1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ đội NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG QUANG TRUNG ĐỐNG đa, hà nội THEO ĐỊNH HƯỚNG =OK

126 636 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức trách nhiệm của đội ngũ theo tiêu Chuẩn đánh giá giáo viên...67 3.2.2 Thực hiện hoạt động sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên m

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Thị Thúy Hằng

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục này, tôi đã nhận được

sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân thầy giáo, cô giáo

Với tình cảm chân thành của mình, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơnchân thành đến các thầy giáo, cô giáo trong Ban giám đốc, Trung tâm Đào tạoSau đại học - Bồi dưỡng nhà giáo và CBQL, Trung tâm Thông tin - Thư việnHọc viện Quản lý giáo dục, đã tận tình giúp đỡ tôi trong học tập, nhất là trongquá trình tiến hành làm đề tài khoa học này

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc cô giáo Tiến sỹ Đỗ Thị

Thúy Hằng - người đã hướng dẫn giúp đỡ tôi trong việc viết đề cương và nội

dung của đề tài, trong phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như tận tìnhgiúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận vănnày

Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí cán bộ sở giáo dục đào tạo HàNội, các đồng chí cán bộ quản lý và các thầy cô giáo của trường THPT QuangTrung - Đống Đa, Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi có các thôngtin, tài liệu cần thiết để viết đề tài nghiên cứu của mình

Bản thân đã cố gắng nhiều nhưng thời gian nghiên cứu có hạn nên đềtài không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong các thầy cô giáo, các bạn đồngnghiệp góp ý và đưa ra những chỉ dẫn quý báu cho tôi để luận văn được hoànthiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 07 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thị Lan

Trang 4

ĐNGV Đội ngũ giáo viên

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

TTCM Tổ trưởng chuyên môn

TTGDTX Trung tâm giáo dục thường xuyên

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊNTRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.2 Một số khái niệm cơ bản 10

1.2.1 Quản lý 10

1.2.2 Quản lý giáo dục 14

1.2.3 Quản lý nhà trường 15

1.2.4 Đội ngũ giáo viên 17

1.2.5 Chuẩn, tiêu Chuẩn, tiêu chí 18

1.2.6 Đánh giá 18

1.2.7 Đánh giá hoạt động của giáo viên 19

1.3 Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân 20

1.3.1 Trường trung học phổ thông 20

1.3.2 Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông 22

1.3.3 Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng 27

1.4 Nội dung của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên 29

1.4.1 Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 29

1.4.2 Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục 30

1.4.3 Năng lực dạy học 30

1.4.4 Năng lực giáo dục 31

1.4.5 Năng lực hoạt động chính trị, xã hội 32

1.5 Nội dung hoạt động đánh giá đội ngũ giáo viên trung học phổ thông theo Chuẩn nghề nghiệp 33

1.5.1 Xây dựng kế hoạch đánh giá 33

1.5.2 Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá 33

1.5.3 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đánh giá Chuẩn theo Chuẩn 34

1.6 Bản chất và mục đích của đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp 35

1.6.1 Bản chất của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp 35

1.6.2 Mục đích của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp 35

Trang 6

1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá đội ngũ giáo viên

trung học phổ thông theo Chuẩn nghề nghiệp 36

1.7.1 Yếu tố khách quan 36

1.7.2 Yếu tố chủ quan 37

Kết luận chương 1 38

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUANG TRUNG - ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 39

2.1 Khái quát về giáo dục và đào tạo Quận Đống Đa 39

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Quận Đống Đa 39

2.1.2.Tình hình giáo dục đào tạo Quận Đống Đa 40

2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường trung hoc phổ thông quận Đống Đa 42

2.2.1 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên 43

2.2.2 Quy trình và phương pháp đánh giá đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp 45

2.2.3 Kết quả đánh giá đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp 47

2.3 Thực trạng đánh giá đội ngũ giáo viên của trường trung học phổ thông Quang Trung, Quận Đống Đa - Hà Nội theo Chuẩn nghề nghiệp 53

2.3.1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá 53

2.3.2 Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đánh giá 55

2.3.3 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đánh giá 57

2.3.4 Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá đội ngũ giáo viên 60

2.4 Đánh giá chung về đánh giá đội ngũ giáo viên của trường trung học phổ thông Quang Trung, Quận Đống Đa - Hà Nội theo Chuẩn nghề nghiệp 61

2.4.1 Điểm mạnh 61

2.4.2 Hạn chế 62

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 63

Kết luận chương 2 64

Chương 3: BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUANG TRUNG - ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 65

Trang 7

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 65

3.1.1 Đảm bảo tính khoa học 65

3.1.2 Đảm bảo tính đồng bộ 65

3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn 65

3.1.4 Đảm bảo tính khả thi 66

3.1.5.Đảm bảo tính kế thừa 66

3.2 Nội dung biện pháp đánh giá đội ngũ giáo viên của trường trung học phổ thông Quang Trung - Đống Đa, Hà Nội theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp 67 3.2.1 Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức trách nhiệm của đội ngũ theo tiêu Chuẩn đánh giá giáo viên 67

3.2.2 Thực hiện hoạt động sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của Chuẩn 70

3.2.3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đảm bảo các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp 74

3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên theo năng lực đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp 83

3.2.5 Đổi mới công tác thi đua khen thưởng nhằm khích lệ động viên giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp 90

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 92

3.4 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 93

3.4.1 Đối tượng khảo nghiệm 93

3.4.2 Cách đánh giá 93

3.4.3 Kết quả đánh giá 93

Kết luận chương 3 101

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1 Quy mô giáo dục và đào tạo quận Đống Đa năm học 2013-2014 41

Bảng 2.2 Tổng hợp xếp loại 2 mặt giáo dục năm 2013 - 2014 42

Bảng 2.3 Số lượng cán bộ quản lý, giáo viên 43

Bảng 2.4 Cơ cấu đội ngũ giáo viên 43

Bảng 2.5 Tổng hợp ý kiến đánh giá về chất lượng đội ngũ giáo viên 47

Bảng 2.6 Kết quả thực trạng xây dựng kế hoạch đánh giá đội ngũ giáo viên 53

Bảng 2.7 Kết quả thực trạng tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đánh giá đội ngũ giáo viên 55

Bảng 2.8 Kết quả thực trạng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đánh giá giáo viên .58 Bảng 2.9 Kết quả thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá giáo viên 60

Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất đánh giá đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp 93

Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp đánh giá đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp 95

Bảng 3.3 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 98 Sơ đồ 1.1 Chu trình quản lý 14

Sơ đồ 1.2 Sự gắn kết giữa các nhóm nhân tố 17

Sơ đồ 3.1 Mối liên hệ giữa các biện pháp 92

Biểu đồ 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp đánh giá đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp 95

Biểu đồ 3.2 Mức độ khả thi của các biện đánh giá đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp 97

Biểu đồ 3.3 Mức độ cần thiết và khả thi của các biện quản lý giáo viên trung học phổ thông theo Chuẩn nghề nghiệp 99

Trang 9

GV còn giúp nhà quản lý có kế hoạch trong việc đào tạo, bồi dưỡng nhằmnâng cao chất lượng đội ngũ trong trường, có được các thông tin cần thiết, thuđược những thông tin ngược để kịp thời có sự điều chỉnh cho phù hợp với tìnhhình thực tế cũng như đề ra các quy định cụ thể trong việc nâng cao chấtlượng daỵ và học Chức trách của GV là rất phức tạp và đa dạng Việc đánhgiá GV do vậy phải phù hợp với sự phức tạp và đa dạng đó Để đánh giá GVmột cách chân thực và hướng họ vào sự phấn đấu hoàn thiện nhất thiết phảixây dựng Chuẩn cho việc đánh giá Đây là một việc làm phức tạp bao gồmxác định các loại hình công việc thuộc chức trách của GV và xây dựng kếtquả mong đợi từ các loại hình công việc ấy Vì vậy trước hết phải mô tả đầy

đủ công việc của GV, xác định tầm quan trọng của từng loại hình công việccần được đánh giá và người đánh giá chúng Hơn nữa khi xác định các hoạtđộng và kết quả mong đợi từ các hoạt động này phải tính đến lợi ích của cánhân GV và của tậpthể Hoạt động đánh giá là một hoạt động được tiến hành

ở bất cứ một ngành nghề nào, nếu coi đánh giá là một giải pháp để phát triểnthì công tác này trở nên vô cùng quan trọng và càng đặc biệt quan trọng vớiviệc quản lý hoạt động đánh giá GV

Ngày 4-11-2013, ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấphành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo Trong 9 giải pháp có giải pháp về đổi mới căn

Trang 10

bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đàotạo, bảo đảm trung thực, khách quan.[12] Gần đây nhất Bộ giáo dục và đào

tạo đã tiến hành cuộc vận động “hai không” của ngành về giáo dục là “Nói không với đào tạo không đạt Chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”.[32]

Trên thực tế, hiện nay trong hoạt động quản lý kiểm tra đánh giá kếtquả học tập của học sinh các trường THPT đã được nhiều tác giả quan tâmnghiên cứu Tuy nhiên những nghiên cứu về quản lý hoạt động kiểm tra đánhgiá kết quả học tập của học sinh các trường THPT trên địa bàn quận Đống Đanói riêng chưa có một công trình nghiên cứu nào Mặc dù kết quả kiểm trađánh giá của học sinh không thấp, tuy nhiên vẫn còn nhiều điều phải bàn bạc

và cần có sự quan tâm từ nhiều phía của các nhà quản lý giáo dục Đó chính

là lý do để chọn đề tài: “Đánh giá ĐNGV trường THPT Quang Trung

-Đống Đa, Hà Nội theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp” làm hướng nghiên

cứu nhằm việc nâng cao chất lượng ĐNGV các trường THPT nói chung và

trường THPT Quang Trung - Đống Đa, Hà Nội nói riêng

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận đánh giá trong giáo dục và đánh giá đội ngũ trongtrường phổ thông cùng với thực trạng đánh giá ĐNGV trường THPT QuangTrung - Đống Đa, Hà Nội nói riêng, từ đó đề xuất một số biện pháp đánh giáĐNGV trường THPT Quang Trung - Đống Đa, Hà Nội nhằm nâng cao chấtlượng ĐNGV trên địa bàn phạm vi nghiên cứu

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

ĐNGV và đánh giá ĐNGV trường THPT

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp đánh giá ĐNGV của trường THPT Quang Trung Đống Đa, Hà Nội

Trang 11

-4 Giả thuyết khoa học

Đánh giá GV là hoạt động bắt buộc đối với các cơ sở đào tạo nói chung

và các trường phổ thông nói riêng Nếu áp dụng hợp lý các biện pháp được đềxuất dựa trên nghiên cứu lý luận, thực trạng đánh giá GV thì công tác quản lýđội ngũ và chất lượng đội ngũ nhà giáo sẽ ngày càng cải thiện góp phần nângcao chất lượng đội ngũ, chất lượng hoạt động dạy học, giáo dục trong cáctrường THPT nói chung và trường THPT Quang Trung – Đống Đa, Hà Nộinói riêng

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận của đánh giá ĐNGV trường phổ thông

Phân tích thực trạng hoạt động đánh giá GV trường THPT Quang Trung Đống Đa, Hà Nội theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp

-Đề xuất một số biện pháp đánh giá ĐNGV trường THPT Quang Trung

- Đống Đa, Hà Nội theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp nhằm nâng chấtlượng ĐNGV làm căn cứ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường

6 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp đánh giá đội ngũ giáo viêntrung học phổ thông theo định hướng chuẩn nghề nghiệp tại trường THPTQuang Trung - Đống Đa, Hà Nội

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu tài liệu, phân tích, khái quát hóa, so sánh, tổng hợp cácthông tin, tư liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu, cụ thể:

- Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về quản lý giáo dục

- Các văn bản pháp quy như: Chỉ thị, thông tư, quy chế, hướng dẫn của

Bộ Giáo dục và Đào tạo hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp

- Các công trình khoa học có liên quan đến hoạt động đánh giá GVTHPT theo Chuẩn nghề nghiệp

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trang 12

7.2.1 Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy học và giáo dục

của GV trong các trường THPT để có căn cứ cho hoạt động đánh giá GV

7.2.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Xem xét và so sánh kinh

nghiệm đánh giá GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp của các trường khác địabàn nghiên cứu Qua đó rút ra kinh nghiệm thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu

7.2.3 Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi: Nhằm khảo sát về

thực trạng hoạt động đánh giá GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp trên địa bànnghiên cứu

7.2.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của một

số chuyên gia về lĩnh vực giáo dục, những người nhiều kinh nghiệm về côngtác quản lý giáo dục để đánh giá đúng thực trạng đánh giá ĐNGV

7.2.5 Phương pháp khảo nghiệm: Nhằm khảo sát về tính cần thiết và

khả thi của các biện pháp đề xuất trong nghiên cứu

7.3 Phương pháp bổ trợ khác

Sử dụng một số công thức toán học để phân tích, xử lý các số liệu thuthập trong quá trình nghiên cứu

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungluận văn dự kiến trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của hoạt động đánh giá ĐNGV THPT theo

định hướng Chuẩn nghề nghiệp

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá GV của trường

THPT Quang Trung - Đống Đa, Hà Nội theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp

Chương 3: Biện pháp đánh giá GV của trường THPT Quang Trung

-Đống Đa, Hà Nội

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN

NGHỀ NGHIỆP

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Trong bất kì giai đoạn nào, dù ở hoàn cảnh nào Chủ tịch Hồ Chí Minhluôn luôn quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người.Trong toàn bộ di sản tư tưởng giáo dục của Người, vấn đề cơ bản nhất là vấn

đề xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo

dục Người đã dạy:“ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Lời dạy của Bác đã trở thành thông điệp cốt lõi

của chiến lược phát triển giáo dục, chiến lược phát triển con người của đấtnước Từ năm 1945, ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, Bác Hồ đãquan tâm xây dựng một nền giáo dục toàn dân, chỉ đạo xây dựng ĐNGV phục

vụ sự nghiệp giáo dục Người chỉ rõ: vấn đề then chốt, quyết định chất lượnggiáo dục là phải xây dựng được một đội ngũ đông đảo những người làm côngtác giáo dục yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc, giáo dụchọc sinh, không ngừng trau dồi đạo đức, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề đểthực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo

Bác Hồ rất coi trọng vấn đề bồi dưỡng và tự bồi dưỡng Người chỉ rõ:

“Về cách học, phải lấy tự học làm cốt” và “các thầy cô giáo phải là kiểu mẫu

về mọi mặt, tư tưởng, đạo đức, lối làm việc” [24; tr.79] Trước lúc đi xa, Bác

Hồ kính yêu đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân bản “Di chúc"lịch sử có tầm nhìn chiến lược, gửi gắm cho chúng ta và các thế hệ mai sau

Trong “Di chúc", Bác dặn: “Đầu tiên là công việc đối với con người" “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần

Trang 14

thiết" [24, tr.278] Theo Người, thế hệ kế tục sự nghiệp sẽ là thế hệ quyết định

sự thành công của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI(Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiệnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế khẳngđịnh: [12]

Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là tạo chuyểnbiến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứngngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tậpcủa nhân dân Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huytốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổquốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả

Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt,quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xãhội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; Chuẩn hóa, hiện đạihóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đàotạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc Phấn đấu đếnnăm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực

Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ,giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thốngchính trị, ngành giáo dục và đào tạo và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coigiáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu Nâng cao nhận thức về vai tròquyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và CBQLgiáo dục; người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiệnđại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năngcủa người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc

Trang 15

Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để ngườihọc tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từhọc chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạtđộng xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vàtruyền thông trong dạy và học.

Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bướctheo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy

và công nhận Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánhgiá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của ngườihọc; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội Thựchiện đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo ở cấp độ quốc gia, địa phương,từng cơ sở giáo dục, đào tạo và đánh giá theo chương trình của quốc tế để làmcăn cứ đề xuất chính sách, giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo

Hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục Định kỳ kiểm địnhchất lượng các cơ sở giáo dục, đào tạo và các chương trình đào tạo; công khaikết quả kiểm định Chú trọng kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng giáodục và đào tạo đối với các cơ sở ngoài công lập, các cơ sở có yếu tố nướcngoài Xây dựng phương thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với các loại hìnhgiáo dục cộng đồng

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo vàCBQL giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh,quốc phòng và hội nhập quốc tế Thực hiện Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theotừng cấp học và trình độ đào tạo

Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và CBQL nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ Có chính sách hỗ trợ giảng viên trẻ về chỗ ở, học tập vànghiên cứu khoa học Bảo đảm bình đẳng giữa nhà giáo trường công lập vànhà giáo trường ngoài công lập về tôn vinh và cơ hội đào tạo, bồi dưỡngchuyên môn nghiệp vụ Tạo điều kiện để chuyên gia quốc tế và người Việt

Trang 16

Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục,đào tạo trong nước.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến ĐNGV THPT, cóthể kể đến như: Quản lý phát triển ĐNGV các trường THPT Quận Hai BàTrưng, Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Luận văn thạc sĩ của tác giả PhạmThị Hà) [14] Nội dung nghiên cứu đã đề cập đến các khái niệm: quản lý,quản lý giáo dục, quản lý nguồn nhân lực, phát triển ĐNGV, đặc biệt làmsáng tỏ tầm quan trọng của quản lý phát triển ĐNGV trường phổ thông,những nội dung cơ bản của phát triển ĐNGV phổ thông theo định hướngChuẩn nghề nghiệp Mặt khác luận văn đã khảo sát và phân tích làm rõ thựctrạng về quản lý phát triển ĐNGV các trường THPT Quận Hai Bà Trưng, HàNội trong ba năm từ 2008 - 2011 trở lại đây: Công tác quản lý phát triểnĐNGV Quận Hai Bà Trưng có số lượng, cơ cấu tương đối đồng bộ và hợp lí,phẩm chất và trình độ năng lực đội ngũ cơ bản đáp ứng được việc thực hiệncác nhiệm vụ được giao Từ đó tác giả đề xuất 5 biện pháp chủ yếu xây dựng

và phát triển ĐNGV là: Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV; tuyển chọn và

sử dụng ĐNGV; thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độchuyên môn cho ĐNGV; tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá thúcđẩy sự phát triển đội ngũ; thực hiện chế độ chính sách, tạo động lực đối vớiĐNGV

Nghiên cứu về: Biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn nghềnghiệp cho ĐNGV trường THPT Thịnh Long, tỉnh Nam Định (Luận văn thạc

sĩ của tác giả Nguyễn Văn Chiểu) [10] Nội dung nghiên cứu đề cập đến cáckhái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu như GV THPT; Chuẩn; Chuẩnnghề nghiệp GV THPT; mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp của GV THPT.Bên cạnh đó chương 1 cũng nêu ra một số vấn đề lý luận cơ bản về Chuẩnnghề nghiệp GV THPT và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nâng cao mức

độ đáp ứng Chuẩn của GV THPT Luận văn khảo sát phân tích qua kết quả

Trang 17

đánh giá GV trường THPT Thịnh Long theo Chuẩn nghề nghiệp GV THPTcho thấy: GV của trường có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốtđáp ứng những yêu cầu của Chuẩn, ĐNGV của trường đủ về số lượng, đảmbảo Chuẩn đào tạo nhưng thực chất còn nhiều hạn chế Một số GV chưa tíchcực đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động mạnhdạn của học sinh Nhiều GV mới ra trường có kiến thức nhưng kinh nghiệm

và phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục còn hạn chế Đề tài đề xuấtcác biện pháp nhằm nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp cho GVnhà trường đó là: Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của GV vàCBQL về yêu cầu và tính cần thiết của việc triển khai áp dụng Chuẩn nghềnghiệp GV THPT; Phát triển công cụ nhằm đánh giá chính xác mức độ đápứng Chuẩn nghề nghiệp của GV; phát triển đào tạo, bồi dưỡng GV theo mức

độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp của GV THPT; sử dụng ĐNGV cốt cán THPT

để hỗ trợ các GV có mức độ đáp ứng Chuẩn thấp; tạo động lực cho GV thamgia các hoạt động phát triển nghề nghiệp

Đề tài: Phát triển ĐNGV các trường THPT thành phố Nam Định theoChuẩn nghề nghiệp (Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Thu Trang)[33].Trong luận văn tác giả Trần Thị Thu Trang đã nghiên cứu cơ sở lí luận, hệthống hóa các khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu như: Quản lý,quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, phát triển, phát triển ĐNGV, các vấn đềChuẩn hóa, Chuẩn nghề nghiệp, quản lý ĐNGV gắn với các vấn đề Chuẩnhóa Mặt khác luận văn đã khảo sát và phân tích làm rõ thực trạng về công tácPhát triển ĐNGV các trường THPT thành phố Nam Định theo Chuẩn nghềnghiệp: Số lượng, cơ cấu tương đối đồng bộ và hợp lí, phẩm chất chính trị,đạo đức lối sống và trình độ năng lực đội ngũ cơ bản đáp ứng được việc thựchiện các nhiệm vụ được giao Từ đó tác giả đề xuất 5 biện pháp chủ yếu xâydựng và phát triển ĐNGV là: Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai ápdụng Chuẩn nghề nghiệp GV trung học; đẩy mạnh bồi dưỡng nâng cao chất

Trang 18

lượng ĐNGV đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp; tăng cường kiểm trađánh giá ĐNGV theo Chuẩn nghề nghiệp; xây dựng văn hóa tổ chức tại nhàtrường; đảm bảo các điều kiện cho ĐNGV phát huy các phẩm chất sư phạm

và khả năng chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng quy hoạch tạo nguồn phát triểnĐNGV

Tuy nhiên, những nghiên cứu được đề cập trên tập trung vào vấn đềxây dựng và phát triển ĐNGV ở các trường THPT theo định hướng Chuẩn

nghề nghiệp và chưa có đề tài nào nghiên cứu về “Đánh giá đội ngũ giáo viên trường THPT Quang Trung - Đống Đa, Hà Nội theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp”.Trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện của giáo dục phổ

thông, thực hiện mục tiêu Chuẩn hóa và từng bước nâng cao chất lượngĐNGV THPT; quản lý ĐNGV theo Chuẩn nghề nghiệp là một yêu cầu khôngthể thiếu nhằm giúp GV xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức vànâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Nghiên cứu đề tài này là một việclàm đang được lãnh đạo nhà trường, đồng nghiệp quan tâm và mong đợi

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

a) Khái niệm

Quản lý xuất hiện, phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loàingười Đây là một trong những loại hình lao động lâu đời và quan trọng nhấtcủa con người, là công vệc cần thiết trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống

xã hội, có tính chất quyết định đến sự phát triển của toàn xã hội Song chỉnhững năm gần đây người ta mới thừa nhận tính chất khoa học của nó vàquản lý mới được coi là một ngành khoa học theo đúng nghĩa Bất kì một tổchức, một tập thể nào cũng đều có yếu tố quản lý trong đó và điều đó quyếtđịnh tới hiệu quả hoạt động của tổ chức theo mục tiêu đề ra.[21]

Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý tùy theo quan điểm

và cách tiếp cận Có người cho rằng quản lý là sự chỉ huy, lãnh đạo, sự cai

Trang 19

quản, sự điều khiển, điều chỉnh… Tuy nhiên có thể nêu lên một số quan điểm

có tính chất cốt lõi của một số tác giả như sau:

Henry Fayol (1841 - 1925) nhấn mạnh: Quản lý là một hệ thống pháthuy tác dụng có tính chất độc lập không thể thay thế [17] Mary ParKerFollett (1868 - 1933) nổi tiếng với thuyết hành vi trong quản lý cho rằng quản

lý là: Quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của cácthành viên trong tổ chức, và sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có của tổ chức

để đạt được mục đích của tổ chức.[17]

Từ quan điểm khác nhau nêu trên, có thể hiểu khái quát về quản lý nhưsau: Quản lý là sự tác động, chỉ huy điều khiển hướng dẫn các quá trình xãhội và hành vi hoạt động của con người, nhằm đạt được mục đích đề ra Sựtác động của quản lý bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn tự giác, phấnkhởi đem hết năng lực, trí tuệ của mình tạo nên lợi ích cho bản thân, cho tổchức và cả xã hội Khái niệm quản lý bao hàm những khía cạnh sau:

- Đối tượng tác động của quản lý là một hệ thống xã hội hoàn chỉnhnhư một cơ thể sống gồm nhiều yếu tố liên kết hữu cơ theo một quy luật nhấtđịnh, tồn tại trong không gian, thời gian cụ thể

- Hệ thống quản lý gồm hai phân hệ: Chủ thể quản lý và khách thể quản

lý, giữa chúng có sự tác động tương hỗ, biện chứng với nhau

- Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xácđịnh Tác động quản lý thường mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều phươngpháp khác nhau

- Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp quyluật khách quan Đó là các hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạo bằng nhữngquyết định đúng quy luật và có hiệu quả, nhưng cũng phải tuân theo nhữngnguyên tắc nhất định, hướng đến mục tiêu

- Quản lý xét đến cùng, bao giờ cũng là quản lý con người Mục tiêucuối cùng của quản lý là chất lượng sản phẩm vì lợi ích phục vụ con người

Trang 20

Người quản lý tựu chung lại là nghiên cứu khoa học, nghệ thuật giải quyết cácmối quan hệ giữa con người với nhau vô cùng phức tạp, không chỉ giữa chủthể và khách thể trong hệ thống mà còn là mối quan hệ tương tác với các hệthống khác

Như vậy quản lý thể hiện rõ bản chất khoa học ở chỗ: Hoạt động nàyluôn có tính tổ chức, dựa trên những quy luật, nguyên tắc và phương pháphoạt động nhất định Đồng thời hoạt động quản lý cũng chứa đựng sự sángtạo, mềm dẻo, linh hoạt trong việc xử lí tình huống với các điều kiện, hoàncảnh cụ thể, để đạt được mục tiêu đề ra Điều này cho thấy quản lý cũng cótính nghệ thuật, đòi hỏi người quản lý phải không ngừng học tập, trau dồi,tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện các kĩ năng cần thiết

b) Chức năng của quản lý

Chức năng của quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ địnhcủa chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý Đó là tập hợp những nhiệm vụkhác nhau mà chủ thể quản lý phải tiến hành trong quá trình quản lý Có thểhiểu chức năng quản lý là một nội dung cơ bản trong quá trình quản lý, lànhiệm vụ trọng tâm của người quản lý Nói tới các chức năng chủ yếu củaquản lý, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau nhưng nhìn chung đa số cáctác giả đều thống nhất ở bốn chức năng sau:

Kế hoạch hoá: Đây là chức năng cơ bản trong các chức năng quản lý.

Kế hoạch hoá bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động vàquyết định cách thức, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định củamột hệ thống quản lý để đạt được mục tiêu Kế hoạch hoá giúp nhà quản lý cócái nhìn tổng thể, toàn diện, từ đó thấy được hoạt động tương tác giữa các bộphận Việc lập kế hoạch cho phép lựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệmnguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động cho toàn bộ tổ chức và có khả năng ứng

phó với sự thay đổi [20]

Trang 21

Tổ chức: Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa

các thành viên, giữa các bộ phận trong một cơ quan nhằm làm cho họ thựchiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của cơ quan đó.Nhờ chức năng tổ chức mà hệ thống quản lý trở nên có hiệu quả, cho phépcác cá nhân góp phần tốt nhất vào mục tiêu chung Tổ chức được coi là điều

kiện của quản lý, đúng như V.I Lê-nin đã khẳng định: “Chúng ta phải hiểu rằng, muốn quản lý tốt…còn phải biết tổ chức về mặt thực tiễn nữa” [20]

Chỉ đạo: Chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng của chủ thể quản lý

đến hành vi và thái độ của những người khác nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra.Chỉ đạo thể hiện quá trình ảnh hưởng qua lại giữa chủ thể quản lý và mọithành viên trong tổ chức nhằm góp phần thực hiện hoá các mục tiêu đã đặt ra.Chức năng chỉ đạo, xét cho cùng là sự tác động lên con người, khơi dậy độnglực của nhân tố con người trong hệ thống quản lý, thể hiện mối quan hệ giữacon người với con người và quá trình giải quyết những mối quan hệ đó để họ

tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu.[20]

Kiểm tra: Đây là chức năng quan trọng xuyên suốt quá trình quản lý Mục

đích của kiểm tra nhằm bảo đảm các kế hoạch thành công, phát hiện kịp thờinhững sai lệch, tìm nguyên nhân và biện pháp điều chỉnh các sai lệch nhằm làmcho toàn bộ hệ thống đạt mục tiêu đã định Kiểm tra là một quá trình bao gồm cácbước: xây dựng các tiêu Chuẩn; đo lường việc thực hiện; đánh giá các tiêu Chuẩn

so với các kế hoạch Kiểm tra là “tai mắt” của quản lý, là việc làm bình thường,không được cản trở đối tượng thực hiện mục tiêu.[20]

Tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin Thông tin đầy

đủ, kịp thời, chính xác là một căn cứ để hoạch định kế hoạch Thông tin cũngcần cho các bộ phận trong cơ cấu tổ chức, nó tạo nên mối quan hệ giữa các bộphận trong tổ chức Nó giúp truyền tải mệnh lệnh chỉ đạo và phản hồi haichiều trong một tổ chức, giúp người quản lý thực hiện các chức năng củamình nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức

Trang 22

Sơ đồ 1.1 Chu trình quản lý [20]

1.2.2 Quản lý giáo dục

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì: Quản lý giáo dục thực chất làtác động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học,giáo dục thể chất theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệtđược những tính chất trường THPT xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đótiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới.[27]

Trong thực tế cho thấy, quản lý giáo dục gồm các lĩnh vực:

Quản lý chính sách (hoạch định chính sách, lập kế hoạch, thực hiệnchính sách và phân bổ nguồn lực)

Quản lý hành chính (sử dụng nguồn lực con người, tài chính)

Quản lý sư phạm (sử dụng GV, tổ chức quá trình dạy học )

Quản lý giáo dục theo cách tiếp cận khách thể đối tượng quản lý giáodục thì hoạt động quản lý giáo dục hướng vào quản lý nhà trường, GV, cơ sởvật chất, học sinh, tài chính, quá trình sư phạm

Để đảm bảo cho hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia, mỗi cơ sở giáodục được vận hành trơn chu, tối ưu, duy trì ổn định và phát triển thì không thểkhông nói đến vai trò của quản lý giáo dục

Có thể nói, sản phẩm của giáo dục là con người nên hoạt động quản lýgiáo dục mang tính nhân văn sâu sắc, hướng vào con người, nó thu hút sựquan tâm của mọi người và không được máy móc, dập khuôn Quản lý giáo

Lãnh đạo/Chỉ đạo Lập kế hoạch

Thông tin

Trang 23

dục gắn liền với việc quản lý con người, đặc biệt là lao động sư phạm củangười GV mang tính liên tục, không tách bạch về thời gian Vì vậy trong côngtác Quản lý giáo dục cần tạo điều kiện về tinh thần và vật chất, nâng cao tiềmlực, để họ toàn tâm toàn ý cống hiến cho giáo dục.

Từ những khái niệm trên, ta có thể thấy rằng Quản lý giáo dục là sự tácđộng có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạtđộng sư phạm của hệ thống giáo dục đạt kết quả tốt, phù hợp với xã hội

1.2.3 Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là một trong những vấn đề cơ bản nhất của Quản lýgiáo dục, vì nhà trường là cơ sở giáo dục, là hạt nhân của hệ thống giáo dụcquốc dân, nơi tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục Khi nghiên cứu về nộidung khái niệm quản lý giáo dục, khái niệm trường học được hiểu là tổ chức

cơ sở mang tính Nhà nước - xã hội trực tiếp làm công tác giáo dục - đào tạothế hệ trẻ cho tương lai của đất nước

Quản lý nhà trường là một bộ phận của quản lý giáo dục, nhà trườngchính là nơi tiến hành giáo dục - đào tạo có nhiệm vụ trang bị kiến thức chongười học.[9]

Nhà trường được tổ chức và hoạt động với chức năng truyền thụ và lĩnhhội tri thức nhân loại để nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển cá nhân, pháttriển cộng đồng và xã hội Nhà trường được hình thành và hoạt động dưới sựđiều chỉnh với các quy định của các chế định xã hội, có tính chất và nguyên lýhoạt động, có mục đích hoạt động rõ ràng và nhiệm vụ cụ thể, có nội dung vàchương trình giáo dục được chọn lọc một cách khoa học, có tổ chức bộ máyquản lý và đội ngũ được đào tạo, có phương thức và phương pháp giáo dụcluôn luôn đổi mới được cung ứng các nguồn lực vật chất cần thiết; có kếhoạch hoạt động và được hoạt động trong một môi trường (tự nhiên và xã hội)nhất định, có sự đầu tư của người học, cộng đồng, nhà nước và xã hội.[9]

Trang 24

Quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp

và tổ chức các hoạt động của GV, học sinh và các lực lượng giáo dục kháccũng như huy động tối ưu các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáodục và đạo tạo trong nhà trường.[9]

Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo thì Nhà trường là tổ chức giáo dục cơ sởcủa hệ thống giáo dục, tồn tại bởi sự gắn kết giữa các nhóm nhân tố sau: [1]

Nhóm nhân tố cơ bản: Mục tiêu đào tạo; Nội dung đào tạo; Phương

pháp đào tạo

Nhóm nhân tố động lực: Lực lượng đào tạo (thầy); Đối tượng đào tạo(trò)

Nhóm nhân tố gắn kết: Hình thức tổ chức đào tạo; Điều kiện đào tạo

Môi trường đào tạo; Bộ máy đào tạo; Quy chế đào tạo

Có thể bố trí 10 nhân tố trên trong một hình sao mà nút bấm quản lý ởtrung tâm ngôi sao Quản lý nhà trường là sự liên kết 10 nhân tố trên làm chochúng vận hành đồng bộ, tạo ra sự phát triển toàn vẹn của quá trình đào tạo,trong đó, người Hiệu trưởng của nhà trường mới là người dùng nút bấm mộtcách hợp lý, sáng tạo nhất, có nghệ thuật nhất

- Mục tiêu đào tạo (M)

- Nội dung đào tạo (N)

- Phương pháp đào tạo (P)

- Lượng lực đào tạo (T)

- Đối tượng đào tạo (Tr)

- Điều kiện, nguồn lực đào tạo (Đ)

Quản lý giáo dục (QL) mà hạt nhân hệ thống giáo dục quốc dân là nhà trường

Trang 25

Sơ đồ 1.2 Sự gắn kết giữa các nhóm nhân tố [1]

Chính vì vậy cần có một chuyển biến quan trọng trong nhận thức vềquản lý, đó là quản lý là hoạt động lôi cuốn tất cả các thành viên trong nhàtrường cùng tham gia, từ cán bộ GV, nhân viên, học sinh… Quản lý nhàtrường còn được hiểu như là quá trình lôi cuốn tất cả mọi người vào hoạtđộng của nhà trường, là công việc chung của toàn bộ các thành viên trong nhàtrường chứ không của riêng đội ngũ CBQL

Quản lý nhà trường trong nền kinh tế mới đòi hỏi người quản lý phải

có văn hoá quản lý mới bởi hiện nay nhà trường đào tạo ra những con

người mới, nguồn nhân lực mới, thế hệ quản lý mới cho nền kinh tế mới:Kinh tế tri thức

1.2.4 Đội ngũ giáo viên

Theo từ điển tiếng Việt thì: “Đội ngũ là một tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc một nghề nghiệp, thành một lực lượng” [34;

tr.34]

Như vậy, đội ngũ có thể hiểu: là khối đông người được tập hợp và tổchức thành lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể có cùngnghề nghiệp hoặc không cùng nghề nghiệp nhưng có lý tưởng, có mục đíchchung hoạt động trong một tổ chức

QL

M

Tr

P Đ

N

Th hh hh

Trang 26

ĐNGV là tập hợp những GV thành một lực lượng có tổ chức, có chungmột lí tưởng, một mục đích, nhiệm vụ đó là thực hiện mục tiêu đã đề ra cholực lượng, tổ chức mình Họ cùng làm theo một kế hoạch thống nhất và gắn

bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quyđịnh của pháp luật, nội quy, quy định của đơn vị, của ngành ĐNGV là lựclượng quyết định nhất đối chất lượng giáo dục và đào tạo của mỗi nhà trường

[35] Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục”.[24] Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã khẳng

định: GV là khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục vàphải biết chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, Chuẩn hóa ĐNGV cũng như đội ngũquản lý giáo dục

1.2.5 Chuẩn, tiêu Chuẩn, tiêu chí

· Chuẩn là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó

· Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng,nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt đượccủa tiêu chí

1.2.6 Đánh giá

Đánh giá bao gồm cả việc thu thập, phân tích, giải thích và sử dụng cácthông tin về con người nói chung Trong hoạt động đánh giá, thông tin đượcthu thập, xử lý, phân loại - hay nói cách khác là thu thập các "bằng chứng"

Trang 27

một yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu Không có bằng chứng việc đánh giáchỉ là những ý kiến cá nhân chưa đủ căn cứ để có thể đưa ra những kết luận

về một vấn đề gì Hơn nữa công tác đánh giá liên quan tới việc đưa ra nhậnxét về những vấn đề quan trọng như giá trị, chất lượng, hiệu quả của hoạtđộng của GV trong mối tương quan tới số đông học sinh và các đồngnghiệp khác.[16]

L.A.Braskamp coi đánh giá như một hoạt động “ngồi bên nhau” Đánhgiá là hình ảnh "các đồng nghiệp ngồi bên nhau, hỗ trợ nhau bằng cách đưa ranhững nhận xét xây dựng, thiện chí, những gợi ý cho sự tiến bộ, sự cùng quantâm tới lơi ích của tập trung và gìn giữ những giá trị của trường học.[23]

1.2.7 Đánh giá hoạt động của giáo viên

Với cách hiểu đánh giá là “ngồi bên nhau” nhiều nhà nghiên cứu vềcông tác đánh giá GV đã nhấn mạnh sự đan xen của nhiều yếu tố trong quátrình này L.A.Braskamp và J.C.Orey đã mô tả việc đánh giá như sau:

Nếu một trường học vừa mong muốn thúc đẩy sự phát triển của GV,vừa mong đáp ứng các mục tiêu phát triển của nhà trường thì việc đánh giá

GV phải đáp ứng được mục tiêu kép này Khái niệm đánh giá như một hoạtđộng "ngồi bên nhau" nhấn mạnh đến tính nhân văn và tính xã hội của hoạtđộng đánh giá Việc đánh giá theo sơ đồ trên bao gồm 3 hoạt động đan xennhau: Hình thành kết quả mong đợi hay xây dựng Chuẩn cho công tác đánhgiá; thu nhập bằng chứng; sử dụng bằng chứng "ngồi bên nhau" diễn ra trongtất cả các giai đoạn của quá trình đánh giá

Chức trách của GV là rất phức tạp và đa dạng Việc đánh giá GV dovậy phải phù hợp với sự phức tạp và đa dạng đó Để đánh giá GV một cáchchân thực và hướng họ vào sự phấn đấu hoàn thiện nhất thiết phải xây dựngChuẩn cho việc đánh giá Đây là một việc làm phức tạp bao gồm xác địnhcác loại hình công việc thuộc chức trách của GV và xây dựng kết quả mongđợi từ các loại hình công việc ấy Vì vậy trước hết phải mô tả đầy đủ công

Trang 28

việc của GV, xác định tầm quan trọng của từng loại hình công việc cầnđược đánh giá và người đánh giá chúng Hơn nữa khi xác định các hoạtđộng và kết quả mong đợi từ các hoạt động này phải tính đến lợi ích của cánhân GV và của tập thể.

1.3 Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.1 Trường trung học phổ thông

a) Vị trí trường trung học phổ thông

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển nănglực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người ViệtNam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, giúp họcsinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục, hoàn thiện học vấn phổthông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điềukiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đạihọc, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham giaxây dựng và bảo vệ tổ quốc

Trong Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông cónhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28

tháng 3 năm 2011 xác định rõ: “Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng” (Điều 2) [5; tr.1]

b).Nhiệm vụ và quyền hạn trường trung học: Theo (Điều 3):[5; tr.2]

1 Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác củaChương trình giáo dục phổ thông

2 Quản lý GV, cán bộ, nhân viên; theo quy định của pháp luật

3 Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường,quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

4 Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trọng phạp vi được phân công

Trang 29

5 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn nhân lực cho hoạt động giáodục Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt độnggiáo dục.

6 Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quyđịnh của Nhà nước

7 Tổ chức cho GV, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội

8 Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục

9 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

- Những quy định về tổ chức bộ máy và nhiệm vụ của mỗi đơn vị trong

trường trung học (Điều 15,16,17,20,21,22,23) [5]

- Những quy định về các hoạt động giáo dục và công tác quản lý các

hoạt động trong trường học (Điều 24,25,26) [5]

- Những quy định về nhiệm vụ của các thành viên trong trường trung

học (Điều 18,19,30,31,32,33,34,35,36) [5]

Việc bổ nhiệm ban giám hiệu nhà trường thì tuỳ theo việc phân cấp

trường loại 1,2,3 mà cấp trên bổ nhiệm CBQL (Điều 18).[5]

c) Vai trò của trường trung học phổ thông

Trung học phổ thông là cấp học nối tiếp cấp THCS của hệ thống giáodục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông Trường THPT có vai tròhết sức quan trọng trong việc trang bị kiến thức tương đối toàn diện ở cấpTHPT giúp các em có cơ sở vững chắc để tiếp tục học đại học, cao đẳng, họcnghề hoặc đi vào cuộc sống lao động

Đặc điểm về bậc học, độ tuổi, gia đình, việc làm đã phân hóa nguyệnvọng của học sinh THPT theo 2 hướng chính:

Một là: Đa số học sinh có nguyện vọng tiếp tục học cao hơn vào các

trường Đại học, Cao đẳng

Hai là: Tham gia vào thị trường lao động để kiếm sống sau đó có điều

kiện sẽ học lên

Trang 30

Vì vậy, trường THPT là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực cho sự pháttriển, áp dụng các phương pháp, các biện pháp quản lý để thực hiện kếhoach giáo dục, nhiệm vụ năm học và xa hơn là thực hiện mục tiêu giáodục lâu dài của nhà trường.

Để đạt được những nhiệm vụ trên, thì nhân tố có tính chất quyết định

và cũng là động lực của sự phát triển giáo dục chính là nhân tố con người, làđội ngũ các thầy, cô giáo mà trong đó có đội ngũ các thầy cô THPT

1.3.2 Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

a) Chức trách của giáo viên bậc trung học phổ thông

Trong suốt lịch sử phát triển của giáo dục ở Việt Nam, GV luôn đượctồn vinh là kỹ sư tâm hồn, là người có vai trò quyết định tới chất lượng củagiáo dục và đào tạo và thực tế họ đã có những đóng góp quan trọng vào mụctiêu đào tạo nguồn nhân lực cho tổ quốc vào những gia đoạn khác nhau củalịch sử nước nhà

Tuy nhiên chức trách, vai trò của GV các trường THPT cũng thay đổitrong tiến trình lịch sử đó Tất cả những yếu tố liên quan đến sự thay đổi thíchứng này, cần được tính đến khi xác định các loại hình công việc thuộc chứctrách của GV Quan điểm về cách xác định đầy đủ và chính xác công việc của

GV được cấu thành từ 4 yếu tố chính

- Giảng dạy và chủ nhiệm;

xác định “bản chất của việc giảng dạy là sáng tạo ra những tình huống mà ở

Trang 31

đó sự học diễn ra một cách phù hợp, công việc mà GV cần làm là sắp xếp các tình huống để có thể tiến hành giảng dạy một cách có hiệu quả”[26] để làm

được điều đó GV cấp THPT cần có được những phẩm chất sau đây

- Kỹ năng xây dựng kế hoạch giảng dạy;

- Kỹ năng tổ chức và tiến hành dạy học trên lớp;

- Kỹ năng tổ chức, quản lý, tư vấn giúp đỡ học sinh ngoài giờ học;

- Kỹ năng giao tiếp;

- Kỹ năng lập hồ sơ giảng dạy, hồ sơ học sinh, học liệu;

- Kỹ năng đánh giá (bản thân - đồng nghiệp - học sinh - chương trình);

- Kỹ năng sử dụng công nghệ dạy học và nghiên cứu;

- Kỹ năng thích ứng với những thay đổi trong giáo dục và xã hội

Trong nhóm kỹ năng nêu trên, một trong những kỹ năng mang tính đặcthù của ngành sư phạm là vấn đề dạy kiến thức Cần phải nhìn nhận việc tổchức dạy học dưới nhiều góc độ

* Lên lớp:

Thực hiện giảng dạy cho học sinh trong các hình thức tổ chức dạy họckhác nhau (Trong lớp, phòng thí nghiệm, thực hành ngoài trời ) tạo khôngkhí học tập thoải mái, tôn trọng cá nhân và sự khác biệt của tập thể lớp học,đảm bảo tốt chất lượng giờ dạy

* Tư vấn, giám sát, hướng dẫn, cố vấn cho học sinh:

- Giám sát các hoạt động học sinh tại lớp học, phòng thí nghiệm,thực tập, dã ngoại ;

- Tư vấn cho học sinh về các vấn đề học tập, thi cử ;

- Tư vấn cho học sinh về nghề nghiệp (hướng nghiệp), học thuật

* Công tác chủ nhiệm:

- Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt có biện pháp tổchức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự việc tiến bộ của cả lớp;

Trang 32

- Cộng tác chặt chẽ với phụ huynh học sinh; chủ động phối hợp với các

GV bộ môn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiềnphong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảngdạy và giáo dục học sinh;

- Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối học kỳ và cuối năm học;

đề nghị khen thưởng và lỷ luật học sinh; đề xuất danh sách học sinh được lênlớp thẳng, phải thi lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong hè, phải ở lạilớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;

- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất (nếu có tình hình đặc biệt) về tìnhhình của lớp với Hiệu trưởng

* Hoạt động nghiên cứu:

Hoạt động nghiên cứu trong chức trách của GV bào gồm tất cả các hoạtđộng phát hiện hoặc tích hợp các kiến thức có thể đóng góp cho kho tàng kiếnthức của nhân loại, hoặc cho chính bản thân GV, giúp học có được nhữnghiểu biết rộng hơn, sâu hơn về bộ môn đang giảng dạy / về công tác quản lýlớp chủ nhiệm, hoặc tạo ra những kiến thức tổng hợp, liên môn kích thích nhucầu nghiên cứu sâu hơn về những vấn đề liên quan Hoạt động nghiên cứu cóthể được cụ thể hoá như sau:

- Thực hiện đề tài về chuyên môn nghiệp vụ (chủ trì, tham gia);

- Viết sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy;

- Báo cáo tại các hội nghị khoa học cấp trường cấp cụm cấp sở hoặc caohơn;

- Viết bài cho các báo hoặc các chuyên san khoa học

* Dịch vụ chuyên môn phục vụ cộng đồng:

Ngoài hai hoạt động giảng dạy và nghiên cứu các nhà quản lý giáo dụccấp THPT thấy cần phải đưa vào phạm vi chức trách của GV một loại hìnhcông việc nữa Nếu xem giảng dạy - nghiên cứu - phục vụ cộng đồng là tráchnhiệm của một trường THPT, thì 3 nhiệm vụ này cũng là nhiệm vụ của từng

Trang 33

GV Trong điều kiện hiện nay, ngoài trường THPT của mình, GV với trình độchuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm của bản thân có thể tham gia vào nhiềuhoạt động hữu ích khác ở các trường THPT khác, thuộc các khu vực kinh tế -

xã hội khác Những hoạt động này cũng cần được xem xét và đánh giá trongthành tích hoạt động chung của GV Hoạt động phục vụ cộng đồng có thểđược cụ thể hoá như sau:

- Tư vấn cho các tổ chức công lập, dân lập về chuyên môn, nghiệp vụ;

- Hợp tác với các loại hình trường THPT, các tổ chức kinh tế - xã hộithực hiện các hoạt động chuyên môn;

- Thực hiện các dịch vụ chuyên môn khác nhằm phục vụ cho lợi íchcộng đồng

* Trách nhiệm công dân:

Ngoài các hoạt động chuyên môn và nghiệp vụ mà theo đó GV đượcnhận phần lương, thù lao, thưởng tương xứng (thông qua giảng dạy, nghiêncứu và dịch vụ), GV cần tham gia các hoạt động xã hội công ích và thực hiệnnghĩa vụ công dân Các hoạt động này có thể được cụ thể hoá bằng ba vấn

đề cơ bản: Là công dân tốt - công chức tốt - nhà giáo tốt với những biểuhiện cụ thể sau:

- Bản thân và gia đình chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước;

- Có lối sống trong sáng lành mạnh mô phạm trong các môi trường;

- Tham gia các hoạt động xã hội nếu có điều kiện và khả năng;

- Tham gia và làm tốt xã hội hóa công tác giáo dục;

- Yêu nghề nghiệp

Trên đây chúng ta đã liệt kê các loại hình công việc thuộc chức trách

GV và đó cũng là trọng tâm của sự đánh giá cũng như đánh giá từ bên ngoài.Đương nhiên việc đánh giá mức độ hoàn thành các loại hình công việc đótuỳ thuộc vào từng trường, vào năng lực cùng vị trí của từng GV và chứctrách được phân công

Trang 34

Luật Giáo dục 2005 khẳng định: “Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp” [30;

tr.8]

Điều 30 - Chương IV của Điều lệ trường trung học ghi: “GV trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường gồm: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, GV bộ môn, GV phụ trách đoàn đội, GV làm công tác tư vấn cho học sinh Vì thế, ta có thể hiểu ĐNGV THPT là tập hợp những GV thành một lực lượng có tổ chức, chung lý tưởng, mục đích, nhiệm

vụ, đó là: thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra cho lực lượng của tổ chức mình.

Họ làm theo một kế hoạch thống nhất và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật”.[5; tr.7]

b) Chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

ĐNGV THPT là những người có trình độ đại học hoặc sau đại học vềchuyên môn giảng dạy và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

+ Tiêu Chuẩn GV THPT

- Phẩm chất đạo đức trong sáng;

- Đạt trình độ Chuẩn về đào tạo chuyên môn;

- Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;

- Lý lịch bản thân rõ ràng

+ Chức năng, nhiệm vụ:

- Giáo dục, giảng dạy theo đúng chương trình, kế hoạch, soạn bài,Chuẩn bị thí nghiệm, kiểm tra đánh giá quản lý học sinh trong các hoạt độnggiáo dục, tham gia các hoạt động giáo dục, các hoạt động bộ môn;

- Rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng caochất lượng và hiệu quả giáo dục;

- Thực hiện nghĩa vụ công dân, pháp luật của nhà nước và điều lệ nhà trường;

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo;

- Phối hợp với các đoàn thể, tổ chức xã hội trong các hoạt động giáo dục

Trang 35

c) Vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

ĐNGV là nhân tố quan trọng quyết định sự nghiệp GD&ĐT

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn đánh giá cao công lao của cácthầy giáo, cô giáo, của nhà trường đối với việc đào tạo thế hệ trẻ

ĐNGV THPT có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng Họ là những ngườitrực tiếp giảng dạy và giáo dục học sinh ở trường THPT, trang bị kiến thứctoàn diện, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh

Từ sự phân tích trên, ta thấy rõ: ĐNGV có nhiệm vụ, vai trò rất quantrọng trong sự nghiệp phát triển GD&ĐT của mỗi quốc gia Vì vậy cần phảiđổi mới công tác quản lý ĐNGV để nâng cao chất lượng giáo dục

1.3.3 Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng

Điều18 - Điều lệ trường trung học: Mỗi trường trung học có Hiệutrưởng và một số Phó Hiệu trưởng Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 năm,thời gian đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ ở mộttrường trung học [5]

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng

Điều19 -Điều lệ trường trung học:

1 Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường

b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tạikhoản 3 Điều 20 của Điều lệ này

c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thựchiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trướcHội đồng trường và các cấp có thẩm quyền

d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấntrong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hộiđồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định

Trang 36

e) Quản lý GV, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác,kiểm tra, đánh giá xếp loại GV, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉluật đối với GV, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng GV, nhân viên; ký hợpđồng lao động; tiếp nhận, điều động GV, nhân viên theo quy định của Nhànước.

f) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức;xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhậnhoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổthông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh

g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường

h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với GV, nhânviên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhàtrường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường

i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động củangành; thực hiện công khai đối với nhà trường

k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng

a) Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ đượcHiệu trưởng phân công

b) Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phầnviệc được giao

c) Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi đượcHiệu trưởng uỷ quyền

d) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

Trang 37

1.4 Nội dung của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV THPT được ban hành theo Thông tư

số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo (gọi tắt là Chuẩn nghề nghiệp) bao gồm 6 tiêu Chuẩn với 25tiêu chí nhằm đánh giá năng lực nghề nghiệp của GV trên cơ sở các hoạt động

cơ bản của nghề dạy học: [3]

- Tiêu Chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (5 tiêu chí)

- Tiêu Chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng, môi trường giáo dục (2 tiêu chí)

- Tiêu Chuẩn 3: Năng lực dạy học (8 tiêu chí)

- Tiêu Chuẩn 4: Năng lực giáo dục (6 tiêu chí)

- Tiêu Chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị - xã hội (2 tiêu chí)

- Tiêu Chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp (2 tiêu chí)

Chuẩn nghề nghiệp GV trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đốivới GV trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lựcchuyên môn nghiệp vụ

1.4.1 Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Tiêu chí 1 Phẩm chất chính trị

Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị -

xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân

Tiêu chí 2 Đạo đức nghề nghiệp

Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ,quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần tráchnhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lànhmạnh, là tấm gương tốt cho học sinh

Tiêu chí 3 Ứng xử với học sinh

Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinhkhắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt

Trang 38

Tiêu chí 4 Ứng xử với đồng nghiệp

Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thểtốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục

Tiêu chí 5 Lối sống, tác phong

Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môitrường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học

1.4.2 Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

Tiêu chí 6 Tìm hiểu đối tượng giáo dục

Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu vàđặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục

Tiêu chí 7 Tìm hiểu môi trường giáo dục

Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trongnhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sửdụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục

1.4.3 Năng lực dạy học

Tiêu chí 8 Xây dựng kế hoạch dạy học

Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy họcvới giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợpvới đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợphoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhậnthức của học sinh

Tiêu chí 9 Đảm bảo kiến thức môn học

Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có

hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiệnđại, thực tiễn

Tiêu chí 10 Đảm bảo chương trình môn học

Thực hiện nội dung dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu

về thái độ được quy định trong chương trình môn học

Trang 39

Tiêu chí 11 Vận dụng các phương pháp dạy học

Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tíchcực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tưduy của học sinh

Tiêu chí 12 Sử dụng các phương tiện dạy học

Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học

Tiêu chí 13 Xây dựng môi trường học tập

Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác,thuận lợi, an toàn và lành mạnh

Tiêu chí 14 Quản lý hồ sơ dạy học

Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định

Tiêu chí 15 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chínhxác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tựđánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạtđộng dạy và học

1.4.4 Năng lực giáo dục

Tiêu chí 16 Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục

Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu,nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểmhọc sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợptác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

Tiêu chí 17 Giáo dục qua môn học

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việcgiảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạtđộng chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng

Tiêu chí 18 Giáo dục qua các hoạt động giáo dục

Trang 40

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch

đã xây dựng

Tiêu chí 19 Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như:lao động công ích, hoạt động xã hội theo kế hoạch đã xây dựng

Tiêu chí 20 Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục

Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục họcsinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáodục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra

Tiêu chí 21 Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh

Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chínhxác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lêncủa học sinh

1.4.5 Năng lực hoạt động chính trị, xã hội

Tiêu chí 22 Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng

Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập,rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lựctrong cộng đồng phát triển nhà trường

Tiêu chí 23 Tham gia hoạt động chính trị, xã hội

Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trườngnhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập

1.4.6 Năng lực phát triển nghề nghiệp

Tiêu chí 24 Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện

Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức,chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học vàgiáo dục

Tiêu chí 25 Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục

Ngày đăng: 24/04/2016, 17:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (1997), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục, trường Cán bộ quản lý Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
2. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tổ chức và quản lý, một số vấn đề lí luận và thực tiễn
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1999
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV trung học (ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV trung học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2009
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2011
7. Nguyễn Hữu Châu (2008), Chất lượng giáo dục. Những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng giáo dục. Những vấn đề lí luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
8. Nguyễn Phúc Châu (2004), Quản lý hoạt động dạy học, Tập bài giảng học phần quản lý nhà trường cho các lớp cao học quản lý giáo dục, trường Cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hoạt động dạy học
Tác giả: Nguyễn Phúc Châu
Năm: 2004
9. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà trường
Tác giả: Nguyễn Phúc Châu
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2010
10. Nguyễn Văn Chiểu (2012), Biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp cho ĐNGV trường THPT Thịnh Long, tỉnh Nam Định, Luận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp cho ĐNGV trường THPT Thịnh Long, tỉnh Nam Định
Tác giả: Nguyễn Văn Chiểu
Năm: 2012
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29 - TW về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 29 - TW về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2013
13. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học
Tác giả: Đỗ Ngọc Đạt
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 1997
14. Phạm Thị Hà (2011) Quản lý phát triển ĐNGV các trường THPT Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong bối cảnh hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý phát triển ĐNGV các trường THPT Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong bối cảnh hiện nay
15. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1986
16. Đỗ Thị Thuý Hằng (2012), Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục
Tác giả: Đỗ Thị Thuý Hằng
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2012
18. Bùi Văn Huệ (2011), Đào tạo, bồi dưỡng GV đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông, Tạp chí giáo dục số 12/2001, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí giáo dục số 12/2001
Tác giả: Bùi Văn Huệ
Năm: 2011
19. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý nhà trường phổ thông
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Năm: 2002
20. Trần Kiểm (2006), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lí luận và thực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
21. Trần Kiểm (2010), Khoa học tổ chức và quản lý trong giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tổ chức và quản lý trong giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2010
22. Nguyễn Văn Lê, Đỗ Hữu Tài (1997), Chuyên đề quản lý trường học, tập 1, 2, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề quản lý trường học, tập 1, 2
Tác giả: Nguyễn Văn Lê, Đỗ Hữu Tài
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
23. M.I. Kônđacốp (1984), Cơ sở lí luận của khoa học quản lý giáo dục, trường Cán bộ quản lý giáo dục trung ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lí luận của khoa học quản lý giáo dục
Tác giả: M.I. Kônđacốp
Năm: 1984

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w