1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ DU LỊCH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

51 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 193,85 KB

Nội dung

trang bị cho người đọc một cái nhìn tổng quát về du lịch thông qua việc giới thiệu những khái niệm cơ bản cũng như quá trình phát triển du lịch thế giới và Việt Nam, vai trò của phát triển du lịch trong phát triển các mặt kinh tế xã hội của địa phương. Chương còn có nhiệm vụ chỉ ra và phân tích những đặc điểm của du lịch làm cơ sở cho việc nghiên cứu các quan hệ mang tính đặc thù trong kinh tế và kinh doanh du lịch ở các chương sau, hiểu được khái niệm về du lịch, khách du lịch, sản phẩm du lịch và cấu trúc sản phẩm du lịch,những đặc điểm của sản phẩm du lịch và các nguồn lực trong du lịch,...

Trang 1

TỔNG QUAN VỀ DU LỊCHMục tiêu của chương

Chương này trang bị cho người đọc một cái nhìn tổng quát về du lịch thông qua việc giới thiệu những khái niệm cơ bản cũng như quá trình phát triển du lịch thế giới và Việt Nam, vai trò của phát triển du lịch trong phát triển các mặt kinh tế - xã hội của địa phương Chương còn có nhiệm vụ chỉ ra và phân tích những đặc điểm của du lịch làm cơ

sở cho việc nghiên cứu các quan hệ mang tính đặc thù trong kinh tế và kinh doanh du lịch ở các chương sau

Cụ thể, chương này giúp người đọc:

- Hiểu được một cách tường tận các khái niệm về du lịch, khách du lịch, sản phẩm du lịch và cấu trúc sản phẩm du lịch,

- Nắm được những đặc điểm của sản phẩm du lịch và các nguồn lực trong du lịch,

- Phân biệt khái niệm và biết phân loại các điểm du lịch, điểm đến du lịch, loại hình du lịch,

- Hiểu biết và rút ra những bài học từ lịch sử phát triển du lịch, phát triển loại hình du lịch của thế giới và Việt Nam Giới thiệu các xu hướng phát triển du lịch và loại hình du lịch trong thời gian đến.

- Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của phát triển du lịch đến các mặt hoạt động kinh tế và xã hội của đất nước.

1.1 KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH VÀ KHÁCH DU LỊCH

Cho đến nay, các học giả cũng còn chưa có sự thống nhất trong xác định khái niệm

về du lịch Điều này do sự phức tạp trong xác định ai là khách du lịch ai là người lữ hànhnói chung, cũng như do sự khác nhau về góc độ tiếp cận của người nghiên cứu Để thuậnlợi hơn, chúng ta bắt đầu từ khái niệm khách du lịch

1.1.1 Khách du lịch

Một người có thể rời khỏi nhà vì nhiều lý do khác nhau Họ có thể đi đến nơi khác

để làm việc kiếm ăn, đi tham quan, thăm người thân, học tập, chữa bệnh,…Điểm đến cóthể là nước khác, địa phương khác hay viện bảo tàng gần nhà, họ có thể chỉ đi ngang quađịa phương đó hay nghỉ lại vài giờ, vài ngày,… Trong số họ, ai được coi là khách dulịch, ai không được coi là khách du lịch? Ai là người mà các doanh nghiệp du lịch, chínhquyền và cộng đồng cư dân sở tại hướng đến thu hút để phát triển ngành du lịch địaphương? Việc dẫn dắt một cách khá tỉ mỉ để đưa ra định nghĩa rõ ràng về khách du lịch

là do điều này không chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu mà còn nhằm thống nhất về số liệuthống kê phục vụ việc so sánh, tổng hợp các số liệu Nó còn có ý nghĩa trong phân địnhđối tượng được hưởng các quy chế do các Công ước quốc tế về du lịch và Luật Du lịchcác quốc gia quy định

Việc phân biệt giữa du khách và những người lữ hành khác dựa vào 3 tiêu chí:-Mục đích chuyến đi,

-Thời gian chuyến đi,

-Không gian của chuyến đi

Trang 2

Trong 3 tiêu chí đó, tiêu chí về không gian chuyến đi là ít có sự thống nhất và vìvậy chúng ta bắt đầu từ định nghĩa du khách quốc tế vốn có sự rõ ràng trong tiêu chí này:đến một nước khác ngoài quốc gia lưu trú của mình.

Về mục đích chuyến đi, Ủy ban cũng xác định:

"*Những người sau đây được coi là du khách quốc tế:

1) Những người đi vì lý do giải trí, vì lý do sức khỏe, gia đình và những lý dotương tự,

2) Những người đi họp với tư cách là đại biểu của các hội nghị khoa học, chínhtrị, ngoại giao, kinh tế, thể thao, tôn giáo,

3) Những người đi vì mục đích kinh doanh, công vụ (tìm hiểu thị trường, ký kếthợp đồng… ),

4) Những người tham gia các chuyến du lịch vòng quanh biển (Sea cruise) ngay

cả khi họ có thời gian thăm viếng dưới 24 giờ

*Những người sau đây không được coi là du khách quốc tế:

1) Những người đi sang nước khác để hành nghề (dù có hay không có hợp đồng);hoặc tham gia vào các hoạt động kinh doanh ở nước đến (những người hưởnglương, có thu nhập ở nước đến),

2) Những người nhập cư vào nước đến,

3) Những sinh viên, học sinh đi học ở nước đến,

4) Những cư dân vùng biên giới, những người cư trú ở một quốc gia và đi làm ởquốc gia láng giềng,

5) Những hành khách đi xuyên qua một quốc gia và không dừng lại cho dù cuộchành trình đó kéo dài trên 24 giờ"

Từ những nội dung trên, ta có thể rút ra những đặc trưng của du khách quốc tế:

xuyên của mình,

thù lao tại nơi đến (ngoại trừ việc loại trừ đối tượng học sinh, sinh viên như ở điểm 3

là không theo điểm chung này),

quốc gia khác ít nhất là 24 giờ (trừ những người tham gia các Sea Cruise) Sở dĩngười ta chọn lượng thời gian này vì khi đó họ phải nghỉ qua đêm và vì vậy phải chimột khoản tiền đáng kể cho lưu trú

Trang 3

Đến đây chúng ta có thể xác định: du khách quốc tế là những người viếng thăm

một quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất 24hvới các mục đích khác nhau ngoài mục đích làm việc nhận thù lao tại nơi đến

Tuy nhiên, sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, số người ra nước ngoài tham quan,giải trí trong khoảng thời gian dưới 24 giờ tăng lên mạnh mẽ, chi tiêu của họ ngày càngnhiều, không thể không tính đến họ trong đánh giá quy mô phát triển du lịch địa phương

Từ đó xuất hiện một khái niệm mới: Khách tham quan (Excursionist)

Khách tham quan quốc tế là những người rời khỏi quốc gia lưu trú của mình đến

một quốc gia khác với những lý do khác nhau ngoại trừ làm việc nhận thù lao tại nơi đếntrong thời gian dưới 24 giờ hay không nghỉ lại qua đêm

Để thống nhất hai đối tượng này, năm 1963 tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về duhành và du lịch, tổ chức ở Roma, Ủy Ban Thống Kê của Liên Hiệp Quốc đưa ra kháiniệm Visitor (khách du lịch) như sau:

“Khách du lịch quốc tế là những người thăm viếng một số nước khác ngoài nước

cư trú của mình cho bất kỳ lý do nào ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập từtrong nước được viếng thăm”

Những khái niệm trên khá rõ ràng và chi tiết, nhưng đứng trước hiện tượng nhiềungười lợi dụng việc đi du lịch để nhập cư trái phép, các quốc gia đã định nghĩa lại kháiniệm khách du lịch quốc tế Năm 1989, Hội nghị liên minh Quốc hội về du lịch tổ chức ởLahaye (Hà Lan) đã ra “Tuyên bố Lahaye về du lịch”, trong đó đưa ra khái niệm mới vềkhách du lịch trên tinh thấn bổ sung thêm giới hạn trên của thời gian lưu lại so với kháiniệm được đưa ra ở Roma năm 1963 Điều IV ghi rõ:

d Sau khi kết thúc đợt tham quan (hay lưu trú) phải rời khỏi nước đến tham quan

để về nước thường trú của mình hoặc đi đến một nước khác ”

Những người không thỏa mãn những điều kiện như trên sẽ không được coi làkhách du lịch Quốc tế, đặc biệt những người “sau khi đã vào một nước nào đó với tưcách là một khách tham quan hay lưu trú du lịch, lại tìm cách kéo dài thời gian lưu trúcủa mình để ở lại hẳn nước này” sẽ không còn hưởng những quy chế của các Công ướcquốc tế về du lịch và có thể bị trục xuất khỏi quốc gia đến viếng

Trang 4

Vậy, ngày nay chúng ta hiểu: khách du lịch quốc tế là những người viếng thămmột quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường xuyên của mình trong thời gian không quá 3tháng với các mục đích khác nhau ngoài mục đích làm việc nhận thù lao tại nơi đến.

1.1.1.2 Khách du l ch trong n ịch quốc tế ước (Khách du lịch nội địa) c (Khách du l ch n i đ a) ịch quốc tế ội địa) ịch quốc tế

Một cách tổng quát khách du lịch nội địa được phân biệt với khách du lịch quốc tế

ở chỗ nơi đến của họ cũng chính là nước họ cư trú thường xuyên Họ cũng được phânbiệt với người lữ hành khác trong nước ở mục đích chuyến đi, khoảng cách chuyến đi vàthời gian lưu trú (tùy theo chuẩn mực của từng quốc gia)

Sự không thống nhất giữa các quốc gia trong xác định khách du lịch nội địa là ởchỗ phân định khoảng cách từ nơi cư trú thường xuyên với nơi đến Chẳng hạn:

+ Người Mỹ thì cho rằng khách du lịch là khách đi đến một nơi xa ít nhất 50 dặm(tính trên một chiều) với những mục đích khác nhau ngoài việc đi làm hàng ngày

+ Còn người Canada thì điều kiện chỉ là đi xa 25 dặm và có nghỉ lại đêm hoặc rờikhỏi thành phố và nghỉ lại đêm

+ Đối với nước Pháp, được xem là du khách là tất cả những người rời khỏi nơi cưtrú thường xuyên của mình ít nhất là 24 giờ (hay qua đêm) và nhiều nhất là 04 tháng theomột trong các lý do sau: giải trí (nghỉ hè, nghỉ phép Weed-end); sức khỏe (liệu pháp chữabệnh bằng nước khoáng, liệu pháp biển…); công tác và hội họp dưới mọi hình thức (hộinghị, hội thảo, hành hương tôn giáo, các ngày hội thể thao và các cuộc hành trình công

vụ khác), không xét đến nơi đến

+ Nước ta cũng không quy định nơi đến: Theo khoản 2, điều 4, Luật Du lịch nướcCHXHCN Việt Nam, "khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừtrường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến"

Như vậy, theo nơi đến, chúng ta có sự phân biệt giữa khách du lịch quốc tế vàkhách du lịch trong nước, theo thời gian chuyến đi, chúng ta còn có sự phân biệt như sau:

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các khái niệm về khách du lịch

4

NGƯỜI LỮ HÀNH(Traveller)

Không vì mục đích

nhận thù lao

Làm việc nhận thù lao

Trang 5

1.1.2 Du lịch

Trước thế kỷ XIX, du lịch chỉ là hiện tượng lẻ tẻ của một số ít người thuộc tầnglớp trên Cho đến đầu thế kỷ XX, khách du lịch vẫn tự do lấy việc đi lại và ăn ở củamình Lúc đó, du lịch chưa được coi là đối tượng kinh doanh, nó nằm ngoài lề của nềnkinh tế

Ở thời kỳ này, người ta coi du lịch là một hiện tượng nhân văn nhằm làm phongphú thêm cuộc sống của con người Trên quan điểm này:

“Du lịch là hiện tượng những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thườngxuyên của mình theo nhiều nguyên nhân khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền

và ở đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được ở nơi khác”

Khái niệm này chỉ mới giải thích hiện tượng “đi du lịch”

Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, khi dòng khách du lịch ngày càng đông, việcgiải quyết nhu cầu nơi ăn, ở, giải trí…đã trở thành một cơ hội kinh doanh, với giác độ đó,

du lịch không chỉ là một hiện tượng nhân văn mà còn là một hoạt động kinh tế:

“Du lịch được coi là toàn bộ những hoạt động và những công việc phối hợp nhaunhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch”

Khái niệm này gắn liền với hoạt động “làm du lịch”

Du lịch càng phát triển, lôi cuốn hàng tỷ người vào các chuyến đi hàng năm, thuhút sử dụng một khối lượng khổng lồ nguồn nhân lực, vốn và tài nguyên; các hoạt độngkinh doanh du lịch ngày càng gắn bó và phối hợp nhau tạo thành một hệ thống rộng lớn

và chặt chẽ Chính quy mô và tính hệ thống của nó ngày nay làm cho du lịch được mô tảnhư một trong những ngành công nghiệp lớn nhất Với giác độ này, du lịch được coi là

“Một ngành công nghiệp, là toàn bộ các hoạt động mà có mục tiêu là chuyển cácnguồn nhân lực, vốn và nguyên vật liệu thành những dịch vụ, sản phẩm đáp ứngnhu cầu của khách du lịch”

Các khái niệm trên chỉ mới mô tả du lịch theo hiện tượng bên ngoài của nó Với tưcách là đối tượng nghiên cứu của môn kinh tế du lịch, khái niệm du lịch phải phản ánhcác mối quan hệ bản chất bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu các xu hướng và cácquy luật phát triển của nó Vì vậy, với tư cách là đối tượng của môn Kinh tế Du lịch,chúng ta hiểu :

“Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tácđộng qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà khinh doanh du lịch, chínhquyền sở tại và cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữkhách du lịch”

Các chủ thể trên có các mong muốn khác nhau với du lịch, nhưng vì cùng đạt được

sự mong muốn của mình qua hoạt động du lịch nên họ có quan hệ qua lại với nhau trongquá trình phát triển du lịch tại một điểm đến

DU KHÁCH

(Tourist)

KHÁCH THAM QUAN(Excursionnist - Day-visitor)

Trang 6

+ Đối với khách du lịch, du lịch mang lại cho họ một sự hài lòng vì được hưởng mộtkhoảng thời gian thú vị, đáp ứng các nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, thăm viếng…của họ.Những khách du lịch khác nhau sẽ có những nhu cầu du lịch khác nhau, do đó họ sẽ chọnnhững điểm đến khác nhau với những dịch vụ vận chuyển, giải trí, lưu trú, ăn uống, muasắm, của các doanh nghiệp khác nhau

+ Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch, họ xem du lịch như là một cơ hội kinh doanhthu lợi nhuận thông qua việc cung ứng những hàng hóa và dịch vụ du lịch có khả năngcạnh tranh để thu hút khách du lịch

+ Đối với chính quyền, du lịch được xem như là một nhân tố thuận lợi đối với nền kinh

tế trong lãnh thổ của mình Chính quyền quan tâm đến số công việc mà du lịch tạo ra, thunhập mà cư dân của mình có thể kiếm được, khối lượng ngoại tệ mà khách du lịch quốc

tế mang vào cũng như những khoản thuế nhận được từ khách và hoạt động kinh doanh

du lịch

+ Đối với cộng đồng cư dân địa phương, du lịch được xem như là một cơ hội để tìm việclàm, tạo thu nhập nhưng đồng thời họ cũng là nhân tố hấp dẫn khách du lịch bởi lònghiếu khách và trình độ văn hóa của họ Ở các điểm du lịch, giữa khách du lịch và cư dânđịa phương luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau Sự tác động này có thể có lợi, có thể cóhại, cũng có thể vừa có lợi vừa có hại

Hình 1.2 Mối quan hệ giữa các chủ thể trong du lịch

Như vậy, cùng với sự phát triển ngành du lịch, khái niệm DU LỊCH cũng có sựphát triển, đi từ hiện tượng đến bản chất Tùy thuộc vào từng góc độ nghiên cứu màngười ta sử dụng khái niệm du lịch với các nội dung khác nhau

nhiệm, phiếu bầu

Môi trườngkinh doanh

Ngân sách

KHÁCHDU LỊCH

Giao lư

u văn hóa

Lòn

g hiế

u

khác h

Việc làm

Ngu

ồn n lự nhâc

Môi

hội

Qbá h.

ảnh địaphư ơng

Trang 7

1.2.1 Khái niệm sản phẩm du lịch

Cũng như các sản phẩm khác, sản phẩm du lịch là sự kết hợp của các yếu tố vậtchất và phi vật chất nhằm thỏa mãn một nhu cầu, mong muốn nào đó Vấn đề của kháiniệm sản phẩm du lịch trước hết là ở chỗ cần xác định sự khác biệt trong cái mà sảnphẩm du lịch mang lại, tức sự khác biệt giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch so với cácsản phẩm khác

Những du khách khác nhau có nhu cầu, mong muốn rất khác nhau đối với chuyến

du lịch Rõ ràng, họ không tìm ở bản thân các hàng hóa, dịch vụ họ mua Chắc hẳnkhông phải là người ta đi du lịch nhằm để được ở khách sạn, được đi máy bay, khônghẳn là để được tiện nghi hơn ở nhà… Có một số khách du lịch muốn tìm ở chuyến đi sựgiải trí, số khác lại tìm ở chuyến đi một cơ hội nâng cao sự hiểu biết, lại có nhữngngười đi du lịch tìm những người bạn mới và những người khác muốn thông quachuyến du lịch để giải tỏa những áp lực tâm lý… Một cách tổng quát, sản phẩm du lịchcung cấp điều gì cho du khách? Khi một du khách bỏ tiền ra đi du lịch, kết thúc chuyến

đi, tiến đã chi tiêu xong, họ được cái gì? Họ mong chờ gì ở chuyến du lịch? Đâu là giátrị sử dụng của sản phẩm du lịch?

Điều chung nhất mà sản phẩm du lịch mang lại cho khách là sự hài lòng về việcđược trải qua một khoản thời gian thú vị tại một nơi mình mong muốn, kết thúc chuyến

đi, điều trải qua sẽ tồn tại trong ký ức của du khách (cũng vì vậy, người ta thường nóibán sản phẩm du lịch là bán giấc mơ cho du khách) Như vậy:

“Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sởkhai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoản thời gianthú vị, một trải nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”

Một cách ngắn gọn hơn, khoản 10, điều 4 Luật Du lịch nước CHXHCN xác định

"Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách dulịch trong chuyến đi du lịch"

Sản phẩm du lịch được định nghĩa như trên là sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, nó là

sự tập hợp tất cả các hàng hóa và dịch vụ tạo nên toàn bộ chuyến đi Mỗi bộ phận của nóthỏa mãn một nhu cầu riêng lẻ nào đó trong chuyến đi, tạo nên các sản phẩm du lịchriêng lẻ Các dịch vụ tham quan, giải trí, đi lại, lưu trú, ăn uống, mua sắm,… cũng lànhững sản phẩm du lịch nhưng là những sản phẩm du lịch riêng lẻ tạo nên sản phẩm dulịch hoàn chỉnh

1.2.2 Cấu trúc của sản phẩm du lịch

Như đã trình bày, sản phẩm du lịch bao gồm những hàng hóa và dịch vụ kết hợpnhau Nói chung, chúng được tạo nên bởi những bộ phận hợp thành sau:

1.2.2.1 D ch v tham quan, gi i trí ịch quốc tế ụ tham quan, giải trí ải trí

Khách du lịch muốn đạt được sự thú vị cao nhất trong suốt các chuyến du lịch củamình Để thỏa mãn họ có thể chọn nhiều khả năng khác nhau: đi tham quan, vãn cảnh,

Trang 8

tìm hiểu và tham quan các di sản văn hóa và di tích lịch sử, chơi hoặc xem thể thao,tham quan viện bảo tàng, tham dự festival, tham quan tượng đài, chơi cờ bạc…Hầu hếtcác hoạt động này được tổ chức trên cơ sở khai thác các giá trị có sẵn của điểm du lịchnhư điều kiện khí hậu, địa hình, các công trình văn hóa,… gọi là tài nguyên du lịch.Dịch vụ tham quan, giải trí là những hoạt động được tổ chức nhằm đáp ứng nhucầu về tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch hoặc làm cho đầu

óc được thảnh thơi thông qua việc tham gia các hoạt động vui chơi

Với hầu hết khách du lịch, chính nhu cầu tham quan, giải trí là lý do khiến người

ta ra khỏi nhà để đi du lịch Với những khách du lịch khác, tranh thủ thực hiện cuộctham quan, giải trí tại điểm đến cũng là nhu cầu rất phổ biến Vì vậy, dịch vụ thamquan, giải trí là một bộ phận không thể thiếu được, là bộ phận thỏa mãn nhu cầu đặctrưng của khách du lịch

Dịch vụ tham quan, giải trí được hình thành trên cơ sở khai thác tài nguyên dulịch Sự hấp dẫn, độc đáo, đa dạng của tài nguyên du lịch và theo đó của dịch vụ thamquan, giải trí tạo nên sức thu hút và lưu giữ khách của điểm đến du lịch

1.2.2.2 D ch v l u trú và ăn u ng ịch quốc tế ụ tham quan, giải trí ư ốc tế

Rời khỏi nhà để tham quan, giải trí,… nhưng cùng ra đi với khách du lịch là nhữngnhu cầu thiết yếu của họ về nghỉ ngơi, ăn uống Vì vậy, họ cần có dịch vụ đảm bảo nơi

ăn ở cho khách du lịch tại nơi đến trong quá trình thực hiện chuyến đi

Dịch vụ lưu trú là những hoạt động nhằm đáp ứng cho khách hàng những nhu cầunghỉ ngơi, ăn uống trong quá trình rời khỏi nhà đi du lịch

Khách du lịch có thể chọn một trong những khả năng: khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, nhàngười quen, …Ngoài ra dịch vụ lưu trú còn bao gồm cả việc cho thuê đất để cắm trại vàcác hình thức quan trọng khác Để thỏa mãn nhu cầu ăn uống, khách du lịch có thể tựmình chuẩn bị bữa ăn, hay đến nhà hàng để ăn, hay được mời

Tuy sức hấp dẫn của một điểm đến du lịch chủ yếu là từ dịch vụ tham quan, giải trínhưng chính dịch vụ lưu trú mới thường mang lại phần thu nhập chủ yếu cho điểm đến

Ý nghĩa của phát triển dịch vụ lưu trú còn ở chỗ, nếu dịch vụ lưu trú của điểm đến cóchất lượng kém hoặc giá cả đắt đỏ, du khách cũng không thể lưu lại lâu và viếng nhiềuđiểm tham quan, giải trí được

Một cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú sẽ có lợi thế cạnh tranh, thường là lợi thếcạnh tranh cốt lõi, khi nó có vị trí gần với tài nguyên du lịch

1.2.2.3 D ch v v n chuy n ịch quốc tế ụ tham quan, giải trí ận chuyển ển

Du lịch gắn liền với sự đi lại Dịch vụ vận chuyển nhằm tạo điều kiện cho khách

du lịch tiếp cận tài nguyên du lịch theo cách mà họ thích, nhưng nói chung là nhanhchóng, tiết kiệm và tiện nghi Nó bao gồm việc đưa du khách từ nơi cư trú đến các điểmđến du lịch và trong phạm vi một điểm đến du lịch Để thực hiện dịch vụ này, người ta

Trang 9

có thể sứ dụng các loại phương tiện vận chuyển khác nhau của đường không, đườngthủy, đường sắt và đường bộ.

Nếu dịch vụ lưu trú là thu nhập chủ yếu của điểm đến thì dịch vụ vận chuyểnthường là phần chi tiêu có tỷ trọng lớn nhất của khách du lịch, nhất là trong trường hợpkhách du lịch quốc tế

1.2.2.4 D ch v mua s m ịch quốc tế ụ tham quan, giải trí ắm

Mua sắm cũng là hình thức giải trí, đồng thời đối với nhiều khách du lịch thì việcmua quà lưu niệm cho chuyến đi là không thể thiếu được Dịch vụ này bao gồm cáchình thức bán lẻ hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, tạp hóa, vải vóc… Nhữngdoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này thường được bố trí ở vị trí gần tài nguyên du lịch

và các cơ sở lưu trú, kinh doanh những mặt hàng gắn liền với hình ảnh của tài nguyên

và điểm đến du lịch

1.2.2.5 Các d ch v trung gian trong du l ch ịch quốc tế ụ tham quan, giải trí ịch quốc tế

Trên đây là bốn bộ phận dịch vụ cơ bản hợp thành sản phảm du lịch Việc phốihợp các bộ phận hợp thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và nhận các dịch vụ nàycủa khách du lịch là quá trình phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro Khách du lịchthường e ngại liệu có thể mua được vé vận chuyển đi và về và đúng thời gian? Điểmtham quan, giải trí nào cần đến, điểm nào không và điểm nào nên xem trước điểm nào?Liệu có thể đăng ký được phòng khách sạn và nên ngủ đâu, ăn ở đâu? Đi lại tại điểmđến, sử dụng phương tiện nào là hợp lý nhất?

Do đó, sự phối hợp này có thể được tiến hành do công ty du lịch tổ chức dưới hìnhthức bán một chương trình phối hợp các sản phẩm du lịch riêng lẻ nhưng cũng có thể

do bản thân khách du lịch tự lo lấy

Với khách tự tổ chức, họ tự nghiên cứu nơi đến, tự đăng ký phương tiện vậnchuyển, nơi ăn, chốn ở…Sở dĩ khách muốn tự tổ chức vì họ là những người có cảmgiác sâu sắc muốn được độc lập và ghét bị lệ thuộc vào một nhóm Khá nhiều khách dulịch cảm thấy thú vị khi tự tìm hiểu và tự tổ chức chuyến đi Trong trường hợp này cácsách hướng dẫn khách du lịch là cơ sở tốt nhất giúp họ lựa chọn các điểm tham quan vàcác cơ sở lưu trú Một phượng diện khác, về lý do kinh tế, là khách du lịch thường nghĩrằng chính một chuyến du lịch tự tổ chức sẽ cho phép họ khám phá nhiều điều hơn vớichi phí ít hơn Thực hiện theo cách này là những khách du lịch có khát khao khám phácao, chấp nhận rủi ro hay tự tin vào khả năng thu xếp của mình Họ thường là khách dulịch thanh niên, sinh viên hoặc những người có nhiều kinh nghiệm du lịch

Đối với một số khách du lịch, nhận thức được những khó khăn trong khi lựa chọn

và sắp xếp theo trình tự hợp lý một loạt các dịch vụ khác nhau tại những nơi xa lạ, cũngnhư e ngại những rủi ro có thể thể xảy ra tại điểm đến, họ sử dụng các chương trình dulịch trọn gói (bảo đảm tất cả những dịch vụ và hàng hóa cần thiết trong suốt thời giancủa chuyến đi) hoặc các chuyến du lịch khô (sec tour- vé khứ hồi và vài đêm ở khách

Trang 10

sạn) Từ đó xuất hiện những công ty đóng vai trò trung gian giữa các doanh nghiệpcung ứng dịch vụ tham quan, giải trí, lưu trú, vận chuyển, và khách du lịch Họ chỉ thugom, sắp xếp các dịch vụ thành một chương trình du lịch và thương mại hóa chúng.Trong thực tế, khách du lịch cũng ý thức rằng chương trình du lịch trọn gói thường rẻhơn rất nhiều so với tự tổ chức.

Dịch vụ trung gian là dịch vụ phối hợp các bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch đểhình thành các một phần hay toàn bộ các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và thươngmại hóa chúng

Trong việc này có 2 hoạt động chính có thể hợp nhất trong hoạt động của mộtdoanh nghiệp lữ hành, hay được chuyên môn hóa hình thành hai loại doanh nghiệp:

* Tour operator (T.O.): thu gom, sắp xếp các dịch vụ riêng lẻ thành một chương trình

du lịch, quảng bá và bán sĩ chúng cho hệ thống các đại lý du lịch

* Đại lý du lịch (Travel agency): Mua lại các chương trình du lịch của Tour operatorbán lại cho khách du lịch Họ cũng thường đảm nhận việc cung cấp thông tin du lịch vànhận một số việc như làm thủ tục VISA, đăng ký giữ chỗ khách sạn, bán vé máy bay,…cho khách

Như đã phân tích trên, toàn bộ các dịch vụ tạo nên sản phẩm du lịch đều dựa vàonguồn tài nguyên du lịch tại điểm đến Dựa vào bản chất và vị trí của tài nguyên dulịch, các cơ sở tham quan, giải trí được hình thành Các dịch vụ này tạo nên sức hútkhách của nơi đến Điều này dẫn đến sự phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống cácphương tiện vận chuyển cho phép tiếp cận tài nguyên du lịch Quy mô và đặc điểmnguồn khách có khả năng thu được xác định số lượng và cấp hạng của hệ thống cơ sởlưu trú tại điểm đến Loại hình, phong cách, vị trí của cơ sở lưu trú cũng chịu tác độngbởi tài nguyên du lịch Đến lượt nó, cùng với hệ thống cơ sở tham quan, giải trí, hệthống cơ sở lưu trú xác định sự phân bố, quy mô và đặc điểm của hệ thống nhà hàng,cửa hàng bán hàng lưu niệm

Một cách đơn giản chúng ta có thể nói:

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ, hàng hóa du lịch

Trực quan hơn, chúng ta có thể mô tả sản phẩm du lịch thông qua Hình 1.3[ CITATION McI90 \p 16 \l 1033 ]:

10

Dịch vụ Dịch vụvậnlưu trú &

chuyểnăn uống

Dịch vụ Dịch vụ mua sắmtham quan,

Trang 11

Hình 1.3: Cấu trúc sản phẩm du lịch

Nguồn: Tourism – Principles, Practices, Philosophies, Robert W McIntosh,

Charles R Goeldner, Nxb John Wiley & Sons, 2001

1.2.3 Những đặc điểm của sản phẩm du lịch

1.2.3.1 Nh ng đ c đi m t tính ch t d ch v c a s n ph m du l ch ững đặc điểm từ tính chất dịch vụ của sản phẩm du lịch ặc điểm từ tính chất dịch vụ của sản phẩm du lịch ển ừ tính chất dịch vụ của sản phẩm du lịch ất dịch vụ của sản phẩm du lịch ịch quốc tế ụ tham quan, giải trí ủa sản phẩm du lịch ải trí ẩm du lịch ịch quốc tế

Mặc dù sản phẩm du lịch là tổng thể những hàng hóa và dịch vụ, "mặc dù sảnphẩm du lịch được hình thành từ tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng cũng như các nguồnlực vật chất khác, nhưng cái mà khách du lịch mua là những trải nghiệm được tạo ra từ

cơ sở hạ tầng và các yếu tố nguồn lực chứ không phải bản thân chúng"[ CITATION a \p

5 \l 1033 ] Đặc điểm dịch vụ của sản phẩm du lịch thể hiện rõ nhất ở chỗ sản phẩm dulịch cũng như dịch vụ nói chung không thể được sản xuất mà không có sự thỏa thuận vàhợp tác của người tiêu dùng và là một sản phẩm dựa trên sự trải nghiệm (an experience-based product), chúng ta phải xem xét nó trong sự không thể tách rời giữa quá trình sảnxuất và quá trình tiêu dùng

Là một loại dịch vụ, sản phẩm du lịch có những đặc điểm sau:

1 Sản phẩm du lịch có tính phi vật thể

Trải nghiệm du lịch mà khách du lịch nhận được là phi vật thể Trong cấu trúc sảnphẩm du lịch, các dịch vụ tham quan, giải trí, vận chuyển cho đến lưu trú, ăn uống về cơbản là chuỗi các hành động, chúng có tính không thể sờ mó được (intagible)

Tính phi vật thể khiến cho việc cung ứng và tiêu dùng dịch vụ có những đặc điểm:

đến chất lượng sản phẩm vật chất khá đồng nhất Nhưng trong dịch vụ, chất lượngdịch vụ phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người, bao gồm cả kỹ năng và thái độphục vụ của nhân viên lẫn kinh nghiệm sử dụng dịch vụ và sự hợp tác của kháchhàng Khó có thể đòi hỏi thao tác của nhân viên luôn luôn có độ chuẩn mực chínhxác Đã vậy, thái độ phục vụ của nhân viên bị chi phối bởi các yếu tố bất định nhưtình trạng tâm lý, tình cảm, sức khỏe,… của họ và thái độ của khách hàng Đặcđiểm này dẫn đến những khó khăn trong quản lý chất lượng dịch vụ Để quản lý

Dịch vụ Dịch vụvậnlưu trú &

chuyểnăn uống

Dịch vụ Dịch vụ mua sắmtham quan,giải trí

TÀI NGUYÊ

N H ỊC DU L

Marketing

Market ing

Trang 12

chất lượng tốt, giải pháp thường được sử dụng là xây dựng các chuẩn mực chấtlượng cụ thể cho từng hoạt động phục vụ trên cơ sở xây dựng quy trình phục vụhết sức chi tiết.

có một cảm nhận chung về chất lượng và thường là khá mơ hồ Khi được hỏi vềchất lượng của một sản phẩm vật chất, một chiếc xe gắn máy chẳng hạn, kháchhàng dễ dàng chỉ ra những mặt được và chưa được của sản phẩm Trong dịch vụ,tuy có thể đánh giá chất lượng chung của dịch vụ, chẳng hạn khách hàng có thểđánh giá rằng nhà hàng A là sang, nhưng họ thường sẽ lúng túng khi được hỏi nhàhàng A sang ở những chỗ nào Vì cảm nhận chất lượng dịch vụ là cảm giác chungnên trong chuỗi hành động tạo nên dịch vụ, chỉ cần một vài hành động không đạtyêu cầu, khách hàng sẽ đánh giá kém về chất lượng của toàn bộ dịch vụ Xác địnhcác điểm nhạy cảm, quản lý chặt chất lượng ở những điểm này là cần thiết

mới, hay quy trình phục vụ độc đáo dễ bị sao chép vì chúng ta không thể gắnthương hiệu lên những sản phẩm này Từ đó, người tiêu dùng tin tưởng vàothương hiệu của Công ty hơn là thương hiệu của sản phẩm Tên của một chươngtrình du lịch cụ thể ít ý nghĩa hơn tên công ty cung cấp chương trình đó Xây dựngthương hiệu chung của Công ty, thường xuyên đổi mới sản phẩm là yêu cầu củakinh doanh du lịch Ngoài ra, vì đặc điểm này, chúng ta cần chú trọng các bằngchứng vật chất và vật thể hóa các thông tin quảng bá;…

2 Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra cùng lúc, cùng nơi

Do tính phi vật thể, dịch vụ khó có thể thể vận chuyển, đặc biệt là sản phẩm dulịch, các sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên du lịch, khách du lịch phải đến nơicung ứng để thụ hưởng Mặt khác, chỉ với sự có mặt và yêu cầu tiêu dùng dịch vụ củakhách quá trình cung ứng dịch vụ mới được khởi động Điều này làm cho việc sản xuất

và tiêu dùng dịch vụ diễn ra cùng lúc, cùng nơi và dẫn đến:

phẩm bị mất hoàn toàn Điều này đặc biệt quan trọng đối với những ngành mà tỷtrọng chi phí cố định lớn như ngành khách sạn, nhà hàng, giải trí, vận chuyển hàngkhông…Điều này dẫn đến yêu cầu khai thác công suất thiết kế là yêu cầu sống còncủa doanh nghiệp du lịch;

dịch vụ, vấn đề dăng ký giữ chỗ là cực kỳ quan trọng Nó được coi là sự dự trữlượng cầu, bảo đảm sự điều chuyển cầu tương thích với lượng cung cố định;

sản xuất, trước khi bán cho khách hàng tiêu dùng Trong dịch vụ, chúng ta khôngthể đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi nó được tiêu dùng Quản lý chất lượngtoàn bộ quá trình là cần thiết trong kinh doanh du lịch

Trang 13

3 Sự tham gia của khách hàng trong quá trình tạo ra và đánh giá chất lượng dịch vụ

Do không vận chuyển được, khách hàng phải có mặt trong nơi sản xuất dịch vụ,không những thế, họ còn tham gia vào quá trình tạo ra dịch vụ Vì vậy, chất lượng dịch

vụ còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ và sự hợp tác của khách hàng Nhưng rủithay, kinh nghiệm, trình độ và sự hợp tác của khách hàng là những biến số mà doanhnghiệp không thể kiểm soát được

Sự tham gia của khách hàng khiến:

dung quan trọng trong quản trị cung ứng dịch vụ;

khách hàng về chất lượng dịch vụ;

1.2.3.2 Nh ng đ c đi m riêng có c a s n ph m du l ch ững đặc điểm từ tính chất dịch vụ của sản phẩm du lịch ặc điểm từ tính chất dịch vụ của sản phẩm du lịch ển ủa sản phẩm du lịch ải trí ẩm du lịch ịch quốc tế

