Chủ đề bé yêu quê hương đất nước giáo án mầm nonChủ đề bé yêu quê hương đất nước giáo án mầm nonChủ đề bé yêu quê hương đất nước giáo án mầm nonChủ đề bé yêu quê hương đất nước giáo án mầm nonChủ đề bé yêu quê hương đất nước giáo án mầm nonChủ đề bé yêu quê hương đất nước giáo án mầm nonChủ đề bé yêu quê hương đất nước giáo án mầm nonChủ đề bé yêu quê hương đất nước giáo án mầm non
Trang 1KẾ HOẠCH TUẦN 1 NHÁNH 1: PHÚ HÒA QUÊ HƯƠNG CỦA BÉ
Thực hiện 1 tuần: Từ ngày 27/4/ 2015 đến ngày 1/5/ 2015
Thứ
H Đ
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
Đón trẻ Tc - Trò chuyện về quê hương, xóm làng, Phú Hòa
- Trò chuyện về một số danh thắng của Huyện Phú Hòa mà trẻ biết
- Trò chuyện về các di tích lịch sử, ở Phú Hòa mà trẻ biết
Thể dục
sáng
Tập theo bài hát: Yêu Hà Nội
- Hô hấp : Hít vào thật sâu
-Tay 1: Đưa tay ra phía trước, lên cao
- Chân 1: Khuỵu gối
- Bụng 3: Nghiêng người sang bên
TCVĐ: Kéo co
** PTNT:
KPKH:
-Bé Tìm hiểu về di tích lịch sử đền thờ Lương văn Chánh
* PTTMTH: Vẽ về quê hương của bé
* PTTM
 N:
Ánh trăng hòa bình
Vđ: theo pháchNH: Quê hươngTCÂN: Nghe giai điệu đoán tên bài hát
* PTNT: Toán:
- Làm quen thao tác đo
HĐ ngoài
trời
1.HĐ có chủ đích:
- Quan sát tranh Tháp Nhạn
- Quan sát tranh Đập đồng cam
- Quan sát tranh vịnh Sông ba
- Trò chuyện về một số cảnh đẹp ở Phú Hòa
- Trò chuyện về một số di tích lịch sử ở Phú Hòa
2 HĐ tập thể:
-Thi xem ai nhanh, trời mưa, tung bóng
- Chơi: Kéo co, bịt mắt bắt dê, ném lon
3 HĐ tự do:
- Trò chơi tự do.(vẽ về núi, tung bóng, chơi chong chóng, xâu hoa, chơi với
lá cây, lắp ghép, chơi với sỏi) Cô quản lí
HĐ góc 1 – Góc phân vai : Bán hàng., gia đình ,.
Trang 22 – Góc xây dựng : Xây mô hình Sông Ba- Núi Nhạn
3 – Góc nghệ thuật : Cắt dán ảnh trên báo, tô màu, xé dán, nặn ,vẽ, dán tranh
về quê hương, đất nước…
4 – Góc học tập : Chơi lô tô về các hiện tượng , học toán, học chữ cái, chơi ghép hình , xem tranh ảnh, Ambuml về các danh thắng Việt nam
5 –Góc thiên nhiên : Chơi thả vật nổi vật chìm, chơi với cát, trồng cây, lau
lá, đong nước …
HĐ chiều Thứ 2:
Hướng dẫn tròchơi mới:
TCVĐ:
Chuyển thực Phẩm về kho
Thứ 3:
PTNN:
Thơ :Về Quê
Thứ 4:
TCDG:
Kéoco
Thứ 5PTNN:
Làm quenS,x
Thứ 6
- Nêu gươngcuối tuần
- Lđ trực nhật
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
NHÁNH 1: PHÚ HÒA QUÊ HƯƠNG CỦA BÉ
Thực hiện 1 tuần: Từ ngày 27/4/ 2015 đến ngày 1/5/ 2015
- Biết trao đổi vớibạn trong khi chơi
- Bàn ghế, 1 số đồ dùng
đồ chơi , gia vị để nấu
ăn -Một số tranh di tích lịch sử ,danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam
- Các con đi đến cửa hàng mua thực phẩm về nấu ăn, mua nước về uống,tranh ảnh
di tích lịch sử -Cô vui vẻ , biết mời khách
- Gợi ý để các nhóm chơi liên kết với nhau
để xây Núi Sông Ba
Nhạn Khối gỗ, chai nhựa,cỏ,hoa , giấy bìa tạo núi, giấy A0 tô màu tạo sông, một số thuyền buồm, mãu nặn người
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu để xây công viên
- Biết cách sắp xếp trang trí hợp lí hài hòa
Trang 3ngồi trên thuyền
di tích lịch sử ,danh lam thắng cảnh ở Việt Nam
- Biết chơi cờ đô – mi - nô
- Sưu tầm tranh ảnh về các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam
- Cờ đô- mi - nô chữ cái
- Trẻ biết xem tranh và nói nội dung bức tranh về các ditích lịch sử ,danh lam thắng cảnh ở Việt Nam
kỹ năng ve, cắt dán, tô màu cho trẻ
- Biết hát một số bài hát về quê hương trong chương trình trẻ học hoặc nghe những bài hát về quê hương và hưởng ứng
- Bút chì, màu tô,tẩy-Tạp chí cũ, keo dán, giấy
- Một số vật liệu hột hạtkhác
- Một số nhạc cụ, băng đĩa, bài hát về quê hương cho trẻ nghe
- Một số, hoa nơ cho trẻvận động
- Trẻ biểt vẽ cảnh miền núi với nhà sàn, suối, cây tạo thành bức tranh trẻ thích
- Trẻ chọn tranh ảnh đẹp của quê hườn để cắt dán làmalbum quê hương, tô màu tranh
- Trẻ chơi ở góc âm nhạc Lắng nghe giai điệu bài hát, nhún nhảy, vận động theo ý thích, hát hoặc rủ bạn cùng sáng tạo vận động
- Trẻ biết sự lớn lên của cây
- Chơi với cát, nước
Trang 4………
KẾ HOẠCH NGÀY Thứ hai/ 27 /4 / 2015 HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTC:
HĐTD: ĐI BƯỚC THĂNG BẰNG TRÊN GHẾ THỂ DỤC
I Mục đích và yêu cầu.
