1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH môi TRƯỜNG 2015

27 417 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 70,46 KB

Nội dung

Chu Thị Sàng: QHMT là quá trình sử dụng có hệ thống các kiến thức khoa học để xây dựng các chính sách và biện pháp trong sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMTnhằm định hướng các họat động ph

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGCâu 1 Khái niệm quy hoạch môi trường.

Trả lời:

- Theo Susan Buckingham -Hatfield & Bob Evans (1992) thuật ngữ QHMT có thể hiểu

là quá trình hình thành, đánh giá và thực hiện chính sách môi trường

- Ở Bắc Mỹ QHMT được dùng để chỉ một phương pháp quy họach tổng hợp và kết

hợp nhiều vấn đề và nhiều bên có liên quan

- Richard D Margerum (1997)cho rằng QHMT bao hàm việc BVMT tổng hợp, quản

lý hệ sinh thái và quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên

- Theo từ điển về môi trường và PTBV : Quy hoạch môi trường là sự xác định các

mục tiêu mong muốn về kinh tế xã hội đối với môi trường tự nhiên và tạo ra các chương trình, quy trình quản lý để đạt được mục tiêu đó.

- Theo ADB (năm 1991) trong quy hoạch nhằm phát triển vùng, các thông số môi

trường cần được đưa vào quy hoạch ngay từ đầu và sản phẩm cuối cùng là phát triển bềnvững môi trường kinh tế xã hội vùng vớinhững cân nhắc cần thiết tới nhu cầu phát triển bềnvững bằng cách nhất thể hóa với quản lý tài nguyên và môi trường

-

- Theo GS Lê Thạc Cán (1994) sử dụng thuật ngữ "Lập kế hoạch hóa môi trường" là

việc lập kế hoạch, trong đó các mục tiêu phát triển KTXH được xem xét một cách tổng hợpvới các mục tiêu môi trường, nhằm đảm bảo khả năng thực tế cho việc thực hiện PTBV

- Theo GS Đặng Trung Thuận (năm 2002) :QHMT là sắp xếp, tổ chức không gian và

sử dụng các thành phần môi trường và các yếu tố tài nguyên phù hợp với chức năng môitrường và điền kiện thiên nhiên, KTXH của vùng lãnh thổ theo định hướng PTBV

- Theo KS Chu Thị Sàng: QHMT là quá trình sử dụng có hệ thống các kiến thức khoa

học để xây dựng các chính sách và biện pháp trong sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMTnhằm định hướng các họat động phát triển trong khu vực đảm bảo mục tiêu PTBV

- Phùng Chí Sỹ (2003): “Quy hoạch môi trường là quá trình sử dụng các hệ thống

kiến thức khoa học để xây dựng các chính sách và biện pháp thực hiện tốt nhất trong khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, cải thiện và bảo vệ môi trường theo không gian và thời gian được xác định làm cơ sở cho các quyết định về phát triển khu vực, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững

 Mặc dù có nhiều cách diễn giải khác nhau về QHMT, nhưng trong những nghiên cứuứng dụng của nhiều nước trên thế giới vẫn có nhiều điểm chung là trong QHMT phải xemxét các yếu tố tài nguyên và môi trường, các mục tiêu phát triển phải gắn với mục tiêuBVMT

Câu2 Vị trí của quy hoạch môi trường trong khuôn khổ pháp lý.

Trả lời:

Vị trí của quy hoạch trong khuôn khổ quản lý

Trang 2

- Quá trình quản lý bao gồm bốn chức năng chính yếu có liên quan mật thiết với nhau:

quy hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát.

