1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khái niệm về quốc gia dân tộc, phân biệt quốc gia dân tộc với các phương thức tổ chức quyền lực trước đó – vận dụng vào việt nam hiện nay

15 2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 94 KB

Nội dung

Còn thuật ngữ dân tộc nation cũng thường được dùng với hai nghĩa: Thứ nhất, “dân tộc” thường được dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có si

Trang 1

Đặt vấn đề

Quốc gia dân tộc là một thuật ngữ riêng có của nền chính trị phương Tây,

nó ra đời gắn liền với chủ nghĩa tư bản Hiện nay, vẫn chưa có một sự thống nhất

về nội dung của thuật ngữ này Việc tìm hiểu nội dung cũng như phân biệt quốc gia dân tộc với các phương thức tổ chức quyền lực trước đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự phát triển của xã hội trong lịch sử từ đó tìm ra các quy luật phổ biến tác động, chi phối sự vận động và phát triển của xã hội Vì vậy nhóm 09 đã chọn đề tài “ Khái niệm về quốc gia dân tộc, phân biệt quốc gia dân tộc với các phương thức tổ chức quyền lực trước đó – Vận dụng vào Việt Nam hiện nay”

I Quốc gia dân tộc

1 Khái niệm “quốc gia dân tộc”

Thuật ngữ “quốc gia dân tộc” (tiếng Anh là nation – state) được cấu thành

từ hai thuật ngữ bộ phận là “quốc gia” và “dân tộc”, trong đó, nếu tách riêng, mỗi thuật ngữ trên đều có nhiều cách hiểu khác nhau Trong Tiếng Anh, thuật ngữ

“state” đồng thời được hiểu theo hai cách, vừa có nghĩa là một quốc gia lại vừa có nghĩa là một tiểu bang – một bộ phận độc lập của quốc gia Còn thuật ngữ dân tộc (nation) cũng thường được dùng với hai nghĩa: Thứ nhất, “dân tộc” thường được dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác; Thứ hai, “dân tộc” còn được dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, ngôn ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước

Như vậy, về khái niệm dân tộc, nếu theo nghĩa thứ nhất, dân tộc là bộ phận của quốc gia, là cộng đồng xã hội theo nghĩa là các tộc người, còn theo nghĩa thứ hai thì dân tộc là toàn bộ nhân dân một nước, là quốc gia-dân tộc Với nghĩa như vậy đã cho thấy: khái niệm dân tộc và khái niệm quốc gia có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, dân tộc bao giờ cũng ra đời trong một quốc gia nhất định và thực tiễn

Trang 2

lịch sử chứng minh, những nhân tố hình thành dân tộc chín muồi thường không tách rời với sự chín muồi của những nhân tố hình thành quốc gia Đây là những nhân tố bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển

Từ những cách hiểu không rõ ràng của hai thuật ngữ nêu trên, để đem lại cách hiểu chung nhất và tổng hợp nhất, phù hợp với xu thế quốc tế bây giờ thì có thể hiểu: Một quốc gia dân tộc (tiếng Anh: Nation-state hay Country) là một quốc gia tồn tại để đại diện chủ quyền cho một dân tộc Quốc gia dân tộc không chỉ là một thực thể chính trị và địa lý; nó còn là một thực thể về văn hóa và dân tộc; bản thân thuật ngữ quốc gia dân tộc đã hàm ý rằng hai yêu tố này phải đồng thời có mặt cùng với nhau và chính điều đó làm nên điểm khác biệt rõ rệt giữa một quốc gia dân tộc với những quốc gia tiền dân tộc và phi dân tộc trước nó

2 Đặc điểm của một “quốc gia dân tộc”

Các quốc gia dân tộc có nhiều đặc trưng riêng biệt so với các quốc gia tiền dân tộc Nhìn chung, phương thức tổ chức quyền lực này vốn trụ vững dựa trên bốn đặc điểm sau:

Thứ nhất: Đặc điểm về lãnh thổ: Quan điểm về lãnh thổ trong quốc gia dân

tộc khác hẳn với các "quốc gia" do các dòng tộc vương triều thống trị trước đó: lãnh thổ của đất nước là riêng biệt, thiêng liêng và không thể chuyển dời được, dù

là một tấc đất Không dân tộc nào muốn quốc gia mình sát nhập hay chuyển giao lãnh thổ vì bất kỳ lý do chính trị hay kinh tế nào Nói cách khác, lãnh thổ là ranh giới tuyệt đối để phân biệt môi trường trật tự bên trong với môi trường bên ngoài

và lúc này, quốc gia dân tộc sẽ khép mình như một đơn tử Sự phân định lãnh thổ

ấy thường được dựa trên đường biên giới quốc gia

Thứ hai: Về tổ chức chính quyền: Một quốc gia dân tộc thường có chính

quyền tập trung hơn và cơ cấu hành chính thống nhất hơn hẳn các "đế quốc" đa dân tộc tiền nhiệm Các phương thức trước đó quyền lực công cộng thuộc về cộng đồng người còn quốc gia dân tộc thì quyền lực công cộng bị nhà nước chiếm lấy, biến thành của mình, quyền lực thuộc về nhà nước Mỗi lãnh thổ quốc gia được cai quản bởi một Nhà nước có bộ máy chính quyền nhất thể từ trung ương đến địa phương, trong đó, chính quyền trung ương có quyền lực tối cao, với tư cách đại diện hợp pháp và duy nhất cho chủ quyền quốc gia Nhà nước chính là công cụ để

Trang 3

quản lý và thống nhất dân tộc về mọi mặt như kinh tế, chính trị, xã hội và cả văn hóa

Thứ ba: Về xã hội công dân: Trong quốc gia dân tộc thường có nhiều dân

tộc (tộc người) Mỗi tộc người lại có thể có những đời sống văn hóa mang bản sắc riêng Tuy có sự khác nhau nhưng những dân tộc người này đều chung sống thống nhất với nhau, có sự gắn kết với nhau Bởi họ có chung một nguồn gốc, cùng chịu

sự quản lý thống nhất của một nhà nước và những thành phần văn hóa riêng đó sẽ được hòa hợp với nhau (một cách tự nhiên hoặc dưới tác động của quyền lực nhà nước thông qua chính sách văn hóa) và cùng dựa trên những giá trị văn hóa cốt lõi nhất để từ đó hình thành nên một nền văn hóa của cả cộng đồng dân tộc, bao gồm văn học, nghệ thuật, y phục, phong tục tập quán, tín ngưỡng…

Cộng đồng người trong quốc gia dân tộc có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế, có một ngôn ngữ chung, chữ viết chung cho toàn bộ quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó làm công cụ để giao tiếp trên mọi lĩnh vực: kinh

tế, văn hóa, tỉnh cảm

Cộng đồng dân cư sẽ sinh sống ổn định trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia

và được phân chia theo đơn vị hành chính, dưới sự quản lý điều hành của một

chính phủ với những đạo luật chung thống nhất.

Mỗi cá nhân sinh sống trong quốc gia dân tộc đều có ý thức mình thuộc về một cộng đồng dân tộc Tính tộc người và tính chính trị xã hội ghi đậm vào tâm trí đông đảo dân cư ý thức gắn bó quyền lợi và nghĩa vụ của mình với dân tộc, với nhà nước với quốc gia và luôn sẵn sàng góp phần giúp đỡ những người đang cùng chia sẻ những giá trị văn hóa chung với họ Tình cảm với dân tộc hòa nhập với tình cảm nhà nước và được củng cố trong quá trình lịch sử, tạo nên ý thức dân tộc

