1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dây lưới thép nam định

204 414 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 204
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

MỤC LỤCTrang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khochọc, độc lập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trungthực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị - Công ty Cổ phầndây lưới thép Nam Định./

Tác giả luận văn

Vũ Trà My

Trang 2

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các sơ đồ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

4

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 4

1.1.2 Giá thành sản phẩm 8

1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9

1.1.4 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10

1.2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 12 1.2.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 12

1.2.2 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất 13

1.2.3 Đánh giá sản phẩm làm dở 21

1.2.4 Các phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp 22

1.2.5 Hệ thống sổ kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 26

Trang 3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY LƯỚI THÉP NAM ĐỊNH 28

2.1 KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP DÂY LƯỚI THÉP NAM ĐỊNH 28

2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty 282.1.2.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 302.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần dâylưới thép Nam Định 332.1.4 Đặc điểm quy trình công nghệ và hoạt động SXKD củacông ty 36

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY LƯỚI THÉP NAM ĐỊNH 38

2.2.1 Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất 382.2.2 Thực trạng tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm tại Công

ty Cổ phần dây lưới thép Nam Định 54

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÔNG TY CP DÂY LƯỚI THÉP NAM ĐỊNH 72

2.3.1.Những kết quả đạt được 722.3.2 Hạn chế 75

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN

Trang 4

PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY LƯỚI THÉP NAM

3.1 SỰ CẦN THIẾT, NGUYÊN TẮC VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN DÂY LƯỚI THÉP NAM ĐỊNH 78

3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dây lưới thép Nam Định 783.1.2 Nguyên tắc của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dây lưới thép NamĐịnh 793.1.3 Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dây lưới thép Nam Định 80

3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SÁN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP DÂY LƯỚI THÉP NAM ĐỊNH 81

3.2.1 Hoàn thiện công tác ứng dụng phần mềm kế toán trong hạchtoán kế toán tại Công ty Cổ phần dây lưới thép Nam Định 813.2.2 Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất trong hạch toán

kế toán tại Công ty Cổ phần dây lưới thép Nam Định 833.2.3 Hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổphần dây lưới thép Nam Định 853.2.4 Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dây lưới thép Nam Định 97

3.3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ

Trang 5

THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY LƯỚI THÉP NAM ĐỊNH 107

3.3.1 Về phía Nhà nước 1073.3.2 Về phía Công ty Cổ phần dây lưới thép Nam Định 108

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

CPCNTT Chi phí nhân công trực tiếpCPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếpCPSXC Chi phí sản xuất chung

KPCĐ Kinh phí công đoàn

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG Số

hiệu

2.1 Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính 422.2 Bảng tiêu hao nguyên vật liệu chính 422.3 Bảng quy đổi thành phẩm cuối giai đoạn 1 quý IV

2.4 Bảng tính giá thành thành phẩm được quy đổi của

2.5 Bảng tính giá thành các sản phẩm phân xưởng 1

2.6 Bảng quy đổi thành phẩm cuối giai đoạn 2 quý IV

2.7 Bảng tính giá thành thành phẩm được quy đổi của

2.8 Bảng tính giá thành các sản phẩm phân xưởng 2

2.9 Bảng quy đổi thành phẩm cuối giai đoạn 3 quý IV

2.10 Bảng tính giá thành thành phẩm được quy đổi của

2.11 Bảng tính giá thành các sản phẩm phân xưởng 3

2.12 Bảng quy đổi thành phẩm cuối giai đoạn 4 quý IV

2.13 Bảng tính giá thành thành phẩm được quy đổi của

2.14 Bảng tính giá thành các sản phẩm phân xưởng 4

2.15 Bảng tính giá thành các sản phẩm phân xưởng 5

Trang 8

3.1 Trích bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích

3.2 Bảng kê danh mục và số lượng sản phẩm sản xuất

3.3 Chi phí sản xuất trong SPDD cuối kỳ quý IV/2009 903.4 Bảng tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty quý

Trang 9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số

hiệu sơ

đồ

1.1 Trình tự kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu

1.5 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Trong điều kiện kinh tế thị trường đang phát triển ở nước tahiện nay, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nêngay gắt Để thích nghi với môi trường cạnh tranh và sự phát triểncủa nền kinh tế, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cầnphải quan tâm thích đáng đến vấn đề: sản xuất cái gì, sản xuất cho

ai, sản xuất như thế nào… nhằm thoả mãn tốt nhu cầu thị trường,tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường, hướng đến mục tiêu tối đa hoá lợinhuận Để đưa ra các chiến lược và quyết định kinh doanh đúngđắn, các nhà quản trị cần nắm bắt thông tin kịp thời về nhu cầu thịtrường cũng như thông tin về tình hình tài chính và năng lực sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp mình

Kế toán đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong hệ thống cáccông cụ quản lý nhằm cung cấp thông tin toàn diện về tình hình tàichính, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nhà quản trịdoanh nghiệp Trong đó, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm là một phần hành kế toán đặc biệt quan trọng Chỉtiêu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là chỉ tiêu trọng yếutrong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ công tác quản lý, có ảnhhưởng trực tiếp đến việc xác định giá bán hợp lý có sức cạnh tranhtrên thị trường và có quan hệ mật thiết với doanh thu và kết quảkinh doanh Việc tổ chức khoa học, hợp lý phần hành kế toán tập

Trang 11

hợp chi phí và tính giá thành giúp nhà quản trị nắm bắt và quản lýkịp thời chi phí sản xuất phát sinh, trên cơ sở đó đưa ra các biệnpháp sử dụng hiệu quả tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Đây

là một trong những điều kiện chủ yếu giúp doanh nghiệp nâng caođược sức cạnh tranh trên thị trường

Công ty Cổ phần dây lưới thép Nam Định là một doanhnghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng dâythép, lưới thép, rọ thép phục vụ nhu cầu nội địa Để đáp ứng tốt hơnnhu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển thì côngtác kế toán đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm của Công ty cần phải ngày càng được hoànthiện

Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong suốt thời gian tìmhiểu thực tế tại Công ty Cổ phần dây lưới thép Nam Định, tôi đã

mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện công tác kế toán

chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dây lưới thép Nam Định".

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Luận văn khái quát, hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sảnxuất Đồng thời trên cơ sở nghiên cứu thực tế, đánh giá tình hìnhcông tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtại Công ty Cổ phần dây lưới thép Nam Định, từ đó đưa ra các giải

Trang 12

pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dây lưới thép Nam Định.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:

- Đối tượng nghiên cứu: Chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

- Phạm vi nghiên cứu: Kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dây lưới thép Nam Định

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

- Về mặt lý luận: Luận văn khát quát, hệ thống hóa và làmsáng tỏ những vấn đề chung nhất về kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dây lưới thép Nam Định

- Về mặt thực tiễn: Ðề tài đưa ra các giải pháp hoàn thiện

kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dây lưới thép Nam Ðịnh

5 Bố cục của luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo

và phụ lục, luận văn gồm ba phần:

Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tập hợp

chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sảnxuất

Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi

phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dâylưới thép Nam Định

Trang 13

Chương 3: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi

phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dâylưới thép Nam Định

Trang 14

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất

1.1.1.1 Chi phí sản xuất

Bất kì một doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh doanh đềuphải có đủ ba yếu tố cơ bản đó là: tư liệu lao động, đối tượng laođộng, sức lao động Sự kết hợp của ba yếu tố này tạo ra các loại sảnphẩm lao vụ dịch vụ, đồng thời sự tiêu hao của ba yếu tố này trongquá trình sản xuất kinh doanh tạo ra các chi phí tương ứng đó là: chiphí tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động, chi phí về laođộng sống

Chi phí hoạt động của doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ cáchao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiếtkhác mà doanh nghiệp đã chi ra trong qúa trình hoạt động sản xuấtkinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định

Để quản lý tốt chi phí nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao,chúng ta cần phân biệt chi phí bỏ ra để tạo nên một giá trị sử dụngnào đó cũng như để thực hiện giá trị sử dụng này và những chi phí

không liên quan đến việc tạo ra giá trị sử dụng Từ đó ta thấy chi

phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật

Trang 15

hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong

kì dùng cho sản xuất sản phẩm được biểu hiện bằng tiền.

1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khácnhau Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chiphí cũng như phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh, chi phí sảnxuất cần được phân theo các tiêu thức phù hợp

*) Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí

Căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế hoặc hình thái ban đầucủa chi phí để sắp xếp các chi phí có cùng nội dung kinh tế, tínhchất kinh tế mà không phân biệt chi phí phát sinh ở đâu và nơi nàochịu chi phí, chúng ta phân loại chi phí thành các loại sau:

- Chi phí nguyên liệu và vật liệu: Bao gồm chi phí nguyên vậtliệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phíphụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác mà doanh nghiệp

đã dùng cho sản xuất trong kì

- Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền lương trả chongười lao động, các khoản trích theo lương của cán bộ công nhânviên hoạt động trong sản xuất trong doanh nghiệp tính vào chi phí

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm toàn bộ khấu haocủa tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất trong kì của doanhnghiệp

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanhnghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền điện, tiền nước…

Trang 16

- Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi phí bằng tiền phátsinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố trên dùngcho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phân loại chi phí theo tiêu thức này có tác dụng quan trọng đốivới quản lý chi phí sản xuất vì nó cho biết nội dung, kết cấu tỷ trọngtừng loại chi phí mà doanh nghiệp đã sử dụng vào quá trình sản xuấttrong tổng chi phí Trên cơ sở đó, xây dựng các dự toán chi phí sảnxuất, xác định nhu cầu vốn, xây dựng các kế hoạch về lao động, vật

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệutrực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếpcho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ

- Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp baogồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sảnxuất, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như kinhphí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thấtnghiệp

- Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các khoảnchi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuấttrong phạm vi các phân xưởng, tổ đội và chi phí sản xuất trực tiếp

Trang 17

khác Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuấtsau:

o Chi phí nhân viên phân xưởng : Bao gồm chi phí tiền lương,các khoản phải trả, các khoản trích theo lương của nhân viên phânxưởng, tổ đội sản xuất

o Chi phí vật liệu: Bao gồm chi phí vật liệu dùng chung chophân xưởng sản xuất với mục đích phục vụ và quản lý sản xuất

o Chi phí dụng cụ: Bao gồm chi phí về công cụ, dụng cụ dùng

ở phân xưởng để phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất

o Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm toàn bộ chi phíkhấu hao của tài sản cố định trực tiếp sản xuất và quản lý sản xuấtthuộc các phân xưởng

o Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí dịch vụmua ngoài dùng cho hoạt động phục vụ và quản lý sản xuất củaphân xưởng, tổ đội sản xuất

o Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí trực tiếp bằngtiền dùng cho việc phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng sảnxuất

Đây là cách phân loại quan trọng và phổ biến nhất trong kếtoán Tài chính với mục đích quản lý chi phí sản xuất và ghi nhậnkịp thời chi phí trên cơ sở các chứng từ, bằng chứng chứng minhviệc phát sinh của chúng

Ngoài ra, để phục vụ cho mục đích cung cấp thông tin thíchhợp về chi phí, kịp thời cho việc ra các quyết định của nhà quản trịdoanh nghiệp, người ta còn phân loại chi phí theo các tiêu thức sau:

*) Phân loại theo chi phí sản xuất theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí:

Trang 18

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành hailoại: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp:

- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đếntừng đối tượng kế toán tập hợp chi phí (như từng loại sản phẩm,công việc, hoạt động, đơn đặt hàng…) chúng ta có thể quy nạp trựctiếp cho các đối tượng chịu chi phí Phần lớn chi phí nguyên vật liệutrực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp là chi phí trực tiếp

- Chi phí gián tiếp: Là các chi phí có liên quan đến nhiều đốitượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trựctiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí được, mà phải tập hợp theotừng nơi phát sinh chi phí khi chúng phát sinh, sau đó quy nạp theophương pháp phân bổ gián tiếp

*) Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành 2loại: chi phí cơ bản và chi phí chung

- Chi phí cơ bản: là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quytrình công nghệ như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhâncông trực tiếp, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí khấu haotài sản cố định dùng cho sản xuất…

- Chi phí chung: là các chi phí có liên quan đến việc phục vụ

và quản lý sản xuất có tính chất chung như chi phí quản lý phânxưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp…

*) Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ chi phí với mức độ hoạt động:

Theo mối quan hệ với mức độ hoạt động, chi phí sản xuất chiathành:

Trang 19

- Chi phí khả biến

- Chi phí bất biến

- Chi phí hỗn hợp

1.1.2 Giá thành sản phẩm

1.1.2.1 Khái niệm và bản chất của giá thành sản phẩm

Xuất phát từ mục đích và nguyên tắc kinh doanh trong nềnkinh tế thị trường thì mọi sản phẩm khi nó được tạo ra luôn đượccác doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả nó mang lại Vì vậy đểquản lý kịp thời hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp cầnphải nắm được số chi phí đã chi ra cho từng loại hoạt động, từngloại sản phẩm dịch vụ là bao nhiêu, số chi phí đã chi ra cấu thànhtrong số sản phẩm dịch vụ hoàn thành là bao nhiêu, tỷ trọng từngloại chi phí… Chỉ tiêu thoả mãn được những thông tin trên chính là

“giá thành sản phẩm”.

Giá thành sản phẩm được xác định bao gồm những chi phí

về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định.

Trong hệ thống chỉ tiêu của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm

là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh kết quả sửdụng các loại tài sản trong doanh nghiệp trong quá trình sản xuấtkinh doanh, cũng như trình độ quản lý nhằm mục đích hạ thấp chiphí, tăng lợi nhuận

1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm

Để đáp ứng yêu cầu của quản lý và hạch toán, giá thành sảnphẩm được phân chia thành nhiều loại khác nhau, tuỳ thuộc vào tiêu

Trang 20

thức sử dụng, người ta thường phân loại giá thành theo các cách chủyếu sau:

*) Phân loại theo phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành:

- Giá thành sản xuất sản phẩm: Giá thành sản xuất của sảnphẩm bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất chế tạosản phẩm như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân côngtrực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành Giáthành sản xuất sản phẩm là căn cứ để hạch toán thành phẩm, giá vốnhàng xuất bán và mức lãi gộp trong kì Trong đó, có thể phân chiathành giá thành sản xuất theo biến phí và giá thành sản xuất theobiến phí có phân bổ định phí

- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sảnxuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chiphí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kì tính cho số sản phẩmnày Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán xácđịnh mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp

*) Phân loại theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành

- Giá thành sản phẩm kế hoạch: Là giá thành sản phẩm đượctính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất

kế hoạch Giá thành sản phẩm kế hoạch được tính toán trước khi bắtđầu quá trình sản xuất kinh doanh, là mục tiêu phấn đấu của doanhnghiệp, là căn cứ để so sánh, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạchgiá thành của doanh nghiệp

- Giá thành sản phẩm định mức: Giá thành sản phẩm định mức

là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phíhiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm Giá thành sản phẩm

Trang 21

định mức cũng được tính trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinhdoanh.

- Giá thành sản phẩm thực tế: Giá thành sản phẩm thực tế làgiá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chiphí sản xuất thực tế phát sinh và được tập hợp trong kì cũng như sốlượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kì Chỉ tiêu nàyđược xác định khi kết thúc qúa trình sản xuất Giá thành thực tế làchỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanhnghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật,

là cơ sở để xác định kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Về mặt bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh Chúng giống nhau về chất vì đều là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm, nhưng khác nhau về mặt lượng Khi nói đến chi phí sản xuất là tính cho một thời kỳ nhất định, không phân biệt

là dùng cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa Còn khi nói đến giá thành sản phẩm là xác định chi phí cho một khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành Chi phí sản xuất liên quan đến sản phẩm hoàn thành, sản phẩm làm dở, sản phẩm hỏng Giá thành không bao gồm chi phí của sản phẩm dở dang phát sinh kì này, song lại bao gồm chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kì trước chuyển sang.

+

CPSX phát sinh trong kỳ

-CPSX dở dang cuối kỳ

Chi phí sản xuất trong kì là căn cứ để tính giá thành của sảnphẩm lao vụ dịch vụ hoàn thành Sự tiết kiệm hay lãng phí của chiphí có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất và công tác quản

lý nhằm hạ thấp giá thành Nhận biết được mối quan hệ này giúp

Trang 22

doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm hoànthành các mục tiêu về chi phí và giá thành, nâng cao hiệu quả kinh

tế tăng khả năng cạnh tranh

1.1.4 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.1.4.1 Vai trò của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó giá bán làmột yếu tố quan trọng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh,chiếm lĩnh thị trường và hướng tới mục tiêu lợi nhuận của doanhnghiệp Việc xác định giá bán hợp lý với mục đích bù đắp chi phí đã

bỏ ra và phải đảm bảo có lãi Vì thế, chi phí và giá thành sản phẩm

là các chỉ tiêu quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp, cómối quan hệ mật thiết với các chỉ tiêu doanh thu và kết quả kinhdoanh (lãi, lỗ) Do vậy, doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt công tác

kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, từ đó xác địnhmức giá bán sản phẩm đưa ra thị trường sao cho hiệu quả nhất Kếtoán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một phần hànhquan trọng trong hệ thống các phần hành kế toán của doanh nghiệp,

là một công cụ quản lý hiệu quả kịp thời đối với tình hình sản xuất

Mặt khác, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm còn cung cấp cơ sở số liệu để phân tích, đánh giá tìnhhình thực hiện các định mức nguyên vật liệu, định mức nhân công,giá thành kế hoạch…Trên cơ sở đánh giá và nhận định về mục tiêu

hạ giá thành sản phẩm cũng như công tác quản lý các nguồn lực đầuvào hợp lý và hiệu quả, từ đó nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các

Trang 23

quyết định kịp thời, các biện pháp cải tiến trong công tác quản lý vàkiểm soát nội bộ doanh nghiệp.

Như vậy, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành có

ý nghĩa quan trọng xét trên cả phương diện cung cấp thông tin kếtoán tổng hợp về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,cũng như cung cấp thông tin kế toán chi tiết thông qua các báo cáosản xuất cho các nhà quản trị phục vụ cho việc ra quyết định Dovậy, việc tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành là một nhiệm vụ quan trọng và là mối quan tâm củacác chủ doanh nghiệp

1.1.4.2 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Để đáp ứng được tốt các yêu cầu về quản lý và sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực kinh tế, kế toán tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Cần nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của kế toán tập hợp chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kếtoán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán có liênquan, trong đó kế toán các yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chiphí và tính giá thành

- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trìnhcông nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, khảnăng hạch toán, yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để lựachọn, xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất,lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí theo phương án thích hợp

Trang 24

- Căn cứ vào các đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặcđiểm của sản phẩm, khả năng và yêu cầu quản lý cụ thể mà xác địnhđối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành phù hợp.

- Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học hợp lý trên cơ sởphân rõ trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán cóliên quan đặc biệt là bộ phận kế toán tập hợp chi phí

- Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tàikhoản, sổ kế toán phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực và chế độ

kế toán, đáp ứng yêu cầu thu nhận và xử lý thông tin kịp thời về chiphí, giá thành của doanh nghiệp

- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí vàgiá thành sản phẩm, cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về chiphí, giá thành sản phẩm, giúp các nhà quản trị ra được những quyếtđịnh đúng đắn, phù hợp với quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

1.2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.2.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều địađiểm khác nhau, liên quan đến nhiều loại sản phẩm lao vụ dịch vụkhác nhau Do vậy khâu đầu tiên của kế toán tập hợp chi phí sảnxuất là xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tức làxác định xem chi phí đó phát sinh ở đâu, liên quan đến những đốitượng nào

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giớihạn để tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn đó.Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất làxác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận, tổ đội, giai đoạn

Trang 25

công nghệ ) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặthàng )

Để xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sảnxuất, các nhà quản trị cần căn cứ vào:

- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh là sản xuất hàng loạthay sản xuất đơn chiếc

- Đặc điểm của quản lý sản xuất kinh doanh và tiêu thụ là sảnxuất thường xuyên liên tục hay chỉ sản xuất theo các đơn đặt hàng

- Đặc điểm của quy trình công nghệ là sản xuất giản đơn haysản xuất phức tạp kiểu liên tục hay công nghệ sản xuất phức tạpkiểu song song

- Đặc điểm của loại hình sản phẩm

- Yêu cầu của qúa trình kiểm soát và quản lý chi phí và yêucủa hạch toán của doanh nghiệp

- Khả năng đáp ứng các yêu cầu đó

Tuỳ theo đặc thù của từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp

có thể xác định đối tượng tập hợp chi phí sao cho hợp lý và hiệu quảnhất có thể là:

- Từng sản phẩm, chi tiết của sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơnđặt hàng

- Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất

- Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp.Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất hợp lý là

cơ sở quan trọng để tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất mộtcách khoa học và hiệu quả, từ khâu tổ chức chứng từ, đến ghi chéptổng hợp số liệu để báo cáo sản xuất, đồng thời tạo thuận lợi chocông tác tính giá thành

Trang 26

1.2.2 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất

1.2.2.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán

sử dụng để tập hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinhtrong một kỳ theo các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định Nộidung cơ bản của phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất làcăn cứ vào các đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xácđịnh để mở các sổ kế toán nhằm ghi chép, phản ánh các chi phí phátsinh theo đúng các đối tượng, hoặc tính toán phân bổ phần chi phíphát sinh cho các đối tượng đó

Tuỳ theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng tập hợpchi phí mà kế toán sẽ áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí mộtcách hợp lý Thông thường kế toán sẽ sử dụng một trong haiphương pháp sau:

*) Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:

Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí cóliên quan trực tiếp đến các đối tợng tập hợp chi phí đã xác định, tức

là các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng cụ thể

sẽ được tập hợp và quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó

Phương pháp này cho phép tập hợp và hạch toán một cáchchính xác các chi phí vào đúng đối tượng song lại yêu cầu kế toánphải tổ chức công tác hạch toán một cách tỉ mỉ cụ thể từ khâu lậpchứng từ ban đầu đến khâu tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ

kế toán theo đúng các đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xácđịnh

*) Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp

Trang 27

Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí giántiếp, đó là các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tậphợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp cácchi phí này.

Theo đó, trước tiên cần căn cứ vào các chi phí phát sinh, kếtoán tiến hành tập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đốitượng theo địa điểm phát sinh hoặc nội dung chi phí Sau đó lựachọn tiêu chuẩn phân bổ hợp lý và tiến hành phân bổ xác chi phí đócho các đối tượng có liên quan

Việc xác định tiêu chuẩn phân bổ là tuỳ thuộc vào đặc thùtừng doanh nghiệp, song cần lưu ý tính chính xác, độ tin cậy củathông tin về chi phí phụ thuộc rất nhiều vào tính hợp lý của tiêuchuẩn phân bổ được lựa chọn

1.2.2.2 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí vềnguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ sửdụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếpthực hiện các lao vụ dịch vụ

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng để sản xuất sản phẩmtại các doanh nghiệp chủ yếu là chi phí trực tiếp, nên thường đượctập hợp trực tiếp cho các đối tượng Trong trường hợp liên quan đếnnhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp thì

có thể sử dụng phương pháp tập hợp chi phí tập hợp và phân bổgián tiếp Khi đó, tiêu chuẩn sử dụng để phân bổ chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp cho các đối tượng có thể là:

Trang 28

- Đối với chi phí nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm muangoài có thể lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ là: chi phí định mức, chiphí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất

- Đối với chi phí nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu có thể lựachọn tiêu chuẩn phân bổ là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chiphí nguyên vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất

Chi phí nguyên vật liệu chính thường được quản lý theo địnhmức do doanh nghiệp xây dựng Khi phát sinh các khoản chi phínguyên vật liệu trực tiếp, kế toán cần căn cứ vào các chứng từ kếtoán như: phiếu xuất kho, phiếu nhập kho vật liệu không sử dụnghết hoặc phiếu báo vật tư còn lại cuối kì ở các phân xưởng, bộ phận

và các chứng từ có liên quan khác để tính toán và tổng hợp giá vốncủa số nguyên liệu xuất dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm

Để tập hợp và theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kếtoán sử dụng tài khoản 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Tàikhoản này có thể mở theo dõi chi tiết cho từng đối tượng kế toán tậphợp chi phí và không có số dư cuối kỳ

Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp

TK 152 (TK611) TK 621 TK 152 (TK611)

Xuất kho NVL dùng cho

sản xuất

NVL không dùng hết nhập lại kho

phế liệu thu hồi

TK111,112,331,141

TK 133

VAT được khấu trừ

Trang 29

1.2.2.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả chocông nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện cácloại lao vụ dịch vụ gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoảnphụ cấp, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, bảo hiểm thất nghiệptheo số tiền lương của công nhân sản xuất tính vào chi phí sản xuất

Chi phí nhân công trực tiếp thường là các khoản chi phí trựctiếp nên nó được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí

có liên quan Trong trường hợp không tập hợp trực tiếp được thì chiphí nhân công trực tiếp được tập hợp chung sau đó phân bổ chotừng đối tượng chịu chi phí theo một tiêu chuẩn hợp lý Các tiêuchuẩn thường được sử dụng như: chi phí tiền lương định mức, giờcông định mức, giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất ra

Có nhiều hình thức tiền lương như: tiền lương sản phẩm,lương thời gian tuỳ thuộc vào cách thức doanh nghiệp tính toán vàxác định Kế toán căn cứ vào các chứng từ về tiền lương như: bảngphân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán tập hợp

và theo dõi phản ánh trên tài khoản 622 "Chi phí nhân công trựctiếp" Tài khoản này có thể mở theo dõi chi tiết cho từng đối tượng

kế toán tập hợp chi phí và không có số dư

Trang 30

Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

1.2.2.4 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khácphục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phânxưởng, bộ phận sản xuất

Theo quy định hiện nay, chi phí sản xuất chung bao gồm:

- Chi phí nhân viên phân xưởng

- Chi phí vật liệu

- Chi phí dụng cụ sản xuất

- Chi phí khấu hao TSCĐ

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Chi phí khác bằng tiền

Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng,đội sản xuất và quản lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí, mặt kháccòn được tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi Cuối kìsau khi đã tập hợp được chi phí sản xuất chung theo từng phân

TK 154 (TK631)

TK 622

Tính tiền lương phải trả cho

TK 335

Trang 31

xưởng, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từngđối tượng kế toán chi phí sản xuất theo những tiêu chuẩn phân bổnhất định như: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệutrực tiếp, chi phí sản xuất chung định mức

Việc tính toán phân bổ chi phí sản xuất chung còn căn cứ vàomức công suất thực tế của phân xưởng Nếu mức sản phẩm thực tếsản xuất cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung

cố định phân bổ theo chi phí phát sinh Nếu mức sản phẩm sản xuấtthực tế thấp hơn mức công suất bình thường thì chỉ được phân bổtheo mức công suất bình thường, phần chi phí sản xuất chung khôngđược phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kì.Còn chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết trong kỳ theochi phí thực tế

Kế toán căn cứ vào các chứng từ như: bảng phân bổ tiền lương

và các khoản trích theo lương, bảng tính và phân bổ khấu haoTSCĐ, phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT và các chứng từ có liên quan

để phản ánh tập hợp chi phí sản xuất chung Kế toán sử dụng tàikhoản 627 "chi phí sản xuất chung", tài khoản này không có số dưcuối kỳ

Trang 32

Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung

1.2.2.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp

Cuối kỳ, sau khi đã được tập hợp chi phí nguyên vật liệu trựctiếp chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo từngđối tượng trên các TK 621, TK622, TK 627 kế toán sẽ tiến hành kếtchuyển hoặc phân bổ các loại chi phí này để tập hợp toàn bộ chi phísản xuất cho từng đối tượng chịu chi phí, tiến hành kiểm kê đánhgiá sản phẩm làm dở cuối kì, thực hiện tính giá thành các loại sảnphẩm công việc lao vụ doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ

Tuỳ theo vào việc doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theophương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ mà kế toán

TK 154 (TK631)

TK 622

Chi phí nhân viên SXC được tính trong giá thành SP

TK 632

CPSXC không được tính trong giá thành sp

Chi phí khấu hao TSCĐ

Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi

khác bằng tiền

TK 111,112,141,331

Trang 33

sử dụng các tài khoản khác nhau để tập hợp chi phí toàn doanhnghiệp.

Trang 34

1.2.2.5.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên

Theo phương pháp này, tài khoản được sử dụng để tập hợp chiphí sản xuất toàn doanh nghiệp và tính giá thành sản phẩm làTK154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" Ngoài ra, tài khoảnnày còn phản ánh tình hình tự gia công, chế biến hoặc thuê ngoàigia công, chế biến

TK 154 được mở chi tiết cho từng phân xưởng, từng sảnphẩm, từng đơn đặt hàng Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào các sổ chi tiếtTK621, TK622, TK627 đã tập hợp chi phí, kế toán tiến hành thựchiện việc phân bổ, kết chuyển chi phí và tính giá thành sản phẩm

Sơ đồ 1.4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

theo phương pháp kê khai thường xuyên

TK 138,811,152

TK 111,112,331 TK 152, 153 TK 154

Tập hợp chi phí NVL trực tiếp

TK 621

Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVL trực tiếp cuối kỳ

Kết chuyển các khoản làm giảm giá

TK 133

TK632

TK622

Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NC trực tiếp cuối kỳ

TK 334,338

Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

TK 152,214…

TK627

Tập hợp chi phí sản xuất chung

TK133

Kết chuyển chi phí SX chung được phân bổ

Kết chuyển chi phí sản xuất chung

(đã xác định là tiêu thụ CK)

Trang 35

1.2.2.5.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh

nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Theo phương pháp này, tài khoản được sử dụng để tập hợp chi

phí, tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên TK631 "Giá thành

sản phẩm" Tài khoản 154 dùng để phản ánh và theo dõi chi phí sản

xuất kinh doanh dở dang đầu kì và cuối kì

Sơ đồ 1.5: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

theo phương pháp kiểm kê định kỳ

CP NVL trực tiếp phát

sinh trong kỳ

Kết chuyển chi phí NVLTT cuối kỳ Các khoản làm giảm giá

thành TK632

Tập hợp chi phí

NC trực tiếp

Kết chuyển chi phí NCTT cuối kỳ

TK 632 Kết chuyển giá thành thực tế

SP sản xuất hoàn thành trong

Kết chuyển chi phí SX chung không được phân bổ

Trang 37

1.2.3 Đánh giá sản phẩm làm dở

1.2.3.1 Ý nghĩa của việc đánh giá sản phẩm làm dở

Sản phẩm làm dở (sản phẩm dở dang) là sản phẩm, công việccòn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên giai đoạncủa quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chếbiến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở thành thànhphẩm

Tuỳ theo đặc thù của từng ngành hay từng doanh nghiệp màsản phẩm làm dở có thể là những sản phẩm công việc khác nhau.Đánh giá sản phẩm làm dở là việc tính toán, xác định phần chi phísản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu Việc đánh giá sảnphẩm làm dở là một trong những công việc quan trọng có ảnhhưởng trực tiếp đến công tác xác định tổng giá thành và giá thànhđơn vị của sản phẩm hoàn thành Do đó, để đánh giá sản phẩm làm

dở trung thực và hợp lý, cần căn cứ vào đặc điểm của quy trìnhcông nghệ, đặc điểm của sản phẩm để lựa chọn phương pháp đánhgiá sản phẩm làm dở phù hợp Có các phương pháp đánh giá sảnphẩm làm dở cuối kỳ:

- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phínguyên vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trựctiếp)

- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượngsản phẩm hoàn thành tương đương

Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác kiểm kê, xác định số lượngsản phẩm làm dở ở từng công đoạn, từng phân xưởng và mức độhoàn thành của chúng Tuy nhiên, đây là một công việc phức tạp,không chỉ đòi hỏi các kỹ năng cần thiết mà phải có cả kinh nghiệm

Trang 38

thực tế sản xuất Đánh giá sản phẩm làm dở có thể dựa trên chi phísản xuất định mức và chi phí sản xuất thực tế Vì thế, kế toán cầncăn cứ vào yêu cầu quản lý và khả năng trình độ của bộ máy kế toán

để vận dụng một cách thích hợp các phương pháp đánh giá sảnphẩm làm dở cho phù hợp Trong phạm vi luận văn, tôi chỉ xin trình

bày phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên

x

Khối lượng SPDD cuối kỳ

Khối lượng SP hoàn thành +

Khối lượng SPDD cuối kỳ

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ tính toán, khốilượng công việc ít, xác định kịp thời nhanh chóng chi phí sản xuất

dở dang cuối kì phục vụ cho công tác tính giá thành Tuy nhiên độchính xác của phương pháp này không cao Do vậy, phương phápnày chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệuchính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) chiếm tỷtrọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang

ít và tương đối ổn định giữa các kỳ

Trang 39

1.2.4 Các phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp 1.2.4.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Sau khi tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh theo đối tượng

kế toán chi phí sản xuất, kết quá tập hợp là cơ sở để tính giá thànhsản phẩm lao vụ dịch vụ theo các đối tượng đã xác định

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao

vụ, dịch vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phảitính tổng giá thành và giá thành đơn vị

Việc xác định đối tượng tính giá thành cũng phải căn cứ vàocác đặc điểm, tình hình đặc thù của doanh nghiệp như:

- Đặc điểm tổ chức sản xuất: nếu doanh nghiệp tổ chức sảnxuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được tính giá thành Nếu doanhnghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm là đốitượng tính giá thành

- Đặc điểm quản lý sản xuất

- Đặc điểm quy trình công nghệ: Đối với quy trình công nghệgiản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuốicùng của quy trình công nghệ, còn các doanh nghiệp có quy trìnhcông nghệ sản xuất và chế biến phức tạp thì đối tượng tính giá thành

có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoànthành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng và cũng có thể là từng bộphận, chi tiết sản phẩm và sản phẩm lắp ráp đã hoàn thành

1.2.4.2 Các phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng

số liệu sản xuất đã tập hợp được trong các kỳ để tính toán tổng giá

Trang 40

thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định chocác đối tượng tính giá thành.

Tuỳ theo đối tượng tính giá thành vào thời điểm mà giá trị sảnphẩm được cấu thành nội dung khác nhau Theo quy định của BộTài chính, giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất phảiđược tính theo các khoản mục:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sản xuất chung

Phương pháp tính giá thành sản phẩm rất đa dạng, nên cần căn

cứ vào đặc điểm sản xuất (hàng loạt với khối lượng lớn hay sản xuấttheo đơn đặt hàng), đặc điểm quy trình công nghệ (phức tạp kiểuchế biến liên tục hoặc chế biến song song hay quy trình công nghệgiản đơn) của từng doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp tính giáthành phù hợp

1.2.4.2.1 Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn

*) Phương pháp tính giá thành theo hệ số

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp một quy trìnhcông nghệ sản xuất, cùng một loại nguyên vật liệu, nhưng kết quảsản xuất thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau như: côngnghiệp hoá chất, cơ khí…

Theo phương pháp này, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sảnxuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất Đối tượng tính giáthành là từng sản phẩm chính do quy trình sản xuất đó hoàn thành

Trình tự tính giá thành

Ngày đăng: 26/04/2016, 12:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w