1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Các câu hỏi nâng cao bài Chinh phụ ngâm lớp 10

10 5,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 32,38 KB

Nội dung

Khuynh hướng truyền thống cho rằng tác giả của bản dịch “Chinh phụ ngâm” hiện hành là nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, nếu vậy thì thời điểm xuất hiện bản dịch là những năm 1743 – 1745, khi chồng bà

Trang 1

Câu hỏi thuyết trình

CHINH PHỤ NGÂM

1 Tác giả

Câu hỏi: Ngoài Chinh phụ ngâm, Tiêu tương bát cảnh, Trương Hàn tư thuần lô, Lương bố y, Khấu môn thanh, Bích Câu kì ngộ (theo Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ), Đặng Trần Côn còn có

tác phẩm nào nữa hay không? Kể ra nếu có?(BÀI THUYẾT TRÌNH)

2 Dịch giả

Câu 1: Quan niệm truyền thống cho rằng Đoàn Thị Điểm là dịch giả bản dịch “Chinh phụ ngâm” hiện hành Thử lí giải nguyên nhân nữ sĩ dịch “Chinh phụ ngâm”?

Khuynh hướng truyền thống cho rằng tác giả của bản dịch “Chinh phụ ngâm” hiện hành là nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, nếu vậy thì thời điểm xuất hiện bản dịch là những năm 1743 – 1745, khi chồng bà là tiến sĩ Nguyễn Kiều đi sứ Trung Quốc, nữ sĩ có tâm sự riêng để gửi gắm vào tác phẩm (Đoàn Thị Điểm mất năm 1748)

Nhiều đoạn Chinh Phụ ngâm nói lên tâm sự Đoàn Thị Điểm trong ba năm đợi chờ chồng:

Chàng đi ngoài cõi mịt mòng, 63

Thiếp về chốn cũ loan phòng ủ ê.

Nẻo ở, đi mặt cùng trông đoái, 65

Đóa mây xanh cùng trái non thương.

Chàng thì thiếp đoái Hàm Dương,

Thiếp thì dõi dõi Tiêu Tương đoái chàng.

Bến Tiêu Tương mấy hàng khói tỏa,

Cây Hàm Dương bóng lá ngất đầu 70

Trông nhau mà chẳng thấy nhau,

Xanh xanh những thấy bóng dâu trên đường.

Dâu mấy hàng có hay chăng nhé,

Lòng đấy đây ai kẻ vắn dài? 74

Câu 2: Giới thiệu đôi nét về Phan Huy Ích?

Ông tên thật là Phan Công Huệ, sinh năm 1751 ở làng Thu Hoạch, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) Do kiêng húy của Tuyên phi Đặng Thị Huệ, về sau ông đổi tên là Huy Ích

Ông là con trai đầu của Tiến sĩ Phan Huy Cận Ông sống và học tập tại làng Thu Hoạch Năm 20 tuổi, ông thi đỗ Giải nguyên, được triều đình thu dụng và bổ nhiệm một chức quan nhỏ tại trấn Sơn Nam

Trang 2

Ông trở thành học trò của Ngô Thì Sĩ, được thầy mến tài và gả con gái cho Đến năm 1775, ông thi và

đỗ Tiến sĩ

Ông làm quan cho cả hai triều đại: vua Lê – chúa Trịnh và triều Tây Sơn Đến năm 1814 ông về quê làng Thu Hoạch dạy học và sau đó ra Sài Sơn an dưỡng Trong thời gian này, ông hoàn chỉnh bản dịch Chinh phụ ngâm (tác giả Đặng Trần Côn) Năm 1822, ông mất tại quê nhà

2 Tác phẩm và Dịch phẩm

Câu 1: Nguyên nhân ra đời nhiều bản dịch Chinh phụ ngâm ra chữ Nôm?

Do nguồn cảm hứng của tác giả và dịch giả bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống Thời đại họ đang sống, viết và dịch tác phẩm là một thời đại đặc biệt Đất nước vừa trải qua hai thể kỉ nội chiến phong kiến, đến đây lại phải chứng kiến một thế kỉ mà giai cấp thống trị đang tiến hành một cuộc điều binh khiển tướng để đánh dẹp nông dân khởi nghĩa Giai đoạn này không chỉ binh lính, tướng tá mà cả nhân dân lao động cũng bị lầm than, đau khổ vì những cuộc chiến tranh ấy Oán ghét chiến tranh phi nghĩa phong kiến đã trở thành một tâm lí phổ biến của con người thời đại ấy Phẩm chất của họ là phẩm chất của những nhà nho chân chính-yêu nước, thương dân, đồng cảm với những bi kịch của con người thời đại là lí do quan trọng để họ viết và dịch tác phẩm Chinh phụ ngâm

Câu 2: Có bao nhiêu bản dịch và phóng dịch Chinh phụ ngâm? Tác giả / thể (thơ) của

những bản dịch đó?

Hiện nay, Chinh phụ ngâm có 7 bản dịch và phỏng dịch gồm 3 bản bằng thể thơ lục bát và 4 bản bằng thể thơ song thất lục bát của các dịch giả Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích, Nguyễn Khản, Bạch Liên Am Nguyễn và hai tác giả khuyết danh Ngoài ra, Chinh phụ ngâm cũng được dịch ra một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Hàn…

Câu 3: Thực chất cuộc chiến tranh trong “Chinh phụ ngâm”?

Đặng Trần Côn sông vào thời đại phong kiến suy tàn, giai cấp thống trị chuyên chế Mặt khác, Phan

Huy Chú trong Lịch Triều hiến chương loại chí viết: “Vì đầu Cảnh Hưng có việc binh đao, cảnh biệt li của người đi lính thú khiến ông cảm xúc mà làm Đầu đời Cảnh Hưng tức là khoảng năm 1740, việc binh nổi dậy ở đây là chỉ phong trào nông dân khởi nghĩa rầm rộ lúc bấy giờ như cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Hưng, Lê Duy Mật.”.Và cũng theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú,

“sách Chinh-phụ ngâm do Hương cống Đặng Trần Côn soạn, nhân đầu đời Cảnh Hưng (1740-1786) việc binh nổi dậy, người ta đi đánh giặc phải lìa nhà, ông cảm thời thế mà làm ra” Vậy, thực chất

cuộc chiến tranh trong Chinh-phụ ngâm khúc là nói về cuộc binh biến kéo dài ở nước ta, trong giai đoạn xã hội rối loạn, giặc giã triền miên vào thời các chúa Trịnh Giang và Trịnh Doanh, khoảng giữa thế kỉ XVIII.Như vậy, theo các nhà nghiên cứu ước đoán, Đặng Trần Côn viết Chinh phụ ngâm khúc vào những năm 1741— 1742

Do đó, cuộc chiến tranh được nói đến trong Chinh phụ ngâm khúc là cuộc chiến tranh phi nghĩa nhằm đàn áp phong trào khởi nghĩa nông dân của giai cấp thống trị Đây là quả vấn đề nóng bỏng của thời đại

Tuy nhiên, Chinh phụ ngâm khúc không phản ánh toàn diện cuộc chiến Khúc ngâm chỉ đi sâu vào khía

cạnh chiến tranh làm tan vỡ hạnh phúc gia đình Chinh phu ra đi để lại người vợ héo hon sầu muộn, hoài phí tuổi xuân

Trang 3

Nhưng, tiếng nói phản chiến ở đây có những hạn chế nhất định, tiếng nói đấu tranh chưa thật mãnh liệt

mà chỉ dừng lại ở mức độ thở than, oán trách Người chinh phụ cũng chưa thấy được nguyên nhân và tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh mà chồng nàng tham gia Tâm trạng của người chinh phụ chỉ xuất phát từ hạnh phúc lứa đôi cho nên nỗi đau khổ, sự mất mát, thiệt thòi của nàng chưa phải là nỗi đau khổ, sự mất mát, thiệt thòi của người phụ nữ bình dân trong chiến tranh phi nghĩa phong kiến

Tuy vậy, những câu thơ trong Chinh phụ ngâm khúc là tiếng lòng não nùng, chua xót của người thiếu

phụ cô đơn lẻ bóng, ngày qua tháng lại ngóng trông mòn mỏi người chồng ở nơi chiến địa Hơn ba trăm năm đã trôi qua, nhưng tiếng lòng ấy da diết nhớ mong, như một lời nhắc nhở người đời về sự tàn khốc, thảm hại của các cuộc chiến tranh đối với con người.Cuộc chiến tranh ở đây vì vậy chỉ có tính

cách tượng trưng “Chính tính cách tượng trưng này đã giúp cho sự thác ngụ của tác giả”.(Dẫn lời

giáo sư Phạm Thế Ngũ, Việt-nam văn học sử giản ước tân biên, q.II, tr.164)

Câu 4: Hạn chế của tác phẩm Chinh Phụ Ngâm?

Ngoài những câu, những đoạn tuyệt vời, không phải bản dịch này không có những hạn chế Bản dịch có một số nhược điểm sau đây:

1/Dùng những từ Hán Việt không thông dụng trong bản dịch:

Trong tiếng Việt chúng ta, số từ có nguồn gốc Hán chiếm một tỷ lệ khá cao, trong đó có nhiều từ đọc lên hầu như ai cũng hiểu, chẳng cần trình độ chữ Hán, như: dân chủ, cộng hoà, độc lập, tự do, hạnh phúc…Có một số từ khác tuy không phổ cập đến như vậy, nhưng khi đọc lên nhiều người hiểu được như: thiên, địa, phong, trần…Nếu những từ gốc Hán như vậy xuất hiện trong bản dịch thơ từ chữ Hán sang quốc âm, thì có lẽ không có gì trở ngại đối với bạn đọc ngày nay Tuy nhiên, trong bản dịch, có khi vì để bảo đảm được ý, vần, điệu…dịch giả dùng nguyên một số từ Hán Việt rất xa lạ với bạn đọc phổ thông Có thể thời bản dịch này ra đời, hầu hết bạn đọc đều thông thạo chữ Hán nên không có trở ngại gì, còn với số đông bạn đọc ngày nay, có nhiều từ xa lạ, không thể hiểu được, ngay đối với các giáo viên dạy văn chứ không chỉ học sinh Ví dụ:

Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu

Thuở đăng đồ mai chưa dạn gió

Hãy tính lại diễn khơi ngày ấy

Khuê ly mới biết tân toan dường này

Khá thương lỡ hết mấy phen lương thì…

Nhà xuất bản biết các từ trên khó hiểu, nên phải chú thích: Đăng đồ: lên đường ra đi xa Diễn khơi ngày ấy: từ ngày cách xa nhau Khuê ly: xa cách nhau lâu ngày Tân toan: nỗi chua cay Lương thì: thời tươi đẹp…Nói chung văn học cổ điển cần có nhiều chú tích để bạn đọc hiểu được các điển tích, các nhân vật lịch sử hoặc, địa danh có liên quan đến các sự kiện… Còn việc dùng chú thích để giải nghĩa các từ mà dịch giả sử dụng là bất đắc dĩ, điều đó nói lên một phần hạn chế của bản dịch đối với bạn đọc hiện nay

2/Bỏ sót ý hoặc diễn đạt không rõ nghĩa

-Có hai câu tả cảnh chiến trường về đêm trong bản dịch thật buồn và hay:

Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo

Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò

Trang 4

Hai câu xưa nay được xem là tuyệt tác lại là câu thơ dịch chưa đạt vì bỏ qua ý chính của tác giả Quan niệm cái hay của thơ dịch và thơ sáng tác khác nhau là vậy.Hai câu của Đặng Trần Côn là:

Kỳ sơn cựu chủng nguyệt mang mang

Phì thuỷ tân phần phong niểu niểu

Có nghĩa là: “Trăng soi mông lung trên những ngôi mộ cũ ở núi Kỳ Gió thổi hiu hắt trên những nấm

mồ mới ở bến Phì” Hai câu thơ dịch đãchuyển tải được hai địa danh là non Kỳ và bến Phì, chuyển được trăng và gió nhưng bỏ qua phần quan trọng mà tác giả muốn nói tới là mộ cũ và mồ mới Có lẽ chủ ý của tác giả nhắc mộ cũ ở núi Kỳ để mà nói đến những nấm mồ mới ở bến Phì Những nấm mồ mới này hẳn là của lính mới chết, có liên quan đến “hồn tử sĩ gió ù ù thổi” ở đoạn tiếp theo

-Cũng có khi vì bảo đảm cho câu thơ thật vần mà dịch giả làm sai lệch hoặc không chính xác ý của nguyên bản:

Chàng từ đi vào nơi gió cát

Đêm trăng này nghỉ mát phương nao

Hai từ nghỉ mát làm độc giả nghi ngờ, vì không nói đúng nỗi khổ của người lính trận phải chịu mà ngay trong tác phẩm này đã phản ảnh hết sức cụ thể Hai câu thơ của Đặng Trần Côn là:

Tự tùng biệt hậu phong sa lũng

Minh nguyệt tri quân hà xứ túc

Nghĩa là: từ khi chàng đi vào miền gió cát, đêm trăng sáng không biết nơi nào chàng tá túc Nếu không quá câu nệ về vần, dịch giả dùng hai chữ tá túc hoặc nghỉ lại thay cho nghỉ mát thì rất ổn Hoặc vẫn bảo đảm vần, mà để không sai ý, thì thay nghỉ mát bằng phiêu bạt

-Có khi dịch đạt rồi, nhưng dùng từ vẫn chưa đắt:

Lang khứ trình hề mông vũ ngoại

Thiếp quy xứ hề tạc dạ phòng

Được dịch là:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn

Tạc dạ phòng, nghĩa là căn phòng đêm qua, dịch là “buồng cũ chiếu chăn” không sai, nhưng chưa nói được ngụ ý của tác giả: người vợ muốn nhắc lại chuyện chăn gối giữa hai người đêm trước ngày chia tay

3/ Tiếng nói phản chiến có những hạn chế nhất định

Tiếng nói phản chiến ở đây có những hạn chế nhất định, tiếng nói đấu tranh chưa thật mãnh liệt mà chỉ dừng lại ở mức độ thở than, oán trách Người chinh phụ cũng chưa thấy được nguyên nhân và tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh mà chồng nàng tham gia Tâm trạng của người chinh phụ chỉ xuất phát

từ hạnh phúc lứa đôi cho nên nỗi đau khổ, sự mất mát, thiệt thòi của nàng chưa phải là nỗi đau khổ, sự mất mát, thiệt thòi của người phụ nữ bình dân trong chiến tranh phi nghĩa phong kiến

Trang 5

Nếu so sánh với Nguyễn Du trong Văn chiêu hồn thì chúng ta thấy Nguyễn Du đã thấy được thực chất

của các cuộc chiến tranh phi nghĩa, các cuộc chiến tranh này đều có chung mục đích là phục vụ cho quyền lợi của một cá nhân, một dòng họ

Câu 5: Bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành có thể xem là một “sáng tác” một “tác phẩm” thực thụ được không? Vì sao?

Chinh phụ ngâm nguyên tác Đặng Trần Côn đã là một kiệt tác, bản dịch đã lột tả xuất sắc tinh

thần nguyên tác làm cho tác phẩm có một sinh mệnh nghệ thuật rạng rỡ hơn, lan tỏa hơn vào độc giả Việt Nam qua nhiều thế hệ.

Có thể nói Chunh phụ ngâm bản Nôm là một tác phẩm dịch hết sức sáng tạo Bản dịch được

đánh giá như là một sáng tác, một tác phẩm có giá trị độc lập tương đối với nguyên tác Nghiên

cứu Chinh phụ ngâm, chủ yếu chúng ta nghiên cứu bản dịch.

Câu 6: Theo quan điểm của em, ai mới là dịch giả bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành?

Theo em bản dịch hiện hành là của bà Đoàn Thị Điểm

Có ý kiến cho rằng bà Đoàn Thị Điểm là người đầu tiên dịch nôm tác phẩm này với thể song thất lục bát, văn chương rất điêu luyện Bản dịch của Phan Huy Ích ra đời muộn hơn đến 45 năm, cũng dùng chính thể thơ đó và chịu ảnh hưởng rất nhiều của bản dịch trước Có thể nói Phan Huy Ích đã nhuận sắc lại bản dịch trước kia của Đoàn Thị Điểm, vì vậy mà bảndịch của ông hoàn hảo hơn Thực ra, ý kiến này cũng chỉ là suy luận đơn thuần, mới nghe có vể có lý, nhưng xét kỹ cũng không có cơ sở

Đến năm 1953, trong cuốn “Chinh phụ ngâm bị khảo”, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã sưu tầm được 4 bản dịch Chinh phụ ngâm khúc, được sắp xếp đánh dấu theo thứ tự A, B, C, D

Bản A, là bản dịch thành công nhất và phổ biến nhất xưa nay, theo thể song thất lục bát, có độ dài

412 câu (theo bản chữ Nôm cũ hiện còn, ký hiệu

1902.AB.26) hoặc 408 câu (một bản in khác lưu tại thư viện Paris)

Giáo sư Hoàng Xuân Hãn khẳng định:

Bản A, bản chinh phụ ngâm khúc hiện hành, là của Phan Huy Ích

Bản B là của Đoàn Thị Điểm, vì bản này ở đầu sách có ghi hai chữ “nữ giới”, ý nói là do đàn bà diễn ca (tr.27)

Bản C, bản của Nguyễn Khản

Bản D, không biết là do ai dịch Bản này chỉ là một bản đã phiên âm ra quốc ngữ, lời văn kém hơn các bản kia

Không cần đi đâu xa, ta có thể tìm thấy sự thật cho câu trả lời, ngay trong hai bản A và bản B Để xác định bản nào là của Đoàn Thị Điểm, bản nào là của Phan Huy Ích, có thể dựa trên hai tiêu chí:

1 Thứ nhất dựa trên quan điểm về dịch thuật.

2 Thứ hai dựa trên chất nữ tính và nam tính trong từng câu, từng chữ của hai bản dịch.

Đọc hai bản dịch A và B, ai cũng phải công nhận bản A dịch hay hơn bản B

Trang 6

Bản A văn phong thanh thoát, vần điệu hết sức chỉnh, ta có cảm giác dịch giả có thể bỏ ý mà không buông vần điệu, nên người đọc có cảm giác du dương, êm đềm mê đắm, ngay cả khi không hiểu hết từ ngữ chữ Hán và ý thơ Dịch giả hết sức lưu tâm đến từng câu, từng từ… Câu thơ dịch mà tự nhiên, không bị gò ép, có hình thức nghệ thuật cao, đậm đặc chất thơ Ta có cảm giác thơ dịch mà như thơ sáng tác, câu chữ phóng túng, cảm xúc dâng trào Chính điều này đưa ta đến một nhận xét bản A hàm chứa tình cảm của người dịch nhiều hơn hẳn bản B Bản A mang đậm sắc thái nữ tính, nỗi lòng người chinh phụ gần với người phụ nữ hơn, chỉ có thể là phụ nữ mới viết được như vậy Điểm đặc biệt nữa, là

có lẽ người dịch cũng có tâm trạng như người chinh phụ xa chồng, mà gửi tình cảm đó vào trong văn cảnh Có thể bà Đoàn Thị Điểm dịch Chinh phụ ngâm trong thời gian ông Nguyễn Kiều, chồng bà, đi

sứ sang Trung Quốc Cái tâm trạng xa chồng của bà chẳng khác gì người chinh phụ, nhất là khi bà lấy ông Nguyễn Kiều chưa được bao lâu, thì ông đã phải nhận lệnh đi sứ sang Trung Quốc

Trong khi đó, bản B truyền tải được nhiều ý của nguyên bản, giống ý của nguyên bản hơn bản A, thậm chí giống từng chữ, từng lời, vì vậy bị gò bó, không được thanh thoát Còn bản A dịch phóng túng hơn, không lệ thuộc quá vào nguyên bản, sáng tạo những từ mới khác với nguyên bản, và thậm chí có những từ ngữ còn hay hơn nguyên bản

Có một điều đặc biệt, mà các nhà nghiên cứu, khảo luận… chưa thấy đề cập tới Đó là trong bài

“Ngẫu thuật” Phan Huy Ích có viết: “Thiên chương tu hướng nhạch thanh tầm”, dịch nghĩa là: Vậy phải theo từng thiên chương và hiệp với âm nhạc mà diễn ra thì mới được Như vậy, theo Phan Huy Ích khi dịch phải chia thành từng chương tiết So sánh với bản B, ta thấy bản B đúng là có chia thành các chương tiết cẩn thận (13 chương và nhiều tiểu tiết)

Câu thứ 5 trong bài “Ngẫu thuật” có câu: “Vận luật hạt cùng văn mạch túy” Điều này chứng minh được một điều quan trọng, là bản B có thể là của Phan Huy Ích, dịch nghĩa là: nhưng theo về âm luật thì dịch sao cho hết được cái tinh túy trong mạch văn Có nghĩa là, ông Phan Huy Ích chê những người dịch trước quá nặng về âm luật, câu chữ chải chuốt, mà không dịch hết được ý của nguyên bản Vì vậy trong khi dịch ông theo sát nguyên bản, không quá câu nệ vào vần điệu, chữ nghĩa So sánh hai bản A

và bản B, ta thấy bản B theo sát nguyên bản hơn bản A

Từ hai ví dụ nêu ra ở trên, ta có thể đi đến một ý kiến gợi ý, là bản B có thể là bản dịch Chinh phụ ngâm của Phan Huy Ích

Tiếp theo, chúng tôi xin dẫn ra một số câu để so sánh chất nữ tính và chất nam tính của hai bản A và bản B:

1.Thiên địa phong trần

Hồng nhan đa truân.

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi, (bản A)

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.

Trời đất thuở gió bay, bụi nổi (bản B)

Khách hồng nhan nhiều nỗi truân chuyên.

Hai câu này, hai bản dịch có nội dung và câu chữ tương tự, chứng tỏ ông Phan Huy Ích trước khi dịch

có đọc bản A, như lời ông nói trong bài thơ “Ngẫu thuật”: “Đã có nhiều người tìm cách diễn ra quốc âm” Nhưng hai câu thơ ở hai bản có khác nhau một chữ quan trọng: Khách má hồng (bản A) và khách

Trang 7

hồng nhan (bản B) Ông Nguyễn Thạch Giang đã phân tích rất rõ và cho rằng: Trong quan niệm của nhân dân ta “má hồng” và “hồng nhan”có chỗ khác nhau rất rõ Hai tiếng này không bao giờ lẫn lộn được “Hồng nhan” nghe như có cái gì khinh bạc, rẻ rúng ở bên trong “Hồng nhan” bao giờ cũng đi đôi với “bạc mệnh” Như vậy, rõ ràng là khi dịch chữ “má hồng” người dịch rất có ý thức về giới phụ

nữ và rất từng trải, thể hiện mối thông cảm sâu sắc về thân phận người phụ nữ Còn người dịch chữ

“hồng nhan” (bản B), là quan niệm của người đàn ông, quen xem nhẹ đàn bà, bàng quan trước mọi tâm

tư tủi nhục của họ trong xã hội cũ Sự lý thú ở đây còn ở chỗ, ở bản C mà GS Hoàng Xuân Hãn cho là của Nguyễn Khản cũng dịch chữ “hồng nhan”:

Nẻo trời đất nổi cơn gió bụi,

Kẻ hồng nhan nhiều nỗi truân chuyên.

Chúng ta đọc tiếp câu thơ sau đây:

2.Tư mệnh bạc, tích niên hoa,

Ty ty thiếu phụ cơ thành bà?

Nghĩ mệnh bạc, tiếc niên hoa, (bản A)

Gái tơ mấy chốc sảy ra nạ dòng?

Tiếc tuổi hoa cùng than phận bạc (bản B)

Ả thuyền quyên mấy đạc nên già?

Bản A, tác giả dịch phải là nữ giới mới nói được một cách chân thực nỗi lòng và sự thật tình cảnh người chinh phụ đợi chồng phải gánh chịu Đặc biệt ta chú ý đến chữ “Ả” Chữ “Ả” để chỉ người phụ

nữ với ý coi thường, có vẻ khinh miệt Rõ ràng tác giả dịch phải là nam giới, người từng làm quan, kẻ trên nhìn xuống kẻ dưới Bà Đoàn Thị Điểm không thể tự khinh miệt giới mình

3.Tương cố bất tương kiến

Thanh thanh mạch thượng tang

Mạch thượng tang, mạch thượng tang,

Thiếp ý, quân tâm, thùy đoản tràng?

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy, (bản A)

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng, ý thiếp, ai sầu hơn ai?

Trông nhau mà chẳng thấy nhau, (bản B)

Xanh xanh những thấy bóng dâu trên đường.

Dâu mấy hàng, có hay chăng nhẽ,

Lòng đấy đây, ai kẻ vắn, dài?

Liệu có người phụ nữ nào nói với chồng quan: Lòng đấy đây, ai kẻ vắn, dài? Câu thơ này chắc chắn

là do đàn ông viết, coi mình là người bề trên mới viết như vậy

4.Cung tiễn hề tại yêu,

Thê noa hề biệt quyết.

Đường giong ruổi, lưng đeo cung tiễn

Buổi tiễn đưa, lòng bịn thê noa (bản A)

Trang 8

Lưng trẩy đi cung tên mang mẻ, (bản B)

Áo phân tay, xem nhẹ tình duyên.

Câu thơ ở bản A có chất nữ tính, do phụ nữ viết Câu thơ ở bản B có chất nam tính, chỉ có đàn ông mới viết “xem nhẹ tình duyên”, phụ nữ không nói như vậy

5.Liên hiệp tinh kỳ hề xuất tái sầu,

Huyên huyên tiêu cổ hề từ gia oán.

Hữu oán hề phân huề,

Hữu sầu hề khế khoát.

Bóng cờ, tiếng trống xa xa, (bản A)

Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng.

Ngọ cờ ra ải đeo phiền, (bản B)

Trống còi ong ỏng, dẹp bên, giã nhà.

Câu thơ bản A là lời oán trách, đầy tâm trạng của người trong giới nữ Còn câu thơ bản B dửng dưng với sự việc mà mình đang mô tả, thể hiện tính đàn ông bàng quang với sự việc trước mắt, câu thơ thiếu cái tình người ở trong đó

Những ví dụ tiếp theo sau đây, đều chứng tỏ người dịch bản A là nữ giới, và người dịch bản B là nam giới:

6.Khách phong lưu đương chừng niên thiếu (bản A)

Sánh nhau cùng dan díu chữ duyên

Nỡ nào đôi lứa thiếu niên,

Quan sơn để cách hàn huyên sao đành?

Tuổi chưa nhiều, đấy phong lưu khách, (bản B)

Đây trẻ trung muôn dịch vừa quen.

Bao kham đôi trẻ thiếu niên,

Đều riêng ấm lạnh, dặm nghìn ai hay?

Lễ giáo phong kiến đã ăn sâu vào máu thịt, dịch giả là nữ, và người vợ thời xưa, liệu có dám xưng với chồng quan là: “đấy phong lưu khách” và “đây trẻ trung muôn dịch vừa quen”, một cách “bình đẳng” và có vẻ “hơi hỗn” như vậy không?

7.Mẹ già phơ phất mái sương (bản A)

Con thơ măng sữa, vả đương phù trì.

Lòng lão thân buồn khi tựa cửa,

Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm.

Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam,

Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân.

Tóc dường sương, mẹ chàng tuổi tác, (bản B)

Mà con chàng trứng nước tuổi thơ.

Mẹ già ngoài cửa đứng chờ,

Trang 9

Con thơ ngồi chực sớm trưa bữa thường.

Nuôi mẹ chàng, thiếp khôn làm gái,

Dạy con chàng, thiếp phải làm cha.

Bà Đoàn Thị Điểm được học hành, được giáo dục cẩn thận, lễ giáo phong kiến nghiêm khắc, bà không thể dịch “mẹ chàng”, “con chàng” được Đọc mấy câu thơ bản A, ta có cảm giác như chính công việc của bà Đoàn Thị Điểm vẫn phải làm, khi cha và anh mất sớm, bà phải làm nhiều việc để nuôi mẹ

và các cháu

8.Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu (bản A)

Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong.

Chẳng hay muôn dặm ruổi giong,

Lòng chàng có cũng như lòng thiếp chăng?

Ngoảnh trông dương liễu nơi nào, (bản B)

Ấn phong hầu, giận khát khao nỗi gì?

Nẻo trẩy đi, dặm nghìn cách trở,

Biết lòng chàng có tựa thiếp chăng?

Ở bản A, người phụ nữ tỏ ra ân hận, khi đồng ý để chồng nhận tước phong ra trận Đây là tâm lý rất phụ nữ, chỉ phụ nữ mới có thể dịch được như vậy

Còn rất nhiều câu thơ tương tự, ở đây chúng tôi chỉ đưa ra một số ví dụ

Thơ là người Trong thơ mang hình bóng tác giả Ngay cả thơ dịch, cũng thể hiện phong cách, tâm hồn, vốn sống, sự từng trải, quan điểm (quan điểm sống, xử thế, nghệ thuật văn chương…) Và đặc biệt trong thơ (kể cả thơ dịch) thể hiện cái chất nữ tính và nam tính rất rõ

Đọc kỹ bản B, đúng như lời ông Phan Huy Ích đã nói trong bài “Ngẫu Thuật”, là ông đã cố gắng truyền tải hết ý của tác giả Đặng Trần Côn vào trong bản dịch Nôm của ông, và không thật coi trọng việc chuốt từ, tìm vần… Vì vậy khi đọc bản B, ta cảm thấy văn chương hơi bị gò ép, lời văn thiếu khoáng đạt, trau chuốt, nhiều khi dùng luôn câu chữ của tác giả Đặng Trần Côn Đôi khi ông còn lấy cả

ý thơ của bà Đoàn

Thị Điểm Ví dụ câu thơ dịch sau đây của bà Đoàn Thị Điểm rất hay, rất chỉnh:

Sương như búa bổ mòn gốc liễu,

Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô.

Còn câu của ông Phan Huy Ích:

Rụng đùng đùng lá dương, sương bổ,

Cây ngô đồng mưa nọ chẻ tan.

Nguyên tác:

Sương phủ tàn hề dương liễu,

Vũ cứ tổn hề ngô đồng.

Bà Đoàn dùng từ “bổ mòn” và “xẻ héo”, còn ông Ích dùng từ “bổ” và “chẻ” (gần giống xẻ) Hai chữ

“bổ mòn” và “xẻ héo” không có trong nguyên tác của Đặng Trần Côn Phải chăng, ông Phan Huy Ích

Trang 10

đã học hai chữ này của bà Đoàn Thị điểm?! Và nếu đúng như vậy, thì bản A đích thị là của bà Đoàn Thị Điểm dịch

Từ những nhận xét và dẫn chứng nêu ra ở trên, nhìn nhận một cách tổng thể, trên cơ sở phân tích chất nữ tính trong bản A, chất nam tính trong bản B và quan điểm dịch thơ của hai tác giả Phan Huy Ích và Đoàn Thị Điểm, cũng như trình độ, tầm cỡ, bề dầy thơ ca, cuộc sống và gia đình… , em cho rằng bản A mới là bản dịch của Đoàn Thị Điểm, còn bản B là bản dịch của Phan Huy Ích

Ngày đăng: 25/04/2016, 21:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w