Bên cạnh những đặc điểm xuất phát từ bản chất dịch vụ, sản phẩm du lịch cónhững đặc điểm riêng có của nó: Sản phẩm du lịch thỏa mãn những nhu cầu cấp cao củacon người; Việc tiêu thụ sản phẩm du lịch xảy ra ở bên ngoài của môi trường gia đìnhcủa người mua; Mặc dù du lịch là một ngành công nghiệp dịch vụ nhưng nó không hoàntoàn vô hình, du lịch dựa trên một tập hợp các cơ sở hạ tầng vật chất và nguồn lực vậtchất

1 Sản phẩm du lịch thỏa mản những nhu cầu đặc biệt và thứ yếu của con người

Sản phẩm du lịch thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt như nhu cầu hiểu biết kho tàngvăn hóa lịch sử, nhu cầu thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, nhu cầu gặp gỡ người thân,…

Đó là những nhu cầu riêng có của con người, nằm ở lớp trên trong Tháp nhu cầu

yếu thỏa mãn nhu cầu ăn, ở, đi lại…, nhưng mục đích chính của chuyến du lịch là nhằmthỏa mãn những nhu cầu cấp cao Ngoài ra, sản phẩm du lịch là những trải nghiệm vàviệc tiêu dùng nó đòi hỏi chi phí thời gian Từ đó,

chất lượng phục vụ, thường cao hơn mức bình thường hàng ngày của họ;

về những tác động tiêu cực có thể có do hoạt động du lịch của họ;

lớn sau khi đã được dùng để đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu;

1

Theo Abraham Maslow, trong bài viết A Theory of Human Motivation (Psychological Review 50

(1943):370-96), nhu cầu của con người rất đa dạng, có thể chia thành 5 tầng theo thứ tự từ thấp đến cao: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu phát triển bản thân; chỉ khi nào những nhu cầu lớp dưới được thỏa mãn về cơ bản, nhu cầu kế bên trên nó sẽ nổi lên bề mặt ý thức và quyết định thái độ

Trang 14

 Nếu việc mua hàng hóa thông thường chỉ bị ràng buộc bởi đường ngân sách thìviệc mua sản phẩm du lịch còn bị ràng buộc thêm bởi quỹ thời gian rảnh dành cho

du lịch;

kiện an toàn, an ninh;

2 Sản phẩm du lịch sử dụng cả những nguồn lực khan hiếm và không khan hiếm

Kinh tế học giải quyết việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm Tuynhiên, trong du lịch, các tài nguyên du lịch như thắng cảnh, di tích tham quan, khí hậu dễchịu, lòng hiếu khách của cư dân địa phương,… là những nguồn lực không khan hiếmhoặc ít khan hiếm Việc tiêu dùng của du khách này không hoặc ít ảnh hưởng đến sự tiêudùng của du khách khác Từ đó,

bán vé tham quan thì việc định giá không theo các quy luật kinh tế thông thường,

nó có thể chỉ được sử dụng để hạn chế lượng khách, để hỗ trợ cho kinh phí hoạtđộng và bảo tồn,…

tình trạng ảnh hưởng đến sự khai thác lâu dài Phát triển du lịch bền vững là vấn

đề phải luôn được đặt ra trong chiến lược phát triển của các điểm đến

3 Sản phẩm du lịch được tiêu dùng chủ yếu ở địa điểm ngoài nơi cư trú thường xuyên của khách du lịch

Đặc thù này cần xem xét trên hai khía cạnh Thứ nhất, nơi cư trú và nơi đến của dukhách thường xa nhau về không gian, khác biệt về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội.Tùy đặc điểm tâm lý của khách, hướng ngoại hay hướng nội, mà sự khác biệt nói trên làthu hút hay cản trở du lịch và chi phí tài chính, thời gian và sức khỏe để đi từ vùng gửikhách đến vùng nhận khách là biến số âm tính ảnh hưởng đến dòng khách (hai vấn đềnày sẽ lần lượt được phân tích sâu hơn ở chương 3) Thứ hai, do dịch vụ du lịch gắn liềnvới sự tương tác giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất nên bản chất di động của du lịchđòi hỏi phải xem xét tiến trình tiêu dùng và vì vậy cả tiến trình sản xuất theo thời gian vàkhông gian Tại mỗi nơi, mỗi lúc, chúng ta xem xét việc làm thế nào các yếu tố khácnhau của tiêu thụ và sản xuất đến với nhau tạo ra những trải nghiệm khác nhau và do đókết quả khác nhau cho người tiêu dùng và nhà sản xuất Để hiểu được tính phức tạp và đadạng của sản phẩm du lịch, nhiều nhà nghiên cứu sử dụng khái niệm về hệ thống khônggian của du lịch Theo Cooper và Hall, hệ thống này bao gồm 4 thành phần:

khách du lịch Nó cũng là nơi bắt đầu và kết thúc chuyến đi

thăm Nó cũng là nơi tạo ra phần cốt lõi của sản phẩm du lịch

Trang 15

 Môi trường: Các yếu tố chung quanh của 3 vùng trên.

[ CITATION a \p 6 \l 1033 ]Trong khi điểm đến là tâm điểm của các hoạt động du lịch, du lịch sẽ chịu tácđộng bởi tất cả các yếu tố của hệ thống du lịch Tất cả chúng đều tác động đến sức thuhút của một vùng du lịch đến một vùng gửi khách nhất định Do trong hệ thống này, ởmỗi thành phần khác nhau, khách du lịch có những hành động khác nhau và vì vậy cócác đơn vị cung ứng khác nhau

Bảng 1.1 Những hoạt động cơ bản tại các thành phần của hệ thống không gian DL

5 Hồi tưởng về chuyến đi và

bổ sung kinh nghiệm cho

quyết định du lịch sau này

2 Hành trình đến vùngnhận khách

Tiện nghi và các điểm tham quan, giải trí

[ CITATION Phi12 \l 1033 ]), mà còn chỉ ra định hướng hoạt động của người cung ứng

dịch vụ du lịch tại từng thành phần trong hệ thống trong phục vụ dòng khách du lịch giữahai vùng

4 Việc cung ứng sản phẩm du lịch liên quan đến nhiều đơn vị thuộc nhiều ngành khác nhau và diễn ra trên địa bàn rất rộng

Do việc tiêu thụ sản phẩm diễn ra ngoài căn nhà của họ cho nên trong quá trìnhthực hiện chuyến đi để thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, họ cần có những sản phẩm,

Trang 16

dịch vụ khác nhau thỏa mãn những nhu cầu hết sức đa dạng trong cuộc sống thườngngày của khách du lịch Vì vậy, trong sản phẩm du lịch có các hàng hóa, dịch vụ của cácngành có các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật rất khác nhau: ngành giao thông vận chuyểnhành khách, lưu trú, ăn uống, văn hóa, thể thao, giải trí, ngành tiểu thủ công mỹ nghệ,…Việc đi lại của du khách gắn liền với yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, sinhhoạt hàng ngày của du khách trong chuyến đi gắn liền với yêu cầu phát triển hệ thốngthông tin liên lạc, an ninh và y tế Đối với khách du lịch quốc tế, việc đi lại xuyên quốcgia còn đòi hỏi sự phát triển và phối hợp của ngành hải quan, xuất nhập cảnh,… Hơnnữa, hành trình du lịch nối liền các điểm tham quan, giải trí kéo dài qua các địa phươngkhác nhau đòi hỏi sự phối hợp, liên kết các hoạt động trên giữa các quốc gia, tỉnh, huyệnkhác nhau.

Từ đó,

ra khỏi giới hạn của ngành du lịch,

chính khó đảm đương được việc tổ chức, quản lý quá trình phát triển du lịch của

hệ thống tuyến điểm du lịch Vì vậy, một mô hình quản lý đặc thù, cluster chẳnghạn (trong du lịch là DMO: Destination Management Organisation), được một sốnơi áp dụng thông qua việc hình thành một Hội đồng mà thành viên sẽ bao gồmđại diện chính quyền một số địa phương, đại diện cơ quan quản lý nhà nước cácngành có liên quan, các doanh nghiệp du lịch và các tổ chức tư vấn du lịch và đạidiện các cộng đồng cư dân các địa phương

5 Việc kinh doanh sản phẩm du lịch có tính thời vụ

Trong du lịch, lượng cầu biến động có tính chu kỳ theo mùa vụ Trong khi đó,lượng cung khá ổn định trong thời gian tương đối dài Điều đó dẫn đến có lúc cungkhông đáp ứng được cầu du lịch, có lúc cầu du lịch quá thấp so với khả năng cungứng của nguồn cung Hiện tượng này gọi là tính thời vụ trong kinh doanh du lịch.Hiện tượng này làm cho du lịch giữ một khối lượng lớn các nguồn lực xã hội nhưngkhông khai thác đầy đủ Tính thời vụ càng căng thẳng, hiệu quả kinh doanh du lịchcàng thấp Từ đó, thực hiện các giải pháp hạn chế tính thời vụ luôn là sự quan tâm củacác nhà quản lý vùng du lịch và doanh nghiệp du lịch Đặc điểm này sẽ được nghiêncứu chi tiết hơn trong chương 3

1.3 CÁC NGUỒN LỰC TRONG DU LỊCH

1.3.1 Các nguồn lực

Một cách phổ biến các nhà kinh tế chia các nguồn lực thành hai nhóm: các nguồn

lực không khan hiếm (free resources) là các nguồn lực mà sẵn có đến nổi không cần phải

có một cơ chế phân bố sử dụng chúng và các nguồn lực khan hiếm (scarce resources) là

các nguồn lực mà nguồn cung của chúng nói chung bị giới hạn trong việc đáp ứng các

