1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp góp phần củng cố và nâng cao vai trò các trung gian tài chính trong chiến lược tăng trưởng kinh tế vùng đông nam bộ

27 255 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 909,86 KB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO ĐỤC VÀ ĐÀO TẠO

NG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC ĐÂN HÀ NỘI

ERERESHKKLERPR FET RK

Bùi Xuân Chỉnh

GIẢI PHÁP GÓP PHẦN CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO VAI TRÒ

Trang 2

CONG TRINH BUGC HOAN THANH TAI TRUGNG DAI HOC KINH TE QUOC DAN HA NOI

Người hướng dẫn khoa học:

1.PGS, PTS Đô Văn Thành 2 PTS Trần Thị Hà

Phản biện 1: GS, PTS Luong Trong Yém Phan bién 2: PGS PTS Nguyén Cong Nghiép Phan bién 3: GS.PTS Hồ Xuân Phuong

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cap Nha nước,

Vào hồi giờ ngày tháng năm 1999

Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Quốc gia, Thư viện Trường

Đại học Kinh tế Quốc dân, Thư viện Học viện Ngân hàng

Trang 3

LOI MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Một trong những giải pháp cơ bản thực hiện đường lối đổi mới kinh

tế của nước ta là đổi mới cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, vùng và

thành phẩn kinh tế Với lợi thế so sánh, vùng kinh tế Dong Nam bo (DNB)

đã và đang trở thành trung tâm phát triển kinh tế hàng đầu và được cơi như là vùng động lực cất cánh nền kinh tế nước ta theo hướng rồng bay

Do vậy, tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của vùng có ý nghĩa rất quan trọng vì mỗi sự tăng trưởng kinh tế của ĐNB đều

ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng kinh tế chưng của cả nước, đặc biệt là các giải phấp thuộc lĩnh vực tài chính, nhất là trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trong quá trình phát triển, còn nhiều khó khăn về vốn

Một trong những hướng xử lý vấn đẻ này là khai thác triệt để vai

trò các trung gian tài chính (TGTC) trên địa bàn Tuy nhiên, thực tiễn

hoạt động của chúng trong những năm gần đây cũng đã và đang bộc lộ

những bất cập trước yêu cầu ổn định và phát triển kinh tế, do vậy tác gia chon dé tài “ Giải pháp góp phần củng cố và nâng cao vai trò các TGTC trong chiến lược tăng trưởng kinh tế vùng ĐNB”

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu phương thức thu hút, chuyển dịch vốn từ riết kiệm sang đầu tư thông qua sự TGTC để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế

~ Tổng kết quá trình thu hút và chuyển dịch các nguồn vốn sang lĩnh

vực đầu tư, cho vay của các TGTC trong quá trình phát triển kinh tế vùng

DNB

- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm củng cố và nâng cao vai

trò của các TGTC trong việc khai thác và sử dụng vốn một cách hiệu quả,

góp phần đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kính tế trong Chiến lược phát triển

ving DNB

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đổi tượng nghiên cứu là vai trò các TGTC trong nên kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

Trang 4

các ngân hàng thương mại (NHTM), công ty tài chính và các công ty

bảo hiểm - các tổ chức hoạt động vì mục tiêu kiếm lợi trong quá trình

thực hiện chức năng khai thác và sử dụng vốn đấp ứng yêu cầu tăng

trưởng kinh tế Luận án lấy địa bàn ĐNB để nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch

sử; phương phát thống kê và so sánh; và trên cơ sở kế thừa các công

trình nghiên cứu khoa học trước đó

Š Những đóng góp của Luận án

Thứ nhất, khái quát hoá về mặt lý luận các vấn để cơ sở hình

thành các TGTC; hoạt động cơ bản của mỗi loại hình va rút ra mội số

nguyên tắc hoạt động chung của chúng

Thứ hai hệ thống hoá mối quan hệ giữa vốn và tăng trưởng kinh

tế; vai trồ của các TGTC trong nền kinh tế thị trường nói chung và trong điều kiện nước ta nói riêng, đặc biệt là việc khai thác và sử dụng các

nguồn vốn sắn có để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế

Thứ ba, nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào nước ta từ việc thiết lập và quản lý các TGTC ở mội số nước thuộc

NIEs va ASEAN

Thứ tư, đánh giá thực trạng hoạt động các TGTC trên địa bàn DNB trong viéc thực hiện vai trò trên trong quá trình phát triển kinh tế

Thứ năm, xây dựng hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm củng

Cố và nâng cao vai trò của các TGTC trên địa bàn để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong chiến lược phát triển vùng ĐNB

6 Nội dung và kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận , Luận án được chia làm 3 chương:

Chương 1: Vai trò các TGTC trong chiến lược tăng trưởng kinh tế

Chương 2: Thực trạng hoạt động các TGTC trên địa bàn ĐNB

Trang 5

Chương 1

VAI TRO CÁC TGTC TRONG CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.1 - Các TGTC trong nên kinh tế thị trường 1.1.1 Cơ sở hình thành các TGTC

Trên cơ sở phân tích các quan niệm về TGTC, Luận án đã làm rõ khái niệm về loại hình tổ chức này, đồng thời phân biệt với các hoạt động

trung gian khác ở đây, các TGTC là người thực hiện trao đổi hai lần "khế

ước” nợ giữa người có vốn và người cần vốn mới kiếm được lợi

Từ việc nghiên cứu lịch sử hình thành các TGTC, Luận án đã khẳng

định sự hình thành TGTC trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước dựa trên 2 cơ sở: Thứ nhất, phải xuất phất từ yêu cầu của nền sản xuất Thứ hai, hoạt động theo mô hình tổ chức được định sẵn và chịu sự quản lý giám sát chặt chẽ bởi các qui định của Nhà nước

1.1.2 Hoại động cơ bản của các TGTC

Luận án đã giới thiệu và mô tả nội dung hoạt động cơ bản của

mỗi loại hình TGTC, phân biệt giữa chúng với nhau Nếu như nét nổi bật

của các NHTM là nhận tiền gửi không kỳ hạn, làm dịch vụ thanh toán và cho vay ngắn hạn là chủ yếu, và trên cơ sở các hoạt động này, chúng có thể tác động mở rộng hay thu hẹp lượng tiền cung ứng, thì ngược lại, các công ty tài chính và công ty bảo hiểm không thực hiện các nghiệp vụ này và hoạt động đầu tư, cho vay của chúng chủ yếu là trung đài hạn Vì

thế, khả năng tham gia quá trình tạo tiên của các tổ chức tài chính phi ngân hàng này rất hạn chế và họ cũng không phải lo lắng nhiều khi có đồng tiền rút ra

Từ việc nghiên cứu cơ chế hoạt động của các TGTC và tính chất đặc thù của lĩnh vực tiền tệ, Luận án rút ra một số nguyên tắc hoạt động đối với loại hình đoanh nghiệp này: 7 hứ nhất, các dịch vụ tài chính được cung cấp trước hết phải bảo đảm lợi ích cho khách hàng và trong đó có lợi ích của mình 7hứ hai, phải thực hiện các biện pháp đâm bảo an toàn

trong hoạt động kinh doanh, chẳng hạn: cần duy trì mức vốn nhất định

nhằm tương hợp ý muốn với người tiết kiệm, có khả năng chống đỡ những biến động của thị trường; lựa chọn khách hàng, hạn chế tín dụng (hạn chế đền bù đối với hoạt động bảo hiểm), giám sát thực hiện; đa

Trang 6

dạng hoá tài sản để phân tán rủi ro; sử dụng thị trường tiết kiệm ky han hoặc thị trường lựa chọn các công cụ vav nợ và phương pháp đổi chéo lãi

suất để hạn chế rủi ro lãi suất, tỷ giá

1.2 - Vai trò của các TGTC trong chiến lược tăng trưởng kinh tế

1.2.1 Quan hệ giữa vốn đâu tư và tăng trưởng kinh tế

Khi dé cập tới các vấn đề tăng trưởng và phát triển kinh tế, Luận án

đã làm rõ hai khái niệm này; phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng,

phát triển, đặc biệt là yếu tố vốn đầu tư Trên cơ sở lý thuyết giá trị dựa vào

vốn (mô hình tăng trưởng của Harrod- Domar), Luận án đã làm sáng tỏ mối

quan hệ này Vốn là tiền để cho sự tảng trưởng kinh tế và khi tăng trưởng

Kỉnh tế cao sẽ tạo cơ sở tăng nguồn vốn đầu tư Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào qui mô và hiệu quả vốn đầu tư

Đề thấy được các nguồn vốn và luồng vận động của chúng trong nền kinh tế, Luận án đã khái quát các tụ điểm vốn, làm rõ các kênh thu

hút và chuyển dịch vốn sang đầu tư, cho vay dưới hình thức trực tiếp,

thong qua thị trường lài chính và đán tiếp qua các TGTC; phân tích rõ những trở ngại trong quan hệ chuyển dịch này ở đây, Luận án khẳng định chỉ những doanh nghiệp lớn, có đủ uy tín và sẵn sàng cung cấp thêm thông tin về hoạt động của mình thì mới vay mượn dễ đàng hơn

1.2.2 Vai trò của các TGTC trong chiến lược tăng trưởng kinh tế

Nếu như, các nghiệp vụ hoạt động kính doanh tiền tệ nảy sinh từ

yêu cầu của nên sản xuất hàng hoá thì khi hình thành và hoạt động có hiệu quả, chúng có vai trò tác động tích cực trở lại nên kinh tế: cung cấp

các phương tiện thanh toán cho nên kinh tế, tiết kiệm chỉ phí lưu thông, tạo điều kiện sản xuất phát triển; thu hút và chuyển dich các nguồn vốn dé dau tư, cho vay phát triển kinh tế; thúc đẩy thị trường tiền tệ phái triển, hỗ trợ sự hình thành, phát triển thị trường vốn; và là công cụ để Nhà nước tác động thực hiện phất triển cân đối vĩ mô

Luan án đã phân tích các khía cạnh làm nổi bật khả năng mang tính

đặc thù về chuyên môn của các TGTC như: lựa chọn người vay hoặc chứng

khoán tốt, chia sẻ rủi ro; giảm thiểu chỉ phí giao địch do tiết kiệm theo qui

rnô; và việc quyết định cho vay mang tính riêng rẽ nên họ có thể hưởng trọn

ven lợi ích do chỉ phí thu thập thông tin đem lại Trên cơ sở đó khẳng định

Trang 7

vai trò của các TGTC trong chiến lược tăng trưởng kinh tế là:

Thứ nhất tập trung, thu hút các nguồn vốn sắn có trong nền kinh tế

(kể cả tiền tạm thời nhàn rỗi) để tạo lập nguồn vốn đầu tư

Thứ hai, mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư, cho vay, giảm thiểu

chị phí giao dich và phân tấn rủi ro

Thực hiện vai trò này, giữa các TGTC vừa cạnh tranh vừa hỗ trợ, bổ

sung cho nhau mà sự khác biệt của mỗi loại hình là ưu thế riêng.Trong điều

kiện thị trường chứng khoán chưa được thiết lập hoặc hoạt động chưa hiệu

quế thì vai trò này càng quan trọng hơn vì khi đó hầu hết mọi nguồn tài trợ từ bên ngoài cho các doanh nghiệp đều thông qua các TGTC

1.3- Kinh nghiệm về việc thiết lập nà quản lý hệ thống TƠTC ở một số nước NIEs và ASEAN trong chiến lược tăng trưởng kinh tế

Luan án đã nghiên cứu các vấn dé vé việc thiết lập hệ thống

TƠTC; sử đụng công cụ lãi suất để tác động thu hút vốn và đầu tư; kinh

nghiệm về quản lý và điều hành hoạt động các TGTC từ cuộc khủng hoảng tài chính của chính những nước này Những bài học kinh nghiệm

có khả năng vận dụng vào nước ta được rút ra là:

Một là, quá trình đa dạng hoá các TGTC và hoà nhập với thị trường, tài chính thế giới, cần tạo điển kiện cho các TGTC trong nước phát triển và có bước quá độ trong việc phân biệt đối sử với TGTC của nước ngoài

Nai là, vai trò Nhà nước trong việc thiết lập các tổ chức tài chính

của mình để hỗ trợ những ngành, lĩnh vực kinh tế mà các TGTC chưa có điều kiện với tới, bị bổ rơi hoặc để thúc đẩy phát triển lĩnh vực kinh tế

then chốt; củng cố sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước (ÔNNN), tăng

cường quản lý kinh tế ngoài quốc doanh và tích cực ngăn chặn tệ tham

nhũng, buôn lậu, thực hành tiết kiệm để tạo môi trường kinh tế thuận lợi

cho các TGTC khai thác nguồn vốn, phát huy nội lực sẵn có

Ba là, lành mạnh hoá hệ thống TOTC, đặc biệt là các tổ chức tín

dụng (TCTD) thông qua việc phân tích xử lý dứt điểm những tồn tai để tang

SỨC cạnh tranh, nang cao chất lượng tín đụng và công tác thanh tra, kiểm soát

hoạt động ngân hàng, bảo hiểm

Đối: là, tính toán và có bước đi thận trọng trong quá trình tự do

hoá đầu tư vào lĩnh vực tài chính tiên tệ, tỷ giá, lãi suất quan hệ giữa vốn

Trang 8

vay ngắn hạn và vốn vay trung dài hạn khi gọi vốn nước ngoài, đặc biệt khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động

Năm là, nâng cao năng lực quản lý kinh tế vĩ mô, đảm bảo tính

đồng bộ các cơ chế, chính sách để nền kinh tế phát triển lành mạnh

Tóm lại, trong chương này, Luận án đã hệ thống hoá về mặt lý luận

các TGTC, làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vốn đầu tr Trên cơ sở đó phân tích vai trò của TGTC trong việc khai thác, sử dụng vốn phục vụ tàng trưởng kinh tế Đồng thời nghiên cứu những thành công cũng như thất bại từ việc thiết lập và quản lý hoạt động các TGTC ở một số nước NIEs

và ASEAN để rút ra các bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào nước ta Chương 2

THUC TRANG HOẠT ĐỘNG CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH

TREN DIA BAN DNB

2.1- Céc TGTC trén dia ban Dong Nam bé

2.1.1 Quá trình hình thành và phái triển hệ thống TGTC nước ta Luận án đã nghiên cứu quá trình này và coi nó như là mội yếu tố

tác động đến cấu trúc hệ thống và hoạt động TGTC trên địa bàn Trước

thời kỳ đổi mới, nước ta chưa có hệ thống TGTC hoạt động theo cơ chế

thị trường nên vai trò của chúng còn rất hạn chế Từ khi thực hiện Pháp

lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính; thực hiện

Nghị định 100/CP về đổi mới hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các TGTC

được hình thành đa dạng hơn về loại hình tổ chức cũng như nghiệp vụ kinh doanh, từ đó từng bước thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế

2.1.2 Các TGTC trên địa bàn ĐNE

Với nét đặc thù về sự phát triển kinh tế, hệ thống TGTC trên địa bàn

ĐNB dược thiết lập phong phú đa dạng, là vùng có đây đủ các loại hình

TGTC hiện có ở nước ta Đến cuối năm 1997 có 31 Chi nhánh NHTMQD

tỉnh và thành phố với 72 chi nhánh quận huyện; 30 ngân hàng cổ phần

{NHCP) với 5I chỉ nhánh, 3 ngân hàng liên doanh (NHLD) và 1 chỉ nhánh phụ 13 Chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNN) với 7 chỉ nhánh phụ, 96 qui tín dung (QTD) co sé va 2 QTD khu vực 9 Chi nhánh của Bảo Việt

Công ty Bảo hiểm Bảo Minh và Công ty Bảo hiểm cổ phần Bảo Long và các

Trang 9

chỉ nhánh của các công ty bảo hiểm: chuyên ngành Dầu khí (PVIC), tái bảo hiểm Quốc gia (Vina Re) và Nhân thọ miền Nam Đến cuối năm 1998 có 7

công ty tài chính, gồm: 2 công ty cổ phần Sài gòn (SFC) và Seaprodex

(Seafic); 3 công ty cho thuê tài chính; 2 công ty trong Tổng công ty Cao su và Dệt may Sự đa đạng đó là yếu tố thuận lợi để khai thác và chuyển dịch

vốn từ tiết kiệm sang đầu tư, cho vay Tuy nhiên, do lịch sử hình thành, quá

trình chuyển đổi cơ chế kinh tế và điều kiện kinh tế của vùng, hệ thống

TGTC trên địa bàn phát triển không đều, tập trung chủ yếu tại vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam, trong đó TP Hồ Chí Minh chiếm 76% NHCP, 100% NHLD, 92,3% Chi nhánh NHNN và 100% công ty tài chính Các TƠTC thuộc sở hữu Nhà nước là chủ yếu, trong đó các chỉ nhánh của chúng có

những điểm khác biệt so với các TGTC hoạt động độc lập

2.2- Thực trạng hoạt động của các TGƠTC trong quá trình phát

triển kinh tế vàng ĐNB

2.2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội vùng ĐNB

Nghiên cứu vấn dé này, Luận án đã làm nổi bật những nét đặc thù

cha ving PNB, né vita tác động thuận lợi cho các địch vụ tài chính, tiền tệ hình thành và phát triển, vừa tạo ra những thách thức về vốn cũng như những nguy cơ rủi ro đối với các TGTC Đây là vùng có những lợi thế so sánh về vị

trí địa lý, về tài nguyên đầu khí, nguồn nước và thuỷ điện, đất công nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng Chính những nhân tố đó đã giúp ĐNB trong quá

trình phát triển luôn dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình

Trang 10

Tuy nhiên, ĐNB cũng có những khó khăn như: tỉnh trạng các DNNN thiếu vốn, côns nghệ lạc hậu, trình độ kinh nghiệm quản trị còn

yếu; ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính các nước trong khu vực, hạn chế đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thị trường xuất nhập khẩu; và tăng trưởng kinh tế có những biểu hiện chững lại, giảm dân

(1997 là 12,4% năm và năm 1998 khoảng 9,2%) Bên cạnh đó nảy sinh

nhiều vấn đề kinh tế không lành mạnh như vụ án Nước hoa Thanh

hương, Tammexco, Epco-Minh phụng

2.2.2 Hoạt động của các TƠTC

2.2.2.1 Ngân hàng thương mại

* Những kết quả đạt được: Thứ nhất, đã huy động được một

khối lượng vốn đáng kể và ngày càng tăng, góp phần tháo gỡ khó khăn

vốn dé đầu tư, cho vay thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế

Biểu 2 Tăng trưởng nguồn vốn lnú@ động của các Ngân hàng

1994 1995 1996 1997 1998

ấn lu động ( đồng) | 11.929 ] 24.715 25.523 35.665 40.106

Ty 1é% so năm truéc - 207,18 103.26 139,73 112,45

Tỷ lộ % M2IGDP 37 313 | 378 -

Nguồn: Báo cáo của các Chỉ nhánh: ngân hàng Nhà nước ở Vùng ĐNB

Thứ hai, khối lượng vốn cung ứng cho nên kinh tế ngày càng tăng và với cơ cấu đầu tư, cho vay hợp lý bon, theo hướng nâng dẫn tỷ trọng cho vay trung và đài hạn và mở rộng ra thành phần kinh tế ngoài

quốc đoanh, thể hiện:

Biểu 3 Tăng trưởng và cơ cấu dt nợ của các ngân hàng 1994 1995 1996 1997 1998 Tổng dư nợ (tý đêng) | 12770 | 18.993 | 28644 | 34343 | 40.100 1- Tỷ lệ tăng so năm trước - | 148,73 | 150,00 | 121,64 | 11508 2- Tỷ lệ dự nợ T, dài hạn 19,85 | 17447 1750 | 23,12 33,66 3 Tỷ lệ d nợ kinh tế NỌD |_ 4683] 55A] 6577] 68241 | 6882

Nguồn: Báo cáo của các Chỉ nhánh ngân hàng Nhà nước ở vàng ĐNB

Ngoài ra, các hình thức bảo lãnh nhập hàng trả chậm cũng được mở

ra cùng với các hình thức đầu tư khác Năm 1994 số dư bảo lãnh mở LC mua

hàng trả chậm trên 200 triệu USD đến 1997 đạt trên 562 triệu USD

Trang 11

chưa tương xứng với tiểm năng và có biểu hiện chững lại Mặc dù có những

thuận lợi như tăng trưởng kinh tế vùng vẫn ở tốc độ cao, tỷ lệ tích luỹ có xu hướng tăng (1994: 16,5%;1997:18,3% GDP), ít chịu tác động sự cạnh tranh

giành lượng tiết kiệm qua kênh khấc như trái phiếu doanh nghiệp, song ty lệ

vốn huy động/GDP còn thấp So với các nước trong khu vực, chẳng hạn năm

1996, M2/GDP của Thái lan là 79,5%, Indonexia là 54,3% nhưng nước ta

chỉ đạt 25%

Thứ hai, cơ cấu nguồn vốn và cho vay còn chưa hợp lý, chủ yếu là cho vay ngắn hạn, thiếu vốn cho vay trung và dal han Thi ba, hiệu quả hoạt

động đầu tư, cho vay còn thấp, biểu hiện: (¡) Nợ quá hạn/tổng dư nợ tăng từ

dưới 2% năm 1994 lên 17,4% năm 1998, so với cả nước thì đây là vùng cao nhất Nhiều NHCP nợ quá hạn đã vượt xa vốn tự có và điều nghiêm trọng

hơn là trong tổng số nợ quá hạn này có tới 47,8% là nợ khó đòi (¡/)Về bảo

lãnh mở LC nhập hàng trả chậm vượt qúa tỷ lệ cho phép, nhiền món doanh

nghiệp không trả được ngân hàng phải gánh chịu (ii) Viéc tìm chọn đối tác

tham gia về hừn vốn mua cổ phần chưa tốt, chưa đảm bảo về mặt hồ sơ pháp

lý hoặc tham gia với tỷ lệ vượt quá qui định

Nguyên nhân tên tại trên là: Một là, môi trường kinh tế cồn

nhiều yếu tố chưa thuận lợi như: tình trạng đoanh nghiệp thiếu vốn tự có lớn, kinh doanh kém hiệu quả, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài

chính , hoặc về phía bản thân các TGTC cũng có khó khăn do cơ chế cũ

để lại về cơ cấu tổ chức, nợ tồn đọng Hai là, quản lý Nhà nước cồn những biểu hiện chưa đáp ứng được yêu cầu, như: cơ chế, chính sách

chưa đồng bộ; chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra chưa cao, nhiều

khi cấp uỷ, chính quyền còn can thiệp quá sâu vào hoại động của các TGTC Ba là, quá trình hoạt động các NHTM còn nhiều bất cập về: qui

mô hoạt động nhỏ; các hình thức huy động vốn còn đơn điệu, thiếu tính

lỏng và lãi suất nhiều khi chưa hấp đẫn; chưa thực sự lấy hiệu quả của dự án làm tính chác chắn để hạn chế rủi ro mà chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp trong khi việc xử lý tài sản này không dễ dàng; trình độ nhiều cán

bộ còn yếu kém và nhiều trường hợp cố tình vi phạm pháp luật để tư túi

Trang 12

2.2.2.2 Cong ty tai chinh

* Những kết quả đại được: bước đầu các công ty tài chính (Sài gòn và Seaprodex) đã huy động được khối lượng vốn nhất định, tăng

bình quân 33,4%/năm để đầu tư, cho vay, tăng 24%/năm, thể hiện:

Biểu 4 Huy động vốn và đầu tư cho vay của 2 công ty tài chính, 1995 1996 1997 1998 1- Vốn điều lệ (tỷ đồng) 20,01 20.07 26.80 31⁄4 2- V hy động(tý đồng) 100.00 157.65 160.0 225,60 Tđó bằng kỳ phiếu(%) - 100.00 | 93/70 81,82 3- Đầu tr, cho vay ˆ 15228] 17744 233,28 T.đó cho vay ngắn hạn (%) - 88,91 70,50 76.15

Nguồn: Báo cáo của các Chỉ nhánh ngân hàng Nhà nước ở Vùng ĐNB Nhìn chung, quá trình hoạt động, các công ty tài chính đã hướng

ra thị trường để khai thác vốn với các hình thức huy động kỳ phiếu bằng

nội tệ, ngoại tệ, vàng và sử dụng công cụ lãi suất ngày mội linh hoạt

hơn, tuy nhiên hoạt động của chúng còn những tồn tại

* Những tôn tại: Thứ nhất, quì mô hoạt động còn bé, chưa đảm bảo mức qui định (Seafc mới dat 20% va SFC đạt 82,84%) Thứ hai, khối lượng vốn huy động, đầu tư, cho vay chưa nhiều và chủ yếu là nợ ngắn hạn: vốn huy động chỉ đạt 4-5 lần so vốn tự có; đư nợ cho vay chỉ

chiếm 0,5% tổng dư nợ trên địa bàn, trong đó 81,52% là nợ ngắn hạn Thứ ba, nợ quá hạn còn cao trong khi qui bù đấp rủi ro chưa có, biển hiện: nợ quá hạn/vốn tự có năm 1996 là 53,5%, 1997: 50,6%, 1998:

16,3% và so với tổng dư nợ là: 11,2%, 15,7% và 5,7%

Nguyên nhân: ngoài sự tác động từ môi trường đầu tư nêu ở phần trên, những tồn tại này cũng còn do các nguyên nhân: Một là, mô hình mới

mé, chua tao lập được uy tín trên thị trường nên việc huy động vốn bị hạn hạn chế và kém ưu thế so với các NHTM khi họ cùng huy động vốn ngắn

hạn và mặt bằng lãi suất.Việc quy định công ty tài chính không được nhận tiền gửi có kỳ hạn mà chỉ được phát hành tín phiếu khi đã có dự án đầu tr

đã hạn chế khả năng huy động và cho vay của họ Hai là, tính chất đặc thù

của loại hình này là huy động vốn trung đài hạn nhưng các điểu kiện cần

Trang 13

thiết cho nó chưa chín mùi, như thiếu sự ốn định tiền tệ, thị trường vốn mới

Sơ khai hình thành, trong đó thị trường thứ cấp chưa có, mất đi tính tính hấp dẫn - "tính lỏng” của những công cụ huy động vốn Ba là, hoạt động các

công ty có nhiều khác biệt so với các NHTM, nhưng lại chịu tác động bởi

cùng các công cụ quản lý giấm sát, tác động, đặc biệt là việc áp dụng cùng

tỷ lệ dự trữ bắt buộc, càng làm cho các công ty tài chính hoạt động khó khăn

hơn Bốn là, phạm vị hoạt động không chỉ bị bó hẹp bởi nội dung mà khả

năng vươn ra ngoài địa bàn cũng khó thực hiện Sự đơn điệu về nghiệp vụ

cho vay khiến cho việc giảm chi phí hoạt động theo qui mô khó thực hiện

Năm là, bản thân các chủ sở hữu của các công ty tài chính này (là các DNNN) cũng còn nhiều khó khăn về vốn, và bản thân công ty hoạt động hiệu quả chưa cao (tý lệ lãi/vốn tự có năm 1997, chỉ đạt ở mức 5,6%/năm và

năm 1997 dat 10,1%/nam) nén chưa hấp dẫn họ bỏ thêm vốn đầu tư hoặc

việc thu hút từ bên ngoài cũng khó khăn Sáu là, trình độ cán bộ trong điều

hành cũng còn yếu kém

2.2.2.3 Công ty bảo hiểm

* Những kết quả dạt được: Thứ nhất, thu hút-được lượng vốn đáng

kể, tăng dan kha nang tích luỹ cho nền kinh tế, thể hiện qua biểu sau:

Biểu Š Tăng trưởng và cơ cấu nguồn thu phí bảo hiểm 1995 1996 1997 1998 ]- Tỷ lệ lăng của cả nước(%) 100.00 122,70 | 112,00 | 129,30 2- Đông Nam bộ (tỷ đồng)* 429,46 585,99 | 577,12 | 705.28 T dé bdo hiểm Nhân tho 0 0 9,97 33.63 3- Tỷ lệ tăng trưởng của ĐNB 100,00 129,46 | 10380 | 122,20

Nguén-[4],[26].*Chi bao gém 2 cong ty Bảo hiểm và Chỉ nhánh Bảo Việt Thứ hai, từng bước mở rộng qui mô và hình thức đầu tư góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Năm 1994 vốn đầu tư gần 338,3 tý (gồm Bảo Việt và Bảo Minh) thì năm 1997 đạt gần 900 tỷ đồng, nguồn

lãi thu về tăng từ 27,9 tỷ năm 1995 lên 81,2 tỷ năm 1998

* Những tồn tại: Thứ nhất, khả năng thu hút các hợp đồng bảo

hiểm còn thấp so với tiểm năng thực tế, biểu hiện: (/) Tổng doanh thu

phí cả hệ thống năm 1996 sọ với GDP chỉ đạt 0,48%, 1997 đạt khoảng

0,45% trong khi ở cấc nước phát triển và đang phát triển trong chỉ số này

Trang 14

khá cao: Nhật Bản năm 1993 là 13,2%, Singapore năm 1994 là 5,4%,

Malaxia là 3,7% (¡¡) Tốc độ tăng thu phí bảo hiểm có chiều hướng giảm đần, mặc dù kinh tế ĐNB tiếp tục ổn định và tăng trưởng cao Thứ hai,

hoạt động đầu tư, cho vay chưa tương xứng nguồn vốn hiện có, mới chủ yếu nắm giữ tín phiếu kho bạc và tiền gửi có kỳ hạn Bình quân toàn thị trường 3 năm gần đây vốn đầu tư tín phiếu kho bạc là 18,4%, gửi có kỳ

hạn là 46,3%

Nguyên nhân: Một là, do thu nhập của nhiều cá nhân và các doanh nghiệp còn thấp trong khi khi tập quán tham gia bảo hiểm mới đang từng bước hình thành; nên kinh tế còn tiềm ẩn mức lạm phát cao, càng tác động

mạnh đến tâm lý sợ mất giá đồng tiền, nhất là nghiệp vụ bảo hiểm trung đài

hạn như bảo hiểm nhân thọ Hai là, tác động khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến các nghiệp vụ bảo hiểm có liên quan hoạt động đầu tư nước

ngoài, xuất nhập khẩu Một số nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến thiên tai

mà khả năng chế ngự của con người còn thấp, thiếu cơ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh như bảo hiểm cây lúa, tỷ lệ đên bù lên tới 120% phí thu

được Ba là, thị trường vốn phát triển còn sơ khai, chưa tác động tích cực đến

hoạt động đầu tư, Bốn là, quản lý Nhà nước về hoạt động này cũng còn nhiều

yếu tố bất cập: chưa hình thành đủ các văn bản pháp lý về hợp đồng bảo

hiểm, chuyển giao hợp đồng giữa các công ty bảo hiểm, các trường hợp về

thay đối cơ cấu sở hữu trong đoanh nghiệp, thành lập công ty con, thanh lý

và phá sản số lượng công ty bảo hiểm còn ít và thiếu vắng các công ty bảo

hiểm nước ngoài nên động lực cạnh tranh chưa cao Nhiều nơi chính quyền

hoặc các Tổng công ty cồn can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính, buộc đối tượng quản lý của mình phải mua bảo hiểm tại 1 doanh nghiệp Năm 1a, do

các yếu tố chủ quan trong quá trình hoạt động: (¡) Các loại hình bảo hiểm

còn đơn điệu, qui mô và phạm vi bảo hiểm còn hẹp, biểu hiện: bảo hiểm tàu thuyên chỉ khoảng 20% số tàu hiện có, qua cơn bão số 5 cho thấy trong số gần 7.600 tỷ đồng thiệt hại nhưng mức đền bù chỉ chiếm 0,6%; số doanh nghiệp tham gia bảo hiểm chủ yếu là các DNNN, bảo hiểm hành khách khoảng 60%; bảo hiểm tiên gửi mới thực hiện thí điểm ở các QTD; bảo hiểm

nhân thọ cũng mới được triển khai gần đây qui mô chưa lớn, đồng thời hình thức cũng còn đơn điệu, mức phí còn cao so với thu, chỉ của người lao

Trang 15

dong (ii) Trình độ cán bộ nhiều nơi, nhiều khâu còn hạn chế như việc quản lý các đại lý, hoặc đánh giá không đúng khách hàng dẫn đến chất lượng hợp đồng chưa cao, giảm khả năng tích luy Nhiều đại lý hoạt động chạy theo số

lượng để hưởng hoa hồng dẫn đến phải hủy bỏ hợp đồng, chẳng hạn bảo hiểm

nhân thọ, năm 1998 hủy bỏ 4,62% tổng số hợp đồng đang còn hiệu luv (iii) Tam lý sợ rủi ro cùng với việc qui định nội bộ tập trung hết các nguồn vốn được phép

sử dụng để đầu tư về Tổng công ty nên các chi nhánh trên địa bàn không có điều

kiện cho vay hoặc các công ty chưa tích cực thực hiện các nghiệp vụ này (07) Tiểm lực tài chính của các công ty bảo hiểm còn hạn chế nhiều khi không cho

phép họ thực hiện các hợp đồng bảo hiểm lớn mà phải chấp nhận nhượng tái bảo

hiểm

2.2.3 Tác động hoạt động của các TGTC đến sự tăng trưởng, phát triển kinh tế vàng ĐNB

Từ việc phân tích kết quả trên, Luận án khẳng định vai trò tác động tích cực của các TGTC: đến sự tăng trưởng, phát triển kinh tế, biểu hiện: (¿)

Góp phan nâng dần tỷ lệ tích luỹ trong nước thông qua việc cung cấp các hình thức huy động vốn đa dạng cùng với sự mở rộng mạng lưới giao dịch (7/) Giúp cho quá trình lưu thơng hàng hố được thuận lợi hơn, từ đó tác động tích cực trở lại khâu sản xuất thông qua việc ứng dụng các công nghệ tin học điện tử vào dich vụ thanh toán để huy động vốn (//) Giảm bớt gánh nặng cho ngân sách và sự lệ thuộc vào nước ngoài trong việc đáp ứng

vốn đầu tư và góp phần duy trì, phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm

thông qua việc mở rộng cho vay với lãi suất ngày càng phù hợp Năm 1995

đoanh số cho vay trung đài hạn là 2.749 tỷ (kể cả cho vay đầu tư xây dựng theo kế hoạch của Nhà nước), chiếm 39,8 % tổng vốn đầu tư xây dựng cơ

bản do địa phương quản lý; năm 1996 là 8.638 tỷ, chiếm 88,34%; năm 1997: 10.282 tỷ và năm 1998 cho vay 12.354,8 ty déng.fiiii) Thúc đẩy các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNN chuyển mạnh sang hạch tốn kinh doanh thơng qua việc ưu đãi các dự án, khách hàng làm ăn có hiệu quả Đồng thời

là công cụ đắc lực để Nhà nước thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô như

cho vay khai thác hải sản xa bờ, cho vay ưu đãi hộ nghèo, thu mua lương

1996 đến bù 248 tý, năm 1997 là 317 tỷ đồng), góp phần khắc phục hậu quả

Trang 16

rủi ro về mặt tài chính, từng bước ổn định sản xuất và đời sống đân cư và giảm bớt gánh nặng Ngân sách

Nhìn một cách tổng quát cho thấy, với những lợi thế so sánh về điều

kiện kinh tế tự nhiên, xã hội và quá trình phát triển, hệ thống TGTC trên địa bàn được hình thành ngày càng sự đa dạng và phong phú về tính chất loại hình cũng như số lượng (mật độ) và khả năng mở rộng đầu tư, cho vay so với các vùng kinh tế khác Sự phát triển đồ không chỉ có tác động tích cực đến

sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của vùng mà cồn thể hiện vị trí chiến lược

của chúng đối với hệ thống TGTC nước ta hiện nay Nếu như tỷ lệ GDP hàng nam cia ving PNB chiếm ở mức 31-32% thì khối lượng vốn huy động và đầu tư, cho vay của các TGTC cũng ở mức 35-38%/năm so với cả nước Tuy nhiên, quá trình hoạt động, hệ thống TGTC cũng còn những tồn tại cả về cơ cấu tổ chức, qui mô và mặt quản lý lẫn các nghiệp vụ kinh doanh Sự yếu

kém này khiến cho hệ thống NHTMI vốn là lực lượng cơ bản trong hệ thống

TGTC (chiếm 99,5% nguồn vốn và cho vay) nhưng lại biểu hiện mong

manh; các công ty tài chính hoạt động còn mang tính cầm chừng, chưa tỏ rõ

ưu thế của mình; và các công ty bảo hiểm chưa thể hiện: rõ vai trò TGTC Những tổn tại này đã hạn chế sự phát huy vai trò tác dụng, đồng thời dẫn đến

hệ quả là mặt trái hoạt động tài chính không chính thức có điều kiện phát

triển

Kết luận, chương này, Luận án đã khái quát cơ cấu hệ thống TGTC trên địa bàn trong mối quan hệ với hệ thống TGTC cả nước, đồng

thời nêu lên những đặc điểm riêng biệt của hệ thống tổ chức này Luận

ấn cũng đã phân tích, đánh giá những mặt đạt được và sự tác động của

chúng trong việc thúc đấy tăng trưởng, phát triển kinh tế trong vùng, đồng thời, phân tích và làm rõ các nguyên nhân của những tồn tại trong

việc thu hút và chuyển vốn sang đầu tư, cho vay

Chương 3:

GIẢI PHÁP GÓP PHAN CỦNG CỔ VÀ NÂNG CAO VAI TRÒ CUA CAC TGTC TRONG CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG KINH TE VUNG DNB

3.1-Phương hướng hoạt dộng của các TƠTC trong chiến lược

tăng trưởng kinh tế

Trang 17

3.1.1 Chiến lược tăng trưởng kinh tế:

Cũng với lợi thế so sánh về vị trí và quá trình phát triển, tiểm

năng kinh tế ĐNB tuy không đa dạng như các vùng kinh tế khác song qui

mô đủ lớn để phát triển công nghiệp tập trung và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, do vậy Chiến lược phát triển các ngành kinh tế

ĐNB đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng cao mà ở đó nhụ cầu vốn đầu tư cũng lớn, trong đó, năm 2010 ti trọng công nghiệp trong GDP vượt quá

50% nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm kìm ngạch xuất khẩu 29-31%

thời kỳ 1996-2000 và đạt 11-12 tỉ USD vào năm 2010

Biểu 6 Dự báo tăng trưởng % GDP vùng ĐNB Thời kỳ 1996-2000 | 2010 - 2010 1991-1995 PAI PA2 PA 1 PA 2 1 Cá nước 8.2 10.0 10.5 11.0 11.50 I Ving DNB 13.50 12.93 13.20 12.30 12.00 -Céng nghiép 14.20 1470 11500 | 13.50 | 13.30 - Xáy dung 14.00 1500 | 15.15 | 13.50 11330 - Nóng, lâm, ngư 5.30 5.00 5.00 4.10 4.10 - Dịch vụ 11.20 12.50 | 12.81 | 11.74 | 11.24 *7.dé Ving KTTDPN 13.62 13.20 | 13.44 | 12.42 | 12.04

Neguén Báo cáo tóm tắt Qui hoạch phát triển kinh tế vùng DNB

Để thực hiện các mục tiêu này, Chiến lược cũng đã xác định nhu cầu

vốn và khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư cho cả thời kỳ này (1996 -2010), trong đó, vốn từ Ngân sách là 30%, từ đân và doanh nghiệp khoảng 39%

tổng nhu cầu, phần còn lại được huy động từ bên ngoài

Biéu 7 Nhu cdu von dau tu (tinh theo gid 1995, 1USD=11 00" ND) 1996 - 2000 2001 - 2010 1996 - 2010 PAI PA 2 PAI PA2 PA I PA2 T.số (tệ đồng) 177.635 182.409 893.647 868.914 1.071.282 | 1051.323 1, Công nghiệp 87.842 90.169 473.502 468.049 561.344 358.217 2 Xây dựng 11.769 11.922 61.688 60.580 73.457 72.502 3.N, lâm, ngư 3.874 3.871 9.316 9.316 13.190 13.190 4 Dịch vụ 74.151 76.445 349.140 330.969 423.291 407.414

Nguôn Báo cáo tóm tắt Qui hoạch phát triển kinh tế vàng ĐNB 3.1.2- Phương hướng hoại động của các TGTC

Trang 18

Là một kênh huy động vốn và đầu tư_ phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nêu trên, vấn đề đặt ra cho hệ thống TGTC trên địa bàn phải có đủ lực và sức mạnh để không chỉ phục vụ kịp thời các nhu cầu về vay vốn ngắn hạn và các dịch vụ tài chính khác mà điều quan trọng là họ

phải góp phần thu hút và chuyển dịch các nguồn tích luỹ trong các doanh

nghiệp, cá nhân và tổ chức xã bội sang đầu tr, cho vay theo định hướng phát triển của Chiến lược ( 418.648 tỷ đồng), đồng thời có khả năng hỗ trợ tích cực cho việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài

Vì vây, yêu cầu đối với hệ thống TGTC trong Chiến lược này là: (¿Vẻ cấu trúc hệ thống đòi hỏi phải có sự đa đạng các loại hình, hình

thức sở hữu để tăng cường sự cạnh tranh và hợp tác giữa chúng trong

việc đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính đa dạng, thu hút và phân bổ các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước một cách hiệu quả () Qui mô vốn tự có của mỗi loại hình TGTC đòi hỏi ở mức cao hơn, do địa bàn

tập trung khá nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cũng như tính

chất các dự ấn đầu tư trong Chiến lược phát triển có qui mô lớn và bản thân các TGTC có điều kiện đa năng hoá hoạt động kinh doanh trên thị

trường chứng khoán, cho thuê tài chính .(i) Phải sẵn sàng chuẩn bị trước các điều kiện cần thiết để có thể tham gia các nghiệp vụ mới như:

lưu ký chứng khoán, môi giới, tư vấn đầu tư trên thị trường (/i/) Tăng

cường kiểm tra, giám sát từ phía Nhà nước để đảm bảo an toàn chung

Xuất phát từ những yêu cầu trên, từ thực trạng hoạt động của các TTC trên địa bàn, kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính của một số nước trong khu vực và định hướng phát triển hệ thống TCTD và cdc công ty bảo hiểm của Nhà nước hiện nay thì việc củng cố và nâng cao vai trò của các TGTC trong chiến lược tăng trưởng kinh tế vùng DNB là rất cần thiết và được tập trung ở các hướng sau:

Thứ nhất, cùng cố lại hệ thống TGTC nhằm hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy và phương thức điều hành, đặc biệt là năng lực tài chính và

nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cần bộ để thực hiện

chuyển biến về chất, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của mỗi loại hình và ca hé thong TGTC

Trang 19

Thứ hai, tiếp tục đa dạng hoá các TGTC và chuyển mạnh hoạt động các TGTC hiện có sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, trên cơ sở đó đáp ứng kịp thời đảm bảo chất lượng và hiệu quả các nhu cầu dịch vụ tài chính và phải hướng vào việc khai thác các nguồn lực sắn có mà Chiến

lược phát triển theo ngành và không gian lãnh thổ đã đề ra, đặc biệt là việc mở rộng các hoạt động đầu tư, cho vay để vừa đáp ứng yêu cầu trước mất

cũng như lâu dài, khi mà Nhà nước tăng cường các biện pháp nhằm kích

thích tổng cầu hiện nay

Việc làm này phải tiến hành đồng bộ, từ các khâu khai thác và sử đụng vốn của bản thân các TGTC đến việc tăng cường vai trò quản lý Nhà nước và phải đảm bảo: (/ƑTiến hành từng bước, phù hợp với đặc

điểm của mỗi loại hình và điều kinh tế trên địa bàn và được dat trong

mối quan hệ với cơ cấu, tổ chức hệ thống các TGTC cả nước trong giai đoạn hiện nay, đồng thời gắn với việc hoàn thiện cơ chế chính sách kinh

tế vĩ mô nhằm khuyến khích tích luỹ và đầu tư hién qua (i JTinh da dang két hợp với sự phát triển số lượng mỗi loại hình TGTC (¡i¡) Quyền tự chủ, tự

Chịu trách nhiệm cho các TGTC trong quá trình hoạt động, phải phân định rõ những hoạt động có tính chất chính sách với hoạt động mang tính thương mại (ii) Các nguyên tắc hoạt động của các TGTC trong nên kinh tế thị Nhà nước vào các quan hệ tài chính

“4 ỹ “ 3.2- Giải pháp góp phần củng cố và nâng cao vai trò của các TGTC 3.2.1 Hồn thiện mơ hình tổ chức, tạo cơ sở cho việc huy động vốn: và mở rộng đầu tư, cho vay

3.2.1.1 Cũng cốvề mặt tổ chức và điều hành của các TGTC hiện có

Thứ nhất, bổ sung vốn tự có để nảng cao năng lực tài chính, lăng cường sức cạnh tranh

+ Với NHCP, việc tăng vốn điểu lệ theo hai hướng chủ yếu: Khuyến khích, tạo điều kiện cho các NHCP đủ tiêu chuẩn, đang hoạt động

bình thường tự nguyện tăng vốn điều lệ Với các NHCP không đủ vốn điều lệ

theo qui định, hoặc hoạt động kém hiệu quả, nếu không thể thực hiện theo

hình thức tự nguyện sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại thì cần thiết thu hồi giấy phép hoặc bi bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, hoặc bán và Nhà nước chỉ

Trang 20

định ngân hàng khác mua lại Luận án cũng đã phân tích cần có phương pháp định giá giá trị của một TCTD để đảm bảo lợi ích các bên tham gia, đồng thời đặt ra tình huống nên xử lý trong các trường hợp phải hợp nhất, sáp nhập hoặc mua lại để tránh xáo trộn trên thị trường tiền tệ

+ Đối với công ty tài chính, cũng giống như các NHCP, vấn đề bổ sung vốn tự có được đặt ra trong trường hợp tự nguyện hoặc bất buộc

Luận án cho rằng, việc sáp nhập hoặc hợp nhất hai ciông ty tài chính cổ

phần hiện nay là thích hợp, vì chúng cùng chung một mô hình hoạt động Trường hợp phải bán thì người mua được chỉ định là NHTMQD

+ Đốt với các NHTMQD, trong điều kiện khả năng Ngân sách

không thể đấp ứng ngay được, thì việc bổ sung vốn cho các ngân hàng này có thể được tiến hành: bằng nguồn thu Ngân sách cấp hàng năm, từ vốn thu

vẻ đo cổ phần hoá DNNN, hoặc đáp ứng từ nguồn phát hành trái phiếu Nhà nước, nguồn tài trợ cho dự án phát triển ngân hàng ODA Trong tương lai, cần sáp nhập một số ngân hàng này lại với nhau, khi lực lượng ngân hàng

ngoài quốc doanh phát triển Về phía tổ chức nội bộ NHTMQD, khi điều hoà

vốn nội bộ, đặc biệt là việc đầu tư cho các dự án cũng cần căn cứ vào qui

hoạch tổng thể cả vùng và gắn với phạm vỉ toàn quốc

Thứ hai, tăng cường công tác kiém tra, kiển soát nội bộ để nâng cao

chất lượng các mặt hoạt động, ngăn chặn các rủi ro từ phía bản thân TCTD,tăng thêm uy tín đối với những người gửi tiền ở đây cần hoàn thiện

qui trình kiểm soát, lề lối làm việc, phân định rõ trách nhiệm Ban kiểm soát

với Hội đồng quản trị và Ban điều hành và thực hiện kiểm soát hàng ngày Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Thông qua việc phân tích vai trò đặc điểm hoạt động kinh doanh tiền tệ, Luận án khẳng định việc đào tạo và sử đụng họ phải quan tâm cả vẻ trình độ, năng lực, phẩm chất, được ưu tiên vào các khâu then chốt, như: cán bộ quản lý điều hành, cán bộ tín dụng, thẩm

định và cán bộ kiểm soát hoặc cán bộ làm công tác giám định bởi thường Đồng

thời, cần phải điều chỉnh phương thức phân công cán bộ tín dựng theo hướng chuyên sâu, theo ngành kinh tế, đặc biệt là trên địa bàn lớn

Thứ tư, củng cố, phái triển mạng lưới giao dịch để tăng khả năng

tiếp cận của khách hàng Trên cơ sở Qui hoạch phát triển theo không gian lãnh thổ vùng ĐNB, những nơi hội đủ các điều kiện cần thiết mở

Trang 21

rộng mạng lưới giao dịch dưới các hình thức: chỉ nhánh, bàn tiết kiệm Với công ty bảo hiểm, cùng với việc củng cố các đại lý hiện có thì việc phát triển thêm các đại lý, cộng tác viên, đặc biệt là với các TCTD để

chúng vừa hỗ trợ cho nhau vừa dễ tiếp cận khách hàng hơn

3.2.1.2 Thiết lập bổ sung một số loại hình TGTC phà hợp với Chiến lược phát triển vùng ĐNB

"Trên cơ sở phân tích các yếu tố thuận lợi về kinh tế mang tính đặc thù của vùng ĐNB và các yếu tố pháp lý, kinh nghiệm từ một số nước trong khu vực, thực tế hoạt động của các TGTC, Luận án đã đề cập các biện pháp để thành lập mới và bổ sung một số loại hình TGTC, như:

- Tiết lập các quã đầu tư, công ty quản lý quĩ đẩu tư để đáp ứng

nhu cầu đầu tư trên thị trường chứng khoán của công chúng

- Thành lập bổ sung các công ty tài chính, trước mắt, để tận dụng nguồn lực sẵn có và đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính, các tổng công ty (kể

các các NHTM, công ty bảo hiểm) cần thiết thành lập thêm hoặc tham gia cổ phần thành lập các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính ở đây, Luận

ấn cũng đề cập đến vai trò Nhà nước, cần có qui định riêng về tý lé an toàn cho phù hợp tính chất và phạm vi hoạt động công ty con

- Thành lập bổ sung các công ty bảo hiển, đặc biệt là các công

ty bảo hiểm nhân thọ trên cơ sở có sự tham gia vốn của các TGTC hiện có; công ty bảo hiểm tiền gửi (chuyên ngành); từng bước (số lượng , phạm vi hoạt động) cho phép thành lập công ty bảo hiểm 100% vốn nước

ngoài để thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ Đầu

tư thành lập mới quï trợ cấp hoặc quĩ hưu trí để thu hút các nguồn vốn dự phòng khi mất việc làm hoặc khi nghỉ hưu, trên cơ sở Nhà nước thiết lập mô hình và có cơ chế hoạt động cho chúng

- Ngoài ra, Luận án cũng để cập hướng thiết lập thêm các tổ

chức ngân hàng ở một số khu vực trong vùng để tăng cường thêm tính cạnh tranh trong việc huy động vốn và đầu tư, cho vay

3.2.2 Mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư cho vay

3.2.2.1 ĐẨY mạnh việc huy động vốn tạo cơ sở cho việc đầu tt, cho van:

Trang 22

các hình thức mới mà gắn với chúng là các yếu tố thuận lợi, giảm chỉ phí giao địch, mang tính lỏng cao, được đảm bảo an toàn

+ Với các NHTM, do khả năng vươn ra của các công ty tài chính trước mắt cồn hạn chế, vì thế cần mở rộng hơn hình thức huy

động bằng trái phiếu ngân hàng để vừa khắc phục tình trạng mất cân đối

hiện nay, vừa tăng thêm nguồn vốn trung và đài hạn

+ Với công ty tài chính, cần cho phép họ được huy động thêm dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không nên áp dụng tỷ lệ dự trữ bất

buộc như các NHTM và được phép hoạt động cho thuê tài chính mà

không phải thành lập công ty con

+ Với công ty bảo hiểm, bên cạnh tiếp tục mỡ rộng các nghiệp

vụ còn tiểm năng còn lớn, thì phát triển thêm các nghiệp vụ bảo hiểm

mang tinh dài hạn như báo hiểm trọn đời, bảo hiểm hưu trí, đặc biệt đối

với các tỉnh ngoài cực tăng trưởng phía Nam, vì nhu cầu này thường

chưa đủ lớn để thành lập các công ty độc lập Với bảo hiểm cây lúa,

Luận án cho rằng nghiệp vụ này là cần thiết song khó thực hiện theo phương thức kinh doanh được, vì thế muốn mở rộng đồi hỏi phải có sự

hỗ trợ của Nhà nước Ngoài ra, để tăng cường sự hợp tác, chia sẻ rủi ro, giữa các công íy bảo hiểm cần thiết thực hiện "bảo hiểm kép” và tham ra thiết lập Hiệp hội ngành nghề của mình (Hiệp hội Bảo hiểm)

b Sử dụng linh hoạt công cụ lối suất (hoặc phí bảo hiểm dé huy động vốn và mở rộng cho vay Việc sử dụng công cụ lãi suất phải đáp ứng

quan hệ cung cẩu trên thị trường và đảm bảo lãi suất thực dương Trong điều

kiện nh trạng giảm phát, để điều chỉnh kịp thời cũng như có điều kiện mở

rộng cho vay, cần thiết hạ lãi suất huy động và cho vay Ngoài ra, để cạnh

tranh giành lượng tiết kiệm với bình thức vay mượn trực tiếp trên thị trường

chứng khoán, bản thân các TGTC cũng phải tiết giảm chỉ phí giao dịch Với các cơng ty bảo hiểm, ngồi việc xác định phí phù hợp, trong đó có tính đến yếu tố lãi suất, cần nâng cao chất lượng hợp đồng bảo hiểm như: lựa chọn, đánh giá đúng tiểm năng khách hàng, thực hiện các điều khoản hạn chế,

mức độ đền bù khi rủi ro xảy ra có thể theo tỷ lệ hoặc khấu trừ theo mức cố

định, tăng cường phòng ngừa gian lận để có điều kiện giảm phí

c Thực hiện bảo hiển tiên gửi nhằm bảo đẳm sự an toàn cho

Trang 23

người gửi tiên (KẾ cả sự an toàn cho của hệ thống, đặc biệt là các

NHTM) Luận án đã phân tích việc mua bảo hiểm tiền gửi do các TCTD đứng ra thực hiện, mua phí bảo hiểm từ công ty bảo hiểm chuyên ngành

3.2.2.2 Đa dạng hoá các hình thức đâu ue, cho vay

Thứ nhất, da dạng các phương thức đầu tư, cho vay nhằm đáp ứng nhụ câu da dạng hoạt động kinh doanh của các thành phân kinh rế Tuỳ

theo thế mạnh của mỗi loại hình, các TGTC cẩn đa dạng hoá các phương thức cho vay như: cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo han mức tín dụng dự phòng, cho vay trả góp, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và

sử dụng thể tín dụng ở những nơi có điều kiện, ở đây, các công ty bảo hiếm

cần phát triển nghiệp vụ cho vay, đặc biệt là đối tượng vốn là khách hàng

của mình; hoặc đầu tư vào các chứng khoán (chủ yếu đối với các TGTC phi ngân hàng) Ngoài ra, các TGTC cần tiếp tục phát triển hình thức bảo lãnh ngân hàng và mở ra nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá

Thứ hai, tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ bổ sung lẫn nhau trong việc

mô rộng đâu tư, cho vay Ngoài việc tham gia vốn cổ phần thành lập các

công ty quan ly qui dau tư, công ty tài chính hoặc công ty chứng khoán để

đa năng hoá nghiệp vụ kinh doanh, phân tấn rủi ro, tăng cường khả năng cho vay và chuyển dich co cấu đầu tư, Luận án đã phân tích sự cần thiết và

cách thức tiến hành hợp tác giữa các TGTC với nhau thông qua việc: (¡) Cho vay hợp vốn (ii) Thực hiện quan hệ "bán buôn" vốn giữa các TGTC có khả

năng huy động vốn tốt hơn như các NHTMQD cho các TCTD có qui mô

hoạt động bé trên địa bàn như các NHCP, QTD hoặc các tổ liên doanh vay

von (iii) Phat trién mối quan hệ mua bán nợ lẫn nhau

3.2.2.3 Nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư, cho vay

a Nâng cao hiệu quả đầu tư, cho vay: để thực hiện việc này, Luận

án đã phân tích, tập trung vào các khía cạnh:

Thứ nhất, tập trung vốn vào các chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của vùng

Thứ hai, thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn vốn vay

như: hoàn thiện qui trình tín dụng, trong đó việc thẩm định và cho vay được thực hiện bởi hai bộ phận khác nhau, độc lập và kiếm tra lẫn nhau; tăng cường kiểm tra trước khi cho vay để sàng lọc, lựa chọn khách hàng tốt: thiết

Trang 24

lập mối quan hệ lâu dài, có chính sách đối với những khách hàng quen

thuộc; kết hợp chun mơn hố với đa dạng hoá trong hoạt động đầu tư, tín

dung dé phân tán rủi ro ở đây, đối với công ty tài chính, trước mắt, do hoạt

động đầu tư, cho vay còn bị giới hạn, cần thiết kết hợp thực hiện các dịch vụ

kinh doanh khác như bảo lãnh, nhận uỷ thác đầu tư để đa dạng hoá nghiệp

vụ, phân tán rủi ro, đồng thời giảm thiểu chỉ phí Với các công ty tài chính

thuộc Tổng công ty Nhà nước, cần mở ra nghiệp vu cho vay tiêu dùng gắn

với việc bán sản phẩm của Tổng công ty và có chiến lược đành một tỷ lệ vốn

đầu tư thích hợp vào ngành kinh tế có hướng vận động lợi tức ngược chiều

với những dự án đầu tư cho các thành viên tổng công ty để phân tán rủi ro

b Đẩy mạnh việc xử lý thu hồi nợ quá hạn để nâng cao chất lượng tín dụng, để lành mạnh hoá về mặt tài chính và tái tạo nguồn vốn hoạt động,

thông qua các biện pháp như: tiến hành đánh giá phân loại khách hàng;

thành lập một bộ phận để quản lý, khai thác tài sản thế chấp, gan no, xiết

nợ và tài sản liên quan đến vụ án

` 3.2.2 Kiến nghị các vấn để liên quan đến việc quản lý nhà nước đối với hệ thống TGTC

- Hoàn thiện các cơ chế: đảm bảo tiền vay; xây dựng cơ chế trích lập dự phòng rủi ro, trên cơ sở đó xoá bỏ các hình thức khoanh nợ;

xây dựng cơ chế bảo hiểm tiền gửi để tăng thêm tính an toàn cho hệ

thống TGTC, người gửi tiền; hoàn thiện các qui định về thành lập chỉ

nhánh phụ để tăng cường tính cạnh tranh và nên hạn chế số lượng trên

mỗi địa bàn quận, huyện tối đa 1 chỉ nhánh; hoàn thiện chính sách tin dụng đối với các lĩnh vực, ngành kinh tế nhằm tách biệt hoạt động kinh

doanh với hoạt động có sự hỗ trợ của Nhà nước; ban hành Luật Bảo hiểm để nâng tầm pháp lý, trước mắt, cần ban hành một mức phí sàn tối thiểu và

cấm sự can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính tới người mua bảo hiểm, đồng

thời tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm thành lập Hiệp hội Bảo hiểm

- Sử dụng các công cụ chính sách riền tệ tác động phái triển kinh tế văng: sử dụng công cụ hạn mức tín dựng, tấi cấp vốn và lãi suất để kích thích các TŒTC mở rộng hay thu hẹp đầu tư,cho vay Chuyển dan từ ấn định lãi suất trần sang quản lý theo lãi suất cơ bản của Nhà nước mà ở đó các

Trang 25

TGTC; sử dụng công cụ dự trữ bất bude dé khuyén khich hinh thanh thém

các TŒTC hoặc huy động vốn trung dài hạn

* Củng cố phát triển thị trường tiên tệ và thiết lập thị trường vốn trên địa bàn Với thị trường liên ngân hàng, tín phiếu kho bạc củng cố theo

hướng mở rộng đối tượng là các tổ chức tài chính phi ngân hàng, xây dựng

quy chế thế chấp tín phiếu, trái phiếu ghi số để các thành viên vay mượn lẫn

nhau dễ đàng hơn và xây dựng nghiệp vụ thị trường mở

-_ Náng cao chất lượng công tác thanh tra giám sát hoạt động

các TOTC: nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kết hợp hoàn thiện qui chế

thanh tra; áp dụng rộng rãi chế độ kiểm toán kết hợp với những đợt kiểm

tra đột xuất của Thanh tra Nhà nước; bố trí cấn bộ theo hướng chuyên

sân kết hợp có sự hoán đổi Trước mắt, tăng cường kiểm tra, xử lý vi

phạm đối với các TCTD; giúp TCTD xử lý thu nợ

- Từng bước cải thiện môi trường kinh tế khác để tạo điều kiên cho

việc huy động vốn và mở rộng đầu tư, cho vay Luận án đã phân tích các cơ

sở để từ đó đưa ra các kiến nghị:

+ Tổ chức tốt việc thực hiện Pháp lệnh Thực hành tiết kiệm,

chống lãng phí gắn với việc chống tham nhũng, buôn lậu Tăng cường việc tuyển truyền nâng cao nhận thức các tầng lớp dân cư về hoạt động

ngân hàng và bảo hiểm

+ Cùng với việc duy trì sự ổn định tiền tệ, cần đẩy mạnh các biện

phấp củng cố năng lực di vay của các doanh nghiệp

+ Thiết lập qui dau tu phat triển vùng để cung ứng và điều phối

các nguồn tài chính cho nhu cầu các dự án ưu tiên, nhất là đầu tư vào cơ

sở hạ tầng Đồng thời, triển khai một cách hiệu quả mơ hình Qụ tiết

kiệm Bưu điện vào hoạt động để tận dụng nguồn lực sẵn có đồng thời

tăng thêm tính cạnh tranh

+ Tăng cường mối quan hệ giữa các tỉnh thành phố trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình hợp tác nhằm khai thác thế mạnh tiểm

năng kinh tế vùng và thúc đẩy các quan hệ thị trường ở đây, Chính Phủ cũng cần thiết lập cơ quan nghiên cứu, tư vấn phát triển vùng, giúp các địa phương, xây dựng, phân loại ưu Hiên các trọng điểm đầu tư và các dự án đầu tư lớn có tính chất khả thi, hiệu quả và phù hợp với quy hoạch tổng thể

+ Cũng cố va phát triển mạng lưới thôna tin

+ Tăng cường quản lý thị trường tài chính không chính thức

Trang 26

PHAN KET LUAN

Huy động vốn để đầu tr thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có thể thực

hiện bằng nhiều con đường khác nhau song không thể thiếu được kênh TGTC Để khai thác "nguồn lực " sẵn có này - hệ thống TGTC phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế vùng ĐNB, Luận án đã nghiên cứu vai trò của chúng Qua ba chương, Luận án đã luận giải các vấn đề:

1 Làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống TGTC, nguyên tắc

hoạt động, vai trò của TGTC trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nói chung và trong chiến lược tăng trưởng kinh tế nói riêng, và xác định mối quan hệ giữa chúng trong việc thực hiện các vai trò này Đồng thời, nghiên cứu, rút ra một số bài học kinh nghiệm thành công và thất bại từ cuộc khủng hoảng tài chính trong việc thiết lập và quản lý hệ thống TGTC phục

vụ phát triển kinh tế ở một số nước NIEs và ASEAN

2 Đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động các TGTC trên địa bàn

ĐNB trong mối quan hệ với tổng thể nền kinh tế, hệ thống TGTC cả nước và

môi trường kinh tế xã hội vùng ĐNB, làm rõ những kết quả đạt được, những tổn tại và nguyên nhân, từ đó thấy được sự tác động trở lại của chúng đối với

quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn

3 Trên cơ sở những vấn dé chung này, định hướng phát triển hệ thống

Ngân hàng và thị trường bảo hiểm của Nhà nước và yêu cầu hoàn thiện hệ thống

TGTC trong Chiến lược phát triển vùng ĐNB, Luận án đã khẳng định sự cần thiết

và đưa ra các giải pháp, kiến nghị cả tâm vĩ mô và vi mô cho mỗi loại hình TỚTC nhằm củng cố, nâng cao vai trò của chúng trong Chiến lược này

4 Củng cố và nâng cao vai trò của các TGTC trong Chiến lược tăng trưởng kinh tế ĐNB là vấn đề lớn, đòi hỏi nhiều công sức Luận án chưa có điều kiện đi sâu phân tích chiến lược phat triển ving DNB ma chủ yếu dựa trên chiến lược đã đề ra và chỉ nghiên cứu trong phạm vi giới hạn đã nêu ở phần trên Do khuôn khổ giới han, cả vẻ thời gian, điều kiện công tác và khả năng tiếp cận còn nhiều hạn chế trong khi nhiều vấn đề còn mới cả về lý luận và thực tiễn nên quá trình hoàn thành Luận án không tránh khỏi những khiếm khuyết., chúng tôi xin tiếp thu sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung vi

Chiến lược phát triển kinh tế là lâu dài

Trang 27

CAC CONG TRINH CUA TAC GIA DA DUOC CONG BO CO LIEN QUAN DEN LUAN AN

1.Bùi Xuân Chỉnh: ” Tính lỏng của tài sản tiền gửi - mội yêu cầu cần thiết đối với người gửi tiền ", Tạp chí Khoa học Ngân hàng, tháng

2/1995

2 Bùi Xuân Chỉnh - Nguyễn Trọng Tài: "Một số ý kiến vẻ tín đựng ưu

dai", Tap chi Ngan hang, thang 6/1998

3 Bùi Xuân Chỉnh: "Mối quan hệ giữa các trung gian tài chính trong việc thu hút và chuyển dịch các nguồn tiết kiệm sang đầu tư”, Tạp chí

Ngân hàng, tháng 2/1999

4 Bùi Xuân Chỉnh: " Nhan tố thúc đẩy và xu hướng thành lập các công

ty tài chính từ thực tiễn Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh",

Tạp chí Ngân hàng, tháng 4/1999

5 Bùi Xuân Chỉnh: ”Vai trò ngân hàng thương mại với mục tiêu tăng, trưởng kinh tế vùng Đông Nam bộ", Tạp chí Thị trường tài chính tiên tỆ,

Ngày đăng: 29/04/2016, 01:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w