1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập điện: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP TRÍ VIỆT

35 552 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 2,33 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 4 PHẦN 1 :GIỚI THIỆU NĂNG LỰC CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP TRÍ VIỆT 6 1. GIỚI THIỆU CHUNG: 6 2. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CHÍNH: 7 3. MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC CÔNG TY NƯỚC NGOÀI : 7 4.CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI VÀ NĂNG LỰC CUNG CẤP THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY 8 PHẦN 2: BÁO CÁO NỘI DUNG THỰC TẬP 10 I. AN TOÀN LAO ĐỘNG 10 II. NỘI DUNG THỰC TẬP 13 1.1 Các thiết bị đo lường và điều khiển : 13 1.2 Biến tần dòng micromaster 420 của siemens 19 1.3 hệ thống điều khiển khí nén 25 1.Khái niệm 25 2.Van đảo chiều 26 3. Nguyên lý hoạt động: 26 3.1. Ký hiệu van đảo chiều: 26 3.2. Tín hiệu tác động: 27 1.4 Bộ điều khiển lập trình PLC Simatic S7-200 29 1.4.1 Cấu hình cứng 29 1.4.2 Khối mở rộng 31 1.4.3 Màn hình điều khiển 32 1.4.4 Các vùng nhớ 33 III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU THỜI GIAN THỰC TẬP 34 IV. KẾT LUẬN 35

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA ĐIỆN

-ššššš -BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT

NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn : Thầy Đỗ Duy Phú

Hà Nội tháng 3/ 2013 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

***

Trang 2

Hà nội, ngày tháng năm 2013

Giảng viên hướng dẫn

MỤC LỤC

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU 4

PHẦN 1 :GIỚI THIỆU NĂNG LỰC CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP TRÍ

VIỆT 6

1 GIỚI THIỆU CHUNG: 6

2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CHÍNH: 7

3 MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC CÔNG TY NƯỚC NGOÀI : 7

4.CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI VÀ NĂNG LỰC CUNG CẤP THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY 8

PHẦN 2: BÁO CÁO NỘI DUNG THỰC TẬP 10

I AN TOÀN LAO ĐỘNG 10

II NỘI DUNG THỰC TẬP 13

1.1 Các thiết bị đo lường và điều khiển : 13

1.2 Biến tần dòng micromaster 420 của siemens 19

1.3 hệ thống điều khiển khí nén 25

1.Khái niệm 25

2.Van đảo chiều 26

3 Nguyên lý hoạt động: 26

3.1 Ký hiệu van đảo chiều: 26

3.2 Tín hiệu tác động: 27

1.4 Bộ điều khiển lập trình PLC Simatic S7-200 29

1.4.1 Cấu hình cứng 29

1.4.2 Khối mở rộng 31

1.4.3 Màn hình điều khiển 32

1.4.4 Các vùng nhớ 33

III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU THỜI GIAN THỰC TẬP 34

IV KẾT LUẬN 35

LỜI NÓI ĐẦU

Trang 4

Để phát triển kinh tế và xã hội thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đấtnước thí ngành điện phải đi trước một bước và hoạt động của ngành điện tác động

vá chi phối tới toàn bộ nền kinh tế cũng như sự phát triển của toàn bộ xã hội.thiếuđiện năng sẽ làm ngưng trệ sản xuất.hiện nay các nhà máy sử dụng nguốn nănglượg chủ yếu là điện năng,vì vậy khi mất điện sẽ làm ngưng trệ và ảnh hưởng tớinền kinh tế của đất nước.ngoài sự ảnh hưởng của nền kinh tế thì ngành điện còn

ảnh hưởng trực tiếp tới các nganh khác như an ninh, chính trị, xã hội, văn hóa…

Ngày nay thì điện năng được sử dụng rộng rãi như vậy là nhờ những ưu điểm cơbản của điện như sau

 Điện năng được sản xuất tập trung với các nguồn công suất lớn

 Điện năng có thể truyền tải đi xa với hiệu suất cao

 Dễ dàng biến đổi điện năng thành các dạng năng nượng khác

 Nhờ điện năng co thể tự động hoá mọi quá trình sản xuất nâng caonăng xuất lao động

So với các dạng năng lượng khác như cơ,nhiệt,thủy,khí…thì điện dược phát

hiện chậm hơn.Tuy nhiên sau khi dươc phát hiện và sử dụng điện năng nó đã thúcđẩy cách mạng công nghệ khoa học tiến như vũ bão sang kỉ nguyên điện khí hoá,

tự động hoá

Máy điện là một trong những ứng dụng của năng lượng điện,máy điện hoạt động trên hiện tượng điện là cảm ứng điện từ.Đây là một trong những ứng dụng

quan trọng trong ngành điện,tuỳ thuộc vào cách tạo ra từ trường,kết cấu của mạch

từ và dây quấn mà có thể phân máy điện quay thành máy điện không đồng bộ,máyđiện đồng bộ,máy điện một chiều và máy điện xoay chiều có vành góp

Hiện nay máy điện được ứng dụng rộng rãi trong nền công nghiệp vi dụ nhưmáy nâng, máy kéo, cần trục,máy nghiền cùng với hệ thống điều khiển và giám sát

Trang 5

thống ( cảm biến, công tắc hành trình,van, khí nén v v)…những ứng dụng nay đãgóp phần tăng năng xuất lao động.

Sau đây là phần tổng quan của em về máy điện sau khi đã được đi thực tập

tại công ty thiết bị công nghiệp Trí Việt.Do còn bỡ ngỡ nên phần báo cáo này

của em cũng chưa được hoàn thiện và chính xác,em rất chân thành và mong được

sự đóng góp tham gia ý kiến của các thầy cô giáo và giáo viên hướng dẫn thực tập

thầy Đỗ Duy Phú giúp em được hoàn thành bài báo cáo này.

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 6

1 GIỚI THIỆU CHUNG:

Công ty TNHH Thiết Bị Công Nghiệp Trí Việt xin chân thành cảm ơn Quý

Công ty về sự hợp tác trong thời gian vừa qua Để có thể đánh giá tốt hơn về Công

ty chúng tôi và các thiết bị mà chúng tôi cung cấp, chúng tôi xin được tự giới thiệunhư sau:

Công ty TNHH Thiết Bị Công Nghiệp Trí Việt là một công ty

chuyên cung cấp các thiết bị hàn - cắt, thiết bị cơ khí, dây chuyền xử

lý thép, hệ thống hàn dầm tự động,… và các phụ tùng cũng như đá

mài-đá cắt trong các ngành công nghiệp khác nhau tại Việt Nam

Với đội ngũ cán bộ có kinh nghiệp lâu năm trong nghành cung cấp thiết bịHàn, cắt Công ty chúng tôi đã hợp tác toàn diện về mặt kỹ thuật và thương mại vớicác nhà sản xuất thiết bị hàn - cắt có uy tín trên thế giới, đáp ứng các yêu cầuphong phú, đa dạng của các khách hàng về công nghệ hàn - cắt cả về sản phẩm vàdịch vụ kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực khác nhau: đóng tầu, ô tô, kết cấu thép, xâydựng, cơ khí, hoá chất, thuỷ điện,…

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Thiết Bị Công Nghiệp Trí Việt

Tên giao dịch: Tri Viet industrial equipment Co.,ltd

Nơi đăng ký trụ sở chính: Ngõ 300, Phố Nam Dư, Phường Trần Phú, QuậnHoàng Mai, TP Hà Nội

Điện thoại : 0436 436 269 Fax: 0436 436 267

Tổ chức:

 Loại hình công ty: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn có hai thành viên trở lên

 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0105789078

 Họ và tên Giám đốc: Lê Văn Dậu

 Số thành viên góp vốn: 05 thành viên

 Ngày thành lập của doanh nghiệp: Ngày 13 tháng 02 năm 2012

 Đặt dưới sự quản lý của: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội

2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CHÍNH:

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng;

Trang 7

 Bán buôn thiết bị tự động hóa, cảm biến, khí cụ điện ;

 Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử viễn thông;

 Bán buôn máy móc và phụ tùng máy nông nghiệp;

 Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển;

 Sửa chữa máy móc, thiết bị;

 Đại lý, môi giới, đấu giá;

3 MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC CÔNG TY NƯỚC NGOÀI :

Hiện nay, qua nhiều năm hợp tác, chúng tôi đang là nhà phân phối chính thứccủa các hãng sản xuất thiết bị hàn - cắt chính sau:

 Đại diện phân phối tại Việt Nam

của hãng Chowel và Hyosung - Hàn

Quốc

Đây là những hãng đứng đầu Hàn Quốc về chế tạo các thiết bị hàn hồ quang

TIG, MIG/MAG, máy hàn tự động, xe hàn tự hành,… cho các đơn vị cơ khí, kết

cấu, đóng tầu, Các thiết bị này đã được chứng nhận và được các hãng Đóng tầunổi tiếng của Hàn Quốc và nhiều nước trên thế giới

 Phân phối độc quyền các sản phẩm máy cắt điều khiển

CNC và các thiết bị cắt nhiệt khác của hãng AMG – Đài Loan:

Là hãng chuyên sản xuất và cung cấp các loại máy cắt nhiệt tự động của ĐàiLoan Sản phẩm của AMG là sự kết hợp công nghệ của nhiều hãng nổi tiếng trênthế giới như Hypertherm, Mitsubishi, Koike, Atlanta, Victor, Igus,…Với kinhnghiệm trên 40 năm, các sản phẩm của hãng đã được chứng nhận chất lượng bởicác khách hàng tại 41 quốc gia và lãnh thổ khác nhau

Phân phối thiết bị của hãng Zhouxiang - Trung Quốc:

Hãng chuyên cung cấp các thiết bị hàn hồ quang, hàn tự động,

hệ thống hàn dầm tự động, gá xoay, máy cắt nhiệt điều khiển

CNC Các thiết bị đều đạt tiêu chuẩn chất lượng 3C (tiêu chuẩn

chất lượng hàng đầu Trung Quốc) và đã xuất đi nhiều nước trên

thế giới

Trang 8

hãng có uy tín của Trung Quốc như Hutong (Thượng Hải),

Kaierda nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong tất

cả các lĩnh vực Các thiết bị sản xuất tại đây đều theo công nghệ

tiên tiến của các hãng hàng cắt hàng đầu thế giới như Lincoln

hoặc ESAB Các sản phẩm đều có chứng nhận về tiêu chuẩn chất

lượng CCC hoặc tiêu chuẩn châu Âu CE,… và được xuất đi nhiều

nước trên thế giới

Và đặc biệt chúng tôi đã phát triển và cung cấp vào thị trường Việt Nam các

máy hàn mang thương hiệu KUKA (DIGIARC, DIGIMAG, DIGISAW, DIGITIG,

) trên cơ sở nghiên cứu, phát triển và hợp tác với các đối tác nước ngoài Máy

hàn thương hiệu KUKA được thiết kế, chế tạo phù hợp với các điều kiện hoạt

động, sử dụng ở Việt Nam và đã được khách hàng tín nhiệm

4.CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI VÀ NĂNG LỰC CUNG CẤP THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY

Để khẳng định uy tín và thương hiệu của mình, Công ty TNHH Thiết Bị CôngNghiệp Trí Việt và các hãng sản xuất thiết bị đã đưa ra một chiến lược phát triểnlâu dài với một chính sách phân phối đã được hoàn thiện qua nhiều năm

 Với một đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm và được đào tạo tại Hàn Quốc,Đài Loan, Trung Quốc, Công ty TNHH Thiết Bị Công Nghiệp Trí Việt thực hiệnchính sách phân phối chuyên nghiệp, cung cấp cho khách hàng một quy trình trang

bị thiết bị hoàn thiện, bao gồm: Tư vấn kinh tế kỹ thuật, lựa chọn thiết bị và côngnghệ - Lắp đặt và chuyển giao sử dụng - Hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sửdụng thiết bị - Bảo hành, bảo dưỡng và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng

 Cán bộ kinh doanh (5 người – là các kỹ sư, cử nhân kinh tế, kỹ thuật) và kỹ

sư công nghệ có trình độ cao được các hãng đào tạo nhằm thực hiện hoàn chỉnh từ

tư vấn kinh tế kỹ thuật, lựa chọn công nghệ, thiết bị, hợp tác chuyển giao côngnghệ và thực hiện chế độ hậu mãi đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng

 Đội ngũ kỹ thuật công ty bao gồm: Chuyên gia và kỹ sư (5 người) cùng cáccộng tác viên luôn phối hợp cùng các hãng thường xuyên trao đổi, nâng cao kiếnthức làm chủ công nghệ

 Công ty thường xuyên xác định và bổ sung nguồn phụ tùng vật tư dự trữphục vụ thay thế và sửa chữa đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng

Trang 9

 Các hệ thống tài liệu kỹ thuật và giáo trình công nghệ được phân loại và biêndịch đầy đủ, cùng các thông tin chi tiết về sử dụng thiết bị, đặt hàng, phụ tùng thaythế nhằm giúp khách hàng nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác thiết bị.

 Thời gian đáp ứng nhu cầu về bảo hành, bảo dưỡng và cung cấp phụ tùngkhông quá 24 giờ với khu vực phía Bắc và 36 giờ với khu vực phía Nam

 Các sản phẩm của chúng tôi được bảo hành trong thời gian từ 12 - 24 tháng

và thực hiện sửa chữa, cung cấp phụ tùng trong nhiều năm

Trang 10

PHẦN 2: BÁO CÁO NỘI DUNG THỰC TẬP

***

I AN TOÀN LAO ĐỘNG

- Những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn trong nhà máy:

 Nhận thức về công tác an toàn kém, chưa được đào tạo đầy đủ về

 Nóng vội, bốc đồng, thiếu sự kiên trì, chạy đua theo tiến độ

 Thiếu sự phân tích các khả năng rủi ro và các biện pháp phòng ngừa tai nạn hoặc thực hiện các biện pháp phòng ngừa không đầy đủ

 Sức khỏe kém, sợ hãi, nhút nhát, phản ứng chậm

 Các máy, thiết bị không đảm bảo các điều kiện an toàn

- Hậu quả của các tai nạn lao động: sau đây là một số hình ảnh minh họa

về hậu quả của các vụ tai nạn lao động do điện gây ra:

Tai nạn do điện gây ra

Trang 11

- Biện pháp khắc phục

1 Cách điện: thiết bị, dây dẫn điện đảm bảo cách điện, điện cao thế phải đảm bảo khoảng cách an toàn

2 Bảo vệ nối đất: để giảm điện áp

3 Bảo vệ nối đất trung tính: ngắn mạch 1 pha

4 Cắt điện bảo vệ: TáchTBĐ ra khỏi lưới điện

7 Vận hành an toàn: được đào tạo nghề điện, huấn luyện an toàn điện;

đủ sức khỏe, làm việc có sơ đồ, biện pháp an toàn, đúng quy trình;phiếu công tác, thao tác

8 Cấp cứu người bị điện giật đúng cách, kịp thời

Trang 12

- Biện pháp phòng ngừa :

 Sử dụng các công cụ, thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn

 Vận hành có quy trình, biện pháp an toàn

 Công nhân được đào tạo nghề, huấn luyện kỹ thuật an toàn, pccc;

 Trang bị đủ các thiết bị chữa cháy, PTBVCN

 Đủ điều kiện cho việc chữa cháy

Các lớp huấn luyện an toàn lao động

- Một số nguyên tắc áp dụng khi xử lý tình huống khi bị điện giật:

 Ngắt nguồn điện

 Tách nạn nhân ra khỏi lưới điện bằng các dụng cụ không dẫn điện

 Trước khi cắt điện chuẩn bị đỡ nạn nhân nếu họ ở trên cao

 Đặt nạn nhân nằm nơi thông thoáng, yên tĩnh và giữ ấm cho nạn nhân

 Nếu nạn nhân thở gấp hoặc ngừng thở khẩn trương hô hấp nhân tạo

Trang 13

II NỘI DUNG THỰC TẬP

1.1 Các thiết bị đo lường và điều khiển :

Cảm biến dùng trong điều khiển logic

Cảm biến (sensor) cho phép PLC phát hiện trạng thái của một quá trình Các cảm biến logic chỉ có thể phát hiện trạng thái đúng hoặc sai Các hiện tượng vật lý tiêu biểu cần được phát hiện là:

- Tiếp cận cảm: cho biết một đối tượng là kim loại có đến gần vị trí cần nhận biết chưa?

- Tiếp cận dung: cho biết một đối tượng là không kim loại có đến gần vị

trí cần nhận biết chưa?

- Sự xuất hiện ánh sáng: Cho biết một đối tượng có làm ngắt chùm tia sáng hay ánh sáng phản xạ?

- Tiếp xúc cơ học: Đối tượng có chạm vào công tắc?

Giá thành của cảm biến ngày càng giảm thấp và trở nên thông dụng Chúng

có nhiều hình dáng khác nhau được sản xuất bởi nhiều công ty khác nhau như Siemens, Omron, Pepperl+Fuch,… Trong các ứng dụng, các cảm biến được kết nối với PLC của nhiều hãng khác nhau, nhưng mỗi cảm biến sẽ có các yêu cầu giao tiếp riêng Phần này sẽ trình bày cách thức nối dây cho các cảm biến và một số tính chất

cơ bản của nó.

Cảm biến NPN (cảm biến “rút dòng”).

Cảm biến PNP (cảm biến “sourcing”)

Trang 14

Để cảm biến hoạt động cần phải có nguồn cung cấp (chân L+ và L-) Khi cảm biến phát hiện đối tượng thì có điện áp tại cực B của transistor NPN, transistor chuyển sang trạng thái dẫn và cho phép dòng chảy vào cảm biến xuống mass (chân L-).

Khi không phát hiện đối tượng thì điện áp tại cực B của transistor ở mức thấp (0V), transistor không dẫn Điều này có nghĩa ngõ ra NPN sẽ không có dòng vào/ra Các cảm biến “sourcing” thì ngược với các cảm biến “sinking” Nó sử dụng transistor PNP (hình 3.4) Khi cảm biến không được kích hoạt thì cực B của transistor

ở giá trị L+, và transistor ở trạng thái ngưng dẫn Khi cảm biến được kích hoạt thì cực B transistor sẽ được đặt ở 0V, và transistor cho phép dòng điện chảy từ cảm biến

ra ngoài thiết bị được kết nối.

Hầu hết các cảm biến NPN/PNP có khả năng dòng đến vài ampere, và chúng có thể được sử dụng để nối trực tiếp với tải (luôn luôn kiểm tra sổ tay để biết chính xác dòng điện và điện áp định mức).

Chú ý: Cần phải nhớ kiểm tra dòng điện và điện áp định mức đối với các cảm biến Khi

nối dây các cảm biến cần chú ý đến các chân nguồn Thường các

chân nguồn có ký hiệu là L+ và COM(chân chung), nhưng đôi khi không có

chân COM mà có chân L- Trong trường hợp này L- là chân chung.

Khi kết nối các cảm biến “sourcing” với các ngõ PLC, thì cần chú ý phải sử dụng các modul ngõ vào loại “sinking” Thông thường các ngõ vào PLC thường là loại “sinking”.

Trong ứng dụng với PLC, để giảm lượng dây nối, thì các cảm biến hai dây thường được sử dụng Ví dụ về sơ đồ nối dây các cảm biến sử dụng nguồn 24VDC với PLC được chỉ như hình 3.5 Cảm biến hai dây có thể được sử dụng cho cả hai loại ngõ vào sourcing hoặc ngõ vào sinking của PLC.

a Ngõ vào PLC loại sourcing b Ngõ vào PLC loại sinking

Hình 3.5: Kết nối cảm biến 2 dây với ngõ vào PLC.

Hầu hết các cảm biến hiện đại có cả hai ngõ ra PNP và NPN Thông thường

Trang 15

Trong các bản vẽ thì các chân của các cảm biến NPN và PNP có ký hiệu về màu sắc như sau: dây màu nâu là L+, dây màu xanh dương là L- và ngõ ra thì màu trắng đối với sinking và màu đen đối với sourcing.

Cần lưu ý là khi tiếp điểm trong cảm biến “sinking” đóng thì ngõ ra được nối với COM hoặc L-, tiếp điểm trong sourcing đóng thì ngõ ra nối với L+.

a Ngõ vào PLC loại sourcing b Ngõ vào PLC loại sinking

Kết nối cảm biến NPN và PNP dây với ngõ vào PLC.

a Cảm biến quang (Optical Sensor)

Cảm biến ánh sáng được sử dụng gần một thế kỷ qua Nguyên thủy là tế bào quang được sử dụng cho các ứng dụng như đọc các track âm thanh trên các hình ảnh chuyển động Nhưng các cảm biến quang hiện đại thì phức tạp hơn nhiều.

Các cảm biến quang yêu cầu có cả hai bộ phận là nguồn sáng (phát) và đầu thu (detector) Các đầu phát (emitter) sẽ phát ra các tia sáng trong vùng phổ nhìn thấy và không nhìn thấy được sử dụng LED và diode laser Đầu thu có cấu tạo là các diode quang (photodidode) hoặc transistor quang (phototransistor) Đầu phát và đầu thu được đặt vào vị trí để đối tượng khixuất hiện sẽ cắt ngang hoặc phản xạ lại tia sáng Cảm biến quang đơn giản

Trang 16

b Cảm biến điện dung (Capacitive Sensor)

Các cảm biến điện dung có thể phát hiện hầu hết các vật liệu với khoảng cách vài cm Trong cảm biến, diện tích các bản cực và khoảng cách giữa chúng là cố định Nhưng hằng số điện môi của không gian xung quanh chúng sẽ thay đổi khi các vật liệu được mang đến gần cảm biến Minh họa ở hình 3.10.

Bề mặt của cảm biến điện dung được hình thành bởi hai điện cực kim loại đồng tâm của một tụ điện Khi một đối tượng đến gần bề mặt nhận biết nóđi vào vùng điện trường của các điện cực và thay đổi điện dung trong mạch dao động Kết quả là bộ tạo dao động bắt đầu dao động Mạch trigger đọc biên độ của bộ dao động và khi đạt đến mức xác định thì trạng thái ngõ ra sẽ thay đổi Khi đối tượng rời khỏi cảm biến thì biên độ của bộ dao động giảm, cảm biến chuyển về trạng thái bình thường.

Cảm biến điện dung

Trang 17

Các cảm biến này làm việc tốt đối với chất cách điện (như chất dẻo) có hằng số điện môi cao (làm tăng điện dung) Hằng số điện môi càng lớn thì khoảng cách hoạt động càng cao Ví dụ khi hiệu chỉnh đúng thì chất lỏng trong thùng chứa có thể được phát hiện được dễ dàng Tuy nhiên, chúng cũng làm việc tốt đối với kim loại.

Các cảm biến thường được chế tạo với các vòng (không phải bản cực) theo hình 3.11 Trong hình, hai vòng kim loại nằm bên trong là các điện cực của tụ điện, nhưng vòng ngoài thứ ba được thêm vào để bù sự thay đổi Nếu không có vòng

bù này thì cảm biến sẽ rất nhạy cảm với bụi bặm, dầu và các chất khác dính trên cảm biến.

Phạm vi và độ chính xác của các cảm biến được xác định bởi kích thước của chúng Các cảm biến lớn có thể có đường kính vài centimeter Cái nhỏ có đường kính nhỏ hơn một centimeter và có phạm vi nhỏ hơn nhưng chính xác hơn.

c Cảm biến điện cảm (Inductive Sensor)

Cảm biến điện cảm sử dụng dòng điện cảm ứng để phát hiện đối tượng là kim loại cảm biến sử dụng một cuộn dây để tạo từ trường tần số cao được cho dưới đây Nếu có một kim loại đến gần làm thay đổi từ trường thì sẽ có một dòng điện chạy vào đối tượng, dòng điện này ngược với dòng từ trường ban đầu Kết quả là nó làm thay đổi độ tự cảm trong cảm biến bằng các đo độ tự cảm của cảm biến có thể xác định một đối tượng kim loại đến gần.

Các cảm biến này sẽ phát hiện bất kỳ kim loại nào, khi cần phát hiện các loại kim loại thì các cảm biến đa kim loại thường được sử dụng.

Cảm biến tiếp cận điện cảm

Ngày đăng: 22/04/2016, 18:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w