CHƯƠNG IVNGHIỆP VỤ CHO VAY NHTM Nội dung và yêu cầu Nội dung Tổng quan về hoạt động cho vay của NHTM Nguyên tắc điều kiện Phương thức Xác định hạn mức tiền vay Yêu cầu Giúp hiểu biết tổ
Trang 1CHƯƠNG IV
NGHIỆP VỤ CHO VAY
NHTM
Nội dung và yêu cầu
Nội dung Tổng quan về hoạt động cho vay của NHTM Nguyên tắc
điều kiện
Phương thức Xác định hạn mức tiền vay Yêu cầu
Giúp hiểu biết tổng quan về hoạt động cho vay, các yêu cầu trong quá trình thực hiện cho vay, xác định nhu cầu vốn tín dụng cho KH đề nghị vay vốn
I Tổng quan về nghiệp vụ cho vay của NHTM
1 Khái niệm
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo
đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao
cho KH một khoản tiền để sử dụng vào
mục đích xác định trong một thời gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc
có hoàn trả cả gốc và lãi (luật các TCTD)
2 Pháp lý về cho vay
Quyêt định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của NHNN Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của TCTD đối với KH ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của NHNN
Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN Về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 1 của Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 của NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của TCTD đối với KH ban hành theo Quyết
định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của NHNN
Luật các TCTD số 47/2010/QH12 , đã được Quốc hội khóa XII,
kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16/6/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011
Những nhu cầu vốn không được cho vay: NHTMCP
không được cho vay các nhu cầu vốn sau đây:
Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài
sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển
đổi;
Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch
mà pháp luật cấm;
Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà
pháp luật cấm
Thời hạn cho vay: NHTM và KH căn cứ vào chu kỳ sản
xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của KH và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay Đối với các tổ chức Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với
cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam
Trang 25 Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay:
Mức lãi suất cho vay do NHTM và KH thoả thuận
phù hợp với quy định của NHNN
Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn
do NHTM ấn định và thoả thuận với KH trong hợp
đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất
cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký
kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng
Mức cho vay:
NHTM căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của KH, khả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay Đồng thời chấp hành đúng quy định về các hạn chế để đảm bảo an toàn trong HĐTD
NHTMCP và KH thỏa thuận về việc trả nợ gốc và
lãi vốn vay như sau:
Các kỳ hạn trả nợ gốc;
Các kỳ hạn trả lãi vay cùng với kỳ hạn trả nợ gốc
hoặc theo kỳ hạn riêng;
Đồng tiền trả nợ và việc bảo toàn giá trị nợ gốc bằng
các hình thức thích hợp, phù hợp với quy định của
pháp luật
- Phương thức trả giảm dần
- Phương thức trả cố định
- Phương thức trả tăng dần
1.Cho vay từng lần
Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn KH và NHTMCP thực
hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
Đặc điểm của loại cho vay này là KH vay món nào thì phải
làm hồ sơ vay món đó Cách thức phát tiền và thu lãi, thu nợ
được thực hiện như sau:
KH vay không thường xuyên.
KH vay thường xuyên nhưng chưa được NH tín nhiệm.
Thường áp dụng cho các khoản vay dài hạn hoặc cho vay các
dự án.
Thường yêu cầu KH phải có đảm bảo tín dụng.
1.Cho vay từng lần
Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn VCSH tham gia -nguồn vốn khác tham gia
Phát tiền vay: Dựa vào HĐTD, NH phát dần tiền vay theo yêu cầu của khách hàng, khi phát tiền vay, khoản tiền đó được ghi có vào tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc chuyển trả thẳng cho nhà cung cấp và ghi
nợ vào tài khoản tiền vay
Trang 32.Cho vay theo hạn mức
Cho vay theo hạn mức tín dụng: NHTM và KH xác
định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì
trong một khoảng thời gian nhất định
Đặc điểm: NH tiến hành phân tích tín dụng và nếu
đồng ý cho vay, 2 bên sẽ tiến hành ký kết HĐTD,
trong đó NH sẽ xác định HMTD cho khách hàng
HMTD là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong 1
thời hạn nhất định mà NH và khách hàng đã thỏa
thuận trong HĐTD
2.Cho vay theo hạn mức
Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và được NH tín nhiệm
Phát tiền vay: NH sẽ căn cứ vào chứng từ thanh toán của KH để cho vay bằng cách ghi nợ vào tài khoản cho vay và ghi có vào tài khoản tiền gửi hoặc chuyển trả thẳng cho nhà cung cấp
2.Cho vay theo hạn mức
Thu nợ: Toàn bộ tiền thu bán hàng, tiền thu
dịch vụ của khách hàng được dùng ưu tiên
để trả nợ vay, khi đó về mặt kế toán NH ghi
có vào tài khoản cho vay và gi1m dư nợ của
KH
Cuối mỗi tháng NH sẽ tính lãi theo phương
pháp tích số KH trả lãi theo hàng tháng.