Quy hoạch: Hình thành các mục tiêu cụ thể để đạt được các mục tiêu chiến lược

trong khuôn khổ nguồn lực sẵn có; chọn lựa và phân chia các hoạt động trên cơ sở cácphương án lựa chọn

Tổ chức: phối hợp các hoạt động, thiết lập mối liên hệ giữacác tổ chức và cung cấp

các điều kiện cần thiết

Điều hành: tiến hành lãnh đạo, hướng dẫn, hình thành và duy trì các hệ thống liên lạc

và đảm bảo khả năng kế toán

Kiểm soát: đánh giá mức độ hoàn thành theo kế hoạch, điều chỉnh thích hợp việc

thực hiện và nội dung quy hoạch; bao gồm cả giám sát, đánh giá tác động môi trường

- Quy hoạch trong phạm vi một tổ chức được tiến hành ở ba cấp độ:

Cấp chiến lược: Cấp cao nhất, liên quan đến việc xác định kết quả, với các mục tiêu

chiến lược, chính sách với vịệc điều tra nắm bắt và sử dụng nguồn lực cần thiết để đạt đượcmục tiêu, nhiệm vụ của các hội đồng, ủy ban, ban điều hành

Cấp quản lý hành chính: cấp trung gian, liên quan đến việc phân chia phương tiện, tổ

chức chương trình thực hiện công việc của các chuyên viên quản lý cao cấp

Cấp độ thực hiện (hoạt động): Cấp thấp nhất, thực hiện các chương trình, nhiệm vụ

cụ thể một cách tích cực (theo các mục tiêu định sẵn) và có hiệu quả (với kết quả tốt nhấtvới một nguồn lực có sẵn

Câu 3 Mục tiêu quy hoạch môi trường.

Trả lời:

Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của QHMT là những quan điểm về PTBV:

- Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

- Nâng cao chấtlượng môi trường sống

- Phát triển KTXH trong khả năng giới hạn của các hệ sinh thái

Vì vậy mục tiêu của QHMT bao gồm:

- Điều chỉnh các họat động khai thác tài nguyên phù hợp hơn và nâng cao hiệu quả sử dụnghợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng quy họach

- Duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng môi trường phù hợp với từng đơn vị không gianchức năng môi trường và từng giai đọan của phát triển

- Lồng ghép các vấn đề môi trường trong QHPT nhằm điều chỉnh các họat động phát triểnphù hợp với khả năng chịutải của môi trường

Câu 4 Quan hệ giữa quy hoạch môi trường và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Trả lời

Trang 3

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một vùng cần có quy hoạch môi trường để địnhhướng cho việc quyết định các vấn đề cốt lõi sau:

- Các ngưỡng giới hạn phát triển của vùng là bao nhiêu để không vượt quá khả năng

chịu tải của môi trường tự nhiên và khả năng tái tạo, phục hồi tài nguyên

- Khai thác sử dụng tài nguyên như thế nào cho hợp lý, hiệu quả

- Cách thức quản lý, bảo vệ môi trường có hiệu quả nhất trong phạm vi một vùng

- Tính hợp lý và bình đẳng trong việc phân chia các nguồn tài nguyên ( ví dụ như tài

nguyên nước) giữa các tiểu vùng trong phạm vi của một vùng

- Cách giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp giữa các địa phương trong vùng.

Quy hoạch môi trường phải được tiến hành đồng thời với quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế xã hội, lồng ghép các vấn đề môi trường vào quy hoạch phát triển

Quy hoạch môi trường phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội và hoàn cảnh tựnhiên trên cơ sở phân tích và đánh giá hiện trạng

Câu5 Đóng góp của quy hoạch môi trường trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ môi trường tại Việt Nam?

Trả lời

- Giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể về môi trường sinh thái ( tự nhiên và nhân

văn) trên lãnh thổ của mình, dưới quan điểm của các nhà môi trường học từ đó đưa ra cácđịnh hướng phát triển trên cơ sở tích hợp nhiều chính sách phát triển chuyên ngành khác.Trong trường hợp các quy hoạch chuyên ngành đã được xây dựng trước thì quy hoạch môitrường giúp cảnh báo, điều chỉnh và đưa ra các phương án đề phòng

- Các quy hoạch chuyên ngành, dùng sản phẩm quy hoạch môi trường để tìm kiếm

phương án hài hòa về phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường

- Giúp các quy hoạch chuyên ngành khác tham khảo để loại trừ rủi do về sự cố môi

trường và đề ra các giải pháp xử lý

- Quy hoạch môi trường có thể coi là 1 mô hình lý tưởng mà khi đó có những thành

phần khác tham gia vào chúng ta sẽ biết đc điều gì sẽ xảy ra

- Những giải pháp trong quy hoạch môi trường nhằm hướng tới mục tiêu cải thiện chất

lượng môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và giữ được tốc độ pháttriển kinh tế