- Dạy trẻ biết đi thăng băng trên ghế thể dục
- Phát triển cơ chân và tố chất khéo léo
- Giáo dục trật tự trong giờ học biết chú ý lắng nghe cô
- Trẻ hiểu cách chơi và luật chơi Trẻ chơi vui và hứng thú
Nhanh nhanh nhanh nhanh
- Các con có nghe thấy gì không? Sắp có cuộc thi “Bé khỏe bé ngoan” cho các bạn nhỏ 5 tuổi, vậy chúng mình có muốn tham gia cuộc thi này không?
- Để tham gia cuộc thi thì chúng mình cần phải có sức khỏe Để kiểm tra xem chúng mình có đủ sức khỏe để tham gia cuộc thi không thì các con hãy đi cùng cô tham gia tập luyện nào!
Khởi động :
Cô cho trẻ đi dích dắc,vòng tròn kết hợp đi các kiểu: đi kiểng chân-> đi thường-> đi gót chân-> đi thường-> đi khom lưng-> đi dậm chân-> chạy chậm-> chạy nhanh-> nhanh hơn-> chạy chậm-> dừng lại làm động tác hô hấp
Trang 5Chuyển về đội hình hàng ngang tập BTPTC
- Vừa rồi cô thấy lớp chúng mình tham gia luyện tập rất tốt Nhưng chương trình sẽ lựa chọn những bạn khỏe mạnh nhất để tham gia
- Chúng mình hãy tập cùng cô bài tập thể dục để xem ai khỏe mạnh nhất nhé!
- Các con đã sẵn sàng chưa?
Trọng động.
Bài tập phát triển chung( Tập với bài: Nắng sớm)
* Động tác tay (2l8n)
- TTCB: Đứng thẳng chân khép , tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu không cúi
- N1: Bước chân trái sang trái 1 bước đồng thời tay cầm vòng đưa thẳng ra phía trước
- N2: Tay cầm vòng đưa lên cao
- N3: Như N1( sang phải)
- N4: Về TTCB
* Động tác chân: (4l8n)
- TTCB: Đứng thẳng chân khép , tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu không cúi
- N1: Kiễng chân, hai tay cầm vòng đưa thẳng lên cao
- N2: Khuỵu gối, hai tay cầm vòng đưa thẳng ra trước
- N3: Như N1
- N4: Về TTCB
* Động tác bụng : (2l8n)
- TTCB: Đứng thẳng chân khép , tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu không cúi
- N1: Bước chân trái sang một bước tay cầm vòng đưa thẳng ra trước
- N2: Xoay người sang trái đồng thời hai tay cầm vòng xoay trái
- N3: Bước chân qua phải như N1
- N4: Về TTCB
* Động tác bật : (2l8n)
- TTCB: Đứng thẳng chân khép , tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu không cúi
- N1: Bật tách chân ra hai bên đồng thời tay cầm vòng đưa ra trước
- N2: Bật khép chân, tay cầm vòng để xuôi
- N3: Như N1
- N4: Về TTCB
2 Hoạt động 2: Đi thăng bằng trên ghế thể dục
Đội hình: hai hàng ngang đối diện
Vận động cơ bản: Đi thăng bằng trên ghế thể dục
- Và bây giờ sẽ là bài tập vô cùng quan trọng, sẽ quyết định bạn nhỏ nào sẽ tham gia cuộcthi “Bé khỏe bé ngoan” Đó là bài tập “Đi thăng bằng trên ghế thể dục” Để làm được cáccon hãy quan sát cô làm mẫu nhé!
- Bây giờ cô làm gì?
+ Lần 1: Không giải thích
+ Lần 2: Vừa làm vừa giải thích
TTCB: cô đứng trên ghế hai tay chống hông, bước một bước ngắn về trước sau đó cô bước tiếp chân trái về trước sát mũi bàn chân phải và cô cứ tiếp tục bước tiếp cho tới hết
Trang 6ghế, cô bước từng chân nhẹ nhàng xuống đất
- Nếu chân trái bước trước thì cô bước chân phải tiếp theo về sát mũi bàn chân trái
- Hỏi lại tên vận động Cô vừa thực hiện vận động gì?
