Các tìm kiếm liên quan đến hệ nội tiếthệ nội tiết ở ngườihệ nội tiết là gìhệ nội tiết lan tỏahóa chất hệ nội tiếtrượu vang hệ nội tiếtchức năng của hệ nội tiếthệ thần kinh và hệ nội tiếtbài giảng mô phôi hệ nội tiết
Trang 1Hệ nội tiết
Endocrine system
Lê Thị Thúy Hằng
Trang 3Hệ nội tiết
• Động vật gồm:
• Ngoài ra còn có những tế bào riêng lẻ hoặc hợp thành
đám nhỏ rải rác,nằm xen kẽ với tế bào biểu mô hoặc
mô đệm liên kết,gọi là hệ nội tiết lan tỏa
– VD: TB ưa crôm và ưa bạc ở biểu mô ruột, tế bào S ở không tràng
Trang 4Vị trí hệ thống nội tiết trong cơ thể người
Trang 5Đặc điểm của tuyến nội tiết
• Không có ống bài xuất
• Tiếp xúc với một lưới mao mạch rất phong phú
• Sản phẩm chế tiết được gọi là hormon (kích thích tố)
được hấp thu trực tiếp vào máu và vận chuyển đến một nơi khác: gây tác động điều hòa sinh trưởng và hoạt động
Trang 6CHỨC NĂNG CỦA HỆ NỘI TIẾT
Hoạt động cơ thể được điều hòa bởi hệ thần kinh và hệ nội tiết
• Hệ thống nội tiết có chức năng :
– Duy trì các hằng số sinh hoá nội môi, đảm bảo cân bằng các hoạt động chuyển hóa trong tế bào và toàn bộ cơ thể
– Kịp thời điều chỉnh khi cơ thể lâm vào tình trạng khẩn cấp như chấn thương, nhiễm trùng, nhiễm độc, đói ăn, stress
– Tác động lên quá trình tăng trưởng theo đúng các giai đoạn phát triển cơ thể của vòng đời
– Đảm bảo hoạt động sinh lý, thần kinh, tinh thần và sự sinh sản cho cơ thể
Trang 7Hệ nội tiết khác với hệ ngoại tiết
• Hệ nội tiết:
– là hệ thống các tuyến không ống dẫn, hormone của tuyến nội tiết được tiết trực tiếp vào máu Hormone theo máu chuyển đến và tác động tại những tuyến nội tiết khác hoặc cơ quan khác trong cơ thể
• Hệ ngoại tiết
– là những tuyến tiết chất hoá học theo ống dẫn ra ngoài cơ thể hoặc
đổ vào ống tiêu hoá như một số tuyến bộ phận tiêu hoá, tuyến lệ, tuyến nước bọt, tuyến sữa …Tuỵ vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết
Trang 8Tuyến giáp trạng
Thyroid
• Vị trí: phía trước thanh quản
• Cấu tạo: gồm hai thùy nối với nhau bằng một eo hẹp
• Kích thước và hình dáng của tuyến thay đổi tùy loài
động vật
Trang 9Cấu tạo
• Đơn vị cấu tạo tuyến giáp trạng là các nang tuyến
(hay túi tuyến) nằm xen kẽ các mạch máu
• Nang tuyến giáp là một khối hình cầu khá lớn; trong
lòng nang chứa chất keo giáp trạng mầu đỏ Thành của nang là biểu mô khối đơn , nhân tế bào hình cầu, nằm chính giưã tế bào
A: arteriole
F: Follicles
(Nang tuyến)
C: TB “C”
Trang 10Cấu tạo tuyến giáp trạng
1 Vỏ xơ
2 Nang tuyến,
3 Chất keo giáp trạng
4 TB nang (BM khối đơn)
5 Mao mạch
Trang 11Chức năng của tuyến giáp trạng
• Đây là loại tuyến nội tiết kiểu túi, tiết Thyroxin
• Tăng cường chuyển hóa trong các tế bào: cơ, TB thần
kinh, TB cơ tim…để tạo ra nhiệt (40% lượng nhiệt sản xuất hàng ngày ở người và gia súc là do tuyến giáp trạng chi phối )
• Có ảnh hưởng lên mức độ chuyển hóa tế bào; làm
tăng cường sự hấp thu chất bột đường từ ruột non và điều khiển sự chuyển hóa lipid
• Kích thích sự tổng hợp protein, duy trì sự trao đổi
chất, giúp cơ thể phát dục, sinh trưởng bình thường
• Đẩy mạnh quá trình biệt hóa ở thú non ( đặc biệt sự phát triển
mô thần kinh trong giai đoạn phôi thai )
• Ngoài ra, tuyến giáp còn tiết ra Thyrocalcitonin ( có tác dụng làm giảm nồng độ Ca++ trong máu bằng cách ngăn sự tái hấp thu Ca từ xương )
Trang 12TUYẾN PHÓ GIÁP TRẠNG
(Parathyroid gland)
• Các loài có vú đều có một đến hai tuyến phó giáp nằm
ở mặt sau tuyến giáp trạng hay kế cận tuyến giáp
• Ở người có 4 tuyến (2 ở trên và 2 ở dưới) đôi khi có 6
tuyến, nhỏ, ϴ (3 – 6mm)
• Chuột nhắt, heo, hải ly chỉ có 2 tuyến
• Thỏ, mèo, chó, ngựa, bò, dê, trâu có 4 tuyến (2 đôi)
Các tuyến này nhỏ, hình cầu, sậm màu, có thể nằm
trong bao liên kết của tuyến giáp hoặc có thể chôn vùi trong tuyến giáp
• Tuyến phó giáp trạng có nguồn gốc từ tuyến giáp
Trang 13Cấu tạo
• Bao ngoài tuyến là một cái vỏ liên kết, vỏ này phân
nhánh vào trong tuyến và mang theo một số tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch
• Nhu mô tuyến được tạo thành bởi một lưới dây tế bào
xen với một lưới mao mạch kiểu xoang
• Ngoài ra, giữa những dây tế bào có khoang dự trữ rất
nhỏ để chứa sản phẩm chế tiết
Trang 14Cấu tạo (tt)
• Dây tế bào tạo bởi 2 loại tế
bào:
– Tế bào căn bản: (tế bào chính hay
tế bào kỵ màu) Tế bào có hình đa
diện nhỏ, nhân tròn, bào tương
sáng vì không bắt màu Đây là
những hạt chế tiết chứa
parathyroid hormon
– Tế bào ưa acid: tế bào đa diện lớn,
nhân nhỏ, bào tương chứa nhiều ty
thể ưa acid, bên trong bào tương
chứa những hạt keo tương tự hạt
keo của tuyến giáp trạng
(Tế bào ưa acid chỉ có ở người, ngựa
và trâu bò, những loài khác không có)
Trang 15Cấu tạo vi thể tuyến phó giáp trạng
1 parathyrocytes
2 - thin streaks of connective tissue
Trang 16Chức năng
• Tế bào căn bản tiết ra parathyroid hormon (P.T.H) là
một dạng polypeptid
• Vai trò của tế bào ưa acid chưa rỏ P.T.H có tác động
lên tế bào của mô xương, làm gia tăng số lượng và
hoạt động của hủy cốt bào (thúc đẩy quá trình tái hấp thu chất
xương và giải phóng calci vào máu dẫn đến hàm lượng calci trong máu tăng lên )
Trang 17Tuyến thượng thận
(Adrenal)
• Tuyến thượng thận là một tuyến phức hợp, hình thành
do sự kết hợp của hai tuyến khác nhau: vỏ và tủy
• Ở loài có vú, tuyến thượng thận là một cơ quan đôi
nằm kế cận hoặc úp lên chóp hai quả thận Đối với
động vật cấp thấp, tủy thượng thận nằm riêng và có
nguồn gốc như những tế bào vùng vỏ chứ không phân biệt ra hai vùng như loài có vú, giữa các vùng trong vỏ thượng thận cũng không phân biệt rõ
Trang 18Cấu tạo
• Tuyến có dạng một khối dẹt, cắt dọc có hình chữ y
nằm ngang
• Bao ngoài tuyến là mô liên kết có chứa nhiều sợi cơ
trơn xen lẫn sợi hay lá tạo keo
• Nhu mô tuyến gồm có hai phần:
– vỏ thượng thận chiếm phần ngoài của tuyến,
– tủy thượng thận chiếm vùng trung tâm
Trang 19Cấu tạo
• Tuyến thượng thận được bọc bởi
một vỏ xơ, nhu mô của tuyến
gồm có 2 vùng :
– Vùng trung tâm là tuyến tuỷ
thượng thận có mầu tím nhạt, có
nhiều hốc sáng lớn đó chính là
các mao mạch hay tĩnh mạch
– Vùng ngoại vi
Trang 20Vùng ngoại vi
Khá dầy, gọi là tuyến vỏ thượng thận,
được chia làm 3 lớp: lớp cung
+ Lớp bó (F) dày , gồm các tế bào xếp
song song, xen kẽ với các mao mạch
Trang 21Sự khác nhau giữa vùng lưới (R) và vùng tủy (M)
Trang 22Chức năng
• Chế tiết những kích thích tố gọi là corticoid Sự chế
tiết được điều khiển bởi ACTH của tuyến yên Gồm có
3 loại corticoid
– Mineralcorticoid (aldosterone ): chủ yếu do vùng cầu tiết ra, giữ vai trò quan trọng trong việc tái hấp thu Na, Cl và nước cũng như bài tiết K, P và Ca ở vị quản thận Ngoài ra, nó cũng tác động lên tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt và bề mặt của tế bào
– Glucocorticoid : chủ yếu do vùng dậu tiết ra, thường ở dưới hai dạng cortisol và corticosterone Chất này ảnh hưởng đến sự biến dưỡng carbohydrat, protein và mỡ Nó cũng có tác dụng chống viêm, làm giảm sức tăng trưởng vá ức chế sự lành vết thương
Ngoài ra có vài tác dụng lên sự biến dưỡng các chất điện ly và nước
– Hormone hướng sinh dục : ở dưới dạng estrogen, androgen và progesteron (hàm lượng thấp) Tủy thượng thận tiết ra Nor-adrenalin và Adrenalin (Nor epinephrine và epinephrine) ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và
sự biến dưỡng carbohydrate
Trang 23TUYẾN TỤY (Pancreas gland)
• Phần nội tiết của tụy được đảm nhận bởi những tế bào
tập trung thành đám gọi là đảo Langerhans, đảo này nằm xen kẽ những nang ngoại tiết của tụy Kích thước và số lượng đảo trong tụy khác nhau tùy loài gia súc, gia cầm Thể tích đảo chiếm 1 – 3% toàn bộ tụy (Mỗi tuyến tụy có khoảng một triệu đảo Langerhans)
Trang 24Cấu tạo
• Đảo Langerhans có kích thước khoảng 100 - 300 µm
cấu tạo bởi những tế bào xếp thành lưới, xen kẽ có các mao mạch Trong dãy tế bào có bốn loại
– Tế bào A (α)
– Tế bào B (β)
– Tế bào C
– Tế bào D (δ)
Trang 25Chức năng
• Sự phân tiết insulin và glucagon nhưng phụ thuộc vào
nồng độ glucose trong máu
Trang 26TUYẾN TÙNG (Pineal Gland)
• Tuyến này nhỏ hình hạt đậu, có cuốn dính vào trần não
thất thứ III và dựa vào rãnh giữa hai củ não sinh tư
Trang 27Cấu tạo
• Tuyến được bao bọc bởi vỏ bao liên kết bắt nguồn từ
màng mạch, trong bao này có nhiều tế bào Mast, nhiều tế bào ưa acid xếp quanh mạch máu và những tế bào hình sao Bao liên kết chia nhánh vào trong tuyến để tạo thành các xoang Trong xoang có hai loại tế bào:
– Tế bào tùng: đó là những tế bào biểu mô hình tròn hoặc đa diện, nhân lớn lệch tâm, bào tương chứa hạt vùi, nhiều giọt lipid và sắc
tố melanin Các tế bào tùng thường xếp thành vòng tròn tạo một hốc ở giữa giống như nang tuyến giáp Tế bào có nhiều nhánh bào tỏa tới các mao mạch, nhân chỉ rỏ khi nhuộm bac
– Tế bào thần kinh đệm: gồm dạng tế bào sao và vi bào đệm
Trang 28Chức năng
• Tuyến chứa nhiều melatonin, serotonin và một loại
men cần thiết cho việc tổng họp các hormon, gọi là men hydroxy-indole-omethl-transferase
• Tuyến cũng chế tiết adreno-glomerular-trophin có vai
trò điều khiển hoạt động sinh ra aldosterone của
thượng thận vỏ
• Tuyến vỏ có vai trò ức chế sự phát triển cơ thể và bộ
phận sinh dục, kìm hãm quá trình dậy thì nhờ
melatonin
Sau khi người hay thú dậy thì, tuyến bắt đầu thoái triển và mô thần kinh đệm tăng dần theo tuổi
Trang 29Tuyến yên (Pituitary gland)
• Tuyến yên là tuyến nội tiết phức tạp trong cơ thể
• Vị trí: nằm ở đáy não, trong hố yên xương bướm
1cm, nặng 0,6gram
Trang 30Tuyến yên (Pituitary gland)
Trang 31Cấu tạo
• Tuyến yên được bọc trong một cái vỏ liên kết, vỏ này
mang theo mạch máu và chia nhánh vào trong tạo
thành một màng liên kết mỏng giữa thùy trước và thùy sau
• Chen giữa thùy trước và thùy sau còn có thùy giữa
Giữa thùy trước và thùy giữa có khe yên (khe Rathke)
Ở gia cầm không có thùy giữa
Trang 32Cấu tạo
1 - anterior piruitary
2 - pars intermediata
3 - pars posterior
Trang 33Cấu tạo thùy trước
• Là phần lớn nhất của tuyến yên Những tế bào trong thùy này xếp kế cận nhau thành nang hoặc thành lưới Xen kẽ là những vách liên kết mỏng và nhiều mao mạch
• Chia tế bào trong thùy gồm:
– Tế bào ưa màu – Tế bào kỵ màu (TB chính)
Trang 34Cấu tạo thùy giữa
• Được tạo thành
bởi một sườn liên
kết chạy thành
dãy, bên trong
chứa những tế
bào ưa base
1- follicle-like structures
2 - thin streaks of connective tissue
Trang 35Cấu tạo thùy sau
• Còn được gọi là thùy thần
kinh vì nó còn dính với hạ tầng thị giác và vẫn còn được phân bố thần kinh từ các nhân trong hạ tầng thị giác
• Có hai loại tế bào:
– Tế bào tuyến yên: là những thần kinh đệm nhỏ, hình cầu, nhánh ngắn, bào tương có nhiều hạt mỡ, ít chất nhiễm sắc
– Tế bào thần kinh keo
1 - nuclei of pituicytes
2 - blood vessels
Trang 36Chức năng
• thùy sau không có khả năng tiết kích thích tố mà đó
chỉ là nơi dự trữ và giải phóng các kích thích tố được tạo ra từ nhân trên đồi thị và nhân cạnh não nhất
Trang 37Chức năng của tuyến yên
• Tiết ra các Prolactin: duy trì hoàng thể trong gian đoạn
mang thai (Ở gia cầm, tế bào này có vai trò trong việc duy trì ẩm độ cơ thể làm ảnh hưởng tỷ lệ ấp nở )
• T.S.H (thyroid stimulating hormon) T.S.H có vai trò
kích thích nang tuyến giáp tổng hợp và giải phóng
Thyroxine
• LH (luteinizing hormone): kích thích nang noãn phát
triển
• FSH (follicle stimulating hormone): kích thích ống sinh
tinh sản xuất tinh trùng
Trang 38Thắc mắc