Một trong những nguy cơ cản trở công cuộc đổimới đất nước chính là tệ tham nhũng, Tham nhũng cùng với lãng phí gâythiệt hại lớn về tài sản và làm xói mòn bản chất của Nhà nước, làm tha h
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
LỚP BỒI DƯỠNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CAO CẤP
Tổ chức tại Học viện Hành chính Khoá IV - Năm 2012
Lớp C
ĐỀ ÁN
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở THÁI BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Người thực hiện : Vũ Quang Dương Chức vụ : Phó Thanh tra tỉnh Thái Bình
Đơn vị công tác : Thanh tra tỉnh Thái Bình
Hà Nội tháng 6 năm 2012
1
Trang 2Lời nói đầu
Sau hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng
và lãnh đạo, đất nước ta đạt được nhiều thành tựu hết sức quan trọng Kinh
tế tăng trưởng khá, văn hoá xã hội có những tiến bộ, đời sông nhân dânđược cải thiện; tình hình chính trị xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng anninh được tăng cường, hệ thống chính trị được củng cố, quan hệ đối ngoạiđược mở rộng; hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạtnhiều kết quả tốt nâng cao được vị thế và uy tín của nước ta trên trườngquốc tế
Tuy nhiên chúng ta cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ vàthách thức nghiêm trọng Một trong những nguy cơ cản trở công cuộc đổimới đất nước chính là tệ tham nhũng, Tham nhũng cùng với lãng phí gâythiệt hại lớn về tài sản và làm xói mòn bản chất của Nhà nước, làm tha hoáđội ngũ cán bộ, đảng viên, xâm hại trực tiếp công lý và công bằng xã hội,xói mòn lòng tin của nhân dân, tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá,
uy hiếp sự tồn vong của chế độ
Nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng và những hậu qua nguy hại củatham nhũng, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương biện pháp đấutranh nhằm ngăn ngừa, phát hiện vả xử lý các hành vi tham nhũng và đã đạtđược những kết quả nhất định Song tệ nạn tham nhung vẫn còn diễn ra kháphổ biến, có nguy cơ lan tràn ở mọi nơi, mọi cấp, mọi ngành, thậm chítham nhũng còn ăn sâu vào tư duy và tác phong làm việc của một số cán
bộ, công chức làm giảm hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước, gây bức xúcbất bình trong nhân dân Nghị quyết lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ươngkhoá IX nêu rõ: “Điều làm cho nhân dân còn nhiều bất bình, bức xúc nhấthiện nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tưtưởng chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ,đảng viên còn rất nghiêm trọng, kỷ cương phép nước trong nhiều việc,nhiều lúc chưa nghiêm” Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Trang 3của Đảng đã đánh giá: “tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng,chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta”.
Do đó phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trở thành 1 bộphận cấu thành quan trọng của toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng củaĐảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay Nó góp phần nâng cao vaitrò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, xâydựng Đảng và kiện toàn bộ máy Nhà nước trong sạch vững mạnh, thựchiện quyền làm chủ của nhân dân Vì vậy mỗi cán bộ đảng viên cần phảinhận thức đầy đủ tính chất, mức độ và những tác hại của tham nhũng, biếnnhững quyết tâm chính trị thành những biện pháp, giải pháp cụ thể để ngănchặn và đẩy lùi tệ nạn tham nhũng góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy sựnghiệp phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội côngbằng dân chủ văn minh
Với những lý do trên, thông qua việc học tập nghiên cứu lý luận tạiHọc viện Hành chính và thực tiễn công tác, tôi chọn nghiên cứu Đề án
“Thực trạng và một số giải pháp phòng ngừa và đấu tranh tham nhũng ởThái Bình trong giai đoạn hiện nay”
Trang 4I/ Phần 1: Cơ sở xây dựng đề án
1 Cơ sở pháp lý của công tác phòng chống tham nhũng:
