trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng đại học cần thơ 2016 Mục đích của pháp luật khởi nguồn từ chính những nhu cầu thường ngày của mỗi con người, là công cụ phục vụ, bảo vệ lợi ích của mọi thành viên trong xã hội của Nhà nước, nảy sinh từ các nhu cầu sinh hoạt và nhu cầu sản xuất cũng như các nhu cầu khác trong cuộc sống hàng ngày, những nhu cầu ngày càng tăng đó của con người đòi hỏi phải có những phương tiện pháp lý mới nhằm điều chỉnh nhằm ổn định xã hội. Do vậy, sự ra đời của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với tư cách là một chế định dân sự độc lập, đảm bảo quyền và lợi ích của người bị thiệt hại là một điều tất yếu.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Mục đích của pháp luật khởi nguồn từ chính những nhu cầu thường ngày củamỗi con người, là công cụ phục vụ, bảo vệ lợi ích của mọi thành viên trong xã hội củaNhà nước, nảy sinh từ các nhu cầu sinh hoạt và nhu cầu sản xuất cũng như các nhu cầukhác trong cuộc sống hàng ngày, những nhu cầu ngày càng tăng đó của con người đòihỏi phải có những phương tiện pháp lý mới nhằm điều chỉnh nhằm ổn định xã hội Dovậy, sự ra đời của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với tư cách là một chếđịnh dân sự độc lập, đảm bảo quyền và lợi ích của người bị thiệt hại là một điều tấtyếu Việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là nhằm khôiphục lại các quyền tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của Nhà nước, cá nhân,
tổ chức, pháp nhân Để việc tiến hành bồi thường thiệt hại được diễn ra thuận lợi vàbảo đảm quyền lợi cho chủ thể bị thiệt hại yêu cầu cần xác định được đúng người cótrách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hạicủa cá nhân là một vấn đề quan trọng nhằm xác định người có trách nhiệm bồi thườngthiệt hại để tạo ra tính khả thi cho việc giải quyết các vụ việc có liên quan đến bồithường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng được
thuận lợi, đảm bảo nguyên tắc bồi thường thiệt hại phải “toàn bộ và kịp thời”.
Ở Việt Nam quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật tuy đãđược luật hóa tại Bộ luật dân sự, tại Chương XXI: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng (từ Điều 604 đến 630 Bộ luật dân sự 2005) và một số văn bản pháp
luật dưới Bộ luật dân sự khác Tuy nhiên, vấn đề xác định năng lực chủ thể trong tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng luôn luôn đặt ra cho các nhà làm luật,những người thừa hành pháp luật cũng như các nhà nghiên cứu luật pháp những vấn đềnan giải khi tiếp cận
Nhận thức được tầm quan trọng của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng cũng như vấn đề xác định năng lực chủ thể trong trách nhiệm bồi thường đối với
sự công bằng và phát triển của xã hội, người viết đã chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành” để làm luận văn tốt nghiệp.
2 Mục đích chọn đề tài
Đề tài hướng tới làm rõ các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân trong từng trường hợp cụ thể Trên cơ sở đó,
Trang 2đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng các quy định của pháp luậttrong thực tiễn và đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện các quy định của pháp luật vềvấn đề này.
3 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng mà cụ thể là “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân” mà không đi vào nghiên cứu trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của các chủ thể khác
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật Kết hợp giữa quan điểm của chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Quá trình nghiên cứu đề tài tácgiả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, tổng hợp,phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh
5 Kết cấu nội dung đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luậnvăn gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngcủa cá nhân
Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng của cá nhân
Chương 3: Thực trạng và giải pháp của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng của cá nhân
Trang 3CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng nói riêng được áp dụng rất phổ biến trong đời sống xã hội ngày nay
Để làm rõ thêm vấn đề này, người viết xin giới thiệu sơ lược lý luận về trách nhiệmbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1.1 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1.1.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng
* Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Xã hội luôn luôn là tổng hòa của các mối quan hệ đa dạng và phức tạp và cầnđến sự điều chỉnh của pháp luật Chính từ sự đa dạng và phức tạp của các quan hệ xãhội nên yêu cầu pháp luật cũng cần có một cơ chế điều chỉnh đa dạng và phù hợp, xuấtphát từ đây mà nhiều quan hệ pháp luật đã ra đời trong đó có quan hệ về nghĩa vụ dân
sự Trong quan hệ này khi chủ thể tham gia không thực hiện hoặc thực hiện khôngđúng nghĩa vụ đã cam kết kể cả thực hiện không đúng nghĩa vụ do pháp luật quy địnhthì phải gánh chịu về mình những hậu quả bất lợi Hậu quả bất lợi này thể hiện thông
qua việc giải quyết “trách nhiệm dân sự” giữa người có quyền với người có nghĩa vụ
và được thực hiện theo nguyên tắc bên có hành vi vi phạm và gây ra thiệt hại sẽ phảibồi thường Theo Tạp chí dân chủ và pháp luật của Bộ Tư pháp tại phần thuật ngữ
pháp luật dân sự có đưa khái niệm về trách nhiệm dân sự như sau: “Trách nhiệm dân
sự (theo nghĩa rộng) là các biện pháp có tính cưỡng chế được áp dụng nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của một quyền dân sự bị vi phạm Trách nhiệm dân sự (theo nghĩa hẹp) là các biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác, người gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm khắc phục những hậu quả xấu xảy ra bằng tài sản của mình” 1
Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật phải gánh chịu những hậu quảbất lợi, họ phải chịu trách nhiệm dân sự là do chính những hành vi sai trái của mình.Hành vi của các chủ thể có thể là vi phạm hợp đồng (không thực hiện, thực hiện khôngđúng, không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết) hoặc do hành vi vi phạm pháp luật Như vậy,
1 Tạp chí Dân chủ & Pháp luật của Bộ Tư pháp số chuyên đề về Bộ luật dân sự 2005.
Trang 4trách nhiệm dân sự có thể chia thành hai loại đó là trách nhiệm dân sự theo hợp đồng
và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
Thực tiễn đời sống hàng ngày của chúng ta xảy ra rất nhiều các thiệt hại về tàisản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, tài sản, danh dự, uy tíncủa tổ chức Nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại này rất đa dạng, có thể là do tácđộng của các yếu tố tự nhiên bên ngoài, tác động bởi hoàn cảnh khách quan hay hành
vi của con người,…trong đó phần lớn là do các hành vi trái pháp luật của con ngườimang lại Trước những hành vi xâm phạm tới các quyền và lợi ích hợp pháp của cánhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ cho nên Nhà nước cần đề ra những biện pháp đểngăn chặn và khắc phục hậu quả Kế thừa Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 của nước
ta ghi nhận: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo
hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm…” 2 Thể chế hoá các quy định về vấn đề nàycủa Hiến pháp, Bộ luật dân sự 2005 tại đã quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý
xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” 3 Điều này có nghĩa là một ngườinào đó gây thiệt hại cho người khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại Khimột người gây thiệt hại cho người khác sẽ làm phát sinh mối quan hệ bồi thường thiệthại giữa họ và người bị thiệt hại Quan hệ bồi thường thiệt hại này phát sinh từ hành vitrái pháp luật của một bên chủ thể nhưng giữa các bên không có mối quan hệ hợp đồnghoặc nếu có, thì vi phạm này không phải là vi phạm nghĩa vụ đã cam kết trong hợpđồng, do đó phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Vậy tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm phát sinh giữa các chủ thể
mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi
vi phạm của người gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ chấp hành hợp đồng đã kýkết
Như vậy, về cơ bản thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phátsinh không phải từ quan hệ hợp đồng nhưng cũng không thể khẳng định một cáchcứng nhắc rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khôngphải từ hợp đồng Nếu khẳng định như vậy thì sai lầm, phiến diện và thiếu căn cứ, bởi
lẽ ta không thể loại bỏ được khả năng nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng phát sinh xuấtphát từ quan hệ hợp đồng giữa các bên chủ thể Ngoài ra, quan hệ bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng còn xuất hiện trong rất nhiều trường hợp khác nhau
2 Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013.
3 Khoản 1 Điều 604 Bộ luật dân sự 2005.
Trang 5Ví dụ: Như quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, việc thực hiệncông việc không có uỷ quyền, ngay cả hợp đồng dân sự vô hiệu hay hành vi pháp lýđơn phương cũng có thể trở thành nguyên nhân của trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng và còn rất nhiều các trường hợp khác.
Qua những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng làtrách nhiệm dân sự phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó không có quan hệ hợp đồnghoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây thiệt hại không thuộc vềnghĩa vụ thi hành hợp đồng đã ký kết giữa các bên4
* Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự màtheo đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra thiệt hại cho ngườikhác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mà mình gây ra5
Như vậy, cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng baogồm:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng phải dựa trên cơ
sở một hợp đồng có trước tức là giữa người được hưởng bồi thường và người gây rathiệt hại trước đó phải có một quan hệ hợp đồng
Nếu giữa hai bên không tồn tại một hợp đồng nào thì nếu có thiệt hại xảy ra baogiờ cũng sẽ là những thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng và bên gây thiệt hại chỉ có thểphải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Chính vì vậy, bồi thườngthiệt hại trong trường hợp hợp đồng vô hiệu, hủy bỏ hợp đồng và vi phạm đề nghị giaokết hợp đồng là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bởi lẽ hợp đồng chưa được giaokết giữa các bên hoặc được coi là chưa hề tồn tại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng chỉ phát sinh khi có hành vi viphạm nghĩa vụ theo hợp đồng tức là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợpđồng gây ra Nếu giữa các bên tồn tại quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hạikhông phải là do vi phạm hợp đồng thì trách nhiệm phát sinh cũng không phải là tráchnhiệm theo hợp đồng
Ví dụ: An thuê Bình đến sơn lại nhà cho mình Trong quá trình làm việc, Bình
đã ăn trộm chiếc điện thoại của An và đã bán cho người khác Trong trường hợp này
4 ThS Nguyễn Minh Oanh – Khoa Pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội.
5 ThS Nguyễn Minh Oanh – Khoa Pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội.
Trang 6không thể tìm lại chiếc điện thoại thì An chỉ có thể khởi kiện Bình yêu cầu bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng6.
