1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Bộ đề văn thuyết minh văn học Việt Nam hiện đại lớp 9 học kỳ I

18 899 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 140 KB

Nội dung

Có lẽ, sự khó khăn về hoàn cảnh đã hình thành nên tình cảm đồng đội của hai người chăng?. Có lẽ, cạnh bên nhau với sự đồng cảm, sẻ chia thì dù bao trở ngại về vật chất, thờ

Trang 1

ĐỀ 1: Giới thiệu về nhà thơ Chính Hữu và hình ảnh người lính cách mạng trong bài thơ “Đồng Chí”.

Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc (1926- 2007) quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về đề tài người lính và hai cuộc chiến tranh Tập thơ “Đầu súng trăng treo” (1966) là tác phẩm chính của ông Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc Năm 2000 ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật Bài thơ đồng chí được sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc “Đồng chí” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học kháng chiến chống Pháp

Bài thơ được mở ra bằng những câu thơ tự sự, trữ tình,nghe như một lời bộc bạch chân tình để lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí

“ Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Mở đầu bài thơ, hình ảnh về hai miền quê như hiện lên trước mắt chúng ta “Anh” xuất thân từ vùng ngập mặn, khó cày cấy vì phèn chua “Tôi” ra đi từ miền sỏi đá khô cằn khó mà có thể trồng trọt Có lẽ, sự khó khăn về hoàn cảnh đã hình thành nên tình cảm đồng đội của hai người chăng? Đúng vậy, cùng chung cảnh ngộ với nhau, dường như hai nhân vật đã hình thành nên sợi dây tình cảm vô hình đang dần gắn kết hai người lại với nhau vì họ đều là những người nông dân cầm súng bảo vệ Tổ quốc thân yêu Hai trái tim giản dị, chân chất cùng chung nhịp đập từ đây “Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

Hai nhân vật “anh” và “tôi” từ phương trời nao nhưng lại cùng chung lí tưởng, mục đích với nhau nên đã tạo ra mối nhân duyên thật đáng trân trọng Hình ảnh “súng bên súng, đầu sát bên đầu” sao lại thân thuộc và họ rất gần gũi bên nhau Cây súng – người bạn chiến đấu của họ đang cạnh nhau, đầu họ sát kề nhau như chút gì đó san sẻ cho nhau, như chút gì đó trao nhau niềm tin Bức tranh ấy thật sống động làm sao khi tư thế sẵn sàng chiến đấu trong việc thi hành nhiệm vụ vẫn chất chứa của cái tình mang tên :Đồng chí!

“Đồng chí!” – tên gọi khá quen thuộc với các cơ quan ban ngành hiện nay như Đoàn, Đảng nhưng mấy ai biết rằng hai tiếng thiêng liêng ấy xuất phát từ bài thơ này Cùng chung lí tưởng cao đẹp, họ đã tìm đến ánh sáng của cách mạng soi rọi và cùng chiến đấu bên nhau Tiếng”Đồng chí” ấy như một câu cảm thán của tác giả xúc động thốt lên từ sâu trong tim ông Đó là sự khẳng định mối về sự đồng cảm tương quan hình thành nên sự bền chặt của hai người chiến sĩ

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Trang 2

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay”

Hai câu thơ trên như biểu rõ tâm trạng của người lính khi ra trận Họ bỏ lại sau lưng tất cả, có lẽ là hạnh phúc riêng để đặt vận mệnh cả dân tộc lên vai Điều đó thật thiêng liêng, cao cả hơn bất kì thứ gì phải không?Nơi quê hương anh vẫn còn đó, cái nghề nông gắn theo “anh” từ nhỏ nhưng “anh” đã gửi lại hậu phương Tiền tuyến nơi đây biết rằng khó khăn ở chốn ấy có người thân, bè bạn và đôi khi là tình yêu của anh đang ngóng chờ Gian nhà trống vì vắng tiếng anh chợt lung lay vì những cơn gió trái trời Liệu rằng trái tim người lính còn bền bỉ hay chăng? Vâng, “anh” thật sự “mặc kệ” Hai từ

“mặc kệ” như thái độ bỏ qua tất cả sau lưng, vượt lên lợi ích riêng của cá nhân nhằm giữ vững lí tưởng chung là giành độc lập Như Tố Hữu có viết: Nếu được làm hạt giống để mùa sau

Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Vui gì hơn làm người lính đi đầu Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!”

Đấy!Tố Hữu cũng cùng chung mục đích như nhân vật “anh” kia, sẵn sàng làm người lính đi đầu Họ đã chấp nhận cầm cây súng trên tay, đặt hàng triệu trái tim lên mình thì ắt hẳn họ đã quên đi những vui buồn cá nhân để mang độc lập về cho dân tộc Dường như tất cả các chiến sĩ đều đã quên đi bản thân, chỉ nghĩ đến thời cuộc bấy giờ mà mang trong mình một ý chí sắt đá kiên cường nhất “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” biết rằng đã tham gia chiến đấu vì Tổ quốc, vì quê hương thì đâu ai còn giữ riêng cho mình một nỗi niềm Hình tượng “giếng nước, gốc đa” được tác giả nhân hóa một cách sinh động nhưng đó lại là hình ảnh thật lắng động Giếng nước có mẹ hay chị người chiến sĩ hay đến múc nước dùng cho sinh hoạt trong gia đình, gốc đa nơi có người cha đang dẫn trâu về, cây đa đầu làng như đang chờ hình bóng của ai đó hay người lính chăng? Và biết đâu, trái tim một cô gái đang ngóng chờ anh chiến sĩ nơi gốc đa ấy thì sao? Quê hương vẫn đang là hậu phương cho “anh” có thể vững tin mà thi hành nhiệm vụ của mình Sự sẻ chia của hai nhân vật “anh và tôi” thật lắng sâu

Tình đồng chí đồng đội không đừng lại ở đó, đó còn là sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau Từng cơn sốt đi qua sẽ là cơ hội cho tình cảm của họ được gắn bó hơn cả “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh./ Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.” Họ đã trải qua cùng nhau từng cơn khốn khó của căn bệnh sốt rét kia mà khi ấy vẫn chưa có thuốc trị dường như sự chân thành từ trái tim đã kết nối hai tâm hồn với nhau Có lẽ lúc nguy nan sẽ là lúc mỗi con người sẽ biết được giá trị của tình cảm là gì Vừng trán ướt dẫm mồ hôi vì cơn sốt nhưng vẫn còn cái tình đồng chí nơi đây Thật đáng trân trọng biết bao bạn nhỉ?

“Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

Trong rừng lạnh biết mấy thế mà áo “anh” lại rách vai, quần “tôi” có vài mảnh vá Có lẽ đây là chút gì của sự đồng cảm với nhau giữa hai người lính Áo “anh” rách thì đã

Trang 3

sao khi quần”tôi” cũng chắp vá Sự thiếu thốn về vật chất nhưng chẳng ngăn tinh thần của các anh “Miệng cười buốt giá”, nghe có vẻ như nụ cười kia vẫn chịu ảnh hưởng từ cơn giá rét bên ngoài và còn” Chân không giày” Sự ấm áp nay còn đâu khi trời đang trở gió, quần áo chẳng lành với đôi chân trần Chắc các anh khổ cực lắm, lạnh buốt lắm nhưng thực chất chỉ là bề ngoài mà thôi Trái tim người lính vẫn đang rừng rực với tinh thần chiến đấu Vì vậy, sự đồng cảm đã được cụ thể hóa bằng hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” Hơi ấm từ đôi tay đây, các anh đã trao nhau ngọn lửa rực cháy của tình yêu đất nước, trao nhau niềm thương cảm cùng nhau “Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”

Cái cảnh giá rét của sương muối như ngấm sâu vào da thịt của người lính Miền Bắc lúc bấy giờ, nơi rừng hoang ẩm ướt và cái lạnh thấu xương như cắt thịt vẫn chẳng làm nao lòng những người lính kiên cường ấy Ai nếm trải qua gian lao, thử thách mới thấu hiểu hết những khó khăn mà ngày trước các anh bộ đội đã từng vượt qua Bức tranh tả thực về hai người lính chung lí tưởng dưới màn sương rét buốt đã bộc hết tấm lòng mà họ dành cho đất nước, quê hương Chính vì vậy, câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.” rõ ràng là một câu thể hiện sự chủ động, sẵn sàng Dù có khó khăn cách mấy thì

“anh” và “tôi” đều sát cánh bên nhau để làm tròn nhiệm vụ được giao Đó còn là khí khái hiên ngang, chủ động trước bọn giặc xâm lược Hình ảnh hai người lính gác như được tô

rõ nét qua câu thơ này Có lẽ, cạnh bên nhau với sự đồng cảm, sẻ chia thì dù bao trở ngại

về vật chất, thời tiết bên ngoài cũng chẳng làm nao núng làm ta nhớ đến câu thơ:”Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước./Mà lòng phơi phới dậy tương lai.”cũng tràn đầy nhiệt huyết như người lính trong bài thơ này

Và kết thúc bức tranh tả thực sinh động ấy, tác giả đã dùng hình ảnh “Đầu súng trăng treo” – một hình ảnh khiến người đọc phải suy ngẫm Súng-trăng đã gắn kết lại cùng nhau Ánh trăng vằng vặc kia như đang soi sáng cho người lính cách mạng Cây súng và hai đầu tựa vào nhau tạo nên sự gắn kết chặt chẽ không chỉ về hình thức mà cả hai tâm hồn đã đồng điệu cùng nhau Trăng kia cũng sáng soi cho tình đồng chí của họ Ôi!Bức tranh thật sống động về hình ảnh và cả về cái tình mà họ - những người nông dân cầm súng đã dành cho nhau

Mối tình đồng chí đang nảy nở vươn cao tỏa sáng từ cuôc đời chiến đấu.Hình ảnh thật độc đáo gây xúc động bất ngờ, thú vị cho người đọc Hình ảnh kết thúc bài thơ “Đầu súng trăng treo” là một hình ảnh hết sức độc đáo Đó là sự kết hợp giũa bút pháp hiện thực và lãng mạng, vừa thực vừa mơ, vừa xa vừa gần, vừa mang tính chiến đấu vừa mang chất trữ tình, vừa chiến sĩ vừa thi sĩ Đây đầy đủ ý nghĩa cao đẹp của mục đích lí tưởng chiến đấu và mối tình đồng chí thiêng liêng của anh bộ đội cụ Hồ

Qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, ta đã thấy được cơ sở hình thành nên những tình cảm cao đẹp giữa đồng đội có chung hoàn cảnh và lí tưởng như nhau Từ đó,

ta rút ra cho bản thân rất nhiều bài học về sự gắn kết giữa người với người, đặc biệt là người cùng chung ta lí tưởng sống Ta cũng phần nào biết được nỗi gian lao mà các anh lính đã phải trả qua từ vật chất đến điều kiện thời tiết Nhờ bài thơ này, ta sẽ cố gắng học tập vươn lên để không phụ công ơn mà những người chiến sĩ cách mạng đã giành được cho ta như ngày hôm nay Giá trị của bài thơ sẽ mãi trường tồn và hai tiếng :”Đồng chí!”

sẽ mãi là tiếng gọi thân thương nhất cho đến mai sau

Trang 4

ĐỀ 2: Giới thiệu về nhà thơ Phạm Tiến Duật và hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm chống

Mỹ "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai"(Tố Hữu), Phạm Tiến Duật (1941- 2007) quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1964, Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc "Bài thơ về tiểu đội không kính" (trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969-1970) được Phạm Tiến Duật viết năm 1969 là bài thơ tự do mang phong cách đó

Mở đầu bài thơ là hình ảnh những chiếc xe không kính chắn gió - hình ảnh có sức hấp dẫn đặc biệt vì nó chân thực, độc đáo, mới lạ Xưa nay, hình ảnh xe cộ trong chiến tranh đi vào thơ ca thường được mỹ lệ hoá, tượng trưng ước lệ chứ không được miêu tả cụ thể, thực tế đến trần trụi như cách tả của Phạm Tiến Duật Với bút pháp hiện thực như bút pháp miêu tả "anh bộ đội cụ Hồ thời chống Pháp" của Chính Hữu trong bài Đồng chí (1948), Phạm Tiến Duật đã ghi nhận, giải thích về "những chiếc xe không kính" thật đơn giản, tự nhiên :