Hiện nay trong hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếpđến việc phòng chống tham nhũng ở nước ta gồm các văn bản sau:
- Bộ luật hình sự năm 1999; Luật phòng, chống tham nhũng năm2005; Nghị định số 120/ 2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thihành Luật phòng, chống tham nhũng; Luật cán bộ công chức và Nghị định
về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức; Luật thựchành tiết kiệm chống lãng phí và các Nghị định quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Một số nghịđịnh, nghị quyết về kê khai tài sản đối với một số chức danh trong cơ quanNhà nước hay những người ứng cử vào cơ quan quyền lực Nhà nước; một
số văn bản quản lý tài sản công ; Luật thanh tra
2 Cơ sở thực tiễn:
Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo tuy
là một tỉnh nông nghiệp, điều kiện phát triển KT-XH có nhiều khó khănnhưng Đảng bộ và nhân dân Thái Bình đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiềuthành tích hết sức quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội gópphần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, làm thay đổi cơbản bộ mặt nông thôn tạo tiền đề để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Bên cạnh những kết quả đạt được,Thái Bình cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ và thách thức đó là tệtham nhũng Mặc đù quy mô mức độ tham nhũng ở Thái Bình không lớnnhư một số địa phương khác, song có nhiều vụ việc tính chất phức tạp gâytác động xấu đến đời sống, tư tưởng của cán bộ và nhân dân, ảnh hưởngđến sự ổn định trật tự xã hội, điển hình là tình trạng tham nhũng tiêu cực ởcác địa phương, cơ sở xã, phường, thị trấn dẫn đến mất ổn định khu vựcnông thôn trong những năm 1997-1999 Tình hình mất ổn định (1997-
Trang 51999) đã trở thành vấn đề chính trị nghiêm trọng, gây ra hậu quả nặng nề
về nhiều mặt, vi phạm đến bản chất của Đảng và Nhà nước của dân, do dân
và vì dân, làm tổn thương lớn đến truyền thống đoàn kết trong xã hội vànhân dân địa phương, đến tình làng nghĩa xóm, tình đồng chí trong Đảng;trật tự kỉ cương phép nước bị vi phạm; làm giảm sút lòng tin của nhân dânđối với cấp Ủy, Đảng, chính quyền các cấp; kinh tế xã hội gặp nhiều khókhăn Nghị quyết số 06 ngày 12/1/1998 của Tỉnh uỷ Thái Bình khi đánh giá
về nguyên nhân tình trạng mất ổn định tình hình đã nêu rõ : “Trước hết là
do một hộ phận không nhỏ cán bộ từ tỉnh đến cơ sỏ tham nhũng, tiêu cực, làm giàu bất chính, lề lốỉ làm việc quan liêu độc đoán chuyên quyền, mất dân chủ nghiêm trọng, không chấp hành nghiêm chỉnh một số quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ”
Các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng các biệnpháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời nhiều vụ việc tham nhũng,thu hồi một số lượng lớn tiền, tài sản cho Nhà nước và nhân dân Tuynhiên, còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của cuộcđấu tranh phòng ngừa, chống tham nhũng hiện nay
Trang 6II/ Phần 2: Muc tiêu của Đề án.
1 Muc tiêu chung:
Tham nhũng là một thách thức lớn mà chúng ta phải đối mặt trên conđường phát triển của đất nước trong thế kỷ 21 Đảng, Nhà nước ta đã thựchiện nhiều biện pháp đồng bộ nhằm phòng, chống tham nhũng, đã xâydựng một khung pháp luật về phòng, chống tham nhũng tương đối đồng bộ,trong đó quy định về các biện pháp phòng ngừa, xử lý tham nhũng tươngđối hợp lý và hiện đại Tuy nhiên, khung pháp luật này còn bộc lộ một sốtồn tại cần phải được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện
Làm rõ được những quy định của pháp luật về chống tham nhũng, từ
đó đánh giá thực trạng đồng thời tìm ra những phương thức, thủ đoạn vànguyên nhân phát sinh tệ tham nhũng, đưa ra những giải pháp và kiến nghị
để góp phần phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả đối với tệ tham nhũngtrong tình hình hiện nay
Trang 7III/ Phần 3 Nôi dung cơ bản của Đề án:
Đê án tập trung làm rõ 2 nội.dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về công tácphòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng
Chương 2: Thực trạng tình hình tham nhũng và phòng chống thamnhũng ỏ Thái Bình từ năm 1990 đến nay
Trang 8Chương I: Cơ sở lý luân và quy đinh của pháp luât về công tác phòng ngừa
và đấu tranh chống tham nhũng
I/ Khái quát về tham nhũng,
1/ Khái niệm về tham nhũng
Tham nhũng là một hiện tượng; xã hội gắn liền với sự hình thànhgiai cấp và sự ra đời phát triển của bộ máy Nhà nước Tệ nạn tham nhũngdiễn ra ở tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, không kểquốc gia đó là giàu hay nghèo, tham nhũng diễn ra ở mọi lĩnh vực kinh tế,
xã hội, văn hoá, nó tồn tại và phát triển, len lỏi vào mọi mặt của đời sống
xã hội và đụng chạm đến lợi ích của hầu hết dân cư Tham nhũng trở thànhmột căn bệnh nguy hiểm, nó gây ra những hậu quả hết sức nguy hại về mặtkinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, nó cản trở sự phát triển đi lên của xã hội,thậm chí nó dẫn đến sự sụp đổ của cả một thể chế
Khái niệm tham nhũng gắn bó chặt chẽ, hữu cơ với sự tồn tại và pháttriển của bộ máy Nhà nước Về mặt lý luận thì không thể có tệ tham nhũngngoài Nhà nước, tách khỏi bộ máy quản lý cai trị Cũng như quan liêu,tham nhũng là căn bệnh đồng hành đặc trưng của mọi Nhà nước, nó làkhuyêt tật bẩm sinh của quyền lực, đó là biểu hiện của sự tha hoá quyên lựccủa Nhà nước, là căn bệnh không thể tránh khỏi của các chế độ Thamnhũng là hiện tượng mà không ai có thể phủ nhận về sự tồn tại cũng nhưtính nguy hại của nó đối với xã hội Tuy nhiên khi nhận thức về thamnhũng thì chưa có một định nghĩa chung nhất và cụ thể về tham nhũng.Những hình thức tham nhũng, những biểu hiện tham nhũng khác nhau tuỳtheo bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước
Điêu 1 khoản 2, Luật phòng, chống tham nhũng về khái niệm tham nhũng
quy định: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi
dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”
2/ Các dấu hiệu đặc trưng của tham nhũng (nhìn từ góc độ pháp luật) Tham
nhũng được mô tả dưới dạng hành vi, bao gồm ba yếu tố
Trang 9Thứ nhất, hành vi này được thực hiện bởi một đối tượng đặc biệt là
người có chức vụ, quyền hạn; thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã có
sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được
giao và thứ ba, hành vi này thực hiện với mục đích vì vụ lợi Yếu tố vụ lợi
được hiểu không chỉ là vụ lợi cho cá nhân mình mà còn có thể là vụ lợi cho
cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình hoặc tổ chức, cá nhân khác Lợiích được hướng tới ở đây không chỉ là lợi ích về vật chất mà có thể là cả lợiích về tinh thần Lợi ích đó có thể trực tiếp hoặc gián tiếp Được coi là hành
vi tham nhũng nếu có đủ cả ba yếu tố, nếu thiếu một trong các yếu tố đó thìtuy không là tham nhũng, nhưng có thế là một hành vi vi phạm pháp luậtkhác (chẳng hạn: hành vi cố ý lảm trái, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tàisản)
Về những đối tượng được coi là người có chức vụ, quyền hạn, khoản
3 Điều 1 quy định:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơquan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩquan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công
an nhân dân;
c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnhđạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanhnghiệp;
d) Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khithực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”
Như vậy, có bốn nhóm đối tượng được coi là người có chức vụ,quyền hạn
Nhóm thứ nhất, nêu tại điểm a là cán bộ, công chức, viên chức được
quy định cụ thể trong Luật Cán bộ, công chức, đây là nhóm đối tượng chủyếu, chiếm tỷ lệ lớn về số lượng trong số người có chức vụ, quyền hạn
Trang 10thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng Đồng thời,cán bộ, công chức, viên chức cũng là nhóm đối tượng thường nắm giữnhững vị trí, công việc liên quan đến vốn, tài sản nhà nước hoặc tiếp xúctrực tiếp, giải quyết công việc của công dân, doanh nghiệp, có nhiều cơ hội