Chủ thể gây thiệt hại và người bị thiệt hại chính là các bên trong quan hệ hợpđồng đó Bồi thường thiệt hại theo hợp đồng được áp dụng khi hành vi gây thiệt hại làhành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng Hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng chỉ
có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên tham gia trong hợp đồng đó Do đó, nếungười thứ ba có lỗi để gây ra thiệt hại cho một bên trong hợp đồng hoặc một bên tronghợp đồng gây ra thiệt hại cho người thứ ba thì trách nhiệm dân sự phát sinh chỉ có thể
là trách nhiệm ngoài hợp đồng Trường hợp này không áp dụng đối với hợp đồng vì lợiích của người thứ ba bởi lẽ đây là trường hợp ngoại lệ vì người thứ ba cũng là người
có quyền lợi liên quan và được đề cập đến trong hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại tráchnhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy địnhngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồithường thiệt hại do mình gây ra
Nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng được phátsinh trên cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng là một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với người có hành vitrái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Hiện nay,pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín,tài sản của các cá nhân và tổ chức khác
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm phát sinh trên
cơ sở các nghĩa vụ dân sự do Bộ luật dân sự quy định cho các chủ thể Hành vi gây hạikhông liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của bất kỳ hợp đồng nào Việc xácđịnh trách nhiệm bồi thường dựa trên cơ sở quy định chung của Bộ luật dân sự
Ví dụ: Xe tải chở hàng theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa chủ xe tải và chủhàng Xảy ra sự cố trên đường do lỗi của chủ xe tải dẫn đến thiệt hại của hàng chuyên chở;thiệt hại về xe và người của một người đi xe máy Trường hợp này đã phát sinh trách nhiệmcủa chủ xe tải ở cả hai loại: trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng vận chuyển hànghóa đối với thiệt hại của chủ hàng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối vớithiệt hại của người đi xe máy7
6 http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/04/05/4702-2/
7 http:WWW.nhandan.com.vn/phapluat/giai-dap-thac-mac/item/760702-.html
Trang 71.1.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân
Khi có thiệt hại xảy ra thì bên cạnh việc xác định mức độ thiệt hại, cùng cácđiều kiện cấu thành trách nhiệm của người gây thiệt hại thì việc xác định rõ ai là ngườiphải đứng ra gánh vác trách nhiệm và thực hiện việc bồi thường để đảm bảo quyền lợicho người bị hại là một vấn đề rất quan trọng Cơ quan tòa án có thẩm quyền khi nhậnđược đơn kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại cũng phải hết sức thận trọng trong vấn
đề này
Theo cách hiểu một cách chung và khái quát nhất thì ai là người gây ra thiệt hạithì người đó phải bồi thường Tuy nhiên điều kiện để trở thành một chủ thể tham giavào một quan hệ pháp luật thì người đó phải có đầy đủ năng lực chủ thể theo quy địnhcủa pháp luật Trong thực tế có rất nhiều hành vi gây thiệt hại cho người khác và hành
vi gây thiệt hại này cũng có thể là của bất kỳ cá nhân nào kể cả những người không đủ,không có hoặc bị hạn chế năng lực tham gia vào các quan hệ pháp luật Khi một người
đã gây ra thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phát sinh,nhưng nếu như người gây ra thiệt hại lại không có năng lực để tham gia vào quan hệpháp luật bồi thường thiệt hại thì ai sẽ là người có trách nhiệm bồi thường để đảm bảoquyền lợi cho người bị thiệt hại
Như vậy, khi thiệt hại xảy ra cần phải xác định trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc
về ai Đây là một vấn đề rất quan trọng, bởi lẽ nếu không xác định được người phải bồithường thì quyền lợi của người bị thiệt hại không được đảm bảo Chính vì vậy mà vấn
đề xác định cá nhân nào phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra
Vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân là việc xácđịnh người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại chính trong từng trường hợp gây thiệthại cụ thể, bất luận người đó có phải là người trực tiếp gây ra thiệt hại hay không
Trách nhiệm của cá nhân chính là việc quy trách nhiệm bồi thường cho một chủthể, việc này có một ý nghĩa rất quan trọng trong vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng: Cá nhân nào chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ giúp cho việc giải quyếtvấn đề bồi thường thiệt hại diễn ra dễ dàng hơn, xác định đúng người có trách nhiệmbồi thường sẽ tạo ra tính khả thi cho công tác thi hành án sau này; trách nhiệm bồithường thiệt hại của cá nhân để xác định trách nhiệm thuộc về ai, giảm bớt nguy cơviệc lạm dụng việc mất năng lực hay không đầy đủ khả năng nhận thức của người khác
mà kích động họ gây thiệt hại cho người khác và thu lợi bất chính, đồng thời nâng caotinh thần, trách nhiệm của những người có nghĩa vụ trông nom, giáo dục những ngườikhông có năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi một phần
Trang 8Để trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật dân sự thì người tham gia cầnđáp ứng điều kiện về năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật Quan hệ bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng là một quan hệ pháp luật dân sự do vậy để trởthành chủ thể của quan hệ này thì người tham gia cũng cần phải có đầy đủ những điềukiện về năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung Bên cạnh đó, do đặc thùriêng của quan hệ pháp luật này mà cần có thêm một số điều kiện nhất định.
Khi một chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường có nghĩa là chủ thể đó đang thamgia vào một quan hệ pháp luật, do vậy người này cần phải có đầy đủ năng lực chủ thể
để tham gia vào một quan hệ pháp luật đó là độ tuổi và nhận thức (năng lực hành vi).Trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhiều khi người đứng ra thực hiệntrách nhiệm bồi thường lại không phải là người đã trực tiếp gây ra thiệt hại mà họ phảithực hiện trách nhiệm bồi thường là do lỗi quản lý của mình trong việc để thiệt hại xảy
ra Do đó, một điều kiện cần để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngcho một chủ thể đó là mối quan hệ pháp lý giữa người gây thiệt hại và người phải bồithường
Như vậy để xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng cho một chủ thể cầnphải đáp ứng các điều kiện sau: (độ tuổi, nhận thức, mối quan hệ pháp lý giữa ngườigây thiệt hại và người bồi thường)
- Thứ nhất: Độ tuổi
Việc quy định độ tuổi là một trong những điều kiện để xác định trách nhiệm bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng là rất hợp lý Bởi vì khi một chủ thể tham gia vàoquan hệ bồi thường thiệt hại có nghĩa là chủ thể đang tham gia vào một quan hệ phápluật dân sự Để có thể tham gia vào quan hệ này thì trước hết chủ thể này phải đáp ứngđược yêu cầu về năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật Theo quy định củapháp luật thì năng lực chủ thể được cấu thành bởi hai yếu tố là năng lực pháp luật và
năng lực hành vi Về năng lực pháp luật Bộ luật dân sự 2005 đã quy định “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết” 8 Theo quy định này, mỗi cá nhân đang sống và tồn tại trong xã hội luôn luôn cónăng lực pháp luật dân sự có nghĩa là họ luôn có khả năng có quyền dân sự và nghĩa
vụ dân sự Tuy nhiên, năng lực hành vi dân sự của cá nhân thì ngược lại Năng lựchành vi dân sự của cá nhân hình thành khi đáp ứng những điều kiện nhất định về độtuổi và nhận thức Mặt khác, năng lực hành vi dân sự lại được chia thành các mức khác
nhau, phụ thuộc vào độ tuổi của cá nhân Theo quy định “Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Bộ
8 Khoản 3 Điều 14 Bộ luật dân sự 2005.
Trang 9luật này” 9 Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên (Điều 18 Bộ luật dân sự
2005) Như vậy, người từ đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ, được phép tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự và tự mình gánh chịu các nghĩa
vụ dân sự
Quy định độ tuổi là điều kiện để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật dân sự về việcxác định năng lực hành vi dân sự (một trong hai yếu tố tạo thành năng lực chủ thể của
cá nhân) Độ tuổi là yếu tố đáp ứng điều kiện có thể tự mình gánh vác các nghĩa vụdân sự trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân
Sự phù hợp của việc quy định độ tuổi là yếu tố để xác định trách nhiệm bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng được thể hiện ngay trong Bộ luật dân sự 2005, đóchính là sự tương thích giữa việc quy định độ tuổi để xác định năng lực hành vi dân sựvới việc căn cứ vào độ tuổi để quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng
Từ những phân tích trên có thể khẳng định rằng độ tuổi là điều kiện không thểthiếu khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho bất cứ một chủthể nào Độ tuổi góp phần vào việc quyết định người có trách nhiệm bồi thường thiệthại trong từng trường hợp cụ thể
- Thứ hai: Nhận thức.
Cũng như độ tuổi khả năng nhận thức cũng là yếu tố tạo thành năng lực hành vidân sự của một chủ thể Nếu một người tuy đã thành niên nhưng không thể nhận thức,không làm chủ hành vi của mình, thì bị coi là người mất năng lực hành vi dân sự vàkhông có năng lực chủ thể để tham gia vào các quan hệ pháp luật và cũng không thểnào trở thành chủ thể có thể đứng ra gánh vác trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng được ngay cả khi thiệt hại đó là do họ gây ra
Khi phân tích về khả năng nhận thức của chủ thể ta thấy giữa khả năng nhậnthức và độ tuổi có mối quan hệ với nhau, chúng đều là hai yếu tố tạo thành năng lựchành vi dân sự, nhưng khả năng nhận thức của con người lại phụ thuộc vào chính độtuổi Con người chỉ có khả năng nhận thức đầy đủ khi đạt một độ tuổi nhất định, khichưa đạt độ tuổi này thì con người hoặc chưa có khả năng nhận thức hoặc là khả năngnhận thức còn hạn chế Có trường hợp người không có khả năng nhận thức nhưngkhông phải do chưa đạt một độ tuổi nhất định mà do bị mất khả năng nhận thức của
mình Khái niệm “mất” thông thường được hiểu là đang tồn tại, đang có một hiện
tượng, một sự vật nhưng sau đó không còn hiện tượng, sự vật đó nữa Nếu một người
9 Điều 19 Bộ luật dân sự 2005.
Trang 10đang có khả năng nhận thức nhưng lại bị mất đi thì nguyên nhân dẫn đến sự mất đi này
có thể là do người đó bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến hậu quảkhông thể nhận thức và làm chủ được bản thân mình Do vậy, họ mất đi năng lực hành
vi, mất đi năng lực chủ thể để tham gia vào các quan hệ xã hội
Như vậy, để tham gia vào một quan hệ xã hội nhất định thì chủ thể phải có đầy
đủ ý chí cũng như lý trí để điều khiển hành vi của mình, phải nhận thức được những gìmình đang làm cũng như hậu quả của hành vi đó Không có nhận thức có nghĩa họkhông thể biết được mình đang làm gì và việc làm đó có hậu quả ra sao Việc quy địnhnhận thức là điều kiện để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngcủa cá nhân là rất cần thiết Người đứng ra chịu trách nhiệm chính trong quan hệ bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể chính là người gây ra thiệt hại và cũng có thểkhông phải là người gây ra thiệt hại Việc thực hiện bồi thường ảnh hưởng đến chínhquyền lợi của họ do vậy họ phải nhận thức được việc mình đang làm và trách nhiệmbồi thường sẽ không đặt ra với người không có khả năng nhận thức
- Thứ ba: Mối quan hệ pháp lý giữa người gây thiệt hại và người phải bồi
thường
Thông thường chỉ cần đạt độ tuổi do luật định và có khả năng nhận thức thìmột chủ thể hoàn toàn có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật mà cụ thể ở đây làtham gia vào quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Khi có đầy đủ năng lực chủthể thì người gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay nói cáchkhác là đã đủ điều kiện để cá nhân gánh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng
Mối quan hệ giữa người gây thiệt hại và người phải bồi thường được đặt ra đểxác định cá nhân nào phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là để giải quyết các tìnhhuống người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường Việc xem xét mối quan hệpháp lý giữa người gây thiệt hại và người phải bồi thường nhằm xác định đúng ngườiđại diện cho người gây thiệt hại để thực hiện nghĩa vụ Họ phải thực hiện việc bồithường dù họ không gây ra thiệt hại nhưng họ lại có lỗi trong việc quản lý người gâythiệt hại Nếu họ thực hiện đúng trách nhiệm quản lý của mình thì thiệt hại đã khôngxảy ra Lỗi của người phải bồi thường ở đây là lỗi trong việc quản lý người đã gây rathiệt hại
Mối quan hệ pháp lý giữa người gây thiệt hại và người phải bồi thường ở đây
có thể là mối quan hệ giữa người chưa thành niên dưới 15 tuổi với cha mẹ, giữa ngườichưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự với người giám hộ, với trườnghọc, bệnh viện, tổ chức khác
Trang 11Việc xác định đúng mối quan hệ này để tránh việc xác định nhầm người cótrách nhiệm bồi thường, chỉ có những người có trách nhiệm quản lý nhưng không thựchiện đúng trách nhiệm của mình để thiệt hại xảy ra mới phải bồi thường.
1.2 Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn có những đặc điểm sau đây: do cơ quanNhà nước có thẩm quyền áp dụng, áp dụng đối với người có hành vi vi phạm phápluật, luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng, được đảm bảo thực hiệnbằng cưỡng chế Nhà nước…
- Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệmdân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự Khi một người gây ra tổn thất chongười khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại chính là một quan
hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh và được quy định trong Bộ luật dân sự 2005 ởĐiều 307 và Chương XXI và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự
- Về điều kiện phát sinh: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi thoảmãn các điều kiện nhất định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụdân sự (nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng), có mối quan hệ nhân quả giữahành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại (không phải làđiều kiện bắt buộc) Đây là những điều kiện chung nhất để xác định trách nhiệm củamột người phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra Tuy nhiên, trong một sốtrường hợp đặc biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phát sinh khi không có đủcác điều kiện trên điển hình là các trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
- Về hậu quả: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu quả bấtlợi về tài sản cho người gây thiệt hại Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn thất cho ngườikhác thì tổn thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định làmột đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được việc bồithường Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán được nhưngcũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho người bịthiệt hại Và cũng chính vì vậy, thực hiện trách nhiệm bồi thường sẽ giúp khôi phục lạithiệt hại cho người bị thiệt hại
- Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngoài người trực tiếp có hành vi gây thiệthại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn được áp dụng cả đối với những chủ thểkhác đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được giám
hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh viện
Trang 12trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệthại hoặc tổ chức khác như cơ sở dạy nghề.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại gồm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại tronghợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Từ những đặc điểm trên
ta có thể rút ra một số đặc điểm riêng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng
*Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
- Là một loại trách nhiệm pháp lý, bắt buộc phải thực hiện, các bên chỉ có thểthỏa thuận về mức bồi thường và hình thức bồi thường
- Các bên có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không liên quan đến việcthực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng
- Việc thực hiện nghĩa vụ trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thôngthường sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh ngay khi phát sinhnghĩa vụ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật mà không dựa trên cơ sở tự
do thỏa thuận của các bên
1.3 Ý nghĩa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không bị coi là hình phạt màđược xem như bổn phận, nghĩa vụ của người gây thiệt hại đối với người, tổ chức bịthiệt hại Pháp luật ủng hộ người gây thiệt hại chủ động bồi thường thỏa đáng chongười bị thiệt hại Quy định này có ý nghĩa thực tế đó là:
Xác định rõ chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại để quy trách nhiệm chongười đó
Khắc phục hậu quả về thiệt hại do chủ thể có trách nhiệm gây ra
Là căn cứ để xác định tư cách chủ thể trong tố tụng dân sự, ai là bị đơn dân sựphải bồi thường theo trách nhiệm dân sự trước Tòa án trong trường hợp cá nhân gâythiệt hại cho người khác
Bảo vệ lợi ích của người bị thiệt hại hoặc thân nhân của người bị thiệt hại, để cócăn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật
Bảo vệ tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự của cá nhân; tài sản, danh dự, uytín của các tổ chức
Trang 13Giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cácchủ thể khác.
Phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật thông qua việc áp dụng trách nhiệm,các quy định của pháp luật giúp các chủ thể nhận thức được hậu quả bất lợi mà mình
sẽ phải gánh chịu khi có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật và do đó có tác dụngphòng ngừa
1.4 Sơ lượt về các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1.4.1 Giai đoạn trước năm 1995
*Theo pháp luật phong kiến
Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định cólịch sử phát triển sớm nhất ở Việt Nam Pháp luật từ thời kỳ phong kiến cũng cónhững những quy định về vấn đề này, ở đây người viết chỉ phân tích năng lực bồithường trong hai bộ luật tiêu biểu của thời kỳ phong kiến đó là Bộ luật Hồng Đức và
Bộ luật Gia Long Phù hợp với quan điểm lập pháp thời đó, các quan hệ xã hội đềuđược điều chỉnh bằng luật hình, đều nhằm thiết lập một trật tự xã hội theo nhữngchuẩn mực hà khắc có lợi cho sự thống trị của Nhà nước phong kiến, chưa có sự phânbiệt rõ ràng với những đặc trưng rất khác nhau giữa luật dân sự và luật hình sự Do đó,không chỉ bao gồm các quy định về các hành vi phạm tội và hình phạt mà còn baogồm cả các quy định về dân sự trong đó bao gồm cả những quy định về bồi thường dogây thiệt hại
Trong Bộ luật Hồng Đức ghi nhận những quy định về bồi thường thiệt hại cùng
với chế tài hình sự, Điều 435 đã dự liệu rằng: “Những kẻ thừa cơ lúc có trộm, cướp, cháy, lụt mà lấy trộm của cải của người ta, hay là giữa ban ngày mà đoạt lấy tiền tài của người, cũng là lấy của đánh rơi, mà lại đánh lại người mất của, thì cũng đều phải tội như tội ăn trộm thường, mà giảm một bậc Lột lấy những quần áo và đồ vật của trẻ con, người điên, người say thì phải tội đồ và bồi thường gấp đôi” 10 Và còn rất nhiều
các quy định khác quy định về việc bồi thường như các Điều 472 theo nội dung củaĐiều luật này quy định về trường hợp kẻ dưới đánh quan lại, quan lại đánh lẫn nhau thìkhi một người đánh quan chức bị thương, ngoài việc phải chịu hình phạt, phải đền bùthường tổn còn phải đền tiền tạ Tương tự như vậy, Điều 473 dự liệu về khả năng kẻdưới mắng nhiếc quan lại, quan lại mắng nhiếc lẫn nhau đã không chỉ đưa ra hình phạt
mà còn quy định tiền tạ nếu phạm tội lăng mạ quan chức Các quy định trên cũng đãxác định trách nhiệm của một người về hành vi vi phạm của chính bản thân mình.Ngoài ra trong luật Hồng Đức còn một số trường hợp xác định một người phải chịu
10 Quốc triều hình luật, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội 2005.
Trang 14trách nhiệm về hành vi của người khác đó là trường hợp cha phải chịu trách nhiệmthay cho con, chủ phải chịu trách nhiệm thay cho đày tớ.
Điều 457 đã bắt tội người cha phải chịu trách nhiệm về hành vi của con cái còn
ở chung với mình, bất kể đã trưởng thành hay chưa, mà phạm tội trộm cướp Điều nàydựa trên quan điểm của đạo đức phong kiến thời kỳ đó chính là quyền gia trưởng củangười cha, người chồng Theo đó, nếu người cha đã có quyền gia trưởng trong nhà mà
lại không giáo dục, răn dạy con cái, thì phải chịu tội thay cho con cái: “Các con còn ở nhà với cha mẹ, mà đi ăn trộm, thì cha bị xử tội biếm; ăn cướp thì cha bị xử tội đồ; nặng thì xử tăng thêm tội; và đều phải bồi thường thay con những tang vật ăn trộm ăn cướp Nếu con đã ở riêng, thì cha bị xử phạt hay biếm; cha đã báo quan thì không phải tội; nhưng báo quan rồi mà còn để con ở nhà thì cũng xử như là chưa báo” 11.Việc quy định người cha phải bồi thường cho con ngay cả khi người con còn ở với cha
mẹ ngay cả khi người con đã trưởng thành là một điểm khác biệt hoàn toàn giữa luậtHồng Đức với luật hiện đại cụ thể là Bộ luật dân sự 2005 quy định rõ người thành niênphải tự chịu trách nhiệm trước những thiệt hại do mình gây ra Một điều nữa là nếu chabáo quan thì sẽ không phải chịu tội vậy không phải chịu tội thì có phải bồi thườngkhông? Nếu như không phải bồi thường thì ai sẽ là người đứng ra bồi thường
Điều 456 còn quy định cho chủ nhà khi đầy tớ đi ăn trộm ăn cướp, cũng là luậnđiểm cơ bản của việc bắt lỗi chủ nhà là do không trông coi, không răn dạy chu đáo đối
với kẻ dưới nên bị buộc phải chịu trách nhiệm thay cho kẻ dưới: “Đày tớ đi ăn trộm,
mà chủ nhà không báo quan, thì xử biếm năm tư; ăn cướp thì năm tư và bãi chức; chủ không có quan chức, thì thay xử đồ làm chủng điền binh và đều phải bồi thường thay những tang vật ăn trộm hay ăn cướp Nếu chủ giấu giếm nhận của ăn trộm ăn cướp thì phải đồng tội Đã báo quan mà sau lại bao dung những đày tớ ăn cướp ăn trộm ấy, thì xử như tội biết mà không trình”
Từ việc phân tích những quy định trên ta thấy trong luật Hồng Đức đã dự địnhtrước những trường hợp quy định về năng lực bồi thường, đặc biệt là việc những người
có trách nhiệm phải đứng ra đại diện để bồi thường cho những người mà mình có tráchnhiệm quản lý đã gây thiệt hại Đây chính là những điểm tiến bộ của luật Hồng Đức,nhưng dường như quy định về việc phải bồi thường thay cho người mình quản lý ởđây chủ yếu xuất phát từ đạo đức phong kiến chứ không phải là do năng lực chủ thểcủa người gây ra thiệt hại
Khác với Luật Hồng Đức, trong Luật Gia Long tiền bồi thường lại không đượcnhắc đến Trong Bộ luật Gia Long chỉ có điều luật quy định về tiền bồi thường cho gia
11 Quốc triều hình luật, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội 2005.
Trang 15đình nạn nhân trong trường phạm tội giết người Việc quy định chế tài do gây thươngtật cho người khác Luật Gia Long quy định khá tỉ mỉ các hình phạt nhưng chỉ là nhữngchế tài về hình sự chứ không thấy đề cập đến bồi thường như Điều 466 của luật Hồng
Đức: “…luật nói: sưng, phù thì phải đền tiền thường tổn 3 tiền, chảy máu thì một quan; gẫy một ngón tay, một răng thì đền 10 quan; đâm chém bị thường thì 15 quan; đọa thai chưa thành hình thì 30 quan…” 12 Điều 271 Luật Gia Long chỉ dự liệu bồithường thiệt hại trong các trường hợp nặng nhất như hỏng mắt, gãy tay chân, làm hỏng
bộ phận trong cơ thể…thì ngoài những chế tài hình sự phải chịu ra còn phải bồithường cho nạn nhân để nuôi thân
- Thứ nhất, là về trường hợp cha mẹ bồi thường cho con: nhà lập pháp quy địnhrằng người cha, người mẹ phải chịu trách nhiệm về những tổn hại do người con gâynên Tuy nhiên về việc quy trách nhiệm bồi thường cho cha mẹ cần có điều kiện đó là:con còn vị thành niên, nếu người con đã trưởng thành nghĩa là qua 21 tuổi thì các điềukhoản quy trách nhiệm bồi thường cho cha mẹ là không thể thi hành được; con còn ởvới cha mẹ, như vậy nếu người con đã ở riêng, cha mẹ sẽ không chịu trách nhiệm vềcác tổn hại do người con gây ra Tuy nhiên, nếu việc không ở chung này không có lý
do chính đáng hoặc mặc dầu không có sự ở chung, cha mẹ vẫn còn có thể trông con cáiđược, thì cha mẹ vẫn còn phải chịu trách nhiệm; sự quá thất của người con hay ở đâychính là do sự không trông nom cẩn thận của cha mẹ
- Thứ hai, là về trách nhiệm của người thợ cả: Điều 714 khoản 4 và 5 của Dânluật Bắc kỳ 1931 và khoản 2 và 3 của Dân luật Trung kỳ 1936, quy định rằng cácngười thợ cả phải chịu trách nhiệm về những tổn hại do các người thợ bạn gây nêntrong khi làm những công việc họ giao cho, hoặc trong khi các người thợ bạn này ởdưới quyền trông coi của họ Theo quy định của hai bộ luật này người thợ bạn phảigây ra tai nạn trong thời kỳ chịu sự trông nom của người thợ cả, hoặc trong thời kỳlàm một công việc do người thợ cả giao cho Người thợ cả chỉ chịu trách nhiệm dân sự
12 Quốc triều hình luật, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội 2005.
Trang 16về người thợ bạn nếu như hai điều kiện được hội đủ: dạy dỗ một nghề cho người thợbạn; giao một công việc cho người thợ bạn làm, điều này phân biệt người thợ cả vớingười thầy giáo.
- Thứ ba là trách nhiệm của các người dạy học: Điều 714 khoản 5 của Dân luậtBắc kỳ 1931 và Điều 764 khoản 2 Dân luật Trung kỳ 1936 quy định các người dạy họcchịu trách nhiệm về các sự tổn hại do học trò gây nên trong thời gian ở dưới quyềntrông coi của họ
* Thời kỳ từ năm 1959 đến năm 1995
Tại miền bắc Việt Nam, ngày 10 tháng 7 năm 1959 Tòa án tối cao ra chỉ thị số
772/TATC để “Đình chỉ việc áp dụng luật pháp cũ phong kiến đế quốc” Từ thời điểm
đó trở đi, tại miền bắc Việt Nam thiếu đi một bộ Dân luật thực thụ, cho nên trong giaiđoạn này người viết chỉ nêu ra những quy định về năng lực bồi thường theo Dân luậtNam kỳ 1972 và Bộ luật dân sự 1995 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 1996
Dân luật Nam kỳ cũng đã xây dựng những quy định về bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng và năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân, Điều 729 có quy địnhrằng bất cứ hành vi nào gây ra thiệt hại cho người khác đều làm cho người chủ động
có lỗi phải bồi thường, và bộ luật này cũng quy định rõ các trường hợp cha mẹ phảichịu trách nhiệm về hành động của con cái vị thành niên còn ở cùng với cha mẹ; ngườigia chủ phải chịu trách nhiệm về hành vi của gia bộc; người chủ ủy phải chịu tráchnhiệm về hành vi của kẻ thừa sai; người thợ cả phải chịu trách nhiệm về hành vi củacông nhân và người học nghề Sở dĩ những người này phải chịu trách nhiệm vì họ đãkhông làm tròn trách nhiệm trông coi, quản lý của mình đối với những người đã gây rathiệt hại, họ có lỗi do vậy họ phải chịu trách nhiệm và lỗi của họ ở đây là lỗi quản lý(Điều 731), đồng thời luật cũng quy định rằng cha mẹ, gia chủ, chủ ủy và thợ cả muốnđược miễn trách nhiệm phải chứng minh rằng họ đã làm hết cách mà không cản đượchành vi đã gây ra thiệt hại Điều 735 cũng đã quy định trách nhiệm của thầy học cáctrường về hành vi của học trò trong thời gian học trò ở dưới sự kiểm soát của mình,nhưng chỉ phải trách nhiệm nếu đã có lỗi, được chứng minh theo thường luật Nếu làtrường công, trách nhiệm của quốc gia sẽ thay thế trách nhiệm của đương sự
1.4.2 Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005
Bộ luật dân sự 1995 được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 và có hiệu lựcthi hành từ ngày 01/6/1996, có thể nói rằng Bộ luật dân sự 1995 là thành tựu lớn nhấtcủa năm mươi năm xây dựng hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại Bộ luật đã
có hẳn một chương riêng (Chương V) quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trang 17ngoài hợp đồng Chương này quy định khá hoàn thiện về trách nhiệm bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng và năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trong chươngnày quy định rất rõ ràng từng trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể và xác định rõ ai
là người có trách nhiệm bồi thường Điều 611 quy định về năng lực chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại của cá nhân và có sự phân tách trong từng trường hợp cụ thể Vàcũng đã có những quy định về bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi gây
ra mà trong luật của thời kỳ trước không có Có thể nói Bộ luật là sự hoàn thiện, khắcphục những thiếu xót của pháp luật về vấn đề này trong các quy định của pháp luậttrước đó
1.4.3 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
Sau mười năm áp dụng Bộ luật dân sự 1995, đến ngày 14/6/2005 Quốc hội đãthông qua Bộ luật dân sự 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006) trên cơ sở kế thừanhững nguyên tắc và nội dung cơ bản của Bộ luật dân sự 1995 Bộ luật đã giành mộtchương (Chương XXI) để quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng, trong đó quy định rõ về: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cánhân (Điều 606, Mục 1); Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Điều 604,Mục 1) Quy định về: Xác định thiệt hại (Mục 2) và Bồi thường thiệt hại trong một sốtrường hợp cụ thể (Mục 3)
CHƯƠNG 2
Trang 18QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CÁ NHÂN
Trong quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thì việc xác định chủ thểnào có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một vấn đề rất quan trọng và quyết định đếntính khả thi trong việc áp dụng bồi thường thiệt hại trong thực tế Sau đây người viếtxin đi vào phân tích việc xác định chủ thể bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cánhân
2.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
2.1.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân là người chưa thành niên
Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên (Điều 18 Bộ luật dân sự 2005),theo quy định của pháp luật thì đây là những người không có năng lực hành vi dân sự
“người chưa đủ 6 tuổi” 13 hoặc chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hay nói cáchkhác là chỉ có năng lực hành vi dân sự một phần “người từ đủ 6 đến chưa đủ 18
tuổi” 14 Những người này không có hoặc không đủ năng lực để tham gia vào quan hệbồi thường thiệt hại dù rằng thiệt hại đó là do bản thân họ gây ra Trong độ tuổi nàycác chủ thể chưa có khả năng nhận thức hoặc chưa nhận thức một cách đầy đủ vàchính xác về những việc mình đã làm cũng như chưa nhận thức được một cách sâu sắc
về những thiệt hại có thể xảy ra do hành vi của mình Do vậy, nếu những người nàygây ra thiệt hại thì phải có người đứng ra đại diện cho họ để thực hiện nghĩa vụ bồithường
Mặc dù cùng nằm trong nhóm tuổi người chưa thành niên nhưng việc quy định
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới 18 tuổi gây ra lại không giống nhautrong mọi trường hợp Trong nhóm tuổi này việc quy định trách nhiệm bồi thườngthiệt hại có sự phân biệt giữa hai độ tuổi khác nhau là người chưa thành niên dưới 15tuổi và người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
* Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người dưới 15 tuổi
Như đã nói ở trên, người chưa thành niên dưới 15 tuổi là người không có nănglực hành vi dân sự (dưới 6 tuổi) hoặc năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ (từ đủ 6tuổi đến chưa đủ 15 tuổi) Về nguyên tắc thì những người chưa thành niên dưới 15 tuổigây ra thiệt hại và người chưa thành niên đó còn cha mẹ thì cha mẹ buộc phải bồi
13 Điều 21 Bộ luật dân sự 2005.
14 Điều 20 Bộ luật dân sự 2005.
Trang 19thường toàn bộ thiệt hại và tham gia tố tụng dân sự với tư cách là bị đơn Trong trườnghợp này thì người có trách nhiệm chính và chủ yếu phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường
chính là cha, mẹ của người đã gây ra thiệt hại, vì theo quy định của pháp luật “Người
từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác” 15 còn “Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự Giao dịch dân sự của người chưa
đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện” 16 Những ngườichưa thành niên dưới 15 tuổi không những chưa có năng lực hành vi dân sự và nănglực hành vi dân sự chưa đầy đủ mà những người này còn chưa có năng lực hành vi laođộng để tham gia vào các quan hệ lao động để tạo ra thu nhập và có tài sản riêng Vìvậy, phần lớn những người nằm trong độ tuổi này không có tài sản và khả năng kinh tếđộc lập để tự chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại do mình gây ra Việc quyđịnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về cha, mẹ của người gây ra thiệt hại được
pháp luật quy định cụ thể như sau: “Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại” 17 Thực tiễn xét
xử của cơ quan Tòa án có thẩm quyền là những minh chứng xác thực cho quy địnhnày
Ví dụ: Vụ án hình sự xét xử các bị cáo Nguyễn Tuấn Anh sinh ngày 24/4/1992;Hoàng Văn Lê sinh năm 1987; Nguyễn Thế Trung sinh năm 1982; Nguyễn Văn Việtsinh năm 1988 về tội cướp giật tài sản và tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội
mà có của Tòa án nhân dân thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Nội dung vụ án như sau: Khoảng 15 giờ ngày 05/12/2006 Hoàng Văn Lê sinhnăm 1987 ở Sóc Sơn, Hà Nội đi xe máy Dream BKS 99H2-7863 chở Nguyễn TuấnAnh sinh ngày 24/4/1992 cùng ở Sóc Sơn, Hà Nội, còn Nguyễn Thế Trung sinh năm
1982 ở Đông Anh, Hà Nội đi xe máy Wave BKS 12F6-4436 chở Nguyễn Văn Việtsinh ngày 06/6/1988 ở Sóc Sơn, Hà Nội đi từ Đông Anh đến thị xã Phúc Yên với mụcđích trộm cắp xe máy Khoảng 16 giờ 30 phút cùng ngày cả bốn tên đi trên đoạnđường 301 từ trung tâm thị xã Phúc Yên đi phường Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên TuấnAnh quan sát thấy chị Đàm Thị Hà sinh năm 1969 ở phường Trưng Trắc, thị xã PhúcYên trả tiền mua xăng ở xã Nam Viên và ngồi sau xe máy do anh Nguyễn XuânCương sinh năm 1961 ở phường Hùng Vương, thị xã Phúc Yên điều khiển xe chạycùng chiều vào Xuân Hòa Quan sát thấy chiếc túi xách của chị Hà để trên yên xe giữachị Hà và anh Cương, Tuấn Anh nảy sinh ra ý định cướp giật và bảo Lê điều khiển xe
15 Khoản 1 Điều 20 Bộ luật dân sự 2005.
16 Điều 21 Bộ luật dân sự 2005.
17 Khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự 2005.
Trang 20máy đi chậm lại phía sau xe anh Cương, Lê đồng ý Khi đến khu vực hồ Tam Giácphường Xuân Hòa, Tuấn Anh bảo Lê ép sát xe máy của anh Cương rồi Tuấn Anh dùngtay giật chiếc túi xách của chị Hà, trong túi xách có một chiếc điện thoại Nokia 6110
và 2.300.000 đồng, một đăng ký xe máy và cùng một số giấy tờ tuỳ thân khác Giậtđược tài sản Lê cho xe chạy với tốc độ cao vào hồ Đại Lải, còn Trung điều khiển xemáy chạy theo Lê đi đến hồ Đại Lải thì dừng xe kiểm tra túi xách, lúc này xe củaTrung cũng vừa đến, kiểm tra túi xách xong cả bọn đi về phía Đông Anh, Hà Nội Tạiđây, Tuấn Anh chia cho Nguyễn Thế Trung 500.000 đồng chia cho Việt và Lê mỗingười 300.000 đồng, còn lại Tuấn Anh tiêu hết
Đến ngày 7/12/2006 Tuấn Anh cùng Việt đem chiếc điện thoại bán cho một cửahàng ở Đông Anh được 1.000.000 đồng Tuấn Anh và Việt tiêu hết
Ngày 15/6/2007 Hội đồng giám định thị xã Phúc Yên đã xác định trị giá chiếcđiện thoại của chị Hà là 2.000.000 đồng
Đối với chiếc xe máy BKS 99H2-7863 xác định là xe máy do Lê cùng TuấnAnh trộm cắp mà có Còn chiếc xe máy BKS 12F6-4436 là do Việt trộm cắp mà có
Tại bản án hình sự sơ thẩm 57/2007/HSST ngày 31/8/2007 của Tòa án sơ thẩm
đã quyết định và tuyên bố các bị cáo Tuấn Anh và Lê phạm tội cướp tài sản Thế Trung
và Việt phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và áp dụng các quyđịnh của Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt cho các bị cáo
Bên cạnh trách nhiệm hình sự mà các bị cáo phải chịu Tòa án cũng quyết địnhmức bồi thường thiệt hại (ở phần bồi thường này chỉ nhắc đến vấn đề bồi thường thiệthại của Nguyễn Tuấn Anh vì khi phạm tội Nguyễn Tuấn Anh mới chỉ có 14 tuổi, 7tháng, 6 ngày đang trong độ tuổi của người chưa thành niên dưới 15 tuổi)
Hội đồng xét xử đã áp dụng khoản 1 Điều 42 của Bộ luật hình sự, điểm b khoản
2 Điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự, khoản 1 Điều 605 và khoản 2 Điều 606 của Bộluật dân sự 2005 buộc ông Nguyễn Văn Lê bố đẻ của Nguyễn Tuấn Anh, người đạidiện hợp pháp cho bị cáo Nguyễn Tuấn Anh phải bồi thường thiệt hại về tài sản chochị Đàm Thị Thu Hà số tiền 2.200.000 đồng
Quyết định bồi thường thiệt hại trên của Tòa án đã cụ thể hóa quy định về nănglực bồi thường thiệt hại tại khoản 2 Điều 606 của Bộ luật dân sự Rõ ràng người gây rathiệt hại là Nguyễn Tuấn Anh nhưng do Nguyễn Tuấn Anh mới có 14 tuổi, 7 tháng, 6ngày đang ở độ tuổi của người chưa thành niên dưới 15 tuổi, nên cha, mẹ của TuấnAnh phải là người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con củamình gây ra cho người khác, do lỗi không thực hiện trách nhiệm quản lý của mình Cụ
Trang 21thể ở đây Tòa án đã tuyên buộc ông Nguyễn Văn Lê (bố của Nguyễn Tuấn Anh) phảibồi thường mà không phải là bị cáo - người đã gây ra thiệt hại Trong vụ án này bị cáochỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trước hành vi phạm tội của mình còn trách nhiệmbồi thường thì thuộc về cha bị cáo18.
Như vậy, tuy người gây ra thiệt hại là Nguyễn Tuấn Anh nhưng ông NguyễnVăn Lê là cha của bị cáo là người đại diện hợp pháp cho bị cáo và phải chịu tráchnhiệm bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra Điều này hoàn toàn hợp lý
và có căn cứ pháp luật Mặc dù ông Nguyễn Văn Lê không phải là người trực tiếp gây
ra thiệt hại nhưng lại có lỗi trong việc để thiệt hại xảy ra Lỗi của ông Lê ở đây là lỗigián tiếp, lỗi suy đoán, do ông Lê đã không làm tròn bổn phận quản lý, giáo dục concái của mình để con chưa thành niên gây ra thiệt hại cho người khác
Nghiên cứu về năng lực bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên dưới 15tuổi ngoài việc pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về cha mẹcủa người gây thiệt hại thì tại khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định
“nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu” Về nguyên tắc người chưa
thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thuộc về cha, mẹ củangười đã gây ra thiệt hại Việc pháp luật quy định cho phép cha, mẹ có thể dùng tài sảncủa con chưa thành niên để bồi thường phần còn thiếu là nhằm mục đích thực hiện
nguyên tắc bồi thường thiệt hại phải “toàn bộ và kịp thời” để đảm bảo quyền lợi cho
người bị thiệt hại, bởi trong nhiều trường hợp người chưa thành niên tuy chưa tự làmđược ra tài sản nhưng lại được thừa kế, được tặng cho tài sản Và việc cho phép cha,
mẹ của người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại được phép lấy tài sản của con
họ để bù vào phần bồi thường còn thiếu không có nghĩa người chưa thành niên phải
“liên đới” cùng cha, mẹ để bồi thường thiệt hại.
Một vấn đề nữa được đặt ra là thời điểm mà pháp luật quy định cho cha, mẹ củangười chưa thành niên được lấy tài sản của họ để bồi thường phần còn thiếu là thờiđiểm nào? Là thời điểm người chưa thành niên gây thiệt hại hay là thời điểm Tòa ánquyết định trách nhiệm bồi thường Đặt giả sử vào thời điểm mà người chưa thànhniên dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì họ không có tài sản riêng đồng thời cha, mẹ củanhững người này cũng không có hoặc không đủ tài sản để bồi thường Đến thời điểm
mà Tòa án quyết định trách nhiệm bồi thường thì người chưa thành niên đã có tài sảnriêng nhưng cha, mẹ họ lại không có tài sản để bồi thường thì có thể lấy tài sản củangười chưa thành niên để bồi thường hay không? Điều này Bộ luật dân sự không quyđịnh rõ, nhưng nên hiểu rằng nghĩa vụ bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi người
18 Tòa án nhân dân thị xã Phúc Yên, bản án số 57/2007/HSST ngày 31/8/2007.
Trang 22chưa thành niên gây thiệt hại, nếu như sau khi thiệt hại xảy ra ngay lập tức cha, mẹ củangười chưa thành niên thực hiện việc khắc phục, bù đắp một cách đầy đủ thiệt hại đãxảy ra thì sẽ không làm phát sinh trách nhiệm của người chưa thành niên Do vậy, việc
quy định “nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản thì lấy tài sản đó bồi thường phần còn thiếu trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này” 19 là thời điểm Tòa án quyết định trách nhiệmbồi thường mà không phải là thời điểm người chưa thành niên gây ra thiệt hại Nếu ởthời điểm mà Tòa án quyết định trách nhiệm bồi thường nhưng cha, mẹ không đủ tàisản để bồi thường đồng thời người chưa thành niên cũng không có tài sản riêng để bồithường thì trách nhiệm bồi thường sẽ vẫn thuộc về cha, mẹ của người đã gây ra thiệthại Trong mọi trường hợp, dù người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại có haykhông có tài sản bồi thường thì trách nhiệm bồi thường vẫn phải được xác định là củacha, mẹ của người chưa thành niên đã gây ra thiệt hại mà không phải là của họ
Việc người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì không phải trong mọitrường hợp cha, mẹ của người gây ra thiệt hại đều phải chịu trách nhiệm bồi thường,
đó là trường hợp “Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra” 20 Thời gian mà ngươi dưới
15 tuổi học tại trường học chính là thời gian mà theo quy định của nghề nghiệp trườnghọc phải có trách nhiệm quản lý, giáo dục người chưa thành niên dưới 15 tuổi, do vậytrong thời gian người dưới 15 tuổi học tại trường học mà gây ra thiệt hại thì nhà trường
sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường vì nhà trường đã không hoàn thành nhiệm vụ củamình trong việc quản lý và giáo dục học sinh Tuy nhiên, nếu trường học chứng minhđược mình không có lỗi trong việc quản lý và trong việc để thiệt hại xảy ra thì trườnghọc sẽ không phải bồi thường và trong trường hợp này thì cha, mẹ hoặc người giám hộcủa người chưa thành niên sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Việc chứngminh không có lỗi để giải trừ trách nhiệm bồi thường là nghĩa vụ của nhà trường vàviệc chứng minh này không dễ chút nào vì thông thường lỗi trong các trường hợp này
là lỗi suy đoán Trong thời gian học tại trường mà người dưới 15 tuổi gây thiệt hại thìsuy đoán là nhà trường đã không thực hiện tốt chức năng quan lý của họ
Một trường hợp nữa, là nếu như người dưới 15 tuổi gây thiệt hại trên đường đihọc về thì trách nhiệm thuộc về ai? Trong khoảng thời gian này, trường học không cótrách nhiệm quản lý vì học sinh đã ra khỏi trường nên trách nhiệm không thuộc về họ,nhưng trong thời gian đó người gây thiệt hại cũng chưa về đến nhà, vậy cha mẹ có
trách nhiệm gì trước thiệt hại mà con họ gây ra không? Theo quy định “nếu trường
19 Khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự 2005.
20 Khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2005.
Trang 23học… chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi… phải bồi thường” 21 Theo cách hiểu của điều luật nàythì, nếu trường học không có lỗi trong việc quản lý thì cha mẹ phải bồi thường Từ đây
có thể suy ra nếu người dưới 15 tuổi gây thiệt hại trên đường đi học về, thì trách nhiệmkhông thuộc về trường học mà cha mẹ của người gây thiệt hại phải bồi thường cho con
họ, mặc dù người dưới 15 tuổi chưa về đến nhà Nhưng theo quy định của khoản 3Điều 621 chỉ cần chứng minh được họ không có lỗi thì ngay cả khi người dưới 15 tuổiđang học ở trường mà gây thiệt hại thì cha mẹ họ cũng phải bồi thường
* Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi cũng là người trong độ tuổi chưa thànhniên22, nhưng khi quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì đây lại là một trườnghợp đặc biệt đối với người chưa thành niên Sở dĩ như vậy là vì tuy trong cùng độ tuổichưa thành niên nhưng việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa
đủ 15 tuổi lại khác với người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi Người chưa đủ 15 tuổi nếugây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về cha, mẹ của họ, pháp luật quy định
rõ ràng “Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại” nhưng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18
tuổi mà gây thiệt hại thì pháp luật quy định “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình” 23 Như vậy, trong trường hợp này trách nhiệm chính lại thuộc về người gây thiệthại mà không phải cha, mẹ của họ Chỉ khi nào người gây thiệt hại không đủ tài sản đểbồi thường thì mới làm phát sinh trách nhiệm của cha, mẹ họ
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi dườngnhư ngược hẳn với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa đủ 15 tuổi gây ra
Lý do để pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người từ đủ 15 tuổiđến chưa đủ 18 tuổi như vậy là vì: Mặc dù ở trong độ tuổi chưa thành niên chưa cónăng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng so với người dưới 15 tuổi về mặt nhận thức họ
đã phát triển hơn, mặt khác người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi theo quy định của luậtLao động đã có thể tham gia vào quan hệ pháp luật lao động24 Chính vì vậy họ có thểphát sinh thu nhập và có tài sản riêng, nên có thể thực hiện trách nhiệm bồi thườngthiệt hại của mình Mặc dù quy định trách nhiệm chính thuộc về người gây thiệt hại,nhưng xét về mặt năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì họ chưa có, nên họ cần phải có
21 Khoản 3 Điều 621 Bộ luật dân sự 2005.
22 Điều 18 Bộ luật dân sự 2005: Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên.
23 Khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự 2005.
24 Điều 161 Bộ luật lao động 2012: Lao động chưa thành niên: Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi.
Trang 24người đại diện cho mình trong việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự Do vậy,cha mẹ của người gây thiệt hại vẫn không thể loại trừ hoàn toàn trách nhiệm của mình,
họ có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho con mình khi nó gây ra thiệt hại chongười khác mà không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường
Xác định trách nhiệm bồi thường trước hết là trách nhiệm chính của người đãgây ra thiệt hại được thực tiễn xét xử các vụ án chứng minh một cách cụ thể
Ví dụ: Vụ án hình sự xét xử các bị cáo Ngô Duy Thông sinh ngày 02/9/1990,Trần Ngôn Tuân sinh ngày 21/4/1990, Đào Khánh Hoàng sinh ngày 20/01/1992, TrầnHuy Hoàng sinh ngày 19/06/1992, Vũ Đức Đại sinh ngày 15/11/1992, Hoàng NgọcChiến sinh ngày 10/10/1992 (tất cả các bị cáo đều có đăng ký nhân khẩu thường trú tạithành phố Hải Phòng) về tội giết người và tội cướp tài sản của Tòa án nhân dân Thànhphố Hải Phòng (trong ví dụ này chỉ nêu ra phần tội giết người mà không nêu ra tộicướp tài sản)
Nội dung vụ án như sau:
Về hành vi giết người ngày 02/3/2007: Khoảng 21 giờ 00 phút ngày 02/3/2007Trần Ngôn Tuân, Hoàng Ngọc Chiến, Vũ Đức Đại, Trần Huy Hoàng, Ngô Duy Thông,Đào Khánh Hoàng đang ngồi chơi tại vỉa hè đường Lê Hồng Phong, phường ĐôngKhê, quận Ngô Quyền thì Nguyễn Anh Tuấn cùng các bạn đi xe đạp qua Thông nhặtmột hòn đá ném về phía của Tuấn, Tuấn chửi lại Thông, sau đó Thông rủ cả mấyngười bạn đuổi theo Tuấn Khi đi được 100 m thì Thông gặp Huy (cùng là bạn củaThông) đi xe đạp ngược chiều, Thông bảo Huy quay lại đuổi theo và chặn đầu nhómcủa Tuấn, Huy đồng ý Huy dùng xe đạp đuổi kịp nhóm của Tuấn và yêu cầu Tuấn vàcác bạn dừng xe lại Khi đuổi đến gần nhóm của Tuấn thì Tuân và Huy Hoàng nhảyxuống xe, Tuân chạy vào vỉa hè nhặt hai viên gạch Khánh Hoàng cùng Huy chặn xeđạp chở Tuấn làm cho xe của Tuấn bị ngã, Khánh Hoàng chạy đến túm được Tuấn rồicùng Huy Hoàng đấm vào mặt vào người Tuấn Tuân dùng một viên gạch đập vàovùng thái dương bên phải của Tuấn Lúc đó Chiến chở Thông gần đến chỗ Tuấn thìThông bảo Chiến chở sang quán Phượng Chi lấy đồ, đến nơi Chiến dừng xe cònThông chạy vào đám đất trống lấy một tuýp sắt dài khoảng 1m đường kính 2,5 cm.Sau đó Thông chạy bộ qua dải phân cách sang chỗ Tuấn đang bị đánh và hai tay cầmtuýp sắt vụt một nhát vào bên phải đầu của Tuấn làm Tuấn ngã ra thảm cỏ Sau đó Đạichạy đến giật lấy tuýp sắt vụt một nhát vào tay Tuấn Thông giằng lại tuýp sắt định vụttiếp thì Huy nói trong nhóm bạn của Tuấn có người quen nên cả bọn không đánh nữa.Chiến cũng đạp xe đến chỗ đánh nhau nhưng không hành động Sau đó cả bọn về,Nguyễn Anh Tuấn được đưa đi cấp cứu nhưng chết
Trang 25Tại bản giám định pháp y số 130/PY - 2007 ngày 08/3/2007 của tổ chức giámđịnh pháp y thành phố Hải Phòng kết luận: “Nạn nhân Nguyễn Anh Tuấn bị trấnthương vùng trán đỉnh phải gây vỡ xương hộp sọ, chảy máu trong hộp sọ dẫn đến tửvong.
Tại bản án hình sự sơ thẩm 138/2007/HSST ngày 25/9/2007 của tòa án cấp sơthẩm đã tuyên bố các bị cáo Ngô Duy Thông, Trần Ngôn Tuân, Đào Khánh Hoàng,Trần Huy Hoàng, Vũ Đức Đại, Hoàng Ngọc Chiến đồng phạm tội giết người và ápdụng các quy định của Bộ luật Hình sự để quyết định hình phạt cho các bị cáo Bêncạnh trách nhiệm hình sự mà các bị cáo phải chịu thì căn cứ vào các Điều 42 Bộ luậthình sự và Điều 610 Bộ luật dân sự 2005 các bị cáo phải liên đới bồi thường cho choanh Nguyễn Viết Hiệp (bố của Nguyễn Anh Tuấn) số tiền là 35.000.000 đồng, trongđó: Ngô Duy Thông bồi thường 3.167.000 đồng; Trần Ngôn Tuân bồi thường5.167.000 đồng; Đào Khánh Hoàng bồi thường 5.167.000 đồng; phần còn lại là củacác bị cáo khác ở đây chỉ nói đến phần bồi thường của ba bị cáo nêu trên vì khi thựchiện hành vi gây thiệt hại Ngô Duy Thông mới 16 tuổi 6 tháng; Trần Ngôn Tuân 16tuổi 10 tháng; Đào Khánh Hoàng 15 tuổi 1 tháng 12 ngày Theo quy định của khoản 2
Điều 606 Bộ luật dân sự 2005 “Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại
thì phải bồi thường bằng tài sản của mình” Cụ thể ở đây như Tòa án đã tuyên án
trách nhiệm bồi thường thuộc về Thông, Tuân, Khánh Hoàng25
Như vậy, rõ ràng đều là người chưa thành niên nhưng trong vụ án của NguyễnTuấn Anh (trình bày ở phần trên) do Tuấn Anh chưa đủ 15 tuổi nên người phải đứngtên trong bản án để chịu trách nhiệm bồi thường là ông Nguyễn Văn Lê, bố của TuấnAnh còn trong vụ án này thì người đứng tên chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại lạichính là những người đã gây ra thiệt hại mà không phải là cha, mẹ của họ Cha, mẹ củangười gây ra thiệt hại chỉ phải bồi thường nếu tài sản của người gây ra thiệt hại không
đủ để bồi thường hoặc người gây thiệt hại không có tài sản để bồi thường
Việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người từ đủ 15 tuổi đến chưa
đủ 18 tuổi gây ra là trách nhiệm chính và chủ yếu của người gây ra thiệt hại và nếungười gây ra thiệt hại không đủ hoặc không có tài sản để bồi thường thì cha mẹ phảibồi thường bằng tài sản của mình (nghĩa vụ bắt buộc của cha, mẹ) sẽ xác định đượcmột cách cụ thể trách nhiệm là của ai trong trường hợp khi Tòa án quyết định tráchnhiệm bồi thường thiệt hại thì cả người gây thiệt hại và cha, mẹ của họ cũng không cótài sản để thực hiện nghĩa vụ bồi thường Nếu xảy ra trường hợp này thì chính ngườichưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây ra thiệt hại phải
có trách nhiệm bồi thường khi có tài sản vì trách nhiệm bồi thường đầu tiên thuộc về
25 Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng, bản án số 138/2007/HSST ngày 25/9/2007
Trang 26họ Tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều 606 vì nghĩa vụ bồi thường thiệt hạiphần còn thiếu của người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 của cha mẹ là nghĩa vụ bắt buộc nênnếu hiện tại cả con họ và họ không đủ tài sản để bồi thường thì sau này ai là người cótài sản trước thì sẽ lấy tài sản đó để bồi thường cho người bị thiệt hại để đảm bảo mộtcách tốt nhất quyền lợi cho người bị hại.
2.1.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân là người thành niên
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 “Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên” 26 và người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếukhông rơi vào các trường hợp bị Tòa án tuyên là mất năng lực hành vi dân sự hoặc bịtuyên là hạn chế năng lực hành vi dân sự Theo những quy định này thì khi một người
đủ 18 tuổi họ có đầy đủ tư cách chủ thể để bằng hành vi của mình xác lập, thực hiệnquyền và nghĩa vụ dân sự, có nghĩa là họ có toàn quyền tham gia các quan hệ dân sựvới tư cách là một chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vi do mìnhthực hiện Như vậy, người từ đủ 18 tuổi nếu không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc cácbệnh khác có ảnh hưởng đến năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi củamình hoặc không bị Tòa án tuyên là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phảichịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về những thiệt hại mà mình đã gây ra cho người
khác, khẳng định này được ghi nhận “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường” 27 Theo quy định này khi gây ra thiệt hại thì trách nhiệm chính
về việc bồi thường là của chính người đã gây ra thiệt hại
Ví dụ: A làm nghề mua bán quần áo lưu động tại chợ xã, do tranh giành chổngồi buôn bán với B nên A có lời qua tiến lại với B và tiếp sau đó A đã dùng thanh sắtmóc quần áo đánh B gây thiệt hại Trường hợp này, theo quy định trên thì A phải chịutrách nhiệm bồi thường thiệt hại cho B
Thế nhưng trên thực tế, có một số trường hợp người thành niên có đầy đủ nănglực hành vi dân sự gây thiệt hại nhưng trách nhiệm bồi thường có chút phức tạp hơnnhư: liên quan đến người của pháp nhân hoặc cán bộ, công chức,…
Ví dụ: Hai thanh niên Nguyễn Văn Bảo và Trần Văn Lâm đi vào trung tâmthương mại X tại thành phố C chơi, 2 người vừa đi xem các quầy hàng vừa ăn kem.Khi đó, Nguyễn Thanh A và Võ Tiến B là nhân viên bảo vệ của trung tâm thương mại
X nhắt nhở Nguyễn Văn Bảo và Trần Văn Lâm là nội quy của trung tâm thương mại làkhách không được ăn uống trong trung tâm trừ khu riêng biệt bán đồ ăn, thức uống chokhách Nguyễn Văn Bảo và Trần Văn Lâm không thực hiện theo nội quy mà vẫn điềm
26 Điều 18 Bộ luật dân sự 2005.
27 Khoản 1 Điều 606 Bộ luật dân sự 2005.
Trang 27nhiên ăn kem tiếp, lúc này Nguyễn Thanh A và Võ Tiến B xông tới đánh Nguyễn VănBảo và Trần Văn Lâm và bắt giữ 2 người này về phòng bảo vệ Sau khi được thả ra,Nguyễn Văn Bảo và Trần Văn Lâm tố cáo 2 nhân viên bảo vệ của trung tâm là NguyễnThanh A và Võ Tiến B về hành vi đánh người và giữ người trái pháp luật Theo Điều
618 Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra thìNguyễn Thanh A và Võ Tiến B do gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ do trungtâm thương mại giao nên trung tâm thương mại X phải bồi thường cho Nguyễn VănBảo và Trần Văn Lâm Sau khi bồi thường thiệt hại cho Nguyễn Văn Bảo và Trần VănLâm xong, trung tâm thương mại X có quyền yêu cầu Nguyễn Thanh A và Võ Tiến Bhoàn trả một khoản tiền cho trung tâm thương mại X theo quy định của pháp luật28
Người từ đủ 18 tuổi nếu không rơi vào các trường hợp quy định tại Điều 22 vàĐiều 23 của Bộ luật dân sự 2005 thì xét về cơ bản tâm sinh lý của họ đều đã phát triểnmột cách hoàn thiện Họ hoàn toàn có đầy đủ khả năng để nhận thức về sự vật, sự việc
và tự quyết định về hành động của mình, hay nói một cách khác nhận thức của họ đãphát triển và đạt đến một mức độ nhất định để có thể nhận biết về thế giới khách quan
Họ có nghĩa vụ phải biết trước những hành vi của mình sẽ đem lại những hậu quả nhưthế nào, đó là hành vi có lợi cho xã hội hay gây hậu quả bất lợi cho người khác và hậuquả xấu cho xã hội Nhận thức được những việc mình làm, họ có quyền lựa chọn cách
xử sự trước những sự kiện xảy ra trong xã hội, nếu họ lựa chọn hành vi gây thiệt hạicho người khác trong khi hoàn toàn có thể hành động theo một cách khác không gâybất lợi cho người khác và cho xã hội thì họ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người từ đủ 18 tuổi gây ra làtrách nhiệm của họ là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với các quy định hiện hành củapháp luật Người từ đủ 18 tuổi là người đã thành niên và có đủ điều kiện tham gia vàocác quan hệ pháp luật Do vậy, họ hoàn toàn đủ năng lực để tham gia và trở thành chủthể của quan hệ bồi thường thiệt hại và nếu là người gây ra thiệt hại thì họ hoàn toàn
có đủ năng lực để thực hiện trách nhiệm bồi thường Ở độ tuổi này họ đã có đầy đủnăng lực tham gia vào các quan hệ lao động nên xét trên một bình diện chung nhất thìnhững người này đã có thu nhập và cũng có khả năng tạo ra thu nhập để thực hiệnnghĩa vụ của mình
Xác định trách nhiệm chính thuộc về người gây thiệt hại (từ đủ 18 tuổi) cónghĩa là dù người gây thiệt hại bị rơi vào tình trạng tài sản như thế nào đi nữa thì cũngkhông thể loại trừ được nghĩa vụ của mình Có rất nhiều trường hợp sau khi gây rathiệt hại và phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì người gây ra thiệt hại lại không có
28 ngoai-hop-dong-4966/
Trang 28http://tailieu.tv/tai-lieu/de-tai-nang-luc-chiu-trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-cua-ca-nhan-do-gay-thiet-hai-tài sản để thực hiện nghĩa vụ của mình, nhưng đây là trách nhiệm của họ nên khôngthể chuyển giao cho người khác và người khác cũng không có nghĩa vụ phải thực hiệnthay cho họ (trừ trường hợp người nhà của họ hoặc có người khác tự nguyện thay họthực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại) Do vậy, nếu người gây thiệt hại tại thờiđiểm hiện tại không có khả năng về tài sản để thực thi nghĩa vụ của mình thì nghĩa vụnày sẽ phải tiếp tục thực hiện sau khi họ có tài sản Nhưng một vấn đề được đặt ra lànguyên tắc của bồi thường thiệt hại là phải bồi thường kịp thời và toàn bộ, mục đíchcủa nguyên tắc này là nhằm bảo đảm quyền lợi cho người bị thiệt hại, là nhằm làm sao
để khắc phục một cách nhanh chóng và kịp thời thiệt hại đã xảy ra Vậy nếu người gây
ra thiệt hại không có đủ khả năng tài chính để bồi thường thì nguyên tắc này cũng khó
mà thực hiện được Và nếu như tình trạng này của người gây thiệt hại cứ kéo dài mãithì đâu là giải pháp tốt nhất để đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại Khi quyếtđịnh trách nhiệm bồi thường đối với trường hợp này nên chăng hãy động viên ngườithân của những người này thay họ đứng ra thực hiện trách nhiệm bồi thường và sự bồithường này phải dựa trên tinh thần tự nguyện của họ, cơ quan có thẩm quyền khôngđược ép buộc người thân của người gây thiệt hại phải bồi thường vì đây không phải làtrách nhiệm của họ
2.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của người được giám hộ
Giám hộ là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong đời sống xã hội Bộ luật dân
sự 2005 của nước ta quy định khá đầy đủ và chi tiết về đối tượng được giám hộ, ngườigiám hộ, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ Song một nghĩa vụ quan trọng củangười giám hộ là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản do hành vi trái pháp luậtcủa người được giám hộ gây ra lại không được quy định trong phần này Có phải trongmọi trường hợp người giám hộ cũng đều có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản
do người mà mình giám hộ gây ra không? Và cách thức bồi thường như thế nào?
Bộ luật dân sự 2005 quy định “Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi
là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc
và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ) 29 ” Như vậy, giám hộ là
một hình thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên và ngườimất năng lực hành vi dân sự Người giám hộ phải đáp ứng đủ những điều kiện nhấtđịnh và phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo luật định để bảo vệ quyền lợi chongười được giám hộ, đồng thời họ cũng có thể phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về
29 Khoản 1 Điều 58 Bộ luật dân sự 2005.
Trang 29tài sản trong khi thực hiện việc giám hộ của mình trong đó có trách nhiệm bồi thườngthiệt hại do hành vi trái pháp luật của người mà mình giám hộ gây ra cho người khác.
2.2.1 Trường hợp người được giám hộ là người chưa thành niên gây thiệt hại
Theo quy định của pháp luật thì “Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu” 30 thì cần có người giám hộ Vì vậy, với người chưa thành niên vẫn còn cha,
mẹ và cha, mẹ của họ không rơi vào các trường hợp nêu trên thì đương nhiên họ là đạidiện của con họ và thiệt hại do người chưa thành niên gây ra họ sẽ và phải bồi thườngcòn cách thức bồi thường thì như đã phân tích ở mục 2.1.1
Trong trường hợp cha mẹ của người chưa thành niên rơi vào các trường hợpnêu ở điểm a khoản 2 Điều 58 Bộ luật dân sự 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại
sẽ được thực hiện như sau:
Trước hết là trách nhiệm của anh cả, chị cả đã thành niên đủ điều kiện để làmngười giám hộ Nếu anh cả, chị cả không đủ điều kiện để làm người giám hộ thì ngườitiếp theo đã thành niên phải làm người giám hộ Trong trường hợp không có anh, chịhoặc anh, chị không đủ điều kiện để làm người giám hộ thì ông, bà nội, ông, bà ngoại
là người giám hộ Nếu những người nêu trên không có hoặc không đủ điều kiện để làmngười giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ Tất cả những người nêu trên
là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên Và nếu không có người làmgiám hộ đương nhiên thì sẽ phải cử giám hộ
Tuy nhiên, dù là giám hộ đương nhiên hay là giám hộ cử thì đều có quyền dùngtài sản riêng của người được giám hộ để bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luậtcủa người được giám hộ gây ra, chỉ trong trường hợp người được giám hộ không có tàisản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải lấy tài sản của mình
để bồi thường Cho phép người giám hộ được sử dụng tài sản của người được giám hộ
để bồi thường nếu người được giám hộ gây ra thiệt hại phải chăng là nhằm khuyếnkhích hoạt động giám hộ, đặc biệt là đối với giám hộ cử Và việc quy định cho ngườigiám hộ trước tiên được sử dụng tài sản của người được giám hộ để bồi thường là mộtđiểm khác biệt so với bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây
ra mà còn cha mẹ, trường hợp này trách nhiệm đầu tiên và trách nhiệm chính là thuộc
về cha, mẹ của người chưa thành niên dưới 15 tuổi
30 Điểm a Khoản 2 Điều 58 Bộ luật dân sự 2005.
Trang 30Bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên được giám hộ gây ra lại gầngiống với trường hợp người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gâythiệt hại nhưng khác một điểm là trong trường hợp người được giám hộ gây thiệt hạithì trách nhiệm thuộc về người giám hộ còn người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đếnchưa đủ 18 tuổi mà gây thiệt hại thì trách nhiệm chính đầu tiên thuộc về họ, sau đó nếu
họ không đủ tài sản để bồi thường thì mới lấy tài sản của cha, mẹ họ
Như vậy, giả sử người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi màđang được giám hộ gây thiệt hại thì trách nhiệm chính thuộc về ai? Điều 606 khoản 3
Bộ luật dân sự 2005 quy định chung cho người chưa thành niên đang được giám hộgây thiệt hại cho người khác mà không có sự phân biệt độ tuổi như trường hợp ngườichưa thành niên gây thiệt hại mà còn cha mẹ Theo điều luật này thì trách nhiệm thuộc
về người được giám hộ chỉ khác chỗ là đầu tiên họ được lấy tài sản của người gây thiệthại để bồi thường nhưng nếu người này không có tài sản hoặc tài sản không đủ để bồithường thì trách nhiệm lại thuộc về họ Có gì đó không được thỏa đáng trong trườnghợp bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổigây ra khi người này ở vào hai địa vị khác nhau: một là còn cha, mẹ, hai là họ đangđược người khác giám hộ
Một điểm khác biệt nữa khi quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại dongười chưa thành niên gây ra mà người gây thiệt hại còn cha, mẹ và người gây thiệthại đang là người được giám hộ đó là: người giám hộ có thể giải trừ trách nhiệm của
mình bằng cách chứng minh mình không có lỗi trong việc giám hộ “nếu người giám
hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình ra để bồi thường” 31 vậy trong trường hợp này trách nhiệm bồi thường sẽthuộc về ai? Người được giám hộ sẽ phải tiếp tục bồi thường khi có tài sản hay không?Điều này pháp luật không có quy định cho nên phải áp dụng nguyên tắc chung là: Nếungười được giám hộ là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì trách nhiệm bồithường thuộc về người được giám hộ; nếu người được giám hộ là người dưới 15 tuổithì không ai phải bồi thường, vì vậy người bị thiệt hại phải chịu rủi ro
Ngược lại việc chứng mình rằng mình không có lỗi không đặt ra đối với cha,
mẹ của người chưa thành niên gây thiệt hại, trong mọi trường hợp họ không thể loạitrừ được trách nhiệm bồi thường của mình nếu con của họ không có tài sản hoặckhông đủ tài sản để bồi thường thiệt hại đã gây ra
2.2.2 Trường hợp người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân
sự gây thiệt hại
31 Khoản 3 Điều 606 Bộ luật dân sự 2005.
Trang 31Mất năng lực hành vi dân sự là “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định” 32 Theo quy định củađiểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 58 của Bộ luật dân sự 2005, thì người mất năng lựchành vi dân sự là người cần phải có người giám hộ, người giám hộ sẽ là người đại diệncho họ trong các giao dịch dân sự Người mất năng lực hành vi dân sự có thể là bất kỳ
ai và ở bất kỳ độ tuổi nào, do vậy mà tuỳ từng trường hợp khác nhau mà việc quy địnhbồi thường thiệt hại do người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự gây
ra cũng khác nhau Và việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mấtnăng lực hành vi dân sự gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam được quy định nhưsau:
Nếu người mất năng lực hành vi dân sự là người chưa thành niên mà còn cha,
mẹ thì cha, mẹ chính là người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự, họ cótrách nhiệm phải chăm sóc và quản lý người mất năng lực hành vi dân sự Trong quátrình chăm sóc và quản lý người mất năng lực hành vi dân sự mà để những người nàygây thiệt hại về tài sản cho người khác thì họ phải có trách nhiệm bồi thường bằng tàisản của mình Vì là cha, mẹ của người mất năng lực hành vi dân sự nên trách nhiệmbồi thường trong trường hợp này được tiến hành như trường hợp người chưa thànhniên gây thiệt hại mà còn cha, mẹ Ngoài ra, trong thực tế còn có một số trường hợpphổ biến như sau:
- Trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự đã có vợ (hoặc có chồng) thìngười vợ (hoặc chồng) có đủ điều kiện sẽ phải làm người giám hộ (khoản 1 Điều 62
Bộ luật dân sự 2005) Ở trong trường hợp này, người giám hộ được lấy tài sản củangười được giám hộ để thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại Nếu như tài sảnhiện có của người được giám hộ không đủ để bồi thường thì phải phân định tài sảnchung của vợ chồng sau đó mới xác định trách nhiệm bồi thường Sau khi phân địnhtài sản chung rồi mà tài sản của người được giám hộ vẫn không đủ để bồi thường thìngười giám hộ mới phải lấy tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ bồi thường phầncòn thiếu
- Trường hợp cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người bịmất năng lực hành vi dân sự nhưng người kia không đủ điều kiện để làm người giám
hộ thì người con cả phải là người giám hộ nếu người con cả không đủ điều kiện để làmgiám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện là người giám hộ Nếu cha, mẹ mà gâythiệt hại cho người khác thì người con đang giám hộ cha, mẹ sẽ lấy chính tài sản của
32 Khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự 2005.