- Cô mời hai trẻ làm thử Cô nhận xét
- Cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội
- Cách chơi như sau : Mỗi đội sẽ có sô người ngang nhau thi kéo co đội nào kéo sợi dây
- Trẻ nhận biết các loại thực phẩm và phân loại theo các nhóm khác nhau
- Giáo dục trẻ tính tổ chức, kiên trì, kỉ luật, phối hợp khi chơi
Chuẩn bị
- 4 ngôi nhà tượng trưng nhà kho chứa các loại thực phẩm
Các loại thực phẩm:
+ Gạo, ngô, khoai, đường (đóng gói)
+ Vừng, lạc, dầu mỡ (đóng gói vào hộp)
+ Các loại tôm cua cá, con gà, con lợn, quả trứng bằng nhựa
+ Các loại rau, củ, cà rốt, cà chua, cam, xoài, dưa, nho đựng vào 2 rổ
- Mỗi trẻ một cái bao tải vải sạch
Luật chơi
- Chuyển đúng các loại thực phẩm đã phân theo nhóm về đúng kho của mình
- Đội nào chuyển được nhiều và đúng thì đội đó thắng
Cách chơi
4 đội chơi, mỗi đội 3-5 trẻ đứng tại vạch xuất phát cách điểm lấy hàng 3-5m Trẻ di chuyển bằng cách bỏ 2 chân vào trong bao tải sạch Khi nghe hiệu lệnh "1-2-3" thì trẻ nhảy bao đến chỗ có thực phẩm và lấy một thực phẩm theo yêu cầu chuyển về kho (cô gợi ý cho trẻ cách chọn thực phẩm)
Ví dụ: Nhóm 1: chọn thực phẩm cung cấp chất béo (vừng, lạc, dầu, mỡ )
Trang 7Nhóm 2: Chọn thực phẩm cung cấp chất đạm (tôm, cua cá, thịt ).
Nhóm 3: Chọn thực phẩm cung cấp chất bột đường (gạo, khô, khoai, )
Nhóm 4: Chọn thực phẩm cung cấp vitamin và muối khoáng (cà rốt, cà chua, rau cải, )
Mỗi lần trẻ chỉ được chuyển một thực phẩm Khi bạn chuyển được thực phẩm về kho của mình rồi thì trẻ thứ hai tiếp tục lên chơi Cứ lần lượt như vậy đến hết thời gian Trong khi chuyển hàng, mà làm rơi thực phẩm hoặc bạn thứ nhất chưa mang về đến kho mà bạn khác đã di chuyển hàng đều không được tính lần đó Sau mỗi lần chơi, cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả của mỗi đội chơi * Nêu gương * Trả trẻ ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY ………
………
………
………
………
………
Trang 8Tìng cảm của mọi người với đi tích lịch sử
-Rèn khả năng chú ý,ghi nhớ có chủ điịnh
-Giáo dục trẻ yêu quí quê hương Phú Hòa, giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử
II.CHUẨN BỊ
*Cô:Tranh đền thờ Lương Văn Chánh,
*Trẻ : tranh để trẻ ghép
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1 Hoạt động 1 : Phát hiện vấn đề cần tìm hiểu
-Hát :Quê hương tươi đẹp?
- Trò chuyện về chuyến tham quan di tích lịch sử gần đây của trường ta
Dẫn dắt giới thiệu bài : Tìm hiểu di tích lịch sử: Đền thờ Lương Văn Chánh
2 Hoạt động 2 : Tìm hiểu di tích lịch sử đền thờ Lương Văn Chánh
*Đền thờ Lương Văn Chánh
- Cháu biết gì về đền thờ Lương Văn Chánh?
-Cô cho trẻ xem tranh và kể trẻ nghe về Lương Văn Chánh:
Lương Văn Chánh quê ở Thanh Hóa, ông có công lớn đã vâng lời chúa Nguyễn chothành lập phủ Phú Yên với hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa
Lương Văn Chánh mất ngày 19/9 (âm lịch) năm 1611, ông được tôn vinh là ThànhHoàng của vùng đất Phú Yên Để tỏ lòng ghi nhớ công lao to lớn của ông, khi ông mất thìđền thờ Lương Văn Chánh được xây dựng trên một vùng đất cao ráo, mặt quay về hướngNam, sau lưng là Núi Cấm, trước mặt có sông Bến Lội Trước đền có cổng ra vào rêuphong cổ kính, án phong trước mặt đền ghi câu đối ca ngợi công lao của bậc tiền
nhân: Huân danh thiên cổ ngưỡng/Chính khí vạn niên phong Tạm dịch: Danh thơm ngàn đời ngưỡng mộ/Chính khí muôn thuở tôn vinh.
Đền thờ của ông được xây ở thôn Long Phụng 1, xã Hòa Trị
*Quan sát tranh Cây bồ đề
- Cháu thấy tranh chụp cây gì? ở đâu?