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Bom đạn ác liệt của chiến tranh đã tàn phá làm những chiếc xe ban đầu vốn tốt, mới trở thành hư hỏng : không còn kính chắn gió, không mui không đèn, thùng xe bị xước Hìmh ảnh những chiếc xe không kính không hiếm trong chiến tranh chống Mỹ trên đường Trường Sơn lửa đạn nhưng phải là một chiến sĩ, một nghệ sĩ tâm hồn nhạy cảm, trực tiếp sẵn sàng chiến đấu cùng những người lính lái xe thì nhà thơ mới phát hiện được chất thơ của hình ảnh ấy để đưa vào thơ ca một cách sáng tạo, nghệ thuật Không tô vẽ, không cường điệu mà tả thực, nhưng chính cái thực đã làm người suy nghĩ, hình dung mức độ ác liệt của chiến tranh, bom đạn giặc Mỹ

Mục đích miêu tả những chiếc xe không kính là nhằm ca ngợi những chiến sĩ lái

xe Đó là những con người trẻ trung, tư thế ung dung, coi thường gian khổ, hy sinh Trong buồng lái không kính chắn gió, họ có cảm giác mạnh mẽ khi phải đối mặt trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài Những cảm giác ấy được nhà thơ ghi nhận tinh tế sống động qua những hình ảnh thơ nhân hoá, so sánh và điệp ngữ :

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái

Những câu thơ nhịp điệu nhanh mà vẫn nhịp nhàng đều đặn khiến người đọc liên tưởng đến nhịp bánh xe trên đường ra trận Tất cả sự vật, hình ảnh, cảm xúc mà các chiến

Trang 5

sĩ lái xe trực tiếp nhìn thấy, cảm nhận đã biểu hiện thái độ bình tĩnh thản nhiên trước những nguy hiểm của chiến tranh, vì có ung dung thì mới thấy đầy đủ như thế Các anh nhìn thấy từ "gió","con đường" đến cả "sao trời", "cánh chim" Thế giới bên ngoài ùa vào buồng lái với tốc độ chóng mặt tạo những cảm giác đột ngột cho người lái Hình ảnh

"những cánh chim sa, ùa vào buồng lái" thật sinh động, gợi cảm Hình ảnh "con đường chạy thẳng vào tim" gợi liên tưởng về con đường ra mặt trận, con đường chiến đấu, con đường cách mạng

Hiên ngang, bất chấp gian khổ, những người lính lái xe luôn lạc quan tin tưởng chiến thắng Những câu thơ lặp cấu trúc tự nhiên như văn xuôi, lời nói thường ngày thể hiện hình ảnh đẹp, tự tin, có tính cách ngang tàng:

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô, mau thôi

Phạm Tiến Duật từng là thành viên của đoàn 559 vận tải chiến đấu ở Trường Sơn nên chất lính, tính ngang tàng thể hiện rõ nét trong thơ Các chiến sĩ lái xe không hề lùi bước trước gian khổ, trước kẻ thù mà trái lại "tiếng hát át tiếng bom", họ xem đây là cơ hội để thử thách sức mạnh ý chí Yêu đời, tiếng cười sảng khoái của họ làm quên đi những nguy hiểm Câu thơ "nhìn nhau mặt lấm cười ha ha" biểu lộ sâu sắc sự lạc quan ấy

Tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó là phẩm chất của người lính Những khoảnh khắc của chiến tranh, giữa sống chết, những người lính trẻ từ những miền quê khác nhau nhưng cùng một nhiệm vụ, lý tưởng đã gắn bó nhau như ruột thịt, gia đình : Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm

"Trời xanh thêm" vì lòng người phơi phới say mê trước những chặng đường đã đi

và đang đến "Trời xanh thêm" vì lòng người luôn có niềm tin về một ngày mai chiến thắng Những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, trẻ trung sôi nổi, giàu

Trang 6

tình đồng chí đồng đội, có lòng yêu nước sâu sắc Lòng yêu nước là một động lực tạo cho họ ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, đánh bại giặc Mỹ và tay sai để thống nhất Tổ quốc :

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim

Khổ thơ cuối cùng vẫn giọng thơ mộc mạc, mà nhạc điệu hình ảnh rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của những chiến sĩ vận tải Trường Sơn Bốn dòng thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, bất ngờ thú vị Hai câu đầu dồn dập những mất mát khó khăn do quân thù gieo xuống, do đường trường gây ra : xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe bị xước Điệp ngữ "không có" nhắc lại ba lần như nhân lên những thử thách khốc liệt Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc "không có kính/ rồi xe không có đèn/ Không có mui xe/ thùng xe có xước" như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu, đầy chông gai bom đạn Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, hình ảnh đậm nét Đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở hướng ra tiền tuyến lớn với tình cảm thiêng liêng "vì miền Nam", vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất cho cả nước Chói ngời, toả sáng khổ thơ, cả bài thơ là hình ảnh "trong xe có một trái tim" Cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ anh hùng của mỗi người cầm lái tích tụ, kết đọng ở "trái tim" gan góc, kiên cường, chứa chan tình yêu nước này Ẩn sau ý nghĩa câu thơ "chỉ cần trong xe có một trái tim" là chân

lý của thời đại chúng ta :sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, công cụ

mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng Có thể cả bài thơ hay nhất là câu cuối, "con mắt của thơ", làm bật lên chủ đề, toả sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong bài thơ

"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là một bài thơ đặc sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật cũng như một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Lửa đèn, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Nhớ, Từ sự giản dị của ngôn từ, pha một chút ngang tàng thể hiện tinh thần bất chấp gian khổ, khó khăn của những người lính cùng với việc kết hợp linh hoạt thể thơ bảy chữ và tám chữ tạo cho điệu thơ gần với lời nói tự nhiên và sinh động, bài thơ đã khắc hoạ, tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe, thể hiện khát vọng sống cao cả và kiên cường Qua hình ảnh người lính trong bài thơ, ta có thể cảm nhận được phẩm chất anh hùng, khí phách dũng cảm, bất chấp gian nguy và hồn nhiên yêu đời của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ

Trang 7

ĐỀ 3: Giới thiệu về nhà thơ Bằng Việt và tình bà cháu trong bài thơ "Bếp lửa”.

Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng sinh năm 1941 quê tỉnh Hà Tây Bằng Việt làm thơ từ những năm 1960 thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành thời kì kháng chiến chống Mĩ Tác giả được nhận Giải nhất Văn học- nghệ thuật Hà Nội năm

1967, Giải thưởng chính thức về dịch thuật do Quỹ Hòa Bình Liên Xô trao tặng năm

1982 Bài thơ Bếp Lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang còn là sinh viên học ngành luật ở nước ngoài Bài thơ được đưa vào tập Hương cây- Bếp lửa, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ

Hẳn ai cũng có một quá khứ bên người thân, gia đình Trong thời kỳ đất nước chống giặc ngoại xâm, biết bao người đã rời khỏi gia đình để nhập ngũ, dốc sức vì đất nước Nhà thơ Bằng Việt cũng có một tuổi thơ mà bố mẹ ông đều đi đánh giặc Một mình sống với bà nhưng ông không hề cảm thấy cô đơn mà còn rất tự hào và vui sướng vì được sống bên bà Ông đã sáng tác nên bài thơ "Bếp lửa” để nói lên tình cảm của ông giành cho bà cũng như khẳng định rằng bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người

"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Ngay ba câu thơ đầu, điệp ngữ "một bếp lửa” đã đi liền với các từ láy: chờn vờn, ấp iu… gợi cho ta cái cảm giác ấm áp với tình cảm chứa chan Và ngay lập tức, hình ảnh người bà đã hiện lên Ở đây, bà không hiện lên như một bà tiên mà hiện lên trong trái tim của người cháu nhớ về người bà gian nan Từ hồi ức dần dần trở về dưới những dòng thơ

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”

Trong tình cảnh nạn đói của đất nước, gia đình tác giả cũng không phải là ngoại

lệ Bố ông còn con ngựa để đi đánh xe là may mắn lắm Nhưng cái không khí nghèo túng của toàn xã hội đã bao phủ tất cả Gần hai mươi năm sau, khói vẫn làm cay mắt tác giả Cái "cay” này không phải là cái "cay” do củi ướt, củi tươi mà cái cay đắng cuảnhững kỉ niệm đói khổ của nhiều người, trong đó có hai bà cháu tác giả

"Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”

Trang 8

"Cháu cùng bà nhóm lửa”, nhóm lên ngọn lửa của sự sống và của tình yêu bà cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy.Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ Đó là tiếng chim tu hú kêu Tiếng tu hú kêu như giục giã lúa mau chín, người nông dân mau thoát khỏi cái đói, và dường như đó cũng là một chiếc đồng hồ của đứa cháu để nhắc bà rằng: "Bà ơi, đến giờ bà kể chuyện cho cháu nghe rồi đấy!” Từ "tu hú” được điệp lại ba lấn làm cho âm điệu cấu thơ thêm bồi hồi tha thiết, làm cho người đọc cảm thấy như tiếng tu hú đang từ xa vọng về trong tiềm thức của tác giả.Tiếng "tu hú” lúc mơ màng, lúc văng vẳng từ những cánh đồng xa lâng lâng lòng người cháu xa xứ Tiếng chim tu hú khắc khoải làm cho dòng kỉ niệm của đứa cháu trải dài hơn, rộng hơn trong cái không gian xa xôi của nỗi nhớ thương

"Mẹ cùng cha công tác bận không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc

Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa!”

Qua đoạn thơ này ta thấy hiện lên một căn nhà quạnh quẽ giữa đồng, chỉ hẩm hút có một già một trẻ Đứa trẻ thì "ăn chưa no, lo chưa tới”, còn bà thì ốm yếu hom hem Bà phải xoay sở nuôi thân mình và nuôi cả cháu Vậy mà bà còn "bảo cháu làm, chăm cháu học” bên cạnh cái bếp lửa Hình ảnh bếp lửa ở đây không ghi dấu đắng cay nữa mà đó là hình ảnh của một căn nhà ấm áp, nương náu để hai bà cháu sinh sống

Trong tám năm ấy, đất nước có chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư, bố

mẹ phải đi công tác, cháu vì thế phải ở cùng bà trong quãng thời gian ấy, nhưng dường như đối với đứa cháu như thế lại là một niềm hạnh phúc vô bờ.? cùng bà, ngày nào cháu cũng cùng bà nhóm bếp Và trong cái khói bếp chập chờn, mờ mờ ảo ảo ấy, người bà như một bà tiên hiện ra trong câu truyện cổ huyền ảo của cháu Nếu như đối với mỗi chúng ta, cha sẽ là cánh chim để nâng ước mơ của con vào một khung trời mới, mẹ sẽ là cành hoa tươi thắm nhất để con cài lên ngực áo thì đoiá với Bằng Việt, người bà vừa là cha, vừa là

mẹ, vừa là cách chim, là một cành hoa của riêng ông Cho nên, tình bà cháu là vô cùng thiêng liêng và quý giá đối với ông Trong những tháng năm sống bên cạnh bà, bà không chỉ chăm lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ mà còn là người thầy đầu tiên của cháu Bà dạy cho cháu những chữ cái, những phép tính đầu tiên Không chỉ thế, bà còn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm người Nững bài học đó sẽ là hành trang mang theo suốt quãng đời còn lại của cháu Người bà và tình cảm mà bà dành cho cháu

đã thất sự một chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần cho đứa cháu bé bỏng Cho nên khi bây giờ nghĩ về bà, nhà thơ càng thương bà hơn vì cháu đã đi rồi, bà sẽ ở với ai,

ai sẽ người cùng bà nhóm lửa, ai sẽ cùng bà chia sẻ những câu chuyện những ngày ở Huế, Nhà thơ bổng tự hỏi lòng mình: "Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà?” Một lời than thở thể hiện nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu nơi xứ ngươi Chỉ trong một khổ thơ

mà hai từ "bà”, "cháu” đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gợi lên hình ảnh hai bà cháu sóng đôi, gắn bó, quấn quýt không rời

Trang 9

Chiến tranh, một danh từ bình thường nhưng sức lột tả của nó thì khốc liệt vô cùng, nó đã gây ra đau khổ cho bao người, bao nhà Và hai bà cháu trong bài thơ cũng trở thành một nạn nhân của chiến tranh: gia đình bị chia cắt, nhà bị giặc đốt cháy rụi

"Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở vế lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lếu tranh

Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:

"Bố ở chiến khu bố còn việc bố

Mày viết thư chớ kể này kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Cuộc sống càng khó khăn, cảnh ngộ càng ngặt ngèo, nghị lực của bà càng bền vững, tấm lòng ủa bà càng mênh mông Qua đó, ta thấy hiện lên một người bà cần cù, nhẫn nại và giàu đức hi sinh Dù cho ngôi nhà, túp lều tranh của hai bà cháu đã bị đốt nhẵn, nơi nương thân của hai bà cháu nay đã khong còn, bà dù có đau khổ thế nào cũng không dám nói ra vì sợ làm đứa cháu bé bong của mình lo buồn Bà cứng rắn, dắt cháu vượt qua mọi khó khăn, bà không đứa con đang bận việc nước phải lo lắng chuyện nhà Điều đó ta có thể thấy rõ qua lới dặn của bà: "Mày có viết thư chớ kể này kể nọ "Cứ bảo nhà vẫn đươc bình yên!” Lới dăn của bà hôm nay giản dị nhưng chất chứa biết bao tình Gian khổ, thiếu thốn, bao nỗi nhớ thương con bà đều phải nén vào trong lòng để yên lòng người nơi tiền tuyến Hình ảnh người bà không chỉ còn là người bà của riêng cháu mà còn là một biểu tượng rõ nét cho nhữnh người phụ nữa Việt Nam giàu đức hi sinh, thương con qúy cháu

Kết thúc khổ thơ, Bằng Việt đã nâng hình ảnh bếp lửa trở thành hình ảnh ngọn, một ngọn lửa “Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng” Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ Ngọn lửa của tình yên thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng si sáng cho con đường đứa cháu Bà luôn nhắc cháu rằng: nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu

Những dòng thơ cuối bài cũng chính là những suy ngẫm về bà và bếp lửa mà nhà thớ muốn gửi tới bạn đọc, qua đó cũng là những bài học sâu sắc từ công việc nhỏ, lửa tưởng chừng đơn giản: “ Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm” Một lấn nữa, hình ảnh bếp lửa

" ấp iu”, "nồng đượm” đã được nhắc lại ở cuối bài thơ như một lần nữa khẳng định lại cái tình cảm sâu sắc của hai bà cháu

"Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”

Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩ tình, những năm tháng khó khăn mà hai bà cháu đã sống vơi nhau, những năm tháng

mà hai bà cháu mình cùng chia nhau từng củ sắn, củ mì."Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” "Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” của bà hay là lời răng dạy cháu luôn phải mở lòng

ra với mọi người xung quanh, phải gắn bó với xóm làng, đừng bao giờ có một lối sống ích kỉ "Nhóm dậy cả những tâm tinh tuổi nhỏ”

Trang 10

Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đấy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu tứ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong

“Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh Suốt dọc bài thơ, mười lần xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà.Âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm dâng trào lớp lớp sóng vỗ vào bãi biển xanh thẳm lòng bà Người bà đã là, đang là

và sẽ mãi mãi là người quan trọng nhất đối với cháu dù ở bất kì phương trời nào Bà đã trờ thành một người không thể thiếu trong trái tim cháu Giờ đây, khi đang ở xa bà nửa vòng trái đất, nhà thơ Bằng Việt vẫn luôn hướng lòng mình về bà

"Giờ cháu đã đi xa Có ngọn khói trăm tàu

Có lưả trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

Xa vòng tay chăm chút cuả bà để đến với chân trời mới, chính tình cảm cuả hai bà chaú đã sưởi ấm lòng tác giả trong cái muà đông lạnh giá cuả nước Nga Đứa cháu nhỏ cuả bà ngàu xưa giờ đã trưởng thành nhưng trong lòng vần luôn đinh ninh nhớ về góc bếp, nơi nắng mưa hai bà cháu có nhau Đưá cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ cuả đưá chaú đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó

Qua bài thơ khiến người đọc xúc động bởi tình cảm bà cháu chân thành, thắm thiết Nhà thơ đã khéo léo sử dụng hình ảnh “bếp lửa” Đây là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, có giá trị thẩm mĩ cao: vừa cụ thể , chân thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, góp phần thể hiện chiều sâu triết lí của bài thơ Tình cảm yêu quý, biết ơn của người cháu đối với bà trong bài thơ chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, điểm khởi đầu của tình yêu đất nước Bài thơ "Bếp lửa” sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ sức truyền cảm sâu sắc cuả nó Bài thơ đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng cuả ta

Ngày đăng: 25/04/2016, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w