MỘTSỐKẾTQUẢ NGHIÊN CỨUGIẢIPHÁP KỸ THUẬT
TỔNG HỢP NÂNG CAOHIỆUQUẢSỬDỤNGĐẤT RUỘNG MỘTVỤ
VÙNG MIỀNNÚIPHÍABẮC
Lê Quốc Doanh, Lưu Ngọc Quyến
Summary
Study on intergated technological solutions to improve efficiency
of one crops land used in orthern mountainous of Vietnam
In the Northern mountainous Midlands, there is much potentiality that needs exploiting tend to
increase the effect in field land usage and limit production on field. The research shows that,
mountainous communes (uplands) can change planting structure according to the following rule:
+ Soybean in spring (DT99, DT 12, DT2004) + rice.
+ Soybean in spring (DT2000, DT 84,) or bean (L14, L24) + rice (DT122).
Communes (lowland):
+ Soybean (DT2000, DT 84) + rice.
+ Bean (L14, L24) + rice.
Keywords: One crops land, Northern mountainous of Vietnam, planting structure
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Miền núiphíaBắc Việt Nam gồm 15
tỉnh (11 tỉnh vùng Đông Bắc và 4 tỉnh Tây
Bắc). Đây là vùngđất có nhiều khó khăn,
địa hình bị chia cắt, khả năng tiếp cận với
các loại hình dịch vụ hạn chế, phần lớn dân
cư trong vùng là đồng bào dân tộc thiểu số:
Tày, Nùng, H’mông, Dao Tình trạng
thiếu lương thực vẫn diễn ra ở nhiều nơi, hộ
đói nghèo năm 2005 toàn vùng là 17,8%,
trong đó vùng Đông Bắc là 14,08% và Tây
Bắc là 28,05%. Hậu quả của việc đốt nương
làm rẫy qua nhiều năm đã ảnh hưởng xấu
đến môi trường; tài nguyên đất ngày càng
bị suy kiệt, khai thác đất dốc nhưng đất
ruộng lại bỏ hoang, đang là thực trạng hiện
nay ở vùngmiềnnúiphía Bắc.
Để góp phần giải quyết thực trạng này,
giải pháp thâm canh đấtruộng nhằm giảm
sức ép lên đất dốc là việc làm hữu hiệu,
trong đó việc nghiên cứugiảipháp chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, tăng vụ trên đấtruộng
một vụ ở vùngmiềnnúiphíaBắc là hết sức
cần thiết.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
- Đấtruộng hiện đang canh tác mộtvụ
lúa mùa trong năm.
- Cây trồng: Đậu tương, lạc, lúa cạn,
lúa nước.
2. Địa điểm
+ Địa điểm điều tra: Gồm 3 tỉnh Yên
Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang. Mỗi tỉnh điều
tra 3 huyện, mỗi huyện điều tra tại 3 xã,
mỗi xã điều tra 30 hộ.
+ Địa điểm thực nghiệm:
- Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
- Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
- Huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
3. Phương phápnghiêncứu
+ Thu thập số liệu thống kê: Tại phòng
nông nghiệp huyện của các tỉnh trong vùng
và xây dựng bản đồ phân bố đất 1 vụ và
hiện trạng sử dụng.
+ Phương pháp điều tra: Trực tiếp và
phỏng vấn hộ nông dân.
+ Nghiêncứu thực nghiệm: Có sự tham
gia của nông dân và cán bộ chuyên trách
địa phương.
+ Xây dựng mô hình sản xuất tại địa
phương.
+ Tập huấn kỹ thuật, hội nghị chuyển
giao công nghệ, mở rộng sản xuất.
III. KẾTQUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Điều tra khảo sát tình hình sửdụng
đất 1 vụvùng TD, MPB
1.1. Phân bố đấtruộng 1 vụvùng TD,
MPB
Tổng diện tích đất nông nghiệp vùng
TD, MNPB có 6.821,78 nghìn ha, diện tích
đất ruộng toàn vùng là 524,6 nghìn ha
(chiếm 7,69% diện tích đất nông nghiệp),
diện tích đấtruộng chỉ canh tác 1 vụ trong
năm là 187 nghìn ha, chiếm 36% diện tích
đất ruộng. Vùng Đông Bắc hiện có 148,6
nghìn ha đấtruộng 1 vụ lúa chiếm 38%, tập
trung chính ở các tỉnh: Hà Giang (51%),
Cao Bằng (78,6%), Bắc Kạn (49%), Vùng
Tây Bắc có 38,5 nghìn ha đấtruộng 1 vụ,
chiếm 28%, phân bố đều ở các tỉnh, cao
nhất là Lai Châu 40%, Hoà Bình 35,6%
(bảng 1).
Bảng 1. Phân bố đấtruộng các tỉnh vùng trung du và MPB
TT Tỉnh
DT Đất Nông
nghiệp (ha)
DT đấtruộng
(ha)
Đất ruộng 1 vụ
Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Toàn Vùng 6.821.781 524.593 187.071 35,7
1 Vùng Đông Bắc 4.547.847 390.136 148.625 38,1
2 Vùng Tây Bắc 2.273.934 134.457 38.445 28,6
1.2. Cơ cấu cây trồng trên đất 1 vụ
vùng trung du và MPB
Trong phạm vi điều tra tại 3 tỉnh nhận thấy
cơ cấu cây trồng trên đất 1 vụ lúa vùng TD,
MNPB hiện nay có 3 cơ cấu cây trồng chính là:
- Độc canh 1 vụ lúa: Chiếm 53,5%.
- Cây màu vụ xuân + lúa vụ mùa:
42,4%.
- Độc canh 1 vụ màu: 4,1%.
32,2
36,6
91,8
53,5
67,8
52,2
7,1
42,4
0,0
11,2
1,1
4,1
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Tuyên Quang Phú Thọ Yên Bái Trung bình 3 tỉnh
1 vụ Lúa Màu + lúa 1 vụ màu
Biểu đồ 1. Cơ cấu diện tích gieo trồng trên đấtruộng 1 vụ
Tuy nhiên cơ cấu cây trồng phụ thuộc
vào từng vùng, từng địa phương:
- Tuyên Quang: 32,2% đất 1 vụ cấy 1
vụ lúa; 67,8% canh tác 1 vụ màu + 1 vụ lúa,
không có đất canh tác 1 vụ màu.
- Phú Thọ: 36,6% đất 1 vụ cấy 1 vụ lúa;
52,2% canh tác 1 vụ màu + 1 vụ lúa và
11,2% canh tác 1 vụ màu.
- Yên Bái: 91,8% đất 1 vụ chỉ cấy 1 vụ
lúa; 7,1% canh tác 1 vụ màu + 1 vụ lúa và
1,1% canh tác 1 vụ màu.
2. Khảo nghiệm mộtsố giống cây trồng
vụ xuân
Từ các kếtquả điều tra thấy cần xác
định được giống cây trồng và các biện
pháp kỹthuật đi kèm phù hợp, khắc
phục được hạn chế của điều kiện thời
tiết, dễ áp dụng sẽ là yếu tố tiền đề để
tăng vụ.
2.1. Thử nghiệm mộtsố giống đậu
tương
Đã thử nghiệm tại huyện Mù Cang
Chải (MCC) và huyện Na Hang các giống
đậu tương: DT84 (đ/c), DT96, DT99,
ĐT12, ĐT2000, ĐT2004, VX93.
Tại Mù Cang Chải các giống được gieo
20/2, do khô hạn đầu vụ nên đậu mọc chậm.
Tại Na Hang gieo 19/2. Kếtquả khảo
nghiệm được cụ thể ở bảng 2.
Bảng 2. Kếtquả khảo nghiệm mộtsố giống đậu tương xuân
Giống
TGST (ngày) NS thống kê (tạ/ha) Năng suất chất xanh (tấn/ha)
MCC Na Hang
MCC Na Hang MCC Na Hang
ĐT 12 102 82 11,5 14,0 2,13 2,43
DT 99 103 85 10,5 13,8 2,18 2,30
ĐT 2000 125 108 14,5 12,4 3,39 3,28
ĐT 2004 95 78 10,8 16,4 2,27 2,22
DT 84 116 103 15,8 12,6 2,25 2,55
Hoàng lai F1 110 90 5,4 9,8 1,58 1,76
VX 93 115 95 6,3 14,9 2,51 2,98
+ NSTK tại Mù Cang Chải: LSD
05
: 2,1; CV (%): 17,5.
+ NSTK tại Na Hang: LSD
05
: 2,4; CV (%): 15,3.
Qua khảo nghiệm cho thấy:
Tại Mù Cang Chải đã xác định được
giống đậu tương phù hợp với thời gian bỏ
hóa trong vụ xuân là: DT 99, ĐT 12,
ĐT2004, có TGST ngắn 95 - 103 ngày,
năng suất từ 10,5 - 11,5 tạ/ha. Các giống
DT84, ĐT 2000 tuy có năng suất cao (14,5
- 15,8 tạ/ha), nhưng có thời gian sinh
trưởng dài (120 - 125 ngày), muốn sửdụng
giống này ở vụ xuân Mù Cang Chải cần
gieo trước 15/2 để thu hoạch trước 20/6
đảm bảo cho cấy lúa mùa trước 30/6.
Tại Na Hang: Các giống đậu tương
trong khảo nghiệm đều phù hợp về TGST
(từ 85 đến 108 ngày), các giống ĐT 2004,
ĐT12, DT 99 có năng suất khá đạt 13,8 -
16,4 tạ/ha, đặc biệt là ĐT 2004 có năng suất
cao và thời gian sinh trưởng ngắn, thu
hoạch kịp cho gieo cấy lúa mùa chính vụ.
2.2. Thử nghiệm mộtsố giống lạc
Đã thử nghiệm mộtsố giống lạc mới:
MD7, L12, L14, L23, L24. Tại huyện Mù
Cang Chải, tỉnh Yên Bái và huyện Na
Hang, tỉnh Tuyên Quang.
Tại Mù Cang Chải gieo 20/2, tại Na
Hang gieo 19/2. Kếtquả bước đầu thu được
ở bảng 3.
Bảng 3. Kếtquả khảo nghiệm mộtsố giống lạc xuân
Giống
TGST (ngày) NS thống kê (tạ/ha) Năng suất chất xanh (tấn/ha)
MCC Na Hang MCC Na Hang MCC Na Hang
Đỏ địa phương 135 125 10,5 13,6 6,3 6,7
L 14 140 127 18,5 20,5 6,7 7,1
L 18 148 142 20,2 22,6 8,5 8,4
L 23 147 143 15,5 17,8 7,8 8,1
L 24 141 133 18,7 19,6 7,1 7,5
MD 7 140 136 14,6 17,3 6,4 6,2
+ NSTK tại Mù Cang Chải: LSD
05
: 2,0; CV (%): 12,6.
+ NSTK tại Na Hang: LSD
05
: 2,6; CV (%): 14,7.
- Tại Huyện Mù Cang Chải: Các giống
lạc mới đều có thời gian sinh trưởng dài từ 135
- 147 ngày, gieo vào 20/2 đã cho thu hoạch
vào 10 - 15/7, do vậy không kịp để cấy lúa
mùa. Năng suất các giống đạt từ 14 - 18 tạ/ha,
đạt cao nhất là các giống L14, L18, L24 (từ
18,5 đến 20,2 tạ/ha). Cần gieo lạc xuân trước
10/2 để thu hoạch vào 25/6 mới đảm bảo cấy
lúa mùa vào 30/6, hoặc sửdụng lạc vụ xuân
cần cấy lúa mùa muộn với giống ngắn ngày.
- Tại huyện Na Hang - Tuyên Quang:
Năng suất các giống đạt từ 13,6 - 22,6 tạ/ha,
đạt cao nhất là các giống L14, L18, L24
(đạt 19,6 - 22 tạ/ha). Thời gian sinh trưởng
các giống lạc này 125 - 143 ngày (trồng
20/2 thu hoạch 1 - 5/7), trong khi lúa mùa
cấy 1/7 - 5/7, như vậy muốn gieo trồng lạc
vụ xuân ở đây cần gieo từ trước 15/2 để có
thời gian làm đấtvụ mùa.
2.3. Thử nghiệm mộtsố giống lúa cạn
vụ xuân
Đã thử nghiệm 8 giống lúa cạn nhập
nội từ IRRI và CIRAD là: CIRAD 141,
8FA - 281, YM98, IR55419, WAYRAEM,
IR55423, B6144 - MR. Tại huyện Mù Cang
Chải, tỉnh Yên Bái và huyện Na Hang, tỉnh
Tuyên Quang.
Tại Mù Cang Chải các giống được gieo
22/2, tại Na Hang gieo 20/2.
Bảng 4. Kếtquả khảo nghiệm mộtsố giống lúa cạn vụ xuân
Giống
Tỷ lệ mọc TGST (ngày) NS thống kê (tạ/ha)
MCC Na Hang MCC Na Hang MCC Na Hang
CIRAD 141 56 64 142 132 16,7 20,6
8FA - 281 59 67 137 126 12,3 18,3
YM98 45 72 136 126 9,3 12,3
IR55419 48 65 136 128 11,3 17,3
WAYRAEM 56 62 135 128 14,5 10,5
IR55423 52 69 135 127 13,1 16,1
B6 - 144 - MR 62 73 147 140 20,4 26,4
Tẻ nương - đ/c 67 76 152 146 15,0 18,7
+ NSTK tại Mù Cang Chải: LSD
05
: 2,8; CV (%): 13,6.
+ NSTK tại Na Hang: LSD
05
: 3,2; CV (%): 15,7.
Từ tháng 2 cho đến hết tháng 3 năm
2006 do ít mưa, lúa gieo mọc chậm và tỷ lệ
mọc kém, gây mất khoảng, mật độ giảm
đáng kể, đây là nguyên nhân chính làm
giảm năng suất lúa trong thử nghiệm.
Từ bảng 4 cho thấy: Tại Mù Cang Chải
các giống lúa cạn có thời gian sinh trưởng
dài từ 135 - 147 ngày, cho thu hoạch vào 10
- 15/7, do đó không kịp cấy lúa mùa. Năng
suất các giống đạt thấp từ 9 - 20 tạ/ha, B6 -
144 năng suất đạtcao nhất là 20,4 tạ/ha. Như
vậy không thể tăng vụ xuân bằng lúa cạn,
nhưng có thể sửdụng các giống lúa cạn này
cho vụ mùa cực sớm (gieo cuối tháng 4, thu
hoạch đầu tháng 9, sau đó có thể gieo được
vụ màu thu đông vào giữa tháng 9.
Tại Na Hang: Các giống lúa cạn có thời
gian sinh trưởng dài từ 126 - 140 ngày, cho
thu hoạch vào 30/6 - 12/7, do đó không kịp
cấy lúa mùa. Năng suất các giống đạt thấp
từ 10,5 tạ/ha với giống WAYRAEM đến
cao nhất là B6 - 144 đạt 26,4 tạ/ha. Như vậy
không thể tăng vụ xuân bằng lúa cạn do dài
ngày và năng suất thấp.
3. Khảo nghiệm mộtsố giống lúa vụ mùa
Tại Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
và huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang:
Đã thử nghiệm mộtsố giống lúa thuần:
HT1, Hương Chiêm, VD7, VD8, DT122;
Khang Dân (đ/c) và mộtsố giống lúa lai:
HYT100, HYT83, DƯu 527, Nhị Ưu 63,
Nhị Ưu 838 (đ/c).
- Từ kếtquả thử nghiệm (bảng 5) đã
xác định được giống lúa mùa ngắn ngày
DT122 có năng suất 37 tạ/ha và thời gian
sinh trưởng 105 - 116 ngày, phù hợp cho
việc chuyển vụ lúa mùa chính vụ sang vụ
muộn, để gieo cấy vụ xuân với các cây
trồng có thời gian sinh trưởng trên 130 ngày
như đậu tương ĐT2003, VX93 hoặc các
giống lạc L14, L23 ở Mù Cang Chải.
- Tại Mù Cang Chải: Các giống lúa
thuần HT1, VD7 và giống lúa lai HYT 100,
Nhị Ưu 838 có năng suất cao (từ 50 - 66
tạ/ha) và có thời gian sinh trưởng 130 - 137
ngày. Có thể gieo cấy các giống lúa này
trong trà chính vụ, khi đó tăng vụ xuân sử
dụng đậu tương ngắn ngày DT99, ĐT12,
ĐT2004 hoặc với các giống đậu đỗ dài
ngày nhưng cần gieo trồng sớm.
- Với Na Hang: Các giống lúa thuần
HT1, VD8 và giống lúa lai Nhị Ưu 838,
D.ưu 527 có năng suất cao (từ 46 - 63 tạ/ha)
và có thời gian sinh trưởng 120 - 123 ngày
phù hợp trong cơ cấu với cây họ đậu vụ
xuân + lúa mùa chính vụ.
Bảng 5. Kếtquả khảo nghiệm mộtsố giống lúa vụ mùa tại MCC và a Hang
TGST (ngày) NS thống kê (tạ/ha)
MCC Na Hang MCC Na Hang
Khang Dân 18 (đ/c) 124 123 40,7 42,5
DT122 116 105 37,4 37,9
VD 7 125 115 50,8 40,3
VD 8 133 123 42,8 46,2
HT 1 133 120 50,7 45,2
Nhị Ưu 838 135 120 64,0 51,2
D.Ưu 527 137 119 66,4 63,5
HYT 83 137 122 59,0 47,9
HYT 100 135 123 62,5 48,6
+ NSTK tại Mù Cang Chải: LSD
05
: 5,4; CV (%): 15,3.
+ NSTK tại Na Hang: LSD
05
: 3,6; CV (%): 12,1.
Tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ:
Đã thử nghiệm mộtsố giống lúa thuần:
HT1, Hương Chiêm, VĐ7, VĐ8, DT122 và
Khang Dân làm đối chứng. Thử nghiệm
biện pháp gieo thẳng đối với 2 giống lúa
cạn LC93 - 1, LC93 - 4 có che phủ và
không che phủ rơm rạ trên những khu
ruộng thiếu và không có nước tưới.
Bảng 6. Kếtquả khảo nghiệm mộtsố giống lúa vụ mùa tại Thanh Sơn
STT Tên giống Thời gian sinh trưởng (ngày) NS thống kê (tạ/ha)
1 Hương Chiêm 120 41,11
2 DT 122 95 38,06
3 VD 7 110 47,50
4 VD 8 110 64,17
5 KD 18 110 45,83
6 HT 1 110 44,72
LSD
05
: 2,8; CV (%): 13,6.
Qua thử nghiệm (bảng 6) đã xác định được các giống lúa thuần HT1, VĐ8 có năng
suất cao (từ 45 - 64 tạ/ha) và có thời gian sinh trưởng 110 - 115 ngày, phù hợp với vụ canh
tác truyền thống của địa phương.
Thử nghiệm gieo thẳng các giống lúa cạn trên chân đất thiếu nước đạtkếtquả khả
quan: LC 93 - 1 có che phủ cho năng suất 32,5 tạ/ha và 27,3 tạ/ha không che phủ rơm rạ,
thời gian sinh trưởng 110 ngày. Với LC 93 - 4 có che phủ cho năng suất 36,4 tạ/ha và
30,3 tạ/ha không che phủ rơm rạ, thời gian sinh trưởng 110 ngày. Hướng đi này rất phù
hợp với vùng cần đảm bảo an ninh lương thực.
IV. KẾT LUẬN
1. Đất 1 vụvùng MNPB còn rất nhiều tiềm năng, cần được khai thác, tăng vụ để tăng
hiệu quảsử dụng, góp phần hạn chế sản xuất trên nương rẫy.
2. Cơ cấu cây trồng chính trên đấtruộng 1 vụ hiện là độc canh 1 vụ lúa mùa và màu
vụ xuân + lúa mùa chính vụ.
3. Nguyên nhân chính của tình trạng bỏ hoá do vụ xuân ít mưa, gây khô hạn, nhiệt độ
thấp, tập quán canh tác và thiếu hiểu biết trong lựa chọn giống cây trồng và kỹthuật canh
tác.
4. Với các huyện miềnnúivùngcao có thể tăng vụ theo các cơ cấu sau:
+ Đậu tương xuân ngắn ngày (DT99, ĐT12, ĐT2004) + lúa mùa chính vụ.
+ Đậu tương xuân trung ngày (ĐT2000, ĐT84), hoặc lạc (L14, L24) + lúa mùa muộn
giống ngắn ngày (DT122).
5. Với các huyện miềnnúivùng thấp có thể tăng vụ theo các cơ cấu sau:
+ Đậu tương xuân trung ngày (ĐT2000, ĐT84) + lúa mùa chính vụ.
+ Lạc xuân (L14, L24) + lúa mùa chính vụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Lê Quốc Doanh, Bùi Huy Hiền, Đậu Quốc Anh, 1994. Mộtsố vấn đề về HTCT vùng
trung du miền núi. Kếtquảnghiêncứu khoa học nông nghiệp 1994. NXB. Nông
nghiệp, Hà Nội.
2 Lê Song Dự, gô Đức Dương, 1988. Cơ cấu mùa vụ đậu tương ở đồng bằng Bắc bộ.
NXB. Nông nghiệp.
3 Trần gọc goạn (Chủ biên), 1999. Giáo trình hệ thống nông nghiệp. NXB. Nông
nghiệp, Hà Nội, 1999.
4 Đào Thế Tuấn, 1977. Cơ sở xác định cơ cấu cây trồng. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.
5 Diễn đàn chuyển giao KHCN Nông nghiệp và PTNT vùngnúiphía Bắc.
6 Tổng cục Thống kê - Niên giám thống kê 2006.
gười phản biện: Trần Duy Quý
. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
TỔNG HỢP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT RUỘNG MỘT VỤ
VÙNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Lê Quốc Doanh,. trồng, tăng vụ trên đất ruộng
một vụ ở vùng miền núi phía Bắc là hết sức
cần thiết.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
- Đất ruộng hiện