Trong khuôn viên còn có cây bồ đề cổ thụ cành lá xum xuê, che mát cả một góc đền
*Mộ Lương văn Chánh
Trang 9Mộ Lương Văn Chánh được xây ở phía Bắc thôn Long Phụng, nằm cách đền khoảng500m, trên một gò đất cao, quay mặt ra dòng sông Bến Lội, hướng thẳng về núi ChópChài Mộ xây theo lối cổ, nấm mộ đắp hình mai rùa, xung quanh có tường bao bọc, bốngóc tường có bốn cột lớn, đỉnh cột đắp hình búp sen, phía trước mộ có hương án và bìnhphong.
Với những giá trị lịch sử đó, di tích Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh được xếp hạng là
di tích lịch sử quốc gia vào năm 1996 và đã được tu bổ, tôn tạo vào dịp kỷ niệm 400 nămPhú Yên hình thành và phát triển (1611 - 2011)
* Lễ hội Đền thờ Lương Văn Chánh
- Cháu biết lễ hội đền thờ Lương Văn Chánh diễn ra thời gian nào?Có những hoạt động nào diễn ra trong lễ hội?
- Vào ngày mùng 6/2 âm lịch (ngày nhận sắc lệnh) và ngày 19/9 âm lịch (ngày mất) hằngnăm, Phú Yên tổ chức Lễ hội Đền thờ Lương Văn Chánh với sự tham gia đông đảo của
bà con nhân dân và du khách gần xa Du khách có thể tham gia vào các trò chơi dân giannhư đánh bài chòi, kéo co, thi nấu cơm, bắt vịt dưới sông, thi đấu cờ tướng, cờ người, đập
ấm đất… thể hiện nét văn hóa truyền thống của người dân sinh sống trên vùng đất PhúYên./
Để tưởng nhớ người có công lao to lớn đối với vùng đất Phú Yên Các cháu còn nhỏ nên
cố gắng học giỏi, chăm ngoan, vâng lời bố, mẹ, cô giáo Nếu có dịp tham quan di tíchlịch sử của Huyện nhà, nơi trang nghiêm các cháu phải trật tự
3 Hoạt động 3 : Trải nghiệm
Chia 3 đội ghép tranh về các di tích lịch sử, trong thời gian 1 bản nhạc đội nào ghép xongsớm, đội đó thắng
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ đọc thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm (không đọc to,đọc vừa phải)
- Phát triển vốn từ cho trẻ “rẫy, trĩu, lim dim”
- Giáo dục trẻ tình yêu mến nơi miền quê mình sống
II.Chuẩn bị:
-Tranh minh hoạ
-Máy catset, đĩa có bài thơ “Về quê”
- Giấy ,cây ,keo,khăn lau tay để trẻ làm diều
III Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Ổn định, dẫn dắt.
-Hát bài “Quê hương tươi đẹp”
Trang 10*Trò chuyện về quê hương Phú Hòa có những di tích ,danh lam thắng cảnh.
=>GD:Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường sạch đẹp, không vứt rác bừa bãi sẽ gây ô nhiễm
Quê hương ta có rẫy ,có sông ,được thả diều trên bãi cỏ ,đêm về ngắm ông trăng còn nghe Ông kể chuyện ngày xưa thấy vậy Chú Nguyễn Thắng đã sáng tác bài thơ “Về
quê” Hôm nay cô sẽ dạy các con nhé
Hoạt động 2: Đọc thơ diễn cảm -Cô đọc lần 1 : Diễn cảm -Cô đọc lần 2 kết hợp xem tranh -Đọc trích dẫn, giải giảng ,giải từ khó , đàm thoại è 4 câu thơ đầu “Nghỉ hè …chi bằng” : Bé về quê được đi chơi rất nhiều chỗ “Rẫy” : nương rẫy + Về quê bạn nhỏ được làm gì ? è3 Câu tiếp “Đêm về …chiều mưa” :Bé được ngắm cảnh đep ,nghe ông kể chuyện nữa -Ban đêm ở quê có gì đẹp? -Được nghe ai kể chuyện? *Cả lớp hát bài : ‘Quê hương tươi đẹp’ ª3câu thơ cuối“Quê mình… màu xanh” : Nói lên cây trái sai trĩu quả,có nhiều màu xanh “Trĩu quả” rất nhiều quả -Ở quê mình trời thế nào? Cây cối thế nào ? ª3 câu cuối “Tiếng gà….của mình’: Nói lên sự vui nhộn ở miền quê “lim dim” mơ màn -Có tiếng gì báo thức ? còn bé đang làm gì ? -Bài thơ có tên là gì?do ai sáng tác? =>GD : Chăm ngoan ,học giỏi biết yêu quí và tự hào về nơi mình đâng sống Hoạt động 3 :Dạy trẻ đọc thơ -Cả lớp đọc cùng cô 2 lần -Tổ , nhóm, cá nhân (chú ý sửa sai) Cả lớp đọc lại 1 lần Hoạt động 4 :Trò chơi củng cố TC: “ Trang trí tranh theo nội dung bài thơ ” - Trẻ chia 3 đội thi đua *Nhận xét kết thúc và chuyển hoạt động Nêu gương cuối ngày Đánh giá cuối ngày : ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ………
………
………
………
Trang 11I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết phối hợp các nét thẳng, xiên, cong để vẽ thành bức tranh mà trẻ yêu thích
- Rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ, cách tô màu, sắp xếp bố cục tranh…
- Phát triển khả năng thẩm mỹ, khả năng tư duy và tưởng tượng
- Giáo dục trẻ tình yêu quê hương, làng xóm của mình thể hiện qua tranh vẽ và niềm mơ uớc để sau này lớn lên làm một công việc nhằm góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp
II CHUẨN BỊ:
- Máy vi tính, đèn chiếu và băng đĩa cho cháu xem
- 3 tranh vẽ : Cảnh biển, cảnh làng xóm, cảnh đồng lúa
- Video phong cảnh quê hương Phú Hòa
- Giấy A4, bút chì, màu tô đủ cho các cháu
III TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
1 1.Hoạt động 1 : ổn định dẫn dắt
* Cô mở nhạc –Cả lớp hát và vận động theo nhạc bài hát “Ánh trăng hòa bình” cô cháucùng đến bên màn hình vi tính
Xem hình ảnh vè quê hương Phú Hòa
- Cô cho trẻ kể lại những hình ảnh mà trẻ đã được xem
( Cô khắc sâu phong cảnh biển, cảnh đồng quê, cảnh làng xóm và kết hợp cho trẻ xem những hình ảnh mà trẻ thích )
- Cô nói: Quê hương mình rất là đẹp, quê hương cũng là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên,
dù có đi đâu các con cũng nhớ về quê hương mình đúng không nào?
- Các con có yêu quê hương của mình không?
- Cô nói: Yêu quê hương mình thì các con phải cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên mình sẽ làm một việc gì đó giúp ích cho xã hội, nhằm góp phần xây dựng quê hương, đất nước của mình ngày càng giàu đẹp các con có đồng ý không?
Trang 12- Cô tiếp: Mỗi người đều có cách thể hiện tình cảm của mình đối quê hương khác nhau Riêng cô đã thể hiện tình cảm của cô qua những tranh vẽ giờ cô sẽ cho lớp mình xem nha!
2 Hoạt động 2: Quan sát tranh
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ về cảnh biển, cảnh làng xóm và cảnh đồng lúa
- Cho trẻ nhận xét tranh theo suy nghỉ của trẻ?
- Cô tóm lại và gợi ý cho trẻ về nội dung của từng tranh, chú ý khắc sâu cho trẻ kỷ năng phối hợp các nét thẳng xiên cong để vẽ tạo thành bức tranh, cách sắp xếp bố cục tranh vàcách tô màu v.v…Cô kết hợp giới thiệu bài
* Cô cho trẻ hoạt động nhóm.
- Cô mời vài trẻ nói lên ý tưởng của trẻ định vẽ gì?
- Cô nhấn mạnh lại cách vẽ cho trẻ hiểu
- Vậy bây giờ các cháu vẽ tranh về quê hương mình thích
- Mời trẻ nói cách ngồi và cách cầm bút
3 Hoạt động 3: Bé làm họa sĩ
- Cô tiến hành cho trẻ về 3 nhóm để thực hành
- Trong quá trình trẻ vẽ cô theo dõi giúp đỡ, động viên, đồng thời gợi ý để trẻ sáng tạo thêm nội dung của bức tranh cho phong phú, phát huy trí tưởng tượng cho trẻ
- Cô thông báo sắp hết giờ để trẻ cố gắng hoàn thành xong bức tranh của mình
- Cho cháu lần lược mang tranh lên treo vào giá tạo hình để trưng bày
4 Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá sản phẩm
- Tập trung cả lớp đến đứng gần giá tạo hình để quan sát tranh đã trưng bày
- Cô mời trẻ nhận xét tranh của mình và của bạn
- Cô nhận xét chung ( chú ý tuyên dương trẻ có nhiều sáng tạo) Bổ sung những tranh chưa hoàn chỉnh
- Kết thúc: Cô nhận xét chung hoạt động, tuyên dương trẻ
B HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
Trò chơi dân gian: GÀ ĐUỔI CÓC
1 CHUẨN BỊ
- Mũ cóc, mũ bằng giấy họac nhựa
- Sân bãi rộng rãi, bằng phẳng
- Phấn vẽ các vạch mức
Trang 132 CÁCH CHƠI
- Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau, nhóm làm gà, nhóm làm cóc (cho trẻ đội mũ gà và mũ cóc) Trẻ làm cóc đứng trước trẻ làm gà ở vạch mức xuất phát
- Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ làm cóc chúi người hai tay bắt chéo (tay trá nắm đầu gối chân phải và tay phải nắm đầu gối bên trái) nhảy liên tục về hang Gà hai tay chốgn hông nhảy lò cò đuổi theo cóc Chú Cóc nào bị Gà bắt sẽ đổi làm Gà và Gà sẽ làm cóc
*Kết thúc :nhận xét chung
2 Cho trẻ chơi ở các góc 3 Nêu gương cuối ngày 4 Vệ sinh trẻ trẻ
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY: ………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 14
- Cháu hát và vận động nhịp nhàng theo phách bài “Ánh trăng Hòa Bình”, cảm nhận
được âm điệu vui tươi nhẹ nhàng
Nhận ra giai điệu bài “Quê hương”, thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc, nghe hát
- Rèn luyện kỹ năng tai nghe và hát vận động theo lời ca nhịp nhàng đúng theo bài hát ,luyện tính nhanh nhẹn qua trò chơi
- Giáo dục cháu biết tích cực tham gia các hoạt động, yêu quê hương,
biết bảo cảnh đẹp quê hương
II CHUẨN BỊ :
* Cô: - Đàn, một số hình ảnh về quê hương Phú Hòa
- Máy hát, bài hát bài thơ, đồng dao
* Trẻ: Dụng cụ âm nhạc
III TIẾN HÀNH :
1 Mở đầu hoạt động
Cho trẻ đọc thơ “Về quê”
Trò chuyện về quê hương của bé
Quê hương của bé thường gắn liền với những hình ảnh gì?
