1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SỔ TAY HUẤN LUYỆN CỨU SINH,THIẾT BỊ CỨU SINH VÀ KỸ THUẬT SỐNG SÓT(Live saving appliances and survival techniques)

178 887 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 178
Dung lượng 22,77 MB

Nội dung

Trong tình huống khẩn cấp, như cháy, người rơi xuống nước hoặc bỏ tàu, thời gian hoàn cảnh sẽ là yếu tố quan trọng trong việc quyết định cách ứng phó với sự cố. Kế hoạch ứng phó sự cố được xây dựng cho các kịch bản khác nhau có thể cứuđược nhiều mạng sống. Đừng đợi đến lúc xảy ra mới nghĩ cách ứng phó mà phải lên kế hoạch khi không chịu áp lực. Lấy chút thời gian xem xét các vấn đề như “Ta sẽ làm gì khi chỉ có 5 đến 15 phút để chuẩn bị bỏ tàu?” “Làm thế nào để vớt người bất tỉnh từ dưới nước?” “Làm gì khi bơm nhiện liệu chính bị cháy?”.

Trang 1

SỔ TAY HUẤN LUYỆN CỨU SINH

THIẾT BỊ CỨU SINH

&

KỸ THUẬT SỐNG SÓT

Dịch và biên soạn theo cuốn “Fire Training Manual, Fire equipment

& Fire Fighting Techniques” của Công ty I.C Brindle & Co

Người dịch: Bùi Hoàng Tiệp

(Lưu hành nội bộ)

Hải Phòng, tháng 12 năm 2014

Trang 2

ii

Trang 3

iii

Trang 4

iv

TÔI ĐÃ ĐI BIỂN QUÁ LÂU ĐỂ TÔN TRỌNG CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT KHUÔN PHÉP CỦA BIỂN

Trang 6

2 Thiết bị cá nhân 15 7 Pháo sáng và thiết bị bắn dây 95

dụng

98

3 Phương tiện cứu sinh 27 8 Phao và thiết bị đi kèm 103 Xuồng cứu nạn và xuồng cứu nạn cao

tốc

38 9 Vớt người rơi xuống nước 107

cứu sinh

117

phương tiện cứu sinh

123

Phương pháp hạ thiết bị vớt người bị

5 Sử dụng trang thiết bị trong

phương tiện cứu sinh

12 Chi tiết của tàu 169

Trang 7

vii

GIỚI THIỆU

Cuốn Sổ tay huấn luyện thích hợp cho sử dụng trên tàu các loại khác nhau tham gia hành trình tuyến quốc tế và trên tàu hoạt động hạn chế trong vùng biển nội địa nhưng có xuồng cứu sinh Tài liệu hoàn toàn tuân theo Điều 35 bản sửa đổi 1996 của Công ước An toàn sinh mạng trên biển 1974, đòi hỏi các tàu tuân theo SOLAS phải có cuốn Sổ tay này

Mục tiêu của cuốn sổ tay này là cung cấp cho toàn bộ thuyền viên thông tin về thiết bị cứu sinh

kỹ thuật sống sót, và ý nghĩa của các báo động Trong khi mọi nỗ lực đã và đang được thực hiện để cung cấp các thông tin cập nhật, người đọc phải lưu rằng các qui định và tiêu chuẩn thực hiện thường xuyên được nâng cấp và các nghiên cứu liên tục về thuốc và cải tiến thiết bị cứu sinh có ý nghĩa là các dữ liệu cấp cần được kiểm tra chéo với các nguồn khác hiện thời

Sỏ tay cần được đọc cùng với Các chỉ thị của chủ tàu và của Thuyền trưởng và được hiểu là áp dụng cho tàu cụ thể Điều này đặc biệt quan trọng khi xem xét qui trình sơ tán và bố trí phương tiện cứu sinh trên tàu có mạn khô cao, tàu khách, tàu có đặc điểm thiết kế đặc biệt và tàu có số lượng thuyền viên hạn chế

Khi tham khảo các văn bản pháp luật và qui định của SOLAS trên tàu, yêu cầu chung phải nêu

ra Các chi tiết liên quan đến tàu cụ thể thay đổi tùy thuộc vào quốc gia tàu mang cờ và tuổi và loại tàu

Sổ tay này được sử dụng như là một khuôn mẫu hoặc nguồn tham khảo cho những người có nhiệm vụ hướng dẫn người khác trên tàu, trong công ty về mục đích và thiết bị cứu sinh; các qui trình bỏ tàu; và phương pháp tốt nhất để sống sót Thêm vào đó, nó có chủ định là nguồn tham khảo cho tất cả mọi người và một bản cần được cung cấp cho câu lạc bộ và phòng nghỉ để có sẵn sàng tiếp cận nội dung

Chi tiết liên quan tới thiết bị cứu sinh và hệ thống cụ thể trên tàu phải đưa vào phần cuối, trong khi đó các ghi chép phải được điền đầy đủ trong phần sửa đổi của cuốn Sổ tay này cho trong trang sau tiêu đề

Cuối cùng, chủ tàu, người khai thác tàu và người sử dụng được nhắc nhở về các qui định để bảo đảm tất cả các thiết bị cứu sinh trong tình trạng tốt trước khi tàu rời cảng và trong suốt thời gian hành trình trên biển

Trang 8

viii

Trang 9

SỔ TAY HUẤN LUYỆN CỨU SINH

Trang 11

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VA CÁC CHỈ DẪN TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Bảng phân công nhiệm vụ phải được chuẩn bị trước khi tàu ra biển và duy trì suốt chuyến hành trình Nếu có thay đổi về thuyền viên, trang thiết bị hoặc qui trình thì bảng phân công nhiệm vụ cần được sửa đổi cho phù hợp Bảng phân công nhiệm vụ phải có chỉ dẫn rõ ràng nhiệm vụ phải tuân theo trong tình huống khẩn cấp và phải được dán ở nơi dễ thấy nhất trên tàu bao gồm buồng lái, buồng điều khiển máy, và buồng ở của thuyền viên

NỘI DUNG CỦA BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

• Các tín hiệu báo động chi tiết và nhiệm vụ cần thuyền viên và hành khách phải làm khi nghe thấy tín hiệu báo động

• Lênh bỏ tàu được phát đi như thế nào

• Các tín hiệu báo động khác và hành động của thuyền viên khi nghe thấy các tín hiệu này

• Trên tàu khách và tàu khách ro-ro đóng sau tháng 7 năm 1998:

♦ Vị trí tập trung

♦ Qui trình xác định và cứu hành khách mắc kẹt trong buồng ở

• Nhiệm vụ chỉ định cho các thành viên của thuyền viên bao gồm:

♦ Đóng cửa kín nước, cửa chống lửa, các van, lổ thoát nước, các lỗ thoát mạn, cửa trời, cửa mạn và các cửa tương tự

♦ Chuẩn bị thiết bị của phương tiện cứu sinh và các thiết bị cứu sinh khác

♦ Chuẩn bị hạ phương tiện cứu sinh

♦ Chuẩn bị các phương tiện cứu sinh khác

♦ Tập trung hành khách nếu có

♦ Sử dụng các thiết bị thông tin

♦ Bố trí đội cứu hỏa

♦ Các nhiệm vụ đặc biệt tương ứng với việc sử dụng thiết bị trang thiết bị cứu hỏa

• Nhiệm vụ của thuyền viên liên quan tới hành khách, bao gồm:

♦ Cảnh báo hành khách

♦ Mặc quần áo phù hợp và mặc áo phao cứu sinh đúng cách

♦ Tập trung hành khách tại các điểm tập trung hoặc vị trí rời tàu

♦ Giữ trật tự ở hành lang và cầu thang và các vị trí kiểm soát di chuyển của hành khách

♦ Đảm bảo mang đủ chăn cho phương tiện cứu sinh

Trang 12

♦ Ai là người chịu trách nhiệm bảo dưỡng thiết bị cứu sinh và cứu hỏa trong tình trạng tốt nhất và sẵn sàng để sử dụng

♦ Ai là người thay thế những người chủ chốt nếu họ bị mất khả năng hoạt động

Bảng phân công nhiệm vụ phải được biên soạn theo thực tiễn của tình huống khẩn cấp Trong chứng mực có thể, mỗi người được phân công một nhiệm vụ hoặc một nhóm nhiệm vụ liên tiếp cho một đội ứng phó khẩn cấp Trên tàu khách, những người chủ chốt sẽ là người rời tàu cuối cùng nên không được chỉ định vào các phương tiên cứu sinh được dự kiến hạ trước nhất Khi chỉ định người thay thế cho người chủ chốt nếu họ bị mất khả năng, thì cần đảm bảo chắc chắn

là không có đội ứng phó khẩn cấp nào là không có chỉ huy hoặc thiếu quân số nghiêm trọng Xuồng cứu sinh có máy phải chắc chắn chỉ định người có khả năng vận hành về máy và xử lý các sự cố nhỏ Phương tiện cứu sinh có thiết bị liên lạc vô tuyến, EPIRB, SART hoặc hệ thống thoại hai chiều bắt buộc phải có người có khả năng sử sụng các thiết bị này

CÁC CHỈ DẪN TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP

Các chỉ dẫn tình huống khẩn cấp cần tuân thủ trong

trường hợp khẩn cấp cần được cung cấp cho tất cả

mọi người trên tàu Thường thì có dạng tấm các hoặc

là dán ở buồng ở

Trên tàu khách chạy tuyến quốc tế và trên các tàu

khách cỡ lớn hoạt động nội địa, mối thuyền viên trên

tàu phải được được cung cấp một chỉ dẫn cho tình

huống khẩn cấp rõ ràng (dưới dạng các) để thực hiện

khi có tình huống khẩn Các chỉ dẫn phải chỉ ra vị trí tập

trung hoặc rời tàu, nhiệm vụ khẩn cấp và phương tiện

cứu sinh được chỉ định cho thuyền viên đó Chỉ dẫn cần

mô tả tín hiệu báo động khẩn chung và các tín hiệu báo

động khác và nhiệm vụ khi nghe thấy nó Phương pháp

ra lệnh rời tàu cũng phải được tuyên bố rõ

Chỉ dẫn khẩn cấp cần được chiếu sáng nếu có thể và

phải được bố trí ở các buồng hành khách, các điểm tập trung

hoặc bỏ tàu và trong các không gian khách khác Ngôn ngữ

tương ứng với các quốc tịch của hành khách Những chỉ dẫn

này được thông báo cho hành khách ở điểm tập trung hoặc bỏ tàu, các hành động chủ yếu khi

Các tình huống khẩn cấp cho thuyền viên tàu hàng

Trang 13

nghe thấy tín hiệu khẩn cấp và các tín hiệu khác và các hành động bắt buộc của hành khách, vị trí và cách mặc áo phao

Trang 14

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ, HUẤN LUYỆN VÀ KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ

Huấn luyện bỏ tàu bao gồm việc tập trung thuyền viên và hành khách (nếu có) tại trạm tập trung theo bảng phân công nhiệm vụ và trạm cứu sinh ở các phương tiện cứu nạn Huấn luyện cứu hỏa có thể tổ chức đồng thời vào lúc bắt đầu của huấn luyên bỏ tàu Các huấn luyện khác bao gồm đâm va, thủng vỏ, đóng cửa kín nước, van và các cơ cấu đóng lỗ lù, mắc cạn, hàng hóa nhiên liệu bị tràn ra biển, cứu người từ dưới nước hoặc từ khu vực nguy hiểm Mỗi thuyền viên phải tham gia ít nhất một huấn luyện bỏ tàu và cứu hỏa mỗi tháng Những huấn luyện này phải được tổ chức trong vòng 24 giờ kể từ khi rời cảng nếu 25% số thuyền viên không được huấn luyện vào tháng trước đó Nếu không thể thực hiện đầy đủ huấn luyện trong vòng 24 giờ thì thuyền viên phải được tập trung và và chỉ dẫn về nhiệm vụ khẩn cấp và qui trình bỏ tàu Tuy nhiên, đối với phà ro-ro chở khách, phải tiến hành chỉ dẫn khi bất kỳ hành khách nào bắt đầu tham gia hành trình Huấn luyện đầy đủ thực hiện càng sớm càng tốt Các huấn luyện bỏ tàu

và cứu hỏa trên tàu khách phải thực hiện hàng tuần và phải sắp xếp thế nào đó để mỗi thuyền viên phải tham gia huấn luyện ít nhất một lần trong tháng Khi hành khách ở trên tàu hơn 24 giờ thì việc tập trung hành khách phải thực hiện trong vòng 24 giờ trước khi hành khách rời tàu Các đòi hỏi khác liên quan tới tần suất huấn luyện như hạ xuồng cứu sinh, trình diễn triển khai

bè cứu sinh và các yêu cầu bắt buộc quay vòng sử dụng bình cứu hỏa khi dùng cho mục đích huấn luyện

MỤC ĐÍCH HUẤN LUYỆN

Một số người không đánh giá đầy đủ mục đích và sự cần thiết của việc thường xuyên và trong chừng mực có thể, việc tập trung và huấn luyện thực tế Rõ ràng và thường xuyên được chứng minh là việc làm quen với qui trình và thiết bị có thể tạo sự khác biệt giữa sống và chết, vì vậy tầm quan trọng của việc tập trung và huấn luyện nghiêm túc không thể không được nhấn mạnh Mục đích chính của việc tập trung và huấn luyện là:

• Thiết bị: BIết là có thiết bị gì, cất ở đâu, cách sử dụng nó và chứng minh là nó được bảo quản tốt

• Tổ chức: Mọi người có biết đi đâu và làm gì không? Họ có thể làm thực tế không hoặc là

họ bị hạn chế do thiếu sót của bản thân hoặc của tổ chức? Hệ thống có đủ mềm dẻo để đối mặt với mỗi tình huống khẩn cấp không?

Trang 15

• Để tăng mức độ làm quen và xây dựng sự tin tưởng vào thiết bị, tổ chức, cá nhân và các vấn đề khác

• Phát triển ứng phó phù hợp

• Giảm thời gian ứng phó thông qua thực tiễn, huấn luyện và việc lặp lại

Phản ứng của những người không qua huấn luyện được chi tiết hóa phần lớn như sau:

TẠI SAO LẠI TRỐN TRÁNH HUẤN LUYỆN

Nhiều người không có ý thức tổ chức hoặc tham gia huấn luyện và luyện tập vì:

Nghĩ trong đầu là “nó sẽ không xảy ra với mình”

• Họ không tự nguyện chịu các chi phí, thời gian và nỗ lực đi kèm

• Có thể tự nhận hoặc người khác cho là “yếu kém”

KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ

Trong tình huống khẩn cấp, như cháy, người rơi xuống nước hoặc bỏ tàu, thời gian hoàn cảnh

sẽ là yếu tố quan trọng trong việc quyết định cách ứng phó với sự cố Kế hoạch ứng phó sự cố được xây dựng cho các kịch bản khác nhau có thể cứu được nhiều mạng sống Đừng đợi đến lúc xảy ra mới nghĩ cách ứng phó mà phải lên kế hoạch khi không chịu áp lực Lấy chút thời gian xem xét các vấn đề như “Ta sẽ làm gì khi chỉ có 5 đến 15 phút để chuẩn bị bỏ tàu?” “Làm thế nào để vớt người bất tỉnh từ dưới nước?” “Làm gì khi bơm nhiện liệu chính bị cháy?”

Nghĩ và thực hành làm việc thông qua kế hoạch ứng phó có thể làm cho họ nghĩ lại, nhớ lại vị trí thiết bị, thay đổi qui trình hoặc chỉ định lại người Kế hoạch ứng phó nghĩ ra tốt, tập lại tốt sẽ làm giảm thời gian ứng phó và đảm bảo mọi người hành động đúng và cứu được nhiều mạng sống

Trang 16

CÁC TÍN HIỆU BÁO ĐỘNG KHẢN CẤP

CÁC TÍN HIỆU BÁO ĐỘNG CHUNG

Tín hiệu báo động chung ba gồm 7 tiếng còi ngắn hoặc hơn và một tiếng cói dài bằng còi tàu và nếu như hệ thống chuông điện là bắt buộc hoặc hệ thống tương tự trên hệ thống này Khi nghe thấy tín hiệu báo động thuyền viên và hành khách (nếu có) phải di chuyển đến vị trí tập trung hoặc vị trí rời tàu và thực hiện các nhiệm vụ trong bảng phân công

CÁC TÍN HIỆU KHẨN CẤP KHÁC

Các tín khẩn cấp khác có thể bao gồm hệ thống kích hoạt báo cháy tự động hoặc bằng tay, tín hiệu người rơi xuống nước,’,tín hiệu không bắt buộc tập trung hành khách hoặc toàn bộ thuyền viên Những tín hiệu này thường đi kèm với tín hiệu báo động bằng còi tàu

TÍN HIỆU BỎ TÀU

Lệnh bỏ tàu là do thuyền trưởng quyết định và có thể bằng tín hiệu hoặc bằng lời, nhưng phải được bố trí sao cho tất cả mọi người trên tàu bao gồm cả những người trong đội ứng phó khẩn cấp tại các vị trí xa đều nhận được Nếu lệnh bỏ tàu bằng tín hiệu thì nó không được nhầm lẫn với bất kỳ tín hiệu nào khác

Tất cả các tín hiệu và lệnh bỏ tàu phải được mô tả trong băng phân công nhiệm vụ và trong chỉ dẫn khẩn cấp cho thuyền viên và hành khách

Trang 17

CÁC CỬA KÍN NƯỚC TRONG TÀU

Các vách ngăn kín nước được mở để đi vào được bên trong cần có cửa kín nước phù hợp Cửa kín nước là loại cửa bản lề, cửa cuốn hoặc cửa trượt (theo phương ngang hoặc thẳng đứng) tùy theo loại tàu và tuổi của tàu và vị trí của cửa Cửa kín nước phải có khả năng vận hành khi tàu bị nghiêng 150 về hai phía

Cửa kín nước bên trong tàu loại trượt phải có khả năng vận hành bằng thiết bị bằng tay tại cửa hoặc từ một vị trí ở trên boong vách ngăn có hiệu quả Nếu là cửa của vách ngăn buồng máy, thì vị trí vận hành từ xa phải nằm ngoài buồng máy và phải có chỉ thị ở vị trí đóng/mở từ xa Các qui định liên quan tới cửa kín nước bao gồm các chi tiết về các nguồn, điều khiển từ buồng lái

và thiết bị an toàn khi mất nguồn

Tất cả các cửa, cơ cấu và van liên quan tới độ kín nước toàn bộ và kiểm soát thủng tàu phải được đánh dấu phù hợp

Tàu đóng từ năm 1997, cửa kín nước được sử dụng khi tàu đang hành trình phải là loại cửa trượt và có khả năng vận hành từ buồng lái và vận hành tại chỗ từ hai phía cửa mà không có đóng tự động (Chú ý: trong hoàn cảnh nhất định cho phép vận hành chỉ vận hành từ một phía)

Vị trí cửa đóng hay mở phải được chỉ thị trên buồng lái và báo động bằng âm thanh tại vị trí của cửa khi chuẩn bị đóng cửa và trong quá trình đóng cửa Nguồn vận hành và điều khiển cửa, chỉ thị và báo động phải lấy từ bẳng điện khẩn Nếu hệ thống mất nguồn thì cửa phải đóng được bằng tay Mỗi một cửa vận hành bằng nguồn điện phải có cơ cấu đóng mở bằng tay riêng có thể vận hành từ hai phía cửa và từ một vị trí có thể tiếp cận được trên boong vách ngăn Mọi thiết bị đóng bắt buộc phải đóng cố định khi đi biển phải có thông báo là “phải đóng” (keep close

at sea), trừ khi là các lỗ chui được đóng bằng nắp và bu lông thì không cần đánh dấu

Từ năm 1992, các qui định bắt buộc việc kiểm soát kín nước nêu rõ là trên buồng lái có hai sơ

đồ chỉ thị các đường bao của các khoang kín nước trên tàu, các lỗ mở vào đó, phương pháp đóng kín và vị trí điều khiển Thêm vào đó, phải có cuốn sổ tay có chứa các thông tin nói trên cho các sĩ quan trên tàu Trên buồng lái phải có chỉ thị là đang đóng/mở của tất cả các cửa kiểu trượt và cửa bản lề của vách kín nước

Báo động bằng âm thanh ở vị trí cách xa cửa kín nước Báo động được vận hành tự động ngay phía trước của cửa được vận hành từ xa

CHÚ Ý

Trên một số tàu bộ điều khiển trung tâm được đặt trên buồng lái có thể có hai vị trí vận hành;

một ghi “local controls” (vận hành tại chỗ) và một ghi “doors closed” (cửa đóng) Thông thường

trạng thái hoạt động được đặt ở vị trí “local control” Vị trí “doors closed” chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và cho huấn luyện hoặc thử kiểm tra Khi bộ điều khiện trung tâm buồng

Trang 18

lái đặt ở vị trí “local control”, bất kỳ cửa kín nước nào cũng cũng có thể đóng mở tại chỗ mà

không tự động đóng Kiểu “door closed” cho phép các cửa mở tại chỗ, nhưng các cửa sẽ tự động đóng lại khi nhả cơ cấu điều khiển tại chỗ Tai nạn thường xảy ra khi thuyền viên đang

điều khiển tại chỗ để đi qua cửa kín nước mà nó được đóng từ buồng lái Trong hoàn cảnh như vậy nếu điều khiển tại cửa được nhả cửa sẽ tự động đóng với lực đủ để làm bị thương hoặc chết bất cứ người nào bị kẹt ở cửa Vì thế, qui trình an toàn được đặt ra và phải tuân thủ chặt chẽ khi sử dụng cửa kín nước đã được đóng:

• Những người khi không đi cùng nhau, không bao giờ cố mang vác qua cửa mà không có

sự trợ giúp

• Cần thực hiện việc giám sát mọi sự di chuyển dụng cụ và vật liệu qua cửa Việc này thực hiện có hiệu quả khi mọt người vận hành cửa và mọt người mang vác qua cửa

• Tránh khả năng trượt ngã chết người, không được để dầu mỡ rò rỉ gần cửa kín nước

• Cửa và khu vực xung quanh phải tránh bị cản trở việc đóng nhanh hoặc cản trở đường

đi của mọi người qua cửa

Các chỉ dẫn bằng văn bản việc vận hành cửa an toàn và chủ yếu là tất cả thuyền viên có thể dùng cửa cần phải:

• Biết loại hệ thống điều khiển được lắp đặt

• Được huấn luyện qui trình vận hành đúng

• Đánh giá đầy đủ lực ép của cửa kín nước

Lực ép của cửa kín nước, cùng với việc đóng nhanh là cần thiết để đảm bảo rằng cửa kín nước thực hiện đúng chức năng của nó là an toàn cho tàu và thuyền viên, nhưng nếu phải tránh tai nạn thì buộc phải tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn vận hành Thông báo nêu rõ qui trình vận hành phải được gắn ở hai bên của cửa kín nước

• Theo dõi và vận hành an toàn máy móc

• Sự an toàn của những người sử dụng cửa

• Qui định về điều kiện sinh hoạt đầy đủ cho buồng ở của thuyền viên và hành khách dưới boong kín nước

• Làm việc hiệu quả của bất kỳ dịch vụ phụ trợ

Trang 19

HUẤN LUYỆN VÀ LUYỆN TẬP

Như là với các thiết bị an toàn, thuyền viên phải chỉ dẫn việc vận hành an toàn các cửa kín nước, các lỗ thoát mạn, các tấm chắn cứng và các thiết bị bắt buộc phải đóng chặt trước khi ra biển và phải đóng kín khi trên biển

Thực hành huấn luyện cứu hỏa cần bao gồm việc kiểm tra hoạt động của cửa kín nước trong khu vực thực tập

Trang 20

LỐI THOÁT HIỂM

Việc thiết kế của tàu cần phải cho phép thuyền viên và hành khách sơ tán nhanh chóng và an toàn đến bất kỳ khoang nào và đi ra được tới boong cứu sinh trong trường hợp xảy ra cháy hoặc khẩn cấp khác Lối thoát hiểm có thể sử dụng để ra và vào

Có qui tắc chung liên quan tới lối thoát hiểm từ tất cả khoang hành khách và thuyền viên và khoang thuyền viên làm việc Cầu thang và các thang không được rộng hơn chiều rộng được qui định cụ thể; có hạn chế về mức độ kéo dài của cầu thang chạy liện tục và qui định liên quan tới kích thước của cầu thang Thang dây hoặc thang xích hoặc cáp linh động không được làm thang thoát hiểm Hành lang và lối đi từ cầu thang hoặc boong hở phải đủ rộng để tránh mắc kẹt Các tay vịn ở độ cao 1m trên boong được lắp hai bên hành lang, trừ khi bắt buộc chỉ có một tay vịn ở hành lang hẹp

Các lối thoát hiểm chính cho một khu vực phải cách xa nhau

Trên các tàu cũ, các hành lang cụt chỉ cho phép dài đến 7m ở tàu hàng, tàu khách nhỏ và đến 13m chiều dài với tàu khách lớn hơn Trên những tàu khách lớn hơn đóng sau tháng 10 năm

1994 không cho phép có hành lang cụt Ở đâu mà hành lang cụt dẫn đến khoang chung của thuyền viên thì cần có phương pháp thoát hiểm khác thích hợp từ khoang đó Trên tàu mới hơn, không cho phép lối đi hay hành lang chỉ có một lối thoát hiểm

Thang máy không được coi là lối thoát hiểm, nhưng thang cuốn có thể coi như là cầu thang Trên tàu khách, các phòng công cộng ánh sáng yếu phải có lối ra được đánh dẫu rõ ràng và cửa không phải là lối thoát an toàn phải đánh dấu ‘NO EXIT’ (không ra lối này)

Một số khoang như phòng Radio có thể không có phương pháp thoát hiểm thứ hai: trong

trường hợp này, một lỗ mở hoặc cửa sổ được chấp nhận Nơi mà cửa sổ thoát hiểm không ở mức boong bên ngoài phải có các bậc thang dẫn xuống boong hở có lối đi ra phương tiện cứu sinh

Các cửa sập (hatches) – Các cửa sập có thể là lối thoát hiểm thứ hai từ chỗ sinh hoạt của

thuyền viên hoặc khoang làm việc như Buồng bơm hoặc Buồng máy lái Các cửa sập thoát hiểm phải vận hành được từ hai phía và không khóa được và lên xuống bằng thang thẳng đứng

cố định bằng thép Đối với các cửa sập thoát hiểm để dễ mở cần có tải trạng cân bằng

Trang 21

Các tấm thoát hiểm – Chúng được bố trí sao cho dễ đạp ra và chỉ cho phép có một tấm trên

một lối thoát hiểm Tấm thoát hiểm không được bố trí trên đường thoát hiểm của hành khách ra

vị trí lên phương tiện cứu nạn, cũng như trên các vách ngăn hoặc các cửa Loại “A”

Phòng ngủ bên trong – Nơi mà phòng ở của thuyền viên hoặc các buồng có phòng ngủ hoặc

phòng khác bên trong và lối đi phải qua phòng làm việc và không có lối vào trực tiếp phòng trong từ hành lang, cần có tấm thoát hiểm hoặc cửa sổ cho phép sơ tán khẩn cấp từ phòng trong Tuy nhiên, nếu phòng làm việc có lắp báo khói mà nó nằm trong hệ thống báo cháy cố định của tàu thì phòng trong không cần phương pháp thoát hiểm thứ hai

Các cửa: - các cửa thường mở theo hướng (nói khác đi là theo hướng thoát hiểm) trừ của

phòng ở thường mở vào trong phòng Các cửa ở các lối thoát thẳng đứng thường mở ra ngoài Các cửa buồng ở thuyền viên thường là cửa bản lề, tuy nhiên một số trường hợp là cửa trượt được chấp nhận Trong lối thoát hiểm, các giám định viên có thể cho phép các cửa (trong khu sinh hoạt của thuyền viên) khóa vì một số lý do an ninh, miễn là việc khóa đó không làm cản trở lối thoát hiểm

Không gian đặc biệt trên tàu khách – Các cầu thang làm lối thoát hiểm được đặt ở mỗi đầu và ở

giữa cùa khoang Mỗi một lối thoát hiểm sẽ được che chắn lửa liên tục đến các vị trí thoát hiểm hoặc boong trên

Khoang ro-ro – phải có cầu thang là chỗ che lửa liên tục để làm lối thoát hiểm đến các boong

tập trung hặc lên boong trên và một cầu thang hoặc thang thẳng đứng qua miệng cửa sập lên boong cao hơn; và từ boong này xuống boong tập trung Hai phương pháp thoát hiểm được bố trí ở hai đầu của khoang ro-ro Khoang ro-ro lớn bắt buộc phải có lối thoát hiểm bổ sung Tàu khách ro-ro phải thể hiện ở nơi công cộng và trong các phòng ở sơ đồ lối thoát hiểm

Các thang thẳng đứng – không được phép sử dụng trong lối thoát hiểm cho hành khách đi tới vị

trí tập trung sơ tán

Buồng máy – Phải có hai phương pháp thoát hiểm từ mỗi khoang máy, một trong số đó phải

được che chắn lửa liên tục Các thang thẳng đứng được gắn chặt với các điểm cách nhiệt để nhiệt từ đám cháy không truyền vào thang Buồng điều khiển trong buồng máy phải có lối thoát hiểm mà không cần phải vào buồng máy

Tàu khách nhỏ boong hở - để bảo vệ hành khách loại tàu này được lắp màn che mềm Những

màn che này cần phải có khả năng được nhả nhanh và không được buộc bằng đai

Trang 22

Các khoang có chứa các chai khí – Các khoang này có thể vào được từ boong hở, thậm chí khi khoang này nằm ở boong trung gian Thang thẳng đứng và các cửa sập không được chấp nhận Cửa vào phải mở ra ngoài

Tàu hàng và tàu két –

Nơi sinh hoạt: hai phương pháp thoát hiểm giữa các vách ngăn, một đi thẳng đến boong tập trung hoặc boong cao hơn Các cửa có thể khóa miễn là lối thoát và lối đi không bị gây trở ngại và nó được mở từ cả hai phía

Các khối dạng tháp không có boong bên ngoài: ở mọi mức phải được nối với nhau bằng cầu thang nghiêng bên ngoài và ít nhất một cửa thoát ở mỗi mức Tất cả các mức phải được nối với nhau bằng cầu thang được đóng bên trong

Nơi ít chiếu sáng – Các tàu chở hơn 36 khách bắt buộc phải có chiếu sáng mức thấp tại tất cả các điểm của lối thoát hiểm, bao gồm cả các góc, các điểm giao, cầu thang và lối ra Các ký hiệu đường thoát hiểm tầm thấp được bổ sung bằng chiếu sáng sự cố và có thể là bằng điện hoặc phát quang Dải chỉ thị được đặt cao không quá 300mm trên mặt boong Ký hiệu phải làm cho hành khách nhận ra tất cả các đường thoát và lối thoát

Dải phát quang mức thấp cho biết đường ra

hành lang và chiếu sáng lối ra và tay nắm cửa

Ở các khoảng đều nhau đèn chiếu sáng lối thoát hiểm mức thấp kết hợp với chỉ báo hướng thoát hiểm

Trang 23

SỔ TAY HUẤN LUYỆN CỨU SINH

Phần 2

Thiết bị cá nhân

Trang

Trang 25

ÁO PHAO VÀ TRANG BỊ HỖ TRỢ NỔI

Áo phao được thiết kế để hỗ trợ người dưới nước, thậm chí người đó không có khả năng tự trợ giúp hoặc mặc quần áo dầy Không có áo phao mặc dù là người bơi tốt cũng khó có thể nổi trong nước lạnh vì do sốc lạnh và chuột rút

Áo phao có thể là bọt biển hoặc các chất có tính chất nổi vĩnh cửu hoặc loại tự thổi hoặc tự thổi một phần Bất kỳ áo phao phải thích hợp cho việc làm việc băng tay Nó phải luôn duy trì tình trạng tốt và buộc đúng cách Lý tưởng là có dây buộc đũng để duy trì ở đúng vị trí

Các yêu cầu chung của SOLAS cho áo phao

Áo phao phải:

• Hỗ trợ người dưới nước mặc đủ quần áo

• Trong vòng không đến 1 phút phải lật người bất tỉnh từ bất kỳ vị trí nào về vị trí mà miệng cao hơn mặt nước ít nhất 120mm với cơ thể ngả về sau một góc không ít hơn 200theo phương thẳng đứng Áo phao trẻ em chỉ cần năng miệng lên khỏi mặt nước ở khoảng cách thích hợp

• Không giảm tính nổi quá 5% trong vòng 24 giờ chìm trong nước ngọt

• Được thiết kế sao cho người không quen thuộc với nó có thể mặc được không cần trợ giúp trong vòng 1 phút (trẻ nhỏ có thể được trợ giúp khi mặc áo phao) Phải có khả năng

rõ ràng được mặc đúng cách và trong thực tiễn không được mặc không đúng cách Phải thoải mái khi mặc

• Cho phép người mặc nhảy xuống nước từ độ cao

4.5m mà không bị thương và bị tuột hoặc bị hư hỏng

áo phao

• Không cháy liên tục hoặc chảy khi bị lửa phủ trong

vòng 2 giây

• Trong trường hợp áo phao của trẻ nhỏ phải ký hiệu

khoảng chiều cao và trọng lượng áp dụng cho áo

• Phải có còi

• Có màu sáng (trong trường hợp áo phao tự thổi, qui

định về màu sắc tham khảo áo phao tự thổi)

Áo phao nổi vĩnh cửu

Trang 26

Áo phao tự thổi

Ngoài các qui định của theo SOLAS đã được liệt kê ở trên áo phao

phụ thuộc vào khả năng nổi do thổi khí phải:

• Có không ít hơn hai khoang

• Tự thổi khi chìm, có thiết bị thổi và có khả năng thổi bằng

miệng

Áo phao cho xuồng cứu sinh kín hoặc phóng tự do

Áo phao sử dụng cho xuồng cứu sinh đóng hoặc xuồng cứu sinh

phóng tự do phải không được cản trở việc vào xuồng, việc bố trí chỗ

ngồi trong xuồng, việc sử dụng dây đai an toàn và vận hành xuồng

và an toàn cho người sử dụng

SỐ LƯỢNG ÁO PHAO

Đối với tàu tuân theo SOLAS

• Một áo cho mọi người trên tàu

• Cộng với áo phao cho người trực ca (buồng lái,

buồng máy và các vị trí trực) cất tại vị trí trực

• Cộng áo phao sử dụng cho các vị trí xa phương

tiện cứu sinh

Các yêu cầu bổ sung cho tàu khách

• Cộng với áo phao trẻ em ít nhất là 10% số lương hành khách trên tàu hoặc mỗi cái cho từng trẻ em, cái nào lớn hơn

• Cộng 5% dự trữ cho tổng số người trên tàu Các áo phao này phải được cất giữ ở nơi

dễ thấy trên boong và ở vị trí tập trung

Áo phao thổi hơi

Áo phao tự thổi

Trang 27

CHĂM SÓC VÀ KIỂM TRA ÁO PHAO

Áo phao phải được chăm sóc cẩn thận để khi sử dụng nó sẽ cứu mạng sống! Kiểm ta thường xuyên các dây buộc, đai và khóa đảm bảo trong tình trạng tốt và các vật dụng đi kèm; còi phải kêu các vêt gắn và đính keo phải kín; băng phản quang, còii đèn phải được buộc chặt; pin đèn còn hạn

Nếu áo phao phải làm sạch chỉ sử dụng nước ấm và xà phòng kem Áo phao có cơ cấu tự thổi chỉ có thể ngâm trong nước nếu cơ cấu tự thổi không hoạt động Không dùng xà phòng bột, chất tẩy hoặc các loại nước giặt để làm sạch áo phao và không sử dụng máy giặt hoặc máy sấy Phơi để áo phao khô tự nhiên

Áo phao tự thổi thường được bảo dưỡng hàng năm, nhưng phải được kiểm tra thường xuyên

Để bảo dưỡng áo phao tự thổi (thường do đại diện của nhà máy bảo dưỡng):

• Tháo chai khí Kiểm tra đảm bảo là bộ làm kín không bị rách, chai không bị ăn mòn Cân trọng lượng của chai khí và so sánh với số liệu ghi trên chai

• Đối với áo phao tự thổi, kiểm tra bộ tự thổi xem còn hoạt động không có bị két bẩn không

• Kiểm tra đầu kích hoạt và kiểm tra hoạt động bằng cách kéo dây thổi đảm bảo chốt kich hoạt di chuyển tự do và cả chốt và cần gạt tự về vị trí cũ

• Kiểm tra cơ cấu tự thổi tùy thuộc vào nhà sản xuất Tham khảo hướng dẫn cho loại áo phao sử dụng

• Kiểm tra khả năng giữ khí của áo phao bằng cách thổi bằng miệng và giữ qua đêm (ở nơi nhiệt độ phù hợp) Nếu khí bị rò rỉ thì cần mang đi bảo

dưỡng sửa chữa

ĐÈN ÁO PHAO

Đèn áo phao cho ánh sáng ổn định hoặc chớp Anh sáng là ánh sáng

trắng, và trong chừng mực cho phép nhìn thấy từ bốn phía trong

khoàng thời gian tối thiểu là 8 giờ Pin kích hoạt

bằng nước – nước có thể làm điện cực hoặc đóng

mạch điện, hoặc có thể là loại pin litium hoặc pin

khô Kích hoạt đèn có thể bằng tay hoặc tự động

khi nhúng xuống nước

Đèn áo phao pin litium Nước kích hoạt

đèn bằng cách

sử dụng pin clorua bạc Là một khối kín an toàn Đèn hoạt động khi tháo nắp đậy và nhúng xuống nước mặn hoặc ngọt

Trang 28

MŨ CHỐNG SÓNG

Mũ chống sóng không bắt buộc nhưng

được trang bị trên một số loại áo phao

Nó bảo vệ người mặc khỏi bị hít phải bọt

sóng, sương và nước mưa và có tấm

trong suốt để nhìn Mũ chống sóng

không được chụp vào mặt khi bị sóng

đánh, phải cho phép thở ra và hít khí

sạch vào mà không bị ngập nước và có

thể mặc hoặc tháo rời

ÁO PHAO CHO TÀU KHÁCH NỘI ĐỊA, ÁO PHAO KHÔNG THEO SOLAS

VÀ TRANG BỊ HỖ TRỢ NỔI

Một số loại ao phao không theo SOLAS đôi khi vẫn có ở trên tàu Trên các tàu theo SOLAS vẫn

có loại áo phao làm việc và không được coi là một phần theo qui định của luật Thường áo phao

làm việc chỉ có một khoang thổi hơi và có thể thổi tự động khi xuống nước hoặc vận hành bằng tay bằng cách kéo dây mở chai CO2 để thổi vào áo Loại áo phao không theo luật định phải được kiểm tra bảo dưỡng như là các loại áo phao khác trên tàu

Áo phao cho các tàu khách nội địa có thể thay đổi về thông số so với chuẩn SOLAS

TRANG BỊ HỖ TRỢ NỔI

Trang bị hỗ trợ nổi được cung cấp cho những người có thể tự trợ

giúp hoặc bơi Nó ít tính nổi hơn áo phao và sẽ không lật lại khi

người mặc bị bất tỉnh

Một số tàu có thể có dụng cụ hỗ trợ nổi sử dụng như là áo phao

làm việc trang bị hỗ trợ nổi là thiết bị nổi sẽ trợ giúp cho chính

người mặc Nó sẽ không cung cấp đầy đủ tính nổi cho người mặc

nổi mà không cần trợ giúp và chỉ nên dành cho những người bơi

giỏi trong môi trường làm việc an toàn, trong vùng nước được

che chắn và có sự hỗ trợ liền kề

Trang 29

BỘ QUẦN ÁO CHỐNG MẤT NHIỆT VÀ CHỐNG TIẾP XÚC

BỘ QUẦN ÁO CHỐNG MẤT NHIỆT

Bộ quần áo chống mất nhiệt và chống tiếp xúc được cấu tạo bằng

chất chịu nước và có mầu sáng, có băng phản quang và được thiết

kế để người mặc khô rao khi ở dưới nước Nó có bộ phận làm kín

cổ và mặt để tránh nước vào Cổ tay và chân cũng được làm kín

hoặc có găng tay hoặc bọc chân

Bộ quần áo được làm từ chất cách nhiệt (giảm sự mất nhiệt cơ thể)

hoặc không cách nhiệt tùy thuộc vào vùng hoạt động của tàu và qui

định của cơ quan quản lý

Bộ quần áo chống mất nhiệt thỏa mãn các yêu cầu của áo phao về

tính nổi, cánh tay đòn và các thiết bị đi kèm như áo phao Thông

thường, cần thiết mặc áo phao ngoài bộ quần áo chống mất nhiệt,

cần chú ý là chúng tương thích với nhau

BỘ QUẦN ÁO CHỐNG TIẾP XÚC

Bộ quần áo chóng tiếp xúc tương tự như bộ quần áo chống mất

nhiệt, nhưng có một số điểm khác Nó có độ nổi là 70N và làm bằng

chất giảm ứng suất nhiệt trong quá trình cứu nạn và sơ tán Quần áo

chống tiếp xúc có đèn và còi áo phao cứu sinh và có khả năng lật

người bị úp mặt xuống nước trong thời gian không quá 5 giây

THỰC HÀNH

Mọi người phải mặc và làm việc khi mặc bộ quần áo này và làm quen

với những hạn chế trong hoạt động khi mặc nó Trươc khi xuống nước

cần chắc chắn rằng quần áo không bị hỏng và thắt chặt đúng cách,

quần áo lỏng lẻo khi xuống nước sẽ bị nước vào và làm cho người

mặc mất linh động và xấu nhất là có thể bị chìm Trong thực tiễn, thời

tiết xấu, hầu hết quần áo sẽ bị rò rỉ đôi chút

Bộ quàn áo giữ nhiệt cách nhiệt

Bộ quàn áo giữ nhiệt không cách nhiệt

Trang 30

SỐ LƯỢNG

Số bộ quần áo chống mất nhiệt hoặc chống tiếp xúc trên tàu được qui định như sau:

• Mỗi người một bộ cho từng thuyền viên thao tác xuồng cứu nạn

• Mỗi người một bộ cho thuyền viên xuồng cứu nạn cao tốc

• Mỗi người một bộ cho thuyền viên thao tác xuồng cứu sinh hở, nhưng không quá 3 bộ cho xuồng cứu sinh hở

• Mỗi người một bộ cho thành viên đội sơ tán

Trên tàu có chiều dài hơn 85m (không phải tàu két) xuồng cứu sinh không hạ bằng cần, mỗi người trên tàu phải có một bộ quần áo chống mất nhiệt

QUI ĐỊNH VỀ BỘ QUẦN ÁO CHỐNG MẤT NHIỆT & CHỐNG TIẾP XÚC

• Không cần trợ giúp, phải mở túi và mặc quần áo trong vòng 2 phút

• Người mặc có thể leo lên xuống thang thẳng đứng có chiều cao 5m

• Không cần trợ giúp có khả năng mặc áo phao đúng cách

• Chịu được lửa mà không bị cháy hoặc chảy trong vòng 2 giây

• Nhảy xuống nước từ độ cao 4.5m quần áo không bị hư hỏng hoặc tuột

• Bảo vệ người mặc khỏi bị mất thân nhiệt nhanh

• Người mặc phải thao tác được các nhiệm vụ bỏ tàu thông thường

• Bộ quần áo không cách nhiệt phải được đánh dấu và chỉ dẫn mặc với quần áo ấm

CÁC QUI ĐỊNH BỔ SUNG CHO QUẦN ÁO CHỐNG MẤT NHIỆT

• Che phủ toàn bộ cơ thể trừ đầu và tay (và chân, nếu chính quyền cho phép) Phải có mũ

và găng tay

• Có túi thích hợp để đựng VHF cầm tay

• Người mặc có thể bơi được 25m và lên phương tiện cứu nạn

CHĂM SÓC BỘ QUẦN ÁO CHỐNG MẤT NHIỆT VÀ CHỐNG TIẾP XÚC

Bộ quần áo chống mất nhiệt và chống tiếp xúc cần được kiểm tra cẩn thận đầu đặn:

1 Lấy quần áo ra khỏi túi chứa và mặc thử nó Sau khi mặc, làm sạch quần áo một cách kỹ lưỡng sử dụng nước ngọt ấm Xà phòng sữa có thể được sử dụng Quần áo cần phơi khô

2 KIểm tra tất cả các khóa kéo Nếu khóa kéo bị hỏng cần thay Chỉ nhà sản xuất hoặc đại

lý ủy quyền được sửa chữa

3 Bôi trơn khóa bằng nến hoặc các loại mỡ khác

4 Dán chỗ rách bằng chất keo của nhà sản xuất

Trang 31

5 Để khóa ở vị trí mở, các đai buộc lỏng và dây lưng cứu sinh (nếu có) tháo ra

6 Cất ở nơi khô ráo

Quần áo chống mất nhiệt và chống tiếp xúc cần được kiểm tra bởi các dịch vụ bảo dưỡng mỗi

12 tháng

Trang 32

TÚI GIỮ NHIỆT

Túi giữ nhiệt (Thermal Protective Aids – TPA) là quần áo ủ ấm bằng chất không thấm nước,

mặc dù nó không phải là loại quần áo sử dụng trong nước Túi giữ nhiệt phải bọc toàn bô cơ thể

(trừ mặt) và có thể ống tay áo hoặc ống quần: túi giữ nhiệt không có ống tay hoặc ống quần cố dạng “bao” bao bọc toàn bộ cơ thể

Các chất liệu phải thỏa mãn các tiêu chuẩn dẫn nhiệt sao cho người mặc nó giảm mất nhiệt do nhiệt truyền dẫn và nhiệt bay hơi

Túi giữ nhiệt phải đủ rộng để người mặc có thể mặc áo phao có thể chui vào mà không cần sự trợ giúp trong phương tiện cứu sinh hoặc xuồng cứu nạn và nếu nó ngăn cản khả năng bơi, người mặc có thể cởi bỏ túi giữ nhiệt trong nước trong vòng không quá 2 phút

SỬ DỤNG TÚI GIỮ NHIỆT

Người bị lạnh (mất nhiệt) có thể được đưa vào trong túi giữ nhiệt để hỗ trợ phục hồi, hoặc mỗi người được cấp một túi chống mất nhiệt để chống bị mất nhiệt Nếu túi giữ nhiệt đầy đủ rộng có thể đưa người bị lạnh vào cùng với một người ấm hơn thân nhiệt của anh ta sẽ hỗ trợ người bị lạnh

Khi sử dụng túi giữ nhiệt, nếu có thể phải xuống nước (do bè cứu sinh bị lật) thì cần mặc thêm

áo phao Túi giữ nhiệt không phải là quần áo chịu nước và không kin nước ở mặt hoặc ở khóa kéo hoặc những chỗ đóng khi trong nước họ có thể bị ngập nước gây nguy hiểm

Vì túi giữ nhiệt thường được cấp riêng lẻ trong các túi kín, cần có thêm một hoặc hai túi để trình diễn và thực hành

BẢO QUẢN TÚI GIỮ NHIỆT

Túi giữ nhiệt thường đóng trong túi riêng và hút chân không Nó là loại rẻ tiền và việc sửa chữa

nó nói chung không mang tính kinh tế Các túi phải được kiểm tra bằng mắt thường đều đặn và thấy nếu có túi bị hỏng thì cần thay thế

Trang 33

SỐ LƯỢNG

Vị trí Số lượng tối thiểu theo qui định

Xuồng cứu sinh hở

100% sức chứa của xuồng

Có thể cắt giảm số cho số bộ quần áo chống mất nhiệt cho thuyền viên vận hành Xuồng cứu sinh kín một phần

Xuồng cứu sinh kín

Bè cứu sinh (có mui) Xuồng cứu nạn Xuồng cứu nạn cao tốc

10% sức chứa của xuồng/ bè/ hoặc 2 túi

cái nào lơn hơn

Bè hở - Có thể lật lại được

(không theo SOLAS) Không yêu cầu trừ Thụy Điển

Tủ thiết bị khẩn cấp của tàu ro-ro

(tàu khách ro-ro treo cờ Anh) 6 túi chống mất nhiệt hoặc chăn

Trang 35

SỔ TAY HUẤN LUYỆN CỨU SINH

Phần 3

Phương tiện cứu sinh

Trang

Trang 37

XUỒNG CỨU SINH

CÁC QUI ĐỊNH CHÍNH THEO SOLAS 1974 VÀ 1983

Xuồng cứu sinh là phương tiện cứu sinh vỏ cứng Nó phải đảm bảo tính ổn định trên biển và có

đủ mạn khô khi xếp đủ người và trang thiết bị xuống xuồng Khi xếp đủ trong điều kiện thời tiết tốt, phải có khả năng duy trì ổn định dương ở vị trí thẳng đứng khi bị thủng một lỗ dưới đường nước (giả sử không bị hỏng hoặc bị mất vật liệu nổi) Xuồng cứu sinh phải đủ cứng để có thể hạ xuống nước trong điều kiện đầy tải và phải có khả năng hạ và bị kéo khi tàu còn trớn tới ở tốc

độ 5kts trong điều kiện thời tiết tốt

Hầu hết các xuồng cứu sinh được đóng bằng nhựa được gia cường bằng sợi thủy tinh (Glass Reinforce Plastic – GRP) mặc dù một số xuồng cũ làm bằng gỗ, nhôm hoặc sắt mạ Bên dưới ghế là các hộp nổi, trừ xuồng bằng nhựa gia cường sợi thủy tinh được tăng cường tính nổi bằng cách phun bọt trong quá trình sản xuất

Tất cả các kiểu xuồng cứu sinh bắt buộc trang bị máy, nhưng vẫn có nhiều xuồng không có máy

và một số ít có động cơ kiểu cơ khí

Sức chứa tối đa của xuồng chèo là 60 người, của xuồng cơ có chân vịt là 100 người, xuồng máy là 150 người

CÁC LOẠI XUỒNG

Xuồng kín là qui định bắt buộc của những

tàu đóng s tháng 7 năm 1986, tuy nhiên tàu

khách có thể lắp xuồng “bán kín” Tàu đóng

trước năm 1986 vẫn có thể có xuồng hở

XUỒNG HỞ

Là loại xuồng truyền thống, theo tên gọi

không có mui che cố định cho dù có bạt che

di động hoặc bạt nhưa PVC như kiểu lều

được buộc chặt vào các khung kim loại di

động liên kết bằng các cột nối Xuồng hở có

thể có hoặc không có máy Xuồng hở không có máy sẽ có cột buồm di động và buồm cũng như mái chèo, trong khi loại máy cơ cấu cơ không có buồm và cột buồm

Trang 38

XUỒNG KÍN HOÀN TOÀN

Xuồng kín được thiết kế bảo vệ người trong xuồng

khỏi nhiệt và lạnh và bắt buộc cho các tàu đóng sau

tháng 7 năm 1986, trừ tàu khách hành trình ngắn

hoặc hành trình tuyến quốc tế dài có thể trang bị loại

xuồng “bán kín” hoặc “bán kín không lật” và tàu dưới

85m và tàu két dưới 500GT có thể sử dụng bè thay

thế cho xuồng

Đặc tính của xuồng kín hoàn toàn (từ tháng 7 năm

1986)

• Vào ra bằng các cửa được đóng kín nước Các cửa đủ lớn để có thể vớt người bị

thương hoặc bất tỉnh từ dưới nước và để thao tác cáng

• Được thiết kế để nâng hạ xuồng thực hiện từ bên trong xuồng mà không phải ra ngoài

và với mục đích như vậy thì người ta bố trí hai cửa phái mũi và lái (để có thể tiếp cận móc xuồng)

• Mặc dù đóng nhưng vẫn có thể chèo được

• Nếu xuồng bị lật mà các cửa đều đóng chặt nó sẽ tự lật lại Để đạt được điều đó thì mỗi người đều có dây đai an toàn và một số mũ bảo hộ để khi bị lật người trong xuồng vẫn ở nguyên vị trí

• Có cửa số lấy ánh sáng vào xuồng và người lái có thể nhìn ra ngoài

• Bên ngoài là có mầu sáng và bên trong có màu thích hợp

• Dây bám bên ngoài xung quanh xuồng để hỗ trợ lên hoặc rời xuồng

• Mọi người phải duy trì vị trí ngồi mà không phải trèo qua các ván ngang hoặc các vật cản trở khác

Xuồng kín hoàn toàn được đóng trước tháng 7 năm 1986 có thể không có đầy đủ các đặc tính

kể trên

Tất cả các xuồng kin hoàn toàn đều có động cơ

Xuồng kin hoàn toàn – Loại ngăn lửa

Xuồng kín hoàn toàn trên tàu chở các chất dễ cháy (như hàng hóa có điểm bắt lửa không quá

600C) phải có thiết bị chống lửa cho xuồng và thiết bị của nó qua ngọn lửa cháy trên mặt nước trong vòng không quá 8 phút Thường thì người ta sử dụng bơm nước lai bằng máy xuồng hoặc

Trang 39

đôi khi là hệ thống phun sương bằng khí Nước được hút từ biển và được đưa qua hệ thống ống và các đầu phun bên ngoài vỏ và thượng tầng Hệ thống có thế được ngắt khi không bắt buộc; nó phải được bố trí để không hút chất lỏng dễ cháy trên mặt biển và có biện pháp xả toàn

bộ hệ thống bằng nước ngọt và phương pháp để xả toàn bộ hệ thống

Xuồng đóng hoàn toàn – với hệ thống hỗ trợ thở bằng chai khí

Trên tàu chở các hàng hoá độc (hóa chất hoặc khí) xuồng cứu sinh dạng kín hoàn toàn phải có

hệ thống hỗ trợ khí thở it nhất trong thời gian tối thiểu 10 phút Các chai gió cho mục đích này thường được đặt dưới chỗ ngồi và cũng cung cấp cho người trong xuồng hệ thống khí thở tạo một áp suất dương bên trong xuồng để tránh khí độc bay hơi xâm nhập

XUỒNG PHÓNG TỰ DO

Xuồng phóng tự do là loại kín hoàn toàn được bố trí ở sau lái của tàu hàng (trên 85m) thay vì bố trí theo truyền thống hai bên mạn Xuống xuồng phóng tự do khi được phóng lao mũi xuống trước với đầy đủ thiết bị trực tiếp từ vị trí đặt xuồng

Nó phải có trơn ngay khi xuống nước và những người trong xuồng phải được bảo vệ để không

bị thương và bị nguy hiểm do gia tốc rơi tự do trong quá trình phóng Để tránh tai nạn hoặc hạ xuồng không chủ động người ta xây dựng cơ cấu kiểm soát nhả an toàn chỉ có thể vận hành được từ trong xuồng Có thể kiểm tra hệ thống hạ mà không cần hạ xuồng tong thực tế Xuồng phóng tự do còn có biện pháp hạ thứ hai là bằng cáp

Tàu được trang bị một xuồng cứu sinh phóng tự do ở sau lái thay cho xuồng hai bên mạn bắt buộc phải trang bị bè hạ bằng cần hạ ít nhất một bên mạn và một bè chuẩn vượt qua mạn (trừ khi được trang bị bè có cần hạ mỗi mạn)

Trang 40

Vì lý do an toàn không thể chấp nhận mặc áo phao cứu sinh thông thường trong quá trình phóng nên mỗi người được trang bị áo phao tự thổi để mặc khi phóng Mỗi người trên xuồng (trừ người lái) ngồi quay mặt về phía lái Chỗ ngồi có tựa lưng cao và có dây đai an toàn và có thể có bộ hạn chế đầu

XUỒNG CỨU SINH BÁN KÍN

Xuồng cứu sinh bán kín nói chung tuân theo

các qui định của xuồng kín hoàn toàn về cấu

trúc, sức chứa, hệ động lực, lắp đặt và thiết

bị và ký hiệu Sự khác nhau chủ yếu là thay

vì mui cứng kín, mui cứng chỉ kéo dài ít nhất

20% chiều dài xuồng từ sống mũi và ít nhất

20% từ lái Giữa mui cứng phần mũi và lái có

mui bạt cách nhiệt có thể gấp lại được, cùng

với mui cứng đóng kín thời tiết toàn bộ xuồng Việc đóng kín xuồng bằn hai mui cứng và mui mềm có thể gấp lại được phải bảo đảm:

Việc hạ và kéo xuồng lên không cần phải có người ra ngoài

Có cơ cấu đóng kín có thể điều chỉnh được ở hai đầu và hai bên mạn vận hành từ bên trong và bên ngoài để thông gió nhưng không cho nước biển, gió và không khí lạnh tràn vào

Với bạt đóng kín vẫn đủ không khí tại mọi thời điểm

XUỒNG BÁN KÍN TỰ LẬT

Xuồng bán kín trên tàu hàng phải là loại tự lật lại Để đảm bảo tự lật lại các đặc tính được duy trì trong mọi hoàn cảnh, tất cả nhứng người trên xuồng đều có dây đai an toàn để duy trì vị trí khi

bị lật Xuồng tự lật lại bán kín là loại xuồng tự tát nước

ĐỘNG LỰC CỦA XUỒNG CỨU SINH

XUỒNG MÁY

Xuồng máy được lắp động cơ diesel, mặc dù được phép lắp động cơ xăng trong một số hoàn cảnh được kiểm soát cẩn thận Máy xuồng phải khởi động được trong điều kiện trời lạnh, chạy một cách tin cậy trong điều kiện nhiệt độ cách biệt và hoạt động phù hợp cả trong điều kiện bị nghiêng, chúi tới 100 Các te phải chịu dược lửa và có biện pháp ngăn ngừa dầu lan (có khay

Xuồng bán kin có mui cứng ở mũi và lái và bạt cuộn xuống the chiều dài xuồng

Ngày đăng: 25/04/2016, 00:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w