(Quy hoạch bảo vệ môi trường có vai trò chủ đạo trong việc định hướng các giải pháp khai thác , sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ, bảo tồn và bố trí hạ tầng xử lý môi trường phù hợp với quá trình thực hiện các phương án phát triển, đảm bảo phát triển bền vững Nhận thức được tầm quan trong của quy hoạch về bảo vệ môi trường đã có nhiều ngành, lĩnh vực và địa phương lập Quy hoạch môi trường hoặc quy hoạch bảo vệ môi trường.Trên thực tế các quy hoạch môi trường này đã đóng góp hữu hiệu trong quản lý môi trường và là

Trang 4

nền tảng để Bộ TNMT xây dựng phương pháp luận về Quy hoạch bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam trong giai đoạn tới

Việc đưa quy hoạch bảo vệ môi trường vào Luật BVMT 2014 có vai trò chủ đạo trong việc thực hiện quản lý, giám sát, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và bố trí xử lý môi trường gắn kết chặt chẽ với thực trạng môi trường và các hoạt động phát triển trong vùng quy hoạch

Việc phân tích hiện trạng kinh tế - xã hội của vùng giúp nhận biết các ngưỡng giới hạn để đảm bảo không vượt quá khả năng chịu tải của môi trường tự nhiên và khả năng tái tạo và phục hồi tài nguyên Đây là cơ sở giúp cho nhà quản lý có kế hoạch hợp lý trong việc đưa

ra đề án kinh tế - xã hội trong vùng Cùng với đó, việc điều tra tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về nguồn tài nguyên thiên nhiên để đưa ra phương

án khai thác và bảo vệ hiệu quả)

Câu 6 Các nguyên tắc quy hoạch môi trường.

4 Hiểu rõ sự tương thích và không tương thích trong sử dụng đất đai cận kề

5 Xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường bao gồm việc đánh giá và loại trừ rủi ro, kếhọach ứng cứu và giám sát môi trường Đưa các biện pháp biện pháp bảo vệ môi trường vàocác quá trình xây dựng

6 Đưa các chính sách môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường vào các quy hoạch chínhthức

7 Quy hoạch cho việc bảo tồn và tạo năng suất bền vững đối với các dạng tài nguyên Thiết

kế hệ thống giám sát các hệ sinh thái

8 Xác định, tạo ra và nâng cao tính thẩm mỹ đối với các dạng tài nguyên cảnh quan

9 ĐTM đối với các dự án mới, chương trình, chính sách và chiến lược kinh tế địa phương

và vùng; đánh giá công nghệ trên quan điểm tài nguyên, văn hoá và kinh tế

10 Phân tích tiềm năng/tính khả thi của đất đai, lập bản đồ năng suất sinh học; xác định mốiliên quan giữa kích thước các khoảnh đất đai và tài nguyên sinh vật Điều tra một cách hệ

Trang 5

thống các nguồn tài nguyên hiện có, nhận dạng các quá trình hay chức năng tự nhiên đối vớicác đơn vị đất đai cùng các giá trị hiện thời hay tiềm năng.

11 Nhận dạng các vùng hạn chế hay có nguy hiểm; các vùng nhạy cảm; các cảnh quan vàvùng địa chất độc đáo; các khu vực cần cải tạo, nâng cấp; có thể sử dụng thay đổi

12 Tìm hiểu đặc điểm của các hệ sinh thái; xác định giới hạn khả năng chịu tải và khả năngđồng hoá, mối liên kết giữa tính ổn định-khả năng chống trả-tính đa dạng(stabilityresiliency-diversity) của các hệ sinh thái; nhận dạng các mối liên kết giữa các hệsinh thái

13 Tìm hiểu động học quần thể của các loài then chốt, xác định các loài chỉ thị chất lượngmôi trường

14 Xác định những vấn đề sức khoẻ liên quan đến cảnh quan Nhận dạng và kiểm soátngoại ứng đối với các lô đất càng bé càng tốt

15 Lập bản đồ về tiềm năng vui chơi – giải trí Tìm hiểu mối liên kết văn hoá giữa sử dụngđất, năng suất và việc tái sử dụng tài nguyên

16 Nhận dạng các giá trị, mối quan tâm và sự chấp thuận

Câu 7 Quy trình quy hoạch môi trường.

