Tầm nhìn xa Truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lê-nin và sáng lập Đảng Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào nước ta, hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, khởi thảo Chính
Trang 1M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÃNH ĐẠO VÀ CÁC PHẨM CHẤT CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO 1
1.1 Quan điểm về lãnh đạo, nhà lãnh đạo 1
1.2 Các phẩm chất của nhà lãnh đạo 1
CHƯƠNG 2: NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO - CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CỦA NGƯỜI 6
2.1 Tầm nhìn xa 6
2.2 Khả năng dẫn dắt, quy tụ 7
2.3 Sự tự tin 8
2.4 Tính nhất quán 9
2.5 Sự kiên trì 10
2.6 Sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân 11
2.8 Khả năng thích nghi 12
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO – CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 14
3.1 Học tập suốt đời 14
3.2 Rèn luyện và tu dưỡng đạo đức cách mạng 15
3.3 Luôn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại 16
Trang 2CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÃNH ĐẠO VÀ CÁC PHẨM CHẤT CỦA NHÀ
LÃNH ĐẠO 1.1 Quan điểm về lãnh đạo, nhà lãnh đạo
1.1.1 Các quan điểm về lãnh đạo
Lãnh đạo là vạch đường đi và chỉ dẫn
Lãnh đạo là quá trình định hướng dài hạn cho chuỗi tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý tạo viễn cảnh để tập hợp mọi người vào tổ chức
Lãnh đạo là sự tác động mang tính nghệ thuật, một quá trình gây ảnh hưởng đến người khác, sao cho họ tự nguyện, nhiệt tình, phấn đấu đạt được mục tiêu của tổ chức
Lãnh đạo là chỉ dẫn là động viên là đi trước để nhóm do mình phụ trách đạt được mục tiêu để ra
Tóm lại, lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức
1.1.2 Nhà lãnh đạo
Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng Hiểu một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm
và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa khác nhau về nhà lãnh đạo
Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng buộc của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng
House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc
Theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng
1.2 Các phẩm chất của nhà lãnh đạo
Để trở thành người lãnh đạo, bạn cần phải trải qua một thời gian dài được rèn luyện những phẩm chất cần có và học tập kinh nghiệm từ những người đi trước Thế nhưng, nhiều người trong chúng ta thường xem nhẹ điều đó và cứ giữ mãi quan niệm chủ quan khi cho rằng họ sinh ra là để làm người đứng đầu Một người lãnh đạo thật sự cần phải có tư thế đĩnh đạc, sự tự tin, khả năng thuyết phục người khác… Câu hỏi lớn được đặt ra là làm thế nào bạn
có thể hội tụ đủ những phẩm chất đó?
Trang 3Tầm nhìn xa: Tầm nhìn là hình ảnh tích cực về tương lai của tổ chức mà tất cả mọi
người trong tổ chức đều tin tưởng và mong muốn biến nó thành hiện thực Tạo ra tầm nhìn là công việc chính của nhà lãnh đạo Một nhà lãnh đạo phải biết dẫn dắt tổ chức mình đi tới đâu, phải hình dung ra tương lai chung của tổ chức Tầm nhìn thể hiện trên các khía cạnh về:
Cảm hứng: Khi xây dựng được tầm nhìn, nhà lãnh đạo phải khơi dậy và truyền được
cảm hứng cho người khác để họ đi theo và thực hiện Nếu tầm nhìn không được truyền đạt tới mọi người và không được thực hiện thì tầm nhìn trở nên vô nghĩa Vậy công việc thứ hai của nhà lãnh đạo là truyền cảm hứng cho mọi người Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều Anh ta dường như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và
là người cung cấp những lời khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp của mình Không chỉ có một tầm nhìn xa, anh ta còn biết cách truyền đạt những ý tưởng của mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng đó Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh động, rõ ràng và có sức thuyết phục cao Do đó, sự thành thạo trong khả năng giao tiếp bằng lời nói luôn là phẩm chất cần có của một người lãnh đạo giỏi
Nhưng truyền cảm hứng ở đây không phải là việc miêu tả lại tầm nhìn một cách đơn giản, mà nhà lãnh đạo phải truyền đạt tầm nhìn một cách lôi cuốn, hấp dẫn nhất Truyền cảm hứng ở đây cũng chính là tạo động lực cho những người đi theo mình Khi thiếu động lực thì ngay cả công việc vô cùng đơn giản cũng trở thành những chướng ngại vật Nhưng khi có động lực, chúng ta sẽ thấy một tương lai xán lạn, chướng ngại chỉ còn là chuyện nhỏ và những rắc rối chỉ còn là tạm thời Và công việc của nhà lãnh đạo chính là tạo động lực để cuốn hút mọi người
Ảnh hưởng: Trong cuốn “Phát triển kỹ năng lãnh đạo”, John G Maxwell nêu ra định
nghĩa “lãnh đạo là gây ảnh hưởng.” Lãnh đạo sẽ không thể là lãnh đạo nếu không có ảnh hưởng, và ảnh hưởng được tạo ra từ quyền lực của nhà lãnh đạo Nói cách khác, tất cả các công việc lãnh đạo đều phải sử dụng đến quyền lực Quyền lực có thể được tạo ra từ chức vị,
từ các mối quan hệ, từ bản thân mỗi cá nhân Người ta thường kết hợp cả ba loại quyền lực này với nhau trong khi thực hiện công việc, tuy nhiên mức độ sử dụng mỗi loại quyền lực lại khác nhau Trong công việc quản lý, nhà quản lý thường sử dụng quyền lực chức vị để buộc các nhân viên làm theo yêu cầu của mình đưa ra Quyền lực đó mang tính cưỡng chế, sử dụng hình phạt để phát huy tác dụng Còn trong công việc lãnh đạo, nhà lãnh đạo lại sử dụng quyền lực cá nhân, tức là quyền lực xuất phát từ phẩm chất, năng lực của mình Quyền lực đó mang tính cuốn hút, lôi kéo người khác đi theo mình
Khả năng dẫn dắt, quy tụ: Bản thân nhà lãnh đạo phải gây dựng được niềm tin cho
bản thân mình Mọi người theo họ là vì tin vào khả năng của họ trước khi tin vào tầm nhìn của họ đưa ra Để tạo được niềm tin cho mình, phẩm chất quan trọng nhất mà nhà lãnh đạo cần phải có đó là khả năng dẫn dắt và quy tụ mọi người Chỉ có như vậy, họ mới phát huy
Trang 4được tính chủ động, sáng tạo của mọi thành viên một cách chủ động, tự nguyện Thông qua
đó, đạt được mục tiêu đề ra của tổ chức
Sự tự tin: Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình Thông
thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự thông minh sẵn có của anh ta Bên cạnh đó, cho dù không có những kỹ năng, kinh nghiệm kia thì anh ta cũng là người biết nhận thức, học hỏi điều đó từ những người khác
Tính nhất quán: Một người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng
trong các quyết định của mình Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư tưởng bảo thủ, ngoan cố không biết sửa chữa những sai lầm Hơn nữa, anh ta phải biết nghiêng về lẽ phải trong việc phân xử các xung đột trong nội bộ của mình Theo Peter Drucker, tác giả của nhiều cuốn sách quản lý đã kết luận: “Yếu tố cần thiết cuối cùng để lãnh đạo hiệu quả là sự tín nhiệm Nếu không, sẽ không có người theo bạn Tín nhiệm nghĩa là tin chắc nhà lãnh đạo đó
và những gì anh ta nói là một, chính là tin tưởng sự nhất quán trong con người anh ta” Trong cuộc khảo sát của một trung tâm nghiên cứu về lãnh đạo của Mỹ có tới 1.300 giám đốc cấp cao cho rằng tính nhất quán là phẩm chất cần thiết nhất, 71% số người khảo sát coi đó là phẩm chất quan trọng nhất giúp nâng cao tầm ảnh hưởng của một nhà quản trị Một người có tính nhất quán nghĩa là người ấy không bao giờ sống hai mặt, hay giả dối với chính mình cũng như với người khác Hành động của nhà lãnh đạo phải tương đồng, phù hợp với hệ thống niềm tin, với mục tiêu mà mình theo đuổi và hướng mọi người thực hiện
Sự kiên trì: Người lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưa thật sự đối
đầu với nó Mọi thứ không phải luôn luôn dễ dàng đối với bạn và bởi vì bạn là người đứng đầu nên bạn cần biết thử trải nghiệm thật nhiều cho đến khi nào thành công thì thôi
Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân: Bạn có sẵn sàng để làm điều đó để công việc của
mình tiến triển tốt hay không? Là một người đứng đầu một tập thể, bạn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để quản lý tốt những người dưới quyền và công việc của mình Thậm chí,
sự bận rộn đó còn chiếm cả những khoảng thời gian riêng tư dành cho bản thân và gia đình bạn
Khả năng thích nghi: Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng
ngày mai thì nó lại khác Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức được điều đó và phải biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi Anh ta phải luôn cập nhật những
kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc của mình
Để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng thật không dễ dàng chút nào Nó đòi hỏi bạn phải thật sự yêu thích công việc của mình cùng với những công sức và sự nỗ lực không ngơi nghỉ để có thể hội tụ được những phẩm chất cần có của người lãnh đạo Hãy tự hỏi mình vì sao những người khác cần phải lắng nghe, tôn trọng và thực hiện theo sự điều động, hướng
Trang 5dẫn của bạn Chắc chắn, bạn sẽ tìm thấy động lực để hoàn thành tốt vai trò của một người lãnh đạo
Trang 6CHƯƠNG 2: NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO - CHỦ TỊCH HỒ CHÍ
MINH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CỦA NGƯỜI 2.1 Tầm nhìn xa
Truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lê-nin và sáng lập Đảng
Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào nước ta, hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, khởi thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt-Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, xác định con đường của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội Những công việc cách mạng vĩ đại đó cho thấy tầm nhìn xa, trông rộng của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam
Xuất phát từ thực trạng của đất nước, Nguyễn Ái Quốc không thành lập ngay đảng cộng sản mà thành lập một tổ chức cách mạng theo khuynh hướng mác-xít để qua đó dần dần đưa chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào quần chúng lao động, đó là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Trong các tác phẩm, các bài báo, bài giảng của mình, Người đã kết hợp việc phổ biến lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin với việc giới thiệu những phương hướng cơ bản của cách mạng Việt Nam, vạch cho nhân dân ta con đường đi đến độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội Đường Cách mệnh là một trong những tác phẩm có giá trị to lớn trên phương diện lý luận và thực tiễn, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin ở Việt Nam những năm 20 Người tổ chức chuyển tài liệu, sách vở, báo chí về nước, gấp rút đào tạo cán bộ làm nòng cốt cho phong trào cách mạng; tổ chức tuyên truyền, cổ động tư tưởng cứu nước trong nhân dân; mở lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu để trang bị cho các học viên những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, về những nguyên tắc hoạt động bí mật và kỹ năng thực hành các công việc vận động quần chúng; chọn những học viên ưu tú kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và cử về nước gây dựng phong trào Việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã thúc đẩy sự phát triển những tổ chức cộng sản, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này Phong trào "vô sản hóa" đã góp phần đẩy nhanh quá trình giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lê-nin của giai cấp công nhân Phong trào đấu tranh của nhân dân lao động được lãnh đạo, liên kết với nhau thành một làn sóng mạnh mẽ Chủ nghĩa Mác - Lê-nin
do Nguyễn Ái Quốc có công truyền bá, đã thật sự chiếm lĩnh được lòng tin của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam
Năm 1930, việc hợp nhất thành công các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất là công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là đã vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn (qua Chánh cương, Sách lược), có hệ thống
tổ chức thống nhất, chặt chẽ, rộng khắp cả nước, là một bước ngoặt quyết định của lịch sử cách mạng Việt Nam Nguyễn Ái Quốc - người tìm ra con đường cứu nước, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam; người tổ chức, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam; người
Trang 7rèn luyện, cán bộ, đảng viên theo chuẩn mực của đảng Mác - Lê-nin chân chính, trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ trung thành của nhân dân
Những quyết sách chiến lược trọng đại
Bằng nhạy cảm chính trị thiên tài, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy tình hình thế giới có chuyển biến lớn, Người gấp rút trở về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Người triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương Tám (5-1941) Đây là Hội nghị hoàn chỉnh thêm một bước sự chuyển hướng chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam được vạch ra từ Hội nghị Trung ương Sáu (11-1939) Tại Hội nghị này, Nguyễn Ái Quốc đã xác định nhiệm vụ dân tộc phải được đặt lên hàng đầu Người khẳng định: Lúc này nếu quyền lợi của dân tộc không đòi lại được thì quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được Người chỉ đạo thành lập một mặt trận rộng rãi và có tên thích hợp hơn Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương để tập hợp lực lượng chống đế quốc Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) ra đời với Chương trình cứu nước do chính Hồ Chí Minh dự thảo Người chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa, tích cực chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng khởi nghĩa giành chính quyền Đón bắt kịp thời thời cơ, Người
và Đảng ta đã triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc Dân ngày 16 và
17-8-1945 thống nhất ý chí toàn dân, quyết định Tổng khởi nghĩa, làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám 1945
Nắm vững vị trí quan trọng của chính quyền cách mạng, với Tuyên ngôn độc lập, Người khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Đặc biệt, với việc tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự ra đời Hiến pháp
1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập Nhà nước cách mạng- Nhà nước của dân, do dân, vì dân Suốt chặng đường sau đó, bằng tầm nhìn văn hóa sâu rộng, kinh nghiệm chính trị phong phú và sáng tạo, Người đã lãnh đạo, tổ chức và xây dựng Nhà nước kiểu mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, luôn phấn đấu vì độc lập tự do của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân
2.2 Khả năng dẫn dắt, quy tụ
Đặc trưng cơ bản trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là: Đối với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em thì tự nhiên, bình dị, cởi mở, chân tình, vừa chủ động linh hoạt lại vừa ân cần, tế nhị, bình dị, tự nhiên đến mức hồn nhiên, làm cho bất cứ ai được gặp Người đều thấy không khí chan hòa, ấm cúng, thoải mái, không cảm thấy sự cách biệt giữa lãnh tụ và quần chúng Người luôn luôn thể hiện thái độ yêu thương, quý mến, trân trọng, khoan dung, khiêm nhường, độ lượng với con người Chính vì vậy mà sức cuốn hút, cảm hóa, cảm phục, ngưỡng
mộ và thôi thúc mọi người hướng tới cái chân, thiện, mỹ trong cuộc sống và công tác Cách ứng xử không chỉ dừng lại ở tình thương yêu và sự quan tâm Người dành cho các đối tượng trong giao tiếp, mà nó còn thể hiện thông qua sự nêu gương của Người
Trang 8Với phong cách ứng xử của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy tụ được các bậc yêu nước lão thành, những trí thức lớn rời bỏ cuộc sống vinh hoa để phục vụ đất nước Sau một buổi tiếp xúc, Người đã mời và thuyết phục được cụ Huỳnh Thúc Kháng ra đảm nhiệm việc nước; cụ Phan Kế Toại, nguyên Khâm sai Bắc Kỳ, làm Phó Thủ tướng Mùa hè năm 1946, trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Người đã thực hiện chuyến thăm lịch sử tới nước Pháp nhằm hậu thuẫn cho Hội nghị Fontainebleau mưu cầu nền độc lập, thống nhất bền vững cho Việt Nam Trước lúc rời nước Pháp, Hồ Chủ tịch đã mời một số trí thức tiêu biểu đến gặp, Người ôn tồn nói: “Bác sắp về nước Các chú chuẩn bị để vài ngày nữa chúng ta lên đường Các chú đã sẵn sàng chưa?”, và một số trí thức người Việt đã thành danh ở Pháp gồm Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước, Võ Quí Huân,… đã cảm phục và cùng Người về nước Giáo sư Đặng văn Ngữ, một tài năng mà người Pháp, người Nhật, người Mỹ đều muốn sử dụng, song cảm phục và nghe theo tiếng gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm
1949 ông đã từ Nhật bản về nước tham gia kháng chiến
2.3 Sự tự tin
Điện Biên Phủ - Vào những ngày này cách đây 60 năm, cuộc tấn công của quân ta vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã ở cuối đợt 2 (từ 30/3 đến 24/4/1954) Thung lũng Mường Thanh rung chuyển dưới tầm hoả lực khủng khiếp của cả hai phía Hệ thống phòng ngự của địch tại hàng loạt cứ điểm: D1, D2, D3, C1, C2, E, A1 bị uy hiếp dữ dội
Quân đội Việt Nam non trẻ đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” Trong số những động lực góp phần làm nên nguồn sức mạnh tiềm tàng vĩ đại ấy, phải kể đến sự động viên kịp thời và đúng lúc của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch; trong
đó, có một lá thư Bác gửi lên mặt trận từ khi chiến dịch chuẩn bị diễn ra
Lá thư của Bác tuy rất ngắn, nhưng từng dòng từng chữ phơi phới niềm lạc quan tin tưởng, “Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới”, quả là Bác đã truyền niềm tin cho chiến
sỹ, tiếp thêm nguồn sức mạnh để “anh bộ đội Cụ Hồ” sẵn sàng xung trận lập công Và cuối cùng, trận Điện Biên Phủ kết thúc oanh liệt như chúng ta đã biết Bên cạnh sự hy sinh xương máu của biết bao cán bộ chiến sỹ, bên cạnh những thắng lợi về đường lối chính trị, quân sự
và ngoại giao của Trung ương Đảng; còn có những bức thư của Bác mà trong đó, mỗi lời mỗi
ý có sức mạnh như cả một binh đoàn
2.4 Tính nhất quán
Tính nhất quán trong tư chất Hồ Chí Minh đặc biệt thể hiện rõ qua các quan điểm của Người Sau đây sẽ đi phân tích quan điểm về đạo đức của Hồ Chủ Tịch để thấy rõ tính nhất quán trong tư duy của Người
Trang 9Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một người cộng sản mẫu mực, kiên định trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa quốc tế chân chính của giai cấp công nhân cách mạng
Đó là đạo đức của người chiến sĩ suốt đời đấu tranh, dâng hiến cả cuộc đời và sự nghiệp của mình cho lý tưởng và mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng xã hội và giải phóng con người Do đó, đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, đạo đức hành động vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội
Khi trả lời một nhà báo nước ngoài về điều quan tâm lớn nhất của mình trên cương vị người đứng đầu Nhà nước, Hồ Chí Minh đã nói: độc lập cho Tổ quốc, tự do cho dân tộc và hạnh phúc cho đồng bào Đó là tất cả những gì Người mong muốn và hiểu biết Với Hồ Chí Minh, đó chính là điều ham muốn, ham muốn tột bậc của mình, sao cho nước nhà được độc lập, nhân dân có tự do, có cơm ăn, áo mặc, được học hành, được sống một cuộc sống hạnh phúc Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội là con đường lớn lao của lịch sử mà thời đại mới đã vạch ra, là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam mà Hồ Chí Minh đã nhận thức được và dẫn dắt toàn dân tộc đi tới Với hệ giá trị mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu đó, Hồ Chí Minh đã đưa cách mạng Việt Nam đi vào quỹ đạo cách mạng của thời đại và sự phát triển của dân tộc Việt Nam hợp với trào lưu, xu thế của thế giới hiện đại
Đạo đức cách mạng, đạo đức hành động Hồ Chí Minh là cả một hệ thống lý thuyết tư tưởng phong phú và tinh tế, nổi bật các đức tính, chuẩn mực, các nguyên tắc ứng xử, lại được diễn tả cô đọng hàm xúc trong hình thức tối thiểu của ngôn từ Đó là "Cần, kiệm, liêm, chính"
- bốn đức tính để làm người mà thiếu một đức thì không thành người, có đủ cả bốn đức mới
là người hoàn toàn
Đó là, nguyên tắc ứng xử chí công vô tư, là bản lĩnh biết quên mình, biết vượt qua những vướng bận toan tính cá nhân để vì người chứ không vì mình, vị tha chứ không vị kỷ Bản lĩnh này là sức mạnh bền bỉ để đánh bại chủ nghĩa cá nhân, chiến thắng giặc nội xâm, suốt đời tu dưỡng đạo đức cách mạng, coi phục vụ nhân dân là phục tùng một chân lý lớn nhất, là lẽ sống cao thượng nhất Trên phương diện đời sống cá nhân, trong quan niệm giữa con người - chủ thể hoạt động với cá nhân chủ thể mang nhân cách, đây là cuộc hành trình tới
Tự do Sự hoàn thiện đạo đức là một bản lĩnh văn hoá dẫn tới nhân cách của con người tự do
và làm chủ Xưa nay, khó khăn lớn nhất vẫn là khó khăn tự vượt qua chính bản thân mình
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng đạo đức gắn liền mật thiết với tư tưởng về văn hoá chiếm một vị trí nổi bật, có giá trị bền vững với những đặc tính sáng tạo độc đáo cần được cảm thụ để tự nhận mình và tự giáo dục mình theo gương sáng của Người Trên phương diện này (đạo đức), Hồ Chí Minh là một nhà đạo đức học Người không phải là nhà đạo đức học hàn lâm, kinh viện mà là một nhà đạo đức học thực hành, thực hành một cách biện chứng, sáng suốt, đầy chất trí tuệ và nhân văn Lý thuyết đạo đức Hồ Chí Minh
Trang 10chuyển vào thực tiễn đạo đức xã hội mà đời sống đạo đức của Người như một tấm gương sáng tiêu biểu về đạo đức Đó là một nét riêng, tính đặc thù riêng, in đậm dấu ấn, phong cách riêng của Hồ Chí Minh
Như thế, đạo đức Hồ Chí Minh và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh hệ thống nhất nhưng không đồng nhất Tư tưởng đạo đức là phần lý luận, là triết lý của Người Ngoài bộ phận cốt yếu ấy, thuộc về nhận thức, đạo đức Hồ Chí Minh còn là phương pháp giáo dục và thực hành đạo đức mà Người đặc biệt chú trọng trong thực tiễn, trong lối sống, ứng xử, trong quan hệ con người, trong các công việc thực tế để rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng
Đạo đức Hồ Chí Minh còn có một phương diện, một cấp độ nữa, đó là đời sống đạo đức của bản thân Người với tư cách là một con người bình thường giữa muôn người khác, dù hết sức vĩ đại nhưng lúc nào và ở đâu, Người cũng chỉ coi mình là một con người bình thường giữa muôn người khác
Tổng hợp cả ba phương diện ấy, nhìn nhận từ ba chiều cạnh ấy, trong sự thống nhất tư tưởng với phương pháp, lý luận với thực tiễn mới có thể nhận thức đầy đủ Đạo đức Hồ Chí Minh
Muốn hiểu đúng tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng về đạo đức, thì không chỉ dừng lại ở phân tích các văn phẩm, tác phẩm của Hồ Chí Minh, nhất là khi sự tinh tuý và thâm thuý trong tư tưởng của Người lại không nằm ở trong lời văn, câu chữ mà vượt lên và thoát ra khỏi những lời, những chữ Người nói, Người viết Cùng với điều đó còn phải đặc biệt chú trọng tìm hiểu nghiên cứu đời sống đạo đức của Người, hoạt động thực tiễn phong phú, đa dạng của Người, sự phong phú của các mối quan hệ giữa Người với Dân, với Đảng, với các địa phương, vùng, miền trong cả nước, với các bạn bè quốc tế, tình cảm yêu mến, sự kính trọng và lòng ngưỡng mộ của nhân dân ta và nhân dân các dân tộc trên thế giới dành cho Người Chỉ như vậy chúng ta mới hiểu được đạo đức Hồ Chí Minh - một kiểu mẫu về sự nhất quán giữa tư tưởng và hành động
2.5 Sự kiên trì
Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến một danh nhân văn hóa thế giới, một con người kiệt xuất và đầy tài hoa Ở Người vốn có tính kỷ luật rất cao Người muốn làm gương cho đồng bào, chiến sĩ noi theo Ngay cả lúc bệnh tật tính kỷ luật đó vẫn không hề bị giảm đi chút nào Câu chuyện về Bác Hồ kiên trì chống lại tuổi già và bệnh tật càng khiến người đọc thêm yêu quý và nể phục Người
Năm 1967, Bác Hồ đã già và yếu đi nhiều Nhưng ngày ba bữa, Bác vẫn tự mình từ nhà sàn đi bộ đến nhà ăn Một phần không muốn phiền anh em phục vụ, phần nữa Bác muốn đặt ra cho mình một kỷ luật, buộc mình phải vận động, rèn luyện chống lại cái suy yếu của