TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ SOLAS International Convention for the Safety Of Life At Sea – Công ước Quốc tế về Đảm bảo An toàn Sinh mạng trên Biển IMO International Maritime Or
Trang 1HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ HIỂN THỊ HẢI ĐỒ ĐIỆN TỬ
ECDIS Electronic Chart Display and Information System
Mã tài liệu: ANTHI27072010
Biên soạn: Hoàng Dũng – Nguyễn Minh Phong
Phạm vi áp dụng: Huấn luyện cơ bản về ECDIS
Khách hàng: Khách hàng trên lãnh thổ Việt Nam
Thời gian áp dụng: Năm 2010
Trang 2Tài liệu này là tài liệu riêng và bản quyền thuộc về CÔNG TY ANTHI VIETNAM
Không được phép sao chép, nhân bản, hoặc phân phối từng phần hay toàn bộ khi chưa được chấp thuận bằng văn bản của ANTHI VIETNAM
Thương hiệu và biểu tượng của chúng tôi đã được đăng ký bảo hộ
PHIÊN BẢN LẦN ĐIỀU CHỈNH NGÀY THÁNG SOẠN THẢO GHI CHÚ
Văn phòng liên hệ tại Việt Nam:
CÔNG TY TNHHH ANTHI VIỆT NAM
Phòng 706, tầng 7 Toà nhà Nhà Xuất Bản Bản Đồ
85 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội Điện thoại: 04 6275 0766
Trang 3MỤC LỤC
TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ 5
GIỚI THIỆU CHUNG 6
NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG 7
HỆ THỐNG HẢI ĐỒ ĐIỆN TỬ - ECS 8
HẢI ĐỒ LÀ GÌ? 9
IMO SOLAS V/2 9
IMO SOLAS V/19 9
IMO SOLAS V/27 9
NGUỒN GỐC SỐ LIỆU HẢI ĐỒ ĐIỆN TỬ 10
Tạo ENC từ hải đồ giấy: 10
ĐỘ CHÍNH XÁC SỐ LIỆU NGUỒN ENC 11
HẢI ĐỒ CHÍNH THỐNG 13
Hải đồ vector ENC: 13
Hải đồ raster RNC 14
CÁC QUY ĐỊNH 15
TỔ CHỨC VÀ KẾT HỢP SỐ LIỆU HẢI ĐỒ ĐIỆN TỬ TRÊN TÀU 15
PHƯƠNG THỨC CẬP NHẬT HẢI ĐỒ ĐIỆN TỬ DẪN ĐƯỜNG 16
Cập nhật thủ công: 16
Cập nhật tự động: 16
HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ECDIS 17
TÊN HIỆU KHUÔN DẠNG SỐ LIỆU VÀ TỶ LỆ CỦA ENC 17
PHẦN CHỒNG LẤN ENC 19
CÁC TỶ LỆ ENC VÀ KHOẢNG CÁCH RADAR 19
MÃ HOÁ SỐ LIỆU ENC 20
CHUYỂN GIAO SỐ LIỆU ENC 20
CÁC XÁC LẬP HIỂN THỊ NỘI DUNG ENC 22
BIỂU TƯỢNG TRÊN ENC 24
SỬ DỤNG SCAMIN TRONG ENC 25
Trang 4CHỨC NĂNG CHỐNG MẮC CẠN TRONG ECDIS 32
Độ sâu an toàn (Safety depth): 32
Đường đẳng sâu an toàn (Safy contour): 32
TÍCH HỢP VÀ ĐẢM BẢO TÍNH TOÀN VẸN HỆ THỐNG CỦA ECDIS 33
CÁC CHỨC NĂNG DẪN ĐƯỜNG TRONG ECDIS 34
Các chức năng truyền thống: 34
Các chức năng lập tuyến hải trình: 34
Các chức năng giám sát tuyến hải trình: 34
Ghi nhận số liệu hành trình: 35
Vệt đường đi của Tàu Ta: 35
Cơ sở dữ liệu chính thống được sử dụng: 35
ĐỊNH HƯỚNG HIỂN THỊ HƯỚNG BẮC HOẶC HƯỚNG HÀNH TRÌNH 36
THỂ HIỆN SỐ LIỆU RADAR / ARPA 37
THỂ HIỆN SỐ LIỆU AIS 38
DẪN ĐƯỜNG VỚI ECDIS 41
Thiết kế và lập kế hoạch hải trình: 41
Những điểm cần cân nhắc khi khởi tạo tuyến hải trình: 41
Những điểm cần lưu ý khác: 41
Những điểm cần lưu ý khi ở trên biển: 42
Kiểm tra tuyến hải trình: 46
Giám sát tuyến hải trình: 49
Sử dụng các khuôn dạng hải đồ khác nhau: 56
Nhật ký hải trình chạy tàu trong ECDIS: 56
MỨC ĐỘ TIN TƯỞNG VÀO ECDIS 57
Một số vấn đề với ENC có cùng mục đích sử dụng: 57
Đường đẳng sâu không tiếp biên: 59
Các xác lập SCAMIN khác nhau: 60
PHỤ LỤC LIÊN QUAN 61
CHUẨN HIỆN HÀNH CỦA IHO DÀNH CHO ECDIS VÀ ENC 61
KHUÔN DẠNG TÊN CỦA HẢI ĐỒ ĐIỆN TỬ ENC 63
KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA ECDIS ĐỐI VỚI YÊU CẦU VẬN CHUYỂN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 65
Trang 5TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
SOLAS International Convention for the Safety Of Life At Sea – Công ước Quốc tế về
Đảm bảo An toàn Sinh mạng trên Biển
IMO International Maritime Organization – Tổ chức Hàng hải Quốc tế
IHO International Hydrographic Organization – Tổ chức Thuỷ đạc Quốc tế
ECDIS Electronic Chart Display and Information System - Hệ thống thông tin và Hiển thị
hải đồ điện tử
RCDS Raster Chart Display System – Chế độ hoạt động của hệ thống ECDIS khi sử
dụng hải đồ điện tử dẫn đường dạng raster
ECS Electronic Chart System – Hệ thống Hải đồ Điện tử
ENC Electronic Navigational Chart – Hải đồ Điện tử Dẫn đường Vector
RNC Raster Navigational Chart – Hải đồ Điện tử Dẫn đường Raster
SENC System Electronic Navigational Chart – Hải đồ Điện tử Dẫn đường Hệ thống
ESIG ECDIS Internet Security Gate – An ninh Cổng Internet cho ECDIS
SCAMIN SCAle MINimum – Tỷ lệ Hiển thị Tối thiểu
GPS Global Navigation System – Hệ thống Định vị Toàn cầu
DGPS Differential Global Navigation System – Hiệu chỉnh độ chính xác cho GPS
AIS Automatic Identification System – Hệ thống Nhận dạng tự động
S-52 Special Publication No 52 - Nội dung Hải đồ và Các khía cạnh Hiển thị của
ECDIS
S-57 Special Publication No 57 - Chuẩn Chuyển giao sử dụng cho Số liệu Thuỷ văn
dạng số
S-58 Special Publication No 58 - Khuyến nghị Kiểm tra Xác nhận ENC
S-61 Special Publication No 61 - Hải đồ Dẫn đường Raster (RNC)
S-62 Special Publication No 62 - Mã hiệu Nhà sản xuất ENC
S-63 Special Publication No 63 - Cơ chế Bảo vệ Số liệu
S-64 Special Publication No 64 - Các Bộ Kiểm tra Số liệu dùng cho ECDIS
S-65 Special Publication No 65 - Hướng dẫn Sản xuất ENC
IEC International Electrotechnical Commision - Ủy ban Kỹ thuật Điện tử Quốc tế
HO Hydrographic Office – Cơ quan Thuỷ đạc
PRIMAR Cơ quan hợp tác Quốc tế chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến ENC Điều
hành bởi Cơ quan Dịch vụ Thuỷ Đạc Na Uy
Trang 6Hiện nay, ở nước ta cũng như trên thế giới đang có rất nhiều ý kiến phản hồi từ phía người sử dụng là các nhà sản xuất, nhà phân phối, chủ tàu, cơ quan quản lý, hoa tiêu, cơ quan cảng vụ
và nhiều cá nhân, đơn vị có liên quan khác về hải đồ cũng như các thiết bị hiển thị hải đồ điện tử Một trong những điểm không rõ ràng nhất, đó chính là sự không thống nhất về hiện trạng và những quy định áp dụng đối với các sản phẩm và trang thiết bị hiện có trên thị trường Cụ thể là sự khác biệt giữa hiện trạng của rất nhiều loại trang thiết bị và sự khác biệt giữa các dạng số liệu đang được chào bán tới người sử dụng, dẫn đến việc người sử dụng không biết tuân thủ theo chuẩn hay quy định nào
Với mong muốn hỗ trợ người sử dụng có được khung tham khảo cần thiết, giúp giải quyết những vướng mắc thông thường, những điểm chưa rõ ràng khi phải tiếp xúc với quá nhiều thiết bị và nguồn số liệu Chúng tôi đã tổng hợp thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau, kết hợp với những kinh nghiệm thu được qua quá trình nghiên cứu và sử dụng thử nghiệm các thiết bị ECDIS, số liệu ENC, thiết bị định vị vệ tinh GPS/DGPS để xây dựng tài liệu này Tài liệu này không có khả năng thay thế, hay điều chỉnh sửa đổi những quy định, quy ước, công ước Quốc gia hay Quốc tế Chủ tàu và người sử dụng nên tham khảo các quy định của cơ quan chủ quản hàng hải tại Việt Nam, để có được những thông tin chính thống
Trang 7NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG
Hệ thống thông tin và Hiển thị hải đồ điện tử, là thuật ngữ chung để chỉ tất cả các thiết bị điện
tử có khả năng hiển thị vị trí của tàu trên nền hải đồ điện tử ENC (hoặc RNC) thông qua màn hình máy tính
Theo đó Hệ thống thông tin và Hiển thị hải đồ điện tử được chia thành hai phân lớp – Phân lớp thứ nhất là ECDIS (Electronic Chart Display and Information System), ECDIS đáp ứng những đòi hỏi của IMO/SOLAS Phân lớp thứ hai là ECS (Electronic Chart System),
được sử dụng cho mục đích hỗ trợ dẫn đường, nhưng không đáp ứng những đòi hỏi của IMO/SOLAS
HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ HIỂN THỊ HẢI ĐỒ ĐIỆN TỬ - ECDIS
Thiết bị ECDIS được IMO chỉ rõ trong Tiêu chuẩn Hoạt động ECDIS (ECDIS Performance Standards) như sau:
“Hệ thống Thông tin và Hiển thị Hải đồ điện tử - Electronic Chart Display and Information System (ECDIS) mang hàm ý của một hệ thống thông tin dẫn đường, thoả mãn đầy đủ yêu cầu dự phòng của một giải pháp dẫn đường, cùng với hải đồ được cập nhật thường xuyên bởi quy định V/19 & V/27 trong Công ước SOLAS 1974 Bằng cách hiển thị thông tin đã được lựa chọn từ hệ thống hải đồ dẫn đường điện tử (SENC) với thông tin vị trí được lấy từ các cảm biến dẫn đường, nhằm hỗ trợ những người đi biển trong việc lập kế hoạch tuyến hải trình, giám sát tuyến hải trình, và hiển thị thông tin bổ sung có liên quan nếu có yêu cầu”
ECDIS là hệ thống thông tin đạo hàng (dẫn đường) được xây dựng trên nền tảng máy tính, hình thành bởi những quy định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế IMO (International Maritime Organization) Trước đây ECDIS được coi là thiết bị dẫn đường hỗ trợ cho hải đồ giấy, nhưng tới thời điểm hiện tại, ECDIS là hệ thống dẫn đường bắt buộc phải có trên tàu IMO cũng đưa
ra khái niệm cho những hệ thống tương tự ECDIS, nhưng không đáp ứng được các quy định dưới tên gọi khác là ECS (Electronic Chart Systems)
Thuật ngữ ECDIS sử dụng trong tài liệu này cần được hiểu là các Hệ thống thông tin và Hiển thị hải đồ điện tử phục vụ cho dẫn đường, đã được thử nghiệm, chấp thuận và cấp chứng nhận tương thích với Tiêu chuẩn Hoạt động ECDIS của IMO, theo Điều khoản A.817(19) và các điều khoản có liên quan khác trong Tiêu chuẩn Hoạt động ECDIS, đồng thời tương thích với những yêu cầu của SOLAS về hệ thống ECDIS
Trong hệ thống ECDIS, cơ sở dữ liệu ENC lưu trữ thông tin hải đồ dưới dạng các đối tượng địa lý để thể hiện cho đối tượng dạng điểm, đường và vùng, cùng với thông tin thuộc tính đi kèm, nhằm tạo ra các đối tượng là duy nhất trong cơ sở dữ liệu Một cơ chế tương tự cũng được xây dựng bên trong hệ thống để hỏi đáp số liệu, sau đó sử dụng thông tin có được để thực hiện các chức năng dẫn đường cần thiết (như tránh va, tránh mắc cạn) Những chức
Trang 8Tự động AIS (Automatic Identification System) Ngoài ra ECDIS cũng có thể hiển thị những thông tin liên quan đến dẫn đường khác như Thiết bị Tầm phương và Máy Đo sâu Hồi âm
Kết hợp với các thiết bị cảm biến khác, ECDIS cung cấp thông tin định vị và dẫn đường an toàn một cách liên tục Hệ thống có khả năng tổng hợp các tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh
và / hoặc hình ảnh khi tàu tới các giới hạn nguy hiểm, liên quan đến công tác dẫn đường điều khiển tàu
HỆ THỐNG HẢI ĐỒ ĐIỆN TỬ - ECS
Hệ thống Hải đồ Điện tử ECS được được xác định trong ISO 19379 như sau:
“ECS là hệ thống thông tin dẫn đường điện tử, có khả năng biểu thị vị trí của tàu, có liên quan tới số liệu hải đồ dẫn đường và thông tin từ cơ sở dữ liệu ECS hiển thị trên màn hình máy tính, nhưng không đáp ứng toàn bộ những yêu cầu của IMO đối với hệ thống ECDIS, và cũng
ENC hiển thị trong ECDIS
Trang 9Những yêu cầu bắt buộc đối với hải đồ được chỉ rõ trong Chương V-Công ước SOLAS Các quy định liên quan bao gồm:
• Quy định 2 – Định nghĩa hải đồ
• Quy định 19 – Chỉ ra thiết bị cần được trang bị trên các kiểu tàu khác nhau
• Quy định 27 – Chỉ ra những yêu cầu để duy trì hải đồ và các ấn bản được cập nhật thường xuyên
IMO SOLAS V/2
2.2 Hải đồ hoặc các ấn phẩm hàng hải là các bản đồ hoặc sách có mục tiêu đặc biệt, hoặc một cơ sở dữ liệu hàng hải đã được chuẩn hóa và biên tập để có thể kết xuất ra các bản
đồ, sách, các dạng thông tin khác…, được công bố phát hành chính thống bởi cơ quan
có thẩm quyền của Chính phủ, Cơ quan Hải văn được uỷ quyền thực hiện hoặc các tổ chức khác có liên quan của chính phủ, và được thiết kế để đáp ứng những yêu cầu trong dẫn đường hàng hải
IMO SOLAS V/19
2.1 Tất cả các tàu bất kể kích thước đều cần có:
2.1.4 Hải đồ và các ấn phẩm hàng hải để lập kế hoạch và thể hiện tuyến hải trình của tàu đã
được thiết kế cho một chuyến đi biển, in vẽ và giám sát vị trí của tàu trong suốt chuyến đi; Hệ thống Thông tin và Hiển thị Hải đồ điện tử - Electronic Chart Display and Information System (ECDIS) có thể được chấp nhận khi đáp ứng những yêu cầu của hải đồ trong quy định về yêu cầu vận chuyển trong mục này
2.1.5 Chuẩn bị hệ thống dự phòng hoàn chỉnh đáp ứng những yêu cầu chức năng của mục
2.1.4, nếu chức năng này có một phần hoặc toàn bộ được đáp ứng bằng thiết bị điện
tử
IMO SOLAS V/27
Hải đồ hoặc các ấn phẩm hàng hải, như hướng lái tàu, danh sách đèn biển, ghi chú cho người
đi biển, bảng thuỷ triều và tất cả các ấn phẩm hàng hải cần thiết khác sử dụng cho chuyến đi
Trang 10NGUỒN GỐC SỐ LIỆU HẢI ĐỒ ĐIỆN TỬ
ENC được tạo ra dựa trên hai nguồn cung cấp số liệu cơ bản là: SỐ LIỆU ĐO ĐẠC và BẢN
ĐỒ GIẤY HIỆN CÓ
Tạo ENC từ số liệu đo đạc:
Việc tạo ra ENC từ số liệu đo đạc mất nhiều công sức hơn là tạo ENC từ nguồn bản đồ giấy hiện có Số liệu đo đạc bao gồm:
• Số liệu và bản đồ đo sâu hồi âm;
• Số liệu đo đạc khống chế
Toàn bộ nguồn số liệu sẽ được tiến hành tiền xử lý thông qua các thuật toán lọc Sau bước xử
lý này, số liệu đo đạc trở thành đối tượng có thể quản lý được Ngoài ra nguồn thông tin từ các văn bản quản lý, hướng dẫn, ghi chú mô tả lịch triều, thông tin từ người sử dụng, thông tin mang tính cơ sở … cũng sẽ được thu thập, phân tích, xem xét để bổ sung Các thông tin có thể được thu thập từ các nguồn sau:
• Nguồn quân sự quốc phòng;
• Lực lượng tuần tra bờ biển;
• Các tuyến hành hải thường xuyên;
• Việc tìm kiếm và tổng hợp những nguồn năng lượng mới;
• Các hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí;
• Công nghiệp khai thác mỏ
Số liệu vector buộc phải có mối tương quan liên hệ với các đối tượng trong S-57, đồng thời phải tiến hành gán thông tin thuộc tính cho các đối tượng đó Bước hiệu chỉnh cũng được thực hiện trong quá trình xử lý, nhằm đảm bảo tính toàn vẹn và chính xác của số liệu Cuối cùng, ENC được kiểm tra và chính thức có hiệu lực Chỉ có các số liệu mảnh ENC đã vượt qua được cả hai bước kiểm tra và xác nhận chính thức thì mới có hiệu lực và được phép sử dụng cho mục đích dẫn đường
Với công nghệ đo đạc trước đây các điểm độ sâu được xác định bằng máy đo sâu hồi âm đơn tia, đơn tần số Các đường đẳng sâu trên hải đồ được mô hình hoá và nội suy từ những điểm
đo sâu này Ngày nay, với việc sử dụng các máy đo đa trùm tia, đa tần số hay máy quét sườn,
số liệu đo sâu thu được là những con số không tưởng Theo chuẩn đo sâu phù hợp, có thể tạo ra từ 27.000 đến 670.000 phép đo độ sâu trên mỗi hải lý vuông Nếu sử dụng máy đo sâu
đa trùm tia, mỗi lần đo có thể cung cấp 250 giá trị độ sâu độc lập, với máy quét sườn thì số liệu nhiều hơn rất nhiều
Tạo ENC từ hải đồ giấy:
Việc tạo ra ENC từ những hải đồ giấy được chia thành các công đoạn như sau (đã đơn giản hoá các công đoạn đi rất nhiều):
• Quét bản đồ giấy bằng máy quét màu (số liệu raster sẽ được chỉnh sửa);
• Tham chiếu địa lý bằng cách gán toạ độ và nắn các mảnh hải đồ đã quét;
• Số hoá (hay chuyển sang vector) các đối tượng trên mảnh hải đồ đã quét (ảnh raster của hải đồ giấy sẽ được sản xuất lại);
Trang 11• Thực hiện các bước hiệu chỉnh trong suốt quá trình xử lý;
• Cuối cùng, ENC được kiểm tra và chính thức có hiệu lực Chỉ có các số liệu mảnh ENC đã vượt qua được cả hai bước kiểm tra và xác nhận chính thức thì mới có hiệu lực và được phép sử dụng cho mục đích dẫn đường
ĐỘ CHÍNH XÁC SỐ LIỆU NGUỒN ENC
Sự thay đổi độ sâu – Địa hình đáy biển là đối tượng có sự thay đổi theo thời gian Sự thay
đổi này phụ thuộc vào cấu trúc địa chất của tầng đáy và ảnh hưởng của thuỷ triều Hình ảnh dưới đây thể hiện sự thay đổi của địa hình đáy biển sau mỗi lần đo đạc thu thập số liệu, qua
đó thấy rằng việc tiến hành khảo sát và cập nhật số liệu ENC định kỳ là vô cùng quan trọng (chưa tính đến các yếu tố nội dung khác có sự can thiệp bởi hoạt động của con người);
Số liệu đo đạc có thể dựa trên thông tin từ rất nhiều nguồn cung cấp khác nhau Độ chính xác của chúng phụ thuộc vào tần xuất đo đạc, thời gian và phương pháp xác định Đồng thời độ chính xác cũng thay đổi rất nhiều, từ rất chính xác đến không xác định được Thông tin hiển thị trên màn hình ECDIS được chiết xuất từ số liệu vector việc thể hiện thông tin thường đạt
đủ độ chính xác cần thiết Nhưng do những yếu tố thực tế đã đề cập ở trên, có thể sẽ xuất hiện việc nội suy sai, do người đi biển không được thông báo về độ chính xác của thông tin đang thể hiện
Chuẩn S-57 cho phép liên kết thông tin về độ chính xác của số liệu đo đạc với từng mảnh
Số liệu đo đạc cũ Số liệu đo đạc mới
Trang 12Độ chính xác độ sâu
U Không xác định và đánh giá; Số liệu đo sâu chưa được xác
Trang 13Tất cả các dạng hải đồ khác với định nghĩa trên đây đều không được coi là hải đồ chính thống
và thường được coi là các hải đồ riêng Những hải đồ riêng này sẽ không được chấp nhận sử dụng cho mục đích dẫn đường theo Công ước SOLAS
Có hai dạng hải đồ chính thống hiện đang tồn tại trên thế giới: ENC (Electronic Navigational Chart) và RNC (Raster Navigational Chart)
Hải đồ vector ENC:
Hải đồ điện tử vector là cơ sở dữ liệu hải đồ sử dụng cho ECDIS, với nội dung đã được chuẩn hoá, cấu trúc, khuôn dạng đã được chứng nhận để sử dụng cùng với ECDIS thông qua các
cơ quan, văn phòng thuỷ đạc do chính phủ chỉ định Những khối dữ liệu ENC là các hải đồ vector phù hợp với các tiêu chuẩn ban hành bởi Tổ chức Thuỷ đạc Quốc tế IHO (International Hydrographic Organization) theo nội dung của Ấn bản IHO S-57 ENC bao gồm tất cả các thông tin hải đồ cần thiết phục vụ cho mục đích dẫn đường an toàn, và có thể bao gồm thông tin bổ sung có trong hải đồ giấy (như Hướng di chuyển) Tuy nhiên, thông tin bổ sung này có thể phải cân nhắc về mức độ cần thiết để đảm bảo cho dẫn đường an toàn và phải được hiển thị một cách liên tục với các thông tin khác trên hải đồ ENC là dạng thức số liệu thông minh,
mà dựa trên đó các hệ thống khai thác có thể được lập trình để đưa ra những cảnh báo nguy hiểm dựa trên mối liên hệ với vị trí của tàu cũng như hướng di chuyển
ENC là thuật ngữ viết tắt của cụm từ “Electronic Navigational Chart” Trong nguyên gốc, thuật ngữ được giới thiệu lần đầu tiên với mục đích làm tên gọi cho khối dữ liệu hải đồ dạng số được chuẩn hóa và biên tập theo chuẩn chuyển giao số liệu hải đồ S-57 của IHO Theo định nghĩa của IMO, ENC chỉ có thể được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ,
Cơ quan Hải văn được uỷ quyền thực hiện, hoặc các tổ chức khác có liên quan của chính phủ Toàn bộ số liệu dạng vector khác là không chính thống và không đáp ứng những yêu cầu vận chuyển
ENC có những thuộc tính sau:
• Nội dung của ENC được xây dựng trên cơ sở số liệu nguồn hoặc các hải đồ chính thống của Cơ quan Hải văn chịu trách nhiệm;
• ENC được chuẩn hóa và biên tập theo các tiêu chuẩn Quốc tế;
• ENC được xây dựng trên cơ sở mốc WGS84 (World Geodetic System 1984);
• Nội dung của ENC là trách nhiệm và nghĩa vụ của Cơ quan Hải văn phát hành ;
• ENC chỉ được phát hành bởi Cơ quan Hải văn chịu trách nhiệm;
Trang 14Hải đồ dẫn đường raster là các hải đồ tuân thủ theo chỉ tiêu kỹ thuật của IHO và được tạo ra
từ các bản đồ giấy chuyển sang dạng số bằng máy quét dưới dạng ảnh Những tấm ảnh này cũng giống như các bức ảnh chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số, có thể thu nhỏ hay phóng to để xem chi tiết thông tin giống như trong ENC Trong Ấn bản IHO S-61 cung cấp đầy đủ những hướng dẫn cần thiết đối với quy trình sản xuất số liệu hải đồ raster Trong nghị quyết MSC.86(70) của IMO cũng cho phép ECDIS hoạt động trong chế độ Hệ thống Hiển thị Hải đồ Raster RDCS (Raster Chart Display System) khi không có dữ liệu ENC để hiển thị
RNC là thuật ngữ viết tắt của cụm từ “Raster Navigational Chart” RNC là phiên bản số dạng ảnh của các mảnh hải đồ giấy chính thống tuân thủ theo chuẩn Chỉ Tiêu Kỹ Thuật RNC IHO S-
61 Theo định nghĩa thì RNC chỉ được phát hành duy nhất bởi (hoặc uỷ quyền) của Cơ quan Hải văn quốc gia
RNC có những thuộc tính sau:
• RNC là bản fax của các mảnh hải đồ giấy chính thống;
• RNC được sản xuất tuân thủ theo chuẩn Quốc tế;
• Nội dung của RNC được chịu trách nhiệm bởi Cơ quan Hải văn phát hành;
• RNC được cập nhật thường xuyên bởi nguồn thông tin cập nhật chính thống và được phát hành dưới dạng điện tử
Chuẩn về Khả năng của ECDIS do IMO ban hành đã cho phép: Để đáp ứng yêu cầu vận chuyển, RNC có thể được sử dụng thay thế dữ liệu ENC trong các hệ thống ECDIS ở những khu vực không có ENC Trong trưòng hợp này nên sử dụng kết hợp RNC với tập hợp các mảnh hải đồ giấy đã được cập nhật Về bản chất, các hệ thống ECDIS khi sử dụng RNC thay thế dữ liệu ENC sẽ không thể có được những chức năng như khi có ENC Những hạn chế này
đã được chỉ ra trong IMO SN Điểm 207 và 255
Trang 15đồ giấy truyền thống, phù hợp với yêu cầu trong Quy định V/19 của Công ước IMO SOLAS
1974, cũng như các bản hiệu chỉnh sửa đổi Những yêu cầu về tính năng hoạt động bắt buộc của ECDIS được xác định bởi IMO, và các bước kiểm tra tính năng tiêu chuẩn đã được biên soạn và phát triển bởi Ủy ban Kỹ thuật Điện tử Quốc tế IEC (International Electrotechnical Commision) trong Tiêu chuẩn Quốc tế IEC 61174
TỔ CHỨC VÀ KẾT HỢP SỐ LIỆU HẢI ĐỒ ĐIỆN TỬ TRÊN TÀU
Thông thường, ENC cũng như RNC sẽ được tổ chức và tích hợp trong cùng một hệ thống trên tàu Việc kết hợp giữa hải đồ vector và hải đồ raster tạo ra phương thức song song Các thoả ước Quốc tế cho phép sử dụng hải đồ raster ở những khu vực không có hải đồ vector hoặc có hải đồ vector phủ trùm nhưng không đáp ứng và đảm bảo được an toàn cho hoạt động dẫn đường Tất cả các yêu cầu về hệ thống dự phòng cũng buộc phải được thoả mãn hoàn toàn Ngoài ra, những rủi ro có thể xảy ra do có sự khác biệt về mốc tính toán hệ thống toạ độ và cơ sở toán học của hải đồ cũng cần phải được lưu ý Bảng dưới đây chỉ ra cách thức tổ chức và kết hợp các hệ thống hải đồ
DB – Cơ sở dữ liệu hải đồ điện tử
DB- Electronic Chart Data Base
ENC – Hải đồ điện tử dẫn đường
ENC- Electronic Navigational Chart
SENC – Hệ thống hải đồ điện tử dẫn đường
SENC- System Electronic Navigational Chart
ECDIS – Hệ thống thông tin và Hiển thị hải đồ điện tử
ECDIS- Electronic Chart Display and Information System
RNC – Hải đồ dẫn đường raster
RNC- Raster Navigational Chart
SRNC – Hệ thống hải đồ dẫn đường raster
SRNC- System Raster Navigational Chart
RCDS – Hệ thống hiển thị hải đồ raster
RCDS- Raster Chart Display System
ECDIS và RCDS trong chế độ song song
Trang 16PHƯƠNG THỨC CẬP NHẬT HẢI ĐỒ ĐIỆN TỬ DẪN ĐƯỜNG
Có hai phương thức cập nhật thông tin hai đồ điện tử dẫn đường là: CẬP NHẬT THỦ CÔNG
và CẬP NHẬT TỰ ĐỘNG
Cập nhật thủ công:
Trong một số tình huống việc cập nhật tự động không thể thực hiện được nên bắt buộc sẽ phải thực hiện thủ công Để làm được việc này, mỗi hệ thống ECDIS đều đã được tích hợp sẵn bộ Các đối tượng dẫn đường cho người đi biển – NavObj (Mariners Navigational Objects) tuân theo những quy định liên quan có trong Phụ lục của Tiêu chuẩn S-52 (S-52 Standard) Tất cả những nội dung đã cập nhật thủ công buộc phải được lưu cất vào các thư mục riêng biệt để tránh trùng lặp với số liệu cập nhật từ đĩa CD-ROM (xem thêm trong phần Cập nhật tự động) Các nội dung đã được cập nhật thủ công có thể được xoá khỏi hệ thống khi cần thiết
Cập nhật tự động:
Các số liệu mảnh ENC lưu trữ dưới dạng SENC cần phải được cập nhật định kỳ Cập nhật phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên Hệ thống ECDIS cũng có chức năng chỉ ra rằng những thủ tục cập nhật lần trước đã không được thực hiện Thủ tục cập nhật cho lần kế tiếp
sẽ không thể hoàn tất, cho tới khi những lần không cập nhật trước đây được tiến hành lại một cách đầy đủ Việc cập nhật tự động có thể được tiến hành theo hai phương thức:
• Gửi đĩa CD-ROM chứa số liệu qua đường bưu điện;
• Truyền gửi số liệu thông qua vệ tinh hoặc điện thoại di động
Số liệu gửi qua đường vệ tinh hoặc điện thoại di động buộc phải được ghi lại trên đĩa
CD-ROM ngay sau khi nhận được; thủ tục này sử dụng để cập nhật ENC theo cách thông thường Đĩa CD-ROM là phương tiện cần thiết để lưu trữ các bản cập nhật số liệu
Cập nhật trên cơ sở Internet – Đây cũng là phương thức cập nhật tự động Kể từ đầu năm
2010, PRIMAR Tổ chức Hợp tác Quốc tế, là tổ chức đầu tiên giới thiệu RENC, công bố khả năng tiến hành cập nhật ENC thông qua Internet Tất cả các hệ thống đã được cấp chứng nhận ESIG, có thể trực tiếp tải về số liệu cập nhật từ máy chủ PRIMAR
Trang 17HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ECDIS
Các hệ thống ECDIS mang đến cho khách hàng khả năng điều khiển cực kỳ mềm dẻo và thuận lợi khi số liệu hải đồ dẫn đường được hiển thị trên màn hình máy tính Số liệu hải đồ hay số liệu mảnh ENC có thể được thể hiện theo nhiều cách thức khác nhau, tuân theo những yêu cầu cụ thể của người điều khiển Nhưng cũng cần phải lưu ý một điều rằng, thực tế luôn tồn tại những rủi ro là hậu quả của việc đọc và nội suy sai những số liệu hiện có
Việc hiểu thấu đáo các phương thức hiển thị và xác lập cấu hình hoạt động của hệ thống là yêu cầu bắt buộc đối với người sử dụng – Phải xác định được rõ ràng hợp phần nào được thực hiện tự động và hợp phần nào buộc phải được thực hiện bằng tay
TÊN HIỆU KHUÔN DẠNG SỐ LIỆU VÀ TỶ LỆ CỦA ENC
Mỗi khối dữ liệu ENC đều có ký mã hiệu nhận dạng riêng, ký mã hiệu cho ENC bao gồm 8 ký
tự Trong đó 2 ký tự đầu thể hiện cho quốc gia nơi mà ENC đó được sản xuất ra Ký tự thứ 3 được sử dụng để chỉ ra mục tiêu dẫn đường thiết kế của mảnh ENC đó, 5 ký tự còn lại luôn là giá trị duy nhất và được xác định bởi cơ quan được phép sản xuất ENC tại mỗi quốc gia
Để đảm bảo tính đồng nhất khi các Cơ quan Hải văn khác nhau phát hành ENC, IHO đã biên soạn tài liệu Xuất bản Đặc biệt S-57 “CHUẨN CHUYỂN GIAO IHO ÁP DỤNG CHO SỐ LIỆU THUỶ VĂN DẠNG SỐ” S-57 mô tả chung các tiêu chuẩn sử dụng cho việc chuyển giao, trao đổi số liệu thuỷ văn dạng số, của các Cơ quan Hải văn giữa các Quốc gia trên thế giới và trong quá trình phân phối số liệu dạng số, cũng như các sản phẩm cho nhà sản xuất, người đi biển, và những người sử dụng cuối cùng khác Hệ thống toạ độ WGS-84 (World Geodetic System 1984) được sử dụng làm mốc tham chiếu cho tất cả hải đồ điện tử ENC cũng như GPS
Các mảnh ENC được tạo ra và thiết kế ở các khoảng tỷ lệ khác nhau (Usage Bands) Việc định nghĩa rõ ràng tỷ lệ nào được sử dụng cho mục đích nào vẫn chưa được sự đồng thuận mang tính quốc tế; mặc dù vậy hiện tại IHO vẫn đưa ra những khuyến nghị bằng văn bản
Việc hiển thị hải đồ phụ thuộc khá nhiều vào khoảng tỷ lệ được lựa chọn Nếu tỷ lệ được lựa chọn càng lớn thì độ chính xác của hải đồ sẽ cao hơn Ngược lại, nếu tỷ lệ của hải đồ càng nhỏ, độ chính xác cũng sẽ giảm đi Các bản đồ tỷ lệ nhỏ, thông thường sẽ là bản tổng hợp và khái quát hoá của các bản đồ tỷ lệ lớn hơn Tuy nhiên khi biên tập sản xuất hải đồ, không được phép sử dụng các công cụ khái quát hoá và tổng hợp hoá tự động
Bảng dưới đây cung cấp thông tin tổng quan về các khoảng tỷ lệ và mục đích sử dụng, cùng với hình ảnh ví dụ của một khu vực bờ biển khi thay đổi tỷ lệ hiển thị:
Trang 19TỶ LỆ ENC VÀ KHOẢNG CÁCH RADAR
ECDIS có khả năng chồng xếp lớp trên hải đồ đang hiển thị hình ảnh thu được từ radar Để kết hợp hài hoà cả hai hình ảnh hiển thị ở độ chính xác có thể chấp nhận được, các Cơ Quan Hải Văn được khuyến nghị điều chỉnh tỷ lệ của ENC với khoảng cách radar thường được sử dụng Bảng dưới đây cung cấp thông tin tổng quan và so sánh cả hai yếu tố: Tỷ lệ ENC và Khoảng cách radar:
Trang 20MÃ HOÁ SỐ LIỆU ENC
Hầu hết ENC đều được làm ra và chuyển đến người sử dụng cuối cùng dưới dạng bảo mật tương thích với nguyên tắc Bảo Mật Số Liệu S-63 IHO Chuẩn này duy trì nguyên vẹn tính toàn vẹn của số liệu trong suốt quá trình chuyển giao giữa nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng cuối cùng Chuẩn này cũng cho phép người sử dụng cuối cùng kiểm tra quyền và thông tin liên quan đến nguồn gốc cung cấp
Chuẩn bảo vệ S-63 xác định cơ chế mã hoá thông tin ENC và áp dụng chữ ký điện tử, giúp xác nhận bản quyền của số liệu hải đồ đối với người sử dụng cuối cùng Người sử dụng cuối cùng, cần phải có khoá để truy cập và giải mà hoá số liệu Mỗi mảnh hải đồ ENC được mã hoá với một khoá riêng, khoá mã hoá này được ấn hành cụ thể cho người sử dụng cuối cùng Khoá không thể chuyển đổi hoặc chia sẻ với những hệ thống khác được Việc mã hoá sẽ đảm bảo bản quyền và tính toàn vẹn của số liệu
Phần lớn các nhà cung cấp hệ thống ECDIS và ECS đều phát triển và hỗ trợ chuẩn IHO S-63, theo đó các hệ thống này đều có thể đọc được ENC đã được mã hoá bảo vệ
CHUYỂN GIAO SỐ LIỆU ENC
Tổ chức IHO cung cấp danh mục các sản phẩm ENC trên thế giới, ngay trên trang chủ tương tác của mình (www.iho.int), trang chủ luôn hiển thị hiện trạng sản phẩm ENC thế giới Hệ thống cũng hướng dẫn người sử dụng tới các nhà cung cấp và nhà phân phối sản phẩm ENC
Có ba chế độ màu khác nhau được sử dụng để phân biệt ba cấp độ truy cập thông tin
Bảng chắp hải đồ điện tử ENC trên trang chủ IMO
Trang 21Một số Cơ quan Thuỷ đạc (Như Úc và Canada) thường làm sẵn RNC và ENC và cung cấp cho người sử dụng cuối cùng thông qua mạng lưới phân phối của chính họ; hệ thống phân phối này cũng thường bổ sung thêm các dịch vụ khi chào bán cho các công ty vận tải
IHO cũng đã chấp nhận cho phép phân phối ENC theo khuôn dạng nội tại riêng, được sử dụng bởi từng hãng sản xuất ECDIS Tên gọi chung của khuôn dạng này là SENC – System ENC Phụ thuộc vào từng hãng sản xuất ECDIS mà tốc độ tải số liệu ENC có thể được gia tăng một cách đáng kể IHO cũng yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ, khi sử dụng phương pháp SENC để phân phối sản phẩm cần phải có thoả thuận cụ thể vởi Cơ Quan Hải Văn cung cấp số liệu ENC, và sử dụng những phần mềm đã được cấp phép chứng nhận, để đảm bảo chắc chắn tính toàn vẹn của số liệu SENC được duy trì
Trang 22CÁC XÁC LẬP HIỂN THỊ NỘI DUNG ENC
Người sử dụng có thể lựa chọn một trong số ba phương thức hiển thị nội dung ENC khác nhau đã được định nghĩa trước Ngoài ra cũng có thể có các biến thể giữa các phương pháp hiển thị Tuy nhiên, đối với phương thức Hiển thị Cơ Sở (Display Base), người sử dụng không thể giảm bớt các yếu tố nội dung đi được nữa (các lớp thông tin bắt buộc phải có ở mức hiển thị cơ bản nhất)
Mức Cơ Sở
(Display Base)
Mức Chuẩn (Standard Display)
Mức Hoàn Chỉnh (All Information)
Đường bờ biển
(Coastline)
Mức cơ sở (Display base)
Mức chuẩn (Standard display)
Hệ thống đường giao thông
thuỷ
(Traffic Routing Systems)
Đường nước cạn (Drying line)
Điểm độ sâu (Spt soundings)
Tỷ lệ, khoảng cách
(Scale, Range)
Thiết bị hỗ trợ dẫn đườngcố định và nổi
(Fixed and floating aids to navigation)
Cáp và tuyến ống ngầm (Submarine cables and pipelines)
Các đơn vị đo độ cao và độ
Ghi chú chi tiết của tất cả các khu vực nguy hiểm (Details of all isolated dangers)
Đường đẳng sâu an toàn
cho Tàu Ta
(Own Ship safety contours)
Khu vực cấm và khu vực hạn chế
(Prohibited and restricted areas)
Ghi chú chi tiết của các thiết
bị hỗ trợ đạo hàng (Details of aids to navigation)
Những chỉ dẫn ghi chú lưu ý (Indication of cautionary notes)
Thời gian biên tập ENC (ENC edition dates)
Hệ thống mốc tính chuyển (Geodetic datum)
Trang 24BIỂU TƯỢNG TRÊN ENC
Người sử dụng có thể chọn lựa giữa cách thể hiện truyền thống và cách thể hiện đơn giản hoá nội dung của hải đồ Theo thông tin cuối cùng, phương pháp hiển thị với các biểu tượng được đơn giản hoá sẽ không được tiếp tục sử dụng trên chuẩn mới S100 IHO đã đưa ra động thái này dựa trên những yêu cầu do người sử dụng ECDIS đưa ra
Cách thể hiện biểu tượng truyền thống Cách thể hiện biểu tượng đơn giản hoá
Trang 25SỬ DỤNG SCAMIN TRONG ENC
Phụ thuộc vào mục đích sử dụng được lựa chọn, ENC sẽ hiển thị số liệu ở nhiều mức khác nhau Tỷ lệ sử dụng của ENC cũng thay đổi liên tục từ rất nhỏ, nhỏ, trung bình, lớn, rất lớn Ngoài ra trong quá trình điều khiển, ECDIS còn cung cấp công cụ phóng to thu nhỏ rất thuận tiện cho việc điều chỉnh tỷ lệ ENC lúc hiển thị Khi hiển thị ở tỷ lệ nhỏ, người sử dụng có thể không muốn quan sát tất cả mọi số liệu về đối tượng có trong ENC, trên màn hình nhỏ của máy tính vì quá dày đặc thông tin Trong điều khoản của Chuẩn S-57, có soạn thảo bổ sung tính năng điều khiển hiển thị đặc biệt các đối tượng hải đồ, với tên gọi SCAMIN – Tỷ lệ Tối thiểu (Scale Minimum) sử dụng để xác định mức hiển thị cho các đối tượng không gian Khi đã được xác lập, giá trị SCAMIN sẽ định ra tỷ lệ hiển thị mà dưới giá trị đó những đối tượng đã được xác lập sẽ không còn được hiển thị nữa, chức năng này có ảnh hưởng rất lớn đến việc thể hiện số liệu ENC trên màn hình
Một số đối tượng không gian có thể không bao hàm trong giới hạn xác lập của SCAMIN, như:
• Các đối tượng bao phủ trên bề mặt của trái đất (ví dụ như đường bờ biển);
• Các đối tượng được sử dụng để thể hiện cho nội dung của ENC ở mức hiển thị cơ sở (Display base);
• Các đối tượng meta để đảm bảo tính đồng nhất hoàn chỉnh của thông tin trên ENC
SCAMIN là công cụ mạnh nhưng người sử dụng cũng phải lưu ý rằng, SCAMIN có thể làm giảm một cách đáng kể khối lượng thông tin hiển thị trên màn hình Khi áp dụng SCAMIN nên lưu ý bằng những cảnh báo
Trang 26
QUY ĐỊNH HIỂN THỊ ENC
Mỗi khối số liệu ENC đều chứa những thông tin mô tả tóm tắt của các đối tượng thực thể địa
lý nhưng lại không bao gồm bất kỳ một nguyên tắc thể hiện nào Tất cả các nguyên tắc thể hiện, để làm sao hiển thị được nội dung của ENC trên màn hình, lại được chứa trong một modul độc lập của phần mềm ECDIS – đó chính là “Thư viện Biểu thị” (Presentation Library)
Cả hai phần – Các đối tượng đã được tham chiếu địa lý chứa trong ENC và Hình ảnh biểu tượng hoá tương ứng của chúng đều được chứa trong Thư viện Biểu thị Trong ECDIS, chúng được tạo mối liên kết từng cặp, khi chức năng của phần mềm “gọi” đúng đối tượng, các đối tượng được “gọi” sẽ hiển thị trên màn hình Hình ảnh kết quả có thể khác nhau, phụ thuộc vào vùng biển được chọn lựa, tỷ lệ hiển thị mong muốn, các xác lập hiển thị do người điều khiển đặt ra và những điều kiện hoạt động khác
Định nghĩa của Thư viện Biểu thị cho ECDIS được ghi rõ trong Phụ lục A của ấn bản đặc biệt S-52 IHO (Special Publication S-52), Phần Phụ lục 2 “Chỉ tiêu Màu sắc & Biểu tượng cho ECDIS” (Colours & Symbols Specifications for ECDIS); quy định này bắt buộc phải được áp dụng trong tất cả các hệ thống ECDIS
Thông tin thuỷ văn chứa trong ENC, thông tin hoạt động thu nhận được từ các cảm biến dẫn đường và tình trạng của chúng có quan hệ với cách thể hiện Nói cách khác Thư viện Biểu thị cung cấp khả năng mềm dẻo để hiển thị đa dạng thông tin trên ECDIS, ví dụ:
• Thông tin về mặt tự nhiên của hải đồ (như đường bờ biển, đường đẳng sâu, phao);
• Tuyến hành hải; vùng đặc thù; khu vực cần lưu ý …;
• Thông tin bổ trợ của Cơ quan Hải văn, như danh mục hải đăng;
• Ghi chú của người đi biển; thông báo bổ sung cho hải đồ khu vực; thông tin về nhà sản xuất;
• Các công tác liên quan đến hải đồ như tuyến hải trình đã được lập; vòng tròn khoảng cách, đường xác định góc tà …;
• Vị trí của Tàu ta và vector chỉ hành trình / tốc độ; hướng của tàu và giá trị vòng xoay trở; vệt đường tàu đã chạy qua;
• Độ chính xác cố định, hay thông tin kiểm tra vị trí đến từ hệ thống định vị thứ cấp;
• Khả năng, lựa chọn điều khiển lái, dựa trên các đặc điểm của tàu;
• Thông tin dẫn đường dạng chữ và số (vĩ độ, kinh độ, hướng, hành trình của tàu …);
• Thông tin từ radar và các cảm biến khác;
• Thông tin từ hệ thống nhận dạng tự động AIS;
• Chỉ thị và Cảnh báo dẫn đường được ECDIS tổng hợp;
• Thông tin vô tuyến gửi từ các đài trạm ven bờ (thông tin giao thông, thông báo lịch triều thời gian thực …);
• Thông tin về tình trạng băng;
• Nhắc nhớ (ví dụ nhắc về thời gian liên lạc với trạm hoa tiêu khu vực);
• Thông báo từ các hệ thống hiển thị khác (hiển thị chuông cảnh báo từ buồng máy)
Các phương pháp hiển thị có thể được sử dụng, cũng được giới thiệu trong Thư viện Biểu thị dưới dạng các tuỳ chọn như:
Trang 27• Sử dụng xác lập con trỏ khác để có thông tin chi tiết hơn;
• Chồng xếp / loại bỏ hình ảnh radar hoặc thông tin mục tiêu radar (để phục vụ: xác nhận vị trí của tàu; hỗ trợ suy giải radar; biểu thị toàn bộ các tình huống điều khiển dẫn đường trên màn hình);
• Chồng xếp / loại bỏ rất nhiều thông tin đến từ các cảm biến khác, hoặc thông tin vô tuyến đến từ các trạm trên bờ;
• Thay đổi tỷ lệ hoặc hướng hiển thị trên màn hình;
• Lựa chọn phương thức chuyển động thật hoặc chuyển động tương quan;
• Thay đổi khung nội dung hiển thị trên màn hình, thông tin dạng chữ ở vùng biên;
• Xác lập thực đơn sổ đọc các thiết bị tương tác với người điều khiển;
• Xác lập để đưa ra các cảnh báo điều khiển dẫn đường liên quan tới hải đồ như “quá gần điểm tiếp cận với đường đẳng sâu an toàn”; “tiếp cận khu vực cấm”; “hiển thị vượt quá tỷ lệ”; “có hải đồ tỷ lệ lớn” …;
• Hiển thị dưới dạng biểu đồ kết quả tính toán của máy tính liên quan tới mối nguy mắc cạn;
Ngoài ra, các xác lập thay đổi màu nền hiển thị như trong phần tiếp theo, khi điều kiện ánh sáng trên buồng lái thay đổi và để đảm bảo khả năng quan sát tốt nhất cho người điều khiển cũng là những lựa chọn chức năng nằm trong Thư viện
Trang 28XÁC LẬP MÀU HIỂN THỊ ENC
Việc xác lập màu hiển thị ENC trên màn hình phụ thuộc vào mức độ ánh sáng trên buồng lái của tàu Người sử dụng có thể lựa chọn nhiều kiểu màu hiển thị khác nhau Màu sắc có thể thay đổi từ mức độ tương phản cực đại để sử dụng ban ngày (ánh sáng ban ngày) và mức độ tương phản cực tiểu để sử dụng cho ban đêm (đêm tối) Giữa mức cực đại và cực tiểu, còn có
ba mức trung gian để lựa chọn
Ánh sáng ban ngày Ánh sáng ban ngày nền trắng
Ánh sáng ban ngày nền đen Chạng vạng
Trang 29BIỂU THỊ TÀU TA TRÊN ECDIS
Khi tăng tỷ lệ ENC, việc biểu thị Tàu Ta (Own Ship) cũng sẽ thay đổi từ vòng tròn kép với mũi tên thành biểu tượng định nghĩa trước hoặc hình dạng của tàu Chuẩn S-52 cũng quy định rằng, người sử dụng ECDIS được phép lựa chọn cách thức hiển thị Tàu Ta theo đúng tỷ lệ, hoặc theo biểu tượng hay hình dạng tàu, việc lựa chọn này cũng có thể thực hiện bằng tay hoặc tự động
Tàu Ta được thể hiện đúng tỷ lệ, khi ENC được hiển thị ở tỷ lệ lớn nhất mang lại khả năng dẫn đường với độ chính xác cao, khi tàu phải di chuyển trên những khu vực luồng hẹp hoặc sông nhỏ với nhiều bãi bồi; những khu vực bị hạn chế như ụ tàu, khu neo đậu, cầu …
Biểu thị tàu ta trên ENC
tỷ lệ nhỏ
Trang 30CÁC CẢNH BÁO VÀ CHỈ THỊ TRÊN ECDIS
Hệ thống ECDIS áp dụng chỉ dẫn và quy định do IMO công bố về (Mã về Cảnh báo <Alarm>
và Chỉ thị <Indicator> IMO-867E) Theo mã quy định này, người đi biển cần nắm rõ những khái niệm sau:
• Cảnh báo (Alarm) – Khái niệm Cảnh báo hoặc Hệ thống Cảnh báo là việc kích hoạt
những tín hiệu dạng âm thanh, hoặc là sự kết hợp của tín hiệu âm thanh và tín hiệu hình ảnh hiển thị, chỉ ra rằng đang tồn tại một số sự kiện nào đó cần có sự chú ý của người điều khiển
• Chỉ thị (Indicator) – Khái niệm Chỉ thị là việc hiển thị trực quan cùng với cung cấp
thông tin có liên quan tới một sự kiện nào đó của hệ thống hoặc một phần của trang thiết bị
Những mục được liệt kê dưới đây cần phải được giám sát và xác định một cách tự động bởi
hệ thống ECDIS Khi xác định được yếu tố khác thường, hệ thống sẽ phải đưa ra cảnh báo và chỉ thị thích hợp:
• Vùng giao thông tách biệt (Traffic separation zone);
• Tuyến giao thông kết hợp giao cắt hoặc vòng quanh co (Traffic routeing scheme crossing or roundabout)
• Tuyến giao thông hướng đến khu vực cần chú ý trước (Traffic routeing scheme precautionary area)
• Tuyến đường giao thông hai chiều (Two-way traffic route)
• Tuyến đường nước sâu (Deepwater route)
• Tuyến đường khuyến nghị (Recommended route)
• Khu vực giao thông bờ (Inshore traffic zone)
• Luồng tuyến (Fairway)
• Khu vực cấm (Restricted area)
• Khu vực cần chú ý (Cautionary area)
• Khu vực sản xuất ngoài khơi (Offshore production area)
• Khu vực ngoài khơi (Offshore windfarm)
• Những khu vực cần tránh (Areas to be Avoided)
• Khu vực huấn luyện quân sự (Military practice area)
• Khu vực đáp của thuỷ phi cơ (Seaplane landing area)
• Khu vực chuyển làn của tàu ngầm (Submarine transit lane)
• Khu vực băng (Ice area)
• Kênh (Channel)
• Khu vực đánh bắt cá (Fishing ground)
• Khu vực cấm đánh bắt cá (Fishing prohibited area)
• Khu vực đường ống (Pipeline area)
• Khu vực tuyến cáp (Cable area)
• Khu vực thả neo (Anchorage area)
• Khu vực cấm thả neo (Anchoring prohibited area)
Trang 31• Khu vực luân chuyển hàng hoá (Cargo transhipment area)
• Khu vực thiêu đốt (Incineration area)
• Các khu vực bảo vệ đặc biệt (Specially protected areas)
Các trường hợp cần kích hoạt những cảnh báo hoặc chỉ thị:
Cảnh báo:
• Cảnh báo “Tỷ lệ lớn nhất cho” ("Largest Scale For" alarm)
• Sai đường (Off-Track alarm)
• Vượt qua đường đẳng sâu an toàn (Crossing safety contour)
• Chệch khỏi tuyến hải trình (Deviation from route)
• Hệ thống định vị có lỗi (Positioning system failure)
• Tiếp cận điểm nguy cấp (Approaching a critical point)
• Thay đổi mốc tính chuyển (Change of geodetic datum)
Cảnh báo và/hoặc Chỉ thị:
• Khu vực áp dụng những điều kiện đặc biệt (Area with special conditions applying)
• Sai chức năng của ECDIS (Malfunction of ECDIS)
Chỉ thị:
• Thông tin trên tỷ lệ (Information over-scale)
• Có thể có tỷ lệ lớn hơn cho ENC (Larger scale ENC available)
• Khác biệt hệ thống tham chiếu (Different reference system)
• Tuyến hải trình được lập vượt qua đường đẳng sâu an toàn (Route planning across safety contour)
• Tuyến hải trình được lập vượt qua khu vực đặc thù (Route planning across specified area)
• Sai khi kiểm tra hệ thống (System test failure)
Trang 32CHỨC NĂNG CHỐNG MẮC CẠN TRONG ECDIS
Hình dưới đây thể hiện những giới hạn khác nhau về độ sâu của vùng nước, nơi đang sử dụng ENC chạy trong hệ thống ECDIS phục vụ cho dẫn đường Người sử dụng có thể xác lập trước thời gian cảnh báo, để chỉ ra rằng khi nào tàu bắt đầu tiếp cận với giới hạn đã xác lập
Có thể xác lập theo các giới hạn sau:
Độ sâu an toàn (Safety depth):
• Là độ sâu do người sử dụng xác định dựa trên mớn nước của tàu cộng với khoảng sáng đáy tàu Độ sâu an toàn sử dụng cho hệ thống ECDIS, để ECDIS đưa ra cảnh báo âm thanh trên hệ thống đang hiển thị, khi giá trị độ sâu tương đương hoặc nhỏ hơn giá trị đã được xác lập
Đường đẳng sâu an toàn (Safy contour):
• Là đường đẳng sâu có liên hệ với Tàu Ta, được chỉ định bởi người sử dụng từ hệ thống các đường đẳng sâu cung cấp bởi SENC Đường đẳng sâu đã lựa chọn sẽ được dùng trong ECDIS để phân biệt vùng nước an toàn và không an toàn khi hiển thị Đồng thời cũng dựa trên đường đẳng sâu này để hệ thống ECDIS tổng hợp ra cảnh báo chống mắc cạn
• Nếu ENC không có khả năng cung cấp giá trị độ sâu của đường đẳng sâu cho vùng nước được chọn, đường đẳng sâu có độ sâu kế tiếp sẽ được lựa chọn sử dụng thay thế