CHUYÊN ĐỀ:GIÁO DỤC GIÁ TRỊ A/ MỤC TIÊU 1/ Mục tiêu chung Nhằm bồi dưỡng cho giáo viên THCS những kiến thức, kĩ năng thái độ cần thiết về giá trị và tổ chức giáo dục giá trị trong nhà trư
Trang 1CHUYÊN ĐỀ:
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ
A/ MỤC TIÊU
1/ Mục tiêu chung
Nhằm bồi dưỡng cho giáo viên THCS những kiến thức, kĩ năng thái
độ cần thiết về giá trị và tổ chức giáo dục giá trị trong nhà trường,
từ đó giáo viên trung học có thể tích hợp giáo dục giá trị vào hoạt động dạy học, giáo dục, đặc biệt có thể tổ chức hoạt động giáo dục giá trị chuyên biệt, … để nâng cao hiệu quả giáo dục Đồng thời
năng lực dạy học và giáo dục của giáo viên như yêu cầu trong
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học sẽ phát triển ở tầm mới
Trang 2CHUYÊN ĐỀ:
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ
2/ Mục tiêu cụ thể
a/ Kiến thức
- Nêu được quan hệ giữa năng lực giáo dục giá trị với các tiêu chí
thuộc Tiêu chuẩn 4“ Năng lực giáo dục”
- Trình bày được cơ chế chuyển giá trị của XH thành giá trị cá nhân
- Nêu được các hoạt động trong chủ đề giáo dục giá trị sống
b/ Thái độ
- Trên cơ sở nhận thức được mối quan hệ giữa năng lực giáo dục giá trị với năng lực giáo dục trong Chuẩn nghề nghiệp, giáo viên tự
giác phát triển năng lực giáo dục giá trị cho HS
-Tự giác đảm bảo cơ chế, qui trình chuyển giá trị khách quan xã hội thành giá trị chủ quan của HS trong hoạt động giáo dục giá trị
c/ Kĩ năng
Biết cách tổ chức hoạt động giáo dục giá trị
Trang 3CHUYÊN ĐỀ:
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ
B/ NỘI DUNG
1 Mối quan hệ giữa năng lực giáo dục giá trị với năng lực giáo
dục của giáo viên trong chuẩn nghề nghiệp
2 Một số vấn đề chung về giá trị
3 Giáo dục giá trị cho học sinh trung học
4 Thực hành một chủ đề giáo dục giá trị
Trang 4CHUYÊN ĐỀ:
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ
1/ Giá trị là gì:
Giá trị dựa vào đó để xem xét một người đáng quý đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài năng Giá trị cũng
là những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật, điều thiện của xã hội.
2/ Giá trị sống
Giá trị sống là những điều mà một con người cho là tốt là
quan trọng, phải có cho bằng được và vì thế giá trị sống chi
phối hành vi hướng thiện của con người.
Trang 5TIÊU CHUẨN 4
NĂNG LỰC GIÁO DỤC
16 Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục.
17 Giáo dục qua môn học.
18 Giáo dục qua các hoạt động giáo dục.
19 Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng.
20 Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục.
21 Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS.
NỘI DUNG 1:
Mối quan hệ giữa năng lực giáo dục
giá trị với năng lực giáo dục của
giáo viên trong chuẩn nghề nghiệp.
Trang 6Quan hệ giữa năng lực giáo dục giá trị với tiêu chuẩn 4
• Năng lực giáo dục giá trị thâm nhập vào tất cả các năng lực
hợp phần trong năng lực giáo dục thuộc tiêu chuẩn 4
• Năng lực giáo dục giá trị là nền tảng để thực hiện thành công
các mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục
• Năng lực giáo dục giá trị cũng được xem như một năng lực độc lập để thực hiện thành công nhiệm vụ chuyển các giá trị khách quan của xã hội thành giá trị mà mỗi cá nhân sống trong xã hội
đó coi trọng và thực hiện trong cuộc sống
Trang 7CÙNG CHIA SẺ
Thầy/ Cô chia sẻ các tình huống khó khăn đã gặp trong quá trình giáo dục giá trị cho HS?
Trang 8CHUYÊN ĐỀ:
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ
Nội dung 2:
Một số vấn đề chung về giá trị
Thầy/ cô tự nghiên cứu nội dung này để tìm hiểu :
- Giá trị Phân biệt giá trị và chuẩn mực
- Hệ giá trị và thang giá trị
- Định hướng giá trị, giáo dục giá trị
Trang 9CHUYÊN ĐỀ:
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ
NỘI DUNG 3:
Giáo dục giá trị cho học sinh trung học.
Nội dung này gồm 5 hoạt động:
Hoạt động 1 và hoạt động 2, thầy/cô tự nghiên cứu để tìm hiểu:
- Tầm quan trọng của giáo dục giá trị cho học sinh
- Những hệ giá trị cần giáo dục cho học sinh Trung học
Trang 10* Tầm quan trọng của giáo dục giá trị , giá trị sống cho học sinh:
- Giá trị mang tính triết lí, có vai trò dẫn dắt, điều chỉnh hành vi của con người
- Mỗi người đều phải dựa vào các giá trị xã hội được chấp nhận để lựa chọn cách thức suy nghĩ, hành động phù hợp nhất
- Giá trị là cái mà con người dựa vào để xác định mục tiêu, phương pháp hoạt động cho mình
- Các giá trị giúp con người hình thành động cơ, thái độ thúc đẩy
hoạt động, quyết tâm, phát huy sức mạnh hết tiềm năng sẵn có để
con người vượt qua khó khăn, vươn tới mục đích
- Không có nền tảng giá trị vững chắc con người dễ đánh mất mình trước những cám dỗ, vụ lợi, … trong xã hội hiện nay
Giáo dục giá trị là giáo dục từ gốc Con người cần có nền tảng giá trị vững chắc để có lối sống lành mạnh, mục đích sống tích cực, là con người văn hoá, mang tính nhân dân
Trang 11*Những hệ giá trị cần giáo dục cho học sinh Trung học:
1 Những giá trị sống cần giáo dục cho học sinh Trung học :
- Giá trị sống chung: Hoà bình, tự do
- Giá trị về quan hệ: tôn trọng, hợp tác, đoàn kết, trách nhiệm
- Giá trị về phẩm chất cá nhân: Khoan dung, khiêm tốn, giản dị, trung thực, yêu thương, hạnh phúc
2 Những hệ giá trị khác:
- Những hệ giá trị theo 5 điều Bác Hồ dạy
- Những giá trị công dân: tuân thủ pháp luật, dân chủ, trung
thành đối với Tổ quốc, bình đẳng nam nữ, …
- Những giá trị lao động mới: sáng tạo, kỉ luật lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm lao động, …
- Những giá trị mang bản sắc dân tộc: yêu nước, hiếu học, tôn
sư trọng đạo, nhân nghĩa, …
Trang 123 CƠ CHẾ CHUYỂN HỆ GIÁ TRỊ XÃ HỘI
THÀNH GIÁ TRỊ CÁ NHÂN
a Cấp độ nhận thức:
- Mức độ biết: ở mức độ giới hạn về các khái niệm, các sự kiện và
thuật ngữ
- Mức độ hiểu: hiểu sâu bản chất của giá trị để thể hiện bằng hành vi
phù hợp
b Cấp độ tình cảm:
- Giá trị được nội tâm hóa và tích hợp với hệ thống vốn kinh nghiệm
đã có để trở thành tài sản riêng của mỗi cá nhân
- Qua trải nghiệm các giá trị được cá nhân đánh giá, lựa chọn, suy ngẫm, khẳng định, nuôi dưỡng trở thành động cơ của hành vi, mục tiêu và lí tưởng
c Cấp độ hành động:
- Các giá trị được nội tâm hóa phát huy vai trò định hướng hành vi,
qua đó giá trị được thể hiện qua hành vi
- Đây chính là bước ứng dụng giá trị vào thực tế
Trang 133 CƠ CHẾ CHUYỂN HỆ GIÁ TRỊ XÃ HỘI
THÀNH GIÁ TRỊ CÁ NHÂN
Từ hiểu biết (qua nhận thức) đến có thái độ, niềm tin vào giá trị
(qua trải nghiệm, đánh giá, lựa chọn giá trị) sau đó định hướng
hành động thực tiễn (cần làm gì và làm như thế nào) = qui trình/
cơ chế chuyển giá trị xã hội thành giá trị cá nhân
Qui trình đó cũng góp phần hình thành phẩm chất nhân cách Vì những hiểu biết về giá trị (thu được ở cấp độ nhận thức), thái độ, niềm tin vào giá trị (thu được ở cấp độ tình cảm) và hành vi được định hướng bởi giá trị ( thể hiện ở cấp độ hành động) tạo thành một thể thống nhất chính là phẩm chất nhân cách
Phẩm chất thể hiện một giá trị nào đó chỉ có khi có sự thống nhất giữa nhận thức, thái độ và hành vi
Trang 14So sánh giáo dục giá trị và hoạt động nhận thức
So với hoạt động nhận thức thì quá trình chuyển hóa các giá trị xã hội thành giá trị cá nhân có điểm khác biệt- mang tính đặc trưng
sau:
Quá trình nhận thức chỉ qua bước nhận thức và thực hành, vận
dụng; còn quá trình chuyển hóa các giá trị xã hội thành giá trị cá
nhân đặc biệt cần có bước trải nghiệm, đánh giá, lựa chọn các giá trị để tác động đến cảm xúc, hình thành thái độ, tin vào giá trị thì mới có thể chi phối hành vi theo định hướng giá trị
Trang 15HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu quy trình/ các bước và phương pháp giáo dục giá trị sống
Trang 16SƠ ĐỒ QUI TRÌNH GIÁO DỤC GIÁ TRỊ
SỐNG
• B1 Bầu không khí dựa trên nền tảng CÁC GIÁ
TRỊ
• B2 Yếu tố hỗ trợ khám
phá CÁC GIÁ TRỊ
• Kh
ám ph
á
cá
c giá trị qu
a thự
c
tế cu
ộc số
ng (câ
u ch uy
ện, trò ch
ơi, thô
ng tin mô
n họ c,
.)
• S u y n g ẫ m
• c á c h o ạ t đ ộ n g t ư ở n g t ư ợ n g v à s u y n g ẫ m ,
• T i ế p n h ậ n
• t h ô n g t i n q u a s u y n g ẫ m , t r ả i n g h i ệ m , s á c h v ở , ,
• B3 Thảo luận
• đi sâu vào khám phá các trải nghiệm hiểu biết, đồng cảm,
• Đ
• B4 Khám phá các ý tưởng
• thảo luận rộng hơn, tự suy ngẫm, lập bản đồ tư duy,
• Đ
• Thể hiện hiểu biết
và cảm nhận về giá trị một cách sáng tạo.
• Phát triển
kỹ năng
• Về môi trường,
• xã hội , thế
giới,
• Cáckỹ năng
• xãhộiv
à cảm xúc cá nhân
• B5 Đưa các giá trị vào cuộc sống
• các hành vi, ứng xử dựa trên nền tảng giá trị
Điều kiện tất yếu để tạo bầu không khí thân thiện, tin cậy, cởi mở, … Cấp độ nhận thức
Cấp độ tình cảm
Cấp độ nhận thức và tình cảm đan xen
Cấp độ hành động
Các kĩ năng giao tiếp, ứng
xử, …
Trang 17Các phương pháp được vận dụng trong giáo dục giá trị
1 Thảo luận nhóm
2 Động não
3 Sắm vai
4 Trò chơi
5 Bài tập tình huống
6 Sáng tạo thể hiện các ý tưởng dưới các hình thức
nghệ thuật (vẽ tranh, …)
……
Trang 18Con đường giáo dục giá trị
1 Giáo dục giá trị thông qua những bài học cơ bản về giá trị
2 Liên hệ, tích hợp, vận dụng giá trị trong các lĩnh vực học tập, giáo dục
3 Trải nghiệm từ chính cuộc sống
…
Trang 19NỘI DUNG 4:
Tổ chức giáo dục giá trị theo chủ đề
Mời Thầy / Cô các nhóm hãy vận dụng các phương pháp trong giáo dục giá trị để thực hiện 1 chủ đề về giáo dục giá trị.
Trang 20TRÂN TRỌNG CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ CÙNG
TRAO ĐỔI, SAN SẺ