Trả lời:

Bước 1: Chuẩn bị quy hoạch

- Thành lập các nhóm quy hoạch

- Xác định các nhóm chủ thể tham gia và vai trò của họ trong việc lập quy hoạch

- Xác định các cơ quan/ tổ chức quản lý trong quy hoạch môi trường

Bước 2: Khởi xướng quy hoạch

- Xác định mục tiêu của quy hoạch

- Khẳng định các vấn đề và ranh giới quy hoạch

- Xác định các nội dung quy hoạch môi trường

- Xác định các yêu cầu về thông tin và cơ sở dữ liệu

Bước 3: Lập quy hoạch

Đây là bước trọng tâm của cả quá trình, bao gồm các nội dung của việc lập QHMT

Bước 4: Phê duyệt quy hoạch

Toàn bộ hồ sơ QHMT được trình lên Hội đồng thẩm định của địa phương Sau khi thôngqua Hội đồng thẩm định, hồ sơ được trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt chính thức

Bước 5: Thực hiện và giám sát

Trang 6

- Thực hiện

 Phối hợp đa ngành

 Vai trò và trách nhiệm của các cơ quan thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạchcần được xác định rõ ngay từ lúc khởi đầu quá trình quy hoạch

 Trong tiến trình quy hoạch cần tạo điều kiện cho việc thẩm định tiến độ theo định kỳ

và có phản hồi, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khi cần thiết

1, Phân vùng lãnh thổ phục vụ quy hoạch môi trường

- Hiện nay tại Việt Nam chưa có hệ thống phân vùng MT mặc dù vấn đề MT theovùng lãnh thổ rất quan trọng

- Vấn đề MT trong một vùng cần phải được quản lý đồng bộ, liên kết với nhau trongphạm vi toàn vùng

- Ví dụ:

 Việc phát triển các KCN tại một tỉnh -> chất lượng môi trường tại tỉnh khác(do lan truyền, phát tán)

 Việc ô nhiễm của vùng đất ướt ven biển có phạm vi liên quan đến nhiều tỉnh

 Cùng với việc quản lý môi trường cấp tỉnh, việc quản lý môi trường cấp vùng có ýnghĩa rất quan trọng -> nhất thiết phải phân vùng lãnh thổ

Phân định các vùng sinh thái để tạo cơ sở cho việc sử dụng các TNTN có hiệu quả tối

ưu, phát huy đầy đủ tiềm năng của vùng

(3) Vùng địa lý: Vùng địa lý được phân theo tính tương đối đồng nhất của các yếu tố địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất…

(4) Phân vùng môi trường: Là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị môi trường tương đối đồng nhất nhằm mục đích QLMT một cách có hiệu quả theo đặc thù riêng của từng đơn vị MT.

Trang 7

Tính thống nhất của vùng MT biểu hiện ở chỗ nếu thay đổi MT ở bất kỳ khu vực nào trongvùng có thể ảnh hưởng đến khu vực khác trong vùng đó.

2 Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện trạng phát triển kinh tế xã hội và xác định các vấn đề môi trường

2.1 Thông tin, dữ liệu cần thu thập

a Các dữ liệu không gian: Địa hình, Ranh giới hành chính, Các khu vực đô thị hoá, Các khuvực công nghiệp hoá, Hệ thống giao thông, Các cảng chuyên dùng,Các khu vực nuôi trồngthuỷ sản,Các khu du lịch,Tài nguyên, khoáng sản Hiện trạng sử dụng đất, Thuỷ hệ (sông,

hồ, biển)

b Các dữ liệu thuộc tính

Thông tin về các ĐKTN và KTXH

 Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn

 Tài nguyên nước mặt;

 Tài nguyên nước ngầm;

 Tài nguyên thủy sinh;

 Tài nguyên đất; Tài nguyên rừng;

 Tài nguyên khóang sản;

 Tài nguyên du lịch

 Dân số và phân bố địa bàn dân cư;

 Phát triển CN và phân bố địa bàn SXCN;

Cơ sở dữ liệu môi trường nước

- Số lượng, khối lượng, đặc tính nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị và khu dân cưtập trung trên toàn bộ vùng quy hoạch

- Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn thải điểm (nước thải côngnghiệp và dịch vụ) từ các KCN, cụm công nghiệp tập trung và các khu dịch vụ đặc biệt (bãirác, kho cảng, ) trên toàn bộ vùng quy hoạch;

- Mạng lưới quan trắc thủy văn và chất lượng nước mặt, nước ngầm trên toàn bộ vùngquy hoạch;

- Hiện trạng chất lượng nước mặt trên toàn bộ vùng quy hoạch theo một số chỉ tiêu ônhiễm đặc trưng;

- Thông tin tổng hợp hiện trạng môi trường nước biển trên toàn bộ vùng quy hoạch

Cơ sở dữ liệu môi trường không khí

- Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn phát thải ô nhiễm không khí từcác nhà máy nhiệt điện;

- Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn phát thải ô nhiễm không khí từcác khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung;

- Mạng lưới quan trắc ô nhiễm không khí trên toàn bộ vùng quy hoạch;

- Hiện trạng chất lượng môi trường không khí trên toàn bộ vùng quy họach theo một

số chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng

Trang 8

Cơ sở dữ liệu chất thải rắn

- Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

từ các khu đô thị, khu dân cư trong phạm vi vùng quy hoạch;

- Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn phát sinh chất thải rắn côngnghiệp từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung trong phạm vi vùng quy hoạch;

- Các bãi chôn lấp chất thải rắn, các lò thiêu đốt chất thải rắn trong phạm vi vùng quyhoạch;

- Mạng lưới quan trắc chất thải rắn phạm vi vùng quy hoạch

2.2 Đánh giá hiện trạng MT gắn với các hiện trạng KTXH

Dựa trên những tài liệu đã thu thập được, đặc biệt hiện trạng phát triển KTXH của vùnghoặc của địa phương, đánh giá hiện trạng phát triển của các lĩnh vực kinh tế xã hội làm cơ

sở để đánh giá hiện trạng MT như:

- Đô thị: Xác định các vùng đô thị hóa, các khu dân cư tập trung và vấn đề môi trườngtrong vùng Ví dụ : hệ thống cấp nước thoát nước đô thị, cơ sở hạ tầng kĩ thuật, nước sinhhoạt

- Công nghiệp : Xác định các vùng công nghiệp hóa, các khu công nghiệp, cụm côngnghiệp và những ngành công nghiệp có nhiều chất thải có nhiều chất thỉa có khả năng gây ônhiễm môi trường

- Nông nghiệp: Xác định vùng công nghiệp và những vấn đề môi trường liên quan đếnsản xuất nông nghiệp

- Ngành giao thông công chánh: Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đô thị, khu dân cưmới, bến cảng, sân bay, giao thông đường bộ và những vấn đề liên quan

- Dịch vụ và du lịch: Xác định các khu vực, địa danh lịch sử, danh lam thắng cảnh, khubảo tồn bảo tàng để phát triển du lịch và những dịch vụ kèm theo và những vấn đề môitrường liên quan

- Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản: Xác định các khu vực nuôi trồng và đánh bắtthủy hải sản và những vấn đề liên quan

- Phát triển rừng: Các khu vực tự nhiên, rừng trồng mới và những vấn đề liên quan

2.3 Xác định các vấn đề môi trường cấp bách

1 Vấn đề nào từ trước đến nay tại địa phương gây ảnh hưởng xấu hoặc nghiêm trọng đến MT, tài nguyên và sức khỏe cộng đồng?

- Rác thải (rác sinh hoạt, công nghiệp, y tế, độc hại )

- Nước cấp (ô nhiễm nguồn nước, nước cấp không đạt tiêu chuẩn ăn

- uống, nước ăn uống không được xử lý )

- Nước thải (NTSH, công nghiệp, y tế không được xử lý)

- Ô nhiễm không khí (do giao thông, công nghiệp, sinh hoạt )

- Ô nhiễm do nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, mất cân bằng sinh thái nôngnghiệp )

- Nạn tàn phá rừng (rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn)

Trang 9

- Ô nhiễm vùng ven biển (sạt lở bờ biển, nguy cơ tràn dầu, đánh bắt thủy hải sản quámức…).

2 Vấn đề nào có phạm vi tác động đến các địa phương khác trong vùng?

- Nguồn nước (lưu vực chung cho các tỉnh, hồ điều tiết, vùng ven biển )

- Ô nhiễm không khí tác động qua lại giữa các địa phương (các nhà máy nhiệt điện,hóa chất, hóa dầu )

- Các vấn đề khác

3 Các vấn đề về quản lý?

- Cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách, cơ cấu tổ chức

- Tiêu chuẩn môi trường

2.4 Xây dựng bản đồ hiện trạng phát triển KTXH, TNMT

- Hệ thống các đồ hiện trạng được sử dụng để thể hiện một cách trực quan hiện trạng

bố trí không gian thuộc các lĩnh vực KTXH, hiện trạng sử dụng TNTN và hiện trạng cácvấn đề MT

- Từ các bản đồ hiện trạng này các chuyên gia có thể đánh giá được những vấn đề MTcòn tồn tại và đề xuất các giải pháp xử lý hoặc làm giảm thiểu ô nhiễm tránh rủi ro cho côngtác quy hoạch trong tương lai

3,ĐMC QHPT KTXH hoặc các ngành kinh tế của địa phương; dự báo các vấn đề môi trường

- Bản chất mang tính nguyên tắc của ĐMC đó là lồng ghép tới mức cao nhất nhữngvấn đề MT trong các lĩnh vực sau:

 Việc hình thành các chính sách ở cấp cao về phát triển KTXH -> đánh giá chính sách

 Thiết kế các chiến lược ngành về MT -> đánh giá quyhoạch phát triển ngành

 Đánh giá các quy hoạch phát triển KTXH của một vùng hay địa phương về MT ->đánh giá quy hoạch phát triển KTXH

Mục tiêu của ĐMC là:

- Xử lý các tác động về mặt MT do các quyết định chủ chốt ở các cấp lập quy hoạch vàxây dựng chính sách gây ra

- Đánh giá, dự báo và kiểm soát xu hướng suy giảm về MT do các tác động tích tụ, tồn

dư mang tính tổng hợp và cộng hưởng của nhiều dự án phát triển đơn lẻ trong vùng, tỉnh,thành phố hay của ngành gây nên

- ĐMC đối với quy hoạch phát triển KTXH nói một cách khác đó là việc liên kết cácmối quan tâm về MT vào quy hoạch phát triển KTXH của một vùng, tỉnh, thành phố trongmột khu vực không gian quy hoạch cụ thể, hay quy hoạch phát triển một ngành kinh tế

- ĐMC có tính chất liên ngành, liên địa phương, với phạm vi đánh giá quy hoạch pháttriển rộng lớn về không gian và thời gian

- ĐMC đối với dự án quy hoạch phát triển KTXH cần phải chú ý đến các tác động cótính tổng hợp và tác động có tiềm năng tích hợp lâu dài

Trang 10

VD: Tác động của phát triển từng ngành KT là có thể chấp nhận được, nhưng tácđộng tổng hợp của nhiều ngành kinh tế trong quy hoạch đồng thời xảy ra lại trở thànhnghiêm trọng.

- Rất nhiều tác động trong thời gian ngắn không thành vấn đề, nhưng tích lũy trongmột thời gian dài sẽ trở thành nghiêm trọng (ô nhiễm KLN, ô nhiễm các chất hữu cơ khóphân hủy, sự khai thác nướcngầm quá mức dẫn đến sụt lún các công trình, sự xâm nhậpmặn…)

- Mặc dù ĐMC không thể thay thế cho ĐTM đối với từng dự án riêng lẻ, song có thểtạo cơ sở khoa học và điều kiện rất thuận lợi cho việc tiến hành ĐTM cho mỗi dự án cụ thểtrong quy hoạch là:

 Đặt dự án vào một bối cảnh phù hợp về KT và MT

 Cung cấp bước đi đầu tiên trong việc xác định phạm vi các vấn đề môi trường quantrọng cần biết

 Cung cấp một bộ dữ liệu nền có hệ thống về MT

 Đẩy nhanh quá trình lựa chọn địa điểm

 Làm sáng tỏ các tiêu chuẩn MT phù hợp sẽ được áp dụng

 Cải tiến cách làm việc của quá trình thẩm định dự án sao cho có hiệu quả và năngsuất hơn

4 Xác định quan điểm và mục tiêu QHMT

4.1 Xác định quan điểm

- Lấy phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chỉ đạo kết hợp với xử lý ô

nhiễm, cải thiện MT và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợptác quốc tế trong BVMT và PTBV

- Mục tiêu và nội dung của QHMT không tách rời mục tiêu và nội dung của QH

PT KTXH, mà được lồng ghép trong QH PT KTXH, được xây dựng theo hướng PTBV.

- Quy hoạch dựa trên việc phân tích hiện trạng và dự báo các vấn đề MT có khả năng nảy sinh, biến động trong quá trình phát triển KTXH, phù hợp với nguồn lực và

khả năng đầu tư từ bên ngoài

- Tiếp thu các kinh nghiệm trong nước và trên thế giới, và là cơ sở pháp lý cho việcxây dựng các kế hoạch BVMT ngắn hạn và trung hạn của một vùng

- Mục tiêu QHMT một vùng sẽ gắn liền với các mục tiêu quốc gia về phòng ngừa ônhiễm, cải thiện MT, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tăng cường năng lực cho các

cơ quan quản lý, khoa học và doanh nghiệp, nâng cao nhận thức MT

- Mục tiêu quy hoạch môi trường cấp thấp phải được xây dựng dựa trên mục tiêuQHMT cấp cao hơn

- Ví dụ: QHMT cấp tỉnh phải dựa vào QHMT cấp vùng và cấp nhà nước

Trang 11

- Mục tiêu quy hoạch môi trường cấp thấp phải được xây dựng dựa trên mục tiêuQHMT cấp cao hơn

Ví dụ: QHMT cấp tỉnh phải dựa vào QHMT cấp vùng và cấp nhà nước

Các chương trình, dự án BVMT được đề xuất sẽ tập trung vào các lĩnh vực phòng ngừa ônhiễm, cải thiện MT, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tăng cường năng lực cho các

cơ quan quản lý, khoa học và doanh nghiệp, nâng cao nhận thức BVMT

5 Đề xuất các chương trình, dự án bảo vệ môi trường

Các dự án sẽ phải được sắp xếp ưu tiên theo một hệ thống tiêu chí sẽ được lựa chọn

Nguồn kinh phí cũng phải đề xuất nhằm đảm bảo tính hiện thực, khả thi của dự án

Ví dụ : Chương trình bảo vệ môi trường đô thị: đề xuất 7 dự án cụ thể:

– Dự án 1: Xây dựng mới và cải tạo toàn bộ hệ thống thoát nước mưa tại Tp Hà Nội

+ Chủ trì quản lý và thực hiện: Sở Xây Dựng

+ Các cơ quan phối hợp – tham gia: Sở TN-MT, Các Cty công trình đô thị và cấp thoátnước, UBND TP

+ Thời gian ưu tiên đầu tư thực hiện: giai đoạn 2008 - 2010

+ Dự trù kinh phí sơ bộ: khoảng 40 – 60 tỷ đồng

+ Nguồn vốn: ngân sách (theo quy hoạch phát triển KTXH, tổng số vốn huy động cho toàn

bộ chương trình cải tạo hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên toàn Tỉnh giai đoạn

2006 – 2020 là 864 tỷ đồng)

+ Mục tiêu và hiệu quả đạt được:cải tạo và xây dựng mới lại toàn bộ hệ thống thoát nướcmưa tp Hà Nội, tách riêng hệ thống thoát nước mưa, phấn đấu đạt chuẩn hệ thống thoátnước của một đô thị trung tâm Tp theo quy phạm thoát nước của Bộ Xây Dựng;

– Dự án 2:…

6 Đề xuất cac giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch môi trường

6.1 Giải pháp về kinh tế

Giải pháp về kinh tế: bao gồm 03 vấn đề cần làm rõ:

1.Các nguồn vốn đầu tư: Các nguồn vốn có thể huy động cho triển khai QHMT bao gồm:

- Ngân sách Trung ương; ngân sách các bộ/ngành, ngân sách địa phương

- Đóng góp của doanh nghiệp; đóng góp của cộng đồng; đóng góp của các hộ gia đình

- Các nguồn tài trợ, vốn ODA…

Trang 12

2 Ước tính chi phí

Ước tính chi phí đầu tư cho hoạt động BVMT dựa theo các phương án khác nhau Ví dụ:

- Phương án 1: đầu tư cho BVMT ở mức 1% GDP (đầu tư thấp)

- Phương án 2: chi phí BVMT tính theo đầu người

VD: 15 USD/người.năm hay 25 USD/người.năm

- Phương án 3: đầu tư 3% GDP cho BVMT

3 Xã hội hóa đầu tư

Nghiên cứu ban hành các chính sách và cơ chế huy động thích hợp mọi nguồn lực trongcộng đồng để BVMT

Trong kế hoạch hàng năm của địa phương/ngành có khoản mục kế hoạch về BVMT và mứckinh phí thực hiện tương ứng

Gắn liền công tác BVMT trong các chiến lược, kế hoạch, QHTT và chi tiết về phát triểnKTXH của các quận/huyện và toàn thành phố

Phát động các phong trào quần chúng tham gia vào công tác BVMT

Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho các hoạt động BVMT

Từng bước thành lập quỹ môi trường thông qua đóng góp của nhân dân, của các doanhnghiệp, của các nhà tài trợ trong và ngoài nước

6.2 Giải pháp về tổ chức và tăng cường năng lực

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về MT

- Nâng cao trình độ QLMT cho cán bộ các cấp

- Hoàn thiện các văn bản pháp lý về QLMT

- Nâng cao năng lực quan trắc phân tích môi trường

- Tăng cường hệ thống cơ sở dữ liệu BVMT

6.3 Giải pháp về khoa học công nghệ

- Nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu về KHMT (công nghệ xử lý chất thải, phòngchống khắc phục ON, suy thoái MT)

- Phối hợp thường xuyên với cơ quan nghiên cứu trong việc nghiên cứu và ứng dụngcác thành tựu về khoa học quản lý và công nghệ môi trường

- Xây dựng các đề án, dự án bảo vệ môi trường

- Hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường

6.4 Giải pháp về hợp tác trong nước và quy hoạch

- Xây dựng và tham gia các chương trình hợp tác bảo vệ môi trường trong vùng

Trang 13

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học cơ bản

- Tổ chức các diễn đàn, hội thảo trao đổi thông tin và thảo luận về các chủ đề có liênquan

- Vận dụng hợp lý các thỏa thuận, cam kết quốc tế và với các địa phương khác nhằmthu hút các khoản tài trợ và sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật

- Xây dựng các dự án nghiên cứu khoa học có sự đầu tư của một số tổ chức quốc tếnhư UNDP, WWF, WB, WHO…

7 Lập bản đồ quy hoạch môi trường

Hệ thống các bản đồ dự báo nêu lên những vấn đề môi trường tiềm ẩn có khả năng phát sinhtrong tương lai khi thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nêu lên những giải pháp,chương trình, kế hoạch nhằm phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường với mục tiêuphát triển bền vững

Bản đồ quy hoạch môi trường sẽ được thiết lập trên cơ sở chồng ghép các bản đồ dự báođơn tính với tỷ lệ thích hợp…

8.Đề xuất các kiến nghị điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

Trên cơ sở xem xét quy hoạch môi trường có thể đề xuất các kiến nghị điều chỉnh quyhoạch phát triển kinh tế xã hội với mục tiêu phát triển bền vững

- Sự điều chỉnh có thể là:

- Không được tiếp tục đầu tư

- Đầu tư kèm theo các điều kiện

- Tiếp tục được đầu tư

Các phương pháp và công cụ trong quy hoạch môi trường

1 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

- Các phương pháp thống kê toán học là

 Thống kê mô tả (descriptive statistics)

 Thống kê suy diễn (Inferential statistics)

 Ước lượng và trắc nghiệm (Estimation and testing)

 Phân tích tương quan (hồi quy) (Regression analysis)

 Phân tích chuỗi thời gian (Time series analysis)

Ngày đăng: 28/04/2016, 10:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w