Thứ tư, Về chủ quyền: Mỗi quốc gia dân tộc đều có chủ quyền Chủ quyền

của quốc gia có hiệu lực chi phối các cá nhân và tập thể trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, được coi là một thuộc tính chính trị, pháp lý chủ yếu của một quốc gia Chủ quyền quốc gia được thể hiện trên hai khía cạnh Thứ nhât, quốc gia dân tộc

có quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ Quốc gia dân tộc sẽ có quyền lựa chọn cho mình một hệ thống chính trị, một mô hình kinh tế, văn hóa, xã hội, hệ thống pháp luật riêng Quốc gia có toàn quyền tổ chức một bộ máy hành chính, có toàn

Trang 4

quyền tài phán và cưỡng chế Quốc gia dân tộc có quyền tự do hành động, quyết định mà không phải theo mệnh lệnh của một quốc gia khác, đồng thời có toàn quyền quyết định những vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của mình mà các quốc gia khác không có quyền chi phối Mọi cá nhân, tập thể trong quốc gia đều phải tuân theo các đường lối, chính sách đó và nếu không tuân thủ thì sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế Thứ hai, chủ quyền còn được biểu hiện ở chỗ là nó xác định

tư cách của quốc gia dân tộc Quốc gia dân tộc có quyền độc lập tham gia vào các quan hệ quốc tế, ngang hàng với các quốc gia khác, và là một thực thể độc lập

3 Nguồn gốc và lịch sử ra đời của các “quốc gia dân tộc”

Nguồn gốc và lịch sử thời kỳ đầu của quốc gia dân tộc vẫn còn là một điều gây tranh cãi Vấn đề chính ở đây là: quốc gia có trước hay dân tộc có trước ? Đối với những người theo chủ nghĩa dân tộc, tất nhiên câu trả lời chính là dân tộc có trước, và những phong trào theo chủ nghĩa dân tộc luôn đề cao yêu cầu về chủ quyền hợp pháp của dân tộc mình; rõ ràng một quốc gia dân tộc là cái mà họ đòi hỏi Một số "học thuyết hiện đại" của chủ nghĩa dân tộc cho rằng tính dân tộc đa phần là sản phẩm của chính sách của Nhà nước: đồng nhất và hiện đại hóa một quốc gia đã tồn tại trước đó Và phần lớn học thuyết cho rằng quốc gia dân tộc là một hiện tượng của châu Âu thế kỷ XIX, được thúc đẩy bởi việc xóa mù chữ, phổ cập giáo dục và truyền thông đại chúng Tuy nhiên các nhà sử học cũng chú ý tới việc hình thành và nổi lên vào thời gian trước đó của một số quốc gia tương đối thống nhất về lãnh thổ, hành chính và tương đối đồng nhất về dân tộc và văn hóa,

ví dụ Bồ Đào Nha và Hà Lan

Trong trường hợp của Pháp, theo Eric Hobsbawn, quốc gia Pháp ra đời trước dân tộc Pháp Hobsbawn cho rằng quốc gia Pháp hình thành nên dân tộc Pháp (chứ không phải chủ nghĩa dân tộc Pháp nở rộ vào cuối thế kỷ XIX vào thời của vụ án Dreyfus) Cụ thể là vào thời điểm Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, chỉ

có 1/2 sô dân Pháp tạm xem là biết nói "tiếng Pháp", và chỉ có 12-13% nói được lưu loát Nhưng sau đó, nước Pháp bắt xúc tiến sự thống nhất của ngôn ngữ và những tiếng lóng, giọng điệu, khác biệt ngôn ngữ của từng địa phương được hòa nhập lại và tạo thành tiếng Pháp Và sau đó với một số chính sách của nền Cộng

Trang 5

hòa thứ ba (1871-1940, tính đặc trưng và đồng nhất của dân tộc Pháp được xúc tiến và hình thành từ đó

Học thuyết "state-driven" của nguồn gốc của quốc gia dân tộc có xu hướng nhấn mạnh một số quốc gia như Anh và Pháp Các quốc gia trên phát triển từ một

số vùng địa phương, sau đó hình thành ý thức về dân tộc và đặc tính của dân tộc mình Cả hai xâm lấn những vùng đất ngoại biên (xứ Wales, Brittany, Aquitaine, Occitania); chủ nghĩa địa phương lại hồi sinh một chút vào thế kỷ XIX và dẫn đến

sự hình thành của phong trào tự trị vào thế kỷ XX

Một số quốc gia dân tộc như Đức và Ý hình thành do kết quả của những phong trào lãnh đạo bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc vào thế kỷ XIX Trong cả hai trường hợp, lãnh thổ của chúng từng bị chia sẻ bởi rất nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có những quốc gia có lãnh thổ rất nhỏ Ý thức về dân tộc và

sự thống nhất bắt đầu với những phong trào mang tính chất văn hóa (ví dụ Phong trào Völkisch ở Đức), nhưng sau đó nhanh chóng gây được nhiều ảnh hưởng lớn

về chính trị Trong các trường hợp đó, tình cảm dân tộc và các phong trào cùa chủ nghĩa dân tộc đã tạo một nền tảng cho việc thống nhất nước Đức và nước Ý

Các sử gia như Hans Kohn, Liah Greenfeld, Philip White và nhiều người khác phân loại các quốc gia như Đức và Ý - nơi sự thống nhất về văn hóa diễn ra trước sự thống nhất về lãnh thổ - là những ethnic nation hay ethnic nationality Trong khi đó các quốc gia dạng state-driven (Anh, Pháp, Trung Quốc) khi thống nhất lại có xu hướng duy trì và phát triển những xã hội đa dân tộc và hình thành một truyền thống về civic nation hay cộng đồng sắc tộc theo lãnh thổ

Ý tưởng về một quốc gia dân tộc thường đi đôi với sự hình thành và trỗi dậy của hệ thống các quốc gia thời cận đại, cụ thể là hệ thống các quốc gia Châu Âu xác lập sau Hòa ước Westphalia năm 1648 (gọi là Trật tự Westphalia) Sự cân bằng quyền lực trong quan hệ quốc tế tiêu biểu cho hệ thống đó, phụ thuộc vào hiệu quả dựa trên các thực thể độc lập được định nghĩa rõ ràng và được điều hành bởi một cách tập trung, bất chấp nó là một đế quốc hay một quốc gia dân tộc, trong đó mỗi thực thể thừa nhận độc lập và chủ quyền lãnh thổ của các thực thể khác Trật tự Westphalia không tạo ra những quốc gia dân tộc, nhưng các quốc gia

Trang 6

dân tộc lại xem đó như là tiêu chuẩn cho những quốc gia cấu thành (trong trường hợp như không có bất cứ lãnh thổ tranh chấp nào)

II Phân biệt quốc gia dân tộc với các phương thức tổ chức quyền lực trước đó.

1 Các hình thức tổ chức quyền lực trước đó.

Để tồn tại và phát triển, con người phải gắn kết với nhau thành những cộng đồng Trong quá trình phát triển của xã hội, trước khi dân tộc ra đời, các hình thức cộng đồng người cũng biến đổi từ thị tộc đến bộ lạc, bộ tộc

Thị tộc: Là cộng đồng người (gồm khoảng vài trăm người) có cùng

một huyết thống Thị tộc là một đơn vị sản xuất và là một hình thức tồn tại cơ bản của xã hội nguyên thuỷ Do trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, nguồn sống chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi, vì vậy vai trò của người phụ nữ trong thị tộc có một vị trí đặc biệt Chế độ quần hôn thời kỳ đầu và địa vị độc tôn của người phụ nữ trong sản xuất chính là cơ sở hình thành hình thức thị tộc mẫu quyền đầu tiên trong lịch sử Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã làm thay đổi

vị trí của người đàn ông trong chế độ thị tộc Hình thức thị tộc phụ quyền đã ra đời thay thế hình thức thị tộc mẫu quyền Thị tộc là hình thức cộng đồng người đầu tiên trong lịch sử

Ngoài đặc trưng chung về huyết thống là chủ yếu, thị tộc còn có những quan

hệ cộng đồng về ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng, văn hóa Mỗi thị tộc có khu vực

cư trú, vùng săn bắt và tên gọi riêng.Cơ sở tồn tại về kinh tế của thị tộc là quyền

sở hữu chung về tư liệu sản xuất và tài sản Họ cùng lao động và mọi sản phẩm được chia đều cho tất cả các thành viên trong thị tộc Lãnh đạo thị tộc là một hội đồng thị tộc, đứng đầu là tộc trưởng được mọi người bầu ra Việc quản lý điều hành thị tộc dựa trên nghị quyết của hội nghị thị tộc gồm các nam nữ đã thành niên trong thị tộc Khi tộc trưởng đã được bầu, các thành viên trong thị tộc tôn kính và chấp hành sự điều khiển của tộc trưởng một cách tự nguyện

Bộ lạc: Là một tập hợp dân cư được tạo thành từ nhiều thị tộc do có

quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân liên kết với nhau, trong đó có một thị tộc gốc tạo thành bộ lạc gọi là bào tộc.Đặc trưng của bộ lạc là có cùng ngôn ngữ,

Trang 7

phong tục tập quán, văn hóa, tín ngưỡng và cùng chung sống trên một vùng lãnh thổ đã được xác lập chủ quyền dù chưa thật sựu ổn định.Trong bộ lạc, ngoài sở hữu riêng của thị tộc, bộ lạc còn có những sở hữu khác bao gồm vùng lãnh thổ, nơi trồng trọt, săn bắt và chăn nuôi Lãnh đạo bộ lạc là một hội đồng các tộc trưởng, trong bộ lạc có một thủ lĩnh tối cao nhưng mọi quyền hành quản lý bộ lạc đều do hội nghị của hội đồng các tộc trưởng và thủ lĩnh quân sự quyết định Hình thức phát triển cao nhất của bộ lạc là liên minh bộ lạc được hình thành từ sự liên kết nhiều bộ lạc Trong xã hội nguyên thuỷ, bộ lạc là hình thức tốt nhất để phát triển sản xuất Chính trong thời kỳ này, công cụ sản xuất bằng kim loại đã được hình thành tạo nên hình thức phân công lao động xã hội đầu tiên giữa trồng trọt và chăn nuôi, nông nghiệp với thủ công nghiệp Đó là tiền đề khách quan của sự xuất hiện sở hữu tư nhân Dựa trên sở hữu tư nhân, bộ tộc ra đời thay thế cho hình thức bộ lạc và liên minh các bộ lạc

Bộ tộc: Là một cộng đồng dân cư được hình thành từ sự liên kết của

nhiều bộ lạc và liên minh các bộ lạc trên cùng một vùng lãnh thổ nhất định Bộ tộc đông đảo hơn bộ lạc, mỗi bộ tộc có tên gọi và có những đặc điểm về kinh tế, văn hóa riêng Khác với bộ lạc và thị tộc, bộ tộc có vùng lãnh thổ tương đối ổn định, dân cư đa dạng và đan xen, đa ngôn ngữ và văn hóa, trong đó ngôn ngữ của bộ lạc nào chiếm vị trí trung tâm của sự giao lưu và phát triển kinh tế sẽ trở thành ngôn ngữ chung của cả bộ tộc

Thời kỳ hình thành bộ tộc là thời kỳ đánh dấu sự tan rã hoàn toàn của xã hội công xã nguyên thuỷ; sở hữu tư nhân và chế độ tư hữu ra đời thay thế sở hữu tập thể của thị tộc, bộ lạc Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội có giai cấp đầu tiên được hình thành Phạm vi thống trị của nhà nước có thể không trùng với bộ tộc Có nhà nước một bộ tộc, cũng có nhà nước nhiều bộ tộc, sắc tộc Sự xuất hiện nhà nước

đã góp phần rất quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự thống nhất về kinh tế và văn hóa, mở rộng giao lưu giữa các bộ tộc Dưới tác động của các quan hệ mới; đặc biệt là quan hệ giao lưu về kinh tế, khuôn khổ chật hẹp của bộ tộc không còn thích hợp cho sự phát triển Những nhân tố khách quan

Trang 8

trên đây đã thúc đẩy quá trình hình thành một cộng đồng người mới thay thế bộ tộc, đó là sự xuất hiện dân tộc

Dân tộc: là khái niệm thường được dùng với hai nghĩa:Thứ nhất,

khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác; xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc; có sự kế thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc và thể hiện thành ý thức tự giác của các thành viên trong cộng đồng đó Theo nghĩa thứ nhất này, dân tộc là bộ phận của

quốc gia, là cộng đồng xã hội theo nghĩa là tộc người.Thứ hai, khái niệm dân tộc

dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước Theo nghĩa thứ hai này, dân tộc được hiểu là toàn bộ nhân dân một nước, là quốc gia-dân tộc.Trong phần phân biệt quốc gia-dân tộc với các tổ chức quyền lực trước dưới đây, dân tộc được hiểu theo nghĩa thứ nhất, tức là một bộ phận của một quốc gia

2 Phân biệt quốc gia- dân tộc với các phương thức tổ chức quyền lực trước đó.

Một số đặc trưng cơ bản sau làm nên sự khác biệt về chất của nhà nước so với các phương thức tổ chức quyền lực trước đó như thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc:

 Về lãnh thổ: Lãnh thổ của quốc gia- dân tộc khác hẳn với các tổ chức quyền lực trước đó: lãnh thổ của quốc gia là thiêng liêng và không thể chuyển dời,

là sự biểu hiện cụ thể về mặt chủ quyền của một quốc gia dân tộc trong quan hệ với các quốc gia dân tộc khác: bao gồm chủ quyền cả về vùng đất, vùng trời, vùng biển và các hải đảo, thềm lục địa Trong một quốc gia nhiều dân tộc thì lãnh thổ quốc gia gồm lãnh thổ của tất cả các dân tộc thuộc quốc gia ấy hợp thành Lãnh thổ là chủ quyền không thể chia cắt, là nơi sinh tồn phát triển và là nền tảng hình thành nên tổ quốc của mỗi quốc gia dân tộc Đường biên giới của quốc gia dân tộc

Trang 9

cũng khác, nó dựa trên diện tích và vị trí sinh sống của các cộng đồng cư dân của các dân tộc, mặc dù đôi khi biên giới của các quốc gia dân tộc cũng dựa theo các đường biên giới tự nhiên như sông, núi Quốc gia dân tộc tổ chức thực hiện sự quản lý dân cư theo lãnh thổ nhằm thực hiện quyền lực cai trị thống nhất đối với mọi người sống trong lãnh thổ đó

 Về tổ chức quyền lực: tương tự như các tổ chức trước đó, quốc gia dân tộc cũng có tổ chức quyền lực nhưng tổ chức quyền lực ở đây mang đặc điểm hoàn toàn khác so với các tổ chức quyền lực trước đó, quốc gia dân tộc ra đời gắn

liền với nhà nước Trong quốc gia dân tộc có bộ máy nhà nước với hệ thống pháp luật mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội còn các phương

thức tổ chức quyền lực trước đó việc triển khai quyền lực chỉ là những phong tục tập quán, những quy ước luật lệ Nó mang tính mềm dẻo hơn so với quyền lực trong quốc gia dân tộc Chính quyền trong quốc gia dân tộc tập trung hơn và cơ cấu hành chính thống nhất hơn hẳn các tổ chức quyền lực tiền nhiệm; và để duy trì

và tăng cường bộ máy cai trị của mình, nhà nước phải hình thành được một hệ thống thuế khóa buộc các thành viên sống trong lãnh thổ quốc gia phải có nghĩa

vụ đóng góp Mỗi cá nhân, tập thể trong quốc gia dân tộc này phải có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật mà nhà nước đề ra, nếu không tuân thủ sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế Trong nhà nước dân tộc có quân đội, nhà tù, cảnh sát để đảm bảo cho các chính sách của nhà nước được thực thi

 Về văn hóa, ngôn ngữ và dân cư: đây được coi là ảnh hưởng rõ rệt nhất của một quốc gia dân tộc so với tổ chức quyền lực tiền nhiệm- đó là việc hình thành một nền văn hóa dân tộc thống nhất thông qua các chính sách của quốc gia

đó Hình mẫu của một quốc gia dân tộc ngụ ý rằng thành phần dân cư của nó phải cấu thành một dân tộc, có chung nguồn gốc, ngôn ngữ và chung nhiều mặt về văn hóa Mà khi sự thống nhất nêu trên không/chưa tồn tại, bản thân quốc gia dân tộc

sẽ cố tự tạo ra nó Cụ thể là một ngôn ngữ dân tộc thống nhất sẽ được tạo ra thông qua một chính sách ngôn ngữ Đặc điểm về ngôn ngữ của quốc gia dân tộc khá giống với bộ tộc, tuy nhiên, khi phân biệt quốc gia dân tộc với bộ tộc ta cần phải đặt nó trong mỗi tương quan với những đặc trưng khác của mỗi hình thức

Trang 10

Mặt khác, cộng đồng dân cư được phân chia theo đơn vị hành chính mà không theo huyết thống Các thành viên trong cộng đồng có địa vị bình đẳng về pháp luật thể hiện ở các quyền công dân

III Vận dụng vào Việt Nam hiện nay

1 Quá trình hình thành và đặc điểm quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay

1.1 Quá trình hình thành

Việt Nam là một nước thuộc phương thức sản xuất Châu Á lại có những đặc điểm riêng về lịch sử và địa lý nên dân tộc Việt Nam hình thành từ rất sớm và không gắn liền với phương thức sản suất tư bản chủ nghĩa Sự nghiệp chống ngoại xâm, chống thiên tai nhất là vấn đề trị thủy không thể là sự nghiệp của một địa phương, một bộ tộc, một chủng tộc mà đó là sự nghiệp của đất nước, của tất cả mọi người, của toàn thể dân tộc – một cộng đồng người bền vững Từ đó đòi hỏi mọi người phải gắn kết lại với nhau, đoàn kết kiên cường, bất khuất trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, đấu tranh chống thiên nhiên Đó là những nhân tố hình thành nên dân tộc Việt Nam từ khi chưa có chủ nghĩa tư bản

1.2 Đặc điểm của cộng đồng dân tộc Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc thống nhất gồm 54 dân tộc Dân tộc Kinh chiếm 87% dân số, 53 dân tộc còn lại chiếm 13% dân số, phân bố rải rác trên địa bàn cả nước

Trong quá trình hình thành và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam, cộng đồng dân tộc đa tộc người, đã xây dựng được những đặc điểm truyền thống sau:

- Dân tộc Việt Nam là một cộng đồng chính trị – xã hội, được hợp thành bởi các tộc người cùng chung sống là một quốc gia – dân tộc đa tộc người

- Dân tộc Việt Nam được chỉ đạo bởi một nhà nước tập quyền thống nhất, xác định trên một lãnh thổ bất khả xâm phạm

- Do điều kiện tự nhiên, xã hội và hâụ quả của các chế độ áp bức bóc lột trong lịch sử nên trình độ phát triển kinh tế, văn hóa… giữa các dân tộc còn khác biệt, chênh lệch nhau

- Dân tộc Việt Nam là một cộng đồng văn hoá thống nhất và đa dạng

Ngày đăng: 27/04/2016, 07:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w