Cháu yêu quê hương mình không?
Quê hương với cây đa, bến nước, với xóm làng thân quen với ánh trắng sáng tỏ thật đẹp
*Có một bài hát cũng nói về vẻ đẹp của trăng cháu muốn biết đó là bài gì không?
Cô đệm dàn
2 Hoạt động trọng tâm
Hoạt động 1 : Trọng tâm dạy vận động theo phách bài hát “Ánh trăng hòa bình” ,
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát một lần
- Bài hát “Ánh trăng hòa bình” do ai sáng tác ?
- Các cháu nghe bài hát này cảm nhận như thế nào ?
- Để bài hát được hay hơn thì bây giờ các cháu vừa hát vừa kết hợp vỗ tay theo phách
- Cô hát và vận động theo phách cho trẻ xem 2 lần
- Cô vận động lần 1:Cô vừa hát vừa vỗ tay theo phách (cô phân tích động tác )
VTTP là vỗ liên tục đều đặn vào cả phách mạnh và phách nhẹ vào các ô nhịp trong bàihát Bài hát bắt đầu vỗ vào chữ: Bóng, trăng, tròn, lướt, qua, rặng, tre ,cứ như vậy vỗđến hết bài hát
Trang 15- Cô mời trẻ hát cô vỗ
- Trẻ luyện tập – Lớp thực hiện 2 lần cô quan sát sửa sai
- Cô mời tổ
- Từng nhóm nam –nhóm nữ, cô quan sát, sửa sai
- Cô mời cả lớp chọn ra cá nhân hát và vỗ theo lời ca bài hát
+ Mở nhạc và cho cả lớp hát vận động theo lời ca 1 – 2 lần
Hoạt động 2 : Bé thích nghe hát “Quê hương”
- Cô hát cháu nghe 1 lần bài : “Quê hương
” Cô vừa đệm đàn vừa hát
- Nghe giai điệu bài hát cháu thấy thế nào
- Lần 2 : Mở nhạc cô múa minh họa cùng trẻ để cho trẻ xem
Hoạt động 3 : Nghe giai điệu đoán tên bài hát
- Cô giới thiệu trò chơi :
- Cô nhắc lại luật chơi - cách chơi
- Mời cháu lên chơi
- Tổ chức cho cả lớp cùng chơi – cô trẻ cùng nhận xét
3.Kêt thúc : Nhận xét, tuyên dương trẻ
B HOẠT ĐỘNG CHIỀU :
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ :
HĐLQCV : : BÉ LÀM QUEN NHÓM CHỮ S ,x
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm nhóm chữ s,x
- Thông qua các trò chơi giúp trẻ nhận biết chữ cái đã học bằng các giác quan,luyện và phản ứng nhanh nhẹn với chữ cái thông qua trò chơi
- Phát triển khả năng diễn đạt câu nói rõ ràng mạch lạc
- Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức, tích cực tham gia học tập
- Một số chữ cái rời s,x keo dán
III TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
1.Hoạt động 1 : Ổn định dẫn dắt, giới thiệu bài
- Cô cho trẻ đọc đông dao: Về Quê Hương Phú Yên
Trang 16- Các cháu vừa đi đâu ? cháu thấy gì?
- Cô cháu cùng trò chuyện về Phú Hòa quê bé
- Giáo dục trẻ biết yêu quý tôn trọng bảo tồn danh thắng Phú yên
2.Hoạt động 2 : Bé học chữ cái
Làm quen chữ s
- Chúng mình cùng xem nhà bạn Sen treo tranh gì nhé?
- Cho trẻ đọc từ dưới tranh: Sông Ba
- Cô cũng có nhãn từ “ Sông Ba”
- Nhãn từ cô vừa gắn có giống từ trong tranh không ? ( giống ), cô cất tranh
- Tìm chữ cái mình đã học
- Đây là cô cất …Còn đây là chữ gì các con? Trẻ không trả lời được thì cô giáo giới thiệu đây là chữ n mà hôm nay cô dạy các con đấy
- Cô giới thiệu chữ “s”
- Còn đây là chữ s in thường, s viết thường
- Cô phát âm mẫu 3 lần
- Cô mời cá nhân, mời nhóm, mời tổ, mời lớp ?
