M ục tiêu nghiên cứu Từ những vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu về sử ảnh hưởng từ các nguồn thu nhập đến bất bình đẳng thu nhập của khu vực ĐBSCL, nghiên cứu dựa trên kết quả khảo sá
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ẢNH HƯỞNG CỦA TỪNG NGUỒN THU NHẬP ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÁCH HỆ SỐ GINI
TP.Hồ Chí Minh-Năm 2015
Trang 2hệ số Gini và đánh giá tác động của từng nguồn thu nhập đến bất bình đẳng thu nhập
và phúc lợi xã hội của người dân vùng ĐBSCL Tuy nhiên nghiên cứu vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế là chưa đánh giá tác động của các nguồn thu nhập đến bất bình đẳng thu nhập một cách chi tiết hơn do hạn chế về dữ liệu Dựa trên nền tảng của nghiên cứu này thì cần có những nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nguồn thu
nhập không làm gia tăng bất bình đ ẳng và lượng hóa những yếu tố đó để có những chính sách gia tăng nguồn thu nhập mà không làm cho bất bình đẳng tiêu cực hơn và
đây cũng là hướng nghiên cứu mới mà đề tài muốn đề cập
Trang 3M ỤC LỤC
L ỜI CAM ĐOAN i
L ỜI CẢM ƠN ii
TÓM T ẮT iii
M ỤC LỤC iv
DANH M ỤC CÁC BẢNG vii
DANH M ỤC CÁC HÌNH x
DANH M ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xi
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1 1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 4
1.5 Đối tượng nghiên cứu 5
1.8 Kết cấu dự kiến của luận văn 5
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.1 Một số khái niệm và lý thuyết 7
2.1.1 Bất bình đẳng thu nhập 7
2.1.2 Khái niệm về thu nhập 8
2.1.2.1.Thu nhập hộ gia đình 8
2.1.2.2.Thu nhập theo 5 nhóm ngũ phân vị 10
2.1.2.3 Lý thuyết về phân phối thu nhập 10
2.2 Chỉ số phúc lợi Sen 11
2.3 Đo lường bất bình đẳng thu nhập 12
2.3.1 Đường cong Lorenz 12
2.3.2 Hệ số Gini 14
2.3.3 Tiêu chuẩn 40 15
2.3.4 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng 15
2.4 Bất bình đẳng thu nhập khu vực thành thị-nông thôn 15
2.5 Các nghiên cứu thực nghiệm 16
2.6 Phương pháp phân tách hệ số Gini 19
Trang 42.6.1 Phương pháp phân tách hệ số Gini theo nguồn thu nhập (Decomposition) 19
2.7 Khung phân tích 23
2.8 Tính thích hợp của phương pháp nghiên cứu 23
2.9 Giới thiệu dữ liệu nghiên cứu 23
2.11 Số liệu nghiên cứu 24
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP 26
3.1 Tổng quan về tình hình tăng trưởng kinh tế, nghèo đói, thu nhập và bất bình đẳng thu nhập của khu vực ĐBSCL 26
3.1.1 Tăng trưởng kinh tế 26
3.1.2 Kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL 28
3.1.3 Dân cư - xã hội 32
3.1.4 Nghèo đói và mức sống dân cư 33
3.1.5 Bất bình đẳng thu nhập 35
Chương 4 ẢNH HƯỞNG CỦA TỪNG NGUỒN THU NHẬP ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP 37
4.1 Đặc điểm của dữ liệu nghiên cứu 37
4.2 Đo lường bất bình đẳng thu nhập khu vực ĐBSCL 41
4.2.1 Đường cong Lorenz 41
4.2.2 Hệ số Gini 43
4.2.3 Tiêu chuẩn 40 của World bank 44
4.3 Cơ cấu thu nhập của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long 44
4.4 Bất bình đẳng thu nhập khu vực nông thôn - thành thị vùng ĐBSCL 46
4.6 Kết quả nghiên cứu 50
4.6.1 Ảnh hưởng của các nguồn thu nhập đến bất bình đẳng thu nhập tại khu vực ĐBSCL 50
4.6.1.1 Đóng góp của các nguồn thu nhập đến bất bình đẳng thu nhập 50
4.6.2 Tác động gia tăng nguồn thu nhập đến bất bình đẳng thu nhập hộ gia đình khu vực ĐBSCL 53
4.6.2.1 Phân tách hệ số Gini theo nguồn thu nhập cho nhóm nhận thu nhập 53 4.6.4 Phân tách bất bình đẳng trong thu nhập tại nông thôn của khu vực ĐBSCL 60
Trang 54.6.4.1 Đóng góp của từng nguồn thu nhập đến bất bình đẳng thu nhập khu vực
thành thị-nông thôn 60
4.6.4.2 Tác động của việc thay đổi nguồn thu nhập đến bất bình đẳng thu nhập và phúc lợi xã hội ở khu vực nông thôn vùng ĐBSCL 66
4.7 Gợi ý một số chính sách để tăng thu nhập các nguồn thu mà không làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập Error! Bookmark not defined Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
5.1 Kết luận 69
5.2 Kiến nghị 70
5.2.1 Hạn chế của nghiên cứu 70
5.2.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 71
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 72
Trang 6DANH M ỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tốc độ tăng GDP khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2005-2012 28
Bảng 3.2 Diện tích đất chia theo mục đích sử dụng của khu vực ĐBSCL 29
Bảng 3.3 Diện tích mặt nước gieo trồng và sản lượng lúa giai đoạn 2000-2013 khu vực ĐBSCL 29
Bảng 3.4 Dự kiến gieo trồng lúa cả năm vùng ĐBSCL giai đoạn 2015-2020 30
Bảng 3.5 Diện tích mặt nước nuôi trồng và sản lượng thủy sản giai đoạn 2000-2013 của khu vực ĐBSCL 31
Bảng 3.6 Cơ cấu dân tộc thiểu số của vùng ĐBSCL 33
Bảng 3.7 Các chỉ tiêu về dân số vùng ĐBSCL giai đoạn 2000-2012 33
Bảng 3.8 Tỷ lệ nghèo đói đa chiều của 6 vùng kinh tế, % 34
Bảng 3.9 Tỷ lệ phần trăm dân số vùng ĐBSCL bị thiếu hụt về y tế, giáo dục và điều kiện sinh sống năm 2008, % 35
Bảng 4.1 Số thành viên trong hộ của khu vực ĐBSCL 38
Bảng 4.2 Dân số vùng ĐBSCL chia theo dân tộc, % 39
Bảng 4.3 Trình độ học vấn của người dân vùng ĐBSCL 39
Bảng 4.4 Độ tuổi của người dân vùng ĐBSCL, % 40
Bảng 4.5 Tỷ lệ nam nữ của vùng ĐBSCL, % 40
Bảng 4.6 Tỷ lệ di cư việc làm của khu vực ĐBSCL, % 41
Bảng 4.7 Tỷ lệ người dân có việc làm của khu vực ĐBSCL, % 41
Bảng 4.8 Phân phối thu nhập của vùng ĐBSCL, khu vực thành thị-nông thôn 42
Bảng 4.9 Đo lường bất bình đẳng thu nhập theo tiêu chuẩn 40 của World bank của khu vực ĐBSCL 44
Bảng 4.10 Tỷ lệ hộ gia đình nhận thu nhập theo nguồn thu khu vực ĐBSCL 45
Bảng 4.11 Cơ cấu thu nhập chia theo ngũ phân vị và nguồn thu nhập khu vực ĐBSCL, % 46
Bảng4.12 Hệ số TNBQ đầu người của thành thị so với nông thôn khu vực ĐBSCL, nghìn đồng 46
Bảng 4.13 Thu nhập trung bình phân theo nguồn thu khu vực ĐBSCL, nghìn đồng 47
Trang 7Bảng 4.14 Thu nhập bình quân đầu người theo 5 nhóm ngũ phân vị chia theo thành
thị - nông thôn khu vực ĐBSCL, nghìn đồng 47
Bảng 4.15 Cơ cấu thu nhập theo 5 nhóm ngũ phân vị phân theo thành thị-nông thôn khu vực ĐBSCL 48
Bảng 4.16 Hệ số Gini chia theo thành thị-nông thôn của khu vực ĐBSCL 49
Bảng 4.17 Thu nhập trung bình theo nguồn thu nhập của hộ gia đình khu vực
Bảng 4.22 Tác động khi gia tăng 1% các nguồn thu nhập đến bất bình đẳng thu
nhập của hộ gia đình khu vực ĐBSCL 57
Bảng 4.23.Tác động khi gia tăng 1% các nguồn thu nhập đến phúc lợi xã hội của hộ gia đình khu vực ĐBSCL 58
Bảng 4.24 Tác động khi hệ số α thay đổi bất kỳ đến phúc lợi xã hội của hộ gia đình khu vực ĐBSCL 59
Bảng 4.25 Thu nhập bình quân khu vực thành thị-nông thôn vùng ĐBSCL 60
Bảng 4.26 Thu nhập trung bình theo nguồn thu nhập phân theo thành thị-nông thôn vùng ĐBSCL 61
Bảng 4.27 Đóng góp của nguồn thu nhập đến bất bình đẳng thu nhập khu vực thành
thị vùng ĐBSCL 61
Bảng 4.28 Cơ cấu thu nhập nông nghiệp vùng ĐBSCL 62
Bảng 4.29 Đóng góp của nguồn thu nhập đến bất bình đẳng thu nhập khu vực nông thôn vùng ĐBSCL 63
Bảng 4.30 Phân tách hệ số Gini theo nguồn thu nhập khu vực thành thị - nông thôn vùng ĐBSCL 65
Trang 8Bảng 4.31 Tác động đến bất bình đẳng thu nhập khi nguồn thu nhập thay đổi 1% ở khu vực nông thôn vùng ĐBSCL 66
Bảng 4.32.Thay đổi của phúc lợi xã hội khi thu nhập gia tăng 1% ở khu vực nông thôn vùng ĐBSCL 67
Trang 9DANH M ỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Đường cong Lorenz 13
Sơ đồ 2.1 Khung phân tích 24Hình 4.1 Đường cong Lorenz của Khu vực ĐBSCL-khu vực thành thị-nông thôn 43Hình 4.2 Đồ thị về hệ số Gini của khu vực ĐBSCL, khu vực thành thị nông thôn vùng ĐBSC 43
Trang 11Từ đó đưa ra phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài Trình bày kết cấu dự kiến
của luận văn và những hạn chế của đề tài
1 1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Trong gần hai thập kỷ qua, Việt Nam đã có mức tăng trưởng kinh tế vượt bậc
để từng bước trở thành một nền kinh tế thị trường năng động, tiềm năng Tuy nhiên
việc tăng trưởng đã kéo theo những quan ngại về bất bình đẳng trong thu nhập và phúc
lợi xã hội của người dân World bank đã có những đánh giá về tình hình tăng trư ởng
và vấn đề bất bình đẳng ở Việt Nam trong năm 2014, các nhà kinh tế nhận định những quan ngại về bất bình đ ẳng vẫn phát sinh cho dù Việt Nam đạt thành tích về tăng trưởng đồng đều, điều đó sẽ dẫn đến tình trạng di cư đến những thành phố lớn làm gia tăng áp lực đảm bảo tình hình an ninh xã hội và tăng sự khác biệt về phúc lợi xã hội (World bank, 2014)
Tăng trưởng kinh tế chưa phải là điều kiện đủ để nâng cao đời sống của người dân mà sự phân phối thu nhập đồng đều mới là yếu tố quan trọng hướng đến sự cân
bằng và phát triển bền vững Vai trò quan trọng của bất bình đẳng luôn được ghi nhận
vì vậy vấn đề bất bình đ ẳng thu nhập đã đứng đầu trong danh sách 10 vấn đề nóng được quan tâm của thế giới trong năm 2015 theo nhận định của WEF, những nỗ lực
nhằm kéo hẹp khoảng cách thu nhập luôn là trọng tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách Vì vậy nghiên cứu vấn đề bất bình đ ẳng về thu nhập luôn là đề tài nóng trong thời gian gần đây Các nhà kinh tế nhận định bất bình đẳng không chỉ xảy
ra ở những đô thị lớn ở Việt Nam mà “quan ngại về bất bình đ ẳng còn phản ánh sự
khác bi ệt đáng kể về kinh tế theo nhóm dân tộc và vùng miền” theo (World bank,
2014) Theo đó nghiên cứu lựa chọn khu vực ĐBSCL để nghiên cứu về bất bình đẳng
Trang 12thu nhập, đây là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam và cũng là khu vực được mệnh danh là vùng đồng bằng trù phú nhất Việt Nam nhưng cũng là vùng “nghèo nhất nước” theo (Lâm Văn Bé, 2012)
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL gần 50% dân số các tỉnh ĐBSCL có thu nhập chưa tới 1 USD/ngày mặc dù đây là khu vực đóng góp đến 90%
trữ lượng gạo xuất khẩu của cả nước, tỷ lệ nghèo là 9% cao gần 2 lần so với khu vực ĐBSH, tỷ lệ cận nghèo là 6,5% cao hơn cả khu vực Tây Nguyên
Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2012 thu nhập bình quân nhân khẩu
1 tháng của khu vực ĐBSCL chia theo nguồn thu là 1.796.700 đồng/người, số liệu này vào năm 2010 là 1.247.200 đồng/người, hệ số Gini khu vực ĐBSCL vào năm 2002 là 0,39 và hệ số này vào năm 2012 là 0,403 Sau 10 năm tăng trưởng và phát triển vùng ĐBSCL đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên hệ quả của tăng trưởng thường
đi kèm với bất bình đ ẳng theo nhận định của Gallo (2002), hệ số Gini của vùng tăng lên sau 10 năm đã nó i lên điều đó Chênh lệch giữa nhóm thu nhập 20% giầu nhất và 20% nghèo nhất của vùng ĐBSCL ngày càng gia tăng mạnh với 6,7 lần năm 2004 tăng lên 6,8 lần năm 2006 và năm 2012 là 7,7 lần đứng thứ 3 trong 8 vùng khắp cả nước, con số này đáng phải báo động về mức độ chênh lệch giàu nghèo của khu vực (Tổng
cục thống kê, 2013)
Với mức chuẩn nghèo mới do World bank quy định vào năm 2010 là 653.000 đồng/người/tháng thì tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực ĐBSCL là 10,1% ( niên giám thống kê,2013), xét 9 tiêu chuẩn nghèo đa chiều vùng ĐBSCL đều có tất cả 9 chỉ tiêu nghèo cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước (World bank, 2012) Theo tiêu chuẩn 40 của World bank quy định về mức độ bất bình đẳng thì tỷ trọng thu nhập của 2 nhóm có thu
nhập thấp nhất trong nhóm ngũ phân v ị chiếm 17,08% trong tổng thu nhập của toàn khu vực năm 2008, năm 2010 là 16,9% và 16,5% vào năm 2012, điều này cho thấy
mức độ bất bình đẳng thu nhập càng ngày càng gia tăng nhưng vẫn trong mức độ vừa
phải theo tiêu chuẩn 40
Chính vì vậy việc nghiên cứu về bất bình đẳng thu nhập khu vực ĐBSCL sẽ tìm
ra những nguồn thu nhập tác động gây ra bất bình đẳng để chính quyền địa phương có
thể đưa ra những chính sách điều tiết lại việc phân phối thu nhập, kích thích tăng
Trang 13trưởng thu nhập nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa các nhóm để
giảm thiểu những hệ quả xấu do bất bình đẳng thu nhập gây ra
Trước đây đã có nh ững nghiên cứu về bất bình đ ẳng thu nhập ở Việt Nam nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể về bất bình đ ẳng ở khu vực ĐBSCL, những nghiên
cứu trước phần lớn chỉ đo lường mức độ bất bình đẳng và đánh giá tác động của tăng trưởng đến bất bình đẳng thu nhập Các nghiên cứu trước chưa đi sâu về việc lý giải sự ảnh hưởng của các nguồn thu nhập đối với bất bình đẳng thu nhập và phúc lợi xã hội
của người dân, chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của từng nguồn thu nhập
đến bất bình đẳng thu nhập hộ gia đình khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long” để làm
luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tách hệ số Gini theo nguồn thu nhập để tìm hiểu tác động của từng nguồn thu nhập gây ra bất bình đẳng thu nhập
Đề tài sẽ nghiên cứu các vấn đề sau : mức độ của bất bình đẳng trong thu nhập
và xác định tác động của các nguồn thu nhập đến bất bình đẳng chung và chỉ số phúc lợi xã hội của người dân vùng ĐBSCL
1.2 M ục tiêu nghiên cứu
Từ những vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu về sử ảnh hưởng từ các nguồn thu nhập đến bất bình đẳng thu nhập của khu vực ĐBSCL, nghiên cứu dựa trên kết quả
khảo sát về mức sống hộ gia đình c ủa khu vực ĐBSCL vào năm 2012 và sử dụng phương pháp phân tách hệ số Gini để tìm hiểu tác động của từng nguồn thu nhập đến
bất bình đẳng thu nhập chung và phúc lợi xã hội Từ đó nghiên cứu xác định ra những
mục tiêu chính sau đây:
(1) Đo lường mức độ bất bình đ ẳng thu nhập chung và bất bình đ ẳng của
từng nguồn thu nhập của khu vực ĐBSCL
Xác định mức độ bất bình đẳng trong thu nhập và từ hệ số Gini phân tách thành
hệ số Gini theo từng nguồn thu nhập, đo lường mức độ bất bình đẳng của từng nguồn thu nhập trong bất bình đẳng chung của khu vực ĐBSCL
(2) Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nguồn thu nhập đến bất bình đẳng thu nhập chung
Trang 14Đo lường mức độ đóng góp của bất bình đ ẳng từng nguồn thu nhập đến bất bình đẳng chung, đánh giá tác động của từng nguồn thu nhập đến bất bình đ ẳng thu
1.3 Câu h ỏi nghiên cứu
Nghiên cứu đặt ra 3 câu hỏi :
(1) Mức độ bất bình đẳng trong thu nhập như thế nào?
(2) Sự ảnh hưởng từ các nguồn thu nhập đến bất bình đ ẳng thu nhập và phúc lợi xã hội như thế nào?
(3) Bất bình đ ẳng thu nhập và phúc lợi xã hội thay đổi như thế nào khi nguồn thu nhập thay đổi?
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp định lượng: để phân tách từng nguồn thu nhập tác động đến
bất bình đ ẳng thu nhập của khu vực ĐBSCL, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tách hệ số Gini của Shorrock (1982) được phát triển bởi bởi Lerman and Yitzhaki (1985) trích bởi Bellu (2006) và Kimhi (2009) để làm lý thuyết nền và cơ sở tham
khảo để ứng dụng trong nghiên cứu này Phương pháp phân tách hệ số Gini theo nguồn thu nhập có nhiều ưu điểm đánh giá được hết các tác động của từng nguồn thu
nhập đến bất bình đẳng thu nhập kể cả trong trường hợp các cá nhân cùng nhận được cùng một nguồn thu nhập như nhau
Về công cụ tính toán: nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata để trích lọc, xử lý dữ
liệu và phân tách hệ số Gini theo hướng dẫn của Lopez và Feldman (2008), công cụ hỗ
trợ tính toán Excel
Trang 151.5 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các thành phần thu nhập gây ra bất bình đẳng thu nhập
của hộ gia đình khu vực ĐBSCL Các thành phần thu nhập này được rút trích từ bộ dữ
liệu (VHLSS, 2012) về điều tra mức sống hộ gia đình, thu thập dữ liệu về 6 nguồn thu
nhập trong bộ dữ liệu VHLSS bao gồm: thu nhập từ tiền công, tiền lương, thu nhập nông nghiệp, thu nhập từ thủy sản, thu nhập từ lâm nghiệp, thương mại dịch vụ phi nông nghiệp và thu nhập khác
1.6 Ph ạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về không gian là các hộ gia đình tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Về mặt thời gian thì nghiên cứu sử dụng số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2012 của khu vực ĐBSCL từ Tổng cục thống kê
1.7 Ý ngh ĩa của nghiên cứu
Bất bình đẳng thu nhập đã và đang gây ra nhi ều thách thức lớn đối với sự phát triển ổn định và bền vững của khu vực ĐBSCL Luận văn là một trong số ít đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nguồn thu nhập và bất bình đ ẳng thu nhập đặc
biệt là của khu vực ĐBSCL Nghiên cứu tìm hiểu những nguồn thu nhập tác động gây
ra bất bình đẳng thu nhập và đo lường mức độ tác động của những nguồn thu nhập này đến bất bình đ ẳng thu nhập và phúc lợi xã hội của người dân vùng ĐBSCL Kết quả thu được có thể gợi ý chính sách cho các nhà hoạch định chính sách có những chính sách phù hợp để cải thiện thu nhập cho người dân vùng ĐBSCL mà không làm cho bất bình đẳng gia tăng và tác động tiêu cực đến phúc lợi xã hội của người dân
1.8 K ết cấu dự kiến của luận văn
Chương 1.Trình bày về lý do nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu và mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài, kết cấu của
luận văn
Chương 2.Trình bày các khái niệm về bất bình đẳng thu nhập, thu nhập hộ gia
đình, cơ cấu thu nhập hộ gia đình, lý thuyết về phân phối thu nhập, đo lường mức độ
bất bình đ ẳng và phương pháp phân tách bất bình đ ẳng theo nguồn thu nhập bằng hệ
số Gini, giới thiệu dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu và trình bày tính thích hợp của
Trang 16phương pháp nghiên cứu Trình bày các lý thuyết khác có liên quan đến đề tài và các nghiên cứu trước có liên quan, khung phân tích của nghiên cứu
Chương 3.Trình bày tổng quan về địa bàn nghiên cứu và tình hình bất bình
đẳng thu nhập của địa bàn nghiên cứu
Chương 4.Tổng quan đặc điểm dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu Đo lường bất
bình đẳng thu nhập của dữ liệu nghiên cứu Từ kết quả phân tách bất bình đ ẳng thu
nhập của từng nguồn thu nhập xác định tác động của từng nguồn thu nhập đến bất bình đẳng thu nhập, xác định tác động của sự thay đổi của nguồn thu nhập đến bất bình đẳng và phúc lợi xã hội Gợi ý chính sách từ kết quả thu được
Chương 5.Trình bày tóm tắt kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu, từ kết
quả phân tách thu được đưa ra những kết luận và nhận xét về kết quả Nêu những thành quả và hạn chế của đề tài và gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 17Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 2 trình bày m ột số khái niệm về thu nhập hộ gia đình, bất bình đ ẳng thu nhập và phân phối thu nhập, khái niệm về phúc lợi xã hội và chỉ số Sen Các chỉ tiêu đo lường bất bình đẳng thu nhập, trình bày phương pháp phân tách h ệ số số Gini theo nguồn thu nhập Giới thiệu các nghiên cứu khác có sử dụng phương pháp phân tách hệ số Gini theo nguồn thu nhập và trình bày khung phân tích của nghiên cứu
2.1 M ột số khái niệm và lý thuyết
2.1.1 B ất bình đẳng thu nhập
Các nhà kinh tế học định nghĩa bất bình đẳng thu nhập là có sự không đồng đều
về phân phối thu nhập, tạo khoảng cách lớn cho các thành viên trong xã hội Thu nhập phân phối không đồng đều tạo ra chênh lệch về thu nhập giữa cá nhân, hộ gia đình hay các nhóm dân cư Sự chênh lệch về thu nhập quá lớn sẽ là một rào cản cho mục tiêu tăng trưởng bền vững, nhóm 80 người giàu nhất thế giới nắm giữ hơn 50% tổng của
cải toàn cầu và điều này “không tạo ra tăng trưởng bền vững” như các chuyên gia của
WEF nhận định Các nghiên cứu thực nghiệm về bất bình đẳng thu nhập được đưa ra trong nhiều nghiên cứu về bất bình đ ẳng của các nhà kinh tế học, nghiên cứu về tình hình bất bình đ ẳng thu nhập ở Mỹ của Bryan and Martine (2008) nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng của Ferreira (1999), Kuznet (1955), Hoàng Thúy Yến (2008), Sen and Foster (1997), nghiên cứu về các phương pháp đo lường bất bình đẳng của Cowell (2009) Trong đó các nghiên cứu về bất bình đ ẳng thu nhập là
vấn đề được các nhà kinh tế học, xã hội học quan tâm và nghiên cứu nhiều nhất Các nhà kinh tế học nhận định bất bình đẳng thu nhập đã và đang trở thành một vấn đề của
sự phát triển, sự chênh lệch về thu nhập đã tạo ra nhiều hệ lụy lớn cho xã hội trong các nghiên cứu của Kuznet (1955), Sen and Foster (1997), Wilkinson and Pickett (2009)
Bất bình đ ẳng thu nhập sẽ kéo theo sự suy giảm về mặt đạo đức, suy giảm niềm tin vào bản thân và xã hội một khi có sự khác biệt quá lớn về thu nhập và vị trí trong xã
hội
Trang 182.1.2 Khái ni ệm về thu nhập
2.1.2.1.Thu nh ập hộ gia đình
Theo định nghĩa thu nhập hộ gia đình của Tổng cục thống kê thì thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, bao gồm: thu từ tiền công, tiền lương; thu từ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); thu từ sản
xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản
xuất); thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần tuý, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được) Do khu vực ĐBSCL
có cơ cấu ngành nông nghiệp và thủy sản tương đối lớn nên 2 nguồn thu này được tách riêng biệt để đánh giá tác động của các nguồn thu này đến bất bình đẳng thu nhập Do
đó thu nhập của khu vực ĐBSCL được chia thành sáu nguồn thu (theo sổ tay khảo sát
mức sống hộ gia đình năm 2012):
Thu nh ập từ tiền công, tiền lương
- Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương,
tiền công (kể cả trị giá hiện vật) của hộ gia đình trong 12 tháng từ công việc làm để lấy
tiền công, tiền lương chiếm nhiều thời gian nhất và công việc phụ chiếm nhiều thời gian thứ hai Thu nhập từ các khoản ngoài tiền lương, tiền công trong 12 tháng từ việc làm để lấy tiền công, tiền lương chiếm nhiều thời gian nhất Các khoản trợ cấp thôi
việc, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp một lần, lương hưu
Thu nh ập từ sản xuất nông nghiệp
Tổng số thu nhập mà hộ gia đình thu đư ợc từ sản xuất nông nghiệp trong 12 tháng bao gồm: các khoản thu từ cho thuê đất canh tác, thu từ hoạt động chăn nuôi, săn
bắt, thuần dưỡng chim thú và trồng trọt cây ăn quả, cây công nghiệp, hoa màu , thu từ
hoạt động cung cấp dịch vụ nông nghiệp và các nguồn thu nhập này đã trừ chi phí sản
xuất nông nghiệp
Thu nhập nông nghiệp= doanh thu từ hđsx nông nghiệp-chi phí hđsx nông nghiệp
Trang 19Thu t ừ sản xuất lâm nghiệp
Các khoản thu từ các hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong 12 tháng bao gồm
trồng rừng, bảo vệ, chăm sóc, khai thác, ươm các loại cây lâm nghiệp, thu hoạch các
loại cây lâm nghiệp, thu nhặt các sản phẩm từ rừng, bảo vệ, phòng cháy rừng các khoản thu này đã trừ chi phí sản xuất lâm nghiệp
Thu nhập lâm nghiệp= doanh thu từ hđsx lâm nghiệp-chi phí hđsx lâm nghiệp
Thu nh ập từ sản xuất, đánh bắt thủy hải sản
Các nguồn thu từ hoạt động sản suất, đánh bắt thủy hải sản bao gồm nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản (ươm giống, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản) và các hoạt động có liên quan như các công việc sơ chế sản phẩm (ướp muối, ướp lạnh, phơi khô sản phẩm), phân loại, làm sạch sản phẩm trong 12 tháng đã trừ chi phí sản xuất
Thu nhập thủy sản= doanh thu từ hđsx thủy sản-chi phí hđsx thủy sản
Thu nh ập hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Doanh thu của hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là tổng các khoản thu do bán thành phẩm và nửa thành phẩm, thu về gia công, chế biến sản phẩm của khách hàng, thu về công việc có tính chất công nghiệp như sửa chữa, lắp đặt máy, làm tăng trị giá sản phẩm Các khoản thu này tính trong 12 và đã trừ chi phí sản xuất
Doanh thu về hoạt động xây dựng là tổng trị giá các công trình xây dựng hoàn thành trong 12 tháng qua bên A phải trả cho bên B (chủ hộ xây dựng)
Doanh thu của hoạt động thương nghiệp gồm doanh thu hàng hoá bán ra, doanh thu dịch vụ sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình ph ục
vụ khách hàng trong 12 tháng
Doanh thu hoạt động dịch vụ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản khác là tổng số
tiền thu được từ các hoạt động trong 12 tháng qua, gồm: khách sạn, nhà hàng, tài chính tín dụng, giáo dục đào tạo, hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng và các khoản thu này
đã trừ chi phí sản xuất, cung cấp dịch vụ
Thu nhập SXKD phi nông nghiệp= doanh thu từ SXKD phi nông nghiệp-chi phí SXKD phi nông nghiệp
Trang 20Thu nh ập khác
Tấc cả các khoản thu bằng tiền khác được tính vào thu nhập như trợ cấp về y tế, giáo dục và các khoản thu nhập khác các khoản kể trên
T ổng thu nhập
Là tổng tấc cả các nguồn thu nhập mà hộ gia đình thu đư ợc trong 12 tháng đã
trừ chi phí và các loại thuế, lệ phí
Tổng thu nhập trong 12 tháng của hộ gia đình = tổng các nguồn thu – tổng chi phí của các nguồn thu
Thu nh ập bình quân đầu người
Thu nhập bình quân đ ầu người bằng tổng thu nhập của hộ trong 12 tháng chia cho tổng số người trong hộ
Hệ số Gini được đo lường bằng thu nhập bình quân đầu người nên phương pháp phân tách hệ số Gini sẽ sử dụng chỉ tiêu về các nguồn thu nhập theo thu nhập bình quân đầu người
2.1.2.2.Thu nh ập theo 5 nhóm ngũ phân vị
Theo định nghĩa của Tổng cục thống kê thì toàn bộ các hộ gia đình của mỗi tỉnh thành được chia thành 5 nhóm (ngũ phân vị), mỗi nhóm gồm 20% số hộ Thu nhập các
hộ gia đình tăng dần từ nhóm 1 đến nhóm 5 Nhóm 1 là nhóm nghèo nhất (được gọi là nhóm người nghèo trong chỉ số này), và nhóm 5 là nhóm giàu nhất (đại diện cho nhóm người giàu) Chênh lệch thu nhập giữa 2 nhóm có thu nhập cao nhất và thấp nhất gọi là
hệ số chênh lệch thu nhập
2.1.2.3 Lý thuy ết về phân phối thu nhập
Theo Trần Thế Lân (2010, p.186) phân phối thu nhập và hoạt động sản xuất, tiêu dùng là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất, các nguồn lực đầu vào trong một quá trình sản xuất và phân chia các kết quả sản xuất, các sản phẩm đầu ra trong quá trình tái sản xuất xã hội Phân phối thu nhập được đặc trưng bởi ba yếu tố cơ bản: đối tượng phân phối, chủ thể phân phối và người tiếp nhận thu nhập Bigsten (1983) trích
Trang 21bởi Gallo (2002) cho rằng phân phối thu nhập là kết quả của toàn bộ quá trình hoạt động của nền kinh tế
Nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu bất bình đẳng, các nhà kinh tế thường phân biệt 2 phương thức phân phối thu nhập chính
Phân ph ối theo chức năng:
Phân phối theo chức năng là phương thức phân phối theo các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra thu nhập, phân phối chức năng cho thấy bao nhiêu thu
nhập nhận được từ yếu tố vốn, đất đai, và lao động tham gia sản xuất tạo ra thu nhập (Gallo, 2002)
Phân ph ối theo quy mô:
Phân phối theo quy mô là phương thức được các nhà kinh tế sử dụng rộng rãi
nhất, nó chỉ đề cập đến nhóm cá nhân hay nhóm hộ gia đình mà không quan tâm đến thu nhập từ đâu mà có
Cũng theo nghiên cứu này của Trần Thế Lân (2010) thì tác giả nhận định rằng
vấn để phân phối thu nhập ở Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết trong quá trình đất nước đang trên đà hội nhập và phát triển Tăng trưởng thường gây ra hệ quả là bất bình đẳng cũng tăng lên Điều này gây ra nhiều quan ngại về vấ n đề tăng trưởng bền vững
để đảm bảo công bằng xã hội trong việc phân phối thu nhập Nguyễn Thị Tuệ Anh và nhóm tác giả (2012) kết luận rằng phân phối thu nhập đóng vai trò quan tr ọng trong
việc quyết định chất lượng tăng trưởng và duy trì tăng trưởng bền vững
2.2 Ch ỉ số phúc lợi Sen
Có khá nhiều quan điểm và định nghĩa v ề phúc lợi xã hội trên thế giới, tuy
nhiên đa số thống nhất với quan điểm phúc lợi xã hội là “hệ thống các định chế và các
chính sách nh ằm bảo đảm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người dân, đặc biệt là trong nh ững hoàn cảnh bất trắc như mất việc làm, già cả và bệnh tật, nhất là những nhóm dân cư nghèo, yếu thế, dễ bị tổn thương” Khái niệm đơn giản hơn thì phúc lợi
xã hội được hiểu nôm na là những giá trị bằng hiện vật hoặc tinh thần mà con người được hỗ trợ để làm tăng thêm chất lượng cuộc sống Các nhà chính trị khẳng định rằng
Trang 22phúc lợi xã hội được xem như là một “quyền căn bản mà con người đáng được hưởng
trong m ột quốc gia văn minh và hiện đại”(Trần Hữu Quang, 2009)
Phúc lợi xã hội đã được đo lường bằng chỉ số phúc lợi xã hội do nhà kinh tế học người Ấn Độ Amartya Sen đề xuất vào năm 1976 Ông cho rằng sự phát triển của một
quốc gia không chỉ phụ thuộc vào thu nhập bình quân mà còn phụ thuộc vào sự phân
phối thu nhập của quốc gia đó, điều đó cho thấy sự phát triển đảm bảo công bằng và
bền vững là nền tảng để đánh giá sự phát triển của một quốc gia Bất bình đẳng càng gia tăng thì càng tác động tiêu cực đến phúc lợi xã hội
Chỉ số phúc lợi xã hội còn gọi là chỉ số Sen dưới dạng tổng quát được đề xuất bởi Stark et al (1986) được thể hiện như sau:
của người dân
2.3 Đo lường bất bình đẳng thu nhập
Để đo lường bất bình đẳng thu nhập các nhà kinh tế thường sử dụng 2 chỉ tiêu
để tính toán đó là hệ số Gini được phát triển bởi nhà thống kê người Ý Corado Gini vào năm 1922 và đường cong Loren được phát triển bởi Max.O.Lorenz vào năm 1905 Ngoài ra còn có các chỉ số khác như hệ số Theil, đường cong Kunez, hệ số chênh lệch thu nhập, tiêu chuẩn 40 của World bank theo Cowel (2009)
2.3.1 Đường cong Lorenz
PerKins, Radelet and Lindauer (2005) đường cong Lorenz là một loại đồ thị dùng để biểu diễn mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Nó được phát triển
bởi Max.O.Lorenz từ năm 1905 để thể hiện sự phân phối thu nhập Đường cong
Trang 23Lorenz chỉ ra tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình hay dân số trong tổng dân số và tỷ lệ phần trăm thu nhập của họ trong tổng thu nhập
Tỷ lệ phần trăm cộng dồn số hộ gia đình được thể hiện trên trục hoành, và tỷ lệ
phần trăm cộng dồn thu nhập thể hiện trên trục tung
Đường thẳng tạo với trục hoành thành một góc 45° gọi là đường bình đẳng tuyệt đối Mỗi điểm trên đường này thể hiện tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình đúng bằng
tỷ lệ phần trăm thu nhập Đường lõm xuống được gọi là đường bất bình đẳng tuyệt đối Mỗi điểm trên đường này thể hiện tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình không có thu
nhập hoặc tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình chiếm toàn bộ tổng thu nhập
Đường cong Lorenz luôn luôn bắt đầu từ điểm (0;0) và kết thúc tại điểm (1;1) Như vậy đường Lorenz là cách biểu hiện trực quan của sự bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập, nó càng lõm thì mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng cao
Hạn chế của đường cong Loren là đôi khi nó không phải là cách đánh giá định lượng về bất bình đẳng, để khắc phục điều này người ta sử dụng hệ số Gini để thay
Đường bình đẳng
Trang 242.3.2 H ệ số Gini
Theo giáo trình kinh tế phát triển của Đinh Phi Hổ, Lê Ngọc Uyển, Lê Thị Thanh Tùng (2006) định nghĩa hệ số Gini (hay còn gọi là hệ số Loren) là hệ số dựa trên đường cong Loren (Lorenz) chỉ ra mức bất bình đẳng của phân phối thu nhập giữa
cá nhân và hệ kinh tế trong một nền kinh tế
Hệ số Gini được phát triển bởi nhà thống kê học người Ý Corrado Gini và nó còn dùng để biểu thị độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
Hệ số Gini (Gini Index) được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm, được tính bằng
hệ số Gini nhân với 100 Hệ số này sử dụng để biểu thị mức độ bất bình đ ẳng trong phân phối thu nhập giữa các tầng lớp cư dân và nó có giá trị từ (0;1)
Hệ số GINI (G) được thể hiện dưới dạng toán học như sau:
y1, y2, yn: Thu nhập của từng nhóm hộ theo thứ tự giảm dần
ybq: Thu nhập bình quân của hộ
n: Tổng số nhóm hộ
Biểu thị bằng hình học qua đường cong Loren, hệ số GINI được tính như sau:
G =
Diện tích phần nằm giữa đường cong Loren và đường nghiêng 45o
Tổng diện tích nằm dưới đường nghiêng 45o
Khi đường cong Loren trùng với đường nghiêng 450 (đường bình đẳng tuyệt đối) thì hệ số GINI bằng 0, xã hội có sự phân phối bình đẳng tuyệt đối Nếu đường
Trang 25cong Loren trùng với trục hoành, hệ số GINI bằng 1, xã hội có sự phân phối bất bình đẳng tuyệt đối Như vậy 0 ≤ G ≤ 1
Tuy nhiên hệ số Gini cũng có hạn chế là không thể phân tách được thành từng nhóm nhỏ theo khu vực như nông thôn hay thành thị để tổng hợp thành hệ số Gini của
quốc gia (Hoàng Thị Thanh Hà, 2013)
2.3.3 Tiêu chu ẩn 40
“Tiêu chuẩn 40%” của ngân hàng Thế giới đưa ra nhằm đánh giá phân bố thu
nhập của dân cư Tiêu chuẩn này xét tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập
thấp nhất trong tổng thu nhập của toàn bộ dân cư Tỷ trọng này nhỏ hơn 12% là có sự
bất bình đẳng cao về thu nhập, nằm trong khoảng từ 12%-17% là có sự bất bình đẳng
vừa và lớn hơn 17% là có sự tương đối bình đẳng ( Tổng cục thống kê, 2006)
2.3.4 M ối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng
Mô hình chữ U ngược của Kuznets (1955) thể hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đ ẳng, ông là một trong những nhà kinh tế học tiên phong nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng Mô hình chữ U ngược
của Kuznets có ý nghĩa trong giai đo ạn đầu của quá trình tăng trư ởng kinh tế khi thu
nhập bình quân đầu người tăng lên thì kéo theo b ất bình đ ẳng tăng lên Khi sự phát triển ở giai đoạn cao thì việc gia tăng thu nhập bình quân đ ầu người sẽ làm cho bất bình đẳng thu nhập giảm xuống Mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng được Kuznes thể hiện qua mô hình chữ U ngược và mô hình này đư ợc xem là một quy luật
phổ biến trong một thời gian dài Nếu tuân theo quy luật này thì chính sách phát triển
phải nhắm vào mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhằm giảm thiểu bất bình đẳng
2.4 B ất bình đẳng thu nhập khu vực thành thị-nông thôn
Nông thôn là nơi tập trung 80% dân số và cũng là nơi được chính phủ coi sự phát triển của nó là trung tâm chiến lược cho sự phát triển kinh tế, nhất là những đất nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo như nước ta và khu vực nông thôn là nơi đóng góp lớn vào sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp Chính vì vậy vấn đề chênh lệch về thu nhập và mức sống của khu vực nông thôn so với thành thị đang là
Trang 26vấn đề chính phủ quan tâm và đưa ra những giải pháp để giải quyết tình trạng bất bình đẳng thu nhập giữa 2 khu vực này
Bất bình đẳng về thu nhập giữa nông thôn và thành thị là sự chênh lệch về thu
nhập (của các cá nhân hay hộ gia đình) giữa nông thôn và thành thị Đây có thể là chênh lệch tuyệt đối hay chênh lệch về tỷ lệ thu nhập giữa thu nhập bình quân đ ầu người hay hộ gia đình c ủa khu vực thành thị so với nông thôn theo Nguyễn Trung Kiên (2012)
Các thước đo biểu thị bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa nông thôn và thành thị:
H ệ số TNBQ người của thành thị so với nông thôn=𝑇𝑁𝐵𝑄 đầ𝑢 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑡ℎà𝑛ℎ 𝑡ℎị
𝑇𝑁𝐵𝑄 đầ𝑢 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑛ô𝑛𝑔 𝑡ℎô𝑛
Hệ số này càng cao phản ánh mức độ chênh lệch thu nhập giữa 2 khu vực này càng cao
Ngoài ra còn có các thước đo lường mức độ bất bình đẳng thu nhập khác như :
So sánh thu nhập giữa thành thị - nông thôn theo 5 nhóm ngũ phân v ị, so sánh thu nhập bình quân đầu người giữa nhóm 5 thành thị và nhóm 1 nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo giữa thành thị và nông thôn, đo lường hệ số Gini của khu vực thành thị-nông thôn
2.5 Các nghiên c ứu thực nghiệm
Các nhà kinh tế học đã nghiên cứu về sự thay đổi của hệ số Gini theo thời gian
bằng phương pháp phân tách hệ số Gini của từng nguồn thu nhập, để xem xét tác động
của từng nguồn thu nhập đến sự thay đổi của hệ số Gini theo thời gian Fei, et al (1978) là một trong những nhà kinh tế học tiên phong trong việc sử dụng phương pháp phân tách hệ số Gini cho 2 nguồn thu nhập là thu nhập từ lao động và thu nhập từ nguồn vốn để xem xét tác động của 2 nguồn thu này đến hệ số Gini Kết quả nghiên
cứu của ông chỉ ra rằng sự thay đổi của một thành phần thu nhập sẽ tác động tiêu cực đến hệ số Gini nếu sự thay đổi của nó nhỏ hơn sự thay đổi của nguồn thu nhập còn lại Fei và các cộng sự của mình nhấn mạnh tầm quan trọng của việc so sánh sự bất bình đẳng tương đối của 2 nguồn thu nhập và ông cho rằng việc chia thu nhập thành 2 nguồn sẽ dễ dàng hơn khi chia nguồn thu nhập thành nhiều nguồn hơn Khi nguồn thu
Trang 27nhập được chia thành 3 nguồn là thu nhập từ lao động, vốn và thu nhập nông nghiệp, Fei cho rằng sự thay đổi của 2 nguồn thu nhập lao động và vốn sẽ phức tạp trong sự thay đổi của nguồn thu nhập từ nông nghiệp từ đó làm cho kết quả phân tách sẽ đánh giá ít hơn sự tác động của nguồn thu nhập đến bất bình đ ẳng so với chỉ 2 nguồn thu
nhập như trước đây Paul, et al (2012) cũng có một nghiên cứu về cơ cấu thu nhập và
sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc trong giai đoạn phát triển của quốc gia này từ 1988-2002, nghiên cứu sử dụng dữ liệu nghiên cứu thu nhập từ CHIPS (dữ
liệu đánh giá mức sống dân cư) các năm 1988, 1995 và năm 2002 Bảy thành phần của thu nhập hộ gia đình được xác định là: tiền lương, thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tài sản, lương hưu, thu nhập giảm, trợ cấp thất nghiệp và thu nhập khác Kết quả nghiên cứu cho thấy tiền lương đóng góp đến 83.8% vào sự gia tăng bất bình đẳng thu
nhập Thu nhập từ tài sản và lương hưu đóng góp vừa phải vào sự gia tăng bất bình đẳng giai đoạn 1988-1995, sau năm 1995 thì ti ền lương và lương hưu tác động ít hơn đến bất bình đẳng và thu nhập khác tác động nhiều hơn đến bất bình đẳng
Ngoài phân tách hệ số Gini cho các nguồn thu nhập còn có thể sử dụng phương pháp phân tách hệ số Gini cho nhóm dân số theo vùng miền, trong đó phải kể đến nghiên cứu của Silber và Ozumucur (1995) về xác định tác động của từng nguồn thu
nhập khác nhau và sự khác nhau của dân số giữa thành thị và nông thôn đến bất bình đẳng thu nhập của Thỗ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1987-1994 Nghiên cứu chỉ ra rằng bất bình đẳng ở nông thôn cao hơn đáng kể ở khu vực thành thị và sự khác biệt này là do sự khác biệt về hệ số Gini chứ không phải là do sự khác biệt về dân số hay thu nhập Kết
quả phân tách cho thấy tiền lương và thu nhập hằng ngày,tài sản của chủ sở hữu chiếm 51% của bất bình đ ẳng chung Đối với khu vực thành thị thì thu nhập từ tiền lương và từ thu nhập hằng ngày đóng góp 53% đến bất bình đ ẳng vì họ chiếm 56% dân số, đối với khu vực nông thôn thì thu nhập của chủ sở hữu chiếm đến 91% của
bất bình đẳng vì họ là bộ phận kiếm được thu nhập cao nhất ở khu vực này Nghiên
cứu về nguồn thu nhập gây ra bất bình đẳng thu nhập của nông thôn Ai cập của Adam (2001), nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tách hệ số Ginicho dữ liệu thu nhập
của nông thôn Ai cập năm 1997, các nguồn thu nhập được xác định bao gồm: phi nông nghiệp, nông nghiệp, chuyển nhượng, chăn nuôi gia súc, thuê mướn Kết quả phân tách cho thấy nguồn thu từ nông nghiệp đóng góp đến 40,2% đến bất bình đẳng
Trang 28thu nhập kế đến là phi nông nghiệp và chuyển nhượng lần lượt là 29,7% và 12% tác động gây ra bất bình đẳng thu nhập cho Ai Cập trong giai đoạn này
Ở Việt Nam có một số ít nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tách hệ số Gini theo nguồn thu nhập phải kể đến là nghiên cứu của Gallup (2002) về tiền lương, thị trường lao động và bất bình đẳng của Việt Nam trong giai đoạn những năm 1990, tác
giả sử dụng dữ liệu VLSS của năm 1993-1998 để tiến hành phân tách nguồn thu nhập
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đưa ra kết luận trong khi các nguồn thu
nhập từ phi nông nghiệp, tự làm và các nguồn khác làm gia tăng bất bình đ ẳng thu
nhập thì thu nhập từ nông nghiệp lại tác động làm giảm bất bình đ ẳng thu nhập của
Việt Nam trong giai đoạn này
Cũng nghiên cứu sự đóng góp của các thành phần thu nhập vào bất bình đ ẳng thu nhập ở Việt Nam còn có nghiên cứu của Nguyễn Đức Nhuận (2000), tác giả sử
dụng phương pháp phân tách hệ số Gini của dữ liệu thu nhập và mức sống hộ gia đình các năm 1993, 1998 Các thành phần thu nhập bao gồm: nông nghiệp, phi nông nghiệp, lương, quà biếu, tiền hưu, thu nhập khác Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thu
nhập nông nghiệp, phi nông nghiệp, lương là các nguồn thu đóng góp nhiều nhất vào
bất bình đẳng Việt Nam trong giai đoạn này đồng thời tác giả kết luận khi một nguồn thu nhập bất kỳ nào tăng lên cũng sẽ làm tăng thu nhập trung bình và tác đ ộng tốt đến phúc lợi xã hội
Gần đây nhất là nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nguồn thu nhập và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam giai đoạn 2002-2012 của tác giả Trần Quang Tuyến (2014) Tác giả sử dụng bộ dữ liệu VHLSS từ 2006 đến 2012 để phân tách các nguồn thu nhập tác động đến bất bình đ ẳng thu nhập của Việt Nam giai đoạn 2006-2012 và
kế thừa kết quả nghiên cứu của Gallup (2002) và Cam and Akita (2008) là các nhà kinh tế học nghiên cứu về bất bình đ ẳng của Việt Nam giai đoạn 2000-2006 Từ nghiên cứu thực nghiệm của mình tác giả đã kết luận nguồn thu nhập từ tiền công, tiền lương đóng góp lớn nhất vào bất bình đ ẳng thu nhập và ngày càng gia tăng theo thời gian; ngược lại thì nguồn thu nhập từ nông nghiệp lại có phân phối thu nhập ngày càng công bằng hơn Tác giả kết luận nông nghiệp là nguồn thu duy nhất tác động làm giảm
bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam trong thời gian này
Trang 29Các nghiên cứu trước đã dùng phương pháp phân tách h ệ số Gini để chỉ ra tác động của từng nguồn thu nhập đến bất bình đẳng thu nhập, tuy nhiên chưa đi sâu vào nghiên cứu sự thay đổi của bất bình đẳng khi nguồn thu nhập thay đổi và tác động của
nó đến phúc lợi xã hội của người dân Với nghiên cứu này sẽ đi sâu hơn để giải quyết
những vấn đề này bằng phương pháp phân tách hệ số Gini để ước lượng tác động của
từng nguồn thu nhập đến bất bình đ ẳng thu nhập, phân tách hệ số Gini cho khu vực thành thị và nông thôn để so sánh sự tác động của các nguồn thu nhập đến bất bình đẳng thu nhập giữa 2 khu vực Đồng thời kết hợp kết quả phân tách với chỉ số phúc lợi
xã hội Sen để đánh giá sự thay đổi của phúc lợi xã hội khi nguồn thu nhập thay đổi
2.6 Phương pháp phân tách hệ số Gini
2.6.1 Phương pháp phân tách hệ số Gini theo nguồn thu nhập (Decomposition)
Để xác định nguồn thu nhập gây ra bất bình đ ẳng thu nhập từ hệ số Gini thì Lerman and Yitzhaki (1985) đã nghiên cứu phát triển phương pháp phân tách hệ số Gini theo nguồn thu nhập từ phương pháp phân tách của Shorrock (1982); Suoniemi (2000) đã đ ịnh nghĩa phương pháp này là phương pháp phân tách nh ững nguồn thu
nhập gây ra bất bình đ ẳng Heshmati (2004), Jurkatis (2013) cho rằng mục đích của phương pháp này là giải thích sự bất bình đẳng do các nguồn thu nhập khác nhau gây
ra Adam (2001) kết luận phương pháp này còn cho bi ết sự tăng lên hay giảm xuống
của một nguồn thu nhập nào đó có tác động đến việc tăng hay giảm bất bình đ ẳng chung hay không?
Mô hình phân tách hệ số Ginitheo nguồn thu nhập của (Lerman and Yitzhaki,1985):
G= ∑𝑘 𝑆𝑘 𝐺𝑘 𝑅𝑘
Trong đó :
Sk= thành phần thu nhập k trong tổng thu nhập
Gk= hệ sốGini của nguồn thu nhập k
Rk tương quan của hệ số Gini từ nguồn thu nhập trong phân phối thu nhập
Ck là tỷ lệ tập trung nguồn thu nhập k
Trang 30Nếu hệ số gk>1 thì nguồn thu nhập k sẽ làm gia tăng bất bình đẳng
gk<1 thì nguồn thu nhập k sẽ làm giảm bất bình đẳng
gk=1 thì nguồn thu nhập k sẽ không có tác động đến bất bình đẳng thu nhập
Sk= µk/µ là nguồn thu nhập trung bình k chia cho tổng thu nhập trung bìnhJurkatis (2013) Gk là hệ số Gini của nguồn thu nhập được phân tách từ hệ số tổng quát Gktheo Lerman and Yitzhaki (1985) Trong khi đó Taylor và Yitzhaki (1986) lưu
ý ảnh hưởng của bất kỳ thành phần thu nhập nào đến bất bình đẳng thu nhập phải phụ thuộc vào các yếu tố sau :
(1) Nguồn thu nhập k quan trọng như thế nào đối với tổng thu nhập ( Sk)
Nếu một nguồn thu nhập đóng góp phần lớn vào tổng thu nhập, nó có thể tác động phần lớn đến bất bình đ ẳng Tuy nhiên với điều kiện nguồn thu nhập này phân
phối hoàn toàn bình đẳng (Gk=0) thì nó không thể tác động đến bất bình đẳng
Nếu một nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng lớn và phân phối bình đẳng nó có thể làm tăng hoặc giảm bất bình đẳng và điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thu nhập
đó được phân phối cho người giàu hay người nghèo Nếu một nguồn thu nhập có phân
phối bình đẳng và tập trung vào những hộ giàu thì nguồn thu nhập này sẽ làm gia tăng
bất bình đẳng Ngược lại nếu nguồn thu nhập đó tuy phân phối bình đẳng nhưng lại tập trung phân phối cho người nghèo thì nguồn thu nhập đó có thể làm giảm bất bình đẳng thu nhập theo Lopez and Felman (2006)
(2) Sự đồng đều hay không đồng đều về phân phối thu nhập
(3) Tương quan hệ số Gini giữa nguồn thu nhập trong tổng thu nhập
Trang 31Tác động thay đổi của từng nguồn thu nhập đến bất bình đẳng thu nhập
Sau khi có kết quả phân tách hệ số Gini của nguồn thu nhập kế đến sẽ tính toán tác động của việc thay đổi của từng nguồn thu nhập đến bất bình đẳng Giả sử nguồn thu nhập thứ i tăng lên một khoảng 𝛿𝑗
Yij là nguồn thu nhập thứ i tăng lên một khoảng 𝛿𝑗; yij=(1+ 𝛿𝑗) trong đó i=1,2…n
Khi đó phân phối thu nhập của nguồn i sẽ là yi= (1+ 𝛿𝑗)yij,…,(1+ 𝛿𝑗)ynj)
Hệ số Gini thay đổi theo nguồn thu nhập được tính toán như sau (Lerman and Yizhaki, 1986):
𝜕𝐺
Trong đó :
Sj là thành phần của nguồn thu nhập i trong tổng thu nhập là Sk(𝛿𝑗)
Gj là hệ số Gini của nguồn thu nhập i sau khi thay đổi một khoảng 𝛿𝑗
Rjlà tương quan giữa hệ số Gini của nguồn thu nhập i trong tổng thu nhập
Tăng nguồn thu nhập một khoảng 𝛿𝑗 này chỉ đủ nhỏ để không làm thay đổi Rk
và Gk Để tránh việc thay đổi Rk giả định tấc cả các hộ có sự thay đổi ngoài hộ có thu
nhập từ nguồn i thì bằng 0 (nghĩa là không có sự thay đổi ngoài hộ có nguồn thu nhập
từ nguồn i)
Trang 32Ý nghĩa của phương trình này là khi một nguồn thu nhập gia tăng thì sẽ tác động làm giảm hệ số Gini cũng có nghĩa là bất bình đẳng sẽ giảm xuống khi 𝜕𝛿𝑗𝜕𝐺< 0 và ngược lại khi 𝜕𝛿𝑗𝜕𝐺 >0 thì sẽ làm cho bất bình đẳng tăng lên
Tác động thay đổi từng nguồn thu nhập đến chỉ số phúc lợi Sen
Kỹ thuật phân tách hệ số Gini sẽ chỉ ra nguồn thu nhập nào quan trọng hơn tác động đến việc tạo ra bất bình đẳng trong các nhóm thu nhập bất kỳ nào Sen (1976) đã
kết luận rằng sự thay đổi của thu nhập (tăng lên hay giảm xuống) cũng sẽ làm thay đổi
thu nhập trung bình và làm ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội Vì vậy việc dùng kỹ thuật phân tách hệ số Gini kết hợp với phân tích tác động của kết quả thu được đến chỉ số phúc lợi xã hội sẽ bao hàm đầy đủ tác động của bất bình đẳng thu nhập đến phúc lợi của người dân
Giả thuyết cổ điển của Sen cho rằng khi một nguồn thu nhập thứ i nào đó tăng lên nó sẽ tác động làm tăng thu nhập trung bình và đồng thời làm phúc lợi của người dân tăng lên
Chỉ số Sen được đo lường như sau :
Giả sử nguồn thu nhập thứ i tăng lên một khoảng 𝛿𝑗, khi đó sự thay đổi của phúc lợi được đánh giá bằng sự thay đổi của của đạo hàm W, ta có phương trình s ự thay đổi của W khi i thay đổi 𝛿𝑗 như sau:
𝜕𝑊
Phương trình cho thấy sự thay đổi của phúc lợi được cấu thành từ 2 yếu tố: Tác động của thu nhập trung bình luôn luôn có tác đ ộng dương vì khi thu nhập gia tăng sẽ làm cho thu nhập trung bình tăng lên
Tác động của thu nhập trung bình đư ợc đo lường bằng (1−𝐺)𝑆𝑗 , với Sj là thành
phần của nguồn thu nhập i trong tổng thu nhập
Trang 33Tác động của phân phối phụ thuộc vào hệ số tương quan của Gini của nguồn thu nhập i và tổng thu nhập
Tác động của phân phối được đo lường bằng 𝜕𝑊 − (1−𝐺𝑆𝑗 )
Khi Rj<0 thì 1-RjGj>0 vì Gj>0 thì sự gia tăng thu nhập của nguồn i sẽ làm phúc
lợi xã hội giảm xuống
Tác động của phân phối không bao giờ vượt quá tác động của thu nhập trung bình do Rj và Gj luôn nhỏ hơn 1, vì vậy nếu Rj>0 thì khi nguồn thu nhập gia tăng sẽ tác động làm tăng phúc lợi xã hội
Tính toán tác động của thay đổi chỉ số phúc lợi Sen dưới dạng phần trăm (Stark
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tách hệ số Gini cho từng nguồn thu
nhập nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa các nguồn thu nhập đối với bất bình đ ẳng thu
nhập, từ đó nghiên cứu đưa ra khung phân tích như sau: ước lượng mức độ bất bình đẳng thu nhập ở khu vực ĐBSCL; đánh giá tác động của từng nguồn thu nhập đối với
bất bình đẳng thu nhập và phúc lợi xã hội; đánh giá tác động của từng nguồn thu nhập đối với bất bình đ ẳng và phúc lợi xã hội khi nguồn thu nhập thay đổi Từ những kết
quả thu được của nghiên cứu đưa ra một số gợi ý chính sách tăng thu nhập mà không làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập
Trang 34Sơ đồ 2.1 Khung phân tích
Các nguồn thu nhập hộ gia đình khu vực ĐBSCL
- Thu nhập từ tiền công, tiền lương
- Thu nh ập từ sản xuất nông nghiệp
- Thu nh ập từ sản xuất, nuôi trồng thủy sản
- Thu nh ập từ lâm nghiệp
- Thu nh ập từ dịch vụ , kinh doanh phi nông nghiệp
- Thu nhập khác
Đo lường bất bình đẳng thu nhập (chung-thành thị-nông thôn)
- Đường cong lorenz -H ệ số Gini
-Tiêu chu ẩn 40 của World bank
Phân tách h ệ số Gini từng nguồn thu nhập – ước lượng tác động của bất bình
đẳng từng nguồn thu nhập đến bất bình đẳng chung
Tác động của việc gia tăng 1% các ngu ồn thu nhập đến phúc lợi xã hội
c ủa người dân vùng ĐBSCL, khu
v ực nông thôn vùng ĐBSCL
Tác động của việc gia tăng 1% các ngu ồn thu nhập đến
b ất bình đẳng thu
nh ập khu vực ĐBSCL, khu vực nông thôn vùng ĐBSCL
Phân tách h ệ số Gini theo khu
v ựcnông thôn
- Đánh giá tác động
c ủa từng nguồn thu
nh ập đến bất bình đẳng thu nhập khu
Trang 352.8 Tính thích h ợp của phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tách hệ số Gini là phương pháp phân tách từng nguồn thu
nhập có tác động đến bất bình đẳng thu nhập hữu hiệu, ngoài phương pháp phân tách
hệ số Gini phải kể đến phương pháp phân tách hệ số Thiel T cho chi tiêu của hộ gia đình Với dữ liệu nghiên cứu về thu nhập thì sử dụng phương pháp phân tách hệ số Gini là thích hợp, chi tiêu chỉ thể hiện một phần của thu nhập nên sử dụng phương pháp phân tách hệ số Gini cho dữ liệu về thu nhập sẽ đánh giá được hết tác động của
từng nguồn thu nhập đến bất bình đẳng thu nhập
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài ngoài việc kế thừa phương pháp phân tách
hệ số Gini của Lerman và Yitzhaki (1986), nghiên cứu còn kết hợp với chỉ số Sen để đánh giá tác động của việc thay đổi một nguồn thu nhập đến bất bình đẳng thu nhập và phúc lợi xã hội của người dân Thu nhập của hộ gia đình khu vực ĐBSCL được phân thành 6 nguồn như sau: thu nhập từ tiền công, thu nhập từ nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, thương mai dịch vụ và thu nhập khác.Từ kết quả phân tách các nguồn thu nhập
sẽ xác định được các nguồn thu nhập nào tác động gây ra bất bình đ ẳng thu nhập và tác động như thế nào Phân tích tác động khi một nguồn thu nhập thay đổi sẽ làm thay đổi bất bình đẳng thu nhập và phúc lợi của người dân
2.9.Gi ới thiệu dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng số liệu điều tra thu nhập của hộ gia đình năm 2012 gọi tắt
là VHLSS, dữ liệu bao gồm của hộ gia đình và xã, trong giới hạn của đề tài tác giả chỉ
sử dụng dữ liệu của hộ gia đình Dữ liệu sẽ được phân tích, tổng hợp bằng phần mềm stata và Excel, ngoài ra nghiên cứu còn sử dụng các số liệu thống kê về kinh tế, dân số,
xã hội của khu vực ĐBSCL từ website của Tổng cục thống kê và các báo cáo đáng tin
cậy về kinh tế xã hội của khu vực ĐBSCL được công bố trên các phương tiện báo, đài
Dữ liệu VHLSS (điều tra mức sống hộ gia đình) theo Nguyễn Khánh Duy (2010) thì đây là cuộc điều tra do TCTK thực hiện 2 năm một lần về điều tra mức sống của dân cư để phục vụ việc xây dựng và đánh giá chính sách Và cho đến nay Tổng
cục thống kê đã tiến hành 6 cuộc điều tra mức sống lớn với 2 tên gọi khác nhau: khảo sát mức sống dân cư gọi tắt là KSMDC (1993-1994, 1997-1998); khảo sát mức sống
Trang 36hộ gia đình gọi tắt là KSMSHGD (năm 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 và gần đây nhất
là vào năm 2012)
Mục đích cuộc điều tra nhằm thu thập các thông tin làm căn cứ đánh giá mức
sống, đánh giá tình trạng nghèo đói và phân hoá giàu nghèo để phục vụ công tác hoạch định các chính sách, kế hoạch và các chương trình mục tiêu quốc gia của Đảng và Nhà nước Bên cạnh đó còn cung cấp thông tin phục vụ mục đích nghiên cứu, phân tích
một số chuyên đề về quản lý điều hành, quản lý rủi ro và tính toán tài khoản quốc gia
2.11 S ố liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu điều tra về mức sống hộ gia đình của năm 2012
gọi tắt là VHLSS 2012, sử dụng dữ liệu cuả mẫu khảo sát thu nhập và chi tiêu, các dữ
liệu thu tập gồm 6 loại thu nhập của các hộ gia đình khu vực ĐBSCL vào năm 2012
Bộ dữ liệu VHLSS 2012 điều tra về thu nhập và chi tiêu có cỡ mẫu bao gồm 9.399 quan sát, trong đó riêng khu vực DBSCL là có 1.905 quan sát Dữ liệu sẽ trược trích
chủ yếu từ các mục4a.dta, mục ttchung-dbscl.dta Trong đó có nhiều quan sát bị khuyết dữ liệu để khắc phục trường hợp này thì những dữ liệu bị khuyết sẽ được bỏ qua
Trang 37B ảng 2.2 Mô tả thông tin dữ liệu
Ch ỉ Tiêu Ý ngh ĩa Địa chỉ thông tin trong bảng câu hỏi
Thu nh ập của hộ gia đình từ hoạt động trồng
tr ọt, chăn nuôi, săn bắt chim thú và dịch vụ nông nghi ệp
S ố liệu mục 4B1T phần 4B1.5+ số liệu 4B21T ph ần 4B2.1+ số liệu 4B22T
ph ần 4B2.1+ số liệu mục 4B3T phần 4B3.1
Đánh bắt, nuôi trồng
th ủy hải sản
Thu nhập của hộ gia đình từ hoạt động sản
xu ất, đánh bắt thủy hải sản S ố liệu mục 4B5T phần 4B5.1 Lâm nghiệp Thu nhập của hộ gia đình từ hoạt động sản
xuất lâm nghiệp Số liệu mục 4B4T phần 4B4.1
SXKD d ịch phụ phi
nông nghiệp
Thu nh ập của hộ gia đình từ hoạt động sản kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp, lâm nghi ệp, thủy sản, chế biến S ố liệu mục 4CT phần 4C1
Thu nhập khác Thu nhập của hộ gia đình từ các nguồn trợ
c ấp về ý tế, giáo dục và các nguồn thu khác ngoài các kho ản kể trên
S ố liệu mục 4DTN phần 4D+ số liệu mục 2TN mục 2+ số liệu mục 3TN
Số liệu mục 4B1C phần 4B1.6 +số liệu
m ục 4B1C phần 4B2.2+ số liệu mục 4B22C phần 4B2.2+ số liệu mục 4B3C
ph ần 4B3.2 Chi phí s ản xuất
thủy sản
Chi phí cho các ho ạt động SX nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản Số liệu mục 4B5C phần 4B5.2 Chi phí s ản xuất lâm
nghi ệp Chi phí cho ho ạt động sản xuất lâm nghiệp S ố liệu mục 4B4C phần 4B4.2
Chi phí SXKD dịch
v ụ phi nông nghiệp
Chi phí cho các hoạt động SXKD dịch vụ phi nông nghi ệp S ố liệu mục 4CC phần 4C2
T ổng thu nhập T ổng các nguồn thu nhập trừ đi tổng chi phí
Nguồn: Tổng hợp từ bảng câu hỏi VHLSS, 2012
Trang 38vực thành thị và nông thôn của vùng ĐBSCL
3.1 T ổng quan về tình hình tăng trưởng kinh tế, nghèo đói, thu nhập và bất bình đẳng thu nhập của khu vực ĐBSCL
3.1.1 Tăng trưởng kinh tế
a) Thành t ựu
Theo số liệu thống kê tình hình kinh tế khu vực ĐBSCLnăm 2014 thì kinh t ế các tỉnh, thành vùng ĐBSCL phát triển nhanh, ổn định, hầu hết các ngành, lĩnh v ực đều duy trì tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2013 Năm 2009 vùng ĐBSCL được phê duyệt trở thành vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia theo quyết định số
492/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho nỗ
lực tăng trưởng kinh tế của toàn vùng trong thời gian qua (Trần Hữu Hiệp, 2012)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân toàn vùng giai đoạn 2001-2010 đạt khoảng 11,5%/năm, năm 2013 đạt gần 10% so cả nước Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực Năm 2000: tỉ trọng khu vực I (nông - lâm nghiệp và thủy sản) chiếm 53,5%, khu vực II (công nghiệp - xây dựng): 18,5% và khu vực III (dịch vụ): 28% Nhưng đến năm 2013, khu vực I: 38,26% (giảm 15,24%), khu vực II: 25,85% (tăng 7,35%), khu
vực III:35,89% (tăng 7,89%) Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu toàn vùng năm 2012 đạt 14,27 tỉ USD (chiếm khoảng 9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước) Trong
đó, xuất khẩu đạt 10,07 tỉ USD, nhập khẩu: 4,2 tỉ USD, xuất siêu đạt 5,87 tỉ USD
Năm 2013, thu nhập bình quân đ ầu người đạt 32,33 triệu đồng người/năm (tương đương 1.525 USD), gần bằng bình quân chung của cả nước, cao hơn vùng Tây
Bắc, Tây Nguyên Trong năm 2013 này, đặc biệt là tại MDEC Vĩnh Long đã tiếp tục kêu gọi 138 dự án đầu tư vào ĐBSCL, với số tiền gần 416 nghìn tỷ đồng và gần hai
Trang 39tỷUSD theo (Ngô Anh Tín, 2014) Năm 2014 tốc độ tăng trưởng ước đạt khoảng 8,89%,cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, thu nhập bình quân ư ớc đạt 38 triệu/người/năm (Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ năm 2014) Trong bảng tốc độ tăng trưởng của khu vực ĐBSCL thì các tỉnh Cần thơ, Kiên Giang,
Hậu Giang, Bạc Liêu có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tỉnh Vĩnh Long có tốc độ tăng trưởng giảm mạnh qua các năm 2011, 2012 và chỉ đạt 5,88% vào năm 2012, thấp nhất trong 13 tỉnh của khu vực ĐBDCL (Bảng 3.1)
b) H ạn chế
Mặc dù vùng ĐBSCL có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia cùng với nhiều thành tựu đã đạt được thì vẫn còn tồn
tại nhiều khó khăn như kinh tế phát triển không bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức
cạnh tranh còn thấp, yếu tố rủi ro còn cao chưa tương x ứng với tiềm năng dồi dào của vùng
Bên cạnh những kế quả đạt được, vùng còn có một số hạn chế, bất cập cần quan tâm như: kết cấu và quy mô nền kinh tế của vùng còn nhỏ, lạc hậu và thiếu hiện đại;
chất lượng tăng trưởng chưa cao, phát triển kinh tế của vùng chưa thực sự bền vững; năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; thu ngân sách chưa đáp ứng nhu cầu và đầu tư; thu nhập bình quân đ ầu người tuy được cải thiện đáng kể nhưng
vẫn chưa đạt mức bình quân chung của cả nước Các mặt hàng nông sản, thủy sản chủ
lực, kinh tế mũi nhọn của địa phương chưa tạo được thương hiệu mạnh; giá các mặt hàng nông sản không ổn định, chưa đảm bảo tái sản xuất hàng hóa, sức lao động, nhất
là khu vực sản xuất lúa gạo Thu hút đầu tư chưa nhiều, nhất là đầu tư nước ngoài; kết
cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi tuy được tập trung đầu tư trong các năm qua, nhưng
cơ bản vẫn còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển Ảnh hưởng của thiên tai, lũ l ụt
và biến đổi khí hậu rất lớn, trong khi nguồn lực đầu tư phòng ch ống, khắc phục còn
hạn chế theo Nguyễn Văn cường (2013)
Trang 40B ảng 3.1 Tốc độ tăng GDP khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2005-2012
Ngu ồn: Tổng cục thống kê qua các năm 2005-2012
3.1.2 Kinh t ế nông nghiệp vùng ĐBSCL
a)T ổng quan nông nghiệp của vùng ĐBSCL
Đồng bằng Sông Cửu Long có tổng diện tích đất đai của cả vùng là 4055,4 triệu
ha, chiếm khoảng 12% diện tích cả nước, trong đó loại đất tốt nhất là đất phù sa chiếm
gần 30% Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 64%, đất lâm nghiệp 7,5%, đất chuyên dùng 6,3% và đất ở 3% ( niên giám thống kê, 2013) Đây là một vùng đồng bằng trù phú, đất đai màu mỡ, điều kiện tự nhiên luận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc
biệt là trồng lúa nước và nuôi trồng thủy hải sản, được mệnh danh là vựa lúa của quốc gia, sản lượng lúa gạo của vùng không chỉ cung cấp trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác