1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường mầm non

29 1,8K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 17,86 MB

Nội dung

* Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: + Hiệu quả kinh tế: - Giáo viên huy động được sự tham gia, ủng hộ của phụ huynh để cung cấp các nguồn nguyên vật liệu phong phú, hỗ trợ

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận SKKN cấp Quận

Họ và tên: NGUYỄN THỊ HIỀN

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường mầm non Quán Trữ, quận Kiến An

Tên sáng kiến “ Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ trong

- Giáo viên chưa thu hút được nhiều sự quan tâm, ủng hộ của phụ huynh

- Chưa sáng tạo trong việc thiết kế môi trường hoạt động ở góc nghệ thuật

- Nguyên vật liệu không phong phú, chưa kích thích được tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ

- Kiến thức, kĩ năng tạo hình của trẻ còn hạn chế Hầu như các kĩ năng cắt,

xé dán, của trẻ còn yếu

- Mặt khác trẻ chưa chủ động dẫn đến việc hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi gặp nhiều khó khăn

Trang 2

- Hình thức trưng bày sản phẩm chưa khoa học, chưa phát huy tính chủ động sáng tạo của trẻ.

2 Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến

- Lên kế hoạch cụ thể, phù hợp lứa tuổi cũng như chủ đề.

- Luôn giữ mối liên hệ chặt chẽ với phụ huynh, nhờ phụ huynh hỗ trợ đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu

- Linh hoạt trong cách lựa chọn và sử dụng nguyên vật liệu, kết hợp các nguyên liệu với nhau để tạo thành nguyên liệu mới

- Tích cực cho trẻ khám phá, trải nghiệm thông qua các hoạt động chuẩn bị nguyên vật liệu tạo hình

- Thiết kế tấm kê làm khung tranh trưng bày sản phẩm

* Khả năng áp dụng, nhân rộng:

Áp dụng có hiệu quả tại tất cả các trường, lớp mầm non

* Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:

+ Hiệu quả kinh tế:

- Giáo viên huy động được sự tham gia, ủng hộ của phụ huynh để cung cấp các nguồn nguyên vật liệu phong phú, hỗ trợ kinh phí khi tổ chức các hoạt động

- Giáo viên giảm được chi phí trong việc thiết kế đồ dùng đồ chơi, tổ chức các hoạt động chăm sóc - giáo dục cho trẻ

+ Hiệu quả về mặt xã hội:

- Nâng cao được chất lượng chăm sóc - giáo dục cho trẻ

- Phụ huynh có cái nhìn đúng hơn về việc học tập và vui chơi của con mình

ở lứa tuổi mầm non Từ đó, có nhiều giúp đỡ giáo viên trong việc sưu tầm các

Trang 3

nguyên vật liệu tạo môi trường vật chất cho hoạt động chơi nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng.

- Giúp phụ huynh có thể hiểu phần nào đó về công việc của cô giáo cũng như quá trình học tập của con em mình ở nhà trường để cùng phối hợp với nhà trường giáo dục, hình thành các thói quen, phẩm chất, nhân cách tốt cũng như các kĩ năng tạo hình cho trẻ

- Phát huy được tinh thần thi đua sáng tạo giữa các giáo viên trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục

+ Giá trị làm lợi khác:

- Giáo viên nắm chắc hơn về nội dung, phương pháp để chủ động trong việc

tổ chức một giờ hoạt động tạo hình cho trẻ

- Có nhiều sáng tạo trong việc lựa chọn và sử dụng các nguyên vật liệu sẵn

có ở xung quanh để tạo ra nhiều nguyên liệu mới, sáng tạo, hấp dẫn trẻ

- Giúp cho việc tổ chức hoạt động trưng bày sản phẩm của giáo viên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn và giúp cho trẻ chủ động hơn trong hoạt động trưng bày sản phẩm

- Các kĩ năng tạo hình của trẻ tiến bộ rõ rệt, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và chủ động hơn trong mọi hoạt động

Tôi xin cam đoan những điều viết trong đơn là hoàn toàn đúng sự thật

Hải phòng, ngày 10 tháng 3 năm 2016

CƠ QUAN ĐƠN VỊ

ÁP DỤNG ĐỀ TÀI

NGƯỜI VIẾT ĐƠN

Nguyễn Thị Hiền

Trang 4

PHẦN MỤC LỤC

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 5

I MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT 5

II NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 6

II.1 Tính mới, tính sáng tạo: 6

1.1 Sự cần thiết phải áp dụng các giải pháp mới: 6

1.2 Mục đích của giải pháp mới: 7

1.3 Các giải pháp mới được thay thế: 7

II.2 Khả năng áp dụng, nhân rộng: 10

II.3 Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp 10

CÁC PHỤ LỤC 12

I BẢN VẼ MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT CỦA SÁNG KIẾN 12

1 Khách thể nghiên cứu 12

2 Quy trình nghiên cứu: 14

a Chuẩn bị của giáo viên 14

3 Đo lường: 14

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 15

Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 16

ĐỀ BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG 25

Họ tên trẻ: ……… 25

ĐÁP ÁN CỦA BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG 26

3 Bảng điểm kiểm tra trước và sau tác động 27

Trang 5

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1 Tên sáng kiến: “Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường mầm non”.

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển thẩm mỹ

3 Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Hiền

Ngày, tháng, năm sinh: 08/03/1986

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường mầm non Quán Trữ

Điện thoại di động: 0934385995

4 Đơn vị áp dụng sáng kiến:

Tên đơn vị: Trường mầm non Quán Trữ

Địa chỉ: Số 131, Trữ Khê 2, Quán Trữ, Kiến An, Hải Phòng

Điện thoại: 0313.878.871

I MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT

Tạo hình là môn học không chỉ có ở mầm non mà còn là môn học bắt buộc ở các cấp học sau này Nó còn là cơ hội để phát hiện tài năng nghệ thuật, định hướng cho tương lai của trẻ về sau Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ, hoạt độn tạo hình rất quan trọng Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mầm non, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh Hoạt động tạo hình là hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ , thể chất và hình thành các phẩm chất, kĩ năng ban đầu của con người Trên thực tế hiện nay, thì việc tổ chức các hoạt động cho trẻ trong góc nghệ thuật nói chung và trong hoạt động tạo hình nói riêng đã được triển khai thực hiện tại tất cả các trường lớp mầm non Tuy nhiên, tôi nhận thấy có những

ưu và nhược điểm sau:

Trang 6

* Ưu điểm của các giải pháp đã, đang áp dụng:

- Tổ chức hoạt động tạo hình bám sát chương trình giáo dục mầm non mới

- Giáo viên nắm chắc phương pháp, chủ động trong việc tổ chức các hoạt động

- Giáo viên đã tích cực sưu tầm những nguyên vật liệu gần gũi

* Khuyết điểm của giải pháp đã, đang áp dụng.

- Giáo viên chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của phụ huynh

- Đa số giáo viên chưa lựa chọn kết hợp các nguyên liệu với nhau để tạo ra nguyên liệu, thu hút sự chú ý của trẻ

- Bước chuẩn bị nguyên liệu chủ yếu do cô giáo thực hiện, trẻ ít được tham gia cùng cô

- Hoạt động trưng bày sản phẩm của trẻ thường sử dụng giá cồng kềnh, không thẩm mỹ và chưa thực sự hiệu quả

II NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

II.1 Tính mới, tính sáng tạo:

1.1 Sự cần thiết phải áp dụng các giải pháp mới:

Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo rất ngây thơ, hồn nhiên nhưng cũng rất ham thích được học hỏi những cái mới lạ Vậy người giáo viên phải làm thế nào để giúp trẻ vừa có thể vui chơi một cách hồn nhiên nhưng có thể tiếp nhận những kiến thức

mà cô giáo muốn truyền đạt cho trẻ ? Để trẻ không tiếp nhận những kiến thức đó một cách thụ động mà phải tích cực, chủ động, thích được khám phá và tìm hiểu

về thế giới xung quanh – những yếu tố rất quan trọng giúp cho việc hình thành những kĩ năng ban đầu của trẻ

Chúng ta đã biết, ở lứa tuổi mầm non trẻ “ học bằng chơi, chơi mà học” Qua trò chơi mà trẻ tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả Nhưng chơi như thế nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục

vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ Và ở lĩnh vực thẩm mỹ thì với hoạt động tạo hình trẻ có thể trải nghiệm, tưởng tượng, tìm tòi, sáng tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho các hoạt động học cũng như các góc khác nhau Mặt khác, qua hoạt

Trang 7

động tạo hình cô và trẻ có thể làm nổi bật chủ đề mà mình đang thực hiện , dựa vào đó phụ huynh có thể phần nào đoán được chủ đề mà cô định cho trẻ khám phá Vậy nên, hoạt động tạo hình phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu, tạo sự ham muốn được khám phá, mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu.

Nhận thức được điều đó tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất

lượng hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường mầm non”.

1.2 Mục đích của giải pháp mới:

- Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường mầm non

- Tạo được mối liên hệ chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh

- Phát huy tính tích cực, sáng tạo của cô và trẻ, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và chủ động hơn trong các hoạt động

- Cải thiện hoạt động trưng bày sản phẩm của trẻ sao cho thuận tiện, hiệu quả, phù hợp

1.3 Các giải pháp mới được thay thế:

Để tài “Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường

mầm non” có hiệu quả trong quá trình thực hiện tôi đã có các giải pháp cụ thể

sau:

* Lên kế hoạch cụ thể phù hợp lứa tuổi cũng như chủ đề:

Để thực hiện các hoạt động một cách có hiệu quả thì việc giáo viên cần làm đầu tiên là lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng, khoa học Tùy từng chủ đề mà giáo viên đưa ra các đề tài phù hợp với sự phát triển của trẻ

VD: Với chủ đề “ Nước và các hiện tượng tự nhiên”, tôi đã nghiên cứu xem trong chủ đề này sẽ lựa chọn những chủ đề nhánh nào để thực hiện và thứ

tự các chủ đề đó sẽ sắp xếp như thế nào cho hợp lý? Cuối cùng tôi đã lựa chọn chủ đề nhánh“ Nước” để thực hiện cuối cùng vì sau đó là chủ đề “Quê hương đất nước”, ta sẽ kế thừa được sản phẩm của chủ đề trước làm môi trường cho chủ đề sau

Trang 8

Sau khi lựa chọn và sắp xếp thứ tự các chủ đề phù hợp rồi, tôi bắt đầu suy nghĩ xem với chủ đề này mình sẽ lựa chọn nội dung tạo hình gì cho trẻ hoạt động và kĩ năng chính mình muốn cung cấp cho trẻ trong hạt động tạ hình này là

kĩ năng gì? Ngoài kĩ năng chính, mình sẽ cung cấp thêm cho trẻ những kĩ năng nào khác? Và với những nội dung đã lựa chọn thì mình cần những nguyên vật liệu gì?

Với suy nghĩ như vậy, tôi đã lên kế hoạch cụ thể, khoa học, dễ hiểu rồi đi tìm các nguồn nguyên vật liệu để thực hiện kế hoạch

* Luôn giữ mối liên hệ chặt chẽ với phụ huynh, nhờ phụ huynh hỗ trợ đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu:

Với tạo hình, muốn tạo được nhiều đồ chơi cho trẻ và muốn phát huy tối

đa sự sáng tạo của trẻ thì nguyên vật liệu phải phong phú, nếu nguyên vật liệu thiếu thốn thì sự sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật của trẻ sẽ rất hạn chế Trong khi đó, nguyên vật liệu ở ngay chính gia đình mỗi trẻ rất đa dạng và phong phú

Và muốn trẻ làm tốt các bài tạo hình thì ngoài nguồn nguyên vật liệu phong phú

ra thì việc cung cấp kiến thức về cuộc sống hàng ngày cho trẻ phụ huynh cũng

có thể làm được Nhận thức được điều đó, tôi đã thực hiện một số việc:

VD: Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã giới thiệu một số đồ chơi tự tạo và tác dụng của nó, nhấn mạnh với các phụ huynh rằng trẻ học dưới hình thức chơi, tranh thủ sự ủng hộ của phụ huynh nên tôi đề nghị phụ huynh đóng góp, ủng hộ lớp các nguyên vật liệu, phế liệu như: len, vải vụn, giấy màu, giấy một mặt, …hoặc khi sắp hết năm, thông qua các bảng tuyên truyền, zalo, facebook riêng của lớp tôi đã vận động các bậc phụ huynh ủng hộ lớp lịch cũ…qua đó tôi cũng đăng cho phụ huynh xem các sản phẩm mà con mình tạo ra từ các nguyên vật liệu nói trên

Ngoài việc đề nghị phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu, qua bảng tuyên truyền hoặc trò chuyện trực tiếp tôi còn trao đổi để các bậc phụ huynh cung cấp thêm vốn kiến thức, các biểu tượng về cuộc sống hàng ngày cho trẻ như: Khi làm bếp, mẹ có thể cho trẻ quan sát và trò chuyện về con cua, con cá,

Trang 9

rau, củ, quả…và những lúc rảnh, mẹ có thể ôn luyện cho trẻ một số kĩ năng tạo hình như: tô, cắt, xé dán, vẽ…

* Linh hoạt trong cách lựa chọn và sử dụng nguyên vật liệu, kết hợp các nguyên liệu với nhau để tạo thành nguyên liệu mới:

Như chúng ta đã biết, với việc tạo môi trường học tập cho trẻ nói chung

và hoạt động tạo hình nói riêng thì nguyên vật liệu là một yếu tố rất quan trọng góp phần vào việc tổ chức thành công hoạt động vui chơi cho trẻ Nhưng để lựa chọn các nguyên vật liệu như thế nào là hợp lý, an toàn cho trẻ? Và phải sử dụng

các nguyên vật liệu thế nào để khuyến khích trẻ hoạt động nhằm đạt được kết quả cao nhất Trên thực tế không phải giáo viên nào cũng làm tốt được việc này Với những khó khăn trên, trong quá trình thực hiện, tôi đã tôi đã kết hợp các nguyên liệu với nhau để tạo thành nguyên liệu mới, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết và tính hiếu kì của trẻ

VD: Với nguyên liệu là cát, tôi đã kết kợp với màu nước để tạo ra cát với nhiều màu sắc khác nhau,…

Sau đó, tôi chắt lọc, lựa chọn những nguyên vật liệu nào là cần thiết và phù hợp với chủ đề mình đang thực hiện làm nguyên vật liệu chính, còn nguyên vật liệu nào là phụ? Sau đó, tôi sử dụng các nguyên vật liệu chính cho phần cung cấp kiến thức cho trẻ, ngoài ra tôi còn gợi mở một số nguyên vật liệu phụ cho trẻ dùng để trang trí cho bài thêm sinh động

* Tích cực cho trẻ khám phá, trải nghiệm thông qua các hoạt động chuẩn bị nguyên vật liệu tạo hình:

Thông thường, giáo viên chúng ta là người thiết kế, tổ chức và chuẩn bị

nguyên vật liệu tạo hình cho trẻ hoạt động Như vậy, sẽ không kích thích được tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ Vì vậy, trong quá trình thực hiện, tôi đã áp dụng giải pháp “Tích cực cho trẻ khám phá, trải nghiệm thông qua các hoạt

động chuẩn bị nguyên vật liệu tạo hình” nhằm cung cấp thêm kiến thức cho trẻ,

giúp trẻ được khám phá, trải nghiệm và thông qua đó tạo được hứng thú cho trẻ trong các hoạt động

Trang 10

VD: Với chủ đề “ Bé yêu biển”, tôi muốn cho trẻ làm tranh về biển với nguyên vật liệu là cát Vì vậy tôi đã chuẩn bị sẵn cát, nhưng để cát được đa màu sắc hơn tôi chọn cách nhuộm màu cho cát Để có được cát màu tôi cho trẻ đã tham gia hoạt động: khám phá cát màu(pha màu nước, trộn cát với màu, phơi khô cát) Như vậy, trẻ đã được tham gia vào hoạt động tìm hiểu, khám phá về cát màu, đồng thời cũng giúp cô chuẩn bị nguyên liệu cho một số hoạt động khác trong trường mầm non.

* Thiết kế tấm kê làm khung tranh để trưng bày sản phẩm:

Như chúng ta đã biết, trưng bày sản phẩm là hoạt động rất quan trọng góp

phần vào việc tổ chức thành công hoạt động tạo hình cho trẻ Nhưng để lựa chọn hình thức nào cho gọn gàng, hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất? Trên thực tế không phải giáo viên nào cũng làm tốt được việc này

Với những khó khăn trên, trong quá trình thực hiện, tôi đã tôi đã có những suy nghĩ là làm sao phải sử dụng được tấm kê làm khung tranh để trưng bày sản phẩm cho trẻ?

Đã nghiên cứu rất kĩ và cuối cùng tôi đã đưa ra được cách làm Đó là sử dụng những tờ giấy rôki, và túi hồ sơ 11 lỗ kết hợp với nhau vừa làm tấm kê, vừa làm khung tranh để trưng bày sản phẩm Và như vậy tôi đã tìm được giải pháp mới cho việc trưng bày sản phẩm cho trẻ, vừa thuận tiện, không kềnh mà đạt được hiệu quả cao rất thẩm mỹ Trẻ chủ động trong việc trưng bày bài của mình Có thể đi lại ngắm bài của mình và của bạn

II.2 Khả năng áp dụng, nhân rộng:

Với giải pháp“ Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ trong

trường mầm non” tôi nhận thấy giải pháp này đã được rất nhiều giáo viên

hưởng ứng, triển khai thực hiện và áp dụng rộng rãi trong các trường mầm non

II.3 Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp.

+ Hiệu quả kinh tế:

- Giáo viên huy động được sự tham gia, ủng hộ của phụ huynh để cung cấp các nguồn nguyên vật liệu phong phú, hỗ trợ kinh phí khi tổ chức các hoạt động

Trang 11

- Giáo viên giảm được chi phí trong việc thiết kế giá trưng bày sản phẩm cho trẻ.

+ Hiệu quả về mặt xã hội:

- Nâng cao được chất lượng chăm sóc - giáo dục cho trẻ

- Phụ huynh có cái nhìn đúng hơn về việc học tập và vui chơi của con mình

ở lứa tuổi mầm non Từ đó, có nhiều giúp đỡ giáo viên trong việc sưu tầm các nguyên vật liệu tạo môi trường vật chất cho hoạt động chơi nói chung và hoạt động góc nghệ thuật nói riêng

- Giúp phụ huynh có thể hiểu phần nào đó về công việc của cô giáo cũng như quá trình học tập của con em mình ở nhà trường để cùng phối hợp với nhà trường giáo dục, hình thành các thói quen, phẩm chất, nhân cách tốt cũng như các kĩ năng tạo hình cho trẻ

- Phát huy được tinh thần thi đua sáng tạo giữa các giáo viên trong việc nâng cao chất lượng hoạt động góc, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục

+ Giá trị làm lợi khác:

- Giáo viên nắm chắc hơn về nội dung, phương pháp để chủ động trong việc tổ chức một giờ tạo hình cho trẻ Có nhiều kinh nghiệm và linh hoạt hơn trong việc lựa chọn và sử dụng nguyên vật liệu, kết hợp các nguyên liệu với nhau để tạo thành nguyên liệu mới hấp dẫn trẻ

- Giúp giáo viên giảm bớt những khó khăn trong hoạt động trưng bày sản phẩm của trẻ ở giờ tạo hình

- Phát huy được tính chủ động, sáng tạo của trẻ

CƠ QUAN ĐƠN VỊ

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Hải Phòng, ngày 10 tháng 3 năm 2016

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Hiền

Trang 12

CÁC PHỤ LỤC

I BẢN VẼ Mễ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT CỦA SÁNG KIẾN

1 Khỏch thể nghiờn cứu.

- Tụi chọn học sinh 5 tuổi lớp 5A của Trường mầm non Quỏn Trữ để nghiờn cứu

vỡ đõy là học sinh do tụi chủ nhiệm nờn tụi cú thể theo dừi thưỡng xuyờn và thực hiện thuận lợi hơn

a Về phần giỏo viờn:

Bảng 1: Năng lực của giỏo viờn:

Nhúm

Họ và tờn giỏo

viờn

Năm sinh

Số năm cụng tỏc

Số năm dạy 5 tuổi

* Nhóm trẻ lớp 5A đợc lựa chọn nghiên cứu có đặc điểm nh sau:

Bảng 2: Giới tớnh và trỡnh độ nhận thức, sức khỏe của trẻ (Kết quả đỏnh giỏ giai đoạn 1 năm học 2015-2016) :

Trang 13

b Thiết kế nghiờn cứu

Tụi chọn hai nhúm: Nhúm 1 là nhúm thực nghiệm và nhúm 2 là nhúm đối chứng Chúng tôi chọn chủ đề: “Bộ yờu biển” để thực hiện dạy và đánh giá chất lợng trớc tác động Kết quả kiểm tra hai nhúm trớc khi tác động có khác nhau, do đó chúng tôi đã sử dụng phép kiểm chứng T- test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm khi tác động

kờ làm khung tranh trưng bày

sản phẩm

O3

Tổ chức hoạt động tạo hỡnh thụng qua việc: quan sỏt, đàm thoại tranh và trưng bày sản phẩm trờn giỏ trưng bày

O4

Ở thiết kế này tụi dựng phộp kiểm chứng T-test độc lập

Trang 14

2 Quy trình nghiên cứu:

a Chuẩn bị của giáo viên

+ Nhóm đối chứng:

- Do cô giáo Trần Thị Minh Nguyệt dạy sử dụng phương pháp dạy học cơ bản, không sử dụng các biện pháp “Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường mầm non”

+ Nhóm thực nghiệm:

Do tôi nghiên cứu, thiết kế và tổ chức hoạt động có sử dụng các giải pháp của đề tài “ Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường mầm non”

b Tiến hành thực nghiệm

Thời gian tiến hành vẫn tuân theo kế hoạch chung của chương trình giáo dục trẻ

5 - 6 tuổi để đảm bảo tính khách quan Cụ thể:

3 Đo lường:

Bài tập kiểm tra trước tác động là bài tổng kết cuối chủ đề “Thế giới thực vật”

do cô giáo Trần Thị Minh Nguyệt tổ chức

Bài tập kiểm tra sau tác động là bài tập tổng kết cuối chủ đề “Tết và mùa xuân” với yêu cầu sản phẩm trẻ tạo ra phải phong phú, đa dạng và biết khai thác, vận dụng nguyên liệu mới, sáng tạo

* Tiến hành kiểm tra và chấm điểm:

( 18/11/2015) Trang trí bưu thiếp tặng cô giáo.

Ngày nhà giáo việt Nam 20/11

Thứ 2

Tết và mùa xuân - Nhánh “Tết đến rồi”.Thứ 5

Tết và mùa xuân - Nhánh “Mùa xuân đã về”

Ngày đăng: 24/04/2016, 19:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w