2.Cho vay theo hạn mức
Xác định hạn mức tín dụng: Hạn mức tín dụng là giới hạn dư nợ cao nhất mà doanh nghiệp được sử dụng trong kỳ.
Hạn mức tín dụng được xác định dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc dựa vào lưu chuyển tiền tệ kế hoạch,…
2.Cho vay theo hạn mức
Cách 1: Xác định hạn mức tín dụng dựa vào kế hoạch sản xuất kinh
doanh
Hạn mức tín dụng= Nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho sản xuất
kinh doanh trong kỳ - Vốn LĐ ròng - Vốn chủ sở hữu (theo %
quy định) - Vốn xem như tự có (số dư các Quỹ) - Vốn khác (nếu
có)
Trong đó:
- Vốn LĐ ròng = TS ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
- Nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho sản xuất kinh doanh trong
kỳ = Tổng chi phí cần thiết cho sản xuất kinh doanh trong kỳ /
Vòng quay vốn lưu động
2.Cho vay theo hạn mức
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / Tài sản lưu động bình quân (hoặc cuối kỳ)
Tài sản lưu động bình quân = (Tài sản lưu động đầu kỳ + Tài sản lưu động cuối kỳ) / 2
Cách 2: Nhu cầu vốn lưu động còn được tính bằng cách:
Nhu cầu vốn lưu động = Giá trị tài sản lưu động
-Nợ ngắn hạn phi NH -Nợ ngắn hạn có thể sử dụng
Trang 4Ví dụ: Kế hoạch tài chính của khách hàng được
cho ở bảng sau
Tài sản Số
tiề n
Nợ và vốn chủ sở hữu Số
tiề n
Tài sản lưu động 4000 Nợ phải trả 5300
Tiền mặt và tiền gửi ngân
hàng
500 Nợ ngắn hạn 4100
CK ngắn hạn Phải trả người bán 900
Khoản phải thu 700 Phải trả công nhân viên 700
Hàng tồn kho 2500 Phải trả khác 100
Tài sản lưu động khác 300 Vay ngắn hạn ngân
hàng
2400 Tài sản cố định ròng 3000 Nợ dài hạn 1200
Đầu tư tài chính dài hạn 500 Vốn chủ sở hữu 2200
Tổng cộng tài sản 7500 Tổng cộng nợ và vốn
csh
7500
Vốn chủ sở hữu tham gia 30% trên chênh lệch TSLĐ và nợ ngắn hạn phi ngân hàng
1 Giá trị tài sản lưu động 4000
2 Nợ ngắn hạn phi ngân hàng (900+700+100)
1700
3 Mức chênh lệch [(1) – (2)] 2300
4 Vốn chủ sở hữu tham gia[(3) x tỷ lệ tham gia (30%)]
690
5 Mức cho vay tối đa của ngân hàng [(3) – (4)]
1610
2.Cho vay theo hạn mức
Cách 3: Hạn mức tín dụng xác định dựa vào lưu
chuyển tiền tệ kế hoạch: Căn cứ vào dự toán dòng
tiền trong kỳ kế hoạch để xác định trạng thái ngân
quỹ của DN (trên cơ sở tính toán chênh lệch giữa
dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra, kết hợp với
các yếu tố tiền đầu kỳ, định mức tiền trong kỳ) từ
đó xác định mức tăng/giảm nợ vay và hạn mức tín
dụng
2.Cho vay theo hạn mức
VD: Xác định HMTD ( ĐVT: trăm triệu đồng)
STT Danh mục 31/3/09 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6
1 Tiền đầu kỳ 3 3 5 4
2 LCTT ròng -5 -6 5
3 Thặng dư (thâm
hụt) (1+2) -2 -1 9
4 Số dư tiền tối
5 Vay nợ ngắn hạn ( 3+4) 7 5
6 Trả nợ ngắn hạn 0 6
7 Tiền cuối kỳ (3+5-6) 5 4 3
8 Dư nợ vay 7 12 6
9 Kế hoạch
10 +Giải ngân
+ Thu nợ
11 HMTD (cao 12
2.Cho vay theo hạn mức
Ngoài ra hạn mức tín dụng còn được xác định dựa vào mức dự trữ tối đa của hàng hóa:
Bước 1: Xác định dự trữ hợp lý cao nhất trong kỳ (hoặc cuối kỳ) trước Dựa trên dự trữ thực tế cao nhất kỳ trước và loại trừ dự trữ bất hợp lý
Dự trữ cao Dự trữ Hàng kém phẩm chất, chậm nhất hợp lý = thực tế - luân chuyển, hàng không thuộc
kỳ trước cao nhất đối tượng cho vay của NH
Trang 52.Cho vay theo hạn mức
Bước 2: Xác định dự trữ cao nhất hợp lý kỳ này
Dự trữ cao Tăng (- giảm) Tăng (- giảm) dựa trữ
= nhất hợp lý + dự trữ do giá hàng + do kế hoạch tăng (giảm)
kỳ trước hoá tăng (giảm) sản lượng tiêu thụ
Bước 3: Xác định hạn mức tín dụng cao nhất trong kỳ
= Dự trữ cao nhất - Vốn chủ sở hữu - Các nguồn khác
hợp lý kỳ này tham gia dự trữ tham gia dự trữ
3 Cho vay luân chuyển
Đối tượng cho vay:Như cho vay theo HMTD Tuy nhiên:
Trong cho vay luân chuyển, NH sẽ không qui định thời hạn trả nợ mà chỉ yêu cầu đơn vị vay vốn phải thực hiện đúng vòng quay vốn tín dụng (VTD) mà họ đã cam kết
Nếu đơn vị vay và trả nợ một cách bình thường, VTD sẽ được thực hiện, chứng tỏ đơn vị vay vốn tốt, có hiệu quả
Ngược lại, nếu DN vay vốn không thực hiện đúng VTD thì hoặc là họ đã sử dụng vốn không có hiệu quả hoặc là
họ không tích cực trả nợ
3 Cho vay luân chuyển
Do đó, để ngăn chặn tình trạng này khi kết thúc
quý hiện hành về phía NH sẽ tính VTD thực tế, nếu
nhỏ hơn VTD theo hợp đồng thì coi như DN đã trả
nợ không đúng hạn và do đó sẽ chịu tiền phạt.
VTD thực tế = Doanh số trả nợ trong kỳ
Mức dư nợ bình quân kỳ Trong đó, mức dư nợ bình quân kỳ = Tổng
số dư nợ trong kỳ/Số ngày trong kỳ
Xác định vòng quay vốn tín dụng (VTD)
Mức lãi phạt
Mức dư
nợ bình x quân
VTDtt- N
VTDkh
xLS quá hạn - Ls cho vay
30
X VTDtt
Trong đó: N là số ngày trong kỳ (90, 180, 360) VTDtt: Vòng quay vốn TD thực tế
VTDkh: Vòng quay vốn TD kế hoạch
3.Cho vay theo dự án đầu tư
NHTM cho KH vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời
sống.
Để thực hiện cho vay, NHTM phải thực hiện thẩm định dự án đầu
tư:
Phân tích nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào cho dự án
Phân tích năng lực vận hành, khai thác dự án
Phân tích về phương diện tổ chức và quản trị nhân lực của dự án
Phân tích về phương diện tài chính và tính hiệu quả của dự án
3.Cho vay theo dự án đầu tư
Trong thẩm định tổng mức đầu tư và các chỉ tiêu tài chính của dự
án, thực hiện:
Thẩm định tổng mức vốn đầu tư cho dự án Thẩm định nguồn vốn và sự đảm bảo nguồn vốn tài trợ cho dự án Thẩm định về chi phí, doanh thu và lợi nhuận hàng năm của dự án Thẩm định tính hiệu quả của dự án: NPV, IRR, TG hoàn vốn,…
Xác định mức tín dụng và thời hạn tín dụng:
Nhu cầu vốn = Tổng nhu cầu - Vốn của - Các nguồn khác Tín dụng NH vốn đầu tư Chủ ĐT tham gia tài trợ
Trang 64.Cho vay hợp vốn
Một nhóm NHTMCP cùng cho vay đối với một dự án
vay vốn hoặc phương án vay vốn của KH; trong đó,
có một NHTMCP làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với
các NHTMCP khác Việc cho vay hợp vốn thực hiện
theo quy định và Quy chế đồng tài trợ do Thống đốc
NHNN ban hành
Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng ban
hành kèm theo Quyết định số 286/2002/QĐ-NHNN
ngày 3/4/2002 và QĐ số 886/2003/QĐ-NHNN ngày
11/08/2008, sửa đổi, bổ sung QD9286
4.Cho vay hợp vốn Trường hợp áp dụng đồng tài trợ:
Nhu cầu xin cấp tín dụng để thực hiện dự án của bên nhận tài trợ vượt giới hạn cho vay hoặc bảo lãnh của TCTD theo quy định hiện hành;
Khả năng tài chính và nguồn vốn của một TCTD không đáp ứng được nhu cầu cấp tín dụng của dự án;
Nhu cầu phân tán rủi ro của TCTD;
Bên nhận tài trợ có nhu cầu huy động vốn từ nhiều TCTD khác nhau
4.Cho vay hợp vốn
Nguyên tắc tổ chức việc đồng tài trợ:
Các thành viên tự nguyên tham gia và phối hợp với
nhau để thực hiện đồng tài trợ
Các thành viên thống nhất lựa chọn tổ chức đầu mối,
thành viên đầu mối cấp tín dụng, thành viên đầu mối
thanh toán để thực hiện đồng tài trợ
Hình thức cấp tín dụng và phương thức giao dịch
giữa các bên tham gia đồng tài trợ với bên nhận tài
trợ phải được các thành viên thoả thuận thống nhất
ghi trong hợp đồng tài trợ
4.Cho vay hợp vốn Nguyên tắc thực hiện đồng tài trợ:
Phải thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Phải thoả thuận thống nhất phương thức thẩm định dự án, có thể thành lập Hội đồng thẩm định hoặc không thành lập Hội đồng thẩm định nhưng phải đảm bảo sự thống nhất giữa các thành viên về tính khả thi của dự án, tạo điều kiện thực hiện cấp tín dụng dụng thuận lợi và đúng quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của bên đồng tài trợ và bên nhận tài trợ được thực hiện tương ứng với từng hình thức cấp tín dụng.
Bên đồng tài trợ phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn tài trợ cho dự án.
5.Cho vay trả góp
Cho vay trả góp: Khi vay vốn, NHTM và KH xác
định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với
số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn
trong thời hạn cho vay
Cho vay có tài sản đảm bảo và chứng minh thu
nhập
Thường áp dụng cho vay mua nhà, xe,… với hạn
mức 70-80% giá trị tài sản
Tính lãi theo số dư giảm dần/theo số dư nợ gốc ban
đầu
5.Cho vay trả góp
Ngân hàng và khách hàng vay vốn thỏa thuận mức cho vay, thời hạn vay vốn, lãi suất cho vay và số kỳ hạn trả góp để xác định một mức trả góp trong suốt thời hạn vay trả.
Trong cho vay trả góp có thể áp dụng một trong hai cách tính lãi.
- Cách 1: Trả góp, tiền lãi được tính theo số dư ban đầu.
Ví dụ: Khoản tín dụng trị giá 120.000.000 đồng, với thời hạn cho vay 12 tháng và lãi suất 1%/ tháng, trả góp mỗi tháng một lần vào cuối kỳ.
Trang 75.Cho vay trả góp
- Cách 2: Trả góp, tiền lãi tính theo số dư giảm dần.
Ví dụ: Khoản tín dụng trị giá 120.000.000 đồng, với
thời hạn cho vay 12 tháng và lãi suất 1%/ tháng, trả góp
mỗi tháng một lần
6.Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: NHTM cam kết đảm bảo sẵn sàng cho KH vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định NHTM và KH thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng
Thời gian cho vay: ngắn, trung, dài hạn
Mức cho vay (hạn mức tín dụng dự phòng): thỏa thuận, khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn vay ngăn hạn và 20% tổng nhu cầu vốn vay trung dài hạn
6.Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
Lãi suất: cố định và thả nổi
Phí: phí cam kết dù có hoặc không sử dụng hạn mức tín
dụng dự phòng
Bảo đảm tiền vay: có/không có đảm bảo bằng tài sản
hoặc bảo lãnh của bên thứ ba
Giải ngân: một lần, nhiều lần
Trả nợ gốc và lãi vốn vay: Trả nợ gốc một lần hoặc
nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳ theo thỏa
thuận
Trả trước hạn: lãi tính trả từ ngày vay đến ngày trả nợ
Số phí trả trước hạn quy định ghi trong thỏa thuận hợp
đồng
6.Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
Hạn mức tín dụng dự phòng thường được áp dụng trong trường hợp KH muốn đảm bảo đầy đủ số vốn đầu tư cho dự
án do mức vốn đầu tư cho dự án có khả năng tăng lên hoặc mức vốn tự có của KH tham gia vào dự án không đủ so với
dự kiến ban đầu hoặc KH phải thanh toán các nghĩa vụ tài chính trong thời gian tới mà không dự kiến chính xác được
Với những dự án cần đảm bảo đủ vốn đầu tư để thực hiện
và có khả năng tăng lên so với mức dự kiến ban đầu Điều này có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và uy tín doanh nghiệp KH cần vay theo hạn mức tín dụng dự phòng thực hiện dự án của mình một cách tốt nhất
7.Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ
tín dụng
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ
tín dụng: NHTM chấp thuận cho KH được sử dụng số
vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán
tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút
tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của
NHTM Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín
dụng, NHTM và KH phải tuân theo các quy định của
Chính phủ và NHNN về phát hành và sử dụng thẻ tín
dụng
Thẻ tín dụng cá nhân, Thẻ tín dụng doanh nghiệp
8.Cho vay theo hạn mức thấu chi
Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà NHTM thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho KH chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của KH phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
Đáp ứng nhanh nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt trong ngắn hạn với thủ tục nhanh chóng Khách hàng sử dụng vốn vay như tiền gửi sẵn có trên tài khoản Không phải xuất trình chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay
Hình thức bảo đảm nợ vay: NH và khách hàng thỏa thuận
Thường áp dụng cho KH có quan hệ tiền gửi thường xuyên
và hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả
Trang 88.Cho vay theo hạn mức thấu chi
Ví dụ: Tài khoản thanh toán của Công ty A có số dư các tháng
của năm 2012 như sau:
+ Tháng 1: 300.000.000 + Tháng 7: 440.000.000
+ Tháng 2: 360.000.000 + Tháng 8: 500.000.000
+ Tháng 3: 320.000.000 + Tháng 9: 420.000.000
+ Tháng 4: 400.000.000 + Tháng 10: 360.000.000
+ Tháng 5: 380.000.000 + Tháng 11: 450.000.000
+ Tháng 6: 370.000.000 + Tháng 12: 500.000.000
Số dư bình quân năm 2012 = 400.000.000, tỷ lệ HMTC thoả
thuận là 20%.
8.Cho vay theo hạn mức thấu chi
Ví dụ: Số dư tài khoản (TK) thanh toán của CTy A ngày 19/4 là 300.000.000 Đồng thời trong ngày phát sinh nhu cầu thanh toán tiền hàng hoá trị giá 350.000.000đ, thì CTy A được quyền chi trả từ TK 350.000.000đ Lúc này TK CTy A sẽ có số dư bên nợ 50.000.000 đ Cuối tháng căn cứ vào số dư hàng ngày của TK này, NH sẽ tính lãi tiền gửi (của những ngày
TK có số dư có) và lãi cho vay (cho những ngày TK có
số dư nợ) rồi bù trừ cho nhau, nếu lãi tiền gửi lớn hơn lãi tiền vay, NH phải trả lãi cho khách hàng bằng cách ghi có vào TK số chênh lệch
8.Cho vay theo hạn mức thấu chi
Ngược lại, nếu lãi tiền vay lớn hơn lãi suât
tiền gửi, thì khách hàng phải trả lãi cho NH
NH thu lãi bằng cách ghi nợ vào TK tiền gửi
khách hàng số chênh lệch
Cho vay theo hạn mức thấu chi, tuy là loại
hình tín dụng cổ điển, nhưng có ưu điểm là
giảm bớt nhiều thủ tục vay vốn rườm ra,
tiết kiệm được nhiều chi phí cho cả NH lẫn
khách hàng vay vốn