1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Tành Vân

72 623 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦUiLỜI CẢM ƠNiiMỤC LỤCiiiDANH MỤC VIẾT TẮTvDANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼviPHẦN MỞ ĐẦU11.Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu12.Mục tiêu nghiên cứu đề tài13.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài24.Phương pháp nghiên cứu24.1 Phương pháp thu thập dữ liệu24.2Phương pháp phân tích dữ liệu3CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNHTRONG DOANH NGHIỆP41.1 Tài sản cố định hữu hình, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán41.1.1 Khái niệm và phân loại TSCĐ TSCĐHH41.1.1.1 Khái niệm TSCĐHH41.1.1.2 Phân loại TSCĐHH41.1.2Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán TSCĐHH61.1.2.1 Yêu cầu quản lý TSCĐHH61.1.2.2 Nhiệm vụ kế toán TSCĐHH61.2. Kế toán TSCĐHH theo qui định của chuẩn mực và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành71.2.1. Kế toán TSCĐHH theo quy định của VAS 03 “Tài sản cố định hữu hình”71.2.2. Kế toán TSCĐHH theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành111.1.2.1 Chứng từ sử dụng111.1.1.2Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán111.2.2.3 Sổ kế toán19CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐHH TẠICÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TÀNH VÂN242.1 Tổng quan về công ty TNHH Xây dựng và thương mại Tành Vân242.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty242.1.2 Công tác tổ chức quản lý, kế toán tại công ty TNHH XD và TM Tành Vân252.1.2.1 Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị252.1.2.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty272.2 Khái quát thực trạng kế toán TSCĐHH tại công ty TNHH XD và TM Tành Vân302.2.1 Đặc thù về quản lí TSCĐHH tại công ty302.2.1.1 Phân loại và xác định giá trị TSCĐHH tại công ty302.2.1.2 Phương pháp khấu hao TSCĐHH tại công ty312.2.2 Thực trạng kế toán TSCĐHH tại công ty322.2.2.1 Chứng từ sử dụng322.2.2.2 Tài khoản sử dụng và mã hóa chi tiết392.2.2.3 Kế toán TSCĐ hữu hình tại công ty TNHH XD và TM Tành Vân392.2.2.4 Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết43CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TÀNH VÂN503.1 Những nhận xét, đánh giá về kế toán TSCĐHH tại công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Tành Vân503.1.1 Những kết quả đạt được503.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân513.1.2.1Những tồn tại513.1.2.2Nguyên nhân của những hạn chế523.2Các giải pháp hoàn thiện kế toán TSCĐHH tại công ty TNHH Xây dựng và Thương Mại Tành Vân533.3Điều kiện thực hiện57KẾT LUẬN59TÀI LIỆU THAM KHẢO60

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu cao nhất của mỗi doanh nghiệp là làm thếnào để đạt mức lợi nhuận cao nhất, trong khi đó mức cạnh tranh thị trường lại rất lớn.Bên cạnh đó, người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về mặt chất lượng, kiểu dáng,mẫu mã sản phẩm đồng thời họ lại muốn mua với giá thấp nhất Điều đó cho thấydoanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thị trường thì cần đổimới công nghệ, trang bị thêm máy móc, thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu củangười tiêu dùng

Một bộ phận trong đó là TSCĐ hay cụ thể hơn nữa là TSCĐ hữu hình – một yếu

tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệpnào, cho dù quy mô lớn hay nhỏ TSCĐ là yếu tố cơ bản của vốn kinh doanh, là hìnhthái biểu hiện của vốn cố định Nó phản ánh trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và

xu hướng phát triển của doanh nghiệp đồng thời là điều kiện cần thiết để nâng caonăng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm

Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Tành Vân là một đơn vị có quy mô

và giá trị tài sản tương đối lớn Chính vì vậy, việc hạch toán chính xác số lượng và giátrị tài sản hiện có cũng như sự biến động của TSCĐ hữu hình là yếu tố quan trọng gópphần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ

Nhận thấy tầm quan trọng của công tác kế toán TSCĐ hữu hình trong doanhnghiệp, kết hợp với những kiến thức có được từ học tập, nghiên cứu và sự giúp đỡ tận

tình của PGS.TS Đoàn Vân Anh cùng các cô chú, anh chị phòng Tài chính – Kế toán trong công ty, em xin lựa chọn đề tài: “ Kế toán TSCĐHH tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Tành Vân”

LỜI CẢM ƠN

Trang 2

Dưới sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của cô giáo PGS.TS Đoàn

VânAnh và sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của công ty đã

giúp em hoàn thành bài luận văn này.

Em xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo khoa Kế toán- Kiểm toán trường Đại học Thương Mại đã giảng dạy và giúp đỡ em về kiến thức, kỹ năng trong những năm học vừa qua Em xin cảm ơn cô giáo PGS.TS Đoàn Vân Anh và đã giúp đỡ hướng dẫn em tận tình trong thời gian hoàn thành bài luận văn Đồng thời, em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo, cùng các bác, các cô, các chú, các anh, các chị CBCNV trong công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Tành Vân đã rất nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và xin số liệu.