- Chúng mình đã học được chữ gì trong từ “Sông Ba”? Vừa rồi cháu đã học được chữ s
Làm quen chữ x
Hát : Ánh trăng Hòa Bình
Các cháu xem Nhà bạn Xoan còn treo tranh gì?(Xóm làng)
- Cho trẻ đọc từ “Xóm làng”dưới tranh
- Cô cũng có nhãn từ “Xóm làng”có giống với từ trong tranh không?( Cô cất tranh)
- Tìm chữ cái mình đã học
- Còn đây là chữ gì các con? Trẻ không trả lời được thì cô giáo giới thiệu đây là chữ
m mà hôm nay cô dạy các con đấy chữ này chưa học hôm sau cô dạy
- Cô giới thiệu chữ “x”
- Còn đây là chữ x in thường , x viết thường
- Cô phát âm mẫu 3 lần
- Cô mời cá nhân, mời nhóm, mời tổ, mời lớp
- Các cháu có thích chơi với những chữ cái mình vừa học không?
- Hát “Yểu Hà Nội”
Hoạt động 3 : Bé vui chơi với chữ s,x
*Trò chơi thứ nhất: Bánh xe kỳ diệu
Mỗi vòng quay sẽ dừng lại một chữ cái Cháu quan sát xem đó là chữ nào hãy phát âm to
và chọn đúng chữ cái đó giơ lên
- Mời các con nhìn cùng chơi nào Cô mở nhạc trẻ chơi
*Trò chơi thứ hai: Về đúng địa danh
Mỗi bức tranh là một địa danh thắng cảnh đẹp mang tên chữ cái
Mỗi cháu có một tấm vé có chữ cái tương ứng Khi nghe hết nhạc cháu hãy tìm nhanh địadanh có chữ cái giống chữ cái cháu có Ai tìm sai phải tìm lại
Trang 17*Trò chơi thứ ba: Cánh cửa thần kỳ
Mỗi đội có một bức tranh có bài đồng dao với chữ cái s, x
Các cháu bật nhanh và gạch chân đúng chữ cái s, x thì cánh cửa tự động mở ra cho các cháu cùng khám phá
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi
Kết thúc: Nhận xét hoạt động
* Nêu gương
* Trả trẻ
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 18
- Cô giúp trẻ làm quen với thao tác đo, nắm được kỹ thuật đo.
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để trao đổi, thảo luận và đọc kết quả đo một cách rõ ràng, chính xác
- Trẻ cảm nhận đượcvẻ đẹp của đồ dùng đồ chơi, những hành vi đẹp trong học tập: hăng hái phát biểu ý kiến, phát biểu to, rõ ràng, không nói chuyện, đùa giỡn trong giờ học,
- Qua hoạt động, giúp trẻ phát triển vận động thô: đi đứng, di chuyển, phát triển vận độngtinh: quan sát, so sánh, tư duy có chủ định, giúp cơ thể phát triển hài hòa cân đối
- Giáo dục trẻ yêu thích học toán, đoàn kết, hợp tác khi chơi, hăng hái trong học tập
II/ Chuẩn bị:
+ Mô hình đền thờ Lương Văn Chánh
+ 1 quả bóng bay
+ Thẻ chữ số từ 1 đến 10
+ Mỗi trẻ một băng giấy dài: 10cm
+ 1 băng giấy cho cô dài 50 cm, 1 bảng bé ngoan, 3 chai nước suối, thước đo, 3 ly nhựa,
3 xô và 3 thau (nhỏ)
+ Phấn, bút lông đen
III/ Tổ chức thực hiện:
Hoạt động : Ổn định giới thiệu bài:
- Cô tập hợp trẻ, rủ trẻ đến thăm Đền thờ Lương văn Chánh kết hợp hát: “Khúc hát dạo chơi”
Xem hình ảnh và trò chuyện về chủ đề
Giáo dục trẻ yêu quê hương của mình
a/ Ôn kiến thức cũ: Ôn hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật
Đàm thoại:
+ Ai phát hiện trong Đèn thờ Lương văn Chánh có gì?
+ Những liếp rau, luống hoa \có gì đặc biệt ? (Liếp rau có hình vuông, hình tròn, hình tamgiác, hình chữ nhật)
+ Ngoài các luống rau ra, ai phát hiện những đồ dùng, vật dụng nào trong đền thờ có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật nữa? (Cho trẻ tìm và gọi tên)-> Giáo dục trẻ yêu quí, kính trọng các chú bảo vệ ngày đêm canh gác
Chuyển đội hình, kết hợp hát “Que hương tươi đẹp” về đội hình vòng tròn
b/ Cung cấp kiến thức mới: Dạy trẻ làm quen với thao tác đo
Trang 19- Cho trẻ chơi trò chơi “Trời tối, trời sáng”
- Tạo tình huống: Cô thả một quả bóng bay, cho trẻ thi nhau xem ai là người lấy được bóng
Cô hỏi trẻ: Tại sao bạn A lấy được quả bóng mà các bạn khác không lấy được quả bóng? (Vì bạn A cao hơn các bạn khác)
- Để biết được bạn nào cao hơn, bạn nào thấp hơn thì hôm nay cô sẽ dạy cho các con làm quen với thao tác đo
Cô nói: Để đo một đối tượng, trước tiên chúng ta cần xác định đối tượng đo, thước đo, sau đó tiến hành đo, ghi và đọc kết quả đo
- Ở đây cô có:
+ Đối tượng đo là: băng giấy, bảng bé ngoan, chai nước
+ Thước đo là: Thước đo cây, gang tay, ly nhựa
- Cô hỏi trẻ: Thế bây giờ các con muốn đo gì trước? (Trẻ chọn đối tượng đo)
Đo băng giấy:
- Muốn biết băng giấy này dài bao nhiêu cô sẽ dùng thước đo để đo
- Cô làm mẫu và giải thích:
Cô đặt chồng thước lên băng giấy, một đầu thước trùng với một đầu của băng giấy, sao cho cạnh dưới của thước sát với mép dưới của băng giấy, cô dùng bút vạch đánh dấu, kết hợp đếm tương ứng rồi nhấc thước ra, tiếp tục đo và vạch tương tự cho đến hết băng giấy,sau đó đọc kết quả đo Như vậy, băng giấy này có chiều dài bằng thước đo
- Cô mời trẻ lên thực hiện lại thao tác đo và đọc kết quả trẻ đo được
- Cô hỏi trẻ: Con nào muốn đo gì nữa?
