#24)ÿ 712 BỘ GIÁO ĐỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUOC GIA 86 CHI MINH \ i q | q i | { VŨ VĂN HIẾN i
MOT SO VAN DE VE MOI QUAN HE GIUa ON ĐỊNH XÃ HỘI
VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Trang 2LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÁNH TẠI
HỌC VIỆN CHINH TRI QUOC GIA HO CHI MINH
Người hướng dan khoa hoc:
1 NGUYÊN BẰNG TƯỜNG PGS Triết học
2 LÊ VĂN DƯƠNG PGS-TS Triết học
Phản biện 1: PGS-TS LÊ VĂN CƯƠNG
Viện nghiên cứu Chiến lược và khoa học công an
Phản biện 2: PGS-TS NGUYEN TUAN DUNG
Viện Khoa học xã hội và nhán văn quân sự
Phân biện 3: PGS-TS LE VAN QUANG
Học viện Chính trị quân sự
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại
Học viện Chính trị Quốc giá Hệ Chí Minh - Hội trường số 7A,
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Sau L5 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trong trên nhiều lĩnh vực Về cơ bản, "nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa (CNH) đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước”, Đánh giá trên của ĐCSVN (tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VHI) không chỉ khái quát những thành tưu chủ yếu và vạch ra phương hướng vận động tiếp
theo cho quá trình đổi mới, mà còn chỉ rõ những thuận lợi và khó khăn của
quá trình CNH, HĐH đất nước Thoát ra khỏi tình trạng không hoảng kinh tế - xã hội, điều đó có nghĩa là Việt Nam đã tái thiết lập được trạng thái ổn định, song trạng thái ổn định đó chưa thật sự vững chắc, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển xã hội ở trình độ cao Bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khoá VI ĐCSVN đã vạch ra cùng với
những khuyết điểm, yếu kém trên lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội mà Đại hội VII cha Dang da chi rõ, về thực chất đang trở thành những thách thức, tiểm
ẩn trong đó những nhân tố dẫn đến mất ổn định, thậm chí tái khủng hoảng,
can trở sự nghiệp CNH, HĐH trước mắt cũng như lâu dài Vì vậy vấn dé giữ
vững và phát huy vai trò của ổn định xã hội (ÔÐXH) hiện đang được đặt ra
một cách cấp thiết vừa nhằm củng cố, bảo vệ những thành quả của sự nghiệp đổi mới, vừa nhằm tăng cường điểu kiện cơ bản, cần thiết cho quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
Tiến hành CNH, HĐH đất nước trong thời đại ngày nay đòi hỏi Việt Nam phải mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác với nước ngoài Song mở cửa như thế nào, mở đến đâu để vừa tiến hành CNH, HĐH thuận lợi, vừa giữ vững
được ÔÐXH, đặc biệt trong tình hình Mỹ đang ráo riết thực hiện chiến lược
“Diễn biến hòa bình" chống Việt Nam, điều đó cần trí tuệ tỉnh táo cùng ý thức
Trang 4mở cửa ở Việt Nam như vậy không chi bat nguồn từ thực tế trong nước, mà
còn phải đặt trong tình hình quốc tế đang có nhiều biển đổi, phù hợp với xu
thế chung của thời đại Đây là một vấn đẻ lớn vừa có ý nghĩa thời sự cấp bách vừa mang tầm chiến lược của sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN ở Việt Nam
Mặt khác, quá trình CNH, HĐH tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vue
đời sống kinh tế - xã hội, làm chuyển biến căn bản xã hội từ mang tính chất
nông nghiệp sang xã hội công nghiệp văn minh, hiện đại Ảnh hưởng, tấc
động của CNH, HĐH đến ÔÐXH do vậy là tất yếu Bên cạnh những tác động tích cực, làm vững chấc thêm trạng thái ÔĐXH, quá trình CNH HĐH đồng
thời làm nảy sinh những vấn đề mới liên quan trực tiếp đến trạng thái ÔÐXH
Sự nghiệp đổi mới hiện nay đòi hỏi phải vừa giữ vững ÔÐXH, vừa tiến hành CNH, HĐH và càng đẩy mạnh CNH, HĐH càng phải cũng cố, tang cường ODXH Rõ ràng đây là bài toán khó, song yêu cẩu phát triển đất nước không cho phép né tránh hay giải quyết một cách tuỳ tiện
Nghiên cứu ÔÐXH cùng mối quan hệ giữa nó với CNH, HĐH đòi hỏi phải có sự đầu tư của nhiều ngành khoa học, đặc biệt là khoa học triết học
Nhằm góp phần vào việc nghiên cứu đó, luận án này đề cập "Một số vấn đề vẻ
mối quan hệ giữa ÔÐXH và CNH, HĐH ở nước ta hiện nay"
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến để tài
Tầm quan trọng của CNH và ÔĐÐXH từ lâu đã được Đảng Cộng sân Việt Nam và Nhà nước Việt Nam quan tâm Từ đầu những năm 60 đến nay, CNH XHCN luôn được xác định là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên CNXH Vấn đề ÔÐĐXH được chính thức đẻ cập từ đầu những năm 80 Đại hội V của Đảng đã để ra mục tiêu: về cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội ổn định đời sống của nhân dan Đặc biệt tới Đại hội VI, dai hội mở đầu sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, ồn định kinh tế - xã hội được xác định là "nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chang đường đầu
tiên" {14, 421 Tới Đại hội VH, "chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000” đã được thông qua Tại Hội nrghị giữa nhiệm kỳ (khoá VI)
Trang 5cla Dang, CNH được xác định phải gắn liền với HĐH và tiến hành CNH, HĐH được nhấn mạnh "là con đường thoát ra khỏi nguy cơ tụt hận xa hơn sơ với các nước chung quanh, giữ được én định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc
lập chủ quyển và định hướng phát triển XHCN" (17,27) Hiện nay, theo Nghị quyết Đại hội lần VI của Đảng, ÔÐXH được xác định là điều kiện, tiên đề để đẩy mạnh một bước quá trình CNH, HĐH đất nước
Trên lĩnh vực nghiên cứu, một số đề tài cấp Nhà nước thuộc các chương trình khoa học - công nghệ được triển khai trong những năm qua đã dành một sự chú ý cần thiết cho việc phân tích, lý giải ý nghĩa và vai trò của ÔÐXH đối
với sự nghiệp đổi mới, cũng như CNH, HĐH Chẳng hạn, đề tài KXOI-08 -
"Phân tích cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội
nước ta và đánh giá thực trạng
xã hội ta hiện nay", đề tài KXOA - 14 - "Đối mới chính sách xã hội nhằm đảm ; để tài KXO9-04- "Chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ và đối sách của ta"; đề tài BA-97-104-L02 - "An nĩnh nông thôn
bdo an ninh xã hộ
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta - Thực trạng và giải pháp”
Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến ÔÐXH cũng như CNH, HĐH
trong các công trình nghiên cứu của mình Chẳng hạn, các tác giả: Đào Duy Tùng: Quá trình hình thành con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (CTQG), Hà Nội 1994; Phạm Khiêm Ích - Nguyễn
Đình Phan :CNH, HDH ở Việt Nam và các nước trong khu vực, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội 1994; Nguyễn Danh Sơn :Afấy suy nghĩ về môi trường kính tế - xã hội cho quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nhà xuất bản CTQG, Hà
Nội 1995; Trần Xuân Trường: Định hướng XHƠN ở Việt Nam - một số vấn để
lý luận cấp bách, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội 1996 Ngô Dinh Giao: Suy
nghĩ về CNH, HĐH ở Việt Nam (Một số vấn để lý luận và thực tiễn), Nhà
xuất bản CTQG, Hà Nội 1996, Lê Hữu Tổng :Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1997; Trần Nhâm: Có
một Việt Nam như thế - đổi mới và phát triển, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội
1997, Lê Mạnh Hùng: Thực rạng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Việt
Nam, Nha xuất bản Thống kẻ, Hà Nội 1998; Hồng Vĩnh: CNH, ĐH nông
Trang 6nghiệp, nòng thôn - một số vấn để lệ luận và thực tiễn, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội 1998, Lê Bộ Lĩnh: Tăng trưởng kính Tế và công bằng xã hội ở một số nước châu Á và Việt Nam, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội 1998, Bộ Thương mại - Viện Nghiên cứu thương mại :Kiưing hoảng tài chính - tiến tệ ở chau A - Nguyên nhân và bài học, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội 1998
Trên các tạp chí nghiên cứu, một số tác giả cũng đã dé cập, phân tích ý nghĩa, vai trò của trạng thái 6n định với những góc độ khác nhau Chẳng hạn, các tác giả: Lê Hữu Nghĩa: Vai rò của chính trị trong việc đảm bảo định hướng XHCN, Tạp chí Cộng sản số 5/1996, Bùi Đình Bôn: Để giữ vững định hướng XHCN ở nước !a, Tạp chí Thông tin lý luận 8/1996 Nguyễn Trọng Chuẩn :“Mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới chính sách kinh tế và đổi mới chính sách xã hội, Tạp chí Triết học số 6/1996; Văn hóa Việt Nam và sự phát
triển lâu bân của quốc gia, Tạp chí Triết học số 5/1998 Nguyễn Văn Huyện:
Về một mô hình phát triển đảm bảo sự tiến bộ xã hội, Tạp chí Triết học số
2/1998: CNH, HĐH và vấn để giữ gin bản sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí Triết học số 1/1999 Văn Tạo:" Dán chủ và kỷ cương", ổn định và phát triển" - Tạp
chí Cộng sản số 13/(7/1998); Vũ Văn Hiển: Về vấn để an nình vì ổn định và phát triển xã hội trong giai đoạn hiệu nay - Tạp chí TTATXH số 2/1996;
ODXH va vai trò của nó đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước - Tạp chí
Triết học số 2/1997
Trong các công trình, sách và bài viết trên đây, các tác giá đã phân tích,
lý giải khá rõ về CNH, HĐH từ lịch sử của nó đến những bước đi, từ tính tất yếu đến tác dụng thúc đẩy nền kinh tế Những yêu cảu, điều kiện đảm bảo
cho CNH, HĐH cũng đã được nêu ra từ giữ vững định hướng chính trị đến đổi
mới chính sách kinh tế - xã hội, từ mở rộng quan hệ quốc tế đến xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN Vấn đề ổn định tĩnh hình kinh tế - xã
hội cũng đã được để cập và nhấn mạnh như một yêu cầu, một nhân tế đảm bảo
cho quá trình CNH, HĐH Từ thực tế của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam thời kỳ trước đổi mới, nhiều tác giả đã nhấn mạnh đến tính cần
thiết phải thiết lập trạng thái ổn định cho quá trình đổi mới, đồng thời néu ra
Trang 7sát về vấn để an ninh nông thôn cũng đã nèu ra nguyên nhân của việc xuất
hiện những "điểm nóng” và phân tích về tác hại của tình trạng đó Có thể nói, van dé ODXH va CNH, HDH da được đề cập, phân tích dưới những góc độ, cấp độ khác nhau, thể hiện sự quan tâm của các tác giả Song một sự nghiên
cứu trực tiếp về mối quan hệ giữa ÔÐXH và CNH, HĐH đất nước với tính cách là một công trình khoa học độc lập hay một luận án tiến sĩ triết học thì
đến nay chưa thấy xuất hiện
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án
3.1.Mục đích của luận án:
Lam sáng tỏ tính biện chứng của mối quan hệ giữa ÔÐXH và CNH, HĐH, để trên cơ sở đó, đề xuất hệ giải pháp nhằm góp phần xử lý, giải quyết
có hiệu quả quan hệ giữa ÔÐXH và CNH, HĐH ở nước ta hiện nay
3.2 Nhiệm vụ của luận ấn:
- Góp phần xây dựng nhận thức đúng din vé ODXH - Phân tích sự tác động qua lại giữa ÔÐXH và CNH, HĐH
- Tìm hiểu quan hệ giữa ÔÐXH và CNH XHCN ở Việt Nam qua các
thời kỳ lịch sử
- Phân tích quan hệ giữa ÔÐXH và CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay,
làm rỡ những thuận lợi, khó khăn, những đặc điểm của CNH, HĐH, những
vấn đề cần giải quyết nhằm dam bio ODXH
- Đề xuất và phân tích hệ giải pháp để giải quyết có hiệu quả quan hệ
giữaÔÐXH và CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận:
Trang 8- Luận án xuất phát từ quan điểm, đường lối của ĐCSVN để tiến hành phân
tích luận giải thực trạng mối quan hệ giữa ÓÐXH và CNH, HĐH ở Việt Nam
- Luận án kế thừa những thành tựu của các công trình khoa học có liên
quan đã được công bố
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Luan án được thực biện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận mác
xít, sử dụng tổng hợp các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Luận án đã kết hợp các phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và
tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, thống kê và so sánh, vv trong quá trình nghiên cứu, xử lý tài liệu, tư liệu, số liệu liên quan đến đề tài
5 Đóng góp mới của luận án
- Góp phần thống nhất về mặt nhận thức vị trí, vai trò và ý nghĩa của
ÔĐÐXH đối với sự phát triển xã hội
~ Làm rõ tính biện chứng của mối quan hệ giữa ÔÐXH và CNH, HĐH
- Để xuất và phân tích hệ giải pháp góp phần giải quyết có hiệu quả quan hệ giữa ÔÐXH và CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án đã góp phần nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện về mối quan hệ giữa ÔÐXH với CNH, HĐH, tương xứng với vị trí, tắm quan trọng của chúng trong sự nghiệp đổi mới, phát triển xã hội Luận án góp phần thống
nhất nhận thức và hành động thực tiễn nhàm củng cố ƠÐXH, tạo lập mơi
trường xã hội thuận lợi cho việc đẩy mạnh CNH, HĐH Luận án có thể sử
dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và những ai quan
tâm tới vấn đề này
7 Kết cấu của luận án
Trang 9NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN
Chương 1
NHAN THỨC CHUNG VỀ QUAN HỆ GIỮA ỔN ĐỊNH XÃ HỘI
VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA
1.1 Khái niệm ổn định xã hội: 1.1.1 Những nguyên tắc tiếp cận :
Nghiên cứu vẻ ÔÐXH trước hết phải dựa trên cơ sở phép biện chứng
duy vật, đặc biệt là nguyên lý về sự phát triển Tác giả nhấn mạnh: ổn định gắn liên với phát triển, là điều kiện cho phát triển Phát triển là kết quả quá trình giải quyết quan hệ giữa ổn định và biến đổi, ÔÐĐXH không có mục đích tự thân - ổn định để ổn định, mà nó có mục đích khác là tạo điều kiện, địa bàn, môi trường cho quá trình phát triển, xã hội
Mỗi hình thái kinh tế - xã hội trong quá trình tổn tại, vận động của mình
đều cần đến trạng thái ÔÐXH Sự vận động phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên (C.Mác), trạng thái ÔDXH cũng là kết
quả của sự kết hợp giữa nhân tố chủ quan và quy luật khách quan trong những
hoàn cảnh lịch sử nhất định Nếu hoạt động của con người phù hợp vớt quy luật khách quan thì xã hội sẽ vận động, phát triển trong trạng thái cân bằng, trật tu, ổn định Ngược lại khi hoạt động của con người đi ngược lại quy luật
thi sớm muộn sẽ dẫn tới hậu quả xã hội mất ổn định, rối ren, khủng hoảng
Đối với Việt Nam, đổi mới - ổn định - phát triển thống nhất biện chứng với nhau và là những mất khâu trong sự vận động của tiến bộ xã hội, phù hợp với xu hướng thời đại: hòa bình - hữu nghị - ổn định - hợp tác cùng phát triển
ÔĐÐXH vừa là nguyên tắc vừa là động lực của đổi mới và phát triển ÔÐXH để đổi mới, phát triển xã hội Ngược lại, đổi mới phát triển xã hội phải trên cơ sở
ÔÐXH, đảm bảo ÔÐXH Tác giả luận án nhấn mạnh: Thắng lợi của quá trình
Trang 10là chúng ta đã giải quyết mối quan hệ giữa ổn định - đổi mới - phát triển cũng như đã xử lý tốt quan hệ về chiều thời gian giữa quá khứ - hiện tại - tương lai
1.1.2 Đặc trưng của ODXH
Về định nghĩa: ÔDXH là trọng thái ổn định (tật tự, nến nếp, kỷ
cương ) trên các lĩnh vực chủ vếu thuộc đời sống xã hội trong quá trình vận
động biến đổi theo những quy luật khách quan vốn có của chúng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và tiến bộ xã hội
Nội hàm của khái niệm ÔÐXH bao gồm những dấu hiệu chủ yếu: là kết
quả tổng hợp của trạng thái ổn định trên các lĩnh vực chủ yếu thuộc đời sống
xã hội; là wang thái đối lập với trì trệ, rối loạn, khủng hoảng, mất ổn định; là
trạng thái gắn liên với quá trình vận động, biến đổi trên các lĩnh vực thuộc đời sống xã hội; là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, tiến bộ xã hội
Về kết cấu và tiêu ch: ÔÐXH có kết cấu gồm ổn định chính trị - xã
hội, ổn định kinh tế - xã hội; ổn định tư tưởng xã hội, ổn định trật tự xã hội
Mỗi loại én định trên lại có nội dung và kết cấu đặc trưng Xết trên phương điện lý thuyết hệ thống, ÔÐXH là hệ thống mẹ trong đó chứa đựng những hệ thống con Mỗi hệ thống con, vừa có tính độc lập tương đối, vừa thống nhất
trong một chính thể mà nó là một thành tố
Tiêu chí chung để đánh giá ÔÐXH khái quát lại thể hiện trên những điểm chủ yếu sau: Độ vững chắc trong tổ chức, kết cấu xã hội và sự cân bằng
thống nhất giữa các trạng thái ốn định trên từng lĩnh vực; khả năng tự điều
chỉnh tự thích ứng bổ sung cho nhau của trạng thái ổn định trên các lĩnh vực đời sống xã hội; khả nang "đồng hóa" và "dị hóa" của ÔÐXH trước những tác
động, những biến động của tình hình an ninh, ổn định trong khu vực và quốc
tế: mức độ phù hợp của ÔÐXH đối với đòi hỏi nhu cầu phát triển xã hội cũng như đối với xu hướng vận động của thời đại; tính chất của những điều kiện mà
Trang 11hội; kha nang cla ODXH trong việc phòng ngừa xã hội từ xa không để xây ra những xung đột xã hội về mặt lợi ích
Trên cơ sở hệ thống tiêu chí chung đánh giá ÔÐXH tác giả luận án nêu
niên những tiêu chí riêng để đánh giá ổn định trên mỗi lĩnh vực và nhấn mạnh: Quan hệ giữa ổn định chính trị, ổn định kính tế, ổn định tư tưởng văn hóa, ổn
định trật tự xã hội mang tính biện chứng Nghiên cứu ÔĐXH, vì vậy phải trên cơ sở quan điểm toàn diện, đánh giá từng lĩnh vực trong tính chỉnh thể, hệ thống, không tuyệt đối hóa bất kỳ trạng thái én định của lĩnh vực nào đi đến coi thường, hạ thấp lĩnh vực khác
Về vai trò của ÔĐXH đối với sự phát triển của xã hội
ÔÐXH có vai trò tích cực đối với sự phát triển xã hội, thể hiện trên những điểm chính: tạo điều kiện cho xã hội tự khẳng định bản chất của mình; tạo điều kiện
tốt hơn cho quá trình đổi mới, phát triển tiếp theo; kế thừa, bảo vệ được những giá trị tích cực của truyền thống; tạo điều kiện tốt hơn cho sự xuất hiện những mối quan hệ quốc tế Bao trùm lên tất cả và xuyên qua toàn bộ mối quan hệ giữa ÔÐXH và phát
triển xã hội là tính mục đích vì sự phát triển xã hội của ÔÐXH
1,2 Quan hệ biện chứng giữa ổn định xã hội và công nghiệp hóa -
hiện đại hóa
1.2.1 ÔĐXH là điều kiện cần thiết cho CNH, HĐH
Ý nghĩa, vai trò của ÔÐXH đối với CNH, HĐH bắt nguồn từ yêu cầu
đòi hỏi của CNH, HĐH và khả năng đáp ứng của ÔÐĐXH đối với những đòi hỏi đó CNH, HĐH là quá trình cải tiến sâu sắc toàn diện nền kinh tế - xã hội
của một đất nước, song quá trình đó phải diễn ra và thành công trên nền tảng
xã hội ổn định Sự phủ định biện chứng của quá trình CNH, HĐH đối với thực trang kinh tế - xã hội hiện tồn đòi hỏi bản thân nên kinh tế - xã hội với tính
cách là đối tượng bị phủ định phải đang tồn tại trong trạng thái ổn định ở mức
độ nhất định đã được định hình và đang chứa trong mình những nhân tố tiền
Trang 12không thể tiến hành CNH HĐH, hoặc có tiến hành chăng nữa, thì trên từng bước đi nó sẽ luôn luôn vấp phải trở ngại do trạng thái bất 6n định đem lại
Mặt khác, quá trình CNH HĐH không thể được triển khai mạnh mẽ
néu ƠÐXH ln luôn được đuy trì, được bảo vệ và giữ nguyên trạng như ban dau Can nhan thite ODXH thoi ky CNH, HDH 1a trạng thái ồn định của một xã hội đang trong thời kỳ cải biến theo hướng từ xã hội nông nghiệp cổ mruyền sang xã hội công nghiệp văn minh Giữ gìn, đảm bảo ÔĐXH thời kỳ CNH, HDH, do đó, phải được nhấn mạnh từ hai mặt Một mặt ÔÐXH được xác lập phù hợp với yêu cầu đòi hỏi CHN, HĐH, mặt khác kịp thời phát hiện, xử lý
những vấn để mới nảy sinh từ trong quá trình CNH, HĐH Điều đó đem lại kết
quả tạo lập môi trường chính trị - xã hội yên ổn, hành lang pháp lý rõ ràng, văn hóa lối sống lành mạnh tâm trạng xã hội tin tưởng và đó là những điều kiện thuận lợi cho CNH, HĐH
1.2.2 Tác động của CNH, HĐH đối với ÔĐXH
Dưới tác động mạnh mẽ của CNH, HĐH, những quan hệ xã hội được định hình từ xã hội nông nghiệp trước đó không thể đứng vững, nó cần phải được thay thể phù hợp với yêu cầu của CNH, HĐH Sự biến đổi của ÔÐXH trong thời kỳ CNH, HĐH là một tất yếu, đồng thời là kết quả của những thay đổi sâu sắc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội do CNH, HĐH đem lại
Tuy nhiên mức độ tác động của CNH, HĐH đến ÔÐXH và sự vững chắc của ÔÐXH tuỳ thuộc vào định hướng chính trị của CNH, HDH, tay thuộc mục tiêu chính trị - xã hội của nó CNH, HĐH không có mục đích tự than, CNH, HDH có mục đích khác ngoài nó Chính mục tiêu vì cái gì và vì lo: ich của ai đã chỉ phối sự tác động của CNH, HĐH đến đời sống xã hội, qua đó đến trạng thái ÔÐXH Để làm rõ vấn để này, tác giả luận án đã phân tích so sánh tác động của CNH TBCN và CNH XHCN đến ÔÐXH
Trang 13cùng cấp những tiền đề vật chất, những lực lượng xã hội để tiến hành sự phú
định, thay thế xã hội đó
CNH XHCN làm xuất hiện xã hội còng nghiệp XHCN trong đó những mâu thuẫn đổi kháng, những nguyên nhân dẫn đến bùng nồ xã hội, xung đột lợi ích giai cấp vv bị xóa bỏ, CNH XHCN dược thực hiện không chỉ tao điều
kiện để con người phát huy sức mạnh của mình trong công cuộc chỉnh phục tự
ohién, ma no con tao ra những tiền đề, điều kiện thuận lợi để con người thực hiện quyền lực của mình đối với môi trường xã hội CNH XHCN càng thành còng bao nhiêu, càng đem lại khả năng để con người trở lại vị thế làm chủ bấy nhiều, càng tôn vinh giá trị của con người lao động, càng tạo điều Kiện để con người được tự do tiến hành những hoạt động vì lợi ích của chính mình và cộng đồng
CNH ngày nay gắn liền với hiện đại hóa (HĐH) và đã vượt ra khỏi
phạm vi kinh tế học, trở thành một phạm trò kinh tế - chính trị - văn hóa - xã
hội Dưới tác động của CNH, HĐH XHCN, xã hội sẽ phát triển cân đối hài hòa, ồn định trên tất cả các lĩnh vực Sự phát triển đó mang tính năng động, vững bền và ổn định nhất bởi lẽ nó không phải là kết quả của một quá trình
vận động phiến diện, tuyệt đối hóa một cơ sở kinh tế hay chính trị hoặc văn
hóa tính thần mà là kết quả của quá trình vận động, biến đổi tổng hợp, bao gồm trong nó tất cả những thông số và những dự án có thể có được của đời
sống con người Chỉ trên cơ sở tư duy toàn diện như vậy về CNH, HDH XHÉN mới cho phép chúng ta phát hiện và nhìn nhận những sợi dây liên kết tạo thành mối quan hệ mang tính biện chứng giữa ÔÐXH và CNH, HĐH
Từ những phân tích vẻ quan hệ biện chứng giữa ÔÐXH và CNH XHCN, tác giả luận án nút ra kết luận: ƠÐXH là mơi trường khòng thể thiếu
dé trong d6 CNH, HDH XHCN được triển khai, là điều kiện đảm bảo thắng lợi cho CNH HDH XHCN Ngược lại CNH, HĐH XHCN trên mỗi bước đi
của nó và với những thành tựu mà nó đem lại càng làm chắc bẻn thêm những
Trang 14Chương 2
QUAN HỆ GIỮA ỔN ĐỊNH XÃ HỘI VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA -
HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM
2.1 Quan hệ giữa ÔÐXH và CNH XHCN thời kỳ 1976 - 1996,
2.1.1 Thôi kỳ 10 năm từ sau khi thống nhất đất nước đến rước đổi
mới (1976 - 1986)
Tác giả luận ấn tập trung giải quyết trên hai điểm lớn: Thứ nhất: Sự
nghiệp CNH XHCN dược triển khai trên phạm vi cả nước và được tiến hành tong môi trường chính trị ổn định Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản nhất cho CNH, đồng thời cũng là điểm tích cực nổi trội của ÔÐXH thời kỳ nay Thứ hai: Quá tình CNH XHCN diễn ra trong môi trường kinh tế - xã hội
không ổn định với những dấu hiệu khủng hoảng ngày càng lộ rõ Trong
hoàn cảnh đó chiến lược CNH XHCN đã có sự điệu chỉnh cần thiết
Tác giả luận án đã rút ra một số nhận xét như sau:
Mặc dù đã có những điều chỉnh cần thiết về CNH, song do chậm đổi
mới về tư duy để có thể kịp thời phát hiện những sai lầm và thiếu kiên quyết thực hiện điều chỉnh CNH trên thực tế, đã dẫn đến hậu quả: quá trình CNH tác
động, ảnh hưởng tiêu cực đến ÔĐÐXH, phá vỡ sự cân đối giữa công nghiệp -
nông nghiệp, giữa các ngành trong công nghiệp, giữa đầu tư lớn nhằm phát
triển công nghiệp nặng với dam bao đời sống xã hội sự mất ổn định kinh tế -
xã hội kéo dài dẫn đến suy thoái, trì trệ, khủng hoảng trên lĩnh vực đó
Trạng thái ÔÐXH còn tồn tại những khiếm khuyết và chưa hoàn toàn
thuận lợi cho quá trình CNH được triển khai mạnh mẽ ÔÐXH thời bao cấp
mang tính máy móc, cứng nhắc, không tạo ra được những điều kiện, cơ hội cho sự phát triển của cái mới nhân tố mới Tính năng động, tích cực xã hội bị hạn chế, bị thui chột
ÔÐXH thời kỳ trước đổi mới có đặc điểm phức tạp Đó là sự không
thuần nhất và khỏng đồng nhất về tính chất mức độ của trạng thái ổn định
giữa các Tinh vực Xuất hiện tình trạng vừa có ổn định vừa không ổn định ngay trong một lĩnh vực thậm chí ổn định ở lĩnh vực này và mất ốn định hay khủng
Trang 15định trong hoàn cảnh nghiệt ngã như khủng hoảng là ở chỗ Việt Nam đã giữ
vững được ổn định chính trị dùng sức mạnh của chế độ chính trị XHCN dé
khắc phục và tìm cách tháo gỡ khó khăn trên lĩnh vực kinh tế - xã hội
Phân tích về ÔÐĐXH thời kỳ 1976 - 1986 tác giả luận án chỉ rõ: sự mất
ồn định khủng hoảng kinh tế - xã hội chứng tỏ mô hình và cơ chế vận hành,
quản lý kinh tế - xã hội theo Jối tập trung quan liều, bao cấp là không thể phù hợp với đòi hỏi yêu cầu của quá trình CNH XHCN Khi cơ chế cũ mô hình cũ đã được thực hiện, được xây dựng ở mức cao nhất, đồng thời cũng bộc lộ đầy đủ nhất những khuyết tật, hạn chế của nó mà kết quả là xã hội trì trệ, khủng
hoảng, tức là nó đã đi hết cái lôgíc phát triển khách quan của mình, thì vấn đề
được đặt ra như một tất yếu sẽ là đối mới và ầm kiếm một hướng đi mới cho việc xây dung, thiét lap ODXH
2.1.2 Thời kỳ 10 năm từ khi đổi mới đến én dink tình hình mọi mặt
(1986 - 1996)
Để làm rõ mối quan hệ giữa ÔÐXH và CNH XHCN, tác giả luận án đã
phân tích quá trình khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội dưới tác động của
việc điểu chỉnh chiến lược CNH XHCN qua từng giai đoạn, từng kế hoạch 5
năm (1986 - 1990) (1991-1996) và đưa ra một số nhận xét chủ yếu:
CNH XHCN thời kỳ này đã hướng trọng tâm vào mục tiêu cơ bản trước
mất là ến định tỉnh hình mọi mặt tạo đà cho bước phát triển tiếp theo Việc điều
chỉnh CNH theo hướng lấy nông nghiệp làm khâu đột phá, coi nông nghiệp kết
hợp với công nghiệp chế biến là mặt trận hang dau da góp phần khơi day và giải phóng các nguồn lực của đất nước Tuy nhiên tác động của CNH còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, có hiệu quả
ÔĐÐXH nhằm phát triển xã hội vừa được xác định là mục tiêu cơ bản
cho mọi hành động trên các lĩnh vực, các quá trình trong đó có ƠNH, vừa là
thành tựu chủ yếu, nổi trội của thời kỳ này
ÔÐXH được thiết lập không phải là sự quay trổ lại hoàn toàn như trước mà là ở trình độ mới cao hơn Đây là trạng thái ốn định đã trải qua thử thách đặc biệt là những biến cố dữ dội về mạt chính trị trên thế giới những năm 1989
- 1991 Đây cũng là trạng thái 6n định của nên kinh tế - xã hội đã được giải
Trang 16trì trệ Sự ổn định này vừa có cơ sở từ nhân tố chính trị, xuất phát từ nhu cầu
chính trị, vừa có cơ sở kinh tế, xuất phát từ yêu cầu khách quan, tính tất yếu kinh tế Do đó ÔĐÐXH thời kỳ đổi mới là trạng thái ổn dịnh của những hoạt
động tích cực, chủ động, ổn định của một xã hội năng động đang tự mình tìm kiếm lựa chọn những giải pháp phát triển cho chính mình
ODXH thoi kỳ này là kết quả của chủ trương đúng đắn kết hợp ngay từ đầu chính sách kinh rế và chính sách xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ÔÐXH thời kỳ này do vậy đã mang tính chất nhân
văn rõ nét, én định vì con người và ồn định do con người
2.2 Quan hệ giữa ÔÐXH với CNH, HĐH hiện này 2.2.1 Những thuận lợi và thách thức chủ yếu
ÔÐXH ở Việt Nam hiện nay có những thuận lợi rất cơ bản: On dinh chính trị được giữ vững, nên kinh tế - xã hội đang có bước phát triển khá ổn định, nhân dân Việt Nam có truyền thống đoàn kết, yêu nước, tin tưởng vào sự
nghiệp đổi mới do Đáng lãnh đạo, môi trường khu vực và quốc tế tương đối
thuận lợi, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được để cao
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tổn tại một số nhân tố có thể gây mất ổn
định Tác giả luận án đã phân tích bốn nguy cơ: chệch hướng XHCN, tụt hậu về kinh tế so với khu vực và quốc tế, tệ nạn xã hội và chiến lược "Diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc Tác giả luận án khẳng định: những thuận lợi là to lớn, nhưng những khó khăn, thách thức cũng đặt ra cho Việt Nam những
nhiệm vụ hết sức năng nể Vấn để không phải là né tránh khó khăn hay phủ nhận mâu thuẫn mà là phát hiện ra chúng, tìm kiếm, lựa chọn những giải pháp- và tổ chức thực hiện trên thực tế để vượt qua những khó khăn, thử thách Giải
quyết được điểu đó tức là đã chủ động phát huy tính năng động sáng tạo của
nhân tố chủ quan trong việc tạo lập những điều kiện thuận lợi cho quá trình
CNH, HĐH vận động, phát triển ổn định vững chắc
Trang 17khóng chao đảo, khóng chệch hướng đặc biệt trong tình hình thể giới đã có
nhiều thay đối
CNH, HDH ở Việt Nam hiện nay được tiến hành trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước XHCN Sự kết hợp giữa cơ chế thị trường và sự điều tiết của Nhà nước XHCN sẽ tạo ra môi trường kinh tế - xã hội 6n định, trật tự, phù hợp với
đòi hỏi CNH HĐH
CNH, HPH ngày nay được xác định là sự nghiệp toàn dân với sự tham
gia tích cực của tất cả các thành phần kinh tế CNH, HĐH khóng thể phát triển
được nếu bản thân các thành phần kinh tế triệt tiêu tác dụng của nhau Do đó
đâm bảo sự vận động, phát triển của các thành phần kinh tế trong một quỹ đạo chung, thống nhất là điều kiện thuận lợi, có tác dụng thúc đầy sự phát triển
của CNH, HĐH
CNH, HDH được tiến hành trong điều kiện Việt Nam thực hiện "mở cửa", tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với nước ngoài, điều đó cho phép Việt Nam tiến hành CNH HĐH theo lối "đi tắt, đuổi kịp" Tuy nhiên phải thấy răng con đường đó bao chứa những khó khăn, đòi hỏi một trạng thái ến định tương ứng
CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay trước hết nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn Trong điều kiện 80% dân số sống ở nông thôn 70 % lực
lượng lao động xã hội là lao động nơng nghiệp, ƠÐXH phụ thuộc rất lớn vào trạng thái, tính chất ổn định trên lĩnh vực sân xuất nông nghiệp và địa bàn nông thôn Đòi hỏi về một môi trường xã hội 6n dinh cho CNH, HĐH do vậy
trước hết là đòi hỏi về trạng thái ổn định nông nghiệp, nông thôn và trạng thái
này giữ vai trò cực kỳ quan trọng cho quá trình CNH, HĐH
2.2.3 Những vấn để cần giải quyết nhàm dam bao ODXH trong qua
trinh CNH, HDH hién nay
Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm đã và đang là nỗi lo chung của toàn xã hội trở thành vấn để xã hội bức xúc Sức ép của gần chục triệu lao động không có hoặc thiếu việc làm đến ÓÐXH là rất to lớn và hậu quả là khó lường trên nhiều mặt Đặc biệt đối với khu vực nóng thôn, tỉnh trạng thiếu đất đai hoặc
Trang 18hội và dễ chuyển thành vấn đề chính trị Đất đai và việc làm luôn luôn là vấn đề
quan trọng nhất và là điểm nhạy cảm nhất của người nông dân, nó không chỉ là
vấn đề kinh tế thuần túy, mà mang ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc
Tình trạng phân hóa giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội gia tăng đã
trở thành vấn để xã hội đáng lo ngại ÔÐXH có cơ sở đảm bảo từ công bằng
xã hội Điều đặc biệt là trong số người giàu, có một bộ phận do làm ăn bất chính hoặc tham ô, hối lộ bòn rút của dân, của công Đây là nguyên nhân khiến quần chúng bất bình đễ dẫn đến những va chạm, xung đột xã hội
Tình hình trật tự, an toàn xã hội diễn biến phức tạp, hoạt động tội phạm,
tệ nạn đang trở thành vấn đề xã hội nhức nhối Dưới tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, mặt trái của việc "mở cửa" cùng những sơ hở, yếu kém của các cơ quan chức năng trong công tác quản lý kinh tế, quản lý xã hội tình hình hoạt động của tội phạm, tệ nạn đã gia tăng cả về số lượng vụ việc, tính
chất nguy hiểm, mức độ thiệt hại
Tình hình ƠÐĐXH nơng thơn điễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều "điểm
nóng” trên diện rộng Từ thực tế sự kiện Thái Bình" tác giả luận án đã phân tích nguyên nhân hình thành “điểm nóng" và nhấn mạnh: nguyên nhân chủ quan đóng vai trò quyết định đặc biệt là nguyên nhân yếu kém về năng lực mất phẩm chất đạo đức, hách dịch thách thức dân của một số cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cơ sở Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đời hỏi phải giải
quyết những "điểm nóng", do vậy giữ gìn tăng cường an ninh, ổn định nông thôn
hiện nay đã và đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong khu vực và
châu Á đã tác động tiêu cực đến ổn định trên lĩnh vực kính tế của Việt Nam
Đây đồng thời là sự cảnh báo về mặt trái của xu hướng toàn cầu Tác giả luận án nhấn mạnh: Nguy cơ lớn nhất mà cuộc khủng hoảng đặt ra cho chúng ta là
nếu không nhận thức đầy đủ những thách thức trong quá trình phát triển đất
nước, hội nhập và bắt kịp trình độ khu vực thì rất có thể khoảng cách chênh
lệch, tụt hậu giữa Việt Nam và các nước khu vực đã thực hiện cải cách thành
Trang 19712
Chương 3
HỆ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT QUAN HỆ GIỮA ÔN ĐỊNH XÃ HỘI VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA
3.1 Thực hiện phát triển kinh tế ổn định trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
3.1.1 Đổi mới nhận thức về hoạt động điều tiết vĩ mó của Nhà nước
Hoạt động quản lý, điều tiết vĩ mê nền kinh tế của Nhà nước có ý nghĩa
quyết định đến trạng thái ồn định phát triển của cả nên kinh tế Mục đích của
hoạt động điều tiết vĩ mô nhằm tăng trưởng kinh tế, tạo sự công bằng về kinh
tế - xã hội, giữ vững ổn định kinh tế Những mục đích đó có quan hệ qua lại
trong một chỉnh thể có tính hệ thống không thể tuyệt đối hóa mục đích này,
hạ thấp mục đích khác
Trong quá trình CNH, HĐH hiện nay, mục tiêu ốn định kinh tế quy
định quá trình điều tiết vĩ mò theo những nội dung chủ yến là ổn định nhịp độ
tăng trưởng hợp lý và kịp thời điều chỉnh khi xuất hiện dấu hiệu rối loạn,
khủng hoảng; tính toán tỷ lệ đầu tư hợp lý, căn đối và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt nhưng giữ ở mức ồn
định tương đối tạo môi trường đầu tư tốt; tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, nhập lậu
3.1.2 Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động điêu tiết vĩ mô của Nhà nước trong thôi kỳ CNH, HĐH
Nhà nước cần tãng cường công tác kế hoạch hóa, vừa đảm bảo tính đồng bộ, tổng thể nền kinh tế thị trường, vừa đi vào chiều sảu các chương trình mục tiêu cụ thể Trong quá trình xáy dựng kế hoạch cần chú ý kết hợp
các mục tiêu kinh tế với giải quyết các vấn đẻ xã hội
Sử dụng tốt các công cụ và biện pháp điều tiết Điều này đòi bỏi Nhà nước cần chuyển dịch hoạt động của mình từ quản lý trực tiếp sang điều tiết gián tiếp thông qua kế hoạch hóa hệ thống đòn bẩy kinh tế và sự trợ giúp đác lực của khung pháp lý Cũng cố, phát triển mạnh mẽ kinh tế Nhà nước đồng thời
tãng cường sức mạnh của hiệu lực pháp luật trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Trang 20Đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu hoạt
động điều tiết vĩ mô nền kinh tế thời kỳ CNH, HĐH Tác giả luận án nhấn mạnh đến việc đào tạo sử dụng hai loại cán bộ tham mưu chiến lược và cán bộ quản lý tổng hợp
3.1.3 Thực hiện phát triển bền vững trong quá trình CNH, HĐH
Trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH, công tác bảo vệ môi trường cần tập trưng giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu là phục hồi và từng bước cải thiện môi trường ở những vùng đã bị suy thoái; cải thiện môi trường ở đô thị và các khu còng nghiệp tập trung; giữ sìn và cải thiện ở các vùng nông thôn trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ mơi trường, hồn thiện luật và hệ thống văn bản dưới
luật luật về bảo vệ môi trường, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
3.2 Tạo lập môi trường chính trị - xã hội thuận lợi cho quá trình CNH, HĐH
3.2.1 Giữ vững ôn định chính trị trong quá trình đối mói hệ thống chính tri
Đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam là nhằm tăng cường hơn nữa mục tiêu CNXH, là thay đổi phương thức, cách thức hoạt động, khắc phục những nhược điểm nhằm làm tang vai trò, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống,
trong thời kỳ CNH, HĐH Đặc biệt thực hiện nghiêm túc cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với đổi mới hệ thống chính trị
Đổi mới hệ thống chính trị cũng là quá trình thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội theo mục tiêu XHCN Tác giả luận án nhấn mạnh: thực hiện mở rộng dân chủ XHCN phải đặt trong mối quan hệ với ổn định chính trị Thực hiện dân chủ hóa phải làm cho chế độ chính trị bền chắc thêm, tính tích cực chính trị của quần chúng tầng lên, sức mạnh và hiệu lực của Nhà nước càng
được nhân lên, trật tự kỷ cương xã hội càng được đảm bảo chát chẽ, ổn định
Giữ vững ổn định chính trị đồng thời là giữ vững định hướng, nguyên tắc cho quá trình lựa chọn, tìm kiếm và thực hiện những vấn đề, những nội dung, bước
Trang 21đi thích hợp để thực hiện mỏ rộng dân chủ Từ phân tích đó, tác giả luận án
phê phán khuynh hướng lợi dụng dân chủ gây rối loạn, mất ồn định và nhấn mạnh những vấn đề lớn cần giải quyết nhằm đảm bảo giữ vững ổn định chính trị
3.2.2 Giữ vững én định chính trị rong quá trình hội nhập khu vực và quốc lá:
Vấn để đảm bảo an ninh, ồn định chính trị, giữ vững độc lập =hủ quyền quốc gia phải trở thành nội dung không thể thiếu trong toàn bộ chính sách đối ngoại Càng giữ gìn én định chính trị bao nhiêu càng tạo thế và lực vững chắc bấy nhiêu trong quan hệ đối ngoại và càng làm tăng sức hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Mở cửa không phải để mở cửa, quan hệ đối ngoại không có mục đích tự
thân Mớ rộng quan hệ quốc tế là vì sự phát triển của đất nước Chính mục tiêu
đó đặt ra yêu cầu: ổn định từ bên trong để mở rộng hơn nữa với bên ngồi,
khơng vì mở rộng bên ngoài mà làm rối loạn bên trong, giữ gìn ổn định đất
nước, đồng thời góp phần giữ gìn bảo vệ môi trường hòa bình ổn định khu vực,
trong đó ưu tiên cho ổn định trong nước Đó thực sự là những vấn đề phải được quán triệt trong chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng, Nhà nước hiện nay Tác giả luận án đã nêu ra những yêu cầu chủ yếu cần đạt được trong
quá trình xử lý, giải quyết các vấn đề đó
3.2.3 Xdy dung luc hương vũ tang vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập, clni
quyển quốc gia
Tang cường sức mạnh quốc phòng - an ninh không chí làm tàng khả năng phòng thủ, ngăn chặn đối với những âm mưu nhòm ngó từ bên ngoài, mà nó còn là sức mạnh răn đe đối với ám mưu chống phá từ bên trong Nó thực sự vừa là rào chắn biên cương vừa là sức mạnh bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn kỷ cương phép nước trong khuôn khổ luật pháp XHCN Tờ những phân tích đó, tác giả luận án đã nêu phương hướng chủ yếu tăng cường sức mạnh quốc phòng an ninh trong giai đoạn CNH, HĐH hiện nay là tiếp tục thực hiện kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã
Trang 22tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang; xây dựng lực lượng vũ trang hiện đại, tỉnh nhuệ cùng với hoàn thiện thế trận quốc phòng
toàn dân và an ninh nhân dân trên cơ sở kết hợp yêu cầu của CNH, HĐH với
yêu cầu sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống
3.3 Đẩy mạnh việc giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình ƠNH, HĐH 33.1 Chủ động phòng ngừa sự phát sùnh và những ảnh hưởng của các vấn dé
xổ hội trong quá trình CNH, HĐH
Mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế - văn hóa đều bao hàm trong đó yếu tố xã hội và thước đo hiệu quả của mọi hoạt động diễn ra trên các lĩnh vực đó là
những giá trị xã hội mà chúng đạt được Vì vậy yêu cầu có tính nguyên tắc ở
đây là: mọi chủ trương, chính sách tiến hành CHN, HĐH trên mối nh vực
phải tính đến ảnh hưởng, tác động của nó đối với lĩnh vực đời sống xã hội
Giải quyết các vấn đề nổi cộm nhằm giữ gìn ÔÐXH phải thực sự trở thành
một nội dung không thể thiếu trong tất cả chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước cũng như của mỗi cấp, mỗi ngành
Tác giả luận án đã nêu những phương hướng chính xuyên suốt quá trình xây dựng và thực hiện các giải pháp thuộc nhóm này, tập trung vào các điểm chính như phải đảm bảo ổn định đời sống sinh hoạt xã hội, tâm thế xã hội
trong quá trình CNH, HĐH; thực hiện nhất quán và lâu dài chủ trương gắn liền
tiến bộ, công bằng xã hội với tăng trưởng kinh tế trong từng bước đi cũng như trong suốt quá trình CNH, HĐH, thực hiện chính sách bảo vệ giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc trong quá trình CNH, HĐH mở cửa giao lưu, hợp tác với khu vực, quốc tế
3.12 Tăng cường hiệu quả của hệ thống chính sách xã hội trong quá trình
giả quyết các vấn dể xã hội
Hệ thống chính sách xã hội là hệ giải pháp giải quyết các vấn để xã hội
giữ cho xã hội bình yên ổn định Không thể quan niệm chính sách xã hội
thuần túy là chính sách nhân đạo từ thiện Một hệ thống chính sách xã hội
Trang 23tổ chức, thực hiện một cách có hiệu quả là đảm bảo vững chắc cho trạng thái ồn định của đời sống xã hội
Hệ thống chính sách xã hội hiện nay cản được điều chỉnh, đổi mới ở cả
ba nhóm Nhớm thứ nhất bao gồm những chính sách điều chỉnh các cơ sở kinh
tế - xã hội nhằm ngàn chặn tận gốc rễ tội phạm, tệ nạn loại bỏ nguyên nhân và điều kiện phát sinh những hành vi vi phạm pháp luật Nhóm thức hai bao gồm những chính sách điều chỉnh việc xử lý các chuẩn mực xã hội và sự định hướng giá trị xã hội lành mạnh Nhóm thứ ba bao gồm những chính sách trực tiếp tấn công vào tội phạm và các tệ nạn xã hội cụ thể
Tác giả luận án nhấn mạnh: Trong tình hình hiện nay, cần đổi mới hoàn
thiện chính sách giải quyết việc làm, chính sách xóa đói giảm nghèo chính
sách trợ giúp xã hội Trong mỗi vấn để đó, tác giả luận án đã nêu những đối tượng cần tác động cùng nội dung cơ bản của loại chính sách trên nhằm đảm
bao ODXH
3.3.3 Ddy manh cu6c déu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong quá
trừih CNH, HĐH
Xây dựng, hoàn thiện thé trận an ninh nhân đân cùng với việc đẩy mạnh sự nghiệp CNH HĐH Phát động toàn dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh
Tổ quốc, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội với những hình thức và nội
dung thiết thực
Đẩy mạnh việc triển khai và thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, kiên quyết khôi phục nề nếp kỷ cương, trật tự an toàn xã hội
Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước bằng pháp luật trên lĩnh vực giữ gìn, đam bảo trật tự, an toàn xã hội
Trong mỗi giải pháp đó tác giả luận án đã nhấn mạnh đến vai trò ý nghĩa cùng nội dung chủ yếu cần triển khai thực hiện nhằm giảm thiểu ngăn chặn hoạt động tội phạm tệ nạn xã hội giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Trang 243.4 Đảm bảo ÔĐXH nông thôn trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn
3.4.1 Một số dự báo
Căn cứ vào thực trạng tình hình ƠÐXH nơng thơn hiện nay và phương hướng đẩy mạnh CNH, HĐH, tác giả luân ấn nêu ra một số dự báo về những nhân tố có thể tác động, ảnh hưởng đến ƠÐXH nơng thôn thời gian tới Về
kinh tế - xã hội, quá trình CNH, HĐH được đẩy mạnh sẽ tiếp tục dụng chạm
và làm căng thẳng thêm vấn đề ruộng đất và lao động dư dôi, thiếu việc làm Về chính trị - xã hội, hệ thống chính trị cơ sở còn nhiều yếu kém, việc xây dựng và thực hiện thiết chế dân chủ ở nóng thôn còn chậm trễ, khó khăn Về văn hóa - xã hội: phong tục, tập quán, truyền thống lâu đời vẫn là sức mạnh chỉ phối lối sống, đạo đức sinh hoạt cộng đồng sau mỗi "lũy tre làng" Đồng thời dưới tác động cơ chế thị trường, tình trạng phân hóa giàu nghèo sẽ ngày càng rõ nét ở vùng nông thôn Về tác động từ bên ngoài: Các thế lực thù địch
với Việt Nam sẽ triệt để lợi dụng dia bàn néng thon, khai thác những tổn tại,
yếu kém trong quản lý kinh tế - xã hội để kích động, gây chia rẽ, chuyển hóa
mâu thuẫn nhằm gây mất ổn định nông thôn 3.4.2 Những gã pháp chủ yếu:
Đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, tập trung
sức cao hơn nữa cho nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
làm cơ sở cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong mọi tình huống
Đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ, đặc biệt dân chủ ở cấp xã, tạo điều
kiện thuận lợi để thực hiện cơ chế "dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”
Tăng cường công tác xây dựng Đảng ở nông thôn, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở
Tập trung xử lý, giải quyết dứt điểm các khiếu kiện và "điểm nóng" hiện nay: ngăn chặn việc phát sinh các “điểm nóng” mới để giữ vững ồn định
chính trị, trật tự ký cương ở nông thôn
Trang 25KẾT LUẬN
Hiện nay, Việt Nam đặt trọng tâm vào việc đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước Giữa CNH, HĐH và ÔÐXH có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời Quá trình CNH, HĐH sẽ tạo ra nền tảng vật chất kỹ thuật vững chắc cho sự tổn tại của xã hội, đồng thời là quá trình củng cố, làm vững bền hơn cái "cốt kinh tế "cho mọi mặt của đời sống xã hội, nâng ÔÐXH lên trình độ mới Ngược lại, ÔÐXH là điều kiện tiên quyét cho CNH, HDH Khong thể tiến hành CNH, HĐH, nếu xã hội không ổn định hoặc rơi vào tình trạng khủng hoảng ÔÐXH thời kỳ CNH, HĐH cần được tiếp cận từ tr duy mới Tư duy cũ nhìn nhận ÔÐXH như là một trạng thái đứng im tuyệt đối, cứng đờ bất biến,
từ đó đẫn đến thái độ giữ gìn ODXH như là bảo vệ không cho biến đổi Tư duy mới đồi hỏi việc tiếp cận đánh giá ÕÐXH gắn liên với phát triển tiến bơ
xã hội ƠÐXH thời kỳ CNH, HĐH phải được nhận thức là trạng thái ổn định
của một xã hội đang phát triển mạnh mẽ, đang được biến đổi một cách sâu
sắc, triệt để trên tất cả các lĩnh vực của nó Từ mối quan hệ biện chứng giữa ODXH va CNH, HDH dita dén cho chúng ta nhận thức đúng đắn là: không thể chờ đợi khi nào thiết lập, củng cố, hoàn thiện một trạng thái ÔÐXH thuần khiết, làm môi trường lý tưởng sau đó mới tiến hành CNH,HĐH hoặc ngược lại, không thể quan niệm đơn giản tiến hành CNH, HĐH trước để tạo tiền dé vật chất kỹ thuật cho sự xuất hiện một xã hội công nghiệp, sau đó thiết lập, xây dựng trạng thái ổn định phù hợp với xã hội đó Thực sự đây là hai mặt của một vấn để, chúng bổ sung, hỗ trợ, làm tiền để cho nhau và đều đòi hỏi được giải quyết trong mối quan hệ giữa chúng
CNH, HĐH hiện nay là bước phát triển mới của sự nghiệp CNH XHCN
Nghiên cứu mối quan hệ giữa ÔÐXH và CNH, HĐH đất nước không thé không đặt trong mối liện hệ với thời kỳ lịch sử đã qua Chúng ta đã có những bài học kinh nghiệm quý báu cả về CNH và ÔĐXH Tác động của CNH đến ÔĐXH là rõ ràng Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân, trong đó có sai lầm về nhận thức và thực hiện CNH Bước sang
thời kỳ mới, nhận thức về CNH càng đây đủ hơn và việc tổ chức thực hiện nó
cũng hiệu quả và thiết thực hơn Mặt khác, chính trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, sức mạnh và hiệu lực của trạng thái ổn định chính trị càng được bộc lộ và thể hiện rõ nét, nhờ những nhân tố đó mà Việt Nam không
những đã khắc phục được khủng hoảng, ổn định được tình hình mọi mặt, mà
Trang 26còn tạo ra những tiền đề cơ bản cần thiết, cho phép thực hiện đẩy mạnh CNH,
HĐH như hiện nay
Đương nhiên, mỗi thời kỳ có những đặc điểm riêng cla minh CNH,
HĐH ngày nay có những thuận lợi, khó khán và những đặc điểm khác biệt so với trước do vậy, sự tắc động của nó đến ƠÐXH dĩ nhiên khơng hoàn toàn giống như trước đây Mặt khác, bản thân CNH, HĐH hiện nay cũng đòi hỏi
một trạng thái ổn định tương ứng ÔÐXH là kết quả tổng hợp của trạng thái ổn
định trên các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội từ chính trị, kinh tế đến ván hóa cộng đồng Trạng thái ổn định mỗi linh vực vừa thống nhất với nhau trong hệ thống, vừa có tính độc lập tương đối và giữa chúng có sự tác động, hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau Sẽ là sai lâm nếu cho rằng trong hệ thống đó, các trạng thái
ổn định trên mỗi lĩnh vực có vị trí, tầm quan trọng ngang bằng nhau Song cũng không thể tuyệt đối hóa bất kỳ trạng thái ổn định của lĩnh vực nào, để từ đó hạ thấp, coi thường trạng thái ổn định trên lĩnh vực khác Một trạng thái ổn định trên lĩnh vực nào đó được đảm bảo vừa làm tăng độ bên chắc của cả trạng thái ÔÐXH lại vừa củng cố, tăng cường thêm cho trạng thái ổn định của lĩnh
vực khác Như vậy, trạng thái ÔÐXH vừa bị chỉ phối, bị quy định chủ yếu bởi sự vận động của bản thân xã hội, lại vừa được điều chỉnh, được biến đổi từ những mối quan hệ bên trong giữa các thành tố cấu thành nó Vì vậy, để củng cố ÔÐXH và phát huy hơn nữa vai trò của nó đối với CNH, HĐH, tất yếu phải giải quyết trên các mặt chủ yếu: ổn định chính trị, ổn định kinh tế, giữ gìn
TTATXH
Trạng thái ÔÐXH có không gian rộng lớn từ thành thị đến nông thôn, miền núi Bước vào thời kỳ mới, ODXH dia ban nông thôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng nó vừa là điều kiện đảm bảo CNH, HĐH nông nghiệp và nông
thôn thắng lợi, vừa trực tiếp góp phần quyết định giữ vững ÔÐXH trên phạm vi cả nước Giữ gìn, củng cố ÔÐXH địa bàn nông thôn đòi hỏi phải tiến hành
Trang 27CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIÁ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỂ TÀI LUẬN ÁN
1 Vũ Van Hién: Mdy van dé vé tính hệ thống và đông bộ cản được quán triệt trong đổi mới chính sách xã hội nhằm đảm bảo an nình xã hội (Ký yếu Hội thảo khoa học đề tài "Những vấn dé lý luận và phương pháp luận luận đổi mới chính sách xã hội nhằm đảm bảo an ninh xã hội - mã số KXU4 -
14 - Hà Nội 1992)
2 Vũ Văn Hiển: Triết hạc Mác - Lý luận khoa học về sự phát triển và
yêu cầu của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam (Sách: Một số vấn đề triết học Mác - Lênin với công cuộc đổi mới - Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lénin Tư tưởng Hồ Chí Minh - Hà Nội 1995;
3 Vũ Văn Hiện: Vấn đề an nình vì ổn định và phái triển xã hội trong
giai đoạn hiện nay (Tạp chí Trật tự an toàn xã hội số 2/1996
4 Vũ Văn Hiển: Một số ván để xung quanh nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Tạp chí Trật tự an toàn xã hội số 5 + 6/1996)