1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận ứng dụng lý thuyết công tác xã hội

14 2,4K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 180,1 KB

Nội dung

Để trợ giúp cho các đối tượng, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thiết thực, đồng thời hỗ trợ về nhà ở, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm… Đặc biệt cá

Trang 1

TIỂU LUẬN ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT CÔNG

TÁC XÃ HỘI

Trường hợp: Trẻ em bị xâm hại tình dục

Sinh viên: Dương Thị Hương Ly

Lớp D9-CT5

Trang 2

Mục lục

A Mở đầu

B Nội dung

I Mô tả vấn đề thân chủ

1 Xác định vấn đề

2 Nguyên nhân vấn đề

3 Nguồn lực trợ giúp

4 Những hạn chế

II Mô tả lý thuyết

1 Lý thuyết hệ thống

a Khái niệm

b Đại diện của lý thuyết

c Nội dung

d Phân loại

e Nguyên tắc hoạt động

2 Lý thuyết nhu cầu

a Đại diện lý thuyết

b Nội dung

3 Lý thuyết hành vi

III Vận dụng các lý thuyết giải quyết vấn đề thân chủ

1 Ứng dụng lý thuyết nhu cầu

2 Ứng dụng lý thuyết hành vi

3 Ứng dụng lý thuyết hệ thống

C Kết luận

Trang 3

A. Mở đầu

Hiện nay ở nước ta, số người cần trợ giúp của các dịch vụ công tác xã hội rất lớn gồm: gần 9 triệu người cao tuổi, 6,7 người khuyết tật, 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khoảng 9,6% số hộ gia đình nghèo, và hàng trăm nghìn đối tượng nhiễm HIV Để trợ giúp cho các đối tượng, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thiết thực, đồng thời hỗ trợ về nhà ở, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm… Đặc biệt các chính sách ngày càng mang tính hội nhập quốc tế, phát huy truyền thống văn hóa, nhân văn của dân tộc và mang tính xã hội hóa, giảm ỷ lại vào nhà nước; hệ thông

tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân viên công tác xã hội làm việc trong lĩnh vực

an sinh xã hội ngày càng mở rộng

Để đạt được mục tiêu đó nhân viên xã hội không chỉ áp dụng những kỹ năng phương pháp trong công tác xã hội để giúp đối tượng giải quyết những khó khăn của mình mà còn sử dụng hệ thống lý thuyết của công tác xã hội Những lý thuyết đó giúp cho nhân viên công tác xã hội nắm rõ hoàn cảnh và xác định vấn đề của đối tượng một cách chính xác hơn , giúp đối tượng hiểu

rõ vấn đề mà họ đang gặp phải, giúp đối tượng tìm ra nguồn lực để giải quyết đặc biệt là nguồn nội lực , khơi dậy khả năng tiềm ẩn của đối tượng Tuy vậy, trên thực tế, người dân và các đối tượng trợ giúp xã hội, đối tượng

dễ bị tổn thương vẫn chưa được trợ giúp một cách toàn diện Hiện vẫn chưa

có sự phối hợp liên ngành trong trợ giúp cho từng trường hợp cụ thể Nhiều trường hợp chưa được phát hiện, can thiệp sớm để trợ giúp, chăm sóc, phục hồi cho đối tượng theo hướng dựa vào cộng đồng Trong hoàn cảnh đó, phát triển nghề công tác xã hội trong cộng đồng là cách thiết thực nhất để thực hiện các hoạt động hỗ trợ khẩn cấp, trợ giúp các đối tượng yếu thế; thực hiện các biện pháp ngăn chặn, loại bỏ những nguy cơ dẫn đến bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi… Phát triển tốt nghề công tác xã hội sẽ là giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề xã hội, trợ giúp các nhóm đối tượng yếu thế ngay tại địa bàn, góp phần đảm bảo an sinh, phát triển xã hội công bằng, hài hòa và bền vững

Trang 4

B.Nội dung

I Mô tả vấn đề thân chủ

A là một học sinh nữ 15 tuổi hiện đang theo học trường Trung học Cơ sở X Sinh ra và lớn lên trong một gia đinh có điều kiện khá giả , bố là tổng giám đốc công ty xây dựng , mẹ là kế toán trưởng của một doanh nghiệp nước ngoài A được sự bảo ban của bố mẹ nên luôn đạt được kết quả tốt trong học tập Dạo gần đây bố mẹ của A công việc bận rộn không có thời gian đôn đóc công việc học tập của A như trước nên em bắt đầu chểnh mảng hơn trong học tập , điểm các bài kiểm tra trên lớp bắt đầu giảm sút, bố mẹ thì thường đi sớm về khuya nên em thiếu đi sự quan tâm Dần dần A chán học bắt đầu giao du với các bạn bè trên mạng Facebook Một lần tình cờ A gặp một người tên B trên Facebook Qua tìm hiểu thì B hơn A 5 tuổi A rất thích cách nói chuyện của B dí dỏm và hài hước và rồi A bắt đầu có tình cảm với

B, hai người hẹn gặp nhau ở quán nước để gặp mặt Sau vài lần gặp mặt B đòi được quan hệ người lớn với A nhưng đã bị A từ chối vì còn quá nhỏ tuổi

Vì quá ham muốn nên B đã hẹn A đi uống nươc lần nữa và bỏ thuốc mê vào cốc nước của A Sau đó B đã đưa A đến một nhà nghỉ và thực hiện hành vi của mình Sau khi tỉnh dậy A thấy trên người mình không còn quần áo và đang ở trong một căn phòng lạ và A đã hiểu được chuyện gì đã xảy ra với mình Sau ngày hôm đó A trở về nhà chỉ ở nguyên trong phòng không muốn tiếp xúc với bất cứ ai A mua thuốc ngủ về uống với liều lượng lớn để tự tử nhưng được mẹ phát hiện kịp thời nên qua cơn nguy kịch Mẹ A thấy con gái

có hành động không bình thường nên đã tra hỏi và A đã nhận là bị B xâm hại tình dục Sau đó A vẫn tiếp tục rơi vào trạng thái mặc cảm tự ti một mình nên A nghĩ rằng mình không xứng đáng để sống trên đời này nữa nên luôn tìm đến cái chết Mẹ A khuyên can con gái không được nên đã tìm đến sự trờ giúp của nhân viên công tác xã hội

1 Xác định vấn đề của thân chủ

A đang trong tình trạng khủng hoảng tinh thần và thể xác A mặc cảm tự ti

về bản thân và luôn muốn tự tử

2 Nguyên nhân vấn đề

Nguyên nhân sâu xa là do A bỗng dưng thiếu hụt sự quan tâm của cả bố và

mẹ khi mới xảy xa chuyện thì mẹ vẫn đi làm liên tục nên em đã không có người tâm sự nên dẫn đến tình trạng dồn nén và không muốn tiếp xúc với ai đặc biệt là con trai Nguyên nhân trực tiếp là vì em thấy bản thân mình

không còn trong trắng sẽ không ai muốn chơi với mình và em tự động xã

Trang 5

lánh mọi người và em cũng sợ lại gặp phải một người tương tự như B lần nữa

3 Những nguồn lực trợ giúp

- Nguồn lực quan trọng nhất là bản thân A , nhân viên công tác xã hội cần đánh thức dậy nguồn nội lực trong bản thân của A

- Gia đình A đặc biệt là mẹ của A

- Thầy cô và bạn bè nơi A theo học

- Các nhân viên công tác xã hội và các chuyên gia về tâm lý

4 Những hạn chế

- Bố mẹ A đang dành cho A rất nhiều sự quan tâm bỗng cả hai đều quá bận bịu với công việc khiến A thiếu hụt sự quan tâm ,

- Gặp phải kẻ xấu như B và không nhận ra được B có ý đồ xấu với mình

- Bản thân A còn nhỏ chưa làm chủ được suy nghĩ chưa nhận thức được hành động của mình như vậy có đúng hay không

II Mô tả lý thuyết

1 Lý thuyết hệ thống:

a Khái niệm hệ thống

Theo từ điển Tiếng Việt “ Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên quan với nhau chặt chẽ làm thành một hệ thống thống nhất “

Theo định nghĩa của lý thuyết công tác xã hội thì “hệ thống là tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất”

b Đại diện của lý thuyết

Lý thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bới nhà sinh vật học Ludwig von Bertalanffy (1901-1972), ông sinh ra tại Vienna và mất tại New York Sau này lý thuyết được nghiên cứu và phát triển bởi các nhà khoa học như Hanson (1995), Mancoske (1981), Siporin (1980)

c Nội dung của lý thuyết hệ thống

Lý thuyết hệ thống cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là hệ thống, được đào tạo từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần tử của hệ thống lớn hơn Do đó, con người là một bộ phận cảu xã hội, đồng thời cũng tạo nên từ những phần tử nhỏ hơn

Các hệ thống có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau Khi một hệ thống thay đổi kéo theo sự thay đổi cảu hệ thống khác và ngược lại khi muốn

Trang 6

thay đổi một hệ thống thì phải thay đổi hệ thống nhỏ tạo nên nó và thay đổi

cả hệ thống lớn bao trùm nó

Lý thuyết hệ thống sử dụng trog công tác xã hội chú ý nhiều tới các quan hệ giữa các phần tử nằm trong hệ thống hơn là chú ý tới thuộc tính của phần tử

d Phân loại hệ thống

- Theo tính chất:

Hệ thống chính thức: Các cơ quan, tổ chức của nhà nước

Hệ thống phi chính thức: Gia đình, bạn bè…

Hệ thống xã hội: Nhà nước, bệnh viện, trường học…

- Theo cấp độ:

Vi mô: Cá nhân

Trung mô: Gia đình, cộng đồng, cơ quan nhà nước

Vĩ mô: Hệ thống xã hội

- Theo giới hạn

Hệ thống đóng: Là hệ thống không có sự trao đổi năng lượng và thông tin vượt qua biên giới của nó

Hệ thống mở: Là hệ thống mà năng lượng và thông tin được trao đổi bằng cách thẩm thấu qua vách ngăn biên giới của chính nó

e Nguyên tắc hoạt động của hệ thống

- Mọi hệ thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn và hệ thống lớn hơn có ảnh hưởng tới nững hệ thống nhỏ nằm trong nó

- Một hệ thống luôn bao gồm những hệ thống con Mọi hệ thống đều có thể chia thành những hệ thống khác nhỏ hơn Như vậy mỗi hệ thống luôn bao gồm những hệ thống con, cho đến đơn vị nhỏ nhất là phần tử Mỗi hệ thống con lại có những nguyên tắc riêng cũng như biên giới và các đặc tính thống nhất Thành viên trong hẹ thống này có thể thay đổi theo thời gian

Như vậy , hệ thống có thể mở rộng ra đến một tập thể bất kì nào chứa phần tử đang nói đến , và có thể thu hệp đến mức nhỏ nhất là bản thân mỗi cá nhân

- Hệ thống có tính phụ thuộc Có ba loại tính phụ thuộc dùng để phân tích

hệ thống:

+ Tính phụ thuộc trong hệ thống: Các phần tử trong cùng một hệ thống không bao giờ đứng riêng lẻ mà có quan hệ tương hỗ Một thay đổi của phần tử này sẽ ảnh hưởng tới các phần tử khác trong hệ thống

Trang 7

+ Tính phụ thuộc giữa các hệ thống Mọi hệ thống đều có tương tác với những hệ thống khác Các hệ thống đều phải tìm kiếm sự cân bằng từ hệ thống khác

+ Tính phụ thuộc vào môi trường Mọi hệ thống đều cần đầu vào hay năng lượng từ môi trường bên ngoài để tồn tại

- Tổng thể có nhiều đặc tính hơn tổng cộng các đặc tính của tất cả các thành viên Sự tương tác giữa các phần tử trong hệ thống tạo ra nhữngđặc tính mới cho tổng thể Những đặc tính mới này trước đó không có ở bất

kì thành viên nào trong hệ thống

- Hệ thống có tính tương tác vòng Một thành viên tác động vào thành viên khác sẽ nhận được một sự phản hồi Sự phản hồi này lại tác động tới thành viên ban đầu , và gây ra những phản ứng tiếp theo từ thành viên này Sự tác động ngược trở lại này được gọi là sự tương tác vòng trong hệ thống Nếu bạn kể cho tôi nghe điều gì đó đầu vào hệ thống của tôi Đầu vào này ảnh hưởng đến cách hành xử của tôi ( chuyển hóa trong hệ thống của tôi ) Kết quả là hành vi của tôi thay đổi ( đầu ra ) và bạn có thể quan sát được sự thay đổi này Như vậy bạn đang phản hồi lại câu chuyện mà tôi vừa nghe và hiểu được từ bạn ( tương tác vòng )

2 Lý thuyết nhu cầu:

a Đại diện của lý thuyết

Lý thuyết nhu cầu được xây dựng và phát triển bởi nhà tâm lý học nổi tiếng người Mĩ Abraham Maslow (1/4/1908 – 8/5/1970)

b Nội dung cơ bản của lý thuyết nhu cầu

Lý thuyết của Maslow giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu Ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con người tư thấp đến cao

+ Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục

Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được Đặc biệt là với trẻ em vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào người lớn để được cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản này Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để

Trang 8

duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con người sẽ không thể tiến thêm nữa

+ Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh:

An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,…

Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người Để sinh tồn con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được Do đó chúng ta có thể hiểu vì sao những người phạm pháp và

vi phạm các quy tắc bị mọi người căm ghét vì đã xâm phạm vào nhu cầu

an toàn của người khác

+ Những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận

Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và được người khác thừa nhận Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau

Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn Bao gồm các vấn đề tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này Lòng thương, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung lý lưởng mà nhu cầu về quan

hệ và được thừa nhận luôn theo đuổi Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong quá trình phát triển của nhân loại

+ Nhu cầu được tôn trọng

Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự trọng và được người khác tôn trọng Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muồn giành được lòng tin, có năng lực, có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và tự hoàn thiện Còn nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là được người khác coi trọng, ngưỡng mộ Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi

Trang 9

cách để làm tốt công việc được giao Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối với mỗi con người

+ Nhu cầu phát huy bản ngã: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu của ông Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu,…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,

…), nhu cầu thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân

Trong đó vị trí và tầm quan trọng của từng nhu câu được thể hiện qua

“tháp nhu cầu” sau

c Ý nghĩa trong việc hỗ trợ các đối tượng

- Trong xã hội vẫn luôn tồn tại những người thường thiếu thốn các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của cá nhân và gia đình Trong đó có những người đặc biệt khó khăn không có khả năng tự bảo đảm cho cuộc sống

Trang 10

của cá nhân từ việc lo ăn, lo mặc đến chữa bệnh, học hành và có nguy cơ

bị đe dọa sự an toàn của cuộc sống Những đối tượng này rất cần được sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội

- Việc đáp ứng nhu cầu con người chính là động cơ thúc đẩy con người tham gia hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội nếu không đáp ứng nhu cầu của con người thì họ cũng mất dần động cơ tham gia đóng góp cho xã hội , thay vào đó là các hành vi chống đối và phá hoại

- Tiếp cận theo nhu cầu sẽ giúp các hỗ trợ xã hội giảm kinh phí và tăng hiệu quả khi tránh được sự dư thừa hay không đầy đủ khi hỗ trợ

3 Lý thuyết nhận thức hành vi

+ Khái niệm về nhận thức: Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức

là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể + Khái niệm về hành vi: hành vi là xử sự của con nguời trong 1 hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định

+ Các quan điểm về hành vi và nhận thức xuất phát từ hai dòng tác phẩm tâm lý học có liên quan Về mặt lịch sử, lý thuyết học hỏi xuất hiện đầu tiên

và phát triển trong tâm lý học lâm sàng sử dụng trị liệu hành vi dựa trên nghiên cứu của tâm lý học Sheldon (1995) biểu đạt bản chất của lý thuyết này là việc tách biệt ý thức và hành vi

Các quan điểm tâm động học và quan điểm truyền thống lại cho rằng hành

vi xuất phát từ một quá trình thực hiện theo ý thức của chúng ta, điều này có nghĩa là hành vi của con người xuất hiện dựa trên ý thức của họ Nhưng lý thuyết học hỏi cho rằng chúng ta không thể biết được điều gì đang xảy ra trong ý thức của ai đó Do đó, chúng ta chỉ có thể trị liệu tập trung đến việc giải quyết các vấn đề làm thay đổi hành vi mà không quan tâm đến những vấn đề biến đổi nào có thể xảy ra trong ý thức của chúng ta trong quá trình này

Lý thuyết học hỏi xã hội của Bandura (1977) mở rộng thêm quan điểm này

và cho rằng hầu hết các lý thuyết học hỏi đạt được qua nhận thức của con người và suy nghĩ về những điều mà họ đã trải nghiệm qua Họ có thể học hỏi qua việc xem xét các ví dụ của người khác và điều này có thể áp dụng vào việc trị liệu

Như vậy lý thuyết nhận thức – hành vi là một phần của quá trình phát triển lý thuyết hành vi và trị liệu, gần đây lại được xây dựng trên lý thuyết học hỏi xã hội Lý thuyết nhận thức- hành vi đánh giá rằng: hành vi bị ảnh hưởng thông qua nhận thức hoặc các lý giải về môi trường trong quá trình học hỏi Như

Ngày đăng: 24/04/2016, 13:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w