để thực hiện hành vi tham nhũng nên cần được thể chế hóa và giám sát chặtchẽ để giảm thiểu nguy cơ tham nhũng
Nhóm thứ hai gồm những người có chức vụ, quyền hạn nêu tại điểm
b là nhóm đối tượng có địa vị pháp lý tương đối đặc thù, thuộc các lựclượng vũ trang nhân dân và được quy định cụ thể tại Luật Quốc phòng vàLuật Công an nhân dân
Nhóm thứ ba nêu tại điểm c có thể được chia thành hai loại: thứ nhất,
những cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước, theo đó,doanh nghiệp của Nhà nước được hiểu là doanh nghiệp một trăm phần trămvốn nhà nước; thứ hai, cán bộ lãnh dạo, quản lý là người đại diện phần vốngóp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác
Nhóm thứ tư là những người nêu tại điểm d cũng đã được quy định là
người có chức vụ, quyền hạn tại Phần các tội phạm về chức vụ của Bộ luậtHình sự Theo đó, bên cạnh đối tượng là cán bộ, công chức nhà nước,những người tuy không phải là cán bộ, công chức nhưng được giao nhiệm
vụ, còng vụ và có quyên hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đócũng được coi là người có chức vụ, quyền hạn vả thuộc phạm vi điều chỉnhcủa Luật Phòng, chống tham nhũng
3/Nguyên nhân và tác haỉ của tê tham nhũng
*/ Nguyên nhân: Có rất nhiều căn nguyên dẫn đến tham nhũng bao gồm cả
nguyên nhân khách quan và chủ quan, nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp.Tuy nhiên do tính chất, mức độ và biểu hiện có khác nhau nên sự nhìn nhậnnguyên nhân của tình trạng tham nhũng có khác nhau Tham nhũng nảysinh do sự biến động mạnh mẽ về chính trị, kinh tế; Xã hội thiếu dân chủdẫn đến bộ máy chuyên quyền độc đáo; trình độ quản lý xã hội thấp kém,
Trang 11quản lý kinh tế xã hội lỏng lẻo sẽ tạo nhiều sơ hở cho các mầm mống thamnhũng phát triển Quản lý lỏng lẻo biểu hiện ở các mặt: Hệ thống pháp luật
cũ kỹ, lạc hậu; Bộ máy nhà nước cồng kềnh kém hiệu lực; Đội ngũ côngchức sa sút đạo đức, trình độ chuyên môn kém; Chế độ tiền lương khôngthoả đáng trong khi đó cơ chế chịu trách nhiệm và cơ chế kiểm tra chứctrách công chức, công vụ không rõ ràng; Các chủ trương chính sách pháttriên kinh tế xã hội không đúng hướng, kỷ cương xã hội bị buông lỏng tất
cả đó là cội nguồn của tệ tham nhũng
*/ Tác hại của tham nhũng: Tham nhũng là một tệ nạn nguy hiểm, gây
tác hại vô cùng to lớn Ở nước ta hiện nay, trong quá trình thực hiện công
cuộc đối mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, tham nhũng
đã được nhận diện là một căn bệnh nguy hiểm, là mối đe doạ đối với toàn
xã hội, đối với sự nghiệp cách mạng mà toàn Đảng, toàn dân ta đã và đangdày công xây dựng; Hiện nay tệ tham nhũng ở nước ta đã ở mức nghiêmtrọng, tham nhũng không chỉ xảy ra đối với cấp trung ương, đối với các
chương trình dự án lớn mà còn tràn lan trong các cấp chính quyền cơ sở.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đánh giá:
"tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sông ở một bộ phận không nhỏ cản hộ, đảng viên là rất nghiêm trọng, Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta”.
4/ Quan điểm của Đảng về phòng chống tham nhung:
Tham nhũng là căn bệnh của quyền lực, đấu tranh chống tham nhũngchủ yếu và trước hết là chống tham nhũng trong bộ máy quyền lực Đây làcuộc đấu tranh hết sức gay go và phức tạp bởi đối tượng của nó chính làbản thân những con người và khuyết tật của bộ máy nhà nước Để loại bỏđược căn bệnh nguy hiếm này chúng ta phải nắm vững những quan điểmcủa Đảng về chống tham nhũng như:
Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn chặt với đổi mới kinh tế - xã
Trang 12hội, nâng cao đời sống của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, tăngcường khối đại đoàn kết toàn dân Phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới hệthống chính trị, xây dựng Đảng và kiện toàn tăng cường đoàn kết nội bộ.Góp phần làm trong sạch bộ máy các cơ quan Đảng, nâng cao sức chiếnđấu của từng đảng viên và cấp uỷ Đảng từ Trung ương đến cơ sở.
Chống tham nhũng phải gắn liền với chống quan liêu, lãng phí Đại hội IX
của Đảng đã khẳng định: "Gắn chống tham những với chống lãng phí quan
liêu, buôn lậu, đặc biệt chống các hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính” Trong thực tế tham nhũng, quan liêu và lãng phí thường đi liền
với nhau, chúng đều là biểu hiện của sự tha hoá quyền lực nhà nước Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Phải chống bệnh quan liêu vì đó là nguồn gốc
của nạn tham ô, lãng phí” Do vậy chống tham nhũng phải gắn liền với
chống quan liêu, thông qua chống tham nhũng mà chúng ta phát hiện ranhững thiếu sót, sơ hở bất cập trong chính sách để chỉnh sửa bổ sung; hoànthiện cơ chế quản lý
Đấu tranh chống tham nhũng phải kết hợp giữa xây và chống Vừatích cực phòng ngừa, vừa xử lý nghiêm mọi hành vi tham nhũng: Để đảmbảo hiệu quả của cuộc đấu tranh chống tham nhũng thì Giám sát, thanh tra,kiểm tra, kiểm toán là phương thức chủ động tích cực để đấu tranh chốngtham nhũng
Đẩy mạnh phòng và chống tham nhũng một cách chủ động, huyđộng và phối hợp chặt chẽ mọi lực lượng đấu tranh chống tham nhũng,thực hiện chống tham nhũng ở mọi cấp, mọi ngành, cần xác định rõ tráchnhiệm của cơ quan, tổ chức đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu vềhiệu quả đấu tranh chống tham nhũng ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình
Để đạt được hiệu quả cao trong phòng, chống tham nhũng cần phải
có sự phối kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức ở các cấp, các ngành Lựclượng chủ yếu và trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng
là các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhưng có thể thấy đa số những vụ tham
Trang 13nhũng lớn được vạch trần bắt đầu từ sự phát hiện của các cơ quan thông tinbáo chí và việc phát giác của quần chúng nhân dân, Vì vậy cần phải pháthuy lực lượng hùng hậu này.
5 Các biện pháp xử lý đối với người có hành vi tham nhũng:
Theo quy định tại Điều 68 và Điều 69 Luật phòng, chống tham
nhũng thì người có hành vi tham nhũng có thể phải chịu 2 loại chế tài là kỷ
luật và hình sự, cụ thể:
Điều 68 Đối tượng bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự gồm: 1 Người
có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 3 của Luật này 2 Người khôngbáo cáo, tố giác khi biết được hành vi tham nhũng 3 Người không xử lýbáo cáo, tố giác, tố cáo về hành vi tham nhũng 4 Người có hành vi đe doạ,trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin
về hành vi tham nhũng 5 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy
ra hành vi tham những trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụtrách 6 Người thực hiện hành vi khác vi phạm quy định của Luật này vàquy định khác của pháp luật có liên quan
Điều 69 Xử lý đối với người có hành vi tham nhung: Người có
hành vi tham nhũng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷluật, truy cứu trách nhiệm hình sự; trong trường hợp bị kết án về hành vitham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải bị buộcthôi việc; đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đươngnhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
6 Các biện pháp xử tham nhũng, xử lý tài sản do tham nhũng mà có:
Điều 4 Nguyên tắc xử lý tham nhũng: 1 Mọi hành vi tham nhũng
đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh 2.Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lýtheo quy định của pháp luật 3 Tài sản tham nhũng phải được thu hôi, tịchthu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồihoàn theo quy định của pháp luật 4 Người có hành vi tham nhũng đã chủ
Trang 14động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vitrái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì có thểđược xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễntruy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật 5 Việc xử lýtham nhũng phải được thực hiện công khai theo quy định của pháp luật 6.Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫnphải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện.
Điều 70 Nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng, 1 Cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi, tịch thu tàisản tham nhũng 2 Tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu,
người quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước 3 Người đưa hối lộ mà
chủ động khai báo trước khi bị phát hiện hành vi đưa hối lộ thì được trả lạitài sản đã dùng để hối lộ 4 Việc tịch thu tài sản tham nhũng, thu hồi tàisản tham nhũng được thực hiện bằng quyết định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền theo quy định của pháp luật
Điều 71 Thu hồi tài sản tham nhũng có yếu tố nước ngoài: Trên cơ
sở điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, Chính phủViệt Nam hợp tác với Chính phủ nước ngoài trong việc thu hồi tài sản củaViệt Nam hoặc của nước ngoài bị tham nhung và trả lại tài sản đó cho chủ
sở hữu hợp pháp
Như vậy, có thế thấy pháp luật hiện hành rất coi trọng các biện phápthu hồi tài sản tham nhũng Bản chất của tham nhũng là lợi dụng chức vụ,quyền hạn để mưu lợi về kinh tế, cho nên để đấu tranh chống tham nhũngmột cách triệt để và có hiệu quả thì cần phải chú trọng đến thu hồi về kinh
tế, hạn chế tối đa và khắc phục hậu quả do hành vi tham nhũng gây ra, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội