏi của bài toán, phân tích bản chất Vật lý của bài toán

2 Xây dựng phương ấn giải (phương án thí nghiệm, lập luận, tính toán)

3 Thực hiện giải, tính toán, lập luận, trình bày lời giải lý thuyết 4 Tiến hành thí nghiệm, quan sắt hiện tượng ghi nhận số liệu và xử lý kết quả

5 Đánh giá kết quả và trả lời

Như vậy, các hành động nhận thức khi thực hiện giải một

BTTN có tính chất tương tự với những hành động diễn ra khi nghiên cứu bằng PPTN Đây chính là cơ sở tâm lý, lý luận dạy học của dạy học PPTN bằng biện pháp sử dụng BTTN

Trang 19

3.2.2 Phản loại BTTNVL: Càn cứ vào phương thức giải và mức đệ phức tạp, BTTN chia thành các loại và c6 thé sắp xếp theo sơ đồ 3

So dé 3 Phan loai bai tap thi nghiém V at Ix Bai tap thi nghiém BTTN định tính BTTN định lượng Ỷ Ỷ

Lam TN, quan Thiết kế | ÍÐo lường đại| | Thiết lập, mình bọa sát mô ta, giải thích | PATN lượng VL quy luật Vật lý

i Điều gì xâvra | J1 Làm thể nào để _

nếu ? đo với các thiết bị? Ba mức độ 2 Tai sao lai xay 2.Néu PA do voi

ra như vay các thiết bị

IMĐI: Cho thiết bị, cách làm thí

Inghiệm.Yêu cầu do đạc,tm quy )uật IMĐ2: Cho thiết bị Yêu câu lap

PATN, làm thí nghiệm do dac, im — quv luật LỊ ¿344 MĐ3: Yêu cẩu: Lựa chọn thiết bị, lập PATN, làm thí nghiệm

Hệ thống BTTN rất phong phú, nhiều thể loại, nhiều mức đệ phức tạp, và có tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡng PPTN cho HS đạc biệt rèn luyện các thao tác tư duy và kỹ năng thực hành thí nghiệm Thế nhưng trone cơ học 10 (SGK và SBTVL) rất hiếm BTTNCH, và trong thực tế dạy học cơ học, GV cũng ít sử dụng loại BTTN này Đó là chỗ thiếu cần phải bổ sune Trong LLA chúng Tôi lựa chọn và biên soạn 35 BTTNCH gồm các loại trên để bổ sune vào 248 bài tập cơ học 10 hiện có trong SGK và SBTVL Những BT được biên soạn phù hợp với các loại HS từ yếu trở lên với phương pháp: dựa chủ yếu vào SGK và SBTVL, thay đổi một số đữ kiện, điều kiên để được BTTN

3.2.3 Phương pháp dạy học BTTNCH nhằm bôi dưỡng PPTN cho HS

a Bài học BTVL có sử dung BTTN: BTTN thường được sử dụng vào giai đoạn sau của giờ học BTVL và phải được cho trước để HS chuẩn bị ở nhà với những quan sát và thí nghiệm có liên quan

Trang 20

Phương pháp tiến hành- giờ lên lớp bài tập có sử dụng BTTN: ® _ Công tác chuẩn bị: + Cho HS bài tập về nhà; các bài tập này phải điển hình về nội dung (iên hệ chặt chẽ với lý thuyết cần củng cố), điển hình về phương pháp giải, mang tính hấp dẫn, sát thực tế, thiết bị thi nghiệm dễ tìm kiếm hoặc chế tạo + Chuẩn bị thiết bị cần thiết Chuẩn bị bài soạn: nội đung chính của bài soạn là dự đoán các khó khăn của HS khi giải các bài tập đã cho và cách giải quyết khó khăn đó bằng những câu hỏi gợi mở Khái quát hoá phương pháp giải BTTN cần đưa ra bảng 2 để HS quen dần với việc giải quyết một vấn để bằng PPTN

s _ Tiến hành bài học theo kế hoạch đã chuẩn bị » _ Đánh giá bài học; bổ:sung và điều chỉnh

Luận án đã trình bày 2 giáo án giờ lên lớp bài tập có sử dụng BTTN: Bài tập vẻ chuyển động thẳng đều và bài tập về lực ma sát Các giáo án đã được dạy thực nghiệm cho thấy: có thể sử dụng BTTN kết hợp với các loại bài tập khác trong giờ bài tập Vật lý HS hứng thú với các

BTTN vì được làm thí nghiệm, đo đạc, tính toán, thiết kế - những công

việc gần giống với công việc của nhà nghiên cứu

b Bồi dưỡng PPTN cho HS qua các quan sát và thí nghiệm ở nhà

Đa số BTTN được HS giải ở nhà vì chúng cần có thời gian làm thí nghiệm, quan sát; Các BTTN vì thế phải thoả mãn yêu cẩu: hấp din, thiết thực, có tính chất như trò chơi; thiết bị đơn giản, dễ tìm kiếm đối với HS; phải có hướng dẫn đủ cần thiết kèm theo dé bài, và GV cần phải kiểm tra và đánh giá thường xuyên Đa số các BTTNCH chúng tôi giới

thiệu trong luận án thỏa mãn yêu cầu trên

Các BTTN cũng có thể giải trong lúc đi tham quan, dã ngoại học tập

3.3 Dạy học PPTN thông qua thí nghiệm thực tập của HS ở phòng thí nghiệm:

3.3.1 Luận điểm xuất phát: Thí nghiệm thực tập (TNTT) được hiểu là những thí nghiệm do HS tiến hành trong quá trình học tập để lĩnh hội trị thức, rèn luyện các kỹ năng thực hành thí nghiệm TNTT có ý nghĩa lớn lao về mặt giáo dưỡng, giáo dục, phát triển tư duy và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho HS Đặc biệt, với mục đích bồi dưỡng PPTN thì TNTT càng có tấc dụng to lớn bởi: HS được tự tay làm các thí nghiệm, được đo đạc, quan sát, ghi nhận kết quả , điểu này giúp cho kỹ năng thực hành được rèn luyện Mặt khác nếu biết khai thác các TNTT thì các thao tác tư duy của HS cũng luôn được tập đượt

Trang 21

TNTT của HỆ có nhiều loại LA tập tung van low in 7í thực hành L juan phién (thi em thực hann - TNTH: này đòi hỏi ở HS tính tự lực cao su van dung tony hep cas có, hướng dẫn của GV có thể trực tiến hoặc gián tiện Hơm nữ nay không đòi hỏi lượng thiết bị nhiều như thí nghiệm trực di cứu-do đó phù hợp với nhà trường nước tá

Hiện nay các bài TNTH không được thực hiện ở đa SẼ trước PTTH do khong đảm bảo điều kiện vật chất tới thiểu Tuy nhiệt, £ tiệc số trường có tõ chức được, thì lại thấy nội dung các TTH qua đơn giân, không phù hợp với đối tượng HS khá trở len Luận án để ng, đức vào mức thứ 2 - mức nâng cao cho 5 bài thực hành cơ học ở lớp 1ú

Chương 3 luận án giải quyết vấn đẻ ầm kiếm biện pháp và hình thức dạy học PPTN cho HS Luận án không đặt vấn đề thay đổ: hình thức dạy học hiện nay (hệ thống lớp-bài) không thav đổi nội dụng dạy học đã có mà giải quyết vấn đề đặt ra trong bối cảnh của nên giáo dục phê thông hiện tại Luận án tập trung khai thác các khía cạnh khác nhau của các biện pháp dạy học phổ biến hiện nay nhằm đưa vào dạy học cơ học lóp 10 một nội dung đạy học mới: PPTN của Vật lš học

CHƯƠNG 4

THUC NGHIEM SU PHAM

4.1 Muc dich thuc nghiém su phạm (TNSP) Kiểm tra giả thuyết: Bồi dưỡng PPTN cho HS là công việc khả thị và mang lại hiệu quả thiết thực cả về mặt giáo dưỡng và phái triển tư duv cho HS trong điều kiện của dạy học hiện nay ở trường phỏ thông nước tú

4.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm:

a Kiém tra thái đô và khả năng lĩnh hói những trí thức phương pháp luận nhận thức (nói chung) và PPTN (nói riêng)

b Đánh giá tính phù hợp của những yêu cầu về dạy học PPTN ở lớn 10 mù chúng tói đã đề xuất ở chương 2

c Đánh giá tính khả thí và hữu hiệu của các biện pháp dạy học PPTN đã nêu ở chương 3

4.3 Nội dung thực nghiệm

Trang 22

1995-1996 | PITH Ha Huy Tap 10A.- 57 10A.- 56 t 1996-1997 _| PITH Dé Luong I 10A.- 52 10A,- 47

1996-1997 | Khối PTCT SPVinh 10A,- 40 10A.- 46

| Tong s6 hoc sinh 213 211

4.3.2 Tiên hành thực nghiệm: Theo hình thức thực nghiệm tâm | giác dục dang gián tiếp;các giáo án thực nghiệm sau được thực hiện các lớp TN:

1 Bài tập về chuyển động thẳng đều; 2 Định luật I Niutơn- quán tính; 3 Đo hằng số hấp đãn- phép cân trái đất; 4 Phương pháp thực nghiệm- định luật Húc; 5 Bài tập về lực ma sát; 6: PPTN và quy

tac m6 men luc

Riêng giáo án TNTH mới tiến hành thực nghiệm thăm đồ ở một nhóm của 10A; chuyên toán SPVinh Sau mỗi bài học này, HS ở 2 khối ĐC và TN đều làm các bài kiểm tra giống nhau mà nội dung gồm các trị thức cơ bản và trị thức PPTN

4.3.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm:

ý 2 4 ỡ

Lua chon tiéu chi:

® Vẻ chất lượng và hiệu quả: Đánh giá qua điểm của HS 2 khối DC và TN thu được quá 7 bài kiểm tra do người nghiên cứu trực tiếp chấm điểm theo cùng một biểu điểm

°- Về thái độ của HS trong việc lĩnh hội trị thức phương pháp luận: Số H§ giơ tay phát biểu xây dựng giả thuyết, xây dựng phương án thí nghiệm; số HS trả lời đúng các câu hỏi phương pháp luận, không khí lớp học

« - Về thấi độ và năng lực của GV: Có thực hiện giáo án thành công theo đúng tính thần, ý đồ của bài soạn không, sự hào hứng của GV

4.3.4 Kết quả thực nghiêm

a Phan tích định lượng: Điểm 7 bài kiểm tra của mỗi HS được tính trung bình đ, và xử lý theo phương pháp thống kê toán học

- Lập bang phân phối thực nghiệm tần suất, lũy tích và vẽ

Trang 23

= Ind ~ Tinh cdc tham s6 dac tnmg: D = e„ SnÍã - BỊ : phương sai độ lệch chuẩn S, hệ số biến thiên V= Š (%), các n-] D tham số tạ, với độ tin cây 95% (a=0, 05), t= (m- BpcÌ)'——— : YSbc ~S m Kết quả cụ thể như bảng 3: Bang 3: Các tham số đặc trưng: Khố | S6biKT| D5 | # | s | V@ ĐC | 214 | 53 | 1921 139 | 2622 TN | 211 | 64 |101| 102 | 1593

Như vậy điềm trưng bình cộng của HS khối lớp TN (Xét cả quá trình học Cơ học) cao hơn lớp đối chứng: và hệ số biến thiên lại nhỏ hơn nghĩa là độ phân tấn ra khỏi điểm trung bình cộng của khối TN nhỏ hơn điều đó cho thấy chất lượng nắm vững kiến thức của HS khối

TN cao hơn khối ĐC

Mặt khác,theo bảng 3 tầm được t=7,§2 > tạ, =1,96 (với œ =0.05,

k=211 tra bảng phân phối Suuđơn) chứng tỏ kết quá học tập của lớp TN cao hơn khối ĐC là có ý nghĩa với mức ý nghĩa là 0,05

b) Phan tích định tính: HS lớp TN hiểu trị thức cơ bản sâu sắc hơn vì thế nhớ và vận dụng cũng tốt hơn HS các lớp ĐC do ở lớp TN GV khai thác mặt phương pháp của trị thức cơ bản BS các lớp ĐC không thể tự rút ra cho mình những trí thức về phương pháp luận Còn HS khối TN (50%) trả lời tốt các câu hỏi loại này

Quan sát HS trong các giờ TN thấy rằng số uot HS gio tay phát biểu chiếm tỷ lệ 50% của lớp (so với lớp ĐC chị có 20-25% HS), không

khí lớp học sôi nổi do HS được lôi cuốn vào bài giảng với cách đặt vấn

để mang tính thiết thực, cấp bách Việc được đặt vào vị trí của người nghiên cứu đã làm HŠ phấn chấn, khêu sợi tính tò mồ, lòng ham hiểu biết, HS có nhiều cơ hội phát biểu ý kiến Ở giờ học ĐC, phương pháp day chủ yếu là thong bdo, HS it có điêu kiện thảo luận không khí lớp học trầm mặc đù cùng một GV đứng lớp

Trang 24

Như vậy, về phía HS, thực nghiệm cho thấy: Các em sản sàng

tiếp thu trị thức phương pháp luận, thích thú khi được làm nhà nghiên cứu trẻ tuổi tự xây dựng tri thức cho chính mình và HS có thể lĩnh hội

tri thức về PPTN đạt yêu cầu đã nêu

Về phía GV: Đa số GV đều nhất trí rằng dạy PPTN cho HS là tất cần thiết, vì thế vấn đề đặt ra được họ nhiệt tình cộng tác Chúng tôi thảo luận cùng GV đứng lớp mục đích, nhiệm vụ, ý đồ của bài soạn, dién tap cdc tình huống điển hình, chuẩn bị thiết bị và làm thử các thí nghiệm cần thiết; các GV có năng lực trung bình đều đã hoàn thành tốt

giáo án

HẾT LUẬN

Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp nhận thức bộ môn là nhiệm vụ dạy học ở trường phổ thông Phương pháp thực nghiệm là

phương pháp đặc thù của nhận thức Vật lý cần thiết phải đưa vào nội dung của dạy học Vật lý Dé tài của chúng tôi nhằm tìm hiểu khả năng,

mức độ, yêu cầu và biện pháp dạy học phương pháp thực nghiệm cho học sinh lớp 10 khi dạy Cơ học Đề tài đã giải quyết được những nhiệm vu sau:

1 Về mặt lý luận:

- Phân tích vai trò của phương pháp thực nghiệm trong sự phát

triển của Vật lý học

- Phân tích cấu trúc của phương pháp thực nghiệm : bao gồm

các hành động và thao tác tư duy, thao tác thực hành, từ đó thấy được

vai trò của dạy học phương pháp thực nghiệm đối với việc rèn luyện tư

duy cho học sinh, tác dụng thiết thực của dạy học PPTN đối với việc nâng cao hiệu quả đạy học +

Đưa ra được sơ đồ cấu trúc của phương pháp thực nghiệm phù

hợp với năng lực nhận thức của học sinh phé thong trung hoc, duoc xem đó là nội dung của phương pháp thực nghiệm trong trường phổ thông

(so d67 LA)

2 Về mặt nghiên cứu ứng dụng

- Để xuất những yêu cẩu cụ thể dạy học phương pháp thực nghiệm cho từng cấp học và lớp ¡0 PTTH Thông qua thực tiễn (thực nghiệm sư phạm) đánh giá những yêu cầu để ra cho lớp 10 là phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh lớp 10

- Đề xuất thêm một nguyên tắc trong 4 nguyên tắc dạy học

Trang 25

- Đề xuất 4 mức độ dạy học phương pháp thực nghiệm ở trường phổ thông và đã tiến hành thực nghiệm dạy học 4 mức độ này trên các đối tượng học sinh lớp 10 PTTH thuộc ban A (chương trình phân ban) và HS học theo chương trình cải cách

- Đưa ra các biện phấp thực hiện dạy học phương pháp thực nghiệm ấp dụng cho dạy học cơ học lớp 1O và áp dụng những biện pháp này trong thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá khả năng và hiệu quả của các biện pháp

Các biện pháp thực hiện dạy học PPTN bao gồm :

+ Dạy học PPTN thông qua bài học nghiên cứu tài liệu mới, dạy tường minh và không tường minh PPTN cho học sinh Ở biện pháp này, chúng tôi đưa ra quy trình dạy tường minh PPNT (mới chung) và PPTN (nói riêng) Lựa chọn 2 bài học thích hợp để dạy tường minh phương pháp thực nghiệm Đưa ra logic trình bày kiến thức của một bài học nghiên cứu tài liệu mới theo tỉnh thần của PPTN (dạy không tường

minh) với 2 bài học minh hoạ

+ Day hoc PPTN qua bài tập thí nghiệm : Đưa ra phương pháp biền soạn BTTN trén co sé bai tập Vật lý thông thường và phương pháp tiến hành giờ lên lớp sử dụng BTTN với mục đích bồi dưỡng PPTN cho

học sinh Biên soạn, lựa chọn 35 BTTNCH có câu hỏi hướng dẫn kèm

theo vân dụng có hiệu quả dạy PPTN Thiết kế và thực hiện 2 giáo ấn bài tập Vật lý có sử dụng BTTNCH

+ Dạy học PPTN thông qua thí nghiệm thực hành Chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng trang thiết bị dạy học Vật lý ở một số trường phổ thông thuộc tỉnh Nghệ An và đưa ra được bức tranh khá đầy đủ vẻ thực trạng này Từ đó đưa ra để án đưa thí nghiệm thực hành vào thực tiễn dạy học ở trường phổ thông

Đã biên soạn mức độ nâng cao cho 5 bài TNTHCH phù hợp với dối tượng học sinh khá

Trang 26

nguyên tắc dạy học PPNT bộ môn, những biện pháp thực hiện và yêu

cầu dạy nọc PPTN cho cấp học đã đề xuất ( trong giới hạn của luận án: Phần Cơ học lớp 10 PTTH) có thể sử dụng cho các giáo trình khác của Vật lý phổ thông Chương trình bồi dưỡng PPNT bộ môn Vật lý cần được triển khai nghiền cứu bồi dưỡng cho học sinh những phương pháp khác của nhân thức Vật lý : phương pháp mơ hình hố, phương pháp suy điến lý thuyết mà luận án chưa có điều kiện để cập

Tóm lại : Thực hiện các biện phấp đã nêu là trực tiếp va gián tiếp dạy cho học sinh PPTN góp phần nâng cao chất lượng nắm vững

kiến thức, rèn luyện các thao tác tư duy Vật lý, bối dưỡng lòng yêu

thích môn học, óc tò mò ham hiểu biết của học sinh; đáp ứng yêu cầu giáo đục toàn điện, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá,

Trang 27

CÁC BÀI BẢO ĐÃ ĐĂNG LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1 Phạm Thị Phú Bởi dưỡng phương pháp nhân thức Với! lệ chó

học sinh thong qua các bài tập thực nghiệm (kv veu Hội neh:

Toan quéc vé “day hoc Vat 16" Ha Noi 10-1996 (trang 91-94)

2 Pham Thi Phi Mor hinth thite én tap nhằm bắi đường nàng lực khái quái hoá và hệ thơng hố kiến thức cho HS trong dạy học Var LY (Tap chi Trung hoc pho thong - Khow hoc tự nhiên sẽ 1E (11-

1997) trang 27-31)

3 Pham Thi Phu Béi dưỡng phương pháp nhận thức bộ món Với lý cho học sinh (Tạp chí nghiên cứu Giáo dục 9-1997 trang 19-201

4 Pham Thị Phú Chái lượng học phần động học (Thông báo khoa

học Đại học sư phạm Vinh s6 13-1996) (trang 49-53)

3 Phạm Thị Phú Bồi đưỡng phương pháp thực nghiệm Vat Iv cho học sinh lớp 10 (Tạp chí nghiên cứu Giáo đục 4-1998 trang 23.26

6 Phạm Thị Phú Khái niệm hệ qui chiếu trong Vé: lý lop 10 bar

4 (Thông báo khoa học - Đại học sư phạm Vĩnh số 13 - 199 trang

54-60)

7 Phạm Thị Phú Một sớ điểm mới trong dạy học váit lý PTCS CHLB Nga qua bộ giáo trình "Wat IN va thién van" 7.89 xudl be 1993- 1996 và khả năng vận dụng ở Việt Nam (Bao cdo tai Hoi ne:

khoa học các trường sư pham toan quéc - DHSP Vinh 12/1998)

Ngày đăng: 29/04/2016, 01:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w