Đo bảng bé ngoan:
- Đối với bảng bé ngoan, cô dùng gang tay làm thước đo, các con nhìn và đếm xem bảng
bé ngoan này có chiều dài bằng bao nhiêu gang tay cô nhé
Tiến hành đo: Cô dùng ngón cái và ngón giữa làm chuẩn, đặt đầu ngón tay cài trùng với mép bảng (bàn tay phải thẳng), dùng phấn để vạch đánh dấu, kết hợp đếm và nhắc tay ta, tiếp tục đo tương tự đến hết chiều dài của cái bảng bé ngoan, đọc kết quả đo Như vậy, cái bảng bé ngoan này có chiều dài bằng lần gang tay cô
- Cô mời trẻ lên thực hiện lại và đọc kết quả
- Cô hỏi trẻ: Tại sao khi cô đo, chiều dài bảng bé ngoan chỉ bằng 5 lần chiều dài gang tay
cô mà bạn đo thì chiều dài bảng bé ngoan lại bằng 7 lần gang tay bạn?
=> Thức đo càng dài thì số lần đo càng ngắn và ngược lại, thước đo càng ngắn số sần đo càng nhiều
Chuyển đội hình, kết hợp đọc thơ: “Chú bộ đội hành quân trong mưa”
Đo chai nước:
- Cô cho trẻ xem chai nước và hỏi trẻ: Cô có gì?
+ Các con nghĩ xem mình có thể dùng gì để đo chai nước này?
+ Tại sao không dùng thước hay gang tay để đo? (Vì nước là chất lỏng nên không thể dùng thước hoặc gang tay để đo mà phải dùng ca, ly, chai, để đo, người ta gọi đo chất lỏng là đo thể tích)
Trang 20=> Tiến hành đo: Cô rót nước trong chai ra ly nhựa (đầy chai), trẻ đếm kết hợp đổ ra ngoài, tiếp tục thực hiện tương tự cho đến hết nước trong chai, sau đó đọc kết quả.
-> Như vậy, chai nước này có thể tích bằng lần thể tích cái ly
- Cô mời trẻ lên thực hiện lại và đọc kết quả cho cả lớp xem
c: Luyện tập
- Cô tổ chức cho trẻ chơi đong nước vào chai
Cách chơi: chia lớp làm 4 nhóm, trong khoảng thời gian một bài hát, các nhóm sẽ dùng cái chén làm thước đo, thực hiện đo thể tích nước của chai trà xanh khộng độ, đội nào thực hiện nhanh, đọc kết quả chính xác sẽ là đội thắng cuộc
-> Chuyển đội hình, đọc thơ: “Về quê”
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét trò chơi
-> Chuyển đội hình kết hợp lấy đồ dùng, hát: “Ánh trăng Hòa Bình”, về đội hình chữ U
Cô nói: Bây giờ các con dùng băng giấy làm thước đo và đo xem ô gạch các con đang ngồi có chiều dài bằng mấy lần băng giấy nhé
- Cô cho trẻ thực hiện đo, cô quan sát, hướng dẫn, sửa sai cho trẻ
- Cô cho trẻ đọc kết quả đo
Một số bài hát trong đĩa
Hoa, nơ, quần áo, phách, xắc xô…
*Tổ chức hoạt động
Cô giới thiệu chương trình văn nghệ do lớp Mẫu giáo lớn D biểu diễn
Cô giới thiệu ban nhạc, ca sĩ, nghệ sĩ
Lần lượt mời trẻ biểu diễn tiết mục của mình
Trang 21III Tổ chức hoạt động
- Hát: Hoa bé ngoan
- Nêu tiêu chuẩn đạt hoa bé ngoan
- Trẻ tự nhận xét về mình, về bạn
- Cô nhận xét chung
- Cho trẻ lên cắm hoa
- Cô khuyến khích, động viên trẻ chưa đạt hoa bé ngoan
* Hát: Cả tuần đều ngoan
Vệ sinh trả trẻ
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
………
………
………
………
………
………
………
KẾ HOẠCH TUẦN 2 NHÁNH 2: BÉ YÊU ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM