LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn: “Chọn giống và khảo nghiệm giống Tràm trà Melaleuca alternifolia c
Trang 1-
HÀ THỊ KIM THOA
CHỌN GIỐNG VÀ KHẢO NGHIỆM GIỐNG TRÀM CHÀ (MELALEUCA ALTERNIFOLIA) CÓ NĂNG SUẤT VÀ CHẤT
LƯỢNG TINH DẦU CAO TẠI BA VÌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm nghiệp
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Đình Khả
TS Trần Thu Hà
THÁI NGUYÊN - 2010
Trang 2Trang phụ bìa
Mục lục i
Lời cảm ơn iii
Danh mục các bảng và các hình iv
Danh mục các từ viết tắt v
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Cây tràm và ý nghĩa kinh tế 3
1.2 Nghiên cứu cải thiện giống Tràm trà trên thế giới 4
1.3 Nghiên cứu cải thiện giống tràm trong nước 11
1.3.1 Nghiên cứu cải thiện giống tràm với mục tiêu lấy gỗ 11
1.3.2 Nghiên cứu về tinh dầu tràm 14
1.3.3 Nghiên cứu về giâm hom tràm 18
Chương 2 22
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỊA ĐỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 22
2.2 Nội dung nghiên cứu 22
2.3 Vật liệu nghiên cứu 22
2.4 Địa điểm nghiên cứu 24
2.5 Phương pháp nghiên cứu 25
2.5.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 25
2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu 26
2.5.3 Phương pháp chọn giống tràm có triển vọng cho sản xuất tinh dầu 29
2.5.4 Phương pháp xử lý số liệu 30
Chương 3 33
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
Trang 33.1.3 Khảo nghiệm dòng vô tính từ cây trội được chọn lọc 41
3.2 Chọn giống Tràm trà có tỷ lệ terpinen-4-ol cao 44
3.2.1 Sinh trưởng của các gia đình Tràm trà 44
3.2.2 Khối lượng lá, hàm lượng và chất lượng tinh dầu tại khu khảo nghiệm Đá Chông - Ba Vì 47
3.2.3 Chọn lọc cây trội theo hàm lượng và chất lượng tinh dầu trong các gia đình Tràm trà 54
3.2.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ và lượng mưa đến hàm lượng và chất lượng tinh dầu Tràm trà 61
3.3 Ảnh hưởng của chủng loại và nồng độ của hormon đến khả năng ra rễ của Tràm trà 1 năm tuổi 63
Chương 4 67
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 67
4.1 Kết luận 67
4.1.1 Tràm trà theo hướng lấy 1,8-cineole 67
4.1.2 Chọn Tràm trà theo hướng lấy terpinen-4-ol 68
4.1.3 Ảnh hưởng của chủng loại và nồng độ của hormon đến khả năng ra rễ của Tràm trà 1 năm tuổi 68
4.2 Tồn tại và kiến nghị 69
4.2.1 Tồn tại 69
4.2.2 Kiến nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
I TIẾNG VIỆT 70
II TÀI LIỆU TIẾNG ANH 72
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản, tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài luận văn: “Chọn giống và khảo nghiệm giống Tràm trà
(Melaleuca alternifolia) có năng suất và chất lượng tinh dầu cao tại Ba Vì”
theo chương trình đào tạo thạc sỹ của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Đây là một phần trong đề tài “Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế
biến tràm có năng suất và chất lượng tinh dầu cao” do GS.TS Lê Đình Khả làm
chủ nhiệm
Có được kết quả này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc tới GS.TS Lê Đình Khả và TS Trần Thị Thu Hà đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi có được những kiến thức về chuyên môn trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên và các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy tôi trong hơn 2 năm học qua đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới ThS Nguyễn Thị Thanh Hường, cán bộ
đề tài, cũng như TS Hà Huy Thịnh, ThS Nguyễn Đình Hải, ThS Mai Trung
Kiên, các lãnh đạo và công nhân của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng và Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản
Tôi cũng xin cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Mặc dù rất cố gắng song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các nhà khoa học và bạn bè
đồng nghiệp
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2010
Học viên
Hà Thị Kim Thoa
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC HÌNH
Thứ tự Tên bảng và hình Trang
Bảng 2.1 Các loài tràm dùng chọn giống lấy tinh dầu ở Ba Vì 23 Bảng 2.2 Hạt Tràm trà xuất xứ Candole ở New South Wales 23 Bảng 3.1 Sinh trưởng của các xuất xứ tràm tại khu khảo nghiệm Ba Vì 33
Bảng 3.2 Hàm lượng tinh dầu cây trội Tràm trà tại khu khảo nghiệm
ở Cẩm Quỳ
37
Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu của các dòng vô tính Tràm trà một năm
tuổi tại vườn ươm Ba Vì
41
Bảng 3.4 Hàm lượng, chất lượng tinh dầu một các dòng vô tính của
xuất xứ Tràm trà một năm tuổi ở vườn ươm
42
Bảng 3.5 Sinh trưởng của các gia đình Tràm trà tại Đá Chông - Ba Vì 45 Bảng 3.6 Khối lượng lá và độ ẩm của các gia đình Tràm trà ở Đá Chông 48 Bảng 3.7 Hàm lượng tinh dầu của các gia đình Tràm trà tại Đá Chông 50 Bảng 3.8 Hệ số tương quan giữa Do, Hvn với khối lượng lá tươi 51
Bảng 3.9 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu về tinh dầu của các gia đình
Tràm trà một năm tuổi ở Cẩm Quỳ
53
Bảng 3.10 Khối lượng, chất lượng tinh dầu các cây cá thể của các gia
đình được chọn ở Đá Chông - Ba Vì
55
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của nhiệt độ và lượng mưa đến hàm lượng
và chất lượng tinh dầu Tràm trà tại Đá Chông
Trang 7một trong những loài cây để sản xuất tinh dầu tràm ở Australia, hiện đang
được Trung Quốc và chính nhiều nước khác trồng để sản xuất tinh dầu
Tinh dầu Tràm trà chứa nhiều hợp chất hữu cơ có tác dụng sinh học cao, đặc biệt là tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm (với hoạt phổ rộng trên
20 chủng) đồng thời không gây nguy hiểm cho da, thậm chí ở liều lượng cao không gây phản ứng phụ lên các bộ phận khác của cơ thể Do đó tinh dầu Tràm trà còn được dùng để sản xuất dầu gội đầu và sữa tắm, v.v… Hiện nay, tinh dầu Tràm trà là loại được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất thế giới đặc biệt
ở Australia đã trồng đến 4500 ha Tràm trà Trong những năm 2004- 2005, sản
lượng tinh dầu của Australia đã đạt hơn 500 tấn, dự kiến của chương trình Nghiên cứu và Phát triển Tràm trà giai đoạn 2006- 2011 là nâng tăng thu từ vườn giống và dòng vô tính lên 50% ở giai đoạn cuối trên cơ sở cung cấp giống được cải thiện (Australian Government, 2006)
Ở Việt Nam, một số biệt dược như Mecaseptil, Eucaseptil đã được sản
xuất từ tinh dầu tràm có tác dụng tốt và rút ngắn thời gian điều trị Ngoài ra tinh dầu tràm còn được sử dụng trong công nghiệp mỹ phẩm và hương liệu (Nguyễn Văn Nghi, 2000) [18]
Nhiều loài tràm được đưa vào Việt Nam từ đầu những năm 1990 chủ yếu là để nghiên cứu chọn giống lấy gỗ (Lê Đình Khả và cs., 2003) [12] Tràm trà được Viện Dược liệu (Bộ Y tế), nhập trồng năm 1986 tại Trạm cây thuốc Văn Điển và trên đất đồi ở Quảng Bình đã thấy loài cây này có thể sinh trưởng tốt tại đây Từ đó đã có nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, tích lũy dầu
và khả năng nhân giống hom cho Tràm trà ở Việt Nam (Nguyễn Văn Nghi, 2000) Tuy vậy đến năm 2008 vẫn chưa có nghiên cứu về chọn giống lấy tinh
Trang 8dầu cho loài cây này Phùng Cẩm Thạch (2000) dựa trên 12 cây được nhập ở Phú Yên để trồng tại Thạnh Hóa (Long An) và đã chọn được một dòng vô tính có tỷ lệ terpinen-4-ol tương đối cao, song hàm lượng và chất lượng tinh dầu không đạt yêu cầu như ISO 4730- 2004 nên không thể tiếp tục phát triển
Ở Autralia, Tràm trà trồng chủ yếu theo hướng sản xuất terpinen-4-ol,
song từ các giống Tràm trà được đưa vào trồng ở Việt Nam cho thấy loài này
có cả nhóm giàu 1,8-cineole lẫn nhóm giàu terpinen-4-ol Hơn nữa, các giống Tràm trà được nhập vào Việt Nam đều chưa qua chọn giống, hàm lượng và chất lượng tinh dầu đều thấp, không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng dầu quốc tế và yêu cầu xuất khẩu Vì thế nghiên cứu chọn lọc giống có năng suất
và chất lượng tinh dầu cao, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước
và xuất khẩu là một hướng đi quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của trồng tràm
Trong thời gian qua, Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản đã tiến
hành đề tài "Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật trồng và chế biến tràm có năng
suất và chất lượng tinh dầu cao" do GS.TS Lê Đình Khả làm chủ nhiệm Đề
tài đã đi theo hướng chọn giống giàu 1,8-cineol lẫn giàu terpinen-4-ol và đã
có những kết quả bước đầu khả quan Đề tài luận văn “Chọn giống và khảo
nghiệm giống Tràm trà (Melaleuca alternifolia) có năng suất và chất lượng tinh dầu cao tại Ba Vì ” là một phần trong đề tài chọn giống tràm nói trên,
được thực hiện tại Trạm Thực nghiệm giống cây rừng Ba Vì thuộc Trung tâm
nghiên cứu giống cây rừng (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) Trong
luận văn này, ngoài những số liệu do học viên tự nghiên cứu, còn có các số
liệu do cán bộ đề tài thực hiện và được chủ nhiệm đề tài cho phép sử dụng
Trang 9Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cây tràm và ý nghĩa kinh tế
Tràm là tên gọi chung của các loài trong chi Melaleuca thuộc họ Sim (Myrtaceae) Chi Melaleuca có khoảng 250 loài, phân bố chủ yếu ở Australia
và một số nước khu vực Nam Thái Bình Dương Đây là chi có phân bố rộng,
có khả năng thích ứng cao với nhiều điều kiện lập địa, có thể sinh trưởng trên
đất nghèo dinh dưỡng, đặc biệt là trên các vùng bán ngập Rừng tràm là hệ
sinh thái có giá trị cao cả về kinh tế và môi sinh ở các vùng đất ngập phèn ven biển, ven các cửa sông và cả trên các đồi đất lateritic cằn cỗi (Lã Đình Mỡi,
2003) [14]
Cuối thế kỷ XX, các nghiên cứu về chọn giống tràm trên thế giới chủ yếu tập trung vào mục đích lấy gỗ Năm 1984-1987, ở Australia các loài tràm
đã được khảo nghiệm ở Wongi và Toolara, Queensland Kết quả nghiên cứu
cho thấy trong giai đoạn 2-3 năm sau khi trồng Tràm lá dài (M leucadendra) là
loài có sinh trưởng nhanh nhất, tỉ lệ sống cao ở tất cả các nơi được khảo nghiệm Tại Queensland, nơi nguyên sản của Tràm lá dài những cây to nhất có thể cao 20- 40m với đường kính có thể đến 1,5m (Broply và Doran, 1996) [30]
Năm 1986 khảo nghiệm một số loài tràm và loài cây khác trên vùng đất cát nghèo dinh dưỡng, xói mòn mạnh, lượng mưa thấp (400 mm/năm) tại các
vùng sinh thái đặc trưng của Zimbabwe ở giai đoạn 1,5 năm tuổi đã thấy M symphyocarpa (Weipa, Qld) là loài có tỉ lệ sống 57-92%, M stenostachya (Weipa, Qld) là loài có tỉ lệ sống 52-65%, còn M leucadendra (Weipa, Qld)
có tỉ lệ sống 36-57% [37]
Nhiều loài tràm là cây đa tác dụng từ lấy gỗ đến tinh dầu, lấy vỏ và hoa cũng như làm cây cảnh ven đường Tinh dầu tràm chủ yếu được lấy trong lá là sản phẩm có giá trị dược phẩm và mỹ phẩm đang được chú ý khai thác Tinh
Trang 10dầu tràm là chất sát trùng mạnh, chữa cảm cúm, hen suyễn, đau bụng, co thắt
dạ dày Tinh dầu tràm cũng được dùng làm thuốc bôi chống viêm, chữa vết bỏng, xoa bóp trị đau nhức khớp xương và thần kinh (Võ Văn Chi, 1997; Lã
Đình Mỡi, 2003) [1], [14]
Nghiên cứu của Brophy và Doran (1996) về hàm lượng và chất lượng
tinh dầu của 42 loài thuộc các chi Asteromyrtus, Callistemon và Melaleuca (không có Tràm trà vì khi đó loài này được coi bí mật quốc gia) có quan hệ
gần gũi trong họ Myrtaceae cho thấy số loài có hàm lượng tinh dầu và chất lượng tinh dầu chỉ chiếm khoảng 8-10% trong các loài được nghiên cứu
Tràm ở nước ta có thể có bốn dạng hoặc ba dạng với kích thước khác nhau từ cây gỗ nhỏ đến trung bình, phân bố ở nhiều tỉnh trong cả nước từ đảo Phú Quốc đến Thái Nguyên, ở độ cao trên mặt biển từ 2- 36m, với độ pH=2,5- 5,5 (Ngô Quế, 2003) Tràm tập trung nhiều nhất ở hai vùng chính là
đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Bắc Trung Bộ, chủ yếu là phía nam
Thừa Thiên - Huế (Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Xuân Quát và cs., 2004) [4]
1.2 Nghiên cứu cải thiện giống Tràm trà trên thế giới
Australia là một trong những nước trồng, khai thác, chế biến tinh dầu tràm nhiều nhất thế giới, trong đó trên 95% loài tràm là đặc hữu của Australia Nhiều nghiên cứu về điều kiện sinh khí hậu trên 600 địa điểm có phân bố của nhiều loài tràm đã được tiến hành ở Australia, nhằm giúp mở rộng vùng khảo nghiệm hoặc vùng định trồng rừng tràm trên nhiều nước [38] Các nghiên cứu thường tập trung vào việc tìm ra xuất xứ, dòng vô tính có năng suất tinh dầu
cao và chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu thị trường
Các loài tràm được trồng để sản xuất tinh dầu là Tràm trà (Melaleuca
alternifolia), Tràm năm gân (M quinquenervia) và Tràm cajuput (M cajuputi)
Tràm năm gân có phân bố tự nhiên tại Australia và Papua New
Guinea, là một trong những loài có hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao
Trang 11nhất trong hơn 42 loài tràm khác được nghiên cứu về tinh dầu Loài này có thể đạt hàm lượng tinh dầu trong lá 1,3- 2,4%, thành phần 1,8-cineole dao
động từ 0,2% đến 65% và hơn nữa (Brophy và Doran, 1996) Đây là loài cây
rất có triển vọng trong sản xuất tinh dầu ở Papua New Guinea và đã có dự án FSP/1998/113 hợp tác giữa Trung tâm giống cây rừng của Australia với một
tổ chức phi chinh phủ là Biological Foundation nghiên cứu về chọn giống và phát triển sản xuất tinh dầu theo kiểu cộng đồng cho vùng Bensbach trong các năm 2000- 2002
Tràm cajuput được nghiên cứu chọn giống lấy tinh dầu từ năm 1998
tại Paliyan (Indonesia) Khảo nghiệm giống cho 20 lô hạt lấy từ các quần thể
tự nhiên trong đó có 4 lô hạt từ Australia 18 lô hạt được lấy từ 18 cây mẹ tiêu biểu khác nhau Đây là những gia đình có đặc điểm tinh dầu tốt hơn so với giá trị trung bình ở 6 nhóm cách li về mặt địa lý ở Australia và Indonesia Số liệu thu thập được ở 2 tuổi cho thấy sinh trưởng của các nhóm có sự sai khác rõ rệt Đặc điểm tinh dầu có sự khác nhau rõ rệt, hàm lượng tinh dầu cao nhất là 2,3% thuộc gia đình 14 (Indonesia) tiếp đến là các gia đình 10, 18 (Indonesia), 21(Australia) đều đạt 2,1% Tỷ lệ 1,8-cineole cao nhất là gia đình 2
(Indonesia) đạt 60,2% tiếp đến là gia đình 11 (Indonesia) đạt 57,6% (Susanto el
al., 2003) [42]
Indonesia cũng có dự án hợp tác với CSIRO của Australia do ACIAR tài
trợ về nghiên cứ chọn giống và sản xuất tinh dầu Tràm cajuput Indonesia đã
chọn được một số giống để sản xuất tinh dầu tràm như một mặt hàng có tiếng
Các nghiên cứu về chọn giống cũng cho thấy M cajuput sub sp có mức biến dị
khá lớn về sinh trưởng và hàm lượng tinh dầu ở các quần thể khác nhau
Indonesia là một trong những nước chính cung cấp tinh dầu tràm, mỗi năm nước
này có thể sản xuất gần 400 tấn tinh dầu tràm (Susanto et al., 2003) [42]
Trang 12Tràm trà là loài được trồng chủ yếu ở Australia để sản xuất tinh dầu
Tràm trà có tên khoa học đầy đủ là Melaleuca alternifolia Maiden & E
Betche & Cheel, thuộc nhóm có quan hệ gần gũi với M liniariifolia, M
trichostachya, M sitiflora và M linophylla (Boland et al, 2006) [30] Đây là
loài cây có nguồn gốc từ Australia, mọc hoang ở những nơi thấp vùng duyên
hải từ Darling Downs (Queensland) tới Hunter River (New South Wales) Năm 1923, các nhà khoa học đã khám phá tinh dầu Tràm trà có tác dụng diệt
khuẩn mạnh gấp 13 lần so với carbolic acid (được xem là tiêu chuẩn quốc tế
đầu thập niên 20 của thế kỉ XX) Năm 1924, E Cheel đã xác định tên khoa
học của Tràm trà là M alternifolia Đến năm 1770, người Anh đã phát hiện ra
công dụng của tinh dầu này khi đun sôi tạo thành một loài trà có mùi thơm
Tinh dầu Tràm trà có màu vàng chanh hoặc không màu trong suốt, nhẹ có mùi thơm terpinic myristic dễ chịu, là chất khử trùng không gây độc hại cho sức
khoẻ con người Tinh dầu Tràm trà được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất kem đánh răng, nước súc miệng, để cầm máu, trị các chứng ngoài da như:
ngứa ngáy, mày đay, gàu, lở loét, mụn trứng cá, rận rệp, đau nhức, nứt nẻ,
viêm lợi
Tràm trà có phân bố tự nhiên ở ven biển phía Bắc New South Wales, là loài cây nhỏ 2- 3m, những nơi đất tốt có thể cao tới 14m Đường kính thân cây hiếm khi đạt tới 30cm (Boland, 2006), vỏ bong ra từng lớp mỏng, lá hẹp hình lông chim có màu xanh sáng Tràm trà có phân bố tự nhiên ở 29- 33 vĩ
độ Nam, song lại có biên độ sinh thái lớn Nhiệt độ trung bình thích hợp
17-31oC nhưng có thể sống ở nơi có nhiệt độ của tháng lạnh nhất 1- 9oC và nhiệt
Trang 13trên đất sét, đất mặn ven biển, đất ngập nước và đất đồi núi, và ở độ cao so
với mặt biển gần 950m (Coton, Murtagh,1990) [34]
Cụm hoa dài 3- 5cm, có hơn 30 hoa trên một cụm, hoa màu trắng, cánh hoa dài 2- 3mm, có 30- 60 nhị hoa trên một cụm hoa, nhị hoa dài 3- 4mm, hoa
thường nở từ tháng 8 đến tháng 11 (Boland et al, 2006) Những cây non trẻ
lần đầu có nụ hoa sau 2 năm, tuy nhiên trong một số dự án cây trồng từ hạt sau 3,75 năm thì 45% số cây ra hoa Thời gian từ khi nở hoa tới lúc hạt chín là
18 tháng (Doran et al, 2002) [36] Hạt Tràm trà có màu vàng sẫm, kích thước
rất nhỏ, hình nón cụt hoặc nhọn đầu Hạt Tràm trà bắt đầu nảy mầm sau 5 ngày và kết thúc sau 11 ngày Nhiệt độ thích hợp để hạt nảy mầm là 300C-
350C và đặc biệt giá thể gieo hạt phải ngập nước, tỷ lệ nảy mầm cao nhất đạt 40,5% Một ha rừng trồng từ 25.000- 40.000 cây
Trước năm 2006, Tràm trà được coi là cây thuộc nhóm bí mật quốc gia
của Australia 97% tinh dầu thương phẩm của nước này được sản xuất từ các
khu trồng Tràm trà ở vùng ven biển phía Bắc New South Wales và Atherton
của Queensland Australia là một nước có nhiều công trình nghiên cứu về cải
thiện loài cây này và sản xuất tinh dầu Tràm trà có lịch sử hơn 60 năm
Trong tinh dầu tràm người ta quan tâm chủ yếu hai thành phần có tác dụng chữa bệnh và làm hương liệu quan trọng nhất là 1,8-cineole và terpinen-4-ol Wiliam và Home (1989) nghiên cứu tinh dầu Tràm trà và chia chúng thành 3 nhóm có thành phần chính khác nhau Nhóm 1 có thành phần 1,8-cineole thấp (3%) và terpinen-4-ol cao (45,4%), nhóm 2 có thành phần 1,8-cineole trung bình (30,3%) và terpinen-4-ol trung bình (18%), nhóm 3 có thành phần 1,8-cineole cao (64,1%) và terpinen-4-ol thấp (1,7%) [43] Các tác giả khác lại cho rằng Tràm trà có 5 dạng tinh dầu đó là 3 dạng có tỷ lệ 1,8-cineol thấp, trung bình và cao từ New South Wales và 2 dạng terpinolene từ
Trang 14Queensland (Doran et al, 2002) Tuy nhiên thành phần các hợp chất của các
loài trong chi Melaleuca luôn có sự biến đổi
Ngoài ra, tinh dầu Tràm trà còn hàng chục các hợp chất khác có giá trị dược liệu và mỹ phẩm như linalool, citronellol… Hàm lượng tinh dầu trong
lá tươi của Tràm trà trồng ở vùng Đồng Hới tỉnh Quảng Bình là 2,2% và thành phần chính trong dầu là terpinen-4-ol Tràm trà trồng ở Việt Nam và trồng ở Australia (tiêu chuẩn Australia-A.S.2782) có các chỉ số vật lý tương
đương nhau (Phạm Quốc Bảo, Nguyễn Xuân Dũng, P.A Leclercq, 1993)
Australia là nước có nhiều công trình nghiên cứu về cải thiện giống cho Tràm trà Sản xuất tinh dầu đã có lịch sử hơn 60 năm, với tiêu chuẩn tinh dầu Tràm trà từ năm 1990 đã yêu cầu có tỷ lệ terpinen-4-ol ít nhất 30% và 1,8-cineole dưới 15% Đồng thời ở Australia cũng đã có sách giới thiệu về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng, thu hoạch lá, chưng cất tinh dầu cho loài cây này (Colton, Mugtagh, 1990) [34] Trong các năm 1998- 2003 đã có kế hoạch nghiên cứu và phát triển công nghiệp tinh dầu Tràm trà gồm các nghiên cứu
về thị trường, cải thiện giống và kỹ thuật gây trồng cũng như các nghiên cứu cải tiến công nghệ chế biến tinh dầu
Australia đã thực hiện dự án cải thiện giống Tràm trà bắt đầu từ năm
1993 Sau giai đoạn 1 (1993-1996) thông qua việc chọn lọc xuất xứ đã góp
phần đưa sản lượng tinh dầu Tràm trà của Australia tăng lên 20%, hàm lượng
1,8-cineole thấp ở mức 2- 3% theo yêu cầu thị trường lúc đó Giai đoạn 2 của
dự án được tiếp tục thực hiện trong 5 năm (1996- 2001) Tiêu chuẩn chọn giống là có sinh khối lá lớn, hàm lượng tinh dầu trong lá cao, chất lượng tinh dầu phù hợp với yêu cầu thị trường (tỉ lệ 1,8-cineole nhỏ hơn 4% và tỉ lệ terpinen-4-ol lớn hơn 36%) và có khả năng thích nghi rộng với điều kiện sống khác nhau, có sức đề kháng với sâu bệnh Hiện nay đang ở giai đoạn 3
Trang 15Trước đây, các nhà chọn giống mới chỉ chú ý tới phát triển tràm theo hướng lấy gỗ, củi nhưng những năm gần đây chọn giống tràm theo hướng lấy tinh dầu đã và đang được chú ý
Penfold và Morison (1946) nhận xét sản lượng tinh dầu có thể thấp ở những tháng mùa đông nhưng hàm lượng 1,8-cineole của tinh dầu lại tăng về những tháng này Năm 1989, Southwell đã thấy có sự biến đổi hàm lượng monoterpen của tinh dầu trong suốt quá trình sinh trưởng của lá Hàm lượng tinh dầu thay đổi phụ thuộc vào thời điểm trong ngày
Ở Indonesia, Trung Quốc và một số nước khác trên thế giới việc trồng
Tràm trà làm nguyên liệu để sản xuất tinh dầu với quy mô lớn đã được thực hiện
và công tác cải thiện giống đã được chú trọng ngay từ đầu Các nghiên cứu thường tập trung vào việc tìm ra các xuất xứ có năng suất và chất lượng tốt
Viện nghiên cứu Lâm nghiệp Quảng Tây đã nhập giống Tràm trà từ
Australia và đã chọn lọc và nhân giống Tràm trà có hàm lượng và chất lượng
tinh dầu cao Hàng năm tại Quảng Tây đã sản xuất được 60-80 tấn tinh dầu
Tràm trà, trong đó có 40-50 tấn tinh dầu chất lượng cao với tỷ lệ terpinen-4-ol
40-50% và 1,8-cineole dưới 3% (Chumao, 2005) [33]
Ba khảo nghiệm hậu thế đã được xây dựng tại Wyrallah và Teven ở
New South Wales vào năm 1994 Vật liệu nghiên cứu là 199 lô hạt Tràm trà
từ những cây được chọn từ 26 xuất xứ thuộc nhóm có giá trị thương mại, tiêu
biểu cho 13 vùng lãnh thổ và 2 xuất xứ M linariifolia (gồm 18 gia đình) Kết
quả 2 khảo nghiệm tại Wyrallah (khảo nghiệm chồi được 19 tháng tuổi và
vườn giống hữu tính thế hệ 1 là 25 tháng tuổi) cho thấy hàm lượng tinh dầu
trung bình tính theo chất khô trong lá của Tràm trà là 45,2 mg/g, tỷ lệ
1,8-cineole là 4,3%, terpinen-4-ol là 35,6% Trong đó 2 xuất xứ vượt trội cả về
hàm lượng và chất lượng tinh dầu là xuất xứ Candole (hàm lượng trung bình
Trang 16cả ở 2 khảo nghiệm là 51,1mg/g, 1,8-cineole là 3,2%, terpinen-4-ol là 36,7%)
và Devils (hàm lượng trung bình là 52mg/g, 1,8-cineole là 2,2%, terpinen-4-ol
là 36,3%) Còn loài M linariifolia cả hàm lượng và chất lượng đều thấp hơn
Nghiên cứu trên những khảo nghiệm này còn cho thấy Tràm trà có hệ số di
truyền cho hàm lượng tinh dầu là 0,51-0,93, 1,8-cineole là 0,37-0,43%,
terpinen-4-ol là 0,81% Hệ số di truyền về khối lượng khô là 0,25 Hệ số
tương quan giữa hàm lượng tinh dầu với tỷ lệ 1,8-cineole là 0,15, với
4-ol là -0,14 và hệ số tương quan giữa tỷ lệ 1,8-cineole và
terpinen-4-ol là -0,66 (Doran el al., 2002) Mục đích phát triển các dòng vô tính Tràm
trà là đạt sản lượng 400 kg dầu/ha/năm từ việc gieo trồng 25.000 cây/ha với
terpinen-4-ol đạt 40% và 1,8-cineole 0,5%
Australia cũng đề ra chương trình nghiên cứu về tinh dầu tràm giai
đoạn 2006-2011 nhằm tăng cường năng lực sản xuất tinh dầu, xác định thị
trường, tăng cường tính cạnh tranh và xây dựng mô hình giúp cộng đồng phát triển sản xuất và kinh doanh tinh dầu (Austrilian Rural Industries Research and Development Corporation, 2006) [29] Đến năm 2001, Tràm trà đã có diện tích trồng đến vài nghìn ha và giá trị sản lượng của nó đã lên đến hơn 16
triệu đô la Mỹ hàng năm (Doran et al., 2002) [37]
Năm 2006, Baskorowati giới thiệu các phương pháp lai giống cho
Melaleuca alternifolia để tạo giống có năng suất tinh dầu cao Trước đó, nghiên cứu lai khác loài giữa 3 cây đại diện của M linariifolia là Bulahdelah (NSW), Telagraph Point (NSW) và Tiaro (Qld) với 3 cây đại diện của M alternifolia đã cho thấy trong 8 tổ hợp lai được tạo ra thì 7 tổ hợp có tỷ lệ
1,8-cineole trung gian giữa hai bố mẹ, một tổ hợp có 1,8-cineole chỉ cao hơn
1% so với M linariifolia (Doran et al, 2002) Lai giống cũng được Shelton và
cộng sự thực hiện để đánh giá mức độ kiểm soát di truyền của thành phần monoterpene trong tinh dầu ở Tràm trà Để làm việc này, các tác giả đó chọn
Trang 17các cá thể đại diện có terpinen-4-ol cao, 1,8-cineole cao và terpinolene cao lai với 3 cây cá thể có terpinen-4-ol cao Kết quả nghiên cứu cho thấy các cây lai tạo ra đều có phổ tinh dầu thể hiện tính trung gian giữa các bố mẹ Nghiên cứu trong các quần thể tự nhiên cũng thấy các chemotype trung gian thường xuất hiện với tỷ lệ cao rõ rệt trong các quần thể chồng lấn Điều đó chứng tỏ lai
giống không tạo ra ưu thế lai về chất lượng tinh dầu (Shelton et al, 2002) [41]
Sau 5 năm chọn lọc và nhân giống đến năm 1995 ở Australia đã chọn
được Siêu dòng vô tính Tràm trà "88" có tỷ lệ terpinen-4-ol là 42-45%, tỷ lệ
1,8-cineole là 0,5-1,0%, trong lúc tiêu chuẩn tinh dầu Tràm trà là
terpinen-4-ol 35,5% và 1,8-cineterpinen-4-ole 5,5% (Burfield, Sheppard-Hanger, 2000) [31] Còn tiêu chuẩn ISO 4730- 2004 quy định cho tinh dầu loại I là có tỷ lệ terpinen-4-
ol cao hơn 40,1%, tỷ lệ 1,8-cineole dưới 5,1% (Carson, Hammer and Riley, 2006) [32] Năm 1998 dòng vô tính này đã được đưa vào sản xuất trên quy
mô thương mại ở Artheton của Queesland
1.3 Nghiên cứu cải thiện giống tràm trong nước
1.3.1 Nghiên cứu cải thiện giống tràm với mục tiêu lấy gỗ
Rừng tràm trước đây đã từng chiếm một diện tích 241.000ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng Sông Cửu Long (Nguyễn Bội Quỳnh, 2000), song gần
đây diện tích rừng tràm ở nước ta đã giảm xuống do nhu cầu tràm để làm cọc
cừ ngày càng giảm, dẫn đến Tràm cừ liên tục mất giá, trong lúc hàm lượng và chất lượng tinh dầu lại thấp
Khảo nghiệm xuất xứ tràm được tiến hành lần đầu vào năm 1993 tại tỉnh Kiên Giang và An Giang thuộc vùng tứ giác Long Xuyên (Thái Thành Lượm, 1996; Nguyễn Thị Bích Thuỷ, 2003) [26], [25] và tại Ba Vì ở Hà Tây
(Lê Đình Khả, 2003)[14]
Trong các năm 1994, 1995 thông qua dự án ACIAR 9115 (phần thực
hiện ở Việt Nam là “Xây dựng các khảo nghiệm loài/xuất xứ của Melaleuca
Trang 18và Astermyrtus để sản xuất gỗ và/hoặc tinh dầu ở đồng bằng sông Cửu Long
của Việt Nam”) một bộ giống khá hoàn chỉnh của các loài tràm đã được khảo nghiệm tại Cà Mau và Long An do Phân viện Lâm nghiệp Nam Bộ phối hợp với các nhà khoa học của CSIRO tiến hành Bộ giống tham gia khảo nghiệm gồm 48 xuất xứ của 12 loài tràm, trong đó có 8 xuất xứ Tràm cajuput
(Melaleuca cajuputi) của Việt Nam còn lại các xuất xứ tràm khác là của
Australia và Papua New Guinea (Lê Đình Khả và cs., 2003) [12]
Các khảo nghiệm được xây dựng ở các vùng có điều kiện lập địa tương
đối khác nhau, đại diện cho một số tỉnh Nam Bộ
Các khảo nghiệm này đã cho thấy Tràm lá dài (M leucadendra) là loài
có sinh trưởng nhanh nhất, tiếp đó là một số xuất xứ của Tràm lá rộng (M viridiflora) và Tràm cajuput (M cajuputi) [14][12][20][21] Những xuất xứ
này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống Tiến
bộ kỹ thuật Khảo nghiệm tại Thạnh Hoá (Long An) với 36 xuất xứ của 10 loài tràm được xây dựng trên dạng đất phèn tiềm tàng nông, pH=3,5 Số liệu
đo đếm sau 5 năm (1994-1999) cho thấy loài Tràm lá dài (M leucadendra) có
sinh trưởng nhanh nhất với tỷ lệ sống 97- 98,8%, thể tích thân cây 24,0- 50,5dm3 Trong các xuất xứ của Việt Nam chỉ có xuất xứ Tịnh Biên (An Giang) là có sinh trưởng khá (V đạt 16,0dm3), song vẫn kém hai xuất xứ của
PNG Loài có sinh trưởng kém nhất là M stenostachya (tỷ lệ sống là 37,5%,
V đạt 4,7dm3)
Tháng 2/1997 một khảo nghiệm khác tại Thạnh Hoá (Long An) gồm 10
xuất xứ của 3 loài (Tràm lá dài, Tràm cajuput và Tràm lá rộng) đã được xây
dựng nhằm kết hợp với kỹ thuật làm đất và kỹ thuật lâm sinh Đo đếm sau 2,5
và 3,5 năm cho thấy Tràm lá dài là loài sinh trưởng nhanh nhất, tiếp đó là
Tràm lá rộng và cuối cùng là Tràm cajuput [25]
Khảo nghiệm xuất xứ trồng vào năm 1993, tại trạm Kinh Đứng - huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) được xây dựng khảo nghiệm với 14 xuất xứ của 9
Trang 19loài trên vùng đất phèn hoạt động và phèn than bùn, pH=2,8, ngập nước từ tháng 7 đến tháng 1 năm sau, mức ngập sâu nhất 0,6m Kết quả đánh giá vào năm 1999 cho thấy xuất xứ Tràm lá dài cũng có tỷ lệ sống cao nhất (66,9- 80,0%) và sinh trưởng nhanh nhất (V=16- 24,4dm3) Các xuất xứ Việt Nam
của Tràm cajuput và tất cả các loài tràm còn lại đều có sinh trưởng kém [22]
Khảo nghiệm tại khu 48 huyện U Minh, tỉnh Cà Mau (1993- 1999) với
20 xuất xứ của 10 loài trên vùng đất phèn than bùn, pH=3,0, ngập nước từ tháng 6 đến tháng 1 năm sau, mức ngập sâu nhất 0,4m Kết quả khảo nghiệm tại đây cho thấy loài Tràm lá dài là loài có triển vọng nhất với tỷ lệ sống 77,3- 87,3%, thể tích 35,9- 64,6dm3 Trong các xuất xứ của Tràm cajuput thì các xuất xứ tốt nhất của Việt Nam như Tịnh Biên (An Giang) và Vĩnh Hưng (Long An) thể tích thân cây cũng chỉ đạt 14,4dm3 và 11,4dm3 Toàn bộ các
loài và xuất xứ còn lại đều có sinh trưởng kém và tỷ lệ sống rất thấp [12]
Kết quả khảo nghiệm tại Ba Vì, một số xuất xứ Tràm lá dài từ năm
1993 đến năm 2002 cũng cho thấy tuy cùng trồng trên đất đồi, song một số cây ở khu vực ngập nước một thời gian trong mùa mưa cũng có các trị số về
đường kính, chiều cao, thể tích thân cây tương ứng là 13,1cm, 10,8m và
73,1dm3 nhanh hơn rõ rệt so với đất trồng ở đồi khô bên cạnh (có chỉ số tương
ứng là 11,9cm, 10,1m và 63,4dm3
) Điều này chứng tỏ điều kiện lập địa ảnh
hưởng rõ rệt tới sinh trưởng của cây
Đầu năm 2000, Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng lại tiến hành
khảo nghiệm một số xuất xứ tràm của Việt Nam và Tràm lá dài tại Gia Viễn
(Ninh Bình) với mục đích đánh giá khả năng sinh trưởng của chúng Đánh giá các khảo nghiệm xuất xứ tại Ba Vì và Gia Viễn vào năm 2006 cũng cho thấy
một số xuất xứ của Tràm lá dài có sinh trưởng nhanh nhất và có tiềm năng bột
giấy cao hơn Tràm cajuput (Nguyễn Viết Cường, Phạm Đức Tuấn, 2006)[4] Trong các năm 2001- 2005 nghiên cứu lai giống tràm cũng được thực hiện và đã chọn được một số tổ hợp lai có sinh trưởng nhanh Các tổ hợp lai
Trang 20được tiến hành là: Tràm lá dài x Tràm cajuput, Tràm cajuput x Tràm năm gân,
Tràm năm gân x Tràm lá dài và một số tổ hợp lai trong loài của Tràm lá dài
Kết quả cho thấy hầu hết các cây lai đều sinh trưởng tốt hơn bố mẹ (Nguyễn Việt Cường, Phạm Đức Tuấn, và cs, 2007) [5]
Khảo nghiệm tràm lai tự nhiên giữa Tràm cajuput của Việt Nam với
Tràm lá dài của Australia (tổ hợp lai CH1- L1) đã được xây dựng trên đất rừng ngập nước theo mùa ở Việt Nam Khảo nghiệm được xây dựng tháng 11/2000 với các giống tham gia khảo nghiệm gồm có tổ hợp lai CH1-L1,
Tràm lá dài xuất xứ Weipa - 14147 và giống Tràm cajuput tại Hòn Đất - Kiên
Giang Theo dõi sinh trưởng sau 2 năm cho thấy giống lai khi trồng đại trà trên diện hẹp cho sinh trưởng rất có triển vọng so với hai giống bố mẹ về các chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao, đường kính thân cây 1,3m và chất lượng thân cây Với triển vọng này cho phép triển khai trồng đại trà trên diện rộng đối với đất phèn ngập nước theo mùa ở miền Nam nước ta Trữ lượng ban đầu sau 2 năm khảo nghiệm giống lai tự nhiên giữa Tràm lá dài với Tràm cajuput CH1-L1 cho sản lượng khá cao 20m3/ha/năm trong khi loài nhập nội là 12m3/ha/năm và loài cây bản địa chỉ có 8,7m3/ha/năm (Trần Thị Thu Hằng, Thái Thành Lượm, 2006) [6]
1.3.2 Nghiên cứu về tinh dầu tràm
Trong những năm gần đây, chúng ta mới tiến hành khảo nghiệm một số giống tràm với mục đích lấy tinh dầu Các nghiên cứu mới chỉ chú trọng chọn giống có thành phần 1,8-cineole cao
Các nghiên cứu của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật cho rằng ở nước ta có hai loại tràm là Tràm gió và Tràm cừ Tràm gió có tỷ lệ 1,8-cineole
có thể đạt 46,9- 72%, song hàm lượng tinh dầu trong lá tươi chỉ đạt 0,33- 0,78%, nên sản xuất tinh dầu kém hiệu quả Tràm gió có hàm lượng tinh dầu
và 1,8-cineole tăng dần từ 2 tuổi tới 5 tuổi và ổn định ở các tuổi 6, 7, 8 Quá
Trang 21trình tích luỹ tinh dầu của Tràm gió phụ thuộc vào các điều kiện sinh trưởng nơi trồng (Đào Trọng Hưng, 1995) [9] Tràm cừ chỉ có hàm lượng tinh dầu trong lá tươi 0,2- 0,7%, tỷ lệ 1,8-cineole chỉ ở mức 1,43- 9,49% (Lã Đình Mỡi, 2003) [17] Tuy vậy, phân tích của Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên của các mẫu tinh dầu được bán tại Thừa Thiên - Huế cho thấy tỷ lệ 1,8-cineole chỉ đạt 13,16%, mẫu chưng cất lấy trực tiếp từ lá Tràm gió có tỷ lệ 1,8-cineole 60,07%, song hàm lượng tinh dầu tính theo lá tươi chỉ đạt 0,45% (Lê Đình Khả và cs., 2009) [13]
Trên cơ sở khảo nghiệm được xây dựng năm 1994 trước đây, Phùng Cẩm Thạch (2000) đã có nghiên cứu đánh giá hàm lượng và thành phần tinh dầu của các loài tràm được khảo nghiệm tại Long An Kết quả nghiên cứu đã cho thấy ở giai đoạn 6 năm tuổi trong 12 xuất xứ của 7 loài được nghiên cứu
chỉ có 3 xuất xứ của Tràm năm gân, 1 xuất xứ của M stenostachya và 1 xuất
xứ của M fluviatilis có hàm lượng tinh dầu cao Các xuất xứ Tràm năm gân
và Tràm lá dài từ Australia đều có hàm lượng tinh dầu thấp Nghiên cứu của Phùng Cẩm Thạch (2006) cũng cho thấy 1 trong 3 xuất xứ của Tràm năm gân
có tỷ lệ 1,8-cineole cao nhất (có thể đạt 72%) và hàm lượng tinh dầu tương
đối cao, các xuất xứ của các loài còn lại đều có tỷ lệ 1,8-cineole thấp hơn vì
thế tác giả đã kiến nghị chọn xuất xứ 1302 (Tozer's gap) của Tràm năm gân làm giống để sản xuất tinh dầu Theo tác giả Tràm năm gân và Trảm trà là những loài có triển vọng nhất để sản xuất tinh dầu ở nước ta [23] [24]
Tiêu chuẩn chất lượng tinh dầu được quy định tại Dược điển Việt Nam
là tỷ lệ 1,8-cineol hơn 60% mà không cần tinh chế (Bộ Y tế Việt Nam, 2002)
[2] Nguyễn Văn Hiền (2003) đã đề xuất đề tài nghiên cứu trồng và phát triển Tràm năm gân có tỷ lệ 1,8-cineole là 63% ± 2% rồi tinh chế để nâng lên cao hơn Song theo các chuyên gia EU dùng phương pháp tinh chế để nâng cao tỷ
lệ 1,8-cineol sẽ làm mất đi sự phối hợp các chất như vốn có trong tự nhiên
Trang 22(Bùi Thị Bằng, 2007) [3] Vì thế, việc chọn giống phải theo hướng nâng cao
tỷ lệ 1,8-cineole tự nhiên
Năm 2005, Trung tâm Lâm sản ngoài gỗ (tiền thân của Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản) đã xây dựng một khảo nghiệm đồng bộ gồm 14 xuất xứ của Tràm năm gân, có đối chứng với giống Tràm cajuput của Việt
Nam và một lô hạt Tràm trà làm quần thể nền cho chọn giống có hàm lượng
và chất lượng tinh dầu cao tại Ba Vì Năm 2004, với sự giúp đỡ của CSIRO một quần thể chọn giống phong phú của Tràm trà cũng được trồng tại Ba Vì làm cơ sở cho các bước chọn giống tiếp theo Ngoài ra, Viện Cải thiện giống
và Phát triển lâm sản đã được CSIRO giúp đỡ bộ giống gồm toàn bộ các xuất
xứ hiện có của Tràm năm gân và giống Tràm trà để tiếp tục xây dựng khảo nghiệm giống và tiến hành chọn giống có hàm lượng và chất lượng tinh dầu
cao tại các nơi khác ở nước ta
Nguyễn Việt Cường và cộng sự (2007) đã bước đầu chọn giống Tràm gió
có hàm lượng tinh dầu cao phục vụ cho công tác lai tạo giống ở 3 vùng Đại Lải
- Phúc Yên, Phú Bình - Thái Nguyên và Thạnh Hoá - Long An, kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng tinh dầu (tính theo lá khô tuyệt đối) của mẫu cao nhất
đạt 3,60%, mẫu có hàm lượng thấp nhất là 1,15% và phân tích thành phần tinh
dầu của 39 mẫu thì có 17 mẫu có thành phần 1,8-cineole trên 65%
Nguyễn Thị Thanh Hường (2008) đã có nghiên cứu về chọn giống tràm có năng suất và chất lượng tinh dầu cao tại Ba Vì song chủ yếu là cho Tràm năm gân [10] Hoàng Ngọc Thơ (2008) cũng cho nghiên cứu về nhân giống hom và nảy mầm hạt phấn của Tràm cajuput theo hướng chọn giống lấy tinh dầu
Năm 2008, Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản tiếp tục xây dựng khảo nghiệm xuất xứ mới và khảo nghiệm dòng vô tính tại Ba Vì và đã chọn
được 6 cây trội dự tuyển của xuất xứ Q8 đạt tỷ lệ 1,8 cineole là 66,44-
Trang 2369,08%, cao hơn hẳn chất lượng tiêu chuẩn chất lượng tiêu chuẩn tinh dầu loại 1 quốc tế (Khuất Thị Hải Ninh, 2009)[22]
Phan Đình Tuấn và cs (năm 2008) trình bày các kết quả nghiên cứu về
đặc tính kháng khuẩn của tinh dầu Tràm trà được nhập từ Australia trồng tại Đồng Tháp Mười của đồng bằng sông Cửu Long và khả năng sử dụng nó
trong sản xuất các mỹ phẩm Kết quả nghiên cứu cho thấy không chỉ có terpinen-4-ol mà các cấu tử khác có mặt trong tinh dầu Tràm trà đều có khả năng kháng khuẩn Với hàm lượng sử dụng 0,25%, các phân đoạn khác nhau của tinh dầu tràm đều có khả năng tiêu diệt các chủng Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa và Candida albacans là các chủng điển hình đến 90% mà vẫn có mùi dễ chịu Kết quả này góp phần củng
cố triển vọng ứng dụng của tinh dầu Tràm trà trong việc sản xuất các chất tẩy rửa, mỹ phẩm và dược phẩm [26]
Nghiên cứu của Lê Đình Khả và cộng sự (2008) cho thấy các xuất xứ Tràm năm gân có biến dị lớn về chất lượng tinh dầu và được chia thành ba nhóm là: (i) Nhóm có tỷ lệ 1,8-cineole cao (60- 78%), (ii) Nhóm có tỷ lệ nerolidol cao (37,1- 82%), và (iii) Nhóm có tỷ lệ linalool cao (58,7%) Tràm trà trồng ở Việt Nam gồm hai nhóm là nhóm có tỷ lệ terpinen-4-ol cao (39- 45%) và nhóm có tỷ lệ 1,8-cineole cao (57,1- 66,2%) Tràm cajuput của ta cũng gồm hai nhóm là nhóm có hàm lượng tinh dầu 0,14- 0,45% với tỷ lệ 1,8-cineole ở dạng vết đến 10% và nhóm có hàm lượng tinh dầu 0,68- 0,95% với
tỷ lệ 1,8-cineole 55-70% Hai nhóm này có thể là hai phân loài Melaleuca cajuputi subsp cajuputi (tỷ lệ 1,8-cineole cao) và Melaleuca cajuputi subsp cumingiana (tỷ lệ 1,8-cineol thấp) như ở Indonesia
Nghiên cứu của các tác giả cho thấy không những các loài tràm có hàm lượng và chất lượng tinh dầu khác nhau mà ngay trong một loài các xuất xứ
và các cá thể khác nhau cũng có hàm lượng và chất lượng tinh dầu khác nhau
Trang 24Vì thế, nghiên cứu chọn giống trong loài là một việc cần thiết và sẽ mang lại hiệu quả thiết thực (Lê Đình Khả và cs., 2008)
Tràm trà mới được nhập vào nước ta chưa lâu, mới có một số nghiên cứu bước đầu về đặc điểm sinh trưởng, tích lũy tinh dầu và khả năng nhân giống cũng như bước đầu về hàm lượng tinh dầu (Lê Đình Khả và cộng sự (2008) và chọn hai cây trội từ 12 cây ban đầu (Nguyễn Cẩm Thạch, 2000), song 2 cây được chọn ban đầu đều không đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn của ISO- 4730, 2004
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Nghi (2000) về tinh dầu trong lá Trảm trà tại một số điểm ở miền Bắc nước ta cho thấy sau 3 năm hàm lượng tinh dầu
đã khá ổn định, tỷ lệ terpinen-4-ol có thể đạt 33- 43%, song các phân tích mới
do Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên tiến hành lại thấy những cây này thuộc nhóm có tỷ lệ 1,8-cineole tương đối cao Ngoài ra, nghiên cứu nhóm Tràm trà khác cũng thấy tỷ lệ terpinen-4-ol chỉ đạt 11,9%, trong khi tỷ lệ 1,8-cineole lại đến 40,7% (Lê Đình Khả, Nghiêm Quỳnh Chi, 2004) [14] Sự khác biệt này có thể cũng là một hướng chọn giống cho loài tràm này (ý kiến của nhà khoa học quá cố Nguyễn Quang Lộc, 2004)
Vì thế việc chọn giống Tràm trà được đi theo hai hướng giàu 4-ol và giàu 1,8-cineole Đây cũng là hướng đi cho đề tài luận văn thạc sỹ của học viên
terpinen-1.3.3 Nghiên cứu về giâm hom tràm
Ở Australia, Tràm trà dễ dàng trồng từ hạt thông qua vườn ươm Những
người sản xuất cổ truyền đã thu nhặt hạt giống từ những vùng hoang để về gieo trồng nên sản lượng và chất lượng tinh dầu thấp Các nhà khoa học đã cho thấy: Tràm trà nhân giống bằng hạt phân ly rất mạnh làm cho năng suất
và chất lượng tinh dầu giảm sút
Trang 25Tràm trà đã được các nhà khoa học thử nghiệm bằng phương pháp nhân
giống từ hạt với hai loại hạt nhập từ Trung Quốc và Australia, nhưng tỷ lệ nảy
mầm của hạt Tràm trà rất thấp (hơn 0,1%) Có thể khẳng định rằng kết quả
nhân giống bằng phương pháp giâm cành khả quan hơn, cây ra rễ trong thời
gian khoảng 18 đến 20 ngày khi dùng chất kích thích ra rễ (IBA) ở nồng độ
1.500 ppm Cây giống cao, lá nhiều và phát triển tốt, đạt tỷ lệ sống cao (85-
90%) (Nguyễn Văn Minh) [17]
Từ những hạn chế của nhân giống hữu tính tác giả tiến hành các thí
nghiệm nhân giống vô tính Từ những chồi phụ trên rễ, thân, gốc thân phát
triển thành những cây tràm mới Đối với cây tràm dạng cây bụi, việc nhân
giống vô tính bằng cây con từ rễ đã được áp dụng tại Quảng Bình nhưng việc
nhân giống bằng hom là phổ biến hơn cả
Nguyễn Thị Hải Hồng (2006) công bố kỹ thuật sản xuất cây tràm giống
trong đó có kỹ thuật giâm hom chung cho cây tràm với hai phương pháp giâm
hom trực tiếp và giâm hom gián tiếp, hormon kích thích ra rễ là IBA hoặc
NAA nồng độ 0,5-1%, giá thể giâm hom là cát Nhưng tác giả chưa đưa ra tỉ
lệ sống là bao nhiêu [8]
Thái Thành Lượm (2006), Nghiên cứu nhân giống vô tính giống Tràm lai tự nhiên giữa Tràm lá dài với Tràm cajuput L2- CV1 bằng chất kích thích sinh trưởng IBA với 5 nồng độ 1%; 1,5%; 2%; 2,5%; 3% cho thấy hỗn hợp cát và potat tro trấu sau 30 ngày tuổi sẽ hình thành chồi ngọn, ra rễ, nhiều lá chồi và tỷ lệ sống 80- 90%, nồng độ 2% có tỉ lệ sống cao nhất 95%
Phạm Đức Tuấn, Hoàng Vũ Thơ (2008) nghiên cứu khả năng ra rễ của Tràm cajuput ở nước ta với tổng số 8 công thức, trong đó 6 công thức là hormon NAA và IBA ở 3 nồng độ 500ppm, 1000ppm, 1500ppm, chỉ dùng
Trang 26một công thức của thuốc bột TTG1 với nồng độ 1% và đối chứng không dùng thuốc Kết quả sau 45 ngày giâm hom cho thấy IBA 1000ppm cho tỷ lệ ra rễ cao nhất 75% trong khi công thức đối chứng có tỷ lệ ra rễ là 47,5%, tiếp đến
là NAA 1000 ppm có tỷ lệ ra rễ là 63,33% Còn ở TTG1 1% có tỷ lệ ra rễ là 60,83% Theo kết quả nghiên cứu giâm hom cho nhiều loài cây rừng thì thuốc TTG thường cho tỷ lệ ra rễ cao nhất nhưng ở đây tác giả mới chỉ dùng một nồng độ nên chưa kết luận được [27]
Kết quả nghiên cứu Tràm năm gân cho thấy hormon TTG1, TTG2, ABT đều làm tăng tỷ lệ ra rễ của hom giâm so với đối chứng TTG1 (81,1- 85,6%) cho tỷ lệ ra rễ cao nhất sau đó đến TTG2 (71,1- 91,1%), NAA không thích hợp với giâm hom cho loài cây này và ở các nồng độ thuốc thì tỷ lệ ra rễ (54,4- 74,4%) đều thấp hơn so với đối chứng Nghiên cứu này cũng cho thấy các loại thuốc đều làm tăng chỉ số ra rễ của hom giâm so với đối chứng trong
đó thuốc ABT cho chỉ số ra rễ cao nhất là từ 26,3- 41,6 (Nguyễn Thị Thanh
vụ hè (Khuất Thị Hải Ninh, 2009) [21]
Các nghiên cứu về giâm hom Tràm năm gân của Viện cải thiện giống và Phát triển lâm sản cho thấy IBA 0,5% là thích hợp nhất và có tỷ lệ ra rễ đạt 93%
Trang 27Nguyễn Văn Nghi (2000) xử lý hom Tràm trà bằng hormon sinh trưởng (IAA, NAA và ABT) đều có tác dụng kích thích ra rễ Nồng độ tối ưu của IAA và NAA là 500ppm vào mùa xuân sau 70- 80 ngày, còn ABT là 1000 ppm vào mùa xuân sau 50- 70 ngày tỷ lệ ra rễ là 100% Tuy nhiên khi xử lý bằng thuốc nước thì nồng độ và thời gian xử lý có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ
ra rễ của hom giâm Xử lý thuốc nước thường cho tỷ lệ ra rễ cao song tốn rất nhiều thời gian và không thuận lợi (Lê Đình Khả, 2003) Vì thế trong những năm gần đây, nhiều nước đã chuyển sang dùng thuốc bột thương phẩm để xử
lý ra rễ như Saradix, hormondin, hormon rôt, hormex, rootone, đó là các dạng thương phẩm có chứa IBA ở các nồng độ khác nhau Xử lý bằng thuốc bột là phương pháp đơn giản, dễ thao tác nên dễ áp dụng ở các cơ sở sản xuất Vì những lý do trên nên tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc bột IAA, IBA ở các nồng độ khác nhau đến quá trình hình thành rễ của hom giâm Tràm trà
Trang 28Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỊA ĐỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Chọn được một số giống Tràm trà có sinh khối lớn, hàm lượng và
chất lượng tinh dầu cao đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu
- Xác định được khả năng nhân giống bằng hom của một số giống
Tràm trà được chọn
2.2 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu, các nội dung nghiên cứu được tiến hành bao gồm:
- Xác định sinh trưởng và khối lượng lá tươi của các xuất xứ Tràm trà
tại khu khảo nghiệm
- Xác định hàm lượng và chất lượng tinh dầu của các xuất xứ được xác
định cho các mẫu lá lấy từ các cây trồng trong khu khảo nghiệm tại Ba Vì
- Nghiên cứu chọn lọc cây trội có hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao
- Nghiên cứu ảnh hưởng các loại hormon kích thích ra rễ của Tràm trà,
nghiên cứu khả năng hom ra rễ của các gia đình Tràm trà
2.3 Vật liệu nghiên cứu
- Vật liệu nghiên cứu là xuất xứ Tràm trà có hàm lượng tinh dầu tốt và
tỷ lệ 1,8-cineole cao có mặt trong khu khảo nghiệm được trồng từ năm 2005
trên đất Feralit vàng phát triển trên sa thạch ở độ cao 70m so với mực nước
biển tại huyện Ba Vì (Hà Nội) Tràm trà là một trong các xuất xứ của 3 loài
tràm được trồng tại khu khảo nghiệm và tại vườn ươm (khu quần thể nền
chọn giống) Cẩm Quỳ (Ba Vì- Hà Nội)
Trang 29Bảng 2.1 Các loài tràm dùng chọn giống lấy tinh dầu ở Ba Vì
STT Giống và kí hiệu Số hiệu Vĩ độ Kinh độ Độ cao so với
mặt biển (m)
1 M quinquenervia (Q4) NE Gympie Qld 25o47’N 152o50’ 40
2 M quinquenervia (Q8) Bridie Island Qld 27o04’N 153o11 10
3 M cajuputi (Ca1) Thạnh Hoá-Long An 10o45’B 106o10’ 2
4 M cajuputi (Ca2) Tịnh Biên-An Giang 10o35’B 105o00’ 2
5 M alternifolia (Al1) Candole, Qld 29o 00 N 153o00’ không rõ
- Vật liệu nghiên cứu là các gia đình Tràm trà có hàm lượng tinh dầu tốt và tỷ lệ terpinen-4-ol cao (trồng năm 2009)
Bảng 2.2 Hạt Tràm trà xuất xứ Candole ở New South Wales
(độ cao 20 - 25 m)
Số hiệu
A1 29o41’415’’ 153o14’108’’ Candole rd A2 29o41’436’’ 153o 14’176’’Candole rd A3 29o41’492’’ 153o 14’265’’Candole rd A4 29o42’035’’ 153o 13’991’’Candole rd A5 29o42’101’’ 153o 13’920’’Candole rd A6 29o42’084’’ 153o 14’023’’Candole rd A7 29o42’116’’ 153o 14’056’’Candole rd A8 29o42’198’’ 153o 13’782’’Candole rd A9 29o42’074’’ 153o14’154’’ Candole rd A10 29o42’313’’ 153o13’315’’ Candole rd A11 29o42’874’’ 153o 13’782’’Candole rd A12 29o42’074’’ 153o 13’633’’Candole rd A13 29o42’133’’ 153o 13’656’’Candole rd A14 29o42’095’’ 153o13’755’’ Candole rd A15 29o42’095’’ 153o 13’872’’Candole rd
Trang 30Hạt Tràm trà được thu thập cho khảo nghiệm giống tại Ba Vì là nguồn hạt được lấy từ xuất xứ Candole (bảng 2.2) gần Bookram ở bang New South Wales của Australia Các lô hạt được lấy cách nhau trong khoảng 10km Đây
là xuất xứ có hàm lượng dầu tính theo lá khô 3,63- 4,59% với tỷ lệ
terpinen-4-ol 33,1- 40,6%, và tỷ lệ 1,8-cineterpinen-4-ole 0,4- 12,2% thuộc nhóm có năng suất và chất lượng tInh dầu cao nhất trong khảo nghiệm xuất xứ và đã được dùng để xây dựng vườn giống tại Wyrallah ở NSW (Doran et al, 2002) Những lô hạt
được thu thập năm 2008 từ các cây trội mới được được KS David Lea chọn
năm 2008
2.4 Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu khảo nghiệm xuất xứ Tràm trà và khu quần thể
chọn nền, chọn giống tại khu khảo nghiệm tại vườn ươm của Trạm thực nghiệm giống tại Ba Vì - Hà Nội
Khu vực nghiên cứu tại Ba Vì - Hà Nội có toạ độ địa lý: 21007’ vĩ độ Bắc và 105026’ kinh độ Đông
Ba Vì thuộc vùng trung du có độ cao bình quân 150m Địa hình gồm những đồi bát úp, không bị chia cắt mạnh, khá đồng nhất Độ dốc trung bình
70- 100
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hai mùa khá
rõ rệt là mùa khô và mùa mưa, lượng mưa trung bình là 1680 mm/năm, lượng bốc hơi hàng năm là 968 mm/năm
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 đó là những tháng có tổng lượng mưa lớn hơn 100mm Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Nhiệt độ bình quân năm là 23,10C Nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất là 32,90C và nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất là 13,10C Các khảo nghiệm giống được tiến hành tại ba nơi:
- Khảo nghiệm xuất xứ trồng năm 2005 tại khu Dốc Võng - Cẩm Quỳ
Trang 31- Khảo nghiệm dòng vô tính Tràm trà chọn giống có 1,8-cineole cao trồng ở vườn ươm Trạm thực nghiệm giống Cẩm Quỳ
- Khảo nghiệm hậu thế trong chọn giống lấy terpinen-4-ol được trồng năm 2009 tại Đá Chông
Hai khảo nghiệm đầu trồng trên đất đồi có độ phì kém, bị đá ong hoá nặng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây trồng Ở khu vực nghiên cứu tại
Ba Vì đất thuộc nhóm feralit màu nâu vàng phát triển trên đá mẹ sa thạch, mỏng lớp (độ sâu tầng đất chỉ khoảng 30cm), nghèo dinh dưỡng Các khu khảo nghiệm đều thuộc nhóm đất đồi điển hình, có độ chua tương đối lớn, thiếu lân, kali và canxi có lượng nhôm tương đối cao, lượng mùn thấp đặc biệt ở Ba Vì đất bị đá ong hoá nhiều và lượng nhôm di động tương đối cao
ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của cây trồng
Khảo nghiệm hậu thế tại Đá Chông được trồng trên đất vườn ươm có
độ phì cao, đất được san bằng phẳng và ít bị khô hạn, cây sinh trưởng tốt
2.5 Phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.5.1.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm trong các khảo nghiệm giống
Khảo nghiệm xuất xứ Tràm trà tại Cẩm Quỳ Ba Vì - Hà Nội trồng từ năm
2005: Thí nghiệm được thiết kế theo khối ngẫu nhiên không đầy đủ 49 cây 4 lần lặp (Burley, Wood, 1975), hàng cách hàng 2,5m, cây cách cây 1m Cuốc hố 40cmx40cmx40cm, bón lót 3 kg phân chuồng hoai + 200g NPK và theo quy
định của tiêu chuẩn giống cây trồng lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT, 2006)
Khảo nghiệm gia đình Tràm trà tại Đá Chông - Ba Vì tháng 5/2009 gồm
15 gia đình tham gia khảo nghiệm, 3 lần lặp, mỗi gia đình 1 ô, 30 cây/ô (10x3), hàng cách hàng 1m, cây cách cây 0,5m, khoảng cách giữa các lặp là 1,5m Cuốc hố 40cmx40cmx40cm, bón lót 2kg phân chuồng hoai + 200g NPK
Mẫu lá thu thập từ các nơi được lấy trực tiếp trên các cây trồng hoặc trên các cây tự nhiên tại chỗ
Trang 322.5.1.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm trong giâm hom
- Thí nghiệm giâm hom tiến hành vào tháng 07/2010 Mỗi công thức có 30 hom, bố trí thành 3 ô thí nghiệm (3 lần lặp)
- Phương pháp tiến hành
+ Tạo vật liệu lấy hom: Trẻ hoá cây mẹ lấy hom trước thời điểm giâm hom
khoảng 1 tháng cắt ngang thân cây hoặc cắt cành để tạo chồi mới
+ Cắt hom: Lấy hom ngọn, bánh tẻ với chiều dài 4- 8cm sau đó xử lý hom
bằng thuốc diệt nấm Benlát - C, nồng độ 0,2% trong 15 phút Vớt hom ra để tiến hành cắm hom Riêng đối với hormon IAA dạng thuốc nước nồng độ 500 ppm tiến hành xử lý trong 2 giờ trước khi cắm hom
- Giá thể: Được sử dụng là xơ dừ băm nhỏ + cát
- Chất điều hòa sinh trưởng: IBA, IAA nồng độ 0,25%, 0,5%, 0,75% và
1% ở dạng bột và IAA dạng thuốc nước nồng độ 500ppm
- Cắm hom : Sau khi được xử lý chất điều hòa sinh trưởng, hom được cắm
trực tiếp vào bầu Sau khi cắm hom xong làm giàn nilon giữ ẩm và làm giàn che ánh sáng bằng lưới đen ở phía trên với độ che sáng 70%
- Chăm sóc hom : Tưới ẩm theo chế độ phun tự động vào ban ngày, mỗi lần
30 giây và cách nhau một giờ
2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.5.2.1 Thu thập số liệu và chất lượng cây
Các chỉ tiêu sinh trưởng được chọn lựa và đánh giá bao gồm: đường kính gốc (Do), chiều cao (H), đường kính tán (Dt) và chỉ số thể tích (Iv) Việc thu thập các số liệu vẫn dùng theo phương pháp truyền thống vẫn dùng trong
điều tra rừng của Vũ Tiến Hinh và Phạm Ngọc Giao (1997) [7]
- Đường kính gốc (D o ) của cây tính bằng thước đo kính chuyên dùng có
khắc vạch mm (đơn vị tính là centimet (cm)) đo ở độ cao cách mặt đất 10cm Chỉ tiêu này được đo cho tất cả các cây trong ô khảo nghiệm và tiến hành
đồng thời với đo chiều cao và đường kính tán
Trang 33- Chiều cao (H): Đo bằng thước đo cao (đơn vị: m), đo từ mặt đất đến
đỉnh sinh trưởng cao nhất
- Tỷ lệ sống (TLS): Là chỉ tiêu thể hiện khả năng thích ứng của loài và
xuất xứ với nơi khảo nghiệm Tỷ lệ sống càng cao chứng tỏ loài càng thích nghi với nơi khảo nghiệm Những loài không thích ứng thường không chống chịu được cái nắng của mùa hè và cái rét của mùa đông ngay ở giai đoạn đầu sau khi trồng, nhất là thời kỳ có nhiệt độ cực trị (nóng hoặc lạnh)
- Sức khỏe: Là chỉ tiêu đánh giá theo mức độ phát triển của ngọn cây,
tán lá và màu sắc lá Những cây được coi là khoẻ khi ngọn cây phát triển tốt, cây có xu hướng tiếp tục sinh trưởng nhanh, tán lá phát triển đầy đủ, lá có màu xanh thẫm và được định hoá theo phương pháp cho điểm (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003) Thang điểm sức khoẻ được xác định như sau: + Cây rất kém: ngọn bị teo hoặc mất ngọn chính, tán lá rất thưa, lá hơi vàng: 1 điểm +Cây kém phát triển: ngọn chính thiếu sức sống, tán lá thưa, lá xanh nhạt: 2 điểm + Cây phát triển trung bình: ngọn chính phát triển bình thường, tán lá vừa phải: 3 điểm + Cây phát triển khá: ngọn chính phát triển khá, tán lá phát triển, lá xanh: 4 điểm + Cây rất phát triển: ngọn chính rất phát triển, cây khoẻ mạnh, có sức sống, tán lá cân đối, lá xanh thẫm: 5 điểm
sát thực tế hiện trường chọn cây trung bình về khối lượng lá để lấy lá đem cân
- Xác định khối lượng lá của các cây trội dự tuyển
Các cây trội dự tuyển được chọn một số cành điển hình, cắt lá, cân
lượng lá, sau đó tính toán khối lượng lá cả cây
Trang 342.5.2.3 Về hàm lượng và chất lượng tinh dầu
* Xác định hàm lượng tinh dầu
• Lấy mẫu lá để chưng cất tinh dầu
- Cho xuất xứ và các dòng vô tính: Mỗi cây lấy một cành đại diện theo một hướng nhất định (cành được chọn phải có lá non và lá già) của tất cả các cây trong một lần lặp rồi trộn chung đại diện cho lặp đó Sau đó đưa về phòng ngắt lá, bỏ cành, trộn đều, lấy 2 mẫu lá tươi, mỗi mẫu cân 200g
- Cho cây trội dự tuyển: Kết hợp với xác định khối lượng lá trên cây trội dự tuyển, lấy 2 mẫu lá tươi (sau khi đã trộn đều), mỗi mẫu cân 50g, 100g hoặc 200g tuỳ theo khối lượng lá của từng cây
• Chưng cất tinh dầu
Theo phương pháp lôi cuốn hơi nước trên thiết bị chưng cất tinh dầu có hồi lưu của Hiệp hội Dược phẩm châu Âu
Các bước tiến hành như sau: Cho lá vào bình cầu, đổ lượng nước xấp xỉ 1/2 thể tích bình chưng cất (không cần ngập nguyên liệu), chưng cất cho đến khi số vạch ml tinh dầu không đổi thì dừng lại (thời gian chưng cất một mẫu khoảng 2 giờ tính từ lúc mẫu lá trong bình cầu sôi), tinh dầu và nước được kéo lên qua sinh hàn làm lạnh, ngưng tụ lại trong cột cất phân đoạn có chia
độ Đọc số ml tinh dầu nổi lên trên, tách tinh dầu
* Phân tích thành phần tinh dầu
Các mẫu tinh dầu thu được sau quá trình chưng cất, được gửi đến Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên thuộc Viện khoa học Việt Nam để phân tích thành phần tinh dầu.
Mẫu tinh dầu của xuất xứ và các dòng vô tính ở khu khảo nghiệm và các mẫu tinh dầu của một số cây cá thể có triển vọng của các xuất xứ được
đem phân tích định tính bằng phương pháp sắc ký khí phổ (GC/MS) HP 6890,
với ngân hàng dữ liệu Wiley 275 và Nist 98
Trang 35cineole từ 65% trở lên
2.5.3.2 Phương pháp chọn lọc cây trội
Các bước tiến hành chọn lọc cây trội theo mục tiêu lấy tinh dầu được
tiến hành như sau:
- Bước 1: Trong mỗi một lần lặp, xác định khối lượng lá trung bình/cây của cả
lặp Xác định (bằng trực giác) những cây có sinh trưởng tốt, nhiều lá, không hoặc rất ít sâu bệnh (cây này được gọi là cây trội dự tuyển) Sau đó xác định khối lượng lá trên cây trội dự tuyển đó
- Bước 2: Xác định hàm lượng tinh dầu của cây trội dự tuyển, hàm lượng tinh
dầu của mẫu gộp trong mỗi lần lặp
- Bước 3: Xác định lượng tinh dầu/cây trung bình của lặp, lượng tinh dầu/cây
của các cây trội dự tuyển Rồi tính độ vượt về lượng tinh dầu/cây của cây trội
dự tuyển so với lượng tinh dầu trung bình/cây của lặp
- Bước 4: Xác định cây trội dự tuyển để phân tích chất lượng tinh dầu
Chỉ những cây trội dự tuyển nào có hàm lượng tinh dầu cao hơn hàm lượng tinh dầu chung của lặp và có độ vượt về lượng tinh dầu/cây đạt trên 15% so với mẫu gộp của tất cả các cây trong lặp mới được chọn để phân tích chất lượng tinh dầu
Trang 36- Bước 5: Phân tích chất lượng tinh dầu của những cây chọn lọc ở bước 4
- Bước 6: Đánh giá cây trội dự tuyển
Cây trội là những cây được chọn ở bước 5 có thành phần 1,8-cineole từ 65% trở lên hoặc terpinen-4-ol cao
2.5.4 Phương pháp xử lý số liệu
Một số chỉ số được tính toán theo các công thức sau:
- Chỉ số thể tích Iv (một chỉ số đánh giá tương đối về khả năng sinh trưởng) đã
được dùng để tiện cho việc xác định khả năng sinh trưởng của từng xuất xứ,
∑0
Trong đó Xi là giá trị quan sát của mẫu i
- Sai tiêu chuẩn mẫu Sx =
+ Wt là khối lượng lá tươi tính theo gram (g)
- Hàm lượng tinh dầu tính theo lá khô tuyệt đối (HLk) tính theo công thức:
HLk% =
% )
1 (
100
100
%.
HLt a
HLt
+
−
Trang 37Trong đó: a =
Wt
Wk
Wt−
là tỷ lệ nước trong lá ( bao gồm cả tinh dầu)
Wt: là khối lượng lá tươi
Wk: là khối lượng lá sau khi sấy ở nhiệt độ 105oC cho đến khi khối lượng không đổi
- Lượng tinh dầu/cây = HLt% x Khối lượng lá/cây x 10 (g)
- Độ vượt lượng tinh dầu/cây của cây trội dự tuyển = (lượng tinh dầu/cây của cây trội dự tuyển - lượng tinh dầu/cây trung bình của lặp)*100/(lượng tinh dầu/cây trung bình của lặp)
- Chỉ số rễ: L rễ lớn nhất x Số lượng rễ/hom
- Sig: là xác suất của tiêu chuẩn F để kiểm tra giả thuyết H0
+ Nếu Sig > 0,05: không có sự sai khác giữa các mẫu so sánh + Nếu Sig < 0,05: giữa các mẫu so sánh có sự sai khác
- Đánh giá biến động hàm lượng và chất lượng tinh dầu bằng phân tích phương sai một nhân tố
- Hệ số tương quan được xác định theo công thức:
r =
Qy Qx
Qxy
.
Trong đó : Qxy = ∑xy - (∑x)*( ∑y)/n
Qx = ∑x2 - (∑x)2 /n
x và y là 2 đại quan sát từng cặp ở mẫu Người ta qui ước như sau:
0 ≤ r < 0,3 Tương quan yếu 0,3 ≤ r < 0,5 Tương quan vừa phải
0,5 ≤ r < 0,7 Tương quan tuơng đối chặt
0,7 ≤ r < 0,9 Tương quan chặt
Trang 39Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Chọn giống Tràm trà có tỷ lệ 1,8-cineole cao
3.1.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng của xuất xứ tràm tại Cẩm Quỳ
Sinh trưởng được coi là sự biến đổi của các nhân tố điều tra: chỉ tiêu về
đường kính gốc, chiều cao, đường kính tán, Đánh giá sinh trưởng và chất
lượng cây không chỉ quan trọng đối với mục tiêu lấy gỗ mà nó có liên quan mật thiết đến khối lượng lá, sản lượng tinh dầu Số liệu thu thập và tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng từ khảo nghiệm trồng từ năm 2005 tại Cẩm Quỳ - Ba
Vì được tổng hợp ở Bảng 3.1:
Bảng 3.1 Sinh trưởng của các xuất xứ tràm tại khu khảo nghiệm Ba Vì
(Trồng năm 2005, đo năm 2010)
Tỷ lệ 1,8- cineole* (%)
(Hlt: Hàm lượng tinh dầu tính theo lá tươi * Số liệu theo Lê Đình Khả và cs, 2008)
Từ Bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ sống, các chỉ tiêu sinh trưởng giữa các xuất
xứ tràm đều có xác suất của F < 0,05 (phụ biểu 1), điều này nói lên rằng tỉ lệ sống, Do, H, Iv, Dt đều có sự khác nhau rõ rệt
Trang 40Tỷ lệ sống của cây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi của đối tượng khảo nghiệm với điều kiện gây trồng Sau 60 tháng tuổi, tỷ lệ sống giữa các xuất xứ biến động từ 60,7- 89,3% Tỷ lệ sống của xuất xứ Ca2 là cao nhất đạt 89,30% và thấp nhất
là xuất xứ Ca1 chỉ đạt 60,70% Như vậy, tỷ lệ sống của xuất xứ Ca1 và Al1 thấp hơn so với tỷ lệ sống của các xuất xứ còn lại Nhìn chung, tỷ lệ sống trung bình của các xuất xứ không cao vì tràm chịu ảnh hưởng nặng của đợt rét
đậm năm 2007 Đặc trưng của khí hậu miền Bắc là nhiệt đới ẩm gió mùa và
bốn mùa rõ rệt trong năm Năm nào miền Bắc cũng trải qua đợt gió lạnh kéo dài từ tháng 10 tới tháng 12, có những năm đợt kéo dài đến tháng 1 năm sau,
do vậy ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và chống chịu của cây Tháng 12/2007 toàn miền Bắc nước ta đã phải trải qua một đợt rét đậm, rét hại kéo dài trên diện rộng Là một trong số các khu vực của miền Bắc, Ba Vì cũng chịu ảnh hưởng lớn của đợt rét kéo dài, nhiệt độ có những ngày lên xuống thấp dưới 80C kéo dài gần 1 tháng Đây cũng là một yếu tố quan trọng
để giúp các nhà chọn giống chọn được những dòng vừa có khả năng sinh
trưởng tốt nhất có các chỉ tiêu sinh trưởng cao nhất vừa có khả năng chịu rét tốt cung cấp giống được cải thiện mang lại hiệu quả kinh tế cao cho trồng rừng miền Bắc đồng thời lợi dụng các biến dị trong chọn lọc để phù hợp với
điều kiện sinh thái của vùng và khu vực miền Bắc
Sinh trưởng đường kính gốc của các xuất xứ tràm có sự sai khác nhau
rõ rệt Đường kính gốc biến động từ 3,36- 6,78cm trong đó thấp nhất là xuất
xứ Tràm trà và cao nhất là xuất xứ Q8
Chiều cao là nhân tố phản ánh sức sinh trưởng của cây trồng trong giai
đoạn đầu, góp phần quyết định đến khả năng gây trồng của tràm ở khu khảo
nghiệm Qua kết quả tổng hợp số liệu ta thấy chiều cao giữa các xuất xứ từ