Trang 17

nhu cầu hiện tại và tương lai Các nguồn lực khan hiếm có thể được chia thành các nhómnhỏ hơn, điển hình như sự phân chia của Norton[ CITATION Nor84 \l 1033 ]:

Dù là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường hay theo cơ chế kế hoạch hóatập trung, vấn đề của kinh tế học là nghiên cứu các quyết định phân bố và sử dụng cácnguồn lực khan hiếm Trong phân bố nguồn lực, vấn đề gồm cả việc phân bố nguồn lựcgiữa hoạt động sản xuất kinh doanh - không sản xuất kinh doanh, giữa các ngành, trongmột ngành và trong một doanh nghiệp

Chẳng hạn, chính phủ, các ngành và các áp lực nhóm có thể thương lượng về mộtvùng đất để ra quyết định sử dụng vùng đất đó xây dựng vườn quốc gia (không kinhdoanh) hay để khai thác khoáng sản, nông nghiệp hay du lịch (lựa chọn giữa các ngành)

Trong cấp độ một ngành, các doanh nghiệp cạnh tranh để tìm kiếm nhiều hay íthơn nguồn lực dành cho mình Chẳng hạn, các khách sạn và nhà hàng có thể cạnh tranhbằng cách đưa ra một mức lương hấp dẫn để có được một cán bộ quản lý giỏi - mộtnguồn lực lao động có kỹ năng

Trong cấp độ tác nghiệp sản xuất, vẫn có sự cạnh tranh các nguồn lực khan hiếm

và cần có sự phân bố các nguồn lực này: Một Văn phòng du lịch quốc gia phải cân nhắcgiữa việc chi tiêu tất cả ngân sách quảng cáo của nó cho phương tiện quảng cáo videohay phối hợp giữa tập gấp và poster hay phương tiện khác

Vì vậy, kinh tế du lịch phải giải quyết các câu hỏi sau:

cạnh tranh nguồn lực khan hiếm?

dụng nguồn lực giữa các doanh nghiệp du lịch?

một nguồn lực nào đó cho du lịch?

1.3.2 Các nguồn lực du lịch

Từ định nghĩa và phân tích ở trên, chúng ta thấy ngay có hai vấn đề cần giải quyết:

có sự không phù hợp giữa nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng vềnhững gì "sản phẩm" du lịch tạo thành

2

Chi phí cơ hội trong việc sử dụng nguồn lực cho du lịch là cơ hội mất đi khi không sử dụng nguồn lực này cho hoạt động tốt nhất kế tiếp có thể có

Trang 18

 Đâu là đặc điểm của phân bố và sử dụng nguồn lực du lịch? Đặt ra vấn đề này vì

lực không khan hiếm

Có sự khác biệt về nguồn lực du lịch giữa quan điểm của doanh nghiệp và của du

khách: Các doanh nghiệp du lịch sử dụng chủ yếu là các nguồn khan hiếm để tạo ra các hàng hóa dịch vụ bán cho khách; trong khi du khách có thể tiêu dùng các "sản phẩm"

miễn phí tạo ra từ nguồn lực không khan hiếm và đây lại là điều chủ yếu trong thu hút khách đến vùng du lịch.

Xét từ du khách, trong khi mọi người đồng ý rằng trong thế giới ngày nay thực sự

có rất ít, nếu không muốn nói là không có nguồn lực không khan hiếm nào còn tồn tại(thực tế là bất kỳ hoạt động nào của con người đáp ứng một nhu cầu nào đó trên thế giớinày chắc chắn rằng có ai đó, vào lúc nào đó sẽ phải trả tiền cho điều này), nhưng như đãnói ở trên, sản phẩm du lịch bao gồm một khối lượng đáng kể hàng hóa công Chẳnghạn, nếu một gia đình làm một chuyến cắm trại bằng ô tô vào trái mùa du lịch, họ có thể

sử dụng hệ thống đường sá, công viên quốc gia hay công viên công cộng, bãi biển và họ

có thể "tiêu dùng" phong cảnh bằng cách ngắm chúng hay chụp ảnh chúng, mà khônglàm ảnh hưởng tí nào đến sự thưởng thức phong cảnh của người khác Dĩ nhiên, nếucũng gia đình này đi vào mùa đông khách nhất, có thể chi phí cơ hội sẽ xuất hiện do gây

ra hiện tượng kẹt xe, quá tải ở điểm đến và làm hỏng phong cảnh

Xét từ doanh nghiệp, các nhà cung ứng du lịch cũng sẽ sử dụng các bộ kết hợp cácnguồn lực khan hiếm tương tự như những doanh nghiệp khác Ở đây, chúng ta có những

nỗ lực khác nhau để liệt kê và phân loại những nguồn lực này như trong Hình 1.4

Hình 1.4 chỉ ra rằng du lịch thường được xây dựng trên cơ sở sự phối hợp giữanhững nguồn lực không khan hiếm và những nguồn lực khan hiếm thuộc sở hữu tư nhânhay xã hội Như vậy, ở đây có sự phối hợp để hình thành nên cái mà du khách cảm nhậnnhư là sản phẩm mà họ tiêu dùng và cái mà các nhà cung ứng đang sản xuất

Một cách tách biệt, để phân biệt cơ sở nguồn lực sử dụng, người ta phân loại thành

những sản phẩm trên cơ sở nguồn lực (resource-basis) là những sản phẩm, những điểm

du lịch độc đáo được tạo nên bởi những nguồn lực không khan hiếm và thường là tàinguyên du lịch như tài nguyên tự nhiên hay di sản văn hóa lịch sử, ví dụ những vùng núi,

những vùng sinh thái quý hiếm hay di sản kiến trúc kinh thành Huế và những sản phẩm định hướng người sử dụng (user-orientation) chỉ những sản phẩm được đầu tư xây dựng

nhằm mục tiêu cho du khách sử dụng, ví dụ các công viên giải trí hay khách sạn, nhàhàng, trung tâm hội nghị

Các nguồn lực khan hiếm

3

Hàng hóa công ở đây có thể được định nghĩa như là những tiện nghi ở dưới mức sử dụng mà một người

có thể sử dụng chúng nhưng không làm giảm khả năng sử dụng của những người khác Đây là tình trạng chi phí cơ hội bằng zéro (Samuelson 1989)

18

Lao động và khả năng quản lý

Vốn

Các phương tiện công (vd: đường

sá, cơ sở hạ

Các phương tiện tư

Trang 19

Hình 1.4: Các nguồn lực chủ yếu trong du lịch

Mặc dù vậy, hầu hết những sản phẩm du lịch thành công không hoàn toàn thuộcloại này hay loại kia Đối với khu nghỉ dưỡng, Bà Nà chẳng hạn, một ngọn núi có địahình tốt là cần thiết nhưng vẫn cần có những đầu tư định hướng chuyên biệt vào dukhách trong xây dựng đường sá, cáp treo và cơ sở lưu trú cũng như đường trượt Đối vớimột trung tâm hội nghị, sự thành công của nó sẽ thuận lợi hơn nếu nó được xây dựng ởmột địa phương có danh thắng hay có những di sản văn hóa hấp dẫn

+ Tỷ suất kỹ thuật thay thế biên (MRTS):

Lý thuyết kinh tế học cổ điển đã chỉ ra rằng ở một trình độ công nghệ nhất định vànhững thứ khác không đổi, số lượng nguồn lực sử dụng phụ thuộc vào năng suất biên của

4

Khí hậu, thắng cảnh, di sản văn hóa (bao gồm cả phong tục, tập quán)

Các phương tiện công (vd: đường

sá, cơ sở hạ tầng)

Các phương tiện tư

Đất đai

Mặt bằng, đặc biệt là địa hình với các thuộc tính của nó như phong cảnh và các cơ sở cho hoạt động (vd: bãi biển, dốc trượt tuyết, các

Trang 20

Cũng như các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác, doanh nghiệp du lịch

sử dụng các nguồn lực khan hiếm và họ cũng phải luôn cố đạt đến một MRTS cho phépphối hợp hiệu quả các nguồn lực Một vài kỹ thuật phân tích phức tạp như lý thuyết sảnxuất tân cổ điển và phân tích hoạt động sẽ được triển khai ở chương 04, nhưng rõ ràngngay cả ở cấp độ đơn giản, chúng ta cũng có thể thấy các doanh nghiệp du lịch kiên trìtìm kiếm một khả năng phối hợp tối ưu các nguồn lực Chẳng hạn, một khách sạn 'phongcách quốc tế' tiêu chuẩn như Holiday Inn có thể vận hành một cơ sở ở Mỹ hay Châu Âuvới tỷ lệ nhân viên trên một khách là 1:2 hay thậm chí 2:5 Trong một quốc gia châu Á

có mức lương thấp như Việt Nam, tỷ lệ này có thể là 1:1 hay cao hơn Những cơ sở lưutrú ở các quốc gia có mức lương cao như Mỹ và Châu Âu, có thể có đầu tư cao hơn vàocác trang thiết bị từ thang máy tự động đến giặt là khách tự phục vụ và các thiết bị chếbiến món ăn tiết kiệm lao động

Nhiều doanh nghiệp du lịch phải thường xuyên đưa ra các chọn lựa của mình vì họ

có phạm vi lựa chọn phối hợp các nguồn lực rất rộng kể cả trong phạm vi ngành và đoạnthị trường Từ đó, khó có một giải pháp chung nhằm xác định đâu là cách phối hợpnguồn lực tốt nhất Trong khía cạnh này, du lịch rất khác ngành luyện kim chẳng hạn.Trong ngành luyện kim, thông qua tỷ lệ hóa cạnh tranh và trạng thái bảo hòa mà có mộtkhuôn mẫu về sự phối hợp các nguồn lực rõ ràng giống nhau giữa các doanh nghiệp vàgiữa các quốc gia