Do giới hạn về mặt thời gian, thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu nên nội dung luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót, khiếm khuyết Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy, các cô cùng toàn thể bạn đọc để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của công ty TNHH XD và TM Tành Vân

Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán của công ty TNHH XD và TM Tành Vân

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán của công ty TNHH XD và TM Tành Vân

Bảng 2.1: Tổng hợp chi phí sửa chữa

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật không thể thiếu được trong bất kỳ mộtnền kinh tế quốc dân nào cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp TSCĐ xét về mặt tồn tại thì nó là điều kiện cần để DN được thành lập, xét vềmặt phát triển thì nó là điều kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động Trong giai đoạnhiện nay khi khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng đểtạo sức cạnh tranh đối với doanh nghiệp

Để tạo sức cạnh tranh đối với DN, các DN cần phải tìm ra biện pháp hữu hiệu

để bảo toàn, phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ Muốn vậy, các

DN phải xây dựng được chế độ quản lý khoa học, toàn diện để có thể sử dụng hợp lý

và phát huy hết công suất của TSCĐ, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, thu hồi vốnđầu tư nhanh để tái sản xuất trang thiết bị và đổi mới công nghệ Kế toán với chứcnăng nhiệm vụ của mình là một công cụ đắc lực cung cấp các thông tin chính xác kịpthời cho quản lý Kế toán TSCĐ cũng nằm trong số đó, nó giúp cho việc hạch toánTSCĐ được chính xác và theo dõi tình hình TSCĐ được chặt chẽ đầy đủ

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nói chung và của kế toánTSCĐ hữu hình nói riêng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Trong quá trình thựctập tại công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Tành Vân, em nhận thấy kế toánTSCĐHH tại đây còn có nhiều vấn đề cần hoàn thiện, bổ sung Trên cơ sở kiến thức đã

tích lũy được trong nhà trường, với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo PGS.TS Đoàn Vân Anhcùng các cô chú, anh chị trong phòng Kế toán tài chính của công ty, tôi đã

lựa chọn đề tài: “Kế toán TSCĐ hữu hình tại công ty TNHH Xây dựng và Thương mại

Tành Vân ”

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tiễn tại đơn vị thực tập, đề tài nhằmnghiên cứu làm rõ một số lý luận cơ bảnvề: TSCĐ, TSCĐ hữu hình, cách đánh giáTSCĐ, phương pháp tính khấu hao TSCĐ…

Đồng thời, khảo sát, đánh giá về thực trạng kế toán TSCĐ hữu hình tại đơn vịthực tập, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạchtoán TSCĐ hữu hình tại đơn vị

Trang 6

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH Xây dựng

và Thương mại Tành Vân

Nghiên cứu lý luận: sách, giáo trình, tài liệu về phân tích kết quả hoạt động kinhdoanh

Nghiên cứu thực tiễn: các chứng từ, sổ sách, báo cáo phát hành tại công ty

- Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tành Vân

Địa chỉ: Đông Ninh – Khoái Châu – Hưng Yên

Thời gian: Số liệu sử dụng trong đề tài này là tháng 12 năm 2014

Nội dung: Kế toán tài sản cố định hữu hình

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

a Phương pháp phỏng vấn

- Đối tượng phỏng vấn: ở đây là Kế toán trưởng và kế toán viên phụ trách về kế toánTSCĐHH

- Phạm vi nghiên cứu là: trong công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Tành Vân

- Thời gian điều tra: Trong thời gian 3 ngày 10/11/12 tháng 3 năm 2015

- Mục đích: Nhằm làm rõ hơn các vấn đề về kế toán TSCĐHH như: mô hình kế toán tạicông ty, các phương pháp kế toán hàng tồn kho, phương pháp khấu hao TSCĐ, phân

bổ khấu hao theo tháng, quý hay năm? Sổ sách kế toán áp dụng? Đã sử dụng thẻ chocác TSCĐHH chưa?

- Cách thức tiến hành: thiết kế những câu phỏng vấn ngắn gọn dễ hiểu để phỏng vấn kếtoán trưởng và kế toán viên phụ trách về kế toán TSCĐHH trong thời gian 3 ngày10/11/12 tháng 03

- Kết quả cần đạt được: phỏng vấn được các đối tượng và thu thập được những thông tin cầnthiết, từ đó thấy được những mặt mạnh và những mặt còn tồn tại trong kế toánTSCĐHH tại công ty TNHH XD và TM Tành Vân

Trang 7

b Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

- Mục đích: việc thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm nắm bắt được tình hình hoạt động kinhdoanh nói chung của công ty, những chiến lược, chính sách và thực trạng kế toánTSCĐHH của công ty

- Cách thức tiến hành: thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công tytrong 2 năm từ 2014-2015, tình hình tăng giảm TSCĐHH và bảng trích khấu haoTSCĐHH trong năm, kết hợp với các thông tin nguồn tài liệu từ sách báo, nhữngnghiên cứu về công ty trước đây

- Kết quả cần đạt được: thông qua các dữ liệu thứ cấp thu thập được về công ty để từ đó

có thể thực hiện đề tài một cách chính xác và đúng hướng, để có cái nhìn thực tế hơn

về tổ chức hoạt động của công ty nói chung và của kế toán TSCĐHH nói riêng

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

- Mục đích: nhằm sử dụng các thông tin thu thập được một cách chính xác, triệt để nhấtgiúp cho bài chuyên đề hoàn thiện hơn

- Cách thức tiến hành: từ những dữ liệu thu thập được ta tổng hợp chúng lại sau đó phân

bổ những dữ liệu thu thập được cho từng phần cụ thể Ngoài ra một số thông tin thuthập được đem thống kê, so sánh chúng với nhau sau đó mới dùng những dữ liệu này

để sử dụng cho bài chuyên đề

- Kết quả cần đạt được: sau khi xử lý những dữ liệu thu thập được ta thu được những dữliệu chính xác, đầy đủ phục vụ cho hoàn thiện bài chuyên đề

5. Kết kấu khóa luận tốt nghiệp

Nội dung của khóa luận: “ Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Tành Vân” gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán TSCĐHH trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng kế toán TSCĐHH tại công ty TNHH XD và TM Tành Vân Chương 3: Các kết luận và giải pháp hoàn thiện kế toán TSCĐHH tại công ty TNHH XD và TM Tành Vân

Trang 8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH

TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Tài sản cố định hữu hình, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán

1.1.1 Khái niệm và phân loại TSCĐ TSCĐHH

1.1.1.1 Khái niệm TSCĐHH

Tài sản cố định hữu hình: Theo chuẩn mực số 03 – Tài sản cố định ban hành

theo quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng bộ Tàichính quy định TSCĐHH là tài sản có hình thái vật chất, do doanh nghiệp nắm giữ đểsản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn TSCĐHH

Khi tham gia vào quá trình SXKD, TSCĐHH bị hao mòn dần và giá trị của nóđược chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong cácchu kỳ sản xuất

Khác với đối tượng lao động TSCĐHH tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh vàgiữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng

1.1.1.2 Phân loại TSCĐHH

Sự cần thiết phải phân loại tài sản cố định nhằm mục đích giúp cho các doanhnghiệp có sự thuận tiện trong công tác quản lý và hạch toán tài sản cố định Thuận tiệntrong việc tính và phân bổ khấu hao cho từng loại hình kinh doanh TSCĐHH đượcphân loại theo các tiêu thức sau:

a. Phân loại TSCĐHH theo hình thái vật chất

Theo cách này, toàn bộ TSCĐHH của doanh nghiệp được chia thành các loại sau:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: Bao gồm những TSCĐHH được hình thành sau quá trình thicông, xây dựng như trụ sở làm việc, nhà xưởng, nhà kho, hàng rào,… phục vụ chohoạt động sản xuất kinh doanh

- Máy móc, thiết bị: là toàn bộ máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp như máy móc thiết bị chuyên dùng, máy móc thiết bị côngtác, dây chuyền công nghệ, thiết bị động lực…

- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Gồm các loại phương tiện vận tải đường sắt,đường bộ, đường thuỷ… và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện, nước, băngtruyền tải vật tư, hàng hoá…

Trang 9

- Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công việc quản lý hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính, thiết bị điện tử, dụng cụ đo lường,kiểm tra chất lượng…

- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như

cà phê, chè, cao su, vườn cây ăn quả…; súc vật làm việc như trâu, bò…; súc vật chănnuôi để lấy sản phẩm như bò sữa…

b. Phân loại TSCĐHH theo quyền sở hữu

TSCĐHH của doanh nghiệp được phân thành TSCĐHH tự có và TSCĐHHthuê ngoài

- TSCĐHH tự có: là những TSCĐHH được đầu tư mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn

tự có của doanh nghiệp như được cấp phát, vốn tự bổ sung, vốn vay…

- TSCĐHH thuê ngoài: là những TSCĐHH doanh nghiệp đi thuê của đơn vị, cá nhânkhác, doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng trong suốt thời gian thuê theo hợpđồng, được phân thành:

• TSCĐHH thuê tài chính: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công tycho thuê tài chính Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lạitài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê tàichính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhấtphải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng

• TSCĐHH thuê hợp đồng: mọi hợp đồng thuê tài sản cố định nếu không thoả mãn cácquy định trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động

c. Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng

- TSCĐHH đang dùng

- TSCĐHH chưa cần dùng

- TSCĐHH không cần dùng và chờ thanh lý

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp nắm được tình hình sử dụng tài sản

cố định để có biện pháp tăng cường TSCĐHH hiện có, giải phóng nhanh chóng cácTSCĐHH không cần dùng, chờ thanh lý để thu hồi vốn

Trang 10

d. Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng

- TSCĐHH dùng trong sản xuất kinh doanh: là TSCĐHH đang sử dụng trong hoạt độngsản xuất kinh doanh, đối với những tài sản này bắt buộc doanh nghiệp phải tính vàtrích khấu hao và chi phí sản xuất kinh doanh

- TSCĐHH dùng trong hoạt động phúc lợi: là TSCĐHH mà đơn vị dùng cho nhu cầuphúc lợi công cộng như nhà văn hoá, nhà trẻ, xe ca phúc lợi…

- TSCĐHH chờ xử lý: TSCĐHH không cần dùng, chưa cần dùng vì thừa so với nhu cầuhoặc không thích hợp với sự đổi mới công nghệ, bị hư hỏng chờ thanh lý TSCĐHHtranh chấp chờ giải quyết Những tài sản này cần xử lý nhanh chóng để thu hồi vốn sửdụng cho việc đầu tư đổi mới TSCĐHH

1.1.2 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán TSCĐHH

1.1.2.1 Yêu cầu quản lý TSCĐHH

- Phải quản lý TSCĐ như là yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh, góp phầntạo năng lực sản xuất của đơn vị Do đó, kế toán phải cung cấp thông tin về số lượngtài sản hiện có tại đơn vị, tình hình biến động tăng, giảm của TSCĐ trong đơn vị

- Kế toán phải cung cấp những thông tin về các loại vốn đã đầu tư cho tài sản vàchi tiết vốn đầu tư cho chủ sở hữu, phải biết được nhu cầu vốn cần thiết để đầu tư mớicũng như sửa chữa tài sản cố định

- Phải quản lý TSCĐ đã sử dụng như là một bộ phận chi phí sản xuất kinhdoanh Do đó, yêu cầu kế toán phải tính đúng, tính đủ mức khấu hoa tích lũy từng thời

kỳ KD theo hai mục đích: thu hồi được vốn đầu tư và đảm bảo khả năng bù đắp đượcchi phí

- Quản lý TSCĐ không những đảm bảo cho tài sản “ sống có ích” mà còn đảmbảo khả năng tái sản xuất và có kế hoạch đầu tư mới khi cần thiết

1.1.2.2 Nhiệm vụ kế toán TSCĐHH

- Tổ chức kế toán ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một các đầy đủ, kịp thời

về số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng, giảm và dichuyển tài sản cố định, kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng tài sản cố định

- Kế toán tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao tài sản cố định vào chiphí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản cố định và chế độ quy định

- Tham gia lập dự toán sửa chữa lớn tài sản cố định, giám sát việc sửa chữa tàisản cố định

Trang 11

- Kế toán hướng dẫn , kiểm tra các phân xưởng, phòng, ban thực hiện đầy đủcác chứng từ ghi chép ban đầu về tài sản cố định, mở các sổ sách cần thiết và hạchtoán tài sản coos định đúng chế độ, đúng phương pháp.

- Kế toán tham gia kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của nhànước, lập các báo cáo về tài sản cố định của doanh nghiệp, tiến hành phân tích tìnhhình trang bị, huy động và sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế củatài sản cố định

1.2 Kế toán TSCĐHH theo qui định của chuẩn mực và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành

1.2.1 Kế toán TSCĐHH theo quy định của VAS 03 “Tài sản cố định hữu hình”

Ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ- BTC ngày 31/12/2001 của

bộ trưởng Bộ tài chính

Nội dung của chuẩn mực:

* Ghi nhận ban đầu:

Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình:

- Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn (4)tiêu chuẩn ghi nhận sau: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sửdụng tài sản đó; Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; Thời gian

sử dụng ước tính trên 1 năm; Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

- Kế toán TSCĐ hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mụcđích sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm: Nhà cửa,vật kiến trúc; Máy móc, thiết bị; Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; Thiết bị,dụng cụ quản lý; Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; TSCĐ hữuhình khác

- Việc xác định một tài sản có được ghi nhận là TSCĐ hữu hình hay là một khoản chiphí sản xuất, kinh doanh trong kỳ sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp

- Trong từng trường hợp cụ thể, có thể phân bổ tổng chi phí của tài sản cho các bộ phậncấu thành của nó và hạch toán riêng biệt cho mỗi bộ phận cấu thànhXác định giá trịban đầu:

- TSCĐ hữu hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá

TSCĐ hữu hình mua sắm

Trang 12

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiếtkhấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế đượchoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng

sử dụng, như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; Chiphí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chiphí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác

- Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu,nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếpkhác và lệ phí trước bạ (nếu có)

- Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụngđất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vôhình

- Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm,nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua Khoảnchênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vàochi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giáTSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”

- Các khoản chi phí phát sinh như: Chi phí quản lý hành chính, chi phí sản xuất chung,chi phí chạy thử và các chi phí khác nếu không liên quan trực tiếp đến việc mua sắm

và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì không được tính vào nguyên giáTSCĐ hữu hình Các khoản lỗ ban đầu do máy móc không hoạt động đúng như dự tínhđược hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế của TSCĐ tựxây dựng, hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử Trường hợp doanh nghiệpdùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phísản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vàotrạng thái sẵn sàng sử dụng

- Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá củacác tài sản đó Các chi phí không hợp lý, như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao độnghoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xâydựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình

TSCĐ hữu hình thuê tài chính

Trang 13

- Trường hợp đi thuê TSCĐ hữu hình theo hình thức thuê tài chính, nguyên giá TSCĐ đượcxác định theo quy định của chuẩn mực kế toán “Thuê tài sản”.

TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hìnhkhông tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hìnhnhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiềnhoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hìnhtương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sảntương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinhdoanh và có giá trị tương đương) Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãihay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi Nguyên giá TSCĐ nhận về được tínhbằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi

TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận ban đầu theogiá trị hợp lý ban đầu Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu thìdoanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếpđến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

* Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu

- Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng nguyên giácủa tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sửdụng tài sản đó Các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện trên phải được ghinhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

- Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình nhằm mục đích khôi phục hoặc duytrì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn banđầu được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

- Việc hạch toán các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình phải căn cứ vàotừng trường hợp và khả năng thu hồi các chi phí phát sinh sau

- Trường hợp một số bộ phận của TSCĐ hữu hình đòi hỏi phải được thay thế thườngxuyên, được hạch toán là các TSCĐ độc lập nếu các bộ phận đó thỏa mãn đủ bốn (4)tiêu chuẩn quy định cho TSCĐ hữu hình

* Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu

- Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐ hữu hình được xác định theonguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại Trường hợp TSCĐ hữu hình được đánh

Trang 14

giá lại theo quy định của Nhà nước thì nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lạiphải được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại Chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ hữuhình được xử lý và kế toán theo quy định của Nhà nước.

* Khấu hao

- Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trongthời gian sử dụng hữu ích của chúng Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi íchkinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp Số khấu hao của từng kỳ được hạch toánvào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của cáctài sản khác

- Lợi ích kinh tế do TSCĐ hữu hình đem lại được doanh nghiệp khai thác dần bằng cách

sử dụng các tài sản đó Tuy nhiên, các nhân tố, như: Sự lạc hậu về kỹ thuật, sự hao mòncủa tài sản do chúng không được sử dụng thường dẫn đến sự suy giảm lợi ích kinh tế màdoanh nghiệp ước tính các tài sản đó sẽ đem lại

- Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình do doanh nghiệp xác định chủ yếu dựatrên mức độ sử dụng ước tính của tài sản Tuy nhiên, do chính sách quản lý tài sản củadoanh nghiệp mà thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản có thể ngắn hơn thờigian sử dụng hữu ích thực tế của nó Vì vậy, việc ước tính thời gian sử dụng hữu íchcủa một TSCĐ hữu hình còn phải dựa trên kinh nghiệm của doanh nghiệp đối với cáctài sản cùng loại

* Nhượng bán và thanh lý TSCĐHH

- TSCĐ hữu hình được ghi giảm khi thanh lý, nhượng bán

- Lãi hay lỗ phát sinh do thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình được xác định bằng sốchênh lệch giữa thu nhập với chi phí thanh lý, nhượng bán cộng (+) giá trị còn lại củaTSCĐ hữu hình Số lãi, lỗ này được ghi nhận là một khoản thu nhập hay chi phí trênbáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ

1.2.2 Kế toán TSCĐHH theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành

1.1.2.1 Chứng từ sử dụng

- Biên bản giao nhận TSCĐ hữu hình

- Biên bản thanh lý hoặc nhượng bán TSCĐ hữu hình

- Các hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng khi mua TSCĐ hữu hình

- Các chứng từ gốc phản ánh tình hình thanh toán tiền mua, tiền chi phí phát sinh trongquá trình mua hoặc sửa chữa, nâng cấp TSCĐ hữu hình như phiếu chi, giấy báo nợ,bảng kê thanh toán tạm ứng

Trang 15

1.1.1.2 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán

a. Tài khoản sử dụng

TK 211: Tài sản cố định hữu hìnhNgoài ra, kế toán còn sử dụng các khoản liên quan như TK 111, TK 112, TK

- Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐHH đều phản ánh trên TK 211 theo nguyên giá

- Nguyên giá TSCĐHH mua sắm phản ánh trên TK 211 được xác định tùy thuộc vàophương pháp tính thuế GTGT, là giá chưa có thuế đối với DN tính thuế theo phươngpháp khấu trừ thuế và là giá có thuế đối với DN tính thuế GTGT theo phuong pháptrực tiếp

- Nguyên giá TSCĐHH được sử dụng trong suốt thời gian sử dụng TSCĐHH Nó chỉthay đổi trong các trường hợp sau: khi có quyết định đánh giá lại TSCĐHH của nhànước, xây lắp trang bị thêm cho TSCĐHH, tháo dỡ một số bộ phận của TSCĐHH, cảitạo và nâng cấp TSCĐHH

b. Trình tự hạch toán

Kế toán các trường hợp tăng TSCĐHH

a) Trường hợp nhận vốn góp của chủ sở hữu hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (theo giá thỏa thuận)

Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu

b) Trường hợp TSCĐ được mua sắm:

Trang 16

- Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, căn

cứ các chứng từ có liên quan đến việc mua TSCĐ, kế toán xác định nguyên giá của TSCĐ, lập hồ sơ kế toán, lập Biên bản giao nhận TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có các TK 111, 112,

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính (3411)

- Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình được nhận kèm thiết bị phụ tùng thay thế, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (chi tiết TSCĐ được mua, chi tiết thiết bị phụ

tùng, thay thế đủ tiêu chuẩn của TSCĐ)

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (1534) (thiết bị, phụ tùng thay thế)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có các TK 111, 112,

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính (3411)

- Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì nguyên giá TSCĐ bao gồm cả thuếGTGT

- Nếu TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn đầu tư XDCB của doanh nghiệp dùng vào SXKD, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải ghi tăng nguồn vốn kinh doanh và giảm nguồn vốn XDCB, khi quyết toán được duyệt, ghi:

Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB

Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu

c) Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp:

- Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngaycho SXKD, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá - ghi theo giá mua trả tiền ngay)

Trang 17

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước [(Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng

số tiền phải thanh toán trừ giá mua trả tiền ngay và thuế GTGT(nếu có)]

Có các TK 111, 112, 331

- Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112 (số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ)

- Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:

đ) Trường hợp TSCĐ hữu hình tự sản xuất:

Khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp tự sản xuất để chuyển thành TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 155 - Thành phẩm (nếu xuất kho ra sử dụng)

Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang (đưa vào sử dụng ngay)

e) Trường hợp TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:

Trang 18

- TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình tương tự: Khi nhận TSCĐ hữu hình tương tự do trao đổi và đưa vào sử dụng ngay cho SXKD, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá TSCĐ hữu hình nhận về ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá TSCĐ đưa đi trao đổi)

- TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình không tương tự: + Khi giao TSCĐ hữu hình cho bên trao đổi, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị đã khấu hao)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

+ Đồng thời ghi tăng thu nhập do trao đổi TSCĐ:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán)

Có TK 711 - Thu nhập khác (giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) (nếu có)

+Khi nhận được TSCĐ hữu hình do trao đổi, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán)

+ Trường hợp phải thu thêm tiền do giá trị của TSCĐ đưa đi trao đổi lớn hơn giá trị của TSCĐ nhận được do trao đổi, khi nhận được tiền của bên có TSCĐ trao đổi, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (số tiền đã thu thêm)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

+ Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi, khi trả tiền cho bên có TSCĐ trao đổi, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có các TK 111, 112,

Trang 19

g) Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá - chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc)

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá - chi tiết quyền sử dụng đất)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,

h) Trường hợp TSCĐ hữu hình tăng do đầu tư XDCB hoàn thành: Trường hợp công trình hoặc hạng mục công trình XDCB hoàn thành đã bàn giao đưa vào sử dụng, nhưng chưa được duyệt quyết toán vốn đầu tư, thì doanh nghiệp căn cứ vào chi phí đầu tư XDCB thực tế, tạm tính nguyên giá để hạch toán tăng, giảm TSCĐ (để có cơ sởtính và trích khấu hao TSCĐ đưa vào sử dụng) Sau khi quyết toán vốn đầu tư XDCB được duyệt, nếu có chênh lệch so với giá trị TSCĐ đã tạm tính thì kế toán thực hiện điều chỉnh tăng, giảm số chênh lệch

- Trường hợp quá trình đầu tư XDCB được hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp:

+ Khi công tác XDCB hoàn thành nghiệm thu, bàn giao đưa tài sản vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi nhận TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

+ Nếu tài sản hình thành qua đầu tư không thoả mãn các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình theo quy định của chuẩn mực kế toán TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ các TK 152, 153 (nếu là vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho)

Có TK 241 - XDCB dở dang

- Trường hợp quá trình đầu tư XDCB không hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp (doanh nghiệp chủ đầu tư có BQLDA tổ chức kế toán riêng để theo dõi quá trình đầu tư XDCB): Khi nhận bàn giao công trình, chủ đầu tư, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 211, 213

Có TK 136 - Phải thu nội bộ

Trang 20

Có các TK 331, 333, … (nhận nợ phải trả nếu có).

- Nếu TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư XDCB, khi quyết toán được duyệt

có quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:

Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB

Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu

- Trường hợp sau khi quyết toán, nếu có chênh lệch giữa giá quyết toán và giá tạm tính, kế toán điều chỉnh nguyên giá TSCĐ, ghi:

+ Trường hợp điều chỉnh giảm nguyên giá, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (số phải thu hồi không được quyết toán)

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình ( nguyên giá)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Có các TK 336, 411 (giá trị còn lại)

k) Trường hợp dùng kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án để đầu tư, mua sắm TSCĐ, khiTSCĐ mua sắm, đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có các TK 111, 112

Có TK 241 - XDCB dở dang

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612)

Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ:

Trang 21

Kế toán các trường hợp giảm TSCĐHH

Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh, dùng cho hoạt động sựnghiệp, dự án: TSCĐ nhượng bán thường là những TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả Khi nhượng bán TSCĐ hữu hình phải làm đầy đủ cácthủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ liên quan đến nhượng bán TSCĐ:

+) Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,

Có TK 711 - Thu nhập khác (giá bán chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311)

Nếu không tách ngay được thuế GTGT thì thu nhập khác bao gồm cả thuế GTGT Định kỳ kế toán ghi giảm thu nhập khác đối với số thuế GTGT phải nộp

- Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị đã hao mòn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

- Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán TSCĐ được phản ánh vào bên Nợ

TK 811 "Chi phí khác"

Trang 22

+) Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án:

- Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị đã hao mòn)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

-Số tiền thu, chi liên quan đến nhượng bán TSCĐ hữu hình ghi vào các tài khoản liên quan theo quy định của cơ quan có thẩm quyền

+ Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

- Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ nhượng bán, ghi:

Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3533) (giá trị còn lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị đã hao mòn)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

- Đồng thời phản ánh số thu về nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (nếu có)

- Phản ánh số chi về nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)

Có các TK 111, 112,…

+) Khi góp vốn vào công ty con, liên doanh, liên kết bằng TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ các TK 221, 222 (theo giá trị đánh giá lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số khấu hao đã trích)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá

trị còn lại của TSCĐ)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

Trang 23

Có TK 711 - Thu nhập khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ).

Kế toán TSCĐ hữu hình phát hiện thừa, thiếu: Mọi trường hợp phát hiện thừa hoặc thiếu TSCĐ đều phải truy tìm nguyên nhân Căn cứ vào "Biên bản kiểm kê TSCĐ" và kết luận của Hội đồng kiểm kê để hạch toán chính xác, kịp thời, theo từng nguyên nhân cụ thể:

+) TSCĐ phát hiện thừa:

- Nếu TSCĐ phát hiện thừa do để ngoài sổ sách (chưa ghi sổ), kế toán phải căn cứ vào

hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ theo từng trường hợp cụ thể, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có các TK 241, 331, 338, 411,…

- Nếu TSCĐ thừa đang sử dụng thì ngoài nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ hữu hình, phải căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao để xác định giá trị hao mòn làm căn cứ tính, trích bổ sung khấu hao TSCĐ hoặc trích bổ sung hao mòn đối với TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án, ghi:

Nợ các TK Chi phí sản xuất, kinh doanh (TSCĐ dùng cho SXKD)

Nợ TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (dùng cho phúc lợi)

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (dùng cho SN, DA)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141)

- Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là TSCĐ của doanh nghiệp khác thì phải báo ngay cho doanh nghiệp chủ tài sản đó biết Nếu không xác định được doanh nghiệp chủ tài sản thì phải báo ngay cho cơ quan cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp (nếu là DNNN) biết để xử lý Trong thời gian chờ xử lý, kế toán phải căn cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời theo dõi và giữ hộ

+) TSCĐ phát hiện thiếu phải được truy cứu nguyên nhân, xác định người chịu trách nhiệm và xử lý theo chế độ tài chính hiện hành

- Trường hợp có quyết định xử lý ngay: Căn cứ "Biên bản xử lý TSCĐ thiếu" đã được duyệt và hồ sơ TSCĐ, kế toán phải xác định chính xác nguyên giá, giá trị hao mòn củaTSCĐ đó làm căn cứ ghi giảm TSCĐ và xử lý vật chất phần giá trị còn lại của TSCĐ Tuỳ thuộc vào quyết định xử lý, ghi:

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Trang 24

Nợ các TK 111, 112, 334, 138 (1388) (nếu người có lỗi phải bồi thường)

Nợ TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu(nếu được phép ghi giảm vốn )

Nợ TK 811 - Chi phí khác (nếu doanh nghiệp chịu tổn thất)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án:

Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

Đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu phải thu hồi theo quyết định xử lý, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (nếu thu tiền)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (trừ vào lương của người lao động)

Có các TK liên quan (tuỳ theo quyết định xử lý)

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

Đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu phải thu hồi theo quyết định xử lý, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (nếu thu tiền)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (trừ vào lương của người lao động)

Có TK 3532 - Quỹ phúc lợi

- Trường hợp TSCĐ thiếu chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý:

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh:

Phản ánh giảm TSCĐ đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị hao mòn)

Trang 25

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) (giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

Khi có quyết định xử lý giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (tiền bồi thường)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (nếu người có lỗi phải bồi thường)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (trừ vào lương của người lao động)

Nợ TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (nếu được phép ghi giảm vốn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (nếu doanh nghiệp chịu tổn thất)

Có TK 138 - Phải thu khác (1381)

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án:

Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu vào TK 1381 "Tài sản thiếu chờ xử lý", ghi:

Trang 26

Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu vào TK 1381 "Tài sản thiếu chờ xử lý", ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (nếu giá trị còn lại nhỏ)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước (nếu giá trị còn lại lớn phải phân bổ dần)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá TSC Đ)

Kế toán khấu hao TSCĐHH

Các phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình

Phương pháp khấu hao đường thẳng

Là phương pháp khấu hao mà tỉ lệ khấu hao và mức khấu hao hàng năm đượcxác định theo một mức cố định trong suốt thời gian sử dụng của TSCĐ

1 Xác định mức khấu hao hàng năm theo công thức:

Mức khấu hao bình

Nguyên giá TSCĐHH Thời gian sử dụng

2 Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi,doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằngcách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc

Trang 27

thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng

ký trừ thời gian đã sử dụng) của tài sản cố định

3 Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cố địnhđược xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thựchiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó

Phương pháp khấu hao nhanh theo số dư giảm dần

- Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo côngthức dưới đây:

điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:

Tỷ lệ khấu hao tài sản

Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t £ 6 năm) 2,0

Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5

Trang 28

- Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dầnnói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và sốnăm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tínhbằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cốđịnh.

- Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng

Phương pháp khấu hao theo sản phẩm

- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:

X

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Trang 29

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị hao mòn)

c) Định kỳ tính, trích khấu hao BĐSĐT đang cho thuê hoạt động, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)

- Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCĐ, mà mức khấu hao TSCĐ tăng lên so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao tăng, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (số chênh lệch khấu hao tăng)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp)

- Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCĐ, mà mức khấu hao TSCĐ giảm so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao giảm, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp)

Có các TK 623, 627, 641, 642 (số chênh lệch khấu hao giảm)

h) Kế toán giá trị TSCĐ hữu hình được đánh giá lại khi xác định giá trị doanh nghiệp:Căn cứ vào hồ sơ xác định lại giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp điều chỉnh lại giá trị TSCĐ hữu hình theo nguyên tắc sau: Chênh lệch tăng giá trị còn lại của TSCĐ được ghi nhận vào bên Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản; Chênh lệch giảm giá trị còn lại của TSCĐ được ghi nhận vào bên Nợ của TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản và phải chi tiết khoản chênh lệch này theo từng TSCĐ Cụ thể cho từng trường hợp ghi sổ như sau:

- Trường hợp TSCĐ đánh giá lại có giá trị cao hơn giá trị ghi sổ kế toán và

nguyên giá TSCĐ, hao mòn luỹ kế đánh giá tăng so với giá trị ghi sổ, kế toán ghi:

Trang 30

Nợ TK 211 - Nguyên giá TSCĐ (phần đánh giá tăng)

Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (giá trị tài sản tăng thêm)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (phần đánh giá tăng)

- Trường hợp TSCĐ đánh giá lại có giá trị thấp hơn giá trị ghi sổ kế toán và nguyên giá TSCĐ, hao mòn luỹ kế đánh giá lại giảm so với giá trị ghi sổ, kế toán ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (phần đánh giá giảm)

Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (phần giá trị tài sản giảm)

Có TK 211 - Nguyên giá TSCĐ (phần đánh giá giảm)

Doanh nghiệp trích khấu hao TSCĐ theo nguyên giá mới sau khi đã điều chỉnh giá trị

do đánh giá lại Thời điểm trích khấu hao của TSCĐ được đánh giá lại khi xác định giátrị doanh nghiệp của công ty cổ phần là thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành công ty cổ phần

i) Trường hợp cổ phần hóa đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty Nhà nước độc lập, Tập đoàn, Tổng công ty, công ty mẹ, công ty thành viên hạch toán độc lập củaTổng công ty:

Khi bàn giao TSCĐ cho công ty cổ phần, căn cứ vào biên bản bàn giao tài sản, các phụlục chi tiết về tài sản bàn giao cho công ty cổ phần và các chứng từ, sổ kế toán có liên quan, kế toán phản ánh giảm giá trị tài sản bàn giao cho công ty cổ phần, ghi:

Nợ TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (giá trị còn lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (phần đã hao mòn

Có các TK 211,213 (nguyên giá)

Kế toán sửa chữa TSCĐHH

Công tác sửa chữa TSCĐ của doanh nghiệp cũng có thể tiến hành theo phương thức

tự làm hoặc giao thầu

a) Khi chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh được tập hợp vào bên Nợ TK 241 "XDCB dở dang" (2413) và được chi tiết cho từng công trình, công việc sửa chữa TSCĐ Căn cứ chứng từ phát sinh chi phí để hạch toán:

- Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dở dang (2413) (giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có các TK 111, 112, 152, 214, (tổng giá thanh toán)

Trang 31

- Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì chi phí sửa chữa TSCĐ bao gồm

cả thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dở dang (2413) (tổng giá thanh toán)

Có các 111, 112, 152, 214, 334, (tổng giá thanh toán)

b) Khi công trình sửa chữa hoàn thành, nếu không đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước (nếu phát sinh lớn được phân bổ dần)

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả (nếu trích trước chi phí sửa chữa định kỳ)

a Hình thức kế toán Nhật ký chung

* Sổ kế toán: Hình thức kế toán Nhật ký chung hạch toán TSCĐHH được thực

hiện trên các loại sổ chủ yếu sau:

- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;

- Sổ Cái các tài khoản: TK 211, TK 214, TK 411, TK 441, TK 414, TK 353, TK 331,

TK 111, TK 112 ;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

(1) Hàng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan trực tiếp đếnTSCĐHH căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra kế toán ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổNhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái

Trang 32

theo các tài khoản Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời ghi vào các

sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối

số phát sinh

b Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái

* Sổ kế toán: Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cáihạch toán TSCĐHH được thực

hiện trên các loại sổ chủ yếu sau:

- Nhật ký - Sổ Cái các trang TK 211, TK 214, TK 411, TK 441, TK 414, TK 353, TK

331, TK 111, TK 112 ;

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết TSCĐHH

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái

(1) Hàng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến TSCĐHH kếtoán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

đã được kiểm tra và xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật

ký – Sổ Cái Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùngloại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái

Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi SổNhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan

(2) Cuối tháng, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật

ký và các cột Nợ, cột Có của ở phần Sổ Cái các tài khoản TK 211 , TK 214, TK 411,

TK 441, TK 414, TK 353, TK 331, TK 111, TK 112 để ghi vào dòng cộng phát sinhcuối tháng Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra

số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầuquý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từngtài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái

(3) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - SổCái phải đảm bảo các yêu cầu sau:

=

Tổng số phát sinh

Có của tất cả các Tài khoản Tổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản

Trang 33

(4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ,

số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng Căn cứ vào số liệu khoá sổcủa các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản Số liệu trên “Bảng tổnghợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng củatừng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái

Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ đượckiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính

c.Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

* Sổ kế toán: Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ hạch toán TSCĐHH được thực

hiện trên các loại sổ chủ yếu sau:

- Chứng từ ghi sổ;

- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;

- Sổ Cái các tài khoản TK 211 , TK 214, TK 411, TK 441, TK 414, TK 353, TK 331,

TK 111, TK 112 ;

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

(1)- Hàng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến TSCĐHH căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ Căn cứ vào

Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào

Sổ Cái các tài khoản TK 211 , TK 214, TK 411, TK 441, TK 414, TK 353, TK 331,

TK 111, TK 112 Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan

(2)- Cuối tháng, khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chínhphát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ,Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái Căn cứ vào Sổ Cái lậpBảng Cân đối số phát sinh

(3)- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chitiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính

Trang 34

d Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ

* Sổ kế toán: Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từhạch toán TSCĐHH được

thực hiện trên các loại sổ chủ yếu sau:

- Nhật ký chứng từ;

- Bảng kê;

- Sổ Cái;

- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết

* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ

(1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghitrực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan

Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tínhchất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảngphân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký -Chứng từ có liên quan

Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thìcăn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vàoNhật ký - Chứng từ

(2) Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đốichiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổnghợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trựctiếp vào Sổ Cái

Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghitrực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết

và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từngtài khoản để đối chiếu với Sổ Cái

Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ,Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính

e.Hình thức kế toán trên máy vi tính

Sổ kế toán: Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào

TSCĐHH sẽ được hạch toán vào các sổ thẻ kế toán theo hình thức kế toán đó nhưngmẫu không hoàn toàn giống mẫu ghi bằng tay

Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính

(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng

Trang 35

từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoảnghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu đượcthiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ

kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết các tàikhoản TK 211 , TK 214, TK 411, TK 441, TK 414, TK 331, TK 111, TK 112

(2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện cácthao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Thực hiện các thao tác để in báocáo tài chính theo quy định

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghibằng tay

Trang 36

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TÀNH VÂN

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Xây dựng và thương mại Tành Vân

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

- Tên công ty: Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Tành Vân

- Địa chỉ: Thị trấn Khoái Châu – Khoái Châu – Hưng Yên

- Điện thoại: 03213.597.568

- Fax: 03213597568

- Vốn điều lệ : 25 tỷ đồng

Chức năng :

Công ty TNHH Xây dựng và Thương Mại Tành Vân là một trong những công

ty có uy tín trên thị trường về việc cung cấp vật liệu xây dựng cho các cá nhân và tổchức có nhu cầu Công ty đã đáp ứng không nhỏ nhu cầu về vật liệu xây dựng cho tỉnhHưng Yên cũng như các tỉnh lân cận khác

Nhiệm vụ:

Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư tại công ty và các doanhnghiệp khác, tối đa lợi nhuận, phát triển hoạt động cung cấp vật liệu xây dựng, đồngthời đem lại việc làm, tạo thu nhập cho người lao động Đa dạng hóa ngành nghề kinhdoanh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty nhằm xây dựng

và phát triển thành tập đoàn kinh tế có tiềm lực mạnh

- Ngành nghề SXKD: Sản xuất vật liệu xây dựng; Xây dựng công trình dân

dụng, giao thông, thủy lợi; Khai thác cát; San lấp mặt bằng…

Sản phẩm truyền thống là gạch xây các loại, hiện nay công ty chuyên về sảnxuất gạchTuynel

Quá trình hình thành và phát triển:

Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Tành Vân là một trong những doanhnghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu của tỉnh Hưng Yên Công ty được thànhlập từ năm 2003 với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, buôn bán vật liệu xâydựng; khai thác cát, san lấp mặt bằng… Trải qua chặng đường phát triển gần 10 năm,công ty đã từng bước xây dựng và khẳng định được thương hiệu của mình đồng thờiphát triển bền vững

Ngày đăng: 27/04/2016, 19:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Kế toán doanh nghiệp thương mại dịch vụ Khác
4. Tài chính doanh nghiệp thương mại Khác
5. Hạch toán kế toán trong doanh nghiệp thương mại Khác
6. Hướng dẫn thực hành kế toán trên sổ kế toán theo các hình thức sổ Khác
7. Quy định 206/2003/QB-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w