Tuy nhiên, sự phối hợp các nguồn lực trong du lịch cũng có những khác biệt.Trong du lịch nói chung, một vài nguồn lực là duy nhất hoặc khác biệt đến nổichúng không thể thay thế được Để cung ứng một trải nghiệm du lịch giống hệt hay đồngnhất với chuyến tham quan Vịnh Hạ Long hay Thánh địa Mỹ Sơn sẽ là không thể vàkhông kinh tế Những nguồn lực như vậy thường là phần đế của "cây" các yếu tố nguồnlực trong Hình 1.4 Cũng có những cố gắng để dùng vốn thay thế cho loại nguồn lực này,chẳng hạn ở Townsville, Úc, một khu phức hợp bờ biển mô phỏng kỳ quan vỉa san hôngầm Great Barrier Reef - nhưng hầu hết các nguồn lực cơ sở đều ít nhiều không thểthay thế

Ngoài ra, chúng ta có thể xác định một vài nét khác biệt nhỏ giữa du lịch và cáchoạt động khác như sau:

Trước hết, hoạt động du lịch ở điểm đến thường sử dụng một khối lượng to lớn đất

đai, hay chính xác hơn, những điều kiện thuận lợi (facilities)(vị trí và đường đi đến thuận lợi) và thuộc tính (attributes) (cảnh quan đẹp, hệ động thực vật phong phú, điều kiện tổ

chức hoạt động giải trí…) của đất 'Đất đai' ở đây bao gồm địa hình, hệ động thực vật,mặt nước và thắng cảnh cũng như nhu cầu không gian đơn thuần Đôi khi, du lịch mâu

Ví dụ chỉ với hai yếu tố nguồn lực đầu vào là lao động và vốn Năng suất biên của lao động là MP L , chi phí của đơn vị lao động (mức lương) là w, năng suất biên của vốn là MP K , chi phí sử dụng cho mỗi đơn vị vốn là r, sự phối hợp tối ưu hai yếu tố nguồn lực này là lựa chọn thỏa mãn điều kiện MP L /w = MP K /r Bạn đọc có thể đọc thêm về vấn đề này ở [ CITATION LêT06 \p 129 \l 1033 ] hay

[ CITATION Rob99 \p 238-239 \l 1033 ]

Trang 21

thuẩn một cách căng thẳng với những nhu cầu sử dụng khác, chẳng hạn, tại cảng Tiên Sa,

Đà Nẵng, việc dành riêng một khoảng cho cảng hành khách sẽ chiếm chỗ của cảng hànghóa, những du thuyền và ván lướt có thể giành chỗ đi lại của thuyền vận tải thương mại.Trong trường hợp này, chúng ta phải xem xét đến chi phí cơ hội của việc sử dụng đất của

du lịch nhằm bố trí tại một nơi khác, có thể có ít hoặc không có mâu thuẩn với các nhucầu sử dụng khác - một bãi biển dành cho môn lướt sóng, hay một khu vực hoang sơ, đẹpnhưng hẻo lánh không có tài nguyên khoáng sản có thể chỉ có ích cho du lịch

Thứ hai, so với nhiều ngành khác, du lịch có nhu cầu tuyển dụng lao động nhiềumột cách tương đối, kể cả ở địa phương gửi khách và nhận khách Đặc điểm này mộtphần xuất phát từ lịch sử, như truyền thống, ngành khách sạn và ăn uống đã dựa vàonguyên tắc về sự phục vụ thông qua tiếp xúc của con người là quan trọng hơn phục vụbởi thiết bị Các khách sạn sang trọng hiện nay có cấu trúc nhân viên được hình thành từkiểu phục vụ trong nhà kiểu quý tộc của thế kỷ trước, và tỷ lệ nhân viên trên phòng vànhân viên trên khách vẫn được xem là sự đo lường rõ ràng của chất lượng Tầm quantrọng của yếu tố phục vụ bởi con người được nhấn mạnh một cách phổ biến cả trongkhách sạn sang trọng lẫn công ty lữ hành hay hãng hàng không hoặc quầy bán hàng lưuniệm Dễ thấy rằng hầu hết du khách thích tiếp xúc và phục vụ hơn là tự động hóa hoặc

tự phục vụ - trừ phi có một sự bù đắp như là giá thấp hay lợi ích về "tự do" to lớn Mặc

dù vậy, những tiến bộ kỹ thuật mang lại những thay đổi tỷ suất thay thế kỹ thuật biên(MRTS) trong du lịch theo cùng một cách mà những ngành khác cũng đang có xu hướng

ít sử dụng lao động hơn, đặc biệt trong hoạt động không tiếp xúc với khách hàng như tựđộng hóa trong đăng ký giữ chỗ và bán vé

Thứ ba, du lịch huy động nguồn lực thuộc sở hữu của chính du khách Đó là thờigian Không như việc mua các hàng hóa thông thường, việc tiêu dùng du lịch đòi hỏi dukhách phải chi tiêu cả tiền bạc và thời gian Không như tiền mà du khách phải trả để cóđược những dịch vụ và hàng hóa, thời gian chỉ đơn thuần là chi phí của khách mà doanhnghiệp không thu được gì Hầu hết đây là thời gian rảnh mà con người sử dụng một cách

tự nguyện cho du lịch, khi mà lợi ích của việc sử dụng thời gian này cho các hoạt độngkhác thấp, tức chi phí cơ hội thấp, nhưng trong nhiều trường hợp, đó có thể là những chitiêu bất đắc dĩ, đặc biệt là du lịch giải trí (mundane tourism) và trong chờ đợi giao thôngcông cộng Khi chi phí cơ hội là đủ lớn, người tiêu dùng có thể đi du lịch ngắn ngày hoặckhông đi hay chấp nhận chi tiêu những nguồn lực khác để tiết kiệm thời gian Doanh sốthành công của dịch vụ bay xuyên đại dương của Concorde, cùng với dịch vụ vận chuyểnbằng trực thăng, được bán ở mức giá cao là minh chứng cho điều này

1.3.4 Điều hòa nguồn lực và giá cả yếu tố sản xuất đầu vào

Trong nền kinh tế thị trường và trong hầu hết các nền kinh tế kế hoạch hóa tậptrung, các hình thức của cơ chế định giá là tiêu chuẩn giúp xác định những nguồn lựckhan hiếm Trong nền kinh tế thị trường, nguồn lực có thể thuộc sở hữu tư nhân hoặccông ty và chúng sẽ được cung cấp cho những đơn vị khác sử dụng sản xuất với giá tốt

Trang 22

nhất trong các điều kiện khác không đổi Những nhà kinh tế gọi những nguồn lực như

vậy là yếu tố sản xuất và giá cả của chúng là giá cả yếu tố sản xuất (reward) Chẳng hạn,

đất đai được cung cấp cho mục đích sản xuất thu được tiền cho thuê, người lao độngnhận được lương, vốn thu được lãi suất và doanh nghiệp có được lợi nhuận,… được coi

là giá cả của nguồn lực sử dụng Ngoài ra, chính quyền có thể đòi hỏi điều hòa các nguồnlực sử dụng cho phúc lợi xã hội hay những mục đích phi kinh tế - đây là trường hợp phổbiến trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nơi Nhà nước sở hữu một bộ phận hay toàn bộcác nguồn lực sản xuất

Chúng ta cũng thường thấy rằng trong du lịch, các yếu tố sản xuất thường khôngkiếm được giá cả tốt nhất Nói cách khác, trong các ngành khác, nó có thể kiếm được giá

cả cao hơn Tai sao như vậy? Chúng ta sẽ phân tích chu đáo hơn ở phần sau về vai tròkinh tế của du lịch, nhưng chúng ta có thể xác định một cách ngắn gọn qua một vài lý donhư sau:

việc và đầu tư trong đó, vì vậy mà:

- Nó có thể thu hút nhiều nhà cung ứng yếu tố sản xuất hơn những ngànhcông nghiệp không có hình ảnh tốt (less well-perceived industry);

- Những người cung ứng nguồn lực có xu hướng cân bằng những thu nhậpbằng tiền với những xem xét phi tiền tệ khác Chẳng hạn, một giám đốc cóthể vui vẻ làm việc với mức lương thấp hơn ở một resort ven biển dễ chịuhơn là lương cao ở một công trường xây dựng hay nhà máy dệt ồn ào

được xem, có lẽ là sai lầm, đơn giản và đòi hỏi ít kỹ năng hơn các ngành khác Do

đó, du lịch dễ thu hút những người rút vốn hay nghỉ việc từ những lĩnh vực khác

Họ mua một quán bar, một nhà nghỉ hay kinh doanh lữ hành chẳng hạn Nếu tìnhtrạng tài chính của họ mạnh, tối ưu về thu nhập từ du lịch không phải là kỳ vọnglớn nhất của họ

cạnh tranh so với các ngành khác vì chỉ sử dụng một khoảng thời gian trong năm

ngành khác, vì vậy sự cạnh tranh giành nguồn lực với các ngành khác là tối thiểu,

do đó, giá cả yếu tố sản xuất thường thấp Một thành phố công nghiệp

Thêm vào những vấn đề trên, nhiều chính phủ đang mở rộng những kiểm tra với

du lịch và việc sử dụng nguồn lực trong du lịch vì những lý do kinh tế, xã hội và môitrường Sự điều chỉnh này có thể trực tiếp, như là cấm phát triển hay hạn chế số lượngngoại tệ sử dụng để mua thiết bị nhập khẩu; hoặc có thể gián tiếp như áp đặt thuế đặcbiệt hoặc tác động đến sự phát triển trên khía cạnh cầu Trong bất kỳ tình huống nào, các

Trang 23

chính quyền trên toàn thế giới đã nhận thức được tầm quan trọng của du lịch như là mộthoạt động nhân văn, và như bất kỳ hoạt động nào khác, họ muốn giữ nó trong trật tự.1.4 ĐIỂM THU HÚT VÀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

1.4.1 Điểm du lịch (Điểm thu hút (attraction))

Như đã trình bày trong khái niệm về sản phẩm du lịch, khi rời khỏi nhà khách dulịch có nhu cầu đặc trưng, nhu cầu thiết yếu và nhu cầu bổ sung Trong đó, nhu cầu đặctrưng tạo nên sự thúc bách du khách phải rời khỏi nhà và các địa phương phát triển dulịch sẽ tổ chức các địa điểm tham quan, giải trí để tạo nên sức thu hút du khách Đó lànhững điểm du lịch

Mục 8 điều 3 Luật du lịch Việt Nam định nghĩa "Điểm du lịch là nơi có tài nguyên

du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch"

Khái niệm này thống nhất với thuật ngữ attraction - điểm thu hút mà nhiều tác giảđưa ra Chẳng hạn, trong tác phẩm "The Development and Management of VisitorAttractions", John Swarbrooke đã định nghĩa điểm thu hút là:

Một nơi đến được hình thành và hoạt động lâu dài với mục đích chủ yếu là chophép công chúng vào để giải trí, thư giãn, học hỏi Cơ sở ấy phải phục vụ chocông chúng không cần giữ chỗ trước trong những khoảng thời gian công bố trướctrong năm và có khả năng thu hút khách tham quan cũng như cư dân địa phương [CITATION Swa99 \p 4 \l 1033 ]

Cũng theo John Swarbrooke, điểm thu hút là một cơ sở đơn lẻ hay một khu vực địa

lý quy mô nhỏ được xác định rõ ranh giới Nó cho phép và thúc đẩy việc thu hút một sốlượng lớn người từ nơi xa và cả dân địa phương đến để tham quan, giải trí trong mộtkhoảng thời gian ngắn, có giới hạn Từ đó, John Swarbrooke chia ra:

được sử dụng để thu hút khách (các công trình kiến trúc đền đài, lăng tẩm,…)

Trang 24

(destination) là một khu vực rộng lớn hơn bao gồm nhiều điểm thu hút khác nhau kết hợpvới những dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ hỗ trợ khác mà du khách đòi hỏi.

Cũng trên quan điểm đó, S Medlik trong "Dictionary of Travel, Tourism andHospitality", đã xác định:

Điểm đến du lịch là các quốc gia, các vùng, các thành phố và các khu vực khác cókhả năng thu hút khách, là địa bàn chủ yếu của các hoạt động du lịch và có xuhướng thu hoạch được hầu hết các chi tiêu và thời gian của du khách Nó là nơitập trung chủ yếu của các điểm thu hút, hệ thống lưu trú, các cơ sở vật chất và cácdịch vụ du lịch khác, là nơi xảy ra các tác động chủ yếu về kinh tế, xã hội, tựnhiên của du lịch [ CITATION Med96 \p 250 \l 1033 ]

Như vậy, theo các định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu Hoàng thành Huế, phố cổHội An, Viện bảo tàng Chăm,… là những điểm du lịch, thành phố Huế, thành phố ĐàNẵng, nước Việt Nam hay vùng Đông Nam Á là những điểm đến du lịch

Luật Du lịch Việt Nam không đưa ra khái niệm điểm đến du lịch nhưng mục 6 & 7điều 3 đưa ra hai khái niệm:

"Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọngtrong hoạt động của đô thị",

"Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tựnhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách dulịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường"

Đây là hai trường hợp cụ thể của destination - điểm đến

1.5 LOẠI HÌNH DU LỊCH

1.5.1 Khái niệm về loại hình du lịch

Trong các công trình nghiên cứu về du lịch, thuật ngữ "loại hình du lịch (type oftourism)" được sử dụng khá nhiều Đó là khi các tác giả yêu cầu phải thấy được những đặcđiểm rất khác nhau ở một số các dịch vụ du lịch trên các đối tượng khách khác nhau haytrong những điều kiện mua bán khác nhau và lúc đó, các tác giả tiến hành phân loại, đưa racác loại hình du lịch (dù vậy, trong các tác phẩm này, cả trong tự điển "Dictionary ofTravel, Tourism and Hospitality" của S Medlik, chúng ta cũng không thấy tác giả nàođịnh nghĩa, xây dựng khái niệm về loại hình du lịch)

* Tiến sĩ Yves Tinard, trong tác phẩm "Le Tourisme - Economie et Management",trước khi đi vào giới thiệu những quan hệ kinh tế - kỹ thuật trong du lịch, ngay từ chươngđầu tiên: "Giới thiệu - Các khái niệm và những vấn đề", ông yêu cầu cần phải có những

Trang 25

lịch cổ điển và Du lịch xã hội (đưa ra những dịch vụ với giá rẻ nhờ vào sự miễn thuế,không vì lợi nhuận cho phép những người khó khăn nhất có thể đi nghỉ hè), giữa Du lịchthương mại và Du lịch hiệp hội (do các hiệp hội tổ chức phục vụ cho các thành viên củamình, không có khách hàng), giữa Du lịch giải trí và Du lịch công vụ, giữa Du lịch đi lẻ

và Du lịch theo đoàn Tác giả cũng đề ra sự lưu ý về sự phân biệt các loại hình du lịchtheo điểm đến: du lịch trắng (du lịch thể thao mùa đông), du lịch xanh (tham quan vùngquê), du lịch biển, du lịch sông nước, du lịch suối khoáng, du lịch tham quan thành phốv.v [ CITATION Tin92 \p 6-23 \l 1033 ]

* Robert W McIntosh và Charles R Goeldner, với mong muốn phân loại các điểmđến, đã khai thác ý tưởng của Valene L.Smith về xác định các loại hình du lịch Ông phânloại các điểm du lịch dựa vào những loại trải nghiệm du lịch mà các điểm đến khác nhaucung cấp: du lịch dân tộc học (Ethnic tourism), du lịch văn hóa, du lịch lịch sử, du lịchsinh thái, du lịch giải trí và du lịch công vụ Với mỗi loại hình, ông xác định đó như làmột chuyến đi hay một kiểu thực hiện chuyến đi theo một mục đích nào đó[ CITATIONMcI90 \p 139-142 \l 1033 ]

* Robert Lanquar, trong "L'Économie de Tourisme", trên một phương diện khác,khi xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, nhân khẩu, xã hội, thời gian rãnh đếnnhu cầu du lịch đã phân biệt nhu cầu du lịch thành các loại: nhu cầu du lịch văn hóa, nhucầu du lịch thể thao, nhu cầu du lịch nghỉ ngơi nhu cầu du lịch bằng đường hàngkhông, nhu cầu du lịch bằng đường thủy nhu cầu du lịch theo đoàn (ở đây lại chia raloại hình du lịch với hình thức lưu trú ở làng du lịch, tàu biển, ), nhu cầu du lịch đi lẻ( với loại hình lưu trú ở khách sạn, camping, caravan, )[ CITATION Rob83 \p 28,29 \l

1033 ]

* Jhon Swarbrooke và Susan Horner trong phần phân tích nhu cầu của khách du lịch

ở một tác phẩm khác "Consumer behaviour in Tourism", dựa vào những động cơ du lịchkhác nhau đã cho rằng:

Việc phân chia du lịch thành những loại hình và các tiểu loại hình luôn mangtính chủ quan Nhưng các tác giả tin rằng cách họ chọn cho phép tạo ra nhiềuđiều thú vị về sự tăng trưởng của du lịch và sự phát triển hành vi tiêu dùng của

du khách

Do vậy, ở phần này, các loại hình du lịch được trình bày là: Thăm bạn bè vàngười thân, du lịch công vụ, du lịch tôn giáo, du lịch chữa bệnh, du lịch xã hội, dulịch giáo dục, du lịch văn hóa, du lịch tham quan thắng cảnh thiên nhiên, du lịchkhoái lạc, du lịch hoạt động, du lịch theo các mối quan tâm đặc biệt.[ CITATIONSwa991 \p 29 \l 1033 ]

Ngày đăng: 28/04/2016, 15:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2. 10 quốc gia chi tiêu du lịch quốc tế lớn nhất năm 2013 - TIỂU LUẬN GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ DU LỊCH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Bảng 1.2. 10 quốc gia chi tiêu du lịch quốc tế lớn nhất năm 2013 (Trang 32)
Bảng 1.4. Tốc độ tăng trưởng của số lượt du khách quốc tế đến (1995-2013) - TIỂU LUẬN GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ DU LỊCH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Bảng 1.4. Tốc độ tăng trưởng của số lượt du khách quốc tế đến (1995-2013) (Trang 33)
Bảng 1.5. Thu nhập từ du lịch quốc tế - TIỂU LUẬN GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ DU LỊCH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Bảng 1.5. Thu nhập từ